Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu định lượng cacbon trong đất rừng ngập mặn trồng tại xã đông hưng, huy...

Tài liệu Nghiên cứu định lượng cacbon trong đất rừng ngập mặn trồng tại xã đông hưng, huyện tiên lãng, thành phố hải phòng

.PDF
11
192
128

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA MÔI TRƯỜNG VŨ KHẮC TIỆP ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CACBON TRONG ĐẤT RỪNG NGẬP MẶN TRỒNG TẠI XÃ ĐÔNG HƯNG, HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG \ HÀ NỘI, 2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA MÔI TRƯỜNG VŨ KHẮC TIỆP ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CACBON TRONG ĐẤT RỪNG NGẬP MẶN TRỒNG TẠI XÃ ĐÔNG HƯNG, HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường Mã ngành: 52510406 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh HÀ NỘI, 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh. Các số liệu, kết quả đưa ra trong đồ án này là trung thực và hoàn toàn mới. Mọi tài liệu tham khảo trong đồ án này đều được trích dẫn dõ dàng tên tác giả, tên công trình, thời gian và địa điểm công bố. Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2015 Sinh viên Vũ Khắc Tiệp LỜI CẢM ƠN Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội nói chung và các thầy, cô giáo trong Khoa Môi Trường nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong thời gian học tập tại trường. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, là người trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình làm bài khóa luận này. Cô đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và truyền đạt kinh nghiệm cho em để em hoàn thành bài khóa luận. Trong thời gian làm việc với cô, em không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc, sắp xếp thời gian làm việc hiệu quả, đây là những điều rất cần thiết cho em trong quá trình học tập và công tác sau này. Sau cùng em xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên, đóng góp ý kiến và giúp đỡ trong quá trình học tập, nghiên cứu phân tích để hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Do thời gian và kinh nghiệm bản thân mình còn hạn chế nên không thể tránh được những thiếu sót, kính mong Quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để đồ án được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2015 Sinh viên Vũ Khắc Tiệp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CO2 : Cacbon điôxit RNM : Rừng ngập mặn HST : Hệ sinh thái HST RNM : Hệ sinh thái rừng ngập mặn IPCC : Uỷ ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu CIFOR : Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế REDD : Giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính do mất rừng và suy thoái rừng tại các nước đang phát thải REDD+ : Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng, và vai trò của bảo tồn, quản lý rừng bền vững và nâng cao trữ lượng cacbon rừng ở các nước đang phát triển R13T : Rừng 13 tuổi R11T : Rừng 11tuổi R10T : Rừng 10 tuổi KR : Không rừng Cs : Cộng sự DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Hàm lượng cacbon trong đất của một số loại RNM ở các độ sâu khác nhau tại miền Nam Thái Lan .................................................................. 7 Bảng 1.2: Hàm lượng cacbon trong đất RNM ở Cà Mau và Cần Giờ ............. 9 Bảng 2.1: Diễn biến thời tiết khí hậu từ tháng 6 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015 tại khu vực nghiên cứu ........................................................................ 13 Bảng 2.2: Diện tích RNM đã trồng tại tỉnh Hải Phòng do tổ chức ACMAMG tài trợ (ha) .................................................................................................... 18 Bảng 3.1: Hàm lượng cacbon (%) ở các độ sâu khác nhau của đất ............... 30 Bảng 3.2: Hàm lượng cacbon tích lũy ở các độ sâu khác nhau của đất ......... 28 Bảng 3.3: So sánh hàm lượng cacbon tích lũy trong đất từ 0 - 100 cm ở các loại rừng trồng ............................................................................................ 322 Bảng 3.4: Sự thay đổi hàm lượng cacnbon trong đất của rừng bần chua (Sonneratia caseolaris) ................................................................................ 32 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Rừng trồng bần chua (Sonneratia caseolaris) ở khu vực nghiên cứu11 Hình 2.2: Khu vực nghiên cứu..................................................................... 12 Hình 2.3: Bố trí vị trí lấy mẫu ...................................................................... 20 Hình 3.1: Hàm lượng cacbon (%) ở các độ sâu khác nhau của đất………….29 Hình 3.2: Tổng hàm lượng cacbon (tấn/ha) tích lũy ở các độ sâu từ 0 – 100cm của các tuổi rừng .......................................................................................... 30 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 3 3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................ 4 1.1. Hiện trạng và xu thế biến đổi hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Việt Nam. ............... 4 1.2. Nghiên cứu sự tích lũy cacbon trong đất rừng ngập mặn ......................... 4 1.2.1. Trên thế giới ......................................................................................... 5 1.2.2. Ở Việt Nam…………………………………………………………….8 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 11 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 11 2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 12 2.2.1. Địa điểm ............................................................................................. 12 2.2.2. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu .............................................. 12 2.2.3. Thổ nhưỡng ........................................................................................ 17 2.2.4. Đặc điểm rừng trồng ............................................................................ 18 2.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 19 2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 20 2.4.1. Phương pháp tổng hợp và kế thừa....................................................... 20 2.4.2. Cách bố trí thí nghiệm ........................................................................ 20 2.4.3. Phương pháp định lượng cacbon trong đất .......................................... 21 2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................... 25 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 26 3.1. Sự tích lũy cacbon trong đất rừng .......................................................... 26 3.1.1. Hàm lượng cacbon (%) trong đất rừng................................................ 26 3.1.2. Lượng cacbon (tấn/ha) tích lũy trong đất trồng ở các độ tuổi khác nhau .....31 3.2. Đánh giá khả năng tạo bể chứa cacbon trong đất của rừng bần chua (Sonneratia caseolaris) ................................................................................. 33 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 38 PHỤ LỤC..................................................................................................... 38 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với đường bờ biển dài 3260 km tính trên phần lãnh thổ, Việt Nam có diện tích rừng ngập mặn lớn, đứng thứ 2 trên thế giới sau rừng ngập mặn ở cửa sông Amazon ở Nam Mỹ. Rừng ngập mặn (RNM) được đánh giá như là bức tường xanh vững chắc bảo vệ bờ biển, đê biển, hạn chế xói lở và các tác hại của bão, lũ. Do vậy, rừng ngập mặn đóng một vai trò quan trọng đối với cuộc sống của hàng triệu người dân ven biển Việt Nam. Tuy nhiên, dưới sức ép của việc phát triển đô thị, công nghiệp và dân sinh, hơn 50% diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam mất đi vì những nguyên nhân do con người gây ra. Rừng ngập mặn đã bị khai thác quá mức hoặc chuyển sang nhiều dạng sử dụng đất khác trong đó có nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản,… Điển hình là do phá rừng để nuôi tôm nên rừng ngập mặn của Việt Nam trước đây có 400.000 ha, hiện nay chỉ còn lại trên 175.000 ha (dẫn theo Trịnh Thị Thanh Hà, 2014) [2]. Sự suy giảm nghiêm trọng về diện tích rừng ngập mặn chính là nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng lượng khí CO2 trong khí quyển và sự biến đổi khí hậu. Hằng năm, nước ta phải hứng chịu các cơn bão có sức gió ngày càng tăng cao, đồng thời phải hứng chịu các đợt nắng nóng, khô hạn kéo dài gây ra những tổn thất nghiêm trọng về môi trường sinh thái và Kinh tế - Xã hội của chúng ta. Nhằm đưa ra giải pháp bảo vệ môi trường, góp phần giảm nhẹ khí thải nhà kính, ngày 05 tháng 9 năm 2012 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định 1216/QĐ-TTg “Phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Để ngăn chặn biến đổi khí hậu và hạn chế sự gia tăng của khí nhà kính đối với Việt Nam, chúng ta cũng đã tham gia chương trình REDD và REDD+. 1 + REDD (Reducing Emission from Deforestation and Degradation in developing countries: Giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính do mất rừng và suy thoái rừng tại các nước đang phát triển). + REDD+ chính là REDD được bổ sung thêm 3 nội dung, đó là: bảo tồn, tăng đa dạng sinh học; tăng cường cacbon dự trữ từ rừng và quản lý bền vững rừng. Chương trình REDD và REDD+ hoạt động theo cơ chế làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu thông qua việc chi trả cho các nước đang phát triển để chấm dứt tình trạng chặt phá rừng. Theo chương trình này thì các nước sẽ đo đếm và giám sát lượng phát thải CO2 từ mất rừng và suy thoái rừng trong phạm vi biên giới nước mình. Sau một giai đoạn nhất định các nước sẽ tính toán lượng giảm phát thải và nhận được số lượng tín chỉ cacbon có thể trao đổi trên thị trường dựa trên sự giảm thiểu này. Các tín chỉ sau đó có thể đem ra bán trên thị trường cacbon toàn cầu. Như vậy, để tham gia chương trình REDD và REDD+ chúng ta phải tính toán được trữ lượng cacbon của rừng có thể lưu trữ là bao nhiêu. Từ đó, có thể xác định tín chỉ phát thải cacbon và thu được nguồn tài chính từ dịch vụ môi trường hấp thụ CO2 từ rừng. Đây chính là nhu cầu cấp thiết nhằm cung cấp thông tin, dữ liệu có cơ sở khoa học đáng tin cậy về khả năng tạo bể chứa cacbon của rừng. Theo IPCC, 2006 [12] và CIFOR, để định lượng cacbon rừng tham gia vào chương trình REDD và REDD+ thì có 5 bể chứa cacbon trong rừng được xác định, đó là: 1. Bể chứa cacbon trong thực vật ở trên mặt đất (Above Ground Biomass – AGB) 2. Bể chứa cacbon trong thực vật dưới mặt đất (Below Ground Biomass – BGB) 3. Bể chứa cacbon trong thảm mục hay còn là lượng rơi (Litter) 2 4. Bể chứa cacbon trong cây gỗ chết (chết đứng hoặc đã đổ) (Dead Wood) 5. Bể chứa cacbon trong đất dưới dạng cacbon hữu cơ (Soil Organic Cacbon - SOC) Từ nhận thức trên và thời gian của quá trình làm đồ án tốt nghiệp tôi đã nghiên cứu bể chứa thứ (5) với tên đồ án như sau: “Nghiên cứu định lượng cacbon trong đất rừng ngập mặn trồng tại xã Đông Hưng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá khả năng tích lũy cacbon trong đất rừng ngập mặn trồng tại xã Đông Hưng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu. Cung cấp thông tin và số liệu khoa học cho việc triển khai và thực hiện các chương trình REDD và REDD+ ở Việt Nam. 3. Nội dung nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu của đồ án chúng tôi tiến hành nghiên cứu với các nội dung sau: - Nghiên cứu định lượng cacbon trong đất của rừng trồng thuần loài cây bần chua (Sonneratia caseolarris) vào các năm 2000, 2003, 2004 (rừng 13 tuổi, rừng 11 tuổi và rừng 10 tuổi) trồng tại xã Đông Hưng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. - Đánh giá khả năng tạo bể chứa cacbon trong đất của rừng ngập mặn trồng thuần loài cây bần chua (Sonneratia caseolarris) vào các năm 2000, 2002, 2003 (rừng 13 tuổi, rừng 11 tuổi và rừng 10 tuổi) trồng tại xã Đông Hưng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan