Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu điều tra khảo sát đánh giá ảnh hưởng và đề ra các giải pháp khắc phục...

Tài liệu Nghiên cứu điều tra khảo sát đánh giá ảnh hưởng và đề ra các giải pháp khắc phục, hạn chế sạt lở bờ do khai thác cát trên địa bàn tp.hcm

.PDF
294
124
121

Mô tả:

Đề tài: Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá ảnh hưởng và đề ra các giải pháp khắc phục, hạn chế sạt lở bờ do khai thác cát trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh LỜI NÓI ĐẦU Dòng sông là sản vật của quá trình tác động qua lại giữa dòng nước và lòng sông trong điều kiện tự nhiên và dưới tác động của con người. Loài người từ cổ chí kim đã lấy hai bên bờ sông làm trung tâm sinh tồn và phát triển. Do đó dòng sông có ảnh hưởng rất sâu xa đối với hoạt động của con người. Dòng sông có hai mặt đối lập: lợi và hại. Đấu tranh để biến mặt hại thành mặt lợi là một trong những nội dung chủ yếu của con người đấu tranh với thiên nhiên. Trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, con người đã từng bước tích lũy được những tri thức và đã được hệ thống hóa: (1) Đầu tiên là hệ thống tri thức và phương diện kỹ thuật công trình trị sông; (2) thứ đến là hệ thống tri thức về quy luật và quá trình diễn biến của dòng sông. Đối với sông, xói bồi là kết quả của quá trình tác động qua lại giữa dòng nước và lòng sông được thực hiện qua bước chuyển động của bùn cát. Xói bồi lòng sông thay đổi theo thời gian và không gian, tạo nên sự vận động của dòng sông theo hai hướng: hướng ngang (trên mặt bằng) và hướng dọc (theo chiều sâu). Đó chính là quá trình diễn biến lòng sông. Một nhà triết học cổ Hy Lạp đã nói “không ai tắm hai lần trong cùng một dòng sông”. Đúng vậy, dòng sông luôn luôn biến đổi khôn lường theo một qui luật riêng của nó, nếu hiểu và nắm vững qui luật vận động của chúng thì con người mới có thể tác động một cách có phương pháp khoa học, mới mong chinh phục được dòng sông để phục vụ con người. Cát là vật liệu không thể thiếu được trong xây dựng. Với tốc độ phát triển nhanh chóng, nhu cầu cát dùng cho các công trình xây dựng ngày càng nhiều. Hiện nay khối lượng cát nhập về thành phố Hồ Chí Minh từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và cả từ Campuchia là rất lớn với kinh phí rất cao. Trên sông Đồng Nai – Sài Gòn tiềm năng cát vẫn còn rất nhiều, nhưng nếu khai thác cát vượt quá giới hạn cho phép thì sẽ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sạt lở bờ sông, gây rất nhiều hậu quả nghiêm trọng kể cả Báo cáo tổng kết 1 Đề tài: Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá ảnh hưởng và đề ra các giải pháp khắc phục, hạn chế sạt lở bờ do khai thác cát trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tính mạng con người. Đề tài này sẽ góp phần giải quyết được phạm vi khai thác cát cho phép mà không ảnh hưởng đến vấn đề sạt lở bờ, trong đó sẽ xác định được phạm vi khai thác của từng khu vực cụ thể để từ đó các cơ quan quản lý có thể cấp phép cho khai thác trong giới hạn đã được xác định. Như thế sẽ tiết kiệm được cho ngân sách Nhà nước một khoản kinh phí rất lớn do nhập cát từ các địa phương khác. Bùn cát trong sông Đồng Nai – Sài Gòn là tài nguyên thiên nhiên là mặt hàng chiến lược xây dựng. Việc khai thác cần phải có quy hoạch, kế hoạch, có tổ chức, cần thiết phải tăng cường công tác quản lý, nếu không sẽ dẫn đế tác hại phá hoại đời sống của sông Đồng Nai – Sài Gòn, tác hại ảnh hưởng đến môi trường sinh thái bền vững của Hạ du sông Đồng Nai - Sài Gòn, đề tài “Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá ảnh hưởng và đề ra các giải pháp khắc phục, hạn chế sạt lở bờ do khai thác cát trên địa bàn Tp.HCM” nhằm giải quyết các yêu cầu trên. Báo cáo tổng hợp khoa học kỹ thuật của đề tài bao gồm các chương: Mở đầu: Tổng quan về đề tài. Chương 1: Tình hình sạt lở bờ sông Đồng Nai-Sài Gòn khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các vấn đề ảnh hưởng. Chương 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và xác định các nguyên nhân gây sạt lở bờ sông. Chương 3: Dự báo tai biến xói lở do hoạt động khai thác cát. Chương 4: Sự biến đổi chế độ thủy lực do tác động các công trình thượng nguồn và khai thác cát ở hạ du. Chương 5: Ứng dụng Mô hình toán để phục vụ việc xác định qui mô khai thác cát hợp lý cho một số khu vực khai thác trọng điểm. Chương 6: Kiến nghị các giải pháp kỹ thuật về qui hoạch và khai thác cát hợp lý. Kết luận và kiến nghị; Phụ lục, tài liệu tham khảo. Báo cáo tổng kết 2 Đề tài: Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá ảnh hưởng và đề ra các giải pháp khắc phục, hạn chế sạt lở bờ do khai thác cát trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Trong quá trình thực hiện đề tài với kinh phí và thời gian có hạn, vấn đề nghiên cứu rộng và phức tạp, tập thể thực hiện đề tài và các cộng tác viên đã cố găng khắc phục khó khăn, đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung được đặt ra góp phần làm rõ thêm những vấn đề khoa học trong nghiên cứu động lực sông và nghiên cứu chỉnh trị sông,... Đạt được kết quả hôm nay tập thể thực hiện đề tài vô cùng biết ơn Ban Giám đốc, Phòng Quản lý khoa học, Phòng Kế hoạch-Tài chính và các đơn vị có liên quan thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Tp. HCM, Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam, Viện Kỹ thuật Biển đã tạo điều kiện và giúp đỡ để cho đề tài được hoàn thành. Nhân đây chúng tôi chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các đồng nghiệp trong và ngoài Viện đã phối hợp và hợp tác chặt chẽ trong quá trình thực hiện đề tài. Ban chủ nhiệm Đề tài Báo cáo tổng kết 3 Đề tài: Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá ảnh hưởng và đề ra các giải pháp khắc phục, hạn chế sạt lở bờ do khai thác cát trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Mở đầu TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI Báo cáo tổng kết 4 Đề tài: Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá ảnh hưởng và đề ra các giải pháp khắc phục, hạn chế sạt lở bờ do khai thác cát trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 0.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 0.1.1. Tính cấp thiết của đề tài 0.1.1.1. Những tác hại có thể xảy ra do khai thác cát ở hạ du sông Đồng Nai – Sài Gòn a. Làm thay đổi tính ổn định của dòng sông: Bùn cát trong sông là sản vật của dòng chảy lũ, đá lộ thiên qua năm tháng do nắng, gió mưa … do tác dụng của phong hóa đã biến thành những hạt nhỏ qua dòng chảy mặt, dòng chảy lũ mang vào trong sông, theo sự biến đổi của lưu tốc dòng chảy lũ, đá cuội loại hạt thô, hạt trung, hạt mịn…bồi lắng trong sông cấu thành yếu tố chủ yếu của lòng sông. Với sự xói rữa của dòng nước và sự bổ sung của các cấp phối hạt bùn cát khác nhau, lòng sông đã giữ được tính ổn định, cân bằng. Tuy nhiên sau khi khai thác cát quá mức, do lượng bổ sung không đủ không kịp thời (do các đập thượng lưu đã giữ lại lượng phù sa đáng kể) sẽ làm thay đổi địa mạo lòng sông và điều kiện biên của dòng chảy từ đó làm thay đổi lưu tốc, hướng dòng chảy và dịch chuyển tuyến lạch sâu theo hướng ngang làm cho thế sông không ổn định. Các kết quả nghiên cứu biến hình lòng sông Đồng Nai – Sài Gòn (ĐN-SG) đã nói rõ điều đó. b. Khai thác cát làm thay đổi quy luật và tốc độ của biến hình lòng sông uy hiếp sự ổn định và an toàn ở hai bên bờ sông Đồng Nai – Sài Gòn: Dọc theo hai bên bờ sông ĐN-SG, nơi tập trung trụ sở hàng loạt các cơ quan Nhà nước, các khu dân cư lớn, các khu công nghiệp lớn, các khu đô thị mới với các công trình xây dựng kiến trúc cao tầng, các công trình giao thông như cầu đường, hầm qua sông, bên phà, bến cảng, tuyến luồng, kênh đào, các công trình thủy lợi như cống đập, trạm bơm, nhà máy nước, tuyến kè, bờ bao, tuyến đê… đã và đang được xây dựng. Chính việc khai thác cát ở hạ du sông Đồng Nai-Sài Gòn (HDSĐN-SG) là một trong những nguyên nhân đã uy hiếp sự ổn định và an toàn ở hai bên bờ sông ĐN-SG. Báo cáo tổng kết 5 Đề tài: Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá ảnh hưởng và đề ra các giải pháp khắc phục, hạn chế sạt lở bờ do khai thác cát trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh  Khai thác cát làm thay đổi chế độ thủy văn, thủy lực, bùn cát, làm thay đổi chiều sâu các hố xói trong sông, làm dịch chuyển và thay đổi tuyến lạch sâu ở khu vực các chân cầu (cầu Hóa An, cầu Ghềnh, cầu Đồng Nai, cầu Bình Phước, cầu Sài Gòn…), tạo nên các hố xói làm cho tuyến lạch sâu ép sát bờ và làm thay đổi mái dốc bờ sông từ đó gây mất ổn định mái bờ sông gây nên sạt lở. Khai thác cát làm thay đổi dòng chảy lũ, chế độ thủy triều và xâm nhập mặn, làm hạ thấp lòng sông, làm cho ranh giới xâm nhập mặn cao hơn, sâu hơn vào thượng lưu sông ĐN – SG; Kết quả điều tra, khảo sát từ các đề tài, dự án trước đây và từ đề tài này đều cho thấy chỉ riêng ở thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) và TP. Biên Hòa đã có hàng trăm điểm bị sạt lở. - Đã có hàng chục ngôi nhà bị đổ xuống sông; - Hàng trăm ha ruộng vườn bị cuốn trôi; - Hàng loạt các công trình kè bờ, tuyến đê bao… bị sạt lở như kè Biên Hòa, kè Fatima, kè kho B, kè Hiệp Phước… và nghiêm trọng nhất chỉ riêng khu vực bán đảo Thanh Đa đã có 7 người chết do sạt lở bờ sông. c. Khai thác cát làm thay đổi quan hệ Q H, độ dốc mặt nước, làm thay đổi sự tổ hợp của bùn cát và khả năng vận chuyển bùn cát trong sông, làm thay đổi lưu tốc dòng chảy (v) và chiều sâu mực nước (h); d. Khai thác cát làm ảnh hưởng đến giao thông vận tải thủy trên sông ĐN-SG: Khai thác cát làm thay đổi, dịch chuyển tuyến luồng làm thay đổi chiều sâu vận tải thủy, làm thay đổi vị trí các hố xói và bãi bồi (vực sâu và ghềnh cạn), từ đó ảnh hưởng đến vấn đề giao thông thủy - Nhiều thuyền khai thác cát tập trung vào một khu vực như trên sông Nhà Bè, Soài Rạp…đã cản trở đến thuyền bè đi lại gây nên sự cố trong sông; - Khai thác cát và đổ cát trên sông không có qui hoạch tạo nên các bãi ngầm cản trở giao thông thủy, cản trở lưu hướng dòng chảy lũ; Báo cáo tổng kết 6 Đề tài: Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá ảnh hưởng và đề ra các giải pháp khắc phục, hạn chế sạt lở bờ do khai thác cát trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - Nhiều thuyền chở cát quá đầy, quá khẳm xấp xỉ mặt nước gặp sóng, gió, thủy triều, dòng chảy mạnh đã gây chìm tàu tạo nên sự cố, tai nạn trên sông. e. Khai thác cát làm thay đổi môi trường, sinh thái sông ĐN-SG; f. Khai thác cát làm thay đổi địa hình, địa mạo, hình thái mặt cắt ngang, mặt cắt dọc của lòng HDSĐN-SG với sông rạch chằng chịt, rừng ngập mặn phân bố rộng khắp, có nguồn phù du và vi sinh vật phong phú tạo điều kiện cho sự phát triển thủy sản, vì vậy khi lòng sông thay đổi, chế độ thủy lực, thủy văn thay đổi sẽ làm cho môi trường cũng sẽ bị thay đổi. Tình trạng khai thác cát tại một số khu vực trên sông, kênh, rạch địa bàn Tp HCM đã và đang làm trầm trọng hơn hiện tượng sạt lở bờ gây mất ổn định khu dân cư, đời sống xã hội Thành phố. Trong tất cả các đợt sạt lở trên sông Sài Gòn kể trên đã làm thiệt hại hơn 40 tỷ đồng vào các thời điểm xảy ra sạt lở mà theo ước tính so với thời điểm hiện tại thì thiệt hại là khỏang hơn 100 tỷ đồng, làm chết 7 người, bị thương hàng chục người khác, gần 7ha đất dọc theo hai bên bờ sông đã hòan tòan bị sụp xuống sông và quan trọng nhất là đã làm mất ổn định các khu dân cư ven sông. Ngoài ra, trên sông Tắc là một chi nhánh của sông Đồng Nai đoạn chảy qua các phường Long Phước và Long Trường quận 9 do tình trạng khai thác cát bừa bãi mà năm nào cũng xảy ra sạt lở bờ sông Tắc làm mất hàng chục ha đất thuộc các phường nói trên. 0.1.1.2. Tình hình cấp phép khai thác cát Từ năm 1996 đến 2003, trên tuyến sông thuộc HDSĐN-SG, Bộ Công nghiệp đã cấp phép khai thác cát 5.455.000 m3, UBND TP. Hồ Chí Minh cấp phép cho khai thác 1.159.000 m3. Việc khai thác cát sỏi lòng sông hoặc nạo vét tận thu cho dù có phép nhưng không được kiểm tra chặt chẽ về độ sâu, kích thước luồng rạch đã tác động lớn đến dòng chảy, gây ra hiện tượng sạt lở sông. Tại khu vực sông Nhà Báo cáo tổng kết 7 Đề tài: Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá ảnh hưởng và đề ra các giải pháp khắc phục, hạn chế sạt lở bờ do khai thác cát trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Bè, lòng sông đoạn này đã bị khai thác nạo vét không chỉ sâu 16m mà cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều vị trí khai thác cát đã sâu hơn 30m! 0.1.1.3. Tình hình khai thác cát trái phép Trong những năm qua, tình hình khai thác cát trái phép diễn ra liên tục, khó kiểm soát, ngày càng phức tạp, phần lớn các đối tượng chuyển sang bơm, hút lén lút vào ban đêm và thực tế, việc bơm hút cát thường thực hiện ở giữa sông, không phân định ranh giới cụ thể ghe bơm hút cát đậu ở địa phận nào nên khi phát hiện đoàn kiểm tra xử lý bên nào đến thì chỉ cần lách ghe một chút là ghe khai thác cát qua địa phận bên kia sông thuộc địa bàn phường khác, quận khác. Điển hình về khai thác cát trái phép diễn ra trên các khu vực sông: - Tuyến sông Sài Gòn là khu vực giáp ranh giữa huyện Củ Chi và tỉnh Bình Dương thuộc địa bàn xã Hòa Phú; khu vực cầu Bến Súc, xã Phú Mỹ Hưng; khu vực bến Sóc Tràm đến ấp Xóm Chùa xã An Phú, xã Phú Hòa Đông đều thuộc huyện Củ Chi; khu vực xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh; khu vực xã An Tây, Phú An, huyện Bến Cát và xã Tân An, Chánh Mỹ của thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. - Trên sông Đồng Nai tại khu vực giáp ranh Quận 9 và tỉnh Đồng Nai: khu vực sông Tắc – nhánh sông Đồng Nai, bên phía cù lao Long Phước, Phường Long Phước, Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh; - Trên sông Soài Rạp tại ấp Bình Mỹ, xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ; - Trên sông Nhà Bè ở khu vực giáp ranh huyện Nhà Bè (TP.HCM) và huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai); Chỉ xét một điểm trên sông Đồng Tranh có gần 20 sà lan, tàu cùng xáng cạp hoạt động 24/24 giờ lấy đi mỗi ngày hàng chục ngàn mét khối cát. Mỗi xáng cạp lấy đi 10 sà lan (sức tải 350-400m3/sà lan) cát/ ngày và 6 xáng cạp lấy đi trên 20.000m3/ngày; trên sông Sài Gòn cũng diễn ra tương tự: xã Phú Hoà Đông, huyện Củ Chi 7 ghe lấy đi hàng ngày 500m3/ngày và 60 chiếc ghe Báo cáo tổng kết 8 Đề tài: Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá ảnh hưởng và đề ra các giải pháp khắc phục, hạn chế sạt lở bờ do khai thác cát trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trọng tải 5-20 tấn bơm hút cát hàng ngày tại gần khu Bến Dược, giáp ranh Tây Ninh hút đi hàng ngày 600 m3/ngày,… 0.1.1.4. Yêu cầu của đề tài Cát là vật liệu không thể thiếu được trong xây dựng. Với tốc độ phát triển nhanh chóng, nhu cầu cát dùng cho các công trình xây dựng ngày càng nhiều. Hiện nay khối lượng cát nhập về Tp.HCM từ các tỉnh ĐBSCL và cả từ Campuchia là rất lớn với kinh phí rất cao. Trên sông ĐN-SG tìềm năng cát vẫn còn rất nhiều, nhưng nếu khai thác cát vượt quá giới hạn cho phép thì sẽ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sạt lở bờ sông, gây rất nhiều hậu quả nghiêm trọng kể cả tính mạng con người. Tuy nhiên đề tài này sẽ góp phần giải quyết được phạm vi khai thác cát cho phép mà không ảnh hưởng đến vấn đề sạt lở bờ, trong đó sẽ xác định được phạm vi khai thác của từng khu vực cụ thể để từ đó các cơ quan quản lý có thể cấp phép cho khai thác trong giới hạn đã được xác định. Như thế sẽ tiết kiệm được cho ngân sách Nhà nước một khỏan kinh phí rất lớn do nhập cát từ các địa phương khác. 0.1.1.5. Biện pháp giải quyết a. Cơ sở thực hiện Chính phủ, Bộ Công nghiệp và UBND Tp HCM đã có nghị định, chỉ thị chỉ đạo nhằm hạn chế tình trạng khai thác cát trái phép. - Nghị định 150/2004/NĐ-CP ngày 29/07/2004 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản. - Chỉ thị số 16/2002/CT-TTg ngày 31/07/2002 về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác cát, sỏi và nạo vét kết hợp với tận thu cát. - Chỉ thị số 21/2004/CT-UB ngày 09/08/2004 của Uỷ ban nhân dân Tp HCM về tăng cường công tác quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn Tp HCM. Báo cáo tổng kết 9 Đề tài: Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá ảnh hưởng và đề ra các giải pháp khắc phục, hạn chế sạt lở bờ do khai thác cát trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Trước tình hình cấp bách về khai thác cát trái phép, đoàn kiểm tra liên ngành gồm Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn; UBND các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tp.HCM đi thực tế và kết quả cho thấy trữ lượng cát đã thăm dò trên sông Đồng Nai đến nay gần như cạn kiệt, nhiều đơn vị khai thác, nạo vét kết hợp tận thu không đúng đề án phê duyệt; khai thác nạo vét quá độ sâu hoặc khai thác ngoài diện tích được cấp phép...(khai thác chỗ dễ nhưng nguy hiểm do tập trung vào một vùng mỏ cát) làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cát, tác động làm địa hình đáy sông bị thay đổi, mất cân bằng tương đối nghiêm trọng, tạo thành những vực xoáy, gây biến đổi dòng chảy, sạt lở bờ sông, gây mất ổn định khu dân cư, đời sống xã hội Thành phố. Đoàn kiểm tra liên ngành đã thống nhất kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Tp.HCM không cấp giấy phép khai thác cát trên toàn tuyến sông Đồng Nai (từ đập Trị An xuống đến hạ nguồn), trên tuyến sông Sài Gòn (từ km 36 xuống đến hạ nguồn) và trên sông Nhà Bè, Lòng Tàu, Đồng Tranh, đồng thời thu hồi giấy phép đã cấp không đúng quy định. Tháng 6 năm 2004, UBND tỉnh Đồng Nai và Tp.HCM đã thu hồi giấy phép khai thác cát trên sông ĐN-SG. b. Kiến nghị, biện pháp bảo vệ dòng sông Đồng Nai – Sài Gòn Tăng cường công tác lập quy hoạch, kế hoạch khai thác cát cho từng khu vực cụ thể:  Những đoạn sông cấm khai thác cát: những đoạn sông hẹp, đoạn sông cong, đoạn gấp khúc, bãi bên hẹp, lòng sông sâu, ven sông có nhiều công trình xây dựng là những đoạn sông cấm khai thác cát;  Qui định khu vực cấm khai thác cát; Đối với đoạn sông cho phép khai thác. - Xác định phạm vi và kích thước của hành lang an toàn dọc theo hai bên bờ sông; Báo cáo tổng kết 10 Đề tài: Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá ảnh hưởng và đề ra các giải pháp khắc phục, hạn chế sạt lở bờ do khai thác cát trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - Phân tích rõ phạm vi các công trình qua sông, phân tích địa chất lòng sông và khi cần thiết phải thí nghiệm mô hình vật lý làm rõ sự thay đổi dòng chảy, biến hình lòng sông sau khi khai thác cát; xác định độ dốc ổn định của mái bờ, tính được phạm vi công trình xây dựng cần bảo vệ ít nhất từ 100 – 200m; xác định khỏang cách tối thiểu từ khu vực khai thác cát đến các công trình trên sông như cầu, phà, bến cảng, bến ghe thuyền, công trình ngầm,… Đoạn sông cần nạo vét thường xuyên duy trì luồng tàu; Tăng cường công tác quản lý tài nguyên khống chế khối lượng khai thác cát, đánh giá phân loại các mỏ cát: Sông ĐN-SG ít bùn cát lại bị bồi lắng trong các hồ chứa Dầu Tiếng và Trị An, số lượng bùn cát do dòng chảy lũ xả xuống hạ du không nhiều, hạt lại mịn, nguồn bùn cát ở hạ du bổ sung vào trong sông có hạn. Hiện nay công cuộc phát triển kinh tế rất nhanh, yêu cầu của công tác xây dựng rất lớn, bùn cát là mặt hàng vật liệu xây dựng chiến lược và san lấp mặt bằng cho xây dựng và giao thông. Nếu chúng ta không có kế hoạch quản lý tốt sẽ dẫn đến việc khai thác vô tổ chức, cung không đủ cầu (ví dụ hàng chục triệu m3 cát cho xây dựng cho san lấp mặt bằng, tuyến đường Rừng sát Cần Giờ cần 2.1 triệu m3 cát, cát san lấp lấn biển Cần Giờ khoảng 20 triệu m3). Vì vậy cần thiết phải khống chế: - Số lượng thuyền, số lần vận chuyển. - Số lượng thời gian khai thác nạo vét. - Xác định lượng cát khai thác của từng đọan song. - Xác định điểm đăng ký và tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra. Thực thi chế độ cấp phép khai thác cát - Quy định loại tàu thuyền: công suất, kích thước, khối lượng tàu hút, tàu múc khai thác. - Thực hiện thu quản lý phí hàng tháng, hàng năm. Tăng cường thực thi luật nước đối với HDSĐN-SG. Báo cáo tổng kết 11 Đề tài: Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá ảnh hưởng và đề ra các giải pháp khắc phục, hạn chế sạt lở bờ do khai thác cát trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Tăng cường công tác khai thác cát kết hợp với công tác nạo vét lòng sông phục vụ giao thong thủy. Thực hiện quản lý phí đối với khai thác cát trên sông ĐN-SG bảo vệ từng đoạn sông trọng điểm. - Thực hiện chế độ “lấy sông nuôi sông” với mục đích khống chế khối lượng khai thác cát để bảo vệ dòng sông ĐN-SG. - Tận thu phí khai thác cát: Với lợi thế của cơ quan quản lý dòng sông có thể kinh doanh khai thác cát và sử dụng kinh phí khai thác cát để bảo vệ bờ sông, bảo vệ dòng sông; - Thường xuyên đánh giá lòng dẫn để kịp thời điểu chỉnh kế hoạch khai thác và cấp phép tiếp theo; Như chúng ta đều biết, cát là một trong các loại vật liệu không thể thiếu được trong các công trình xây dựng. Tình trạng khan hiếm cát đã gây nhiều khó khăn cho việc phát triển hạ tầng đô thị cũng như nhu cầu xây dựng. Trong thời gian qua, một số công trình của Thành phố đã phải nhập cát từ Campuchia với giá khoảng 90.000đ/m3. Tại Tp HCM, nguồn cát được cung cấp chủ yếu bởi nguồn từ sông Cửu Long và các sông, rạch thuộc HDSĐN-SG. Theo những văn bản, quyết định chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nguồn cát vàng có giá trị trong xây dựng trên các sông: Sài Gòn, Đồng Nai không được khai thác dùng cho san lấp. Thực tế nhu cầu cát cho xây dựng, phát triển của Thành phố đòi hỏi cần thiết cấp bách xác định lại trữ lượng các mỏ cát hiện có trên hệ thống sông ĐN-SG khu vực Thành phố để từ đó các cơ quan chức năng cấp phép và kiểm soát chặt chẽ quá trình khai thác cát theo đúng quy định phục vụ cho xây dựng phát triển thành phố từ nay đến năm 2010 và sau đó. Tình hình khai thác sông ĐN-SG khu vực Tp HCM thiếu quy hoạch, thiếu kế hoạch, thiếu tổ chức, thiếu kỹ thuật, thiếu kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt Báo cáo tổng kết 12 Đề tài: Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá ảnh hưởng và đề ra các giải pháp khắc phục, hạn chế sạt lở bờ do khai thác cát trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là về khai thác cát trái phép làm thay đổi hướng dòng chảy, lòng dẫn biến đổi phức tạp đã gây sạt lở bờ sông làm chết người, thiệt hại tài sản lên đến hàng chục tỷ đồng, gây mất ổn định. Ngoài ra, theo thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, đài phát thanh truyền hình trong thời gian qua thì việc tranh giành địa bàn khai thác của các nhóm cát tặc đã dẫn đến tranh chấp xô xát nhau và nhờ các cơ quan chính quyền đã có những can thiệp kịp thời nên đã tránh được những xung đột với nhau. Mới đây nhất là trong tháng 3/2012 một số nhóm cát tặc lộng hành khai thác cát trên sông Đồng Nai và khi các lực lượng chức năng hỗn hợp gồm chính quyền địa phương và công an đi kiểm tra thì nhóm cát tặc này dùng hung khi chống đối lại và bắt buộc công an phải nổ sung để lập lại trật tự. 0.1.1.6. Kết luận Bùn cát trong sông ĐN-SG là tài nguyên thiên nhiên là mặt hàng chiến lược xây dựng. Việc khai thác cần phải có quy hoạch, kế hoạch, có tổ chức, cần thiết phải tăng cường công tác quản lý, nếu không sẽ dẫn đế tác hại phá hoại đời sống của sông Đồng Nai – Sài Gòn, tác hại ảnh hưởng đến môi trường sinh thái bền vững của hạ du sông Đồng Nai – Sài Gòn. UBND Tp.HCM đã có văn bản chỉ đạo số 2023/UBND-ĐT ngày 9/4/2007 giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông – Công chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp & PTNT, UBND các Quận - Huyện liên quan nghiên cứu, đề xuất cụ thể nội dung về vấn đề này. Chính vì vậy, Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam xây dựng đề cương đề tài “Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá ảnh hưởng và đề ra các giải pháp khắc phục, hạn chế sạt lở bờ do khai thác cát trên địa bàn Tp.HCM” nhằm giải quyết vấn đề bức xúc nêu trên. Báo cáo tổng kết 13 Đề tài: Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá ảnh hưởng và đề ra các giải pháp khắc phục, hạn chế sạt lở bờ do khai thác cát trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 0.1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1. Xác định các nguyên nhân gây sạt lở bờ sông, đặc biệt ảnh hưởng do khai thác cát không hợp lý đến ổn định lòng dẫn, sạt lở bờ sông ĐN – SG, khu vực Tp. HCM. 2. Đánh giá được trữ lượng cát lòng sông và đề xuất các giải pháp kỹ thuật (qui mô và phạm vi khai thác, độ sâu khai thác cho phép, khả năng nạo vét luồng lạch ổn định đồng thời khai thác cát, lượng nạo vét hàng năm…) để giảm thiểu tác động tiêu cực do khai thác cát không hợp lý đến ổn định lòng dẫn và phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên địa bàn Tp. HCM. 0.1.3. Phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề 0.1.3.1. Cách tiếp cận + Cách tiếp cận thứ nhất: Toàn diện và tổng hợp, sơ đồ tiếp cận nghiên cứu diễn biến lòng dẫn và công trình chỉnh trị HDSĐN-SG được trình bày ở Hình 01. + Cách tiếp cận thứ hai: là kế thừa các phương pháp từ tài liệu, cơ sở dữ liệu đã có phục vụ cho nghiên cứu. Kế thừa lớn nhất là từ đề tài, dự án có liên quan đến khoáng sản cát sông: Dự án: “Quy hoạch khoáng sản rắn 2020” do Sở Tài nguyên và Môi trường Tp. HCM thực hiện. + Cách tiếp cận thứ ba: HDSĐN-SG phía thượng nguồn đã được xây dựng các hồ chứa (như hồ Trị An, Thác Mơ, Dầu Tiếng ...), phía hạ nguồn giáp với biển Đông. Nguồn cát bổ cập được bổ sung từ thượng nguồn không đáng kể mà chỉ do tại chỗ. Khi nghiên cứu khai thác cát tại một vị trí ở HDSĐN-SG cần được xem xét: Không có nguồn cát bổ sung, nguồn cát tại chỗ được khai thác như thế nào để hạn chế thấp nhất đến môi trường (sạt lở bờ, thay đổi hướng dòng chảy). Điều đó có nghĩa các mỏ cát được coi như là có trữ lượng cố định, quy mô và kích thước khai thác cát được tính toán trên cơ sở động lực học dòng chảy và cân bằng mái bờ. Báo cáo tổng kết 14 Đề tài: Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá ảnh hưởng và đề ra các giải pháp khắc phục, hạn chế sạt lở bờ do khai thác cát trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 0.1.3.2. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin số liệu Nhiệm vụ đầu tiên là cần tập hợp số liệu đầu vào tương đối hoàn chỉnh, là cơ sở thống nhất cho các nghiên cứu như: địa chất khoáng sản, môi trường khu vực, các tài liệu cơ bản khác về thủy văn – dòng chảy, địa hình địa mạo. Những số liệu còn thiếu, chưa có sẽ được khảo sát, bổ sung bằng thiết bị hiện đại như máy đo lưu lượng, lưu tốc dòng chảy ADCP (Mỹ), thiết bị đo địa hình lòng sông bằng máy hồi âm có định vị DGPS - kỹ thuật số, các ảnh viễn thám độ phân giải cao ... ảnh radasat để phân tích đánh giá lòng dẫn. b. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa Điều tra, khảo sát thực trạng biến đổi lòng dẫn (sạt lở bờ, xói bồi ...) theo các mùa khác nhau cũng như tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu. Điều tra biến đổi đường bờ do sạt lở dưới ảnh hưởng của việc khai thác cát. c. Phương pháp mô hình toán Để thực hiện nội dung 4, đề tài sẽ sử dụng các mô hình họ Mike để tính tóan thủy lực toàn bộ vùng HDSĐN-SG từ các hồ Dầu Tiếng và Trị An đến các cửa sông Lòng Tàu, Sòai Rạp; mô hình Mike 21C để tính toán biến đổi lòng dẫn sông, tính tóan phạm vi (vị trí, kích thước, độ sâu) cho phép khai thác cát của từng khu vực mà không ảnh hưởng đến sạt lở bờ, phần mềm GeoSlope, Plaxis để tính tóan ổn định mái bờ sông. d. Phương pháp chuyên gia Tập hợp sử dụng các chuyên gia, các nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao có kinh nghiệm thuộc các lĩnh vực nghiên cứu các đề tài để phát huy, tận dụng khả năng đóng góp của họ ngay từ đầu để thực hiện đề tài. 0.1.3.3. Kỹ thuật sẽ sử dụng Khai thác tối đa khả năng ứng dụng của máy ADCP để đo đạc trường phân bố vận tốc, hàm lượng bùn cát lơ lửng, máy hồi âm tần số kép để đo lớp Báo cáo tổng kết 15 Đề tài: Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá ảnh hưởng và đề ra các giải pháp khắc phục, hạn chế sạt lở bờ do khai thác cát trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh bùn cát bồi lắng, đây là ứng dụng mới cho hiệu quả cao, giảm chi phí thực hiện đề tài. Kỹ thuật viễn thám và hệ thống thống thông tin địa lý GIS sẽ sử dụng kỹ thuật tin học hiện đại như: GIS, Arcview, MapInfo, ArcInfo,… Kỹ thuật khoan air lift để nghiên cứu địa tầng và bề dày tầng cát lòng sông khi cần thiết. 0.1.4. Đối tượng nghiên cứu Lòng dẫn (biến đổi lòng dẫn, xói lở bờ, hình thái lòng dẫn); dòng chảy (sự thay đổi chế độ thủy lực, trường dòng chảy); trong đó đặc biệt chú trọng đến nguyên nhân xói lở bờ do khai thác cát. Đề tài giải quyết các vấn đề theo trình tự sau: - Phân tích đánh giá nguyên nhân, quy luật diễn biến lòng dẫn hệ thống sông ĐN-SG khu vực Tp.HCM bao gồm: cập nhật và thu thập dữ liệu; lưu trữ, quản lý tài liệu; Giải quyết mối quan hệ dòng chảy và lòng dẫn, đặc biệt chú ý biến đổi lòng dẫn với các kịch bản khai thác cát khác nhau. - Tiếp theo phải xác định qui mô, phạm vi khai thác cát trên cơ sở thỏa mãn yếu tố thủy lực, dòng chảy và cân bằng khối đất bờ; - Định hướng qui hoạch khai thác cát và các giải pháp kỹ thuật phục vụ khai thác cát một cách bền vững. 0.1.5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Được thực hiện với phạm vi sông ĐN-SG khu vực Tp. HCM. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là phần sông trên sông ĐN-SG khu vực Tp.HCM. 0.1.6. Sản phẩm của đề tài Dạng kết quả dự kiến của đề tài Dạng Dạng kết kết quả quả II Dạng Dạng kết kết quả quả II II Dạng Dạngkết kếtquả quảIII III □ Nguyên lý  Sơ đồ, bản đồ  Bài báo □ Phương pháp  Bảng số liệu □ Sách chuyên khảo Báo cáo tổng kết 16 Đề tài: Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá ảnh hưởng và đề ra các giải pháp khắc phục, hạn chế sạt lở bờ do khai thác cát trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh □ Tiêu chuẩn, quy Báo cáo phân tích □ Tài liệu phục vụ phạm giảng dạy, đào tạo sau đại học □ Mẫu (Model, market)  Tài liệu dự báo □ Thiết bị, máy móc □ Đề án, qui hoạch triển khai □ Quy trình công nghệ □ Luận chứng kinh tế-kỹ thuật, báo cáo nghiên cứu khả thi □ Giống cây trồng, vật □ Mô hình nuôi □ Khác  Khác (Đào tạo, □ Khác bài báo) Yêu cầu khoa học đối với sản phẩm dự kiến tạo ra (dạng kết quả II) Yêu cầu khoa học dự kiến đạt TT Tên sản phẩm được (tiêu chuẩn chất lượng) (1) 1 (2) (3) Sơ đồ, Bản đồ:  Bản đồ các bãi cát lòng - Thể hiện vị trí các bãi cát đảm bảo sông Sài Gòn, Đồng Nai độ chính xác tỷ lệ 1/50.000; khu vực TP. Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/50.000; - Thể hiện tuổi, nguồn gốc, thành  Bản đồ địa chất khoáng phần thạch học tỷ lệ 1/50.000; sản nguồn cát lòng sông Báo cáo tổng kết 17 Ghi chú (4) Đề tài: Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá ảnh hưởng và đề ra các giải pháp khắc phục, hạn chế sạt lở bờ do khai thác cát trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/50.000; - Thể hiện được hình dạng, kích  Bình đồ trữ lượng các thước, chất lượng cát tỷ lệ 1/5.000; bãi cát có thể khai thác tỷ lệ 1/5.000;  Bản đồ hiện trạng sạt lở bờ sông Sài Gòn, Đồng Nai khu vực TP. Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/50.000; - Thể hiện đầy đủ các vị trí các điểm sạt lở theo tốc độ khác nhau,qui mô và kích thước. Phân loại đường bờ xói lở ổn định và bồi tụ, có độ chính xác 1/50.000; -  Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10. 000: - S Sài gòn đoạn từ Cầu Sài Gòn đến Mũi Đèn Đỏ; - S Đồng Nai đoạn từ cầu . Đồng Nai đến mũi Đèn đỏ; - - Sông Nhà Bè đoạn từ Mũi Đèn đỏ đến mũi Nhà Bè; ,Đ - S Soài Rạp đoạn từ mũi Nhà Bè đến cửa sông Vàm Cỏ.  Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 sông Sài Gòn từ - giáp ranh tỉnh Tây Ninh đến cầu Sài Gòn; Báo cáo tổng kết 18 Đề tài: Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá ảnh hưởng và đề ra các giải pháp khắc phục, hạn chế sạt lở bờ do khai thác cát trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh  Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5. 000: ; - S.Sài Gòn đoạn các xã - Kết hợp với tài liệu thu thập và Phú Hòa Đông, Trung An tài liệu đo mới sẽ đưa ra được bản và Hòa Phú, huyện Củ đồ 3 chiều hoàn chỉnh phân bố các Chi; lớp cát lòng sông. - S.Đồng Nai đoạn các - Phục vụ cho tính toán thủy lực phường Long Phước và theo mô hình Mike 11, tính toán xói Long Trường, quận 9; lở lòng, bờ sông theo mô hình Mike - Sông Tắc đoạn ngã ba 21C và tính toán xác định quy mô, trên và ngã ba dưới với kích thước và phạm vi, độ sâu có sông Đồng Nai; thể khai thác cát thuộc các sông nói - S.Soài Rạp đoạn từ mũi trên. Nhà Bè đến cửa sông Đồng Điền. 2 Bảng biểu: Tài liệu cơ bản: Địa hình, địa chất, thuỷ văn; - Các bảng biểu gồm tài liệu thu thập và khảo sát mới như về địa hình gồm mốc cao độ, các đường chuyền khống chế trong khảo sát địa hình; về địa chất như tài liệu Số liệu khai thác cát, các hố khoan; về thủy văn như tài giới hạn khai thác; liệu mực nước nhiều năm của các trạm Phú An, Nhà Bè và Vũng Tàu; - Tài liệu, số liệu về khai thác cát Dự báo yêu cầu dùng của một số khu vực khai thác đã Báo cáo tổng kết 19 Đề tài: Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá ảnh hưởng và đề ra các giải pháp khắc phục, hạn chế sạt lở bờ do khai thác cát trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cát đến năm 2020. được cấp phép và số liệu ước tính của một số khu vực không có giấy phép khai thác; - Thông qua tốc độ xây dựng thuộc khu vực TP. Hồ Chí Minh và tham khảo số liệu của ngành xây dựng cũng như của các ngành chức năng khác đề tài sẽ tính toán dự báo nhu cầu dùng cát cho các giai đoạn đến năm 2010, 2015 và 2020. 3 Báo cáo chuyên đề: 1.Tình hình sạt lở bờ - Hiện trạng sạt lở bờ sông Sài Gòn, sông Sài Gòn, Đồng Nai Đồng Nai thuộc khu vực TP. Hồ khu vực TP. Hồ Chí Minh Chí Minh, trong đó bao gồm bản đồ và các vấn đề ảnh hưởng; vị trí sạt lở, quy mô, kích thước và tọa độ các đoạn bờ bị sạt lở; những vấn đề ảnh hưởng đến sạt lở bờ. 2.Phân tích nhân tố ảnh Yêu cầu cập nhật mới nhất; hưởng và xác định các - Đưa ra các nguyên nhân gây nên nguyên nhân gây sạt lở sạt lở bờ trong đó bao gồm các bờ sông, chú ý đến nguyên nhân chính cho từng khu nguyên nhân khai thác cát vực và qua tính toán sẽ đưa ra được không hợp lý; khu vực nào bị sạt lở mạnh do các hoạt động khai thác cát gây nên. 3. Dự báo tai biến xói lở do hoạt động khai thác - Yêu cầu dự báo được khả năng sạt cát; Báo cáo tổng kết lở bờ tại các vị trí khai thác cát, đưa 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất