Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu điều kiện lao động, tình trạng sức khỏe bệnh tật của người lao động t...

Tài liệu Nghiên cứu điều kiện lao động, tình trạng sức khỏe bệnh tật của người lao động tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên tỉnh Nam Định và hiệu quả một số biện pháp can thiệp

.PDF
193
249
117

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH ĐỖ MINH SINH NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE, BỆNH TẬT CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ NHÔM BÌNH YÊN TỈNH NAM ĐỊNH VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG THÁI BÌNH - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH ĐỖ MINH SINH NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE, BỆNH TẬT CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ NHÔM BÌNH YÊN TỈNH NAM ĐỊNH VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 62.72.03.01 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGÔ THỊ NHU 2. PGS.TS. NGUYỄN QUỐC TIẾN THÁI BÌNH - 2017 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các tập thể, cá nhân, các nhà khoa học, gia đình và bạn bè. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ và gửi lời cảm ơn chân thành tới: Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Khoa Y tế công cộng, Bộ môn Sức khỏe môi trường Trường Đại học Y Dược Thái Bình đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi học tập và hoàn thành luận án tiến sĩ của mình. Tập thể cán bộ hướng dẫn khoa học: Phó giáo sư - Tiến sĩ Ngô Thị Nhu và Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tiến đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn và động viên cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng tới Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý nghiên cứu khoa học, Khoa Y tế công cộng, Bộ môn Dịch tễ học Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi học tập và hoàn thành luận án tiến sĩ của mình. Xin gửi lời cảm ơn tới Đảng ủy, UBND, Trạm Y tế xã Nam Thanh và đặc biệt là cộng đồng làng nghề Bình Yên đã tạo điều kiện và phối hợp để triển khai các nội dung nghiên cứu của luận án. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh Đỗ Minh Sinh LỜI CAM ĐOAN Tôi là: Đỗ Minh Sinh, học viên khóa đào tạo trình độ: Tiến sĩ Chuyên ngành: Y tế công cộng, của Trường Đại học Y Dược Thái Bình xin cam đoan: 1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của: PGS. TS. Ngô Thị Nhu PGS.TS. Nguyễn Quốc Tiến 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của nơi nghiên cứu. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều cam đoan trên. Thái Bình, ngày 06 tháng 10 năm 2017 NGƯỜI CAM ĐOAN Đỗ Minh Sinh Đỗ Minh Sinh DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AT-VSLĐ An toàn vệ sinh lao động ĐKLĐ Điều kiện lao động GNLĐ Gánh nặng lao động LI Lifting equation (Hàm số nâng nhấc) MTLĐ Môi trường lao động NIOSH National Institute for Occupational Safety and Health (Viện An toàn sức khỏe nghề nghiệp Quốc gia (Hoa Kỳ)) NLĐ Người lao động OWAS Ovako working posture assessment system (Hệ thống phân tích tư thế làm việc theo Ovako) PTBVCN Phương tiện bảo vệ cá nhân RWL Recommended weight limit (khuyến cáo giới hạn trọng lượng) TCVSLĐ Tiêu chuẩn vệ sinh lao động TCKL Tái chế kim loại TNLĐ Tai nạn lao động TTLĐ Tư thế lao động WISE Work Improvements in Small Enterprises (Cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp nhỏ) WISH Work Improvemet for Safe Home (Cải thiện điều kiện làm việc tại hộ gia đình) WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3 1.1. Tổng quan điều kiện lao động và làng nghề ............................................... 3 1.2. Thực trạng điều kiện lao động tại các làng nghề/cơ sở tái chế kim loại ....... 7 1.3. Thực trạng sức khỏe, bệnh tật người lao động tái chế kim loại ................. 15 1.4. Tổng quan một số giải pháp cải thiện điều kiện lao động phù hợp với loại hình sản xuất tái chế kim loại ........................................................................ 22 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................... 33 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................... 33 2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 36 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................... 59 3.1. Thực trạng điều kiện lao động tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên......... 59 3.2. Thực trạng sức khỏe, bệnh tật của người lao động ................................... 67 3.3. Kết quả can thiệp cải thiện điều kiện lao động......................................... 81 Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................ 94 4.1. Thực trạng điều kiện lao động tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên xã Nam Thanh huyện Nam Trực tỉnh Nam Định ......................................................... 94 4.2. Thực trạng sức khỏe, bệnh tật của người lao động tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên xã Nam Thanh huyện Nam Trực tỉnh Nam Định ............................105 4.3. Kết quả can thiệp cải thiện điều kiện lao động........................................118 4.4. Một số ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu ............................................126 KẾT LUẬN ................................................................................................129 KIẾN NGHỊ ................................................................................................131 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Các biến số chính của mục tiêu mô tả điều kiện lao động ................ 48 Bảng 2.2. Các biến số chính của mục tiêu mô tả tình trạng sức khỏe ............... 49 Bảng 2.3. Các biến số chính của mục tiêu đánh giá hiệu quả can thiệp ............ 50 Bảng 2. 4. Mức độ cấp bách phải thực hiện các biện pháp điều chỉnh tư thế .... 52 Bảng 2. 5. Giới hạn cho phép của vi khí hậu (QCVN 26:2016/BYT) .............. 54 Bảng 2. 6. Giới hạn cho phép của ánh sáng, độ ồn và bụi ............................... 54 Bảng 2. 7. Giới hạn cho phép của hơi kim loại và khí độc .............................. 54 Bảng 3.1. Quy mô sản xuất của các hộ gia đình tại làng Bình Yên .................. 59 Bảng 3.2. Một số đặc điểm của các hộ sản xuất tại làng Bình Yên .................. 59 Bảng 3.3. Một số đặc điểm người lao động sản xuất tái chế nhôm (n=350)...... 60 Bảng 3.4. Thời gian làm việc và thu nhập của người lao động (n=350) ........... 60 Bảng 3.5. Phân bố NLĐ theo nhóm tuổi đời, tuổi nghề, thời gian làm việc ...... 61 Bảng 3.6. Thực trạng sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân của người lao động tái chế nhôm tại làng Bình Yên .......................................................................... 61 Bảng 3.7. Cảm nhận gánh nặng lao động của người lao động (n=350) ............ 62 Bảng 3.8. Đánh giá về gánh nặng tư thế của người lao động (n=350) .............. 62 Bảng 3.9. Phân loại mức tư thế lao động theo OWAS (n = 404)...................... 63 Bảng 3.10. Kết quả đo điều kiện vi khí hậu trong các cơ sở sản xuất ............... 64 Bảng 3.11. Phân bố cường độ tiếng ồn và ánh sáng tại các cơ sở sản xuất ....... 65 Bảng 3.12. Nồng độ bụi toàn phần và bụi hô hấp trong các cơ sở sản xuất ...... 65 Bảng 3.13. Nồng độ một số hơi khí độc trong các cơ sở sản xuất .................... 66 Bảng 3.14. Hàm lượng một số kim loại (mg/m3) trong các cơ sở sản xuất ....... 66 Bảng 3.15. Phân loại sức khỏe người lao động theo giới tính .......................... 67 Bảng 3.16. Phân loại sức khỏe người lao động theo nhóm tuổi đời.................. 67 Bảng 3.17. Phân loại sức khỏe người lao động theo nhóm tuổi nghề ............... 68 Bảng 3.18. Tình hình bệnh tật của người lao động theo giới tính..................... 69 Bảng 3.19. Tình hình bệnh tật theo công đoạn sản xuất .................................. 70 Bảng 3.20. Tình hình bệnh tật của người lao động theo tuổi đời...................... 70 Bảng 3.21. Tình hình bệnh tật của người lao động theo tuổi nghề ................... 71 Bảng 3.22. Tình hình bệnh tật theo thời gian làm việc trong ngày ................... 71 Bảng 3.23. Mô hình hồi quy logistic mô tả nguy cơ mắc bệnh của người lao động với các yếu tố liên quan ................................................................................ 72 Bảng 3.24. Phân loại mức độ thấm nhiễm chì máu của người lao động ........... 73 Bảng 3.25. Thực trạng thấm nhiễm chì theo công đoạn sản xuất ..................... 73 Bảng 3.26. Thực trạng thấm nhiễm chì của người lao động theo giới tính ....... 74 Bảng 3.27. Thực trạng thấm nhiễm chì của người lao động theo tuổi đời......... 74 Bảng 3.28. Thực trạng thấm nhiễm chì theo thời gian làm việc trong ngày ...... 75 Bảng 3.29. Thực trạng thấm nhiễm chì của người lao động theo tuổi nghề ...... 75 Bảng 3.30. Mô hình hồi quy logistic mô tả nguy cơ thấm nhiễm chì của người lao động với các yếu tố liên quan ........................................................................ 76 Bảng 3.31. Phân loại tai nạn lao động theo thời gian làm việc trong ngày........ 77 Bảng 3.32. Phân loại tình trạng tai nạn lao động theo tuổi nghề ...................... 78 Bảng 3.33. Phân bố tính chất tổn thương theo công đoạn (n=350) ................... 79 Bảng 3.34. Phân bố nguyên nhân gây tai nạn theo công đoạn sản xuất ............ 80 Bảng 3.35. Kết quả cải thiện “Mang vác và vận chuyển nguyên vật liệu” ........ 81 Bảng 3.36. Kết quả cải thiện “Đảm bảo an toàn máy” .................................... 81 Bảng 3.37. Kết quả cải thiện “Thiết kế nơi làm việc” ..................................... 82 Bảng 3.38. Kết quả cải thiện trong nhóm “Môi trường lao động” .................... 82 Bảng 3.39. Kết quả cải thiện “Cơ sở phúc lợi và Tổ chức công việc” .............. 83 Bảng 3.40. Thay đổi mức độ tư thế giữa trước và sau can thiệp (n=404) ......... 84 Bảng 3.41. Cảm nhận của người lao động về tình trạng mệt mỏi (n=73).......... 85 Bảng 3.42. Kết quả cải thiện tình trạng mệt mỏi theo thang đo FAS (n=73)..... 86 Bảng 3.43. Tình trạng đau mỏi cơ, xương của người lao động (n=73) ............. 87 Bảng 3.44. Phân loại tai nạn lao động trước và sau can thiệp .......................... 88 Bảng 3.45. Phân bố tính chất tổn thương do tai nạn lao động.......................... 88 Bảng 3.46. Phân bố nguyên nhân gây tai nạn lao động ................................... 89 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân loại mức tư thế bằng OWAS theo công đoạn (n=404) ......... 63 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ mẫu đo vi khí hậu không đạt tại các công đoạn .................. 64 Biểu đồ 3.3. Tình hình bệnh tật của người lao động (n=350)........................... 68 Biểu đồ 3.4. Một số bệnh phổ biến ở người lao động tái chế nhôm (n=350) .... 69 Biểu đồ 3.5. Phân loại tình trạng tai nạn lao động theo công đoạn (n=350) ...... 77 Biểu đồ 3.6. Phân bố tính chất tổn thương do tai nạn lao động (n=350) ........... 78 Biểu đồ 3.7. Phân loại nguyên nhân gây TNLĐ tại làng Bình Yên (n=350) ..... 80 Biểu đồ 3.8. Kết quả cải thiện điều kiện lao động phân nhóm theo WISH ....... 83 Biểu đồ 3. 9. Kết quả giảm gánh nặng tư thế lao động theo OWAS................. 84 Biểu đồ 3. 10. Phân bố tình trạng mệt mỏi trước và sau can thiệp ................... 86 Biểu đồ 3. 11. Tần suất xảy ra tai nạn lao động của người lao động (n=73) ..... 87 DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 1.1. Khung lý thuyết nghiên cứu (mô phỏng theo mô hình Lalonde) ....... 32 Hình 2.1. Sơ đồ quy trình tái chế nhôm tại làng Bình Yên .............................. 35 Hình 2. 2. Sơ đồ tóm tắt Quy trình can thiệp cải thiện điều kiện lao động........ 46 Hình 2. 3. Quá trình thay đổi hành vi cải thiện điều kiện lao động theo mô hình “Lý thuyết về quá trình thay đổi hành vi” ...................................................... 47 Hình 2.4. Sơ đồ quy trình triển khai nghiên cứu ............................................. 58 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tái chế phế liệu nói chung và tái chế kim loại nói riêng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Tái chế kim loại giúp giảm thiểu sử dụng tài nguyên, tạo việc làm, góp phần bảo tồn hệ sinh thái và tạo cơ hội cho phát triển bền vững [33]. Để thực hiện được những vai trò trên thì việc đảm bảo điều kiện lao động an toàn tại các khu vực tái chế kim loại là điều cần thiết. Vì điều kiện lao động đóng vai trò cốt lõi trong hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn cho người lao động và là tiền đề cho sự phát triển của xã hội [24]. Mặc dù có tầm quan trọng như vậy, nhưng thực tế hiện nay cho thấy điều kiện lao động tại cơ sở tái chế kim loại đang tồn tại nhiều yếu tố có hại và yếu tố nguy hiểm gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người lao động. Tỷ lệ mẫu đo vi khí hậu vượt tiêu chuẩn tại làng Phù Ủng là 53,7% [28], số mẫu đo tiếng ồn vượt tiêu chuẩn tại làng Đại Bái là 90,9% [38], hàm lượng bụi toàn phần tại làng Tống Xá vượt tiêu chuẩn từ 1,1-4,6 lần [14]. Bên cạnh đó người lao động cũng phải làm việc với các loại máy và thiết bị không an toàn như các bộ phận truyền động không được che chắn hoặc không được bảo dưỡng định kỳ [12]. Trong khi đó đa số người lao động tái chế kim loại có trình độ học vấn chưa cao, thiếu hiểu biết về các qui định an toàn - vệ sinh lao động [8], [22]. Đồng thời nhiều cơ sở sản xuất, chính quyền địa phương chưa quan tâm và hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa cũng như hiệu quả của việc đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động [9], [31]. Đây là nguyên nhân góp phần làm gia tăng tình trạng bệnh tật và tai nạn lao động. Tỷ lệ người lao động làng Vân Chàng mắc bệnh hệ hô hấp lên tới 48% [25], có tới 38,9% người lao động làng Đồng Sâm bị bệnh về tâm thần kinh [54], tỷ lệ tai nạn lao động tại làng Văn Môn khoảng 75% [47]. Chính vì vậy việc đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động thông qua việc thực hiện các giải pháp cải thiện điều kiện lao động tại các làng nghề tái chế kim loại là vấn đề cần thiết và cấp bách, có ý nghĩa thực tiễn và nhân đạo sâu sắc. 2 Cho đến nay đã có nhiều giải pháp cải thiện điều kiện lao động được nghiên cứu và áp dụng vào thực tế. Kết quả áp dụng các giải pháp này tại các làng nghề đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc cải điều kiện lao động, đồng thời nâng cao nhận thức của người lao động về an toàn - vệ sinh lao động qua đó góp phần đảm bảo an toàn và nâng cao sức khỏe người lao động [12], [102]. Tuy nhiên tại Việt Nam hiện nay việc nghiên cứu cải thiện điều kiện lao động tại các làng nghề có quy mô nhỏ lẻ còn thiếu hụt. Bên cạnh đó hiệu quả của các giải pháp can thiệp đến sức khỏe người lao động chưa được phân tích rõ ràng. Làng nghề tái chế nhôm Bình Yên là một đơn vị hành chính thuộc xã Nam Thanh tỉnh Nam Định. Cho đến nay Bình Yên là làng nghề tái chế kim loại duy nhất của tỉnh Nam Định còn sản xuất theo hình thức hộ cá thể. Do công nghệ sản xuất lạc hậu, nguyên, nhiên liệu sản xuất phức tạp đã tạo ra nhiều yếu tố có hại và yếu tố nguy hiểm gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người lao động. Tuy nhiên khoảng trống tri thức về điều kiện lao động và sức khỏe người lao động tại làng Bình Yên vẫn đang tồn tại. Vậy điều kiện lao động tại đây là như thế nào? Sức khỏe của người lao động ra sao? Liệu có cải thiện được vấn đề này không? Đáp án của các câu hỏi trên có thể giúp đánh giá được quy mô và nguyên nhân của vấn đề để từ đó đưa ra các giải pháp can thiệp phù hợp và khả thi nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao sức khỏe cho người lao động tại đây. Với ý nghĩa như trên, nghiên cứu này đã được tiến hành với 03 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng điều kiện lao động tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. 2. Mô tả tình trạng sức khỏe, bệnh tật của người lao động làng nghề tái chế nhôm Bình Yên, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. 3. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp cải thiện điều kiện lao động tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan điều kiện lao động và làng nghề 1.1.1. Khái niệm và các yếu tố của điều kiện lao động 1.1.1.1. Khái niệm điều kiện lao động “Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tự nhiên thể hiện qua quá trình công nghệ, dụng cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng trong không gian và thời gian nhất định tạo nên những điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất” [10]. 1.1.1.2. Các yếu tố của điều kiện lao động Có nhiều cách để phân chia các yếu tố cấu thành điều kiện lao động, tuy nhiên dựa trên cơ sở hình thành và những ảnh hưởng của các yếu tố đến cơ thể con người, có thể chia điều kiện lao động (ĐKLĐ) thành các nhóm sau [41]: Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên và văn hóa: Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động (máy, thiết bị, công cụ, nhà xưởng, nguyên nhiên vật liệu,..). Các yếu tố liên quan đến tính chất của quá trình lao động (thể lực hay trí óc, thủ công, cơ giới, tự động...). Các yếu tố liên quan đến lao động (trình độ tay nghề, thu nhập, học vấn, tuổi đời, tuổi nghề, …) Các yếu tâm sinh lý lao động và Ecgônômi: mức chịu tải, nhịp điệu lao động của cơ bắp, mức tiêu hao năng lượng, biến đổi sinh lý, sinh hóa của cơ thể, căng thẳng thần kinh, thời gian làm việc ca kíp, tư thế lao động (TTLĐ)… Môi trường lao động: vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió); vật lý (bức xạ nhiệt, ánh sáng, tiếng ồn, rung, phóng xạ, điện từ trường); hóa học (bụi, hơi khí độc hại); vi sinh vật (vi khuẩn, nấm...). 4 1.1.1.3. Một số khái niệm liên quan An toàn lao động (ATLĐ) là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động [39]. Ecgônômi là khoa học nghiên cứu về giải phẫu, tâm sinh lý con người trong môi trường lao động nhằm tìm ra các giải pháp tối ưu hóa hiệu quả lao động, an toàn, sức khỏe và sự tiện lợi, nhẹ nhàng, thoải mái trong công việc và khi vui chơi. Môn khoa học này đòi hỏi một sự nghiên cứu có hệ thống các tác động qua lại giữa con người, máy, thiết bị và môi trường nhằm mục đích làm cho công việc phù hợp với con người [10]. Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động. Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động [39]. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động [39]. Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết [39]. Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động [39]. Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp của nơi làm việc bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc độ vận chuyển của không khí [10]. 5 Các yếu tố vệ sinh lao động bao gồm yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động của không khí); vật lý (bức xạ nhiệt, ánh sáng, tiếng ồn, rung, phóng xạ, điện từ trường); hóa học; vi sinh vật; tâm sinh lý lao động và Ecgônômi; và các yếu tố khác trong môi trường lao động [5]. 1.1.2. Tổng quan về làng nghề Việt Nam 1.1.2.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề Việt Nam Làng nghề là một trong những đặc trưng gắn liền với sự phát triển của nông thôn Việt Nam. Hầu hết các làng nghề truyền thống đã được hình thành và trải qua quá trình phát triển hàng trăm năm, song song với quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại các vùng nông thôn. Các ghi chép cho thấy làng đúc đồng Đại Bái có lịch sử trên 900 năm, làng gốm Bát Tràng là 500 năm, làng chạm bạc Đồng Sâm cũng có niên đại trên 400 năm [4]. Sự ra đời của các làng nghề là do nhu cầu giải quyết lao động trong lúc nông nhàn nhằm sản xuất ra các sản phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày hoặc là sản xuất nông nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, ngày nay bên cạnh các làng nghề truyền thống có rất nhiều làng nghề mới đã hình thành và phát triển rộng khắp trên cả nước, trong đó chủ yếu tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Từ chỗ chỉ sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho người dân trong làng, đến nay sản phẩm của các làng nghề đã đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của nền kinh tế thị trường [4], [42]. 1.1.2.2. Khái niệm và phân loại làng nghề Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006) “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau” [3]. 6 Có nhiều cách khác nhau để phân loại làng nghề, tuy nhiên trên cơ sở tiếp cận vấn đề về môi trường làng nghề thì cách phân loại làng nghề theo ngành sản xuất và loại hình sản xuất là phù hợp hơn cả. Theo đó làng nghề được phân chia thành 6 nhóm ngành chính và mỗi nhóm chính lại có các nhóm nhỏ khác nhau [4]: (i) Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ; (ii) Làng nghề nhuộm, ươm tơ, thuộc da; (iii) Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá; (iv) Làng nghề tái chế phế liệu (trong đó có nhóm làng nghề cơ khí); (v) Làng nghề thủ công mỹ nghệ; (vi) Các nhóm ngành khác: chế tạo công cụ thô sơ, mộc gia dụng, … 1.1.2.3. Vai trò củ a là ng nghề đối vớ i sự phá t triể n kinh tế - xã hội Sự phát triển của là ng nghề đã đáp ứng hầ u hết nhu cầ u cơ bản và thiết yếu của người dân ở nông thôn, có tá c động tích cực đến sả n xuấ t nông nghiêp, ̣ phu ̣c vu ̣ sả n xuất nông nghiêp và phu ̣c vụ đời số ng củ a người dân [56]. Góp ̣ phần giải quyết việc làm tại chỗ, lao động lúc nông nhàn, lao động khuyết tật, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo. Sự phát triển các làng nghề cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kết cấ u ha ̣ tầ ng kinh tế-xã hô ̣i nông thôn, nâng cao trình đô ̣ văn hóa, dân tri ́, đổ i mớ i nông thôn, đồng thời bảo tồn được các giá trị văn hóa dân tộc [13], [33], [56]. 1.1.2.4. Cá c thá ch thưc trong quá trì nh phá t triể n củ a là ng nghề ́ Phầ n lớ n công nghê ̣ và kỹ thuâ ̣t đươ ̣c áp du ̣ng cho sả n xuấ t ta ̣i là ng nghề cò n la ̣c hâ ̣u, năng suấ t lao đô ̣ng thấ p, chấ t lươ ̣ng sả n phẩ m chưa cao, chưa đáp ứng đươ ̣c nhu cầ u củ a thi ̣ trường, ti nh ca ̣nh tranh rấ t ha ̣n chế [8]. Bên cạnh đó ́ do công nghê ̣ sả n xuấ t la ̣c hâ ̣u, hiêu quả sử du ̣ng nhiên liêu thấ p, mă ̣t bằ ng sả n ̣ ̣ xuấ t chật hẹp, viêc đầu tư cho các hê ̣ thố ng xử lý nước thả i, khi ́ thả i, chấ t thả i ̣ rắ n chưa đươ ̣c quan tâm kết hơ ̣p vớ i ý thứ c bả o vê ̣ môi trường củ a người dân cò n chưa cao vi ̀ vâ ̣y hoa ̣t đô ̣ng sả n xuấ t ta ̣i cá c là ng nghề đã ta ̣o ra nhiều hê ̣ lu ̣y cho môi trường và sứ c khỏ e người dân số ng trong vù ng là ng nghề [63]. 7 1.1.2.5. Đặc điểm củ a là ng nghề tái chế kim loại Nhóm làng nghề tái chế chất thải, trong đó có tái chế kim loại là nhóm ngành mới được hình thành, tuy nhiên lại phát triển khá nhanh cả về quy mô và loại hình. Trước đây sản phẩm chủ yếu của nhóm làng nghề này là sản xuất các dụng cụ phục vụ nông nghiệp như cày, bừa, cuốc, xẻng. Tuy nhiên đến nay nhóm làng nghề này đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Đã có thêm rất nhiều loại hình sản xuất mới xuất hiện, như đúc nhôm, đúc đồng, cán kéo sắt, thép, tạo hình sản phẩm cho các ngành công nghiệp sản xuất khác nhau… [8] Với đặc điểm chung là quy mô sản xuất nhỏ lẻ, trình độ công nghệ lạc hậu, nguyên, nhiên liệu sản xuất phức tạp, vấn đề an toàn vệ sinh lao động chưa được quan tâm đúng mức đã tạo nhiều yếu tố có hại và yếu tố nguy hiểm gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người lao động. Quá trình nấu chảy kim loại, ủ và tháo dỡ khuôn đúc có thể tạo ra bụi và các khí độc hại... Quá trình tẩy rửa, làm sạch bề mặt và mạ kim loại có thể phát sinh hơi kiềm, hơi axit… 1.2. Thực trạng điều kiện lao động tại các làng nghề/cơ sở tái chế kim loại 1.2.1. Điều kiện lao động tại các cơ sở tái chế kim loại trên thế giới 1.2.1.1. Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên và văn hóa Các nghiên cứu trước đây tại các quốc gia có tồn tại hình thức sản xuất tái chế kim loại (TCKL) đặc biệt là ở các quốc gia kém và đang phát triển cho thấy một bức tranh chung đó là công nghệ và trình độ kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu. Người lao động (NLĐ) phải làm việc trong điều kiện nguy hiểm và tiếp xúc với nhiều yếu tố độc hại nhưng lại thiếu hụt các phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) [76], [93]. Nhiều khâu trong quá trình sản xuất NLĐ phải thao tác trực tiếp bằng tay [78], [94], bên cạnh đó họ cũng không được cung cấp các thiết bị hỗ trợ nâng nhấc các vật nặng để làm việc [84]. Điều này tạo ra nhiều yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại gây ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe NLĐ. 8 Trong khi đó, trình độ học vấn của NLĐ tại các khu vực TCKL hầu hết đều rất thấp, đặc biệt là ở các quốc gia kém và đang phát triển. Có tới 48,3% NLĐ ở Kusami-Ghana là không có giáo dục chính thức [76], con số này tại làng Freetown - Sierra Leone còn lên tới 58% [86]. Tỷ lệ NLĐ thất học tại một số cơ sở TCKL ở Mumbai - Ấn Độ là 36% [93] và ở Pakistan là 58% [94]. Thời gian lao động trong ngày của NLĐ đều rất dài từ 9-12giờ/ngày. NLĐ TCKL ở Mumbai-Ấn Độ phải làm việc từ 8h-19h hàng ngày [93]. Tại LagosNigeria NLĐ phải làm việc trung bình từ 255-285 giờ/tháng [71]. Mặc dù thời gian làm việc rất dài, nhưng thu nhập của NLĐ lại không cao như kỳ vọng. Có đến 72% NLĐ tại Kusami-Ghana cho rằng thu nhập của họ không đủ để chăm sóc gia đình [76]. Thu nhập bình quân của NLĐ tại Mumbai - Ấn Độ và Freetown-Siera Leon chỉ khoảng 0,44-3,68USD/giờ lao động [86], [93]. Sử dụng các PTBVCN khi làm việc là một trong những giải pháp để hạn chế TNLĐ. Các báo cáo về vấn đề này cho thấy tại các quốc gia phát triển tỷ lệ NLĐ TCKL có sử dụng các PTBVCN khi làm việc là tương đối tốt [75]. Tuy nhiên tại các quốc gia kém và đang phát triển tỷ lệ NLĐ có sử dụng PTBVCN còn rất thấp [76], [86], [94]. Nguyên nhân một phần là do không được chủ sử dụng lao động cung cấp [93] hoặc do việc sử dụng PTBVCN cản trở việc thực hiện thao tác khi làm việc [76]. Hợp đồng lao động là một trong những văn bản quan trọng để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ. Tuy nhiên thực tế cho thấy tỷ lệ NLĐ được ký hợp đồng là không cao [71], thậm chí không có hợp đồng và có thể bị sa thải bất cứ lúc nào [93]. Chính vì không có hợp đồng lao động nên việc đảm bảo các chế độ phúc lợi xã hội của NLĐ còn hạn chế đặc biệt là ở các quốc gia kém và đang phát triển. Họ không được hỗ trợ mua bảo hiểm y tế hay bảo hiểm xã hội [71], [76]. Nếu bị TNLĐ hoặc bị ốm, đau thì NLĐ chỉ được trả một phần chi phí rất thấp cho các điều trị ban đầu [93].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan