Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu địa tầng và trầm tích của cát đỏ khu vực Phan Thiết và đánh giá tiềm ...

Tài liệu Nghiên cứu địa tầng và trầm tích của cát đỏ khu vực Phan Thiết và đánh giá tiềm năng khoáng sản liên quan

.PDF
21
477
74

Mô tả:

Nghiên cứu địa tầng và trầm tích của cát đỏ khu vực Phan Thiết và đánh giá tiềm năng khoáng sản liên quan
Nghiên cứu địa tầng và trầm tích của cát đỏ khu vực Phan Thiết và đánh giá tiềm năng khoáng sản liên quan Nguyễn Quang Lộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn ThS. ngành: Địa chất học; Mã số: 60 44 55 Người hướng dẫn: GS.TS. Trần Nghi Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Chương 1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế nhân văn. Chương 2. Đặc điểm trầm tích và tướng trầm tích. Chương 3. Điều kiện thành tạo và triển vọng khoáng sản. Keywords. Địa chất học; Địa tầng; Trầm tích; Cát đỏ; Khoáng sản; Phan Thiết Content MỞ ĐẦU Hệ tầng Phan Thiết đã được đề cập từ lâu trong các văn liệu địa chất ở Việt Nam [5,7,19] với cái tên gọi “cát đỏ Phan Thiết”, “cao nguyên cát đỏ Phan Thiết”, tầng Phan Thiết, tầng Lương Sơn. Cát đỏ Phan Thiết, một thực thể trầm tích phức tạp và kỳ vĩ, gây ấn tượng mạnh, đã và đang lôi cuốn sự chú ý đổi với các nhà địa chất trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do mức độ tài liệu còn nhiều hạn chế các tác giả khác nhau có những nhìn nhận khác nhau về nguồn gốc và tuổi của các thành tạo này. Cát đỏ Phan Thiết phân bố rộng rãi khu vực dải ven biển từ Tuy Phong kéo dài về phía sân bay Phan Thiết, bị các sông chia cắt tạo ra các vùng Tuy Phong, vùng Lương Sơn và vùng sân bay Phan Thiết. Trên bề mặt, chúng bị các hoạt động của gió chi phối, tạo nên các thành tạo cát gió sinh có tuổi Pleistocen muộn và Holocen sớmgiữa. Trên ảnh hàng không, chúng tạo các dạng địa hình hơi gợn sóng tôn ảnh xám, xám tối, cấu trúc ô mạng. Từ năm 1935 Saurin đã mô tả cát đỏ. Năm 1970 cũng chính Saurin đã tìm thấy Trùng lỗ và sò ốc biển trong cát đỏ ở đảo Phú Quý. Từ năm 1975 đến nay nhiều nhà địa chất Việt nam đã quan tâm nghiên cứu cát đỏ từ nhiều góc độ khác nhau nhằm làm sáng tỏ nguồn gốc, vị trí địa tầng và cơ chế thành tạo phục vụ công tác đo vẽ bản đồ địa chất ở các tỷ lệ khác nhau. Lê Đức An và nnk (1976-1980), Vũ Văn Vĩnh và nnk (1978-1988), Nguyễn Ngọc Hoa và nnk (1994) đã phân cát đỏ ra một hệ tầng có tuổi Q12-3 hoặc Q12. Trần Nghi và nnk (1996) cho rằng cát đỏ được thành tạo liên quan đến 3 đợt biển tiến Q11, Q12-3a và Q13b Cho đến nay việc nghiên cứu đặc điểm các thành tạo trầm tích thuộc hệ tầng cát đỏ Phan Thiết đã được quan tâm một cách đúng đắn và kết quả nghiên cứu đáp ứng được yêu cầu trong nghiên cứu tìm kiếm khoáng sản. Chúng ta đã phát hiện tầng cát đỏ thuộc hệ tầng Phan Thiết chứa sa khoáng titan - zircon có quy mô rất lớn. Trên cơ sở phân tích và tổng hợp tài liệu hiện có về đo vẽ bản đồ địa chất, địa vật lý, các nghiên cứu chuyên đề về kiến tạo và các tài liệu địa chất, địa vật lý và khoan ở khu vực Phan Thiết đã khoanh định chính xác hóa ranh giới các thành tạo địa chất; khoanh định chính xác hóa diện tích phân bố trầm tích cát đỏ trên mặt và tồn tại dưới sâu có chứa sa khoáng titanzircon, khống chế được chiều dày của chúng. Xác định quy mô và chất lượng của các thân quặng sa khoáng. Trong khuôn khổ luận án này học viên chỉ xin trình bày dựa vào 8 phương pháp: - Phương pháp phân tích độ hạt và xử lý số liệu - Phương pháp phân tích lát mỏng thạch học bở rời - Phương pháp tính hệ số mài tròn (Ro) - Phương pháp phân tích rơnghen tính thành phần khoáng vật chứa sắt - Phương pháp xác định khoáng vật nặng và khoáng vật nhẹ bằng dung dịch nặng, kính hai mắt và kính hiển vi phân cực. - Phương pháp phân tích tuổi tuyệt đối bằng phương pháp nhiệt huỳnh quang thạch anh. - Phương pháp phân tích tướng trầm tích - Phương pháp phân chia địa tầng cát đỏ Phan Thiết - Phương pháp tính toán trữ lượng sa khoáng và khảo sát thực địa chi tiết một số mặt cắt tiêu biểu, nhằm làm rõ hơn về các đặc điểm thành phần vật chất, điều kiện thành tạo và đánh giá tiềm năng khoáng sản cho hệ tầng này. Cấu trúc của luận án bao gồm: Mở đầu Chương 1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế nhân văn Chương 2. Đặc điểm trầm tích và tướng trầm tích Chương 3. Điều kiện thành tạo và triển vọng khoáng sản Kết luận Để hoàn thành luận văn này tác giả đã nhận được sự tạo điều kiện và khích lệ của lãnh đạo Trung tâm Kiểm định và Công nghệ địa chất – Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Ban chủ nhiệm khoa Địa chất. Đặc biệt tác giả đã nhận được những ý kiến đóng góp hết sức tận tình của GS.TS Trần Nghi. Cho phép tác giả được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự giúp đỡ quý báu nói trên. Chương I ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ, NHÂN VĂN I.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ Cát đỏ rất dễ dàng nhận ra nhờ màu đỏ rượu vang đặc trưng, đã tạo nên một ấn tượng mạnh về mặt địa chất. Dọc ven biển từ Cam Ranh, Hòn Đỏ, Maviec, Tuy Phong, Bắc Phan Thiết, Nam Phan Thiết và Hàm Tân đến đảo Phú Quý, Côn Đảo cát đỏ phân bố với diện lộ khác nhau và các độ cao khác nhau từ 0m đến 200m. Từ các bãi triều ở bờ biển Nam Phan Thiết, Tuy Phong đến các cao nguyên trùng điệp như ở Sông Lũy, Mũi Né rồi đến các bậc thềm biển phân bậc rõ ràng như ở Maviec, cát đỏ có sự phân bố khá đa dạng. Chiều dài theo đường bờ biển khoảng 270 km; chiều dài đi theo Quốc lộ 1A khoảng 235 km. Chiều rộng các khu vực từ 2,0 km đến 21,5 km. Tổng diện tích khu vực điều tra nghiên cứu là 1.262 km2 . I.1.1. Khu vực Tuy Phong - Bắc Phan Thiết Khu vực Tuy Phong - Bắc Phan Thiết nằm về phía đông bắc thành phố Phan Thiết, theo dải ven biển từ phường Phú Hài thuộc thành phố Phan Thiết kéo dài khoảng 70 km đến thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong. Diện tích nghiên cứu thuộc địa phận các xã: Phong Phú, Bình Thạnh, Chí Công, Hòa Minh, Hòa Phú, thị trấn Liên Hương, Phan Rí Cửa thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận; các xã: Phan Rí Thành, Hồng Thái, Phan Thanh, Lương Sơn, Sông Luỹ, Bình Tân, Hồng Phong, Hòa Thắng, huyện Bắc Bình; các xã: Hồng Liêm, Hồng Sơn, Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc; các phường: Phú Hải, Hàm Tiến, Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Diện tích của khu vực là 739 km2. I.1.2. Khu vực Hàm Thuận Nam Khu vực Hàm Thuận Nam nằm phía nam - tây nam thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (cách trung tâm thành phố khoảng 1,5 km). Về địa giới hành chính bao gồm: xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết; các xã: Hàm Mỹ, Hàm Kiệm, Hàm Cường, Hàm Minh, Thuận Quý, Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam; các xã: Tân Hải, Tân Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận; Diện tích khu vực 523 km2, giới hạn bởi các điểm góc có to ̣a độ thống kê trong. I.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN I.2.1. Đặc điểm địa hình Dải ven biển từ Ninh Thuận đến bắc Bà Rịa - Vũng Tàu, với chiều dài gần 300 km có mặt các dạng địa hình: địa hình núi, địa hình đồi, địa hình đồng bằng. Địa hình núi chiếm diện tích nhỏ, thường phân bố ở phía tây đới ven bờ; địa hình này có độ cao từ 500 m đến 1.000 m, thường có đỉnh nhọn, sườn dốc, địa hình phân cắt khá mạnh. Địa hình đồi, đồi thấp phân bố rải rác ven bờ, có khi tạo thành các mũi nhô ra biển. Địa hình đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, bề mặt nghiêng thoải dần ra biển với độ cao tuyệt đối từ vài mét đến gần hai trăm mét. I.2.2. Mạng sông, suối, bàu nước và bờ biển Trong vùng nghiên cứu có các sông điển hình như: sông Lũy, sông La Ngà, sông Cái ... các đặc trưng chính của các sông thể hiện theo Vào mùa khô phần lớn các sông đều có dòng chảy yếu, nhiều chỗ có thể lội qua được. Mùa mưa nước khá lớn, có thể gây lũ lụt song chỉ mang tính tức thời. Nhìn chung, các sông không có khả năng giao thông đường thủy. Trên lưu vực các sông là mạng lưới các suối nhỏ, phần hạ lưu mật độ khá dày. Các suối này về mùa khô phần lớn bị cạn kiệt hoặc dòng chảy rất yếu. Các bàu nước tù có trữ lượng lớn là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và nông nghiệp tại một số địa phương như: Bàu Trắng, Bàu Me, Bàu Tàn, Bàu Thêu… Quá trình xâm thực, tích tụ và phát triển đường bờ tạo ra dạng địa hình bờ đặc trưng với các bán đảo, mũi nhô ra biển: Mũi La Gàn, Mũi Né, Mũi Kê Gà, các vũng, vịnh lõm sâu vào nội địa: vũng Trâu Nằm, vịnh Phan Thiết, vũng Tàu, vũng Ninh Chữ... các yếu tố đó làm cho địa hình đường bờ thêm phức tạp. I.2.3. Thảm thực vật Hầu hết các núi đều bị trọc hóa bởi hoạt động canh tác hoặc đốn củi của con người. Hiện nay, một số núi thực vật được trồng mới hoặc tái sinh nhưng chưa đủ phủ xanh hoàn toàn đồi trọc. Thảm thực vật tự nhiên ở núi, đồi và các bãi cát chủ yếu là cây thân thảo, cây dây leo, cây thân mộc kém phát triển. Tuy nhiên, có một số khu vực thực vật tự nhiên được bảo tồn khá tốt như: rừng đặc dụng Tà Kou, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. I.2.4. Khí hậu, hải văn I.2.4.1. Khí hậu a/ Nhiệt độ Khu vực tỉnh Bình Thuận có nền nhiệt độ cao quanh năm. Hầu hết các nơi đều có nhiệt độ trung bình năm dao động từ 26,5 - 27,00C. Trong 3 năm gần đây, nền nhiệt độ của Bình Thuận vẫn ở mức xấp xỉ đến cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) một ít. Theo đúng quy luật hàng năm, nhiệt độ trung bình thấp nhất thường xảy ra vào tháng 2 (24,5 - 24,70C), sau đó tăng dần và thường đạt cực đại vào các tháng 4, 5 (27,9 - 28,40C) sau đó lại giảm dần đến tháng 1 năm sau. Tuy nhiên, từng năm cụ thể tháng lạnh nhất trong mùa đông là tháng 12 hoặc tháng 1, đôi khi là tháng 2. Tháng nóng nhất có thể là tháng 5, tháng 6 hoặc tháng 7, tháng 8. Nhiệt độ trung bình trong 3 năm: từ 2007 đến năm 2009 được trình bày trong b/ Chế độ mưa Ở khu vực tỉnh Bình Thuận khí hậu có sự phân hóa theo 2 mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau với lượng mưa phổ biến từ 270 - 470 mm, mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11 trùng với thời kỳ hoạt động của gió mùa Tây Nam. Lượng mưa có sự phân hóa theo các vùng rất rõ rệt, ở phía bắc và trung tâm phổ biến từ 1.100 mm đến 1.200 mm, xấp xỉ TBNN, còn khu vực phía nam và vùng núi phía tây phổ biến từ 1.800 mm đến 2.500 mm, cao hơn TBNN từ 100 mm đến 200 mm. Tổng lượng mưa trung bình của 3 năm 2007 - 2009 tại tỉnh Bình Thuận từ 1.200 m đến 2.500 mm gần bằng đến cao hơn trung bình nhiều năm. c/ Độ ẩm Độ ẩm tương đối trung bình năm dao động từ 76% đến 81%, ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm. Độ ẩm tương đối trung bình biến đổi từ tháng này qua tháng khác chỉ chênh lệch 2 đến 4%, riêng tháng kết thúc mùa khô bắt đầu mùa mưa độ ẩm không khí chênh lệch 4 đến 7%. Độ ẩm cao nhất tháng trùng với mùa mưa, độ ẩm thấp nhất trùng với tháng mùa khô. d/ Nắng Khu vực Bình Thuận đều có thời gian nắng lớn. Tổng số giờ nắng trung bình năm từ 2.660 đến 2.700 giờ. So với trung bình nhiều năm, tổng số giờ nắng những năm gần đây thấp hơn từ 100 - 150 giờ. e/ Bốc hơi Tổng lượng bốc hơi ở khu vực Bình Thuận tương đối ổn định. Tổng lượng bốc hơi trung bình 3 năm gần đây đạt từ 1.500 - 1.700 mm. Tổng lượng bốc hơi trong tháng dao động từ 112 mm đến 149 mm, tháng có tổng lượng bốc hơi cao nhất là tháng 4 đạt 149 mm (trùng với mùa khô) và tháng thấp nhất là tháng 6 đạt 112 mm (trùng với mùa mưa). f/ Các hiện tượng thời tiết khác - Bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ): mùa bão ở khu vực Bình Thuận từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm, nhiều nhất là tháng 10 và tháng 11. Mùa bão xảy ra trùng với thời kỳ hoạt động của gió mùa mùa đông và dải hội tụ nhiệt đới theo chu kỳ khí hậu tự nhiên cũng hoạt động ở vĩ độ này. - Gió Tây khô nóng: hàng năm vào khoảng hạ tuần tháng 4, gió Tây khô nóng xuất hiện ở những vùng thung lũng thấp, vào giữa và cuối tháng 5 thì xuất hiện hầu hết những vùng còn lại. Tuy nhiên, có những năm thời tiết khô nóng xuất hiện rất sớm, từ trung tuần tháng 3. Thời gian kết thúc của loại thời tiết này cũng khác nhau khá nhiều qua các năm, trung bình khoảng hạ tuần tháng 8 và thượng tuần tháng 9. Gió Tây khô nóng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và các hoạt động sản xuất. - Gió mùa Đông Bắc: riêng tỉnh Bình Thuận hầu như ít chịu ảnh hưởng. Đợt gió mùa Đông Bắc đầu tiên ảnh hưởng đến khu vực thường từ tháng 10, song cũng có năm mới tháng 11 hoặc thậm chí đến tháng 12. Thời gian kết thúc thường vào tháng 4, nhưng thỉnh thoảng có năm đến tháng 5 vẫn còn. - Dông: mùa dông ở Bình Thuận gắn liền với thời kỳ gió mùa mùa hạ và bắt đầu thời kỳ gió mùa mùa đông, mạnh nhất vào gần thời kỳ bắt đầu gió mùa mùa hạ hoạt động mạnh và kết thúc gió mùa. Dông ở vùng núi hay thung lũng nhiều hơn vùng đồng bằng ven biển. Tỉnh Bình Thuận chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam mạnh mẽ nhất, nên dông kèm theo lốc xoáy thường hay xảy ra ở vùng núi của tỉnh. I.2.4.2. Hải văn Hoàn lưu: Khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8, khi gió mùa tây nam mạnh, tạo nên xoáy nghịch quy mô lớn ở nam Biển Đông. Vào các tháng 12 đến tháng 2 năm sau, thời kỳ gió đông bắc mạnh trên Biển Đông xuất hiện một hoàn lưu xoáy thuận quy mô lớn. Dưới tác động của các khối nước bên ngoài Biển Đông do chế độ gió mùa đã hình thành 3 loại cấu trúc nước Biển Đông: cấu trúc nhiệt đới, cấu trúc nhiệt đới biến tính và cấu trúc nhiệt đới xích đạo (theo Lê Đức Tố, 2003) Sóng: trên Biển Đông nhìn chung không lớn, phụ thuộc vào chế độ gió mùa, gió mùa đông bắc gây ra sóng lớn hơn gió mùa tây nam. Sóng do gió mùa đông bắc cao cấp V (2,0 3,5 m) chiếm 20 - 30%, trong khi gió tây nam chỉ chiếm 10 - 20%. Thủy triều: Ven biển Nam Trung Bộ thủy triều mang tính bán nhật triều không đều và nhật triều không đều. Tại Bình Thuận chế độ bán nhật triều không đều, độ cao triều cường 2,0 - 3,5 m. I.3. KINH TẾ, NHÂN VĂN I.3.1. Giao thông Khu vực nghiên cứu có Quốc lộ 1A chạy qua, cách bờ biển từ vài trăm mét đến vài chục kilomet. Đặc biệt, để phục vụ cho phát triển kinh tế và nhu cầu đi lại những năm gần đây các đường liên huyện, liên xã được mở rộng, nâng cấp hoặc làm mới; đường ven biển được trải nhựa có thể đi dọc ven biển. Hệ thống đường sắt đi qua có ga chính, thuận tiện cho giao thông và vận chuyển hàng hóa. Tỉnh Bình Thuận có cảng Phan Thiết và sắp mở cảng Kê Gà phục vụ cho giao thông đường thủy. I.3.2. Dân cư Dân cư trong vùng chủ yếu là người Kinh, ngoài ra có ít người Chăm, người Hoa. Người dân tập trung với mật độ cao ở các thị trấn, thị xã và thành phố. Họ sống với các ngành nghề đa dạng: Công, nông, ngư nghiệp và buôn bán. Các miền quê ven biển mật độ dân thưa thớt hơn, nghề nghiệp chủ yếu nông, ngư nghiệp, một bộ phận buôn bán nhỏ. Trên diện tích điều tra chủ yếu là các cồn cát, bãi cát khô hạn nên mật độ dân cư rất thưa thớt. Cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm…được xây mới hoặc cải tạo nâng cấp khang trang hơn. Điều kiện trường học và chế độ chăm sóc y tế tương đối tốt. Tuy nhiên, hiện nay một số địa phương ven biển trong vùng công tác người dân trình độ dân trí còn thấp, nạn mù chữ vẫn chưa được xóa bỏ một cách triệt để. I.3.3. Các hoạt động kinh tế - xã hội trong vùng Tiềm năng đa dạng cho phát triển du lịch là ưu điểm nổi bật của tỉnh Bình Thuận với khí hậu quanh năm nắng ấm. Cảnh quan tự nhiên, phong phú, độc đáo không chỉ có ở vùng bờ biển phía đông mà cả các vùng trung du, đồi núi phía tây của tỉnh nhưng chưa được khám phá và khai thác hết tiềm năng. Hệ thống giao thông và các dịch vụ hạ tầng phục vụ du lịch đã và đang được đầu tư khá đồng bộ. Từ tiềm năng trên, những năm qua, Bình Thuận đã thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư tại địa phương. Một lợi thế khác của Bình Thuận là có bờ biển dài, diện tích cồn cát hoang hóa rất lớn quanh năm lộng gió nên có khả năng xây dựng các tổ hợp nhà máy điện gió, tỉnh và Chính phủ đã chấp thuận cho doanh nghiệp xây dựng một số nhà máy điện gió ở các huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Nam. Tuy nhiên, đến nay chỉ có nhà máy điện gió ở Tuy Phong đang hoạt động. I.4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU I.4.1. Giai đoạn trước năm 1975 Trước ngày Miền Nam giải phóng (năm 1975), các tài liệu nghiên cứu địa chất và khoáng sản nói chung và sa khoáng ven biển nói riêng ở các tỉnh phía Nam còn mang tính sơ lược. - Từ năm 1922 đến 1952, có sự nghiên cứu đáng kể của các nhà địa chất Pháp: E.Saurin, Fromaget, Hoffet, Shepard thể hiện qua việc lập các bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000 tờ Nha Trang, bản đồ địa chất tỷ lệ 1:2.000.000 toàn Đông Dương, bản đồ địa chất đáy biển tây Thái Bình Dương. - Từ năm 1954 đến năm 1975 có các công trình nghiên cứu liên quan đến sa khoáng ven biển của các nhà địa chất: Plarala, Nguyễn Hữu Khổ, Nông Văn Bé, Noskes, Fontaine, Nguyễn Tấn Thi, Phạm Tuyết Nhung. Tuy nhiên, các công trình này hoặc mang tính dàn trải hoặc cục bộ, không được ứng dụng thực tiễn. I.4.2. Giai đoạn sau năm 1975 Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, các công trình nghiên cứu địa chất và khoáng sản được xúc tiến khá toàn diện và có hệ thống. - Năm 1975 - 1979, Nguyễn Xuân Bao, Trần Đức Lương và n.n.k đã thành lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000 toàn lãnh thổ Miền Nam. - Năm 1980 - 1982, chuyên gia Liên Xô (cũ) cùng các nhà địa chất của Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tiến hành đề tài nghiên cứu ilmenit ven biển Việt Nam. - Năm 1983, Đào Thanh Bình - Phạm Văn Hát đã tiến hành tìm kiếm tỉ mỉ ilmenit Chùm Găng, Hàm Tân, Thuận Hải. Phạm vi nghiên cứu thuộc địa phận 3 xã: xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam; xã Tân Hải, Tân Bình, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Trong công trình này, các tác giả đã xác định tích tụ cát vàng có nguồn gốc gió vQ23 ven biển Hàm Tân (từ sông Dinh đến mũi Kê Gà) có triển vọng về sa khoáng ilmenit, zircon. Hàm lượng ilmenit từ 20 - 80 kg/m3, zircon từ 8 đến 20 kg/m3. Trữ lượng 1.954.454 tấn ilmenit; 420.542 tấn zircon. Riêng khu mỏ Chùm Găng các tác giả đã tính trữ lượng cấp C2 cho ilmenit là 374.093,37 tấn; 68.377,29 tấn zircon. - Năm 1984, Nguyễn Viết Thắm và n.n.k hoàn thành "Báo cáo kết quả tìm kiếm đánh giá triển vọng cát trắng và sa khoáng dọc biển từ Hòn Gốm đến Vũng Tàu". Trong báo cáo này các ông đã đề cập đến các điểm tụ khoáng tạo ra các thân quặng ilmenit có giá trị công nghiệp: Hòn Gốm, Thiện Ái, Mũi Né, Hàm Tân. Tuy nhiên, chỉ nhắc đến một cách sơ lược. - Năm 1985 - 1988, Đào Thanh Bình tiến hành thăm dò sơ bộ mỏ sa khoáng ilmenit zircon Hàm Tân, Thuận Hải. Tác giả tính tổng trữ lượng khoáng vật quặng (ilmenit, zircon, rutin, leucoxen, anatas) cấp C1 + C2 trong cân đối cho toàn khu mỏ Hàm Tân 569.377 tấn; ngoài cân đối là 586.042 tấn. - Năm 1985 - 1989, Nguyễn Thị Kim Hoàn và n.n.k nghiên cứu về triển vọng sa khoáng titan ven biển Việt Nam đã đề cập tương đối hệ thống về đặc điểm, điều kiện địa chất thành tạo các mỏ sa khoáng titan ven biển Việt Nam. Trong đó, các tác giả có sự cảnh báo về triển vọng sa khoáng trong cát đỏ. - Năm 1988, Nguyễn Đức Thắ ng và n .n.k đã hoàn thành công trình đo v ẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản nhóm tờ Bế n Khế - Đồng Nai, tỷ lệ 1:200.000. Công trình này đã xếp các thành tạo bở rời ven biển Nam Trung Bộ thuộc trầm tích Đệ Tứ và đã sơ bộ phân chia theo nguồn gốc trầm tích và phân chia đến bậc. Trong tờ Phan Thiết, tác giả đã mô tả hệ tầng Phan Thiết chứa khoáng vật nặng: ilmenit 2 - 5 kg/m3, rutil 0,06 - 0,15 kg/m3, zircon 0,2 - 0,5 kg/m3. - Năm 1989, Nguyễn Hữu Nghê trong “Báo cáo tìm kiếm nước dưới đất vùng Phan Rang - Tháp Chàm, 1989” đã nhận định: trầm tích biển tướng bar cát hệ tầng Phan Thiết (mbQ123 pt) rất giàu khoáng vật quặng. Hàm lượng ilmenit từ 2 đến 3 kg/m3 đến 1% trong cát; rutin 65- 150 g/m3; zircon từ 230 đến 250 g/m3. - Năm 1991 - 1994, Nguyễn Biểu và n.n.k đã điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng sản sa khoáng ven bờ (0 - 30 m nước) Miền Trung (Nga Sơn - Vũng Tàu). Công trình này đã nhắc đến các điểm sa khoáng Mũi Né, Bình Nhơn, Hàm Tân, La Gi, Hòn Gốm, Ba ngòi - Cam Ranh... đây là tài liệu quý, có tính định hướng cho công tác tìm kiếm sa khoáng tiếp theo. - Năm 1998, Hoàng Phương và n .n.k đã hoàn thành công trình đo v ẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản nhóm tờ Phan Thiết, tỷ lệ 1:50.000. Các điểm sa khoáng ven biển được đề cập: Mũi Né, Thiện Ái, Bình Nhơn và các phân vị trầm tích Đệ Tứ có dấu hiệu chứa ilmenit có giá trị. - Năm 1997 - 2001, Nguyễn Văn Cường và n.n.k tiến hành đo vẽ địa chất và tìm kiếm khoáng sản nhóm tờ Hàm Tân - Côn Đảo, tỷ lệ 1:50.000. Trong công trình này, ngoài các loại khoáng sản: thiếc, đồng, vàng, sắt... nước khoáng, vật liệu xây dựng, cát thuỷ tinh; các tác giả đã đề cập đến khu mỏ ilmenit, zircon Hàm Tân. Tổng hợp kết quả một số lỗ khoan máy, các tác giả đã lưu ý cần tìm kiếm các thân quặng ilmenit bị chôn vùi trong tích tụ cát đỏ hệ tầng Phan Thiết. - Năm 2005, Đào Mạnh Tiến và n.n.k trong “Báo cáo điều tra địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và tai biến địa chất vùng biển Nam Trung Bộ từ 0 - 30 m nước ở tỷ lệ 1:100.000 và một số vùng ở tỷ lệ 1:50.000” đã nhận định: sa khoáng titan - zircon phân bố chủ yếu trong trầm tích Holocen (nguồn gốc biển, gió) và trong cát đỏ hệ tầng Phan Thiết. - Tháng 8/2007, Nguyễn Văn Thuấn, Võ Quang Bình; sau khi nghiên cứu kết quả các lỗ khoan tay trong Đề án: “Điều tra, đánh giá triển vọng sa khoáng ven biển từ Khánh Hòa đến Bà Rịa - Vũng Tàu”, đã nhận định trong tầng cát đỏ thuộc hệ tầng Phan Thiết có khả năng chứa sa khoáng titan - zircon công nghiệp. Từ nhận định này, Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ đã thi công 18 lỗ khoan máy trong tầng cát đỏ thuộc hệ tầng Phan Thiết ven biển Ninh Thuận, Bình Thuận. Các lỗ khoan có chiều sâu từ 25,5 m đến 103,5 m. Căn cứ kết quả khoan máy, các tác giả kết luận: tầng cát đỏ thuộc hệ tầng Phan Thiết chứa sa khoáng titan zircon có triển vọng công nghiệp với tài nguyên dự báo hàng trăm triệu tấn. Các tác giả đề nghị: cần tổ chức điều tra, đánh giá và thăm dò sa khoáng titan - zircon trong tầng cát đỏ vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và Bắc Bà Rịa - Vũng Tàu. - Năm 2004 - 2008, Trần Văn Thảo và n.n.k Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ thi công đề án “Điều tra, đánh giá triển vọng sa khoáng ven biển từ Khánh Hòa đến Bà Rịa Vũng Tàu” trên diện tích 785,5 km2 thuộc tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu. Các tác giả đã khoanh định các diện tích có triển vọng sa khoáng với tổng tài nguyên dự tính và dự báo cấp 333 + 334a là 61.988.848 tấn khoáng vật nặng có ích, trong đó cấp 333 là 2.605.012 tấn. I.5. ĐỊA TẦNG CÁT ĐỎ PHAN THIẾT Các thành tạo địa chất (cát đỏ) của hệ tầng Phan Thiết có diện phân bố rộng rãi nhất so với các phân vị địa chất khác ven biển Nam Trung Bộ. Tại khu Tuy Phong cát đỏ lộ dọc 2 bên Quốc lộ 1A thuộc xã Bình Thạnh, diện tích khoảng 15 km2, phần bị phủ bởi cát xám khoảng 25 km2. Tại khu Bắc Phan Thiết tầng cát đỏ lộ liên tục, kéo dài hơn 50 km từ huyện Bắc Bình đến Bắc thành phố Phan Thiết, diện tích khoảng 520 km2. Tại khu vực Hàm Thuận Nam, thành tạo này lộ kéo dài từ xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết đến xã Tân Thành, huyện Hàm Tân chiều dài >25 km, chiều rộng trung bình khoảng 7 km, diện tích khoảng 132,0 km2. Ngoài ra còn các khối sót lộ rải rác ven biển huyện Hàm Tân. Thành phần trầm tích của hệ tầng Phan Thiết gồm chủ yếu là cát hạt nhỏ đến vừa, cát pha bột, sét nén ép khá chặt. Màu thay đổi từ trắng, vàng đến đỏ, hay đỏ loang lổ trắng; màu đỏ là màu phổ biến và đặc trưng của hệ tầng. Trầm tích có cấu tạo phân lớp sóng ngang, sóng xiên, nghèo di tích sinh vật, phủ bất chỉnh hợp lên nhiều thành tạo địa chất khác nhau, như hệ tầng Mũi Né (mQ11mn), hệ tầng Liên Hương (N2lh), các đá Mesozoi và bị phủ bởi các trầm tích biển Pleistocen muộn đến Holocen. I.5.1. Khu vực Tuy Phong - Bắc Phan Thiết Trên mặt cắt địa chất theo tài liệu khoan máy các tuyế n T.2, T.10, T.22, T.34, T.48 thuộc khu vực Tuy Phong - Bắc Phan Thiết các thành tạo trầm tích hệ tầng Phan Thiết được chia làm 4 tập: Tập 1 (mQ1pt1): cát thạch anh hạt nhỏ đế n trung lẫn bô ̣t sét màu đỏ phớt tim , đỏ loang lổ ́ trắng, gắn kết chă ̣t, phủ trên bề mặt bào mòn của trầm tích hệ tầng Liên Hương (N2lh), Mũi Né (mQ1mn), Nha Trang (K2nt) và đá của Phức hệ Đèo Cả (K2đc). Chiề u dày tập từ 9,0 m đến 18,0 m, trung bình 11,5 m; chiều dày quặng từ 7,9 m đến 17,3 m, trung bình 10,1 m. Hàm lượng khoáng vật nặng có ích trung bình 0,706%; hàm lượng khoáng vật Zircon trung bình 0,103% và hàm lượng sét, bột trung bình 19,4%. Tập 2 (mQ1pt2): cát thạch anh hạt nhỏ đế n trung lẫn bô ̣t sét màu đỏ nha ̣t , nâu vàng, xám trắng, loang lổ , gắn kết chă ̣t, ranh giới giữa t ập 1 và 2 chuyể n tiế p từ từ . Chiề u dày của t ập ở khu vực Tuy Phong - Bắ c Phan Thiế t t ừ 17,0 m đến 50,0 m, trung binh 33,5 m; chiều dày ̀ quặng từ 16,3 đến 48,6 m, trung bình 32,1 m. Hàm lượng khoáng vật nặng có ích trung bình 0,727%; hàm lượng khoáng vật Zircon trung bình 0,129% và hàm lượng sét trung bình 15,5%. Tập 3 (mQ1pt3): cát thạch anh hạt trung đế n vừa lẫn bô ̣t sét màu vàng nha ̣t , đỏ nhạt, gắn kết chă ̣t, ranh giới giữa t ập 2 và 3 chuyể n tiế p từ từ . Chiề u dày nh ịp từ 17,5 m đến 49,5 m, trung bình là 27,0 m; chiều dày quặng từ 16,1 m đến 38,2m, trung bình 25,7 m; hàm lượng khoáng vật nặng có ích trung bình 0,638%; hàm lượng khoáng vật Zircon trung bình 0,103% và hàm lượng sét trung bình 12,038%. Tập 4 (mQ1pt4): cát thạch anh hạt nhỏ đế n trung lẫn bô ̣t sét màu đ ỏ nhạt, đỏ tươi, đỏ thẫm, gắn kết chă ̣t, ranh giới giữa t ập 3 và 4 chuyể n tiế p từ từ . Chiề u dày t ập từ 17,5 m đến 63,0 m, trung bình 33,5 m; chiều dày quặng từ 16,3 đến 61,9 m, trung bình 32,6 m. Hàm lươ ̣ng khoáng vâ ̣t nă ̣ng có ich trung binh 0,630%; hàm lượng khoáng vật Zircon trung binh ́ ̀ ̀ 0,102% và hàm lượng sét trung bình 11,257%. I.5.2. Khu vực Hàm Thuận Nam Trên mặt cắt địa chất theo tài liệu khoan máy các tuyế n T .76, T.102, T.122 thuộc khu vực Hàm Thuận Nam các thành tạo trầm tích hệ tầng Phan Thiết chỉ xuất hiện 3 tập. Tập 2 (mQ1pt2): cát thạch anh hạt nhỏ đế n trung lẫn bô ̣t sét màu đỏ nha ̣t , nâu vàng, xám trắng, loang lổ , gắn kết chă ̣t . Tập này phủ bất chỉnh hợp lên thành tạo sét kết Tiến Thành (N2(?)tt), các đá núi lửa hệ tầng Nha Trang (K2nt), các đá granitoid phức hệ Đèo cả (K2đc). Chiề u dày của tập từ 8,0 m đến 25,0 m, trung binh 16,5 m; chiều dày quặng từ 7,5 m đến 23,5 ̀ m, trung bình 14,8 m. Hàm lượng khoáng vật nặng có ích t ừ 0,344% đến 0,467%, trung binh ̀ 0,401%; hàm lượng khoáng vậ t zircon trung bình 0,073% và hàm lượng sét trung bình 20,162% (xem Bảng I.9). Tập 3 (mQ1pt3): cát thạch anh hạt trung đế n vừa lẫn bô ̣t sét màu vàng nha ̣t , đỏ nhạt, gắn kết chă ̣t , ranh giới giữa t ập 2 và 3. chuyể n tiế p từ từ . Chiề u dà y tập trung bình là 27,0 m; chiều dày quặng trung bình 23,0 m. Hàm lượng khoáng vật nặng có ích trung bình 0,425%; hàm lượng khoáng vật zircon trung bình 0,051% và hàm lượng sét trung bình 13,490% (xem Bảng I.9). Tập 4 (mQ1pt4): cát thạch anh hạt nhỏ đế n trung lẫn bô ̣t sét màu đ ỏ nhạt, đỏ tươi, đỏ thẫm, gắn kết chă ̣t, ranh giới giữa t ập 3 và 4 chuyể n tiế p từ từ . Chiề u dày nh ịp trung bình là 30,0 m; chiều dày quặng trung bình 27,0 m; hàm lượng khoáng vật nặng có ích tru ng binh ̀ 0,382%; hàm lượng khoáng vật zircon trung bình 0,049% và hàm lượng sét trung bình 14,511% Chương II ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH VÀ TƯỚNG TRẦM TÍCH II.1. ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH II.1.1 Đặc điểm thành phần vật chất Trên cơ sở tài liệu vết lộ và lỗ khoan thu thập được tác giả xây dựng một số mặt cắt cho từng khối ở từng khu vực khác nhau trên diện tích vùng nghiên cứu để làm rõ hơn về đặc điểm thành phần vật chất cho hệ tầng này. Mặt cắt 1, tại Suối Tiên, phía tây bắc Mũi Né, các trầm tích của hệ tầng Phan Thiết lộ ra thành vách, từ dưới lên gồm 4 tập: Tập 1: Cát thạch anh hạt vừa màu xám trắng, gắn kết trung bình, phủ lên trên bề mặt bào mòn của trầm tích cát pha bột sét màu xám, loang lổ nâu vàng, gắn kết cứng chắc thuộc hệ tầng Mũi Né (mQ1mn). Tập dày 1 đến 4m, có tuổi 181.000 năm xác định theo phương pháp nhiệt huỳnh quang thạch anh (mẫu VN#14). Tập 2: Cát thạch anh hạt vừa màu trắng, xám trắng, gắn kết yếu, cấu tạo dạng phân lớp ngang, phủ trên trực tiếp lên tập 1. Dày 1m đến 3m. Tập 3: Cát thạch anh hạt vừa màu vàng, màu nâu, gắn kết yếu, ranh giới tập 2 và tập 3 chuyển tiếp từ từ. Dày 2m đến 3m. Tập 4: Cát thạch anh hạt từ nhỏ đến vừa pha bột màu đỏ, gắn kết trung bình, tập 3 và 4 chuyển tiếp từ từ, phần dưới của tập (cách lòng suối ≈ 20m) có tuổi 73.900 8.100 năm xác định theo phương pháp nhiệt huỳnh quang thạch anh (mẫu VN#15). Dày trên 50m. Trong mặt cắt này, có 2 nhịp trầm tích: nhịp 1(tập 1), nhịp 2(gồm các tập 2,3 và 4). Sự thay đổi màu sắc của nhịp 2 phản ánh sự phân đới của quá trình phong hóa theo phương thức thấm đọng. Mặt cắt 2, ở ven biển, phía bắc Mũi Né, cách Hòn Rơm 3km về phía tây, các trầm tích của hệ tầng Phan Thiết bị xâm thực tạo vách cao 80m, mặt cắt từ dưới lên trên gồm 7 tập: Tập 1 (013m): Cát thạch anh hạt vừa, màu đỏ, gắn kết trung bình, cấu tạo phân lớp sóng ngang, sóng xiên. Trên mặt bị laterit hóa tạo lớp mũ sắt dày 25cm. có tectit sắc cạnh ghim vào (?). Chưa rõ quan hệ dưới dày  13m. Tập 2 (1316m): Cát thạch anh hạt vừa mau trắng loang lổ, gắn kết trung bình, cấu tạo phân lớp sóng ngang. Dày 3m. Tập 3 (1618m): Cát thạch anh hạt vừa xen hạt lớn, màu trắng, gắn kết trung bình, cấu tạo phân lớp ngang, trền bề mặt chứa nhiều vụn Mollusca. Dày 2m. Tập 4 (1825m): Cát thạch anh hạt nhỏ, gắn kết trung bình, cấu tạo khối xen cấu tạo xiên chéo do sóng, trầm tích có màu đỏ. Dày 7m. Trên bề mặt tập này gặp tectit dạng mảnh bát vỡ. Tập 5 (2555m): Cát thạch anh hạt nhỏ - vừa lẫn lộn bột màu đỏ tươi, đỏ sẫm, cấu tạo khối, phần dưới có cấu tạo phân lớp ngang mờ, trầm tích gắn kết trung bình. Kết quả xử lý mẫu phân tích độ hạt (P.24386/10) cho thấy tỷ lệ phần trăm các cấp hạt cát chiếm 100%. Trầm tích chọn lọc tốt, hệ số chọn lọc S0=1,54, trầm tích biến động yếu Cv=9,89%. Kích thước trung bình hạt vụn Md=0,216mm; đồ thị đường cong phân bố độ hạt có dạng 1 đỉnh – chế độ thủy động lực trầm tích đơn giản, ổn định. Hệ số bất đối xứng Sk=1,26 – hạt vụn phân bố tập trung về phía cấp hạt nhỏ. Tỷ lệ thành phần hạt vụn (trong cấp hạt >0,1mm): thạch anh 84,43%, felspat 1,77%, khoáng vật nặng 1,5%; mảnh sét 1,22%. Thành phần khoáng vật theo kết quả phân tích rơnghen: thạch anh 60%, felspat 20%, kaolinit 5%, hydromica 10%, goetit 5%. Ngoài ra trong thành phần trầm tích còn có ít Mollusca cỡ nhỏ. Hệ số nhận dạng môi trường Re=2,61. Các thông số này phản ánh trầm tích thành tạo ở môi trường ven biển. Kết quả phân tích hóa toàn phần (P.24386/10): SiO2 = 90,82%; TiO2 = 0,27%; Al2O3 = 3,79%, Fe2O3 = 2%, FeO = 0%; MnO = 0,02%; MgO = 0,09%; CaO = 0,24%; Na2O = 0,15%; K2O = 0,75%; P2O5 = 0,04%. Kết quả phân tích hóa toàn phần cho hợp phần <0,1mm (chiếm 9,8% trọng lượng mẫu) của mẫu P.24386A/10 là SiO2 = 53,28%; TiO2 = 1,48%; Al2O3 = 24.47%, Fe2O3 = 8,25%, FeO = 0%; MnO = 0,06%; MgO = 0,61%; CaO = 0,72%; Na2O = 0,1%; K2O = 1,92%; P2O5 = 0,08%. Kết quả phân tích hóa toàn phần trên cho thấy Al2O3, Fe2O3, CaO, MgO tập trung chủ yếu trong hợp phần <0,1 mm. Dày 30m. Tập 6 (từ 5570m): cát thạch anh hạt vừa – lớn màu vàng phớt đỏ, phần dưới cấu tạo phân lớp ngang, phần trên cấu tạo phân lớp sóng xiên chứa nhiều Mollusca kích thước 12mm. Trầm tích bị phong hóa cứng chắc. Dày 15m. Tập 7 (từ 7080m): Cát thạch anh hạt nhỏ - vừa màu vàng rơm, vàng nghệ, cấu tạo khối, trền bề mặt có cuội đá phun trào ryolit, kích thước 57 cm, mài tròn trung khá tốt. Sự có mặt cuội mài tròn trong trầm tích phản ánh quá trình đồng trầm tích cát và cuội trong chết độ động lực sóng mạnh. Dày 10m. Có thể xem đây là mặt cắt vỏ phong hóa thấm đọng điển hình có tính phân đới từ loang lổ chuyển lên bị laterit hóa trên bề mặt hoặc màu đỏ sẫm đồng nhất tương ứng với 4 nhịp trầm tích: nhịp 1 (gồm tập 1), nhịp 2( gồm các tập 2, 3 ,4 và 5), nhịp 3 (gồm tập 6) và nhịp 4 (tập 7). Tectit có mặt trong mặt cắt này còn nhiều ý kiến khác nhau, song chúng có thể được tái trầm tích vì chúng khó có thể bảo toàn ở vị trí nguyên thủy trong chế độ động lực mạnh của sóng. Mặt cắt 3, tại Hòn Đá Châu (Chí Công), các trầm tích của hệ tầng lộ ra diện nhỏ sát ven biển, phần mái cao 18,5 m gồm 4 tập từ dưới lên như sau: Tập 1: Cát thạch anh hạt vừa màu xám trắng, loang lổ vàng, gắn kết trung bình, cấu tạo dạng khối, bị xâm thực rửa trôi tạo rãnh xói cát bột dạng “carư” kỳ dị. Kết quả xử lý 6 mẫu phân tích độ hạt cho thấy tỷ lệ % các cấp hạt cát chiếm 100%. Trầm tích chọn lọc trung bình, hệ số chọn lọc S0 = 1,651,8; trầm tích biến động trung bình, hệ số Cv = 1213%. Kích thước trung bình hạt vụn Md=0,20,23mm; đồ thị đường cong phân bố độ hạt có dạng 1 đỉnh – chế độ thủy động lực trầm tích đơn giản, ổn định. Hệ số bất đối xứng Sk = 0,921,17, trung bình 1,07 – hạt vụn phân bố đối xứng. Tỷ lệ thành phần hạt vụn (trong cấp hạt > 0,1mm): thạch anh 6369%; felspat 1116%, khoáng vật nặng 12%, mảnh sét 01,5%. Thành phần khoáng vật theo kết quả phân tích Rơnghen (P.24601/18): thạch anh 60%, felspat 10%, kaolinit 15%, hydromica 10%, goethit 5%. Hệ số nhận dạng môi trường Re = 2,512,55. Các thông số này phản ánh trầm tích thành tạo ở môi trường ven biển. Kết quả phân tích hóa toàn phần (mẫu P.24601/18): SiO2 = 87,86%; TiO2 = 0,37%; Al2O3 = 6,63%, Fe2O3 = 1,18%, FeO = 0%; MnO = 0,01%; MgO = 0,04%; CaO = 0,12%; Na2O = 0,05%; K2O = 1,5%; P2O5 = 0,04%. Tập này phủ trên granitoid phức hệ Đèo Cả. Dày 6m. Tập 2: Cát thạch anh hạt vừa lẫn bột màu vàng nghệ, loang lổ nâu đỏ, cấu tạo khối. Trong thành phần trầm tích chứa khá nhiều ống với màu trắng kiểu cành san hô (?). Kết quả xử lý 4 mẫu phân tích độ hạt cho thấy các cấp hạt cát chiếm 100%. Trầm tích chọn lọc tốt, hệ số chọn lọc S0 = 1,491,66, hệ số Cv = 9,4712,07%. Kích thước trung bình hạt vụn Md = 0,190,23mm; đồ thị đường cong phân bố độ hạt có dạng 1 đỉnh: chế độ thủy động lực trầm tích đơn giản, ổn định. Hệ số bất đối xứng Sk = 0,771,18, trung bình 1,05 = hạt vụn phân bố đối xứng. Tỷ lệ thành phần hạt vụn (trong cấp hạt>0,1mm): thạch anh 6677%, trung bình 72%, felspat 312%, trung bình 8,25%; khoáng vật nặng 13%, trung bình 2%; mảnh sét 02%, trung bình 1,12%. Thành phần khoáng vật theo kết quả phân tích Rơnghen (P.24601/5): thạch anh 60%; felspat 15%, kaolinit 5%, hydromica 15%; goethit 5%. Hệ số nhận dạng môi trường Re = 2,542,63. Các thông số này phản ánh trầm tích thành tạo ở môi trường ven biển. Kết quả phân tích hóa toàn phần (mẫu P.24601/9): SiO2 = 84,3%; TiO2 = 0,46%, Al2O3 = 8,21%; Fe2O3 = 2,59%; FeO = 0%, MnO = 0,03%; MgO = 0,04%; CaO = 0,12%; Na2O = 0,05%, K2O = 1,05%, P2O5 = 0,02%. Kết quả phân tích hóa toàn phần cho hợp phần <0,1mm của mẫu P.24601/5 SiO2 = 51,5%; TiO2 = 0,55%, Al2O3 = 29,79%; Fe2O3 = 4,24%; FeO = 0%, MnO = 0,02%; MgO = 0,26%; CaO = 0,97%; Na2O = 0,37%, K2O = 1,6%, P2O5 = 0,08%. Kết quả phân tích hóa toàn phần trên cho thấy các oxyt Al2O3, Fe2O3, CaO, MgO, Na2O tập trung chủ yếu trong hợp phần <0,1mm. Tập này bị bào mòn tạo những lăng tháp thu nhỏ rất đẹp, dày 4m. Tập 3: Cát thạch anh hạt vừa pha bột màu đỏ, gắn kết trung bình, cấu tạo khối, phần đáy chứa nhiều sạn laterit, mảnh đá, trên mặt bị laterit hóa mạnh tạo những kết vón cát màu đỏ sẫm, rắn chắc. Kết quả xử lý 3 mẫu phân tích độ hạt cho thấy tỷ lệ phần trăm các cấp hạt: sạn 019,4%, cát 80,6100%. Trầm tích chọn lọc trung bình, hệ số chọn lọc S0 = 1,621,93; trầm tích biến động trung bình, hệ số Cv = 11,123,8%. Kích thức trung bình hạt vụn Md = 0,210,39mm; đồ thị đường cong phân bố độ hạt có dạng 12 đỉnh: chế độ thủy động lực trầm tích đơn giản, ít bị xáo trộn. Hệ số bất đối xứng Sk = 0,831,16, trung bình 1,05 – hạt vụn phân bố đối xứng. Tỷ lệ thành phần hạt vụn (trong cấp hạt >0,1mm): thạch anh 5481%, trung bình 70,3%; felspat 14%. trung bình 2,16%; khoáng vật nặng 23%, trung bình 2,5%, mảnh sét 115%, trung bình 5,66%. Hệ số nhận dạng môi trường Re = 2,212,57. Các thông số này phản ánh trầm tích thành tạo ở môi trường ven biển. Trong tập tìm thấy 1 vỏ ốc biển (kích thước 2,5cm). Dày 3m. Tập 4: Cát thạch anh hạt vừa đến thô lẫn bột màu nâu vàng, gắn kết trung bình, phần đáy có nhiều sạn laterit vón cục. Kết quả xử lý mẫu phân tích độ hạt (P.22204/2) cho thấy tỷ lệ phần trăm các cấp hạt: sạn 8,5%, cát 88%, bột 3,5%. Trầm tích chọn lọc trung bình, hệ số chọn lọc S0=2,1; trầm tích biến động trung bình, hệ số Cv = 19,8%. Kích thước trung bình hạt vụn Md = 0,327 mm; đồ thị đường cong phân bố độ hạt có 3 đỉnh – chế độ thủy động lực trầm tích phức tạp, xáo trộn. Hệ số bất đối xứng Sk = 0,88 – hạt vụn phân bố tập trung về phía cấp hạt lớn. Tỷ lệ thành phần hạt vụn (trong cấp hạt >0,1mm): thạch anh 33,5%, felspat 1%, khoáng vật nặng 0%, mảnh sét 45,5%. Hệ số nhận dạng môi trường Re = 2,3. Các thông số này phản ánh trầm tích thành tạo ở môi trường ven biển. Dày 3m. Trong mặt cắt này có thể chia thành 2 nhịp trầm tích: nhịp 1 (gồm các tập 1,2,3) và nhịp 2 (tập 4). Khu vực sân bay Phan Thiết, sự thay đổi màu sắc của trầm tích có thể quan sát trong các vách xâm thực và trong các lỗ khoan. Mặt cắt 4 xác lập theo lỗ khoan LK.2B, ở khu vực sân bay Phan Thiết (đoạn 052m), thành phần gồm thạch anh hạt nhỏ đến trung màu đỏ, phủ bất chỉnh hợp trên hệ tầng Liên Hương (N2lh) với thành phần cát, sạn sỏi màu xám chứa tảo biển và tảo nước ngọt với ưu thế lục địa [19]. Bề dày của hệ tầng tại mặt cắt này đạt 52m. Mắt cắt 5 xác lập theo lỗ khoan PT.1 ở khu vực sân bay Phan Thiết. Trong mặt cắt lỗ khoan PT.1 có sự thay đổi về màu sắc như sau: 021m cát pha bột màu đỏ, 2127m cát pha bột màu vàng, 2739,5m cát pha bột màu đỏ, 39,543m cát màu vàng, 4353m cát pha bột màu đỏ, 5370,5 cát pha bột màu vàng và 70,579m cát pha bột màu đỏ (chưa khống chế hết bề dày của các thành tạo cát). Màu sắc của hệ tầng thay đổi theo độ sâu có tính phân nhịp phù hợp với sự phân dị các cấp hạt trầm tích: trầm tích có màu vàng nhạt xuất hiện cấp hạt cát thô (>1mm) hàm lượng SiO2 từ 93,18% đến 97,4% (trung bình 95,11%), trầm tích màu nâu đỏ, đỏ thẫm, hàm lượng bột cao hơn, đường kính trung bình hạt vụn nhỏ hơn, hàm lượng SiO2 từ 90,14% đến 97,38% (trung bình 92,98%). Kết quả xử lý 31 mẫu độ hạt trầm tích của lỗ khoan PT.1 cho thấy tỷ lệ phần trăm các cấp hạt: sạn 0%, cát 70,6286,41%, bột 13,5723,95%. Trầm tích được mài tròn tốt, hệ số mài tròn R0 = 0,470,75. Hệ số chọn lọc trung bình S0=1,772,00, hệ số biến động mẫu Cv = 20,5524,33% - trầm tích biến động trung bình. Hệ số bất đối xứng Sk=0,730,9 – hạt phân bố tập trung về phía cấp hạt lớn. Kích thước trung bình hạt vụn Md=0,0970,145mm, đồ thị đường cong phân bố độ hạt có dạng 34 đỉnh – chế độ thủy động lực trầm tích phức tạp, không ổn định. Tỷ lệ thành phần hạt vụn (trong cấp hạt >0,1mm): thạch anh chiếm 4476%, felspat 0,51,8%, hầu hết bị bán phong hóa, khoáng vật nặng chiếm 0,51,2% chủ yếu là ilmenit, còn lại là zircon, limonit, rutil, leucoxen, granat, amphibol, monazit, turmalin. Tổ hợp các khoáng vật này phản ánh nguồn cung cấp vật liệu trầm tích là các khối magma thành phần felsic. Trong mẫu đãi trọng sa có ít hạt saphir với kích thước nhỏ. Thành phần khoáng vật theo kết quả phân tích nhiệt – rơnghen: thạch anh chiếm 5060%, felspat 510%, kaolinit 1020%, hydromica 510%, goethit-hematit 510%, ít monmorilonit. Trong cấp hạt <0,1mm của cát đỏ hàm lượng kaolinit đạt tới 5055%, hydromica đạt 1020%. Tài liệu xử lý 3 mẫu địa hóa môi trường trong mặt cắt này cho (bảng ) cho thấy hệ số cation trao đổi Kt=1,83,32, pH=8,829,18, Na+/Cl- = 4,5812,58 khắng định môi trường biển của các trầm tích. Bào tử dạng phấn hoa khá nghèo chỉ gặp các dạng Polypodiaceae, Euphorbiaceae, Blechnaceae, Pseudoschizeaceae, Fogaceae gen–indet., Quercus sp., với số lượng ít (mẫu PT.1/2.8m, PT.1/5,8m; PT.1/15,5m). Các trầm tích hệ tầng Phan Thiết có chứa ít di tích tảo nước mặn đặc trưng cho đới biển nông ven bờ Coscinodiscaceae, Cyclotella, Stylorm, Thalassiosira, Kozlovii (PT.1/31/49,6 m – Đào Thị Miên xác định). Ở khu vực Bàu Trắng, các trầm tích hệ tầng Phan Thiết phủ lên các trầm tích hệ tầng Mũi Né, bị các trầm tích biển tuổi Pleistocen muộn, thời muộn phủ lên. Bề dày 1765m. Mặt cắt 6: xác lập theo lỗ khoan LK.708, khu vực phía nam Tuy Phong. Từ dưới lên gồn 2 tập: Tập 1 (58,965,8m): Cát thạch anh hạt mịn đến trung màu xám sáng. Các trầm tích này phủ trên đá xâm nhập granitoid phức hệ Đèo Cả. Tập 2 (658,9m): Cát thạch anh hạt mịn đến trung màu đỏ. Tập bị các trầm tích biển tuổi Pleistocen muộn, thời muộn (mQ13b) phủ lên. Bề dày của mặt cắt này đạt 59,8m. Như vậy, hệ tầng Phan Thiết là các thành tạo trầm tích biển, kiểu tướng bar cát, thành phần trầm tích là cát pha bột có màu từ xám trắng, tới vàng, nâu vàng và đỏ; sự thay đổi màu sắc diễn ra chuyển tiếp từ từ. Ranh giới dưới và trên được xác định, bề dày được khống chế, được nghiên cứu thành phần vật chất một cách thích đáng, có đầy đủ các số liệu về thành phần vật chất, tài liệu bào tử phấn, tảo, tuổi tuyệt đối. Sự thay đổi thành phần trầm tích theo thời gian và theo không gian đã được nghiên cứu theo các khu vực sân bay Phan Thiết, khu vực Lương Sơn và khu vực Tuy Phong. Đặc điểm thành phần vật chất chung của hệ tầng Kết quả thống kê của 19 mẫu trầm tích đại diện cho các khối Bắc Phan Thiết (PT.12, PT.13) và khối Nam Phan Thiết (PT.1) trong số 171 mẫu xử lý tài liệu độ hạt trầm tích của hệ tầng cho thấy, kích thước trung bình hạt vụn Md = 0,00,327mm, trung bình 0,175mm. Tỷ lệ phần trăm các cấp hạt: sạn 0,00,45%, trung bình 0,02% cát 70,6 đến 100%, trung bình 89,38% bột 029,38%, trung bình 10,6%. Hệ số biến động mẫu Cv = 7,1942,29%, trung bình 16.88%. Đồ thị đường cong phân bố độ hạt có dạng 1 đến 4 đỉnh, thường là 2 đỉnh – chế độ thủy động lực phức tạp, không ổn định. Hệ số bất đối xứng Sk = 0,09 đến 1,25, trung bình là 0,87 – hạt vụn phân bố tập trung về phía cấp hạt lớn. Tỷ lệ thành phần hạt vụn: thạch anh 42,8796,05%, trung bình 73,14%, felspat 05,37%, trung bình 2,06%; khoáng vật nặng 0,46 đến 3,44%, trung bình 1,34%. Các thông số trầm tích này cũng như cấu tạo sóng ngang, sóng xiên của trầm tích hệ tầng Phan Thiết phản ánh trầm tích thành tạo trong môi trường biển, kiểu tướng bar cát, chế độ động lực sóng trung bình, xáo trộn. Thành phần khoáng vật trong trần tích của hệ tầng Phan Thiết (mẫu nguyên khai): kaolinit chiếm (5-20%); hydromica chiếm (5-15%); thạch anh chiếm (50-80%); felspat chiếm (5-20%); goethit-hematit chiếm 510%, và ít amphibol. Thành phần khoáng vật trong hợp phần <0,1mm (phần dưới dây, chiếm 11,7319,89% trọng lượng mẫu nguyên khai): kaolinit chiếm (15-60%); hydromica chiếm (10-20%); thạch anh chiếm (20-60%); felspat chiếm (5%); goethit chiếm 3-10%; gibsit 010%. Kết quả xử lý tài liệu phân tích hóa toàn phần của 17 mẫu có màu xám trắng, 15 mẫu có màu vàng, nâu, 23 màu có màu đỏ, 9 mẫu (hợp phần < 0.1mm) màu đỏ và 6 mẫu (hợp phần > 0.1mm) màu đỏ của trầm tích hệ tầng Phan Thiết cho thấy hàm lượng SiO2 giảm từ trầm tích có màu xám - vàng đến màu đỏ, trong khi đó tăng dần hàm lượng Al203, MgO, CaO, Na2O, K2O từ các trầm tích có màu xám – vàng đến màu đỏ. Dễ dàng nhận thấy hàm lượng Fe2O3 (4,05-8,25%) và Al2O3 (24,47-30,78%) tập trung chủ yếu trong cấp hạt <0.1mm. Theo kết quả xử lý tài liệu địa hóa biểu sinh thì các trầm tích của hệ tầng Phần Thiết không có mặt hoặc với hàm lượng rất nhỏ các nguyên tố có liên quan đến phun trào bazan (Cr<0,001%, Co<0,001%...). Tỷ lệ Fe2O3/FeO rất lớn cho thấy các trầm tích của hệ tầng đã chịu ảnh hưởng của quá trình phong hóa mãnh liệt. Như vậy, với sự tập trung của Fe2O3 và Al2O3 trong cấp hạt <0,1mm, và sự xuất hiện của các khoáng vật có trong quá trình phong hóa hóa học như gibsit, goethit, hematit là những tác nhân gây ra sự nhuộm màu đỏ của các hạt cát thạch anh trong quá trình phong hóa hóa học, cũng như điều kiện cổ khí hậu vào giai đoạn này của khu vực. Nước ngầm và nước mặt là nguyên nhân trực tiếp tạo ra màu vàng và màu nâu đỏ của cát. Sự dao động của gương nước ngầm và thấm ướt cát của nước mặt trong và trò mang Fe(OH)2 hòa tan mạnh, không màu, vào mùa khô, trong chế độ oxy hóa thống trị Fe (OH)2 + O2(Fe2O3.nH2O (linomit)) không tan, màu vàng. Do tính chất cổ khí hậu khô nóng xen mưa nhiệt đới là tính chất đặc thù của vùng, hơi nước bị bốc hơi hoàn toàn mà không được hoàn bù do không khí rất khô đã biến limonit (Fe2O3.nH2O) màu vàng thành hematit (Fe2O3) màu đỏ rượu vang tồn tại dưới dạng đất và dạng sợi ẩn tinh. Điều này được khẳng định bởi kết quả chụp ảnh dưới kính hiển vi điện tử soi nổi, kết quả phân tích lát mỏng bở rời cho thấy, bao quanh các hạt thạch anh là lớp mỏng oxit sắt Fe2O3 tạo ra màu đỏ và lớp vỏ này gây ra những sai lệch khi xác định độ mài tròn và độ cấu tạo hạt vụn. Lớp vỏ oxit sắt này có thể tẩy sạch dước tác dụng của axit loãng. Dựa vào thành phần độ hạt, thành phần vật chất, di tích tảo, bào tử phân hóa, các quan hệ địa chất cũng chư các tài liệu tuổi tuyệt đối nói trên, các trầm tích hệ tầng Phan Thiết được xếp vào nguồn gốc trầm tích biển, tướng bar cát có tuổi Pleistocen (mbQ1pt). Bề dày của trầm tích hệ tầng Phan Thiết thay đổi từ 10m đến trên 90m, Trung bình là 60 – 70m. Chỗ dày nhất là khu vực núi Thắng Tạo, núi Trái Độ và khu vực xã Lương Sơn, bề dày trầm tích đạt tới trên 90m. II.1.2. Chu kỳ trầm tích Tính chu kỳ trong trầm tích đã được các nhà nghiên cứu đề cập từ lâu, theo quan điểm nguồn gốc thì tính chu kỳ được coi là sự xen kẽ tổ hợp kiểu nguồn gốc. Các trầm tích hệ tầng Phan Thiết trên diện tích nghiên cứu được phân chia thành các chu kỳ trầm tích theo nguyên lý của Jemchunicop – Botvikina (1960). Phân tích tướng trầm tích – chu kỳ là phương pháp luận chủ đạo để đi nghiên cứu đặc điểm trầm tích ở đây bao gồm môi trường trầm tích và những sản phẩm được lắng đọng trong môi trường đó. Trầm tích Đệ tứ ở Việt Nam được phân ra làm 5 chu kỳ trầm tích [15]. Mỗi chu kỳ được cấu thành bởi một phức hệ trầm tích biển tiến bắt đầu ứng với biển lùi xa nhất và kết thúc chu kỳ ứng với biển tiến cực đại. Như vậy các đê cát ven bờ xuất hiện và phát triển trên các gờ nâng của địa hình móng (các bẫy giữ cát) từ khi mực nước biển đã có một vị trí thích hợp cho đến khi đạt tới mực nước cao nhất. Nói cách khác các trầm tích lục địa phía dưới của mỗi chu kỳ so với các chu kỳ trầm tích đầy đủ ở châu thổ tương ứng là vắng mặt, chúng chỉ có tập đê cát biển ven bờ phía trên chống gối lên nhau đó là: - Đê cát Pleistocen sớm (mQ11) được thành tạo ở cuối thời kỳ gian băng Gunz-Mindel. Chúng tôi đã tìm thấy tập cát thuộc tướng đê cát này ở phần thấp nhất của mặt cắt Hòn Rơm có tectit sắc cạnh trên bề mặt đã bị laterit hóa. - Đê cát Pleistocen giữa – muộn (mQ12-3a) được thành tạo vào cuối thời kỳ gian băng Minđel-Ris bao gồm 2 nhịp, yếu tố có tính phổ biến trong vùng cát đỏ Phan Thiết chứng tỏ có 2 lần dao động của mực nước biển. Nhịp dưới thường màu xám trắng, cát ít khoáng, giầu mảnh đá quaczit dính kết chắc, xi măng là SiO2, CaCO3 ở dạng vô định hình và ẩn tinh. Trong cát xám ở Mũi Né, Chí Công, Hòn Rơm có lẫn nhiều sỏi, cuội tectit kích thước từ 1-4 cm. Tuổi tuyệt đối phân tích bằng phương pháp nhiệt huỳnh quang thạch anh [11] cho > 181.000 năm, có nghĩa nằm trong khoảng cuối Pleistocen giữa. Nhịp thứ 2 gồm cát có màu phân đới thay đổi từ dưới lên trên là: trắng-vàng-đỏ. Phân tích bằng phương pháp nhiệt huỳnh quang thạch anh cát đỏ ở Suối Tiên, Mũi Né, có tuổi 73.000 năm. - Đê cát Pleistocen muộn (mQ13b) được thành tạo ở địa hình từ 40-60m thường bám trên sườn của đê cát Pleistocen giữa – muộn. Cát có màu vàng phớt đỏ và đỏ nhạt dính kết kém. Mẫu cát lấy ở Tuy Phong phân tích tuổi tuyệt đối cho 19.000 năm. II.2. TƯỚNG TRÂM TÍCH II.2.1. Tướng trầm tích Từ sản phẩm vụn cơ học và các khoáng vật sét, di tích hữu cơ và các khoáng vật tự sinh khác có nguồn gốc keo và dung dịch thật đều có tiếng nói chung là chế độ thủy động lực của môi trường bồn tích tụ. Tổ hợp các thể trầm tích đặc trưng cho một hoàn cảnh lắng đọng đó là tướng trầm tích. Tổ hợp các thành tạo trầm tích có hoàn cảnh lắng đọng gần nhau và có chung nguồn gốc được xếp vào nhóm tướng. Các chu kỳ trầm tích được phân chia theo tướng và thạch học, dựa vào tổ hợp cộng sinh tướng bậc thấp (chu kỳ bậc I). Chu kỳ bậc cao (Chu kỳ bậc II) là sự lặp lại của một tập hợp các chu kỳ bậc thấp (Chu kỳ bậc I), tương ứng với các giai đoạn phát triển địa chất do 2 yếu tố cơ bản khống chế đó là chuyển động tân kiến tạo và sự dao động mực nước đại dương. Các trầm tích hệ tầng Phan Thiết được hình thành trong chu kỳ bậc II với 4 chu kỳ bậc I gồm nhiều thời kỳ thành tạo trầm tích. Trên cơ sở phương pháp phân tích tướng – chu kỳ, hệ phương pháp thạch động lực – định hướng (nghiên cứu thạch học, khoáng vật vụn, địa hóa môi trường...) có thể khái quát bức tranh tiến hóa cùng bồn trầm tích vùng nghiên cứu theo các thời kỳ sau: - Thời kỳ thành tạo các trầm tích Pleistocen sớm - Thời kỳ thành tạo các trầm tích Pleistocen giữa - Thời kỳ thành tạo các trầm tích Pleistocen muộn - Thời kỳ thành tạo các trầm tích Pleistocen muộn – Holocen Những tham số trầm tích quan trọng được chọn làm tiêu chuẩn để đánh giá là: - Md (Kích thước trung bình hạt vụn – mm): Không chỉ biểu thị tính chất của quá trình phong hóa vật lý mà còn biểu thị cường độ thủy động lực của quá trình vận chuyển và lắng đọng trầm tích. Vì vậy, Md là dấu hiệu về tính chất phân dị cơ học. - Di (Số đỉnh đường cong phân bố độ hạt): Đường cong phân bố độ hạt của trầm tích thường tuân theo luật phân bố chuẩn hoặc chuẩn logarit, chúng có thể thay đổi từ 1 đỉnh (môi trường thủy động lực đơn giản, đồng nhất) đến 2 đến 3 hoặc 4 đỉnh ( môi trường thủy động lực phức tạp và thay đổi, xáo trộn) - Ro (độ mài tròn) đặc trưng cho quãng đường vận chuyển và động lực môi trường trầm tích, thời gian lưu lại trong bể trầm tích. - Sf (Độ cầu) biểu thị tính chất kết tinh của khoáng vật nguyên thủy; nói cách khách thông số này biểu thị nguồn gốc của mỗi loại hạt vụn Tỷ lệ phần trăm hạt vụn biểu thị tính triệt để của quá trình phong hóa, được phản ánh bằng chỉ số thuần thục (Matturity) của Petijohn F.J., 1957, độ trưởng thành của trầm tích (Mt) của Trần Nghi (1991), hệ số nhận dạng môi trường (Re) của Nguyễn Văn Vượng (1991) Phân chia trường hợp thạch học theo giản đồ phân loại trầm tích theo các hợp phần (tỷ lệ phần trăm các cấp hạt sạn-sỏi, cát và tổng bột-sét) của Folk R.L., 1954. Ngoài ra còn sử dụng tỷ lệ Fe2O3/FeO và màu sắc của các loại cát, mức độ bảo tồn của felspat vụn, sự xuất hiện của các tầng phong hóa loang lổ trong trầm tích và các vỏ phóng hóa hóa học, mối quan hệ giữa chu kỳ trầm tích và sự dao động của mực nước đại dương, cổ sinh, các phân chia tướng địa hóa.... Tất cả các tham số, dấu hiệu này dùng để biện luận mối quan hệ giữa cổ địa lý nói chung và cổ khí hậu nói riêng với đặc điểm trầm tích tương ứng. Các thông số về thành phần vật chất của trầm tích hệ tầng Phan Thiết: Md=0,175mm; Sa=89,4%; Mu=10,6%; Q=81,89%, Fs=1,67%, L=0,06%, tỷ số Al2O3/Na2O rất lớn; Dị thường có dạng 2 đỉnh – chế độ thủy động lực phức tạp. Các thông số trầm tích cho thấy trầm tích thuộc loại các thạch anh, hình thành trong môi trường biển, kiểu tướng đê cát nối đảo. Các di tích tảo nước mặn đặc trưng cho đới biển ven bờ là Coscinodiscaceae, Cyclorella, Stylorum, Thalassiosira, Kozlovii; hệ số cation trao đổi Kt=1,8 ÷3,32 cũng xác nhận kết luận này. Thành phần khoáng vật trong trầm tích của hệ tầng Phan Thiết gồm kaolinit (5÷20%), hydromica (5÷15%), goethit - hematit (5÷10%) và gibsit (0÷10%); tỷ số Fe2O3/FeO=1,438/0,124, felspat hầu hết bị bán phong hóa cho thấy phong hóa hóa học chiếm ưu thế só với phong hóa vật lý. Các phân tích tướng địa hóa cho thấy môi trường trầm tích thuộc tướng kiềm oxy hóa (pH=8,82÷9,18 Eh=113÷119mV). Các thành tạo vũng vịnh ven bờ phát triển phía trong các đê cát, thành phần thạch học gồm: Gr=3,04%, Sa=76,45%, Mu=20,51%, Q=62,36%, Fs=4,71%, L=1,06%. Sự phân dị trong không gian của các thành tạo này khá rõ ràng, các trầm tích thuộc kiểu tướng ven rìa chủ yếu là hạt thô, nhiều mảnh đá, còn các trầm tích kiểu tướng vũng vịnh mịn hơn, hàm lượng bột – sét tăng lên. Cổ địa lý của thời kỳ này là xuất hiện các đợt biển tiến, địa hình đáy biển thoải, cung bờ lõm vuông góc với các hướng giớ chính, biển Đông có năng lượng sóng mạnh và thường xuyên có sóng bão, nguồn vật liệu cát dồi dào được tích lũy trong các pha biển thoái trước thời kỳ này, các khối núi sót ngoài biển tạo thành các đảo. Các yếu tố này là điều kiện cần và đủ để tạo hệ thống đê cát – lagoon ven bờ. Trong các pha biển tiến, cát được chuyển tải theo phương thức áp sát đáy biển từ thềm lục địa vào bờ theo sóng – triều để tạo nên những đê cát khổng lồ gối vào các đảo sót (chính là những gờ nâng kiến tạo có vai trò như là các bẫy chắn cát). Các đê cát phát triển theo cả chiều rộng và chiều cao. Khoảng giữa các đê cát vừa hình thành và rìa chân các dãy núi hình thành các lagoon nông (bể dày trầm tích không lớn), các lagoon này liên thông với nhau bằng các lạch triều. II.2.2. Màu sắc của trầm tích Qua nghiên cứu các mặt cắt của hệ tầng Phan Thiết có thể ghi nhận các trầm tích của hệ tầng gồm 4 nhịp trầm tích tương ứng với các nhịp trầm tích này là sự thay đổi màu của cát từ trắng đến vàng đến đỏ. Màu trắng là màu nguyên thủy của các thành tạo cát hệ tầng Phan Thiết và màu vàng, màu đỏ là màu thứ sinh, gắn liền với các giai đoạn phong hóa trong các giai đoạn ngưng nghỉ của các đợt biển tiến trong thời kỳ này. Có thể nói màu sắc, địa hình và độ cao phân bố của các đỏ thuộc hệ tầng Phan Thiết là những trang sử ghi lại toàn bộ những sự kiện địa chất diễn ra vào thời kỳ này như sự dao động mực nước đại dương, điều kiện cổ khí hậu, hoạt động tân kiến tạo. Màu sắc của cát ở hệ tầng này đã gây ra rất nhiều tranh luận về bản chất và cơ chế tạo màu do thiếu những nghiên cứu về thành phần vật chất một cách có hệ thống. Theo chúng tôi, nếu tách màu sắc của cát ra khỏi cơ chế thành tạo, lịch sử phát triển địa chất và điều kiện cổ khí hậu thì không thể hiểu nổi bản chất và nguyên lý tạo màu đỏ của cát. Nói cách khác, màu đỏ của cát là kết quả của hàng loạt các nguyên nhân xảy ra đồng thời: - Ngưng nghỉ giữa các pha biển tiến - Địa hình cổ dạng gò đồi thoải - Nước ngầm và nước mặt - Cổ khí hậu khô nóng xen mưa nhiệt đới Cả 4 nguyên nhân này đã góp phần tạo ra màu vàng và đỏ của cát ở hệ tầng Phan Thiết như sau: + Biển thoái xẩy ra vào các thời kỳ băng hà và cũng tương ứng với các pha nâng kiến tạo trên phần đất liền. Chúng tôi cho rằng trong vùng trầm tích cát Phan Thiết hầu như không có các thực thể trầm tích biển thoái. Trong thời gian này chỉ xảy ra xâm thực bóc mòn và phong hóa các đê cát vừa được thành tạo trong pha biển tiến trước đó. Nghĩa là các đê cát vừa bị chia cắt xâm thực, xói mòn giảm độ cao vừa tạo nên một vỏ phong hóa thấm đọng suốt trong quá trình chúng chưa bị ngập biển trở lại. + Chúng ta có thể hình dung địa hình của miền đê cát trong pha kiến tạo nâng, lúc biển rút và biển tiến trở lại như là một kiểu đồi thấp yên ngựa ở vùng trung du, thích hợp cho cơ chế phong hóa thấm đọng. Địa hình cát đỏ hiện nay ở Sông Lũy, Tuy Phong, sân bay Phan Thiết... là kết quả của quá trình nâng kiến tạo mạnh mẽ trong Đệ tứ và đã tạo ra các độ cao phân bậc có quy luật tương ứng với thềm mài mòn tích tụ ở thượng nguồn sông Mao, Gia Le và Mương Mán. Dựa vào độ cao và tuổi tuyệt đối cát đỏ chúng tôi tính được tốc độ nâng kiến tạo theo công thức sau: H  h  ho T Trong đó: H là độ cao bậc thềm thực (đã hiệu chỉnh); h là độ cao tuyệt đối hiện tại T là thời gian thành tạo ho là độ cao mực nước biển dâng. Kết quả cho thấy tốc độ nâng trung bình trong Đệ Tứ ở Phan Thiết là 1,2mm/năm [12]. Theo quy luật là địa hình cát đỏ càng cao thì tuổi càng cổ và ngược lại. Tuy nhiên cần lưu ý để phân biệt địa hình của đê cát biển và địa hình của các đụn cát do gió để không nhầm lẫn độ cao và xác định tuổi của cát. Ví dụ trên thềm 100m ở Sông Lũy xuất hiện nhiều đụn cát 120-150m. Những thể trầm tích biển gió này được thành tạo trẻ hơn và không xác định được tuổi chính xác. + Nước ngầm và nước mặt là nguyên nhân trực tiếp tạo nên màu vàng và màu đỏ của cát. Trong khi địa hình đang thấp, gương nước ngầm dao động lên xuống có chu kỳ. Khi nước dâng mùa mưa các hạt keo sắt Fe(OH)2 hòa tan mạnh không màu được mang đến môi trường cát có chế độ khử. Mùa khô mực nước ngầm hạ thấp, môi trường cát thông thoáng, chế độ oxy hóa thống trị Fe(OH)2 + O2 → Fe2O3.nH2O, vỏ sắt này được bồi đắp thêm sau mỗi mùa mưa và dần dần sự luân phiên oxy hóa khử đã chuyển Fe2+ ở trạng thái dễ hòa tan không màu thành Fe3+ không tan màu vàng hoặc nâu đỏ. Nước mặt đóng vai trò quan trọng thứ hai đối với việc mang nguồn Fe2+ đến. Ở vùng địa hình thấp vào mùa mưa địa hình bị ngập lụt, lúc đó nước mặt và nước ngầm liên thông với nhau. Còn vùng địa hình cát đã nâng cao nước mặt là các dòng chảy tạm thời có vai trò vận chuyển Fe2+ đến làm thấm ướt các tầng nước mặt, đến mùa khô Fe2+→ Fe3+ tương tự như ở đới nước ngầm. + Cổ khí hậu là yếu tố phong hóa hóa học quan trọng song cổ khí hậu khô – nóng xen mưa nhiệt đới của đặc thù Phan Thiết là nguyên nhân trực tiếp độc nhất vô nhị ở Việt Nam để tạo màu đỏ của cát thạch anh. Mùa hè ở vùng Phan Thiết cát bị đốt nóng dữ đội, lượng nước trong cát và nước trong keo sắt (Fe2O3.nH2O) thấm đọng trong cấp hạt sét (<0,01 mm) và keo sắt bọc ngoài các hạt thạch anh bị bốc hơi triệt để nhưng không được hoàn bù do không khí rất khô không mang đặc tính nhiệt đới ẩm mà là nhiệt đới khô. Đó là bí quyết để limonit – màu vàng (Fe2O3.nH2O) biến thành hematit (Fe2O3) màu đỏ rượu vang tồn tại dưới dạng đất và dạng sợi ẩn tinh (bảng II.1). Đến đây chúng ta dễ dàng thừa nhận với nhau rằng màu nguyên thủy của cát tuổi Pleistocen Phan Thiết là màu trắng tuân thủ nguyên lý địa chất cơ bản và màu đỏ lại gắn liền với các giai đoạn phong hóa và đó là những màu thứ sinh. Chương III ĐIỀU KIỆN THÀNH TẠO VÀ ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG KHOÁNG SẢN III.1. ĐIỀU KIỆN THÀNH TẠO Đây là vấn đề phức tạp xưa này được quan tâm nghiên cứu song nhận thức vẫn còn chưa thống nhất bởi lẽ chính quan niệm nguồn gốc và cơ chế thành tạo khác nhau nên dẫn đến hiểu sai về màu sắc, giải thích độ cao phân bố lại theo những hướng khác nhau. Để làm sáng tỏ được môi trường thủy động lực và lịch sử tiến hóa các thực thể cát đỏ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và tiếp cận từ hai nhóm vấn đề: - Thành phần vật chất và quy luật phân bố. - Tổ hợp cộng sinh tướng III.1.1. Thành phần vật chất và quy luật phân bố Thành phần trầm tích và môi trường thủy động lực có quan hệ nhân quả với nhau, trong đó thành phần khoáng vật, độ hạt và hình thái các hạt vụn là những tiêu chí định lượng quy định tên đá và dấu hiện nhận biết môi trường tin cậy nhất. Chúng tôi chọn các tham số sau đây như những đặc trưng cơ bản của môi trường biển có động lực sóng hoạt động mạnh: - Hàm lượng thạch anh chiếm trên 90% - Độ chọn lọc tốt (So≤1,5) - Độ mài tròn tốt (Ro≥0,5) - Có mặt vụn vỏ sò hoặc san hô - Phân lớp ngang song song hoặc xiên chéo mịn - Chứa cuội đá gốc và tectit mài tròn tốt trong cát thạch anh chọn lọc tốt. Đối chiếu với những tham số đó, cát đỏ Phan Thiết hoàn toàn đủ tiêu chuẩn để xếp vào cát biển trong đó hàm lượng thạch anh chiếm từ 92-98%, hế số So dao động từ 1,3-1,8 hệ số mài tròn từ 0,45-0,7. Vụn vỏ sò ốc và san hô kích thước lớn 1-4 cm gặp rất nhiều trong cát đỏ Chí Công và cát đỏ sân bay Phan Thiết. Phân lớp ngang song song, phân lớp sóng ngang và sóng xiên gặp trong tầng cát đỏ Q12-3a ở Hòn Rơm (bắc Mũi Né). Sự xuất hiện nhiều hòn cuội andesit mài tròn tốt kích thước 4-6cm ở cát đỏ Hòn Rơm ở độ cao 70m và phong phú cuội tectit tròn cạnh kích thước 1-4 cm ở cát đỏ Hòn Rơm, Chí Công, cát trắng dính kết tốt ở Suối Tiên, Mũi Né là những bằng chứng hùng hồn cho quá trình đồng trầm tích của cát và cuội bị chung một tác động mạnh của sóng ven bờ. Ở đây cuội tectit được lấy từ mảnh vỡ tectit sắc cạnh cắm trên bề mặt cát đỏ Pleistocen sớm trải qua vận chuyển và tái trầm tích cùng với đê cát giai đoạn sau. III.1.2. Tổ hợp cộng sinh tướng Để phân biệt các vùng cát đỏ Phan Thiết có thực sự là do sóng biển ven bờ tạo ra hay đó là một thành tạo do gió, thậm trí do sông như một vài ý kiến đã từng trao đổi. Điều này phải trở lại với nguyên lý cơ bản về quá trình thành tạo tổ hợp cộng sinh tướng đê cát ven bờ là lagoon. Đê cát ven bờ và lagoon là “hai đứa con sinh đôi” của một pha biển tiến, là tổ hợp cộng sinh đặc thù của ven biển miền Trung Việt Nam, nơi có cấu tạo địa chất độc đáo và một địa hình bờ biển trực diện với hướng gió bốn mùa. Biển Đông có năng lượng sóng lớn và thường xuyên có sóng bão vừa là yếu tố phá hủy bờ chọn lọc vật liệu, vừa có yếu tố chuyển tải cát theo phương thức dồn đẩy từ đáy biển áp sát vào bờ khi biển dâng để rồi tạo nên những công trình đê cát khổng lồ có tính đột phá gối trên các gờ nâng kiến tạo có vai trò như bẫy chắn cát. Các đê cát phát triển cả chiều rộng và chiều cao vươn lên theo mực biển dâng. Đồng thời các lagoon ở phía trong được hình thành và liên thông với biển qua một cửa lạch thoát triều hiện trở thành một dòng sông chảy dọc đê cát trước khi đổ vào biển như sông Lũy đổ vào Phan Rí Cửa, sông Lòng Sông đổ vào Vĩnh Hảo, sông Mương Mán đổ vào vịnh Phan Thiết... Trong quá trình tiến hóa một số lạch triều bị chết, lagoon đoạn tuyệt với biển như Bàu Trắng. Tổ hợp cộng sinh tướng đê cát – lagoon có thể được minh họa bằng hay mặt cắt tiêu biểu: a. Mặt cắt ở Mương Mán - Đê cát nam Phan Thiết (sân bay Phan Thiết) rộng từ 5-10km, cao 100m gối trên một cấu trúc nổi cao kiểu phân bậc do nâng khối tảng. Ở đây thấy rõ 3 thế hệ đê cát chồng phủ lên nhau có tuổi từ Q11 đến Q12-3 - Lagoon Văn Lâm – Mương Mán hiện là một đồng bằng có trầm tích Đệ từ mỏng lót đáy đồng bằng thành phần bao gồm cuội sạn tướng aluvi-proluvi bị phủ bởi trầm tích cát bột sét vũng vịnh. b. Mặt cắt ở Sông Lũy - Hai đê cát ven bờ tạo nên một đới đê cát rộng từ 10-20km chạy từ Lương Sơn qua Bàu Trắng đến Thiện Ái, cao 120m kể cả phần cát đụn do gió là cao tới 160m. - Phía Tây là lagoon “Sông Lũy” nay được lấp đầy trầm tích cuội sạn (tập dưới) tuổi N2Q11 và cát bột sét tập trên của Pleistocen muộn đến Holocen, Sông Lũy là điển hình của lạch thoát triều tàn dư Giữa hai đê cát lớn là một lagoon (Bàu Trắng) phát triển từ Q11 đến Q13b . Sau đó lagoon bị lấp cạn và đoạn tuyệt với biển rồi dần dần biến thành một hồ nước ngọt tương tự Bàu Tró ở Đồng Hới, Quảng Bình. III.2. ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG KHOÁNG SẢN Qua kết quả thu thập và tổng hợp tài liệu đã chứng minh được các thành tạo cát đỏ Phan Thiết có tiềm năng rất lớn về sa khoáng. Hàm lượng các khoáng vật nặng biến thiên ổn định theo chiều rộng cũng như theo chiều sâu. Bởi vậy để tính tài nguyên dự tính và tài nguyên dự báo cho các thành tạo cát đỏ Phan Thiết, lựa chọn phương pháp khối địa chất là tối ưu. III.2.1. Công thức tính tài nguyên Theo phương pháp khối địa chất, tài nguyên tổng khoáng vật nặng có ích trong sa khoáng được tính theo công thức như sau: Q = V*d*C = S*m*d*C (tấn) Trong đó: - Q: tài nguyên tổng khoáng vật nặng có ích (ilmenit + rutil + anatas + leucoxen + zircon + monazit). - V: thể tích khối tính tài nguyên, đơn vị tính m3. - S: diện tích khối tính tài nguyên, đơn vị tính m2. - m: chiều dày trung bình của khối tính tài nguyên, đơn vị tính m. - d: thể trọng quặng, đơn vị tính (tấn/m3). - C: hàm lượng khoáng vật nặng có ích tính theo %. III.2.2. Các thông số tính tài nguyên - Diện tích (S) Ranh giới khối tính tài nguyên và thân quặng được bao bởi các đường thẳng, tạo thành các hình đa giác. Diện tích khối là diện tích các hình đa giác đó, việc tích diện tích khối thực hiện trực tiếp trên máy tính bằng phần mềm mapinfo, đơn vị tính diện tích là m2. - Chiều dày (m) + Chiều dày thân quặng theo công trình là tổng chiều dài các mẫu đạt hàm lượng  0,2% và chiều dày các lớp kẹp ≤2,5 m (nếu có) tham gia tính tài nguyên. Theo cách tính này, nếu trong 1 khối tài nguyên có nhiều công trình hàm lượng trung bình khoáng vật nặng có ích trong khoảng từ 0,2 đến 0,45% làm cho hàm lượng trung bình khối <0,45% không đáp ứng được chỉ tiêu tính tài nguyên. Trường hợp này được phép rà soát, loại bỏ các mẫu có hàm lượng từ thấp đến cao trong 1 số công trình theo thứ tự: loại bỏ các mẫu hàm lượng thấp ở phần cuối công trình trước đến phần giữa sau đó mới xét đến phần trên công trình. Mục đích sao cho hàm lượng trung bình khoáng vật nặng có ích khối đạt 0,45%. Chiều dày quặng theo công trình được tính : n m   mi 1 Trong đó: - mi: Chiều dài mẫu thứ i (i = 1 - n). - n: Số lượng mẫu có hàm lượng đạt chỉ tiêu (0,2%) và số mẫu có hàm lượng thấp được tham gia tính tài nguyên. - i = 1, 2, 3, ....., n. + Chiều dày quặng trung bình của khối tính tài nguyên hoặc của thân quặng được tính theo phương pháp trung bình số học: n m m i i 1 n - mi: Chiều dày thân quặng ở công trình thứ i. - n: Số lượng công trình tham gia khối tính tài nguyên. - i = 1, 2, 3, ....., n. - Hàm lượng Do chiều dài lấy mẫu trong các công trình thay đổi, chiều dày quặng ở các công trình cũng có sự khác nhau nên hàm lượng trung bình tổng khoáng vật nặng có ích (ilmenit, zircon, rutil, anatas, leucoxen, monazit), hàm lượng zircon hoặc các khoáng vật sét trong từng công trình hay khối tính tài nguyên đều được tính theo công thức trung bình gia quyền: Trong đó: n C C m i i 1 n m i 1 Trong đó: - Ci: hàm lượng khoáng vật nặng có ích của mẫu hay công trình thứ i. - n số lượng mẫu của công trình hay số lượng công trình tham gia tính tài nguyên. - m chiều dày quặng theo công trình hay chiều dài mẫu trong công trình tham gia tính tài nguyên. - i = 1, 2, 3, ....., n. - Thể trọng quặng Từ kết quả phân tích 40 mẫu thể trọng nhỏ và kết quả phân tích 59 mẫu cơ lý đất toàn diện, thể trọng quặng để tính tài nguyên được lấy theo chỉ tiêu thể trọng ở trạng thái khô của kết quả phân tích. Thể trọng từng thân quặng được tính bằng trung bình số học thể trọng khô của các mẫu lấy trên thân quặng đó. III.2.3. Kết quả dự tính và dự báo tài nguyên - Tài nguyên dự tính đối với tổng khoáng vật nặng có ích là 337.795.549 tấn. - Tài nguyên dự báo đối với tổng khoáng vật nặng có ích là 220.151.432 tấn. - Tổng tài nguyên dự tính và dự báo đối với khoáng vật nặng có ích là 557.946.981 tấn. KẾT LUẬN Cát đỏ Phan Thiết là một hiện tượng địa chất Đệ Tứ độc đáo của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Chúng được thành tạo trong môi trường biển có hoạt động của sóng mạnh thể hiện qua các chỉ số định lượng: thạch anh trên 90% chọn lọc tốt, độ mài tròn từ tốt đến trung bình, cát phân lớp mịn, chứa vở sò và cuội biển. Các thực thể cát đỏ nguyên là các đê cát ven bờ được thành tạo trong 3 pha biển tiến tương ứng với 3 chu lỳ gian băng: - Gunz-Mindel (Q11) - Mindel – Ris (Q12-3a) và - Ris – Wurm (Q13b). tạo nên một phức hệ đê cát đỏ ven bờ cổ kỳ vĩ bao gồm 3 chu kỳ trầm tích khuyết phủ chồng lên nhau. Mỗi chu kỳ trầm tích thiếu phần trầm tích lục địa được thành tạo lúc biển thoái. Thay vào đó là sự tạo một bề mặt xâm thực do quá trình phong hóa thấm đọng, xói mòn, biển động và tái phân bố do gió các thành tạo cát bùn có trước. Quá trình thành tạo màu đỏ của cát liên quan chặt chẽ với cơ chế phong hóa thấm đọng và đặc thù khí hậu khô nóng của Phan Thiết có thể chia làm 3 giai đoạn hay 3 chu kỳ tạo vỏ phong hóa cát, tương ứng với 3 chu kỳ băng hà: Mindel (cuối Q11 đầu Q12), Ris (cuối Q12 đầu Q13a), và Wurm (cuối Q13b đầu Q2). Màu đỏ của cát là màu thứ sinh liên quan đến sự mất nước triệt để của Fe2O3.nH2O biến thành hematit màu đỏ rượu vang trong điều kiện khí hậu khô nóng. Từ 3 vỏ phong hóa của cát đỏ có thể đối sánh với 3 bậc thềm mài mòn tích tụ với địa hình và tuổi các đê cát đỏ. Nằm kẹp giữa thềm mài mòn – tích tụ và thềm cát là các lagoon, tiền thân của đồng bằng hiện tại. Vấn đề nguồn gốc của cát đỏ và cơ chế thành tạo đã được nghiên cứu và làm khá rõ, có thể khẳng định về xuất xứ của những nguồn cát khổng lồ từ lục địa mà quá trình vận chuyển huy động vào đáy biển phải do những hệ thống sông và dòng chảy tạm thời ở miền Trung Việt nam và không loại trừ cả cửa sông MêKông. Trong các pha biển thoái các dòng sông cũng vươn dài theo đường bờ cổ ra thềm lục địa và chuyển tải một lượng cát khổng lồ vào đáy biển. Các dòng chảy ven bờ có xu hướng đi từ bắc xuống nam và nền đáy biển Nam Trung Bộ từ đảo Phú Quý vào Nam Bộ rất nông và bằng phẳng, vì vậy đây là những “bẫy” tích tụ cát với một khối lượng lớn chuẩn bị cho các giai đoạn tiếp theo đưa cát vào bờ như phân tích ở trên. Hàm lượng felspat từ 2-5%, hàm lượng bột sét(<0,1 mm) từ 8-15% và nhiều hạt vụn thạch anh có nguồn gốc biến chất (quazit) sắc cạnh chứa trong cát đỏ Phan Thiết là điểm khác cơ bản với cát Bắc Trung Bộ thạch anh đơn khoáng chọn lọc và mài tròn tốt, hầu như không chứa bột sét và rất hiếm gặp felspat. Điều đó chứng tỏ nguồn vật liệu cung cấp cho cát đỏ một phần không nhỏ là từ các vỏ phong hóa ven biển Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và sông Cửu Long. Các thành tạo cát đỏ Phan Thiết có tiềm năng rất lớn về sa khoáng. Hàm lượng các khoáng vật nặng biến thiên ổn định theo chiều rộng cũng như theo chiều sâu. Kết quả tính tài nguyên là 557.946.981 tấn. Cần tiếp tục nghiên cứu nguồn gốc, lịch sử hình thành sa khoáng và quy luật phân bố của chúng, khả năng tích tụ sa khoáng trong trầm tích biển ven bờ để đánh giá triển vọng sa khoáng. References 1. Lê Đức An, 1978. Những phát hiện mới về tectit và ý nghĩa của chúng trong việc nghiên cứu địa chất – địa mạo lãnh thổ phía Nam Việt Nam. 2. Đào Thanh Bình, Phạm Văn Hát, 1983. Báo cáo địa chất kết quả tìm kiếm tỷ mỷ ilmenit Chùm Găng - Thuận Hải. Lưu trữ địa chất. 3. Nguyễn Thanh Bình, 1988. Báo cáo kết quả công tác thăm dò sơ bộ mỏ sa khoáng ilmenit - ziricon Hàm Tân - Thuận Hải. Lưu trữ địa chất. 4. Nguyễn Biểu và n.n.k, 1995. Báo cáo điều tra địa chất và khoáng sản ven bờ (0 - 30n nước) miền trung (Nga Sơn - Vũng Tàu). Lưu trữ địa chất. 5. Nguyễn Xuân Bao và n.n.k, 1996. Báo cáo thuyết minh bản đồ địa chất hiệu đính tỷ lệ 1:200.000 loạt tờ Bến Khế - Đồng Nai. Lưu trữ địa chất
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan