Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý thích hợp đối với cụm tiểu thủ công nghiệp ph...

Tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý thích hợp đối với cụm tiểu thủ công nghiệp phục vụ chương trình di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi nội thành tp. hồ chí minh

.PDF
268
122
111

Mô tả:

TRUNG TÂM KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ QUÂN SỰ PHÂN VIỆN NHIỆT ĐỚI MÔI TRƯỜNG QUÂN SỰ ---------------------- BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ THÍCH HỢP ĐỐI VỚI CỤM TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH DI DỜI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT GÂY Ô NHIỄM RA KHỎI NỘI THÀNH TP. HỒ CHÍ MINH CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI : PGS.TS. PHÙNG CHÍ SỸ TP. HỒ CHÍ MINH, 2/2007 MỤC LỤC SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................5 CHƯƠNG I ..................................................................................................................7 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÁC CỤM TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP MỚI HÌNH THÀNH.....................................................7 I.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CỤM CÔNG NGHIỆP ................................................7 I.1.1. Khái niệm về cụm công nghiệp trong tiêu chuẩn quy hoạch - thiết kế đô thị Việt Nam ...............................................................................................................7 I.1.2. Khái niệm cụm công nghiệp ở thực tiễn TP. Hồ Chí Minh.........................7 I.1.2.1. Cụm các xí nghiệp công nghiệp tập trung ...............................................7 I.1.2.2. Khu vực tập trung các xí nghiệp công nghiệp .........................................7 I.1.2.3. Các xí nghiệp công nghiệp trong khuôn viên các tổ chức, cơ quan nhà nước......................................................................................................................7 I.1.2.4. Làng nghề công nghiệp ............................................................................8 I.1.2.5. Làng nghề truyền thống ...........................................................................8 I.1.3. Đặc thù của các cụm công nghiệp ở TP Hồ Chí Minh ...............................8 I.2. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NHỮNG MẶT TÍCH CỰC CŨNG NHƯ TỒN TẠI ĐỐI VỚI CÁC CHÍNH SÁCH Đà CÓ Ở VIỆT NAM VÀ TP. HỒ CHÍ MINH LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP................8 I.2.1. Quy hoạch tổng thể các vùng công nghiệp .................................................8 I.2.2. Quy hoạch chi tiết và xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp cũng như các xí nghiệp trong cụm công nghiệp...................................................................9 I.2.3. Đăng ký kinh doanh và Giấy phép hoạt động............................................9 I.2.4. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và đăng ký đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường (nay là Cam kết bảo vệ môi trường).....................9 I.2.5. Các giải pháp bảo vệ môi trường ...............................................................9 I.3. XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHÍ VỀ CỤM TTCN BỀN VỮNG PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN TP.HCM ........................................................................... 10 I.3.1. Định nghĩa về phát triển bền vững............................................................ 10 I.3.2. Cơ sở xây dựng tiêu chí............................................................................. 10 I.3.3. Tiêu chí cho cụm công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp mới hình thành ...... 10 I.3.4. Đánh giá chung......................................................................................... 11 I.4. ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG BỔ SUNG CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH MỚI ĐỂ HỖ TRỢ CHO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CÁC CỤM TTCN ........................................................................... 12 I.4.1. Định hướng cơ chế và chính sách quản lý môi trường tại các cụm TTCN ............................................................................................................................ 12 I.4.2. Định hướng cơ chế và chính sách quản lý đất đai tại các cụm TTCN...... 12 I.4.3. Định hướng cơ chế và chính sách hỗ trợ về tài chính (vốn, thuế, lãi suất , qũy…) đối với các cụm TTCN ............................................................................ 12 I.4.4. Định hướng cơ chế và chính sách hỗ trợ về lao động đối với các cụm TTCN .................................................................................................................. 12 I.4.5. Định hướng cơ chế và chính sách hỗ trợ nhằm phát triển và nâng cao vai trò cụm TTCN trong quá trình hội nhập. ........................................................... 13 I.4.6. Định hướng cơ chế và chính sách hỗ trợ về khoa học, kỹ thuật, công nghệ, đào tạo đối với các cụm TTCN........................................................................... 14 CHƯƠNG II ............................................................................................................... 15 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÁC CỤM TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP MỚI HÌNH THÀNH................................................... 15 1 II.1. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG NGHIỆP TƯƠNG TỰ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM .................. 15 II.1.1. Xu hướng phát triển các KCN - CCN ở châu Á....................................... 15 II.1.2. Quản lý CCN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh............................... 15 II.1.3. Thực trạng quản lý nhà nước cụm công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh ..... 15 II.2. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG CỤM TTCN.............................................. 16 II.3. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CỤM TTCN ........................................................................................... 17 II.4. ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ QUAN BAN NGÀNH TRONG QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ TOÀN DIỆN CỤM TTCN ............................ 17 CHƯƠNG III.............................................................................................................. 19 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CÁC CỤM TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP MỚI HÌNH THÀNH................................ 19 III.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC CCN TẠI VIỆT NAM 19 III.2. NGĂN NGỪA Ô NHIỄM (POLLUTION PREVENTION) GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC CỤM TTCN .................................................... 19 III.2.1. Khái niệm và một số giải pháp triển khai .............................................. 19 III.2.2. Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp hưởng ứng chương trình ngăn ngừa ô nhiễm trong cụm TTCN ...................................................................................... 20 III.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÁC CỤM TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP MỚI HÌNH THÀNH PHỤC VỤ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ................................................................................... 20 III.3.1. Kinh nghiệm phát triển ngành TTCN ở một số nước châu Á ................. 20 III.3.2. Đề xuất các giải pháp tổ chức và quản lý các cụm TTCN mới hình thành tại TP.HCM ........................................................................................................ 21 CHƯƠNG IV ............................................................................................................. 23 NGHIÊN CỨU TRÌNH DIỄN MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THÍCH HỢP TẠI CỤM TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP LÊ MINH XUÂN...................................... 23 IV.1 MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ CỤM TTCN LÊ MINH XUÂN............................... 23 IV.1.1. Chủ đầu tư .............................................................................................. 23 IV.1.2. Mục đích, quy mô và phạm vi hoạt động................................................ 23 IV.1.3. Vị trí và điều kiện khí hậu....................................................................... 23 IV.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC CỤM TTCN LÊ MINH XUÂN 23 IV.2.1. Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực ............................................ 24 IV.2.2. Những vấn đề môi trường phát sinh theo đặc thù các ngành sản xuất .. 26 IV.4. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CÔNG NGHỆ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ, TIẾNG ỒN CHO CỤM TTCN LÊ MINH XUÂN ......... 28 IV.4.1. Phân tích các giải pháp, mô hình đề xuất .............................................. 28 IV.4.2. Các biện pháp kỹ thuật xử lý khí thải tại nguồn..................................... 29 IV.4.3. Đề xuất các giải pháp công nghệ giảm thiểu ô nhiễm do bụi, khí thải và tiếng ồn tại nguồn cho các cơ sở trong cụm TTCN Lê Minh Xuân.................... 29 IV.5. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CỤM TTCN LÊ MINH XUÂN ........................................................... 30 IV.6. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI ........................................................... 31 IV.6.1. Mục tiêu chính của giải pháp quản lý chất thải rắn............................... 31 IV.6.2. Quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ................................................ 31 2 IV.6.3. Quản lý và xử lý chất thải rắn công nghiệp ........................................... 31 IV.6.4. Nhận xét chung ....................................................................................... 31 CHƯƠNG V............................................................................................................... 32 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................... 32 V.1. KẾT LUẬN ................................................................................................... 32 V.2. KIẾN NGHỊ.................................................................................................... 32 V.2.1. Kiến nghị các cơ chế, chính sách nhằm đưa nhanh mô hình quản lý vào thực tế ................................................................................................................. 32 V.2.2. Kiến nghị những nội dung nghiên cứu tiếp theo...................................... 33 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng IV.1 : Kết quả phân tích nước mặt khu vực cụm TTCN Lê Minh Xuân .......... 24 Bảng IV.2: Kết quả phân tích nước ngầm khu vực cụm TTCN Lê Minh Xuân ........ 25 Bảng IV.3 : Kết quả phân tích không khí khu vực cụm TTCN Lê Minh Xuân ......... 25 Bảng IV.4 : Kết quả phân tích nước thải tại một số cơ sở nhuộm ............................. 26 Bảng IV.5 : Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của một số cơ sở xi mạ, nấu kim loại mầu ........................................................................................................ 26 Bảng IV.6 : Chất lượng nước thải của cơ sở chế biến thủy hải sản .......................... 27 Bảng IV.7 : Hàm lượng các chất ô nhiễm trong ống khói ......................................... 28 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình II.1: Mô hình đầu tư xây dựng, quản lý kinh doanh cơ sở hạ tầng trong cụm tiểu thủ công nghiệp .......................................................................................................... 16 Hình II.2: Đề xuất mô hình hệ thống tổ chức quản lý môi trường đối với cụm công nghiệp TTCN.............................................................................................................. 17 Hình II.3: Đề xuất cơ chế quản lý nhà nước của các cơ quan có liên quan đến cụm TTCN.......................................................................................................................... 18 3 CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD5 : Nhu cầu oxy sinh hóa đo trong thời gian 5 ngày tại nhiệt độ 20oC BVMT : Bảo vệ môi trường CCN : Cụm công nghiệp CN : Công nghiệp CNXL : Công nghệ xử lý COD : Nhu cầu oxy hóa học CTNH : Chất thải nguy hại CTR : Chất thải rắn DO : Oxy hòa tan ĐTM : Đánh giá tác động môi trường EMS : Hệ thống quản lý môi trường KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất KHCN : Khoa học Công nghệ KH & ĐT : Kế hoạch và Đầu tư MLSS : Hàm lượng bùn lơ lửng trong nước thải MLVSS : Hàm lượng bùn lơ lửng dễ bay hơi trong nước thải NNÔN : Ngăn ngừa ô nhiễm PTBV : Phát triển bền vững SXSH : Sản xuất sạch hơn TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TDS : Tổng chất rắn hòa tan TTCN : Tiểu thủ công nghiệp TN&MT : Tài nguyên và Môi trường 4 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hiện nay, trên địa bàn TPHCM có 37.878 doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ (Số liệu thống kê năm 2005), nằm rải rác hoặc tập trung trong đó có nhiều ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như: xi mạ, dệt nhuộm, đúc kim loại, tái sinh nhựa, tái sinh thủy tinh… Các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ có công nghệ lạc hậu, thủ công, định mức tiêu tốn nguyên vật liệu, năng lượng cao, có vốn đầu tư thấp, mặt bằng chật hẹp, nằm xen kẽ trong khu dân cư và gây ô nhiễm môi trường. Từ đầu năm 2002 Thành phố đã triển khai chương trình di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào khu công nghiệp và các vùng phụ cận. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi còn có một số vấn đề khó khăn như về mặt tư tưởng, đối tượng di dời, vốn đầu tư, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp di dời, đặc biệt là địa điểm tiếp nhận doanh nghiệp di dời. Với số lượng lớn doanh nghiệp phải di dời phát sinh, chương trình chưa có sự xem xét và chuẩn bị đầy đủ cho doanh nghiệp di dời. Địa điểm chủ yếu để tiếp nhận doanh nghiệp di dời là dựa vào các khu công nghiệp hiện hữu, trong khi đó diện tích đất sẵn sàng cho thuê của các khu công nghiệp này không đủ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp di dời vào. Trong đó, có đến 66% đối tượng di dời là cơ sở tiểu thủ công nghiệp, có quy mô sản xuất nhỏ không thích hợp di dời vào khu công nghiệp vì: giá cho thuê đất tại các khu công nghiệp cao không phù hợp cho cơ sở tiểu thủ công nghiệp; đồng thời diện tích cho mỗi đơn vị thuê tối thiểu là 5000 m2, trong khi nhu cầu của các cơ sở này chỉ từ 200-1000 m2. . . do đó các cơ sở này đã phải tập trung vào các cụm công nghiệp. Trong khi đó, hiện nay cụm công nghiệp nhìn chung là phát triển một cách tự phát, chưa tuân thủ quy hoạch phát triển, chưa được quan tâm đúng mức đến các vấn đề môi trường, và đặc biệt là chưa có một quy chế quản lý nhà nước nào kể cả trung ương lẫn địa phương. Trong thời gian 2002-2003, Sở KH&CN TP.HCM đã giao cho Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ chương trình di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm và xây dựng biện pháp xử lý ô nhiễm tập trung tại một số cụm sản xuất tiểu 5 thủ công nghiệp khu vực TP. Hồ Chí Minh” do PGS.TS Phùng Chí Sỹ làm chủ nhiệm đề tài. Một trong những giải pháp được đề xuất của đề tài này là di dời các cơ sở TTCN tới những cụm TTCN ở ngoại thành. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đủ cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất các chính sách, giải pháp thực hiện, mô hình quản lý môi trường đối với các cụm TTCN sẽ tiếp nhận các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm di dời ra khỏi nội thành TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, cho đến nay vẫn chưa có một mô hình phát triển cụm TTCN bền vững nào được xây dựng tại TP.HCM, cũng như trên địa bàn cả nước. Điều này làm nảy sinh vấn đề đồng hóa việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm với nguy cơ di dời ô nhiễm từ nội thành ra ngoại thành. Những hạn chế trên đã tác động không chỉ đến sự phát triển chung của cụm TTCN mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường. Tất cả làm cho chất lượng môi trường suy thoái và hiện tại cộng đồng đã quan tâm, lên tiếng về sự ô nhiễm do hoạt động sản xuất ở các cụm TTCN, lo lắng về sự phát triển bền vững của các cụm TTCN tương lai. Để duy trì sự phát triển bền vững hoạt động các cụm TTCN, góp phần phát triển trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước. Đề tài "Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý thích hợp đối với cụm tiểu thủ công nghiệp phục vụ chương trình di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi nội thành Thành phố Hồ Chí Minh " là bước đi cấp thiết và không thể chậm trễ nhằm góp phần vào việc giải quyết tận gốc vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động của các cơ sở sản xuất TTCN tại các khu dân cư nội thành TP.HCM. 6 CHƯƠNG I NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÁC CỤM TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP MỚI HÌNH THÀNH I.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CỤM CÔNG NGHIỆP I.1.1. Khái niệm về cụm công nghiệp trong tiêu chuẩn quy hoạch - thiết kế đô thị Việt Nam Trong tiêu chuẩn quy hoạch mặt bằng tổng thể cụm công nghiệp TCVN 4646:1988, cụm công nghiệp (CCN) là một nhóm các xí nghiệp công nghiệp được bố trí trong một mặt bằng thống nhất, có quan hệ hợp tác trong xây dựng, có các công trình sử dụng chung như: công trình phục vụ công cộng, công trình phụ trợ sản xuất, công trình giao thông vận tải, cấp nước, thoát nước, cấp năng lượng, và tùy mức độ có liên hệ về dây chuyền công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế về vốn đầu tư, tiết kiệm đất đai xây dựng, tiết kiệm chi phí quản lý khai thác … - Phân loại cụm CN và TTCN theo quy mô diện tích đất đai: + Loại nhỏ: dưới 15 ha + Loại trung bình: từ 25 đến 150 ha + Loại lớn: từ 150 đến 400 ha - Phân loại cụm CN và TTCN theo đặc tính chuyên ngành: + Chuyên ngành: + Đa ngành: + Sinh thái: - Hợp tác sản xuất được tổ chức trong các CCN bao gồm: + Hợp tác sản xuất thể hiện ở việc sử dụng tổng hợp nguồn nguyên liệu theo một dây chuyền công nghệ chặt chẽ. + Hợp tác sản xuất trong việc sử dụng chung các công trình phụ trợ sản xuất. I.1.2. Khái niệm cụm công nghiệp ở thực tiễn TP. Hồ Chí Minh I.1.2.1. Cụm các xí nghiệp công nghiệp tập trung Là kiểu phân bố tập trung một số xí nghiệp công nghiệp, có chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhưng không có liên hệ với nhau về công nghệ, hoặc sử dụng các bán thành phẩm của nhau. I.1.2.2. Khu vực tập trung các xí nghiệp công nghiệp Là một khu vực lãnh thổ tương đối tập trung các xí nghiệp công nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau hoặc một ngành, xen cài trong khu dân cư nên không có ranh giới xác định. Về cơ bản cũng ít liên hệ với nhau về công nghệ, không sử dụng chung các công trình công cộng, hạ tầng, không có công trình xử nước thải chung, tồn tại từ trước giải phóng. I.1.2.3. Các xí nghiệp công nghiệp trong khuôn viên các tổ chức, cơ quan nhà nước Là trường hợp một vài xí nghiệp công nghiệp riêng lẻ, cùng thuê mặt bằng trong khuôn viên của các cơ quan, đơn vị còn đất không sử dụng hết. Thực tế, các kiểu phân bố như vậy không gọi là CCN, vì không tuân theo 7 nguyên tắc sử dụng chung các công trình công cộng và phục vụ kỹ thuật như định nghĩa CCN. I.1.2.4. Làng nghề công nghiệp Khái niệm làng nghề công nghiệp được dùng để chỉ cộng đồng dân cư cùng sản xuất một hay nhiều loại sản phẩm công nghiệp –TTCN, gắn kết trên một địa bàn, có hiệu danh. Sản phẩm công nghiệp của làng có thể là một mắt xích trong dây chuyền sản xuất một sản phẩm hoàn chỉnh.1 I.1.2.5. Làng nghề truyền thống Trước hết là một làng nghề, nhưng có lịch sử tồn tại lâu đời, qua nhiều thế hệ đến nay vẫn sản xuất một hay nhiều mặt hàng truyền thống có giá trị trên thị trường trong nước và quốc tế.1 Như vậy giữa làng nghề công nghiệp và truyền thống có điểm khác nhau ở chỗ ngành nghề và sản phẩm. ™ Phân biệt giữa làng nghề với Cụm CN và TTCN: + Tính liên hiệp trong sản xuất chỉ trong nội bộ làng mang tính gia đình, làng xóm. + Không có tính hợp tác trong việc sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội cho quá trình sản xuất. I.1.3. Đặc thù của các cụm công nghiệp ở TP Hồ Chí Minh TP Hồ Chí Minh có 37.878 cơ sở qui mô vừa và nhỏ, riêng kinh tế cá thể là 30.754 cơ sở với số lao động khoảng 182.000 người (Cục Thống kê TPHCM, 2005), như vậy trung bình một cơ sở chỉ có khoảng 06 lao động. Các xí nghiệp qui mô vừa và nhỏ thường tập trung vào các ngành với các sản phẩm dệt, may, kim khí và chế biến gỗ. Các Cụm CN và TTCN tại TP Hồ Chí Minh được hình thành từ 02 lọai hình (i) cải tạo, chỉnh trang các khu vực phát triển công nghiệp nhỏ tự phát và (ii) hình thành mới các CCN với mục đích chủ yếu là thu hút các xí nghiệp vừa và nhỏ di dời từ nội thành ra. I.2. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NHỮNG MẶT TÍCH CỰC CŨNG NHƯ TỒN TẠI ĐỐI VỚI CÁC CHÍNH SÁCH Đà CÓ Ở VIỆT NAM VÀ TP. HỒ CHÍ MINH LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP I.2.1. Quy hoạch tổng thể các vùng công nghiệp Những giải pháp quy hoạch phát triển KCX, KCN đến năm 2010, có tính đến năm 2020, theo quy hoạch điều chỉnh của thành phố, đã bao gồm cả việc quy hoạch các CCN (Vũ Văn Hòa, 2006). Theo đó : - Nhu cầu đất dành cho phát triển các CCN-TTCN đến năm 2020 là 1.900 ha. - Dự kiến đến năm 2020, Ban Quản lý các KCN. KCX TP. Hồ Chí Minh (HEPZA) được giao thêm chức năng quản lý CCN theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”, trước mắt là 14 CCN nhằm có thêm quỹ đất sẵn sàng cho nhà đầu tư. Hiện nay, nước ta chưa có quy định môi trường nào về việc quy hoạch tổng thể các vùng công nghiệp trên cả nước, có chăng cũng chỉ là một vài chi 1 Định nghĩa đưa ra trên cơ sở tài liệu “Làng nghề thủ công truyền thống tại TP.HCM” của TS. Tôn Nữ Quỳnh Trân và các tác giả. 8 tiết nhỏ nằm rải rác trong một số văn bản luật và thuộc lĩnh vực hẹp nào đó như khoáng sản, di sản văn hóa,… I.2.2. Quy hoạch chi tiết và xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp cũng như các xí nghiệp trong cụm công nghiệp Các văn bản pháp luật ở lĩnh vực quy hoạch đô thị đã có quy định về vấn đề quy hoạch chi tiết và xây dựng CCN cũng như thiết kế các xí nghiệp, mặc dù chưa thật sự đầy đủ. Văn bản quy định cụ thể nhất hiện nay vẫn là các TCVN như (1) TCVN 4449-1987 về Quy Hoạch Xây Dựng Đô Thị, (2) TCVN 4616-1988 về Quy Hoạch Tổng Thể CCN, (3) Quy Chế Bảo Vệ Môi Trường Ngành Xây Dựng (kèm theo Quyết Định số 29/1999-QĐ-BXD ngày 22/10/1999 của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng). Trong khi các công tác khác chưa được quy định cụ thể, vấn đề khai thác tài nguyên nước đã được quan tâm và thể hiện trong các văn bản sau: (1) Luật Tài Nguyên Nước 1998, (2) Nghị Định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 của Chính Phủ về Quy Định Việc Thi Hành Luật Tài Nguyên Nước, (3) Quy định nguyên tắc, thủ tục xin khai thác nước dưới đất và đăng ký công trình khai thác nước dưới đất (ban hành kèm theo Quyết Định số 604-CNNg/QLTN ngày 13/8/1992), (4) Quyết Định số 605-CNNg/QLTN ngày 3/8/1992 của Bộ Công Nghiệp Nặng về việc Bảo Vệ Tài Nguyên Nước Dưới Đất, (5). Quy định về cấp phép thăm dò, khai thác nước dưới đất (ban hành kèm theo Quyết định 05/2003/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường), (6).Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 07 năm 2004 của Chính phủ về Qui định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. I.2.3. Đăng ký kinh doanh và Giấy phép hoạt động Những văn bản quy định đối với vấn đề này không đầy đủ và cụ thể. Một số văn bản nổi bật có thể kể đến bao gồm (1) Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ, (2) Nghị định số 50/1998/NĐ-CP ngày 16/7/1998 của Chính phủ về Quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ, (3) Thông tư số 1450-TT/KCM ngày 20/8/1995 của Bộ KHCN&MT về Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 02-CP ngày 5/1/1995 của Chính phủ đối với hàng hóa là hóa chất có tính độc mạnh, chất phóng xạ, phế liệu và phế thải kim loại, phế liệu và phế thải có hóa chất độc hại và một số loại vật tư kỹ thuật cao cấp kinh doanh có điều kiện ở thị trường trong nước. I.2.4. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và đăng ký đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường (nay là Cam kết bảo vệ môi trường) Nhìn chung, vấn đề lập báo cáo ĐTM đã được quy định tương đối đầy đủ và chi tiết trong các văn bản pháp quy. Tuy nhiên, các quy định về thủ tục ĐTM chủ yếu chỉ dừng lại ở mức bắt buộc dự án phải thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm, mà thiếu các quy định liên quan đến “hậu kiểm” sau khi các doanh nghiệp đi vào hoạt động. I.2.5. Các giải pháp bảo vệ môi trường Luật Bảo Vệ Môi Trường 2005, Chương V đã quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường đối với các đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Tuy nhiên, giải pháp bảo vệ môi trường hiện đang được áp dụng rộng rãi nhất vẫn là tập trung vào xử lý cuối đường ống. 9 Doanh nghiệp bị bắt buộc xử lý chất thải để đạt các tiêu chuẩn quy định theo TCVN như: kiểm soát ô nhiễm không khí và tiếng ồn; kiểm soát ồn và rung…. Tuy nhiên, còn thiếu tiêu chuẩn đánh giá chất thải nguy hại. Trong Chiến lược quản lý môi trường của thành phố đến năm 2010 do UBND TP phê duyệt, sản xuất sạch hơn (SXSH) được xác định là một giải pháp chiến lược quan trọng thực hiện các chương trình bảo vệ môi trường ưu tiên của thành phố. Thành phố đã có các chính sách cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chương trình sản xuất sạch hơn. I.3. XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHÍ VỀ CỤM TTCN BỀN VỮNG PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN TP.HCM I.3.1. Định nghĩa về phát triển bền vững Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. (Luật Bảo vệ Môi trường, 2005). Theo định nghĩa này, một CCN bền vững phải đáp ứng được các yếu tố: - Đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó trong tương lai. - Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. I.3.2. Cơ sở xây dựng tiêu chí • Đặc trưng của cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp của Thành phố • Chủ trương, định hướng của Thành phố • Xu hướng, yêu cầu và thực tế của thị trường I.3.3. Tiêu chí cho cụm công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp mới hình thành Đối với việc hình thành các cụm CN-TTCN bền vững mới hình thành, hệ thống tiêu chí xây dựng bao gồm 7 tiêu chí như sau: • Xác định loại hình sản xuất CN-TTCN và quy mô: Các thông tin này có ý nghĩa quan trọng quyết định tới sự đầu tư cơ sở vật chất, lựa chọn vị trí, giải pháp bảo vệ môi trường, chiến lược kinh doanh… • Lựa chọn vị trí và hiện trạng hạ tầng kỹ thuật: Vị trí cụm CN-TTCN và hạ tầng kỹ thuật là những yếu tố quan trọng cho quyết định có nên đầu tư hay không. Bên cạnh đó, việc đánh giá hiện trạng, khả năng cải tạo, nâng cấp của hạ tầng kỹ thuật cũng như ngưỡng ô nhiễm được chấp nhận tại khu vực đô thị dự định xây dựng cụm CN-TTCN cũng rất cần thiết và cần phải được thực hiện ngay ở giai đoạn đầu tiên của dự án đầu tư. • Đánh giá các tác động môi trường và rủi ro: Đánh giá tác động môi trường và rủi ro là những công tác kỹ thuật cần thiết và bắt buộc phải thực hiện. Hoạt động đánh giá tác động môi trường và rủi ro cần được cập nhật liên tục nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý, kỹ thuật, phòng ngửa ô nhiễm môi trường của các cụm CN-TTCN. • Phát triển hạ tầng kỹ thuật thích hợp - bảo vệ an tòan môi trường: Mục tiêu chính cần đạt là việc phát triển hạ tầng kỹ thuật luôn phải đi trước một bước so với phát triển hoạt động sản xuất. Các hạng mục hạ tầng kỹ thuật cần quan tâm bao gồm: thoát nước, cây xanh, giao thông, cấp điện, cấp nước sạch, phòng cháy chữa cháy. 10 • Áp dụng các giải pháp công nghệ giảm thiểu ô nhiễm một cách hệ thống: Với thực tế công nghệ sản xuất trình độ thấp, mức ô nhiễm cao, khả năng đầu tư, quản lý kém của các cơ sở sản xuất nhỏ TTCN thì một giải pháp “thông minh”, ít tốn kém, dễ làm là rất cần thiết. Sản xuất sạch hơn hiện đang là giải pháp được áp dụng cho mục tiêu trên. Tuy nhiên đối với các cụm CN-TTCN thì việc áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất nhỏ TTCN cần được thực hiện một cách hệ thống và “thông minh”, cụ thể như: cần có lộ trình thực hiện, biện pháp khuyến khích và yêu cầu bắt buộc thực hiện sản xuất sạch hơn đối với các cơ sở sản xuất, loại hình sản xuất của cụm CN-TTCN ngay từ khi kêu gọi đầu tư. Bên cạnh việc ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn, xử lý ô nhiễm tập trung (đối với rác thải, nước thải) cũng là giải pháp rất đáng quan tâm. Tuy nhiên việc thực hiện các giải pháp này cần được lượng hóa cụ thể đối với thực tế từng cụm CN-TTCN. Ngoài ra, các giải pháp sinh thái được khuyến khích áp dụng: tham gia vào họat động trao đổi chất thải sản xuất (rắn và lỏng), áp dụng các công nghệ cao… • Phát triển hệ thống quản lý chung về hành chính – môi trường: Đây là mô hình quản lý được phát triển nhằm gắn kết công tác quản lý hành chính với bảo vệ môi trường phù hợp với thực tế quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan quản lý địa phương, trách nhiệm của nhà đầu tư cụm CN-TTCN. Về hoạt động, mô hình này là sự quay vòng liên tục chuỗi hành động: “kiểm tra – đánh giá – đề xuất giảỉ pháp – thực hiện” nhằm đưa đến một kết quả tối ưu trong công tác bảo vệ môi trường. Trong hệ thống này, các cơ sở sản xuất nhỏ TTCN được coi là đối tác (cùng có lợi) thực hiện các quy định quản lý, giải pháp chứ không phải là đối tượng bị quản lý – điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc khuyến khích sự tự giác tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, xóa bỏ suy nghĩ “bảo vệ môi trường làm tăng chi phí sản xuất”, “các cơ quan quản lý làm khó doanh nghiệp” hay “muốn phát triển sản xuất phải hy sinh môi trường”... • Phát triển hệ thống giám sát cộng đồng và giáo dục môi trường: Ở góc độ pháp luật, giám sát môi trường là yêu cầu bắt buộc đối với hoạt động công nghiệp (quy định của Luật BVMT). Tuy nhiên, ở góc độ kỹ thuật (hiện tại), công tác giám sát môi trường lại khó thực hiện liên tục do hạn chế kinh phí, nhân lực dẫn đến công tác giám sát chưa đem lại hiệu quả cần thiết. Để khắc phục nhược điểm đó, vai trò cộng đồng cần được phát huy, cộng đồng cũng cần được giáo dục về môi trường một cách hệ thống, bài bản để có thể có nhận thức đúng đắn về môi trường, ô nhiễm môi trường, quy định của pháp luật về môi trường. Đối với cơ sở sản xuất nhỏ TTCN, việc tuyên truyền - gíáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các chủ cơ sở là rất cần thiết. Công tác giám sát môi trường và tuyên truyền giáo dục môi trường cho cộng đồng và cơ sở sản xuất cần thực hiện song song và phải tiến hành ngay từ khi thực hiện đầu tư cụm CN-TTCN. I.3.4. Đánh giá chung Hệ thống tiêu chí như nêu trên là những yêu cầu cơ bản và cần thiết, các tiêu chí phải được kết hợp thực hiện trong một tổng thể chung mới có thể đem lại hiệu quả như ý muốn. Để hệ thống tiêu chí này đi vào thực tế, có hiệu quả thì rất cần có sự ủng hộ của các cơ quan chức năng địa phương, các cơ quan khoa học, sự tham gia của các cơ sở sản xuất và đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng dân cư tại các cụm CN-TTCN. 11 I.4. ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG BỔ SUNG CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH MỚI ĐỂ HỖ TRỢ CHO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CÁC CỤM TTCN I.4.1. Định hướng cơ chế và chính sách quản lý môi trường tại các cụm TTCN Bên cạnh một số chính sách được áp dụng cụ thể như Quỹ giảm thiểu ô nhiễm, Quỹ phát triển công nghệ, cần có một số chính sách khuyến khích cơ sở sản xuất trong cụm TTCN thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường như: + Chính sách ưu đãi đối với các cơ sở sử dụng nguyên liệu tái chế, phế liệu, phế phẩm, cơ sở tái chế chất thải; đề nghị thành lập Quỹ Tái chế. + Chính sách ưu đãi đối với các cơ sở có áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, cụ thể là thành lập Quỹ Sản xuất sạch hơn. + Chính sách ưu đãi đối với các cơ sở áp dụng hiệu quả các giải pháp quản lý và xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại. + Chính sách ưu đãi đối với các cơ sở áp dụng hiệu quả các giải pháp quản lý và xử lý nước thải và khí thải. + Nhà nước cần cho áp dụng các loại phí và lệ phí theo pháp lệnh nhà nước. + Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về môi trường, phổ biến các quy định, các chính sách về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp trong cụm TTCN. I.4.2. Định hướng cơ chế và chính sách quản lý đất đai tại các cụm TTCN - Các ưu đãi đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp. - Hỗ trợ đầu tư đối với các dự án xây dựng đường giao thông, xây dựng nhà máy xử lý nước thải trung tâm và các công trình phúc lợi phục vụ trong cụm TTCN. - Giảm giá thuê đất cho các cơ sở đầu tư vào CCN đã quy hoạch. I.4.3. Định hướng cơ chế và chính sách hỗ trợ về tài chính (vốn, thuế, lãi suất , qũy…) đối với các cụm TTCN - Về chính sách thuế ưu đãi: Đề nghị Nhà nước áp dụng chính sách miễn giảm thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm thuế tiêu thụ đặc biệt trong một số năm nhất định cho các dự án đầu tư cải thiện môi trường sản xuất ở doanh nghiệp sau khi dự án hoàn thành giai đoạn đầu tư đi vào hoạt động. Đối với các doanh nghiệp tiểu thủ công nghiệp, hoạt động ở nhiều ngành nghề truyền thống hay cung cấp dịch vụ, cần được vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách (đang được xúc tiến thành lập), quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển hay quỹ môi trường. - Về hỗ trợ vốn doanh nghiệp: Cơ chế hỗ trợ vốn thích hợp cho các doanh nghiệp là thông qua Quỹ môi trường, Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa... I.4.4. Định hướng cơ chế và chính sách hỗ trợ về lao động đối với các cụm TTCN - Phân cấp quản lý lao động: Tùy theo điều kiện cụ thể của CCN, UBND TP quyết định giao nhiệm vụ cho UBND các quận huyện thực hiện đăng ký tuyển dụng lao động cho cụm TTCN, nhằm tăng cường sử dụng lao động địa phương. - Việc tuyển dụng lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp cụm công nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định 72/1995/NĐ-CP ngày 12 31/10/1995 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ Luật Lao động. - Doanh nghiệp cụm công nghiệp được hưởng các chính sách trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực được ban hành kèm theo Quyết định số 143/2004/QĐ-TTg ngày 10/8/2004 của Thủ tướng phê duyệt chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2004-2008. - Nhà nước cung cấp những kiến thức cần thiết cho chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý các doanh nghiệp nhỏ và vừa, những người có ý định thành lập doanh nghiệp; I.4.5. Định hướng cơ chế và chính sách hỗ trợ nhằm phát triển và nâng cao vai trò cụm TTCN trong quá trình hội nhập. • Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp: Coi trọng công tác quy hoạch phát triển các cụm CN-TTCN vì khâu này phải đi trước và nó ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển lâu dài của cụm. Tư tưởng cần quán triệt trong quy hoạch là: Phải tính toán mục tiêu và hiệu quả của cụm công nghiệp làng nghề. Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp làng nghề cần chú ý kết hợp với: i) Quy hoạch phát triển ngành nghề trong chiến lược lâu dài; ii) Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; iii) Quy hoạch sử dụng đất đai của Thành phố/tỉnh; iv) Quy hoạch phát triển các KCN/CCN tập trung, KCN/CCN vừa và nhỏ trên địa bàn TP/tỉnh. • Thực hiện các giải pháp giảm ô nhiễm môi trường: Cần có giải pháp đồng bộ về: Quy hoạch, công nghệ sản xuất, xử lý môi trường và chính sách kèm theo. • Tổ chức bộ máy quản lý đối với cụm CN-TTCN: Bộ máy chính quyền các cấp là cơ quan quản lý nhà nước đối với các cụm CN-TTCN, nhà nước chịu trách nhiệm về quy hoạch, chỉ đạo thực hiện quy hoạch, ban hành, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện các quy định, hướng dẫn có tính pháp quy về xây dựng và phát triển cụm CN-TTCN. Ban điều hành hoạt động cụm CN-TTCN (có thể là chủ đầu tư cụm) chịu trách nhiệm quản lý trong nội bộ CCN. • Hoàn thiện môi trường thể chế cho phát triển và quản lý các cụm CNTTCN Một số vấn đề cần có quy định thống nhất của nhà nước để tạo môi trường thể chế cho quản lý, hoạt động, phát triển các cụm CN-TTCN: Cần ban hành về mặt pháp quy các tiêu chí đánh giá cụm công nghiệp làng nghề; Xây dựng cơ chế cho việc thành lập, phát triển, quản lý các cụm CN-TTCN; Nên có chính sách khuyến khích, hỗ trợ của nhà nước đối với hình thành và phát triển cụm CN-TTCN. • Phát triển các hoạt động dịch vụ với sự hỗ trợ của nhà nước: Trên thực tế, các hoạt động dịch vụ trên còn rất nhỏ bé, chưa phát triển và phần lớn do cơ sở tự lo hoặc do tổ chức trung gian đảm nhận. Cần chú trọng phát triển các loại hoạt động dịch vụ trên và nhà nước cần có sự hỗ trợ chúng thông qua các hình thức như: Miễn giảm phí khi thụ hưởng các dịch vụ đó; Miễn giảm thuế và được hưởng ưu đãi cho các tổ chức dịch vụ nếu các tổ chức đó phục vụ cho phát triển cụm CN-TTCN. 13 I.4.6. Định hướng cơ chế và chính sách hỗ trợ về khoa học, kỹ thuật, công nghệ, đào tạo đối với các cụm TTCN • Đẩy mạnh áp dụng cách tiếp cận sản xuất sạch hơn Cần tiến hành một chương trình nghiên cứu mang tính chất điều tra và phát hiện nhu cầu, cơ hội, khả năng áp dụng SXSH trong các cơ sở sản xuất công nghiệp, để từ đó có cơ sở thực tiễn hoạch định chính sách về SXSH áp dụng cho các cơ sở sản xuất công nghiệp cũng như xây dựng kế hoạch hành động về SXSH đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp. • Nghiên cứu chuyển giao công nghệ Hiện tại, chiến lược và chính sách chuyển giao công nghệ ở nước ta còn chưa bao quát việc chuyển giao công nghệ thích hợp. Các công nghệ được sử dụng trong các cơ sở hiện nay thường là thủ công, tự chế, tự lắp ráp hoặc mua lại các công nghệ do các cơ sở công nghiệp khác thải ra. Do vậy, cần xây dựng các cơ chế hỗ trợ các cơ sở sản xuất trong việc lựa chọn và đầu tư các công nghệ thân thiện môi trường. • Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ - Cải tiến công cụ sản xuất: nâng cao năng suất hoạt động, chất lượng sản phẩm, giảm chất thải ra môi trường. - Hiện đại hóa công nghệ truyền thống. • Khuyến khích chuyên gia công nghệ nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường - Hỗ trợ trực tiếp đối với các chuyên gia công nghệ thông qua các chương trình, dự án đề tài nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường do ngân sách Nhà nước cấp chi phí. - Hỗ trợ gián tiếp thông qua các tổ chức, cá nhân tư vấn làm cầu nối liên kết, trong đó Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho việc chuyển giao và tổ chức chuyển giao công nghệ vì lợi ích cộng đồng và môi trường. • Cấm sử dụng công nghệ, phương pháp sản xuất thủ công lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường 14 CHƯƠNG II NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÁC CỤM TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP MỚI HÌNH THÀNH II.1. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG NGHIỆP TƯƠNG TỰ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM II.1.1. Xu hướng phát triển các KCN - CCN ở châu Á Đài Loan được coi là đi tiên phong và thành công trong phát triển KCN ở châu Á. Hiện nay ở Đài Loan có 95 KCN, trong đó Nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là 58 KCN, còn lại là do tư nhân đầu tư. Các nhà hoạch định chiến lược của Đài Loan hướng sự phát triển các KCN theo mô hình KCN-dịch vụ dựa trên trình độ kỹ thuật công nghệ cao, đáp ứng nhiệm vụ trung chuyển, chế biến sản phẩm cao cấp cho xuất khẩu và cho thị trường nội địa. Từ giữa thập niên 70 trở đi, Thái Lan bắt đầu phát triển KCN. Mô hình KCN đầu tiên là mô hình tập trung tổng hợp, bao gồm KCN, KCX và khu dịch vụ. Đến nay, các KCN của Thái Lan vẫn là KCN tập trung nhưng đối tượng mở rộng ra, bao gồm: KCN tập trung, KCX, khu thương mại và khu dân cư. Ở Trung Quốc, sự hình thành và phát triển các loại hình của KCN gắn liền với quá trình cải cách mở cửa của Trung Quốc. Từ cuối thập niên 90 của thế kỷ XX trở đi, các KCN phát triển mạnh mẽ chuyển sang một mô thức mới mà người Trung Quốc gọi là khu khai phát (khai hoá và phát triển). Khu khai phát gắn với một đơn vị hành chính, trong đó có KCN tập trung, khu thương mại và dịch vụ. Từ các mô hình phát triển KCN-CCN của các nước trong khu vực có nhiều nét tương đồng với Việt Nam, có thể rút ra xu hướng phát triển của các KCN-CCN theo một tiến trình có tính phổ biến sau: Bắt đầu từ KCN chuyên ngành đến KCN có tính tổng hợp với đặc tính chủ đạo là KCN-CCN hoàn thiện theo mô hình: KCN- đô thị- du lịch. II.1.2. Quản lý CCN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Để quản lý các khu vục sản xuất công nghiệp tập trung, một số quận huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã có sự quan tâm và đề xuất các giải pháp quản lý, tuy nhiên hiệu quả còn rất hạn chế vì quy chế quản lý không được pháp lý hoá, do đó công tác tổ chức không được triển khai. II.1.3. Thực trạng quản lý nhà nước cụm công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh • Quản lý nhà nước về xây dựng cụm công nghiệp Việc cấp phép xây dựng các CCN và các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn các quận huyện thời gian qua không có một đầu mối thống nhất. Cụ thể, cũng là CCN nhưng có cụm do Sở Xây dựng cấp phép xây dựng, có cụm do quận huyện cấp phép. Hoặc cũng là cấp phép xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp nhưng có cái do Sở cấp, có cái do quận huyện cấp dẫn tới tùy tiện trong việc áp dụng các tiêu chuẩn quy phạm và khó khăn trong công tác kiểm tra giám sát thực hiện. 15 • Quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp và các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp Công tác quản lý nhà nước CCN trên địa bàn TP còn gặp rất nhiều khó khăn, bất cập như sau: + Thiếu cơ sở pháp lý + Chính quyền địa phương các cấp chưa quan tâm đến quản lý cụm công nghiệp + Không có sự phối hợp nào giữa quận huyện và các cơ quan chức năng có liên quan của Thành phố trong việc quản lý cụm công nghiệp. + Chưa quan tâm đến việc có chủ đầu tư cụm công nghiệp II.2. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG CỤM TTCN Để quản lý cụm công nghiệp thống nhất, có nề nếp, đề tài kiến nghị mô hình tổ chức cụm công nghiệp (Hình II.1) với nguyên tắc cơ bản sau: - Cụm dành cho các xí nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm công nghiệp, dịch vụ sản xuất công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Cơ quan quản lý nhà nước Giao đất dài lâu để đầu tư CCN Chủ đầu tư (Nhà nước hoặc tư nhân) Đầu tư hạ tầng cụm CN-TTCN Cụm tiểu thủ công nghiệp Xí Nghiệp, Cơ sở sản xuất vừa và nhỏ Cụm công nghiệp biệt lập, không hạn chế ngành nghề Cụm công nghiệp hỗn hợp Cụm công nghiệp đặc thù, chuyên ngành Hình II.1: Mô hình đầu tư xây dựng, quản lý kinh doanh cơ sở hạ tầng trong cụm tiểu thủ công nghiệp - Có một chủ đầu tư hạ tầng (không phân biệt nhà nước nước hay tư nhân); Nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư hạ tầng của các doanh nghiệp cụm công nghiệp. - Hệ thống hạ tầng sử dụng chung trong hàng rào, có kết nối với hạ tầng ngoài hàng rào (giao thông chính của khu vực ≥ 16 m; có trạm điện riêng cho cụm, cấp nước, thoát nước phải nối với hệ thống ngoài hàng rào). - Giao đất lâu dài cho nhà đầu tư, được cấp phép đầu tư của UBND TP hoặc cấp được ủy quyền, thời gian phù hợp với Luật pháp hiện hành. 16 - Đối với CCN biệt lập khỏi khu dân cư, không hạn chế ngành nghề; và có thể là CCN hỗn hợp hoặc CCN đặc thù chuyên ngành. Đối với một số ngành nghề đặc biệt, không hạn chế tiêu chuẩn về đất đai và vốn. II.3. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CỤM TTCN Các Sở, Ban ngành chức năng của thành phố có trách nhiệm phối hợp với Ban Quản lý cụm công nghiệp thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường CCN trong phạm vi chức năng, quyền hạn được UBNDTP giao. Các tổ chức, cá nhân ở bên ngoài hàng rào CCN có quyền và nghĩa vụ, theo dõi, phát hiện và báo cáo lên các cấp thẩm quyền xem xét giải quyết các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường bên trong CCN. Hiện nay Ban Quản lý Cụm công nghiệp vẫn chưa được thành lập. Tuy nhiên, UBND TP. đang xem xét giao cho Ban Quản lý các KCN/KCX TP. Hồ Chí Minh (HEPZA) thực hiện chức năng quản lý các cụm công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh. Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Tham mưu, báo cáo Chỉ đạo Sở Tài nguyên Môi trường Chỉ đạo Tham mưu, báo cáo Các Sở Ban Ngành khác, Ủy Ban Nhân Dân Quận Huyện Phối hợp quản lý Ban quản lý cụm công nghiệp Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường CCN Thực hiện các quy định, báo cáo trực tiếp, … Chịu trách về mặt QLNN, quản lý môi trường trước UBND Phối hợp trong các quyền và nghĩa vụ được giao CỤM TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Chủ Đầu tư, doanh nghiệp Hình II.2: Đề xuất mô hình hệ thống tổ chức quản lý môi trường đối với cụm công nghiệp TTCN II.4. ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ QUAN BAN NGÀNH TRONG QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ TOÀN DIỆN CỤM TTCN Ngoài chức năng nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật, đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố, các sở ngành và UBND các 17 quận, huyện liên quan còn có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý nhà nước. Cơ chế phối hợp phải được thực hiện tốt trong các hoạt động kiểm tra về xây dựng, lao động, nghĩa vụ thuế… đối với các cơ sở sản xuất trong cụm CN & TTCN. Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Nghiên cứu, định hướng, tham mưu, … Sở Xây Dựng Sở Quy Hoạch Kiến trúc Sở Tài nguyên Môi trường Sở Kế Hoạch Đầu Tư Sở Giao Thông Công Chính Hướng dẫn, kiểm tra, quản lý về mặt xây dựng, lao động, nghĩa vụ thuế, … Hướng dẫn, thẩm định, phê duyệt, kiểm tra thực hiện Cụm tiểu thủ Công nghiệp Chủ đầu tư Cụm TTCN Doanh nghiệp Sở Công nghiệp Sở Tài Chính - Sở Lao Động TB-XH - Ban Quản lý các KCN/KCX Phối hợp quản lý kiểm tra về xây dựng và lao động Ủy Ban Nhân Dân Quận Huyện Kiểm tra quản lý về mặt xây dựng, lao động Ràng buộc về HĐKT đầu tư sản xuất Hình II.3: Đề xuất cơ chế quản lý nhà nước của các cơ quan có liên quan đến cụm TTCN 18 Formatted: Font: 9 pt CHƯƠNG III NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CÁC CỤM TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP MỚI HÌNH THÀNH III.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC CCN TẠI VIỆT NAM PTBV đã trở thành đường lối, quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế-xã hội của từng ngành và từng địa phương”. Để thực hiện mục tiêu PTBV và thực hiện cam kết quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã ban hành "Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam" (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) theo Quyết định 153/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 làm cơ sở cho việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước cũng như của các ngành và địa phương, trong đó có ngành tiểu thủ công nghiệp. Theo Chiến lược, ở khu vực Đông Nam bộ sẽ phát triển các sản phẩm mới, nhất là các sản phẩm thủ công có tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. III.2. NGĂN NGỪA Ô NHIỄM (POLLUTION PREVENTION) GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC CỤM TTCN III.2.1. Khái niệm và một số giải pháp triển khai Ngăn ngừa ô nhiễm (NNÔN) là sự giảm hay loại trừ các chất ô nhiễm trước khi ra khỏi địa điểm để tái chế , xử lý hay chôn lấp. NNÔN có thể bao gồm sự thay thế các nguyên liệu thô khác nhau, sự giảm sử dụng các hóa chất độc và sự gia tăng tái chế hay xử lý các chất thải. Một số giải pháp khả thi nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững các cụm TTCN dựa trên cách tiếp cận quản lý ngăn ngừa được đề xuất như sau: • Bố trí cơ cấu cụm theo nguyên lý sinh thái công nghiệ: Một cụm TTCN nên tập trung các doanh nghiệp có thể trao đổi chất thải nhằm thực hiện tái chế, tái sử dụng chất thải ngay trong cụm, giảm lượng chất thải cần phải vận chuyển đi nơi khác. • Xây dựng chương trình ngăn ngừa ô nhiễm cho cụm TTCN: Sở KH-CN và Sở TN-MT TP.HCM cần phối hợp tham mưu cho UBND TpHCM chỉ đạo các cụm TTCN xây dựng các chương trình NNÔNcụ thể (bao gồm: chính sách, nhân sự, xác định các mục tiêu NNÔN, kế hoạch tiêu chí giám sát…). • Lập kế họach ngăn ngừa ô nhiễm tại mỗi doanh nghiệp bao gồm: chính sách, nhân sự, xác định quá trình tham gia, huấn luyện và các mục tiêu NNÔN cho doanh nghiệp, kế hoạch tiêu chí giám sát… • Cải tiến điều hành quản lý trong từng doanh nghiệp: Áp dụng công nghệ mới, tái thíêt kế lại quá trình sản xuất, tái sử dụng, tái chế… 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan