Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Môi trường Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn phù hợp với phát triển kinh tế ...

Tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn phù hợp với phát triển kinh tế xã hội tại quận bắc từ liêm, thành phố hà nội

.PDF
107
111
128

Mô tả:

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN PHÙ HỢP VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TẠI QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG NGÔ BÁ QUANG HÀ NỘI, NĂM 2018 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN PHÙ HỢP VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TẠI QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NGÔ BÁ QUANG CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG MÃ SỐ: 8440301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHẠM THỊ MAI THẢO HÀ NỘI, NĂM 2018 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Cán bộ hướng dẫn chính: TS. Phạm Thị Mai Thảo Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Hà Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Nguyễn Thu Huyền Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại: Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Ngày 22 tháng 5 năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Thị Mai Thảo. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc, các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Ngô Bá Quang LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô giáo trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Môi trường cùng các thầy cô giáo ở nhiều bộ môn khác đã nhiệt tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa học. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Phạm Thị Mai Thảo đã tận tình hướng dẫn và cho tôi những lời khuyên cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Xây dựng Hà Nội, UBND quận Bắc Từ Liêm, Phòng Quản lý đô thị quận, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận, Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, CTCP Xử lý chất thải xây dựng và đầu tư phát triển môi trường Hà Nội đã tạo điều kiện cung cấp những số liệu cần thiết và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu trên địa bàn. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân luôn quan tâm, động viên giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt luận văn này. Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Học viên Ngô Bá Quang MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................... MỤC LỤC .............................................................................................................................. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ......................................................... DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ......................................................................................... DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .............................................................................. MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................................... 3 1.1. Tổng quan về chất thải rắn............................................................................................ 3 1.1.1. Trên thế giới ................................................................................................... 3 1.1.2. Tại Việt Nam .................................................................................................. 6 1.2. Tác động đến môi trường của chất thải rắn ............................................................... 16 1.2.1. Tác động đến môi trường không khí........................................................... 16 1.2.2. Tác động đến môi trường nước ................................................................... 17 1.2.3. Tác động đến môi trường đất ...................................................................... 18 1.3. Các mô hình quản lý chất thải rắn .............................................................................. 19 1.3.1. Trên thế giới ................................................................................................. 19 1.3.2. Tại Việt Nam ................................................................................................ 21 1.4. Các định hướng quy hoạch ......................................................................................... 31 1.4.1. Trên thế giới ................................................................................................. 31 1.4.2. Tại Việt Nam ................................................................................................ 32 1.5. Các văn bản quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn ........................ 34 1.5.1. Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành lĩnh vực quản lý chất thải rắn .. 34 1.5.2. Quy hoạch, chủ trương, quyết định về quản lý CTR ................................. 35 1.5.3. Quy chuẩn kỹ thuật quản lý chất thải rắn ................................................... 37 CHƯƠNG 2: PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 38 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 38 2.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................................................. 38 2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 38 2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ........................................................ 38 2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa ................................................................... 38 2.3.3. Phương pháp xác định hệ số phát thải ........................................................ 39 2.3.4. Phương pháp ước tính lượng chất thải rắn phát sinh ................................. 39 2.3.5. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu........................................................... 41 2.4. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................................... 41 2.4.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 41 2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................. 43 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 45 3.1. Hiện trạng phát sinh các loại CTR trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm. ....................... 45 3.1.1. Chất thải rắn sinh hoạt ................................................................................. 45 3.1.2. Chất thải rắn xây dựng ................................................................................. 47 3.1.3. Chất thải y tế ................................................................................................. 48 3.1.4. Chất thải nguy hại ........................................................................................ 49 3.1.5. Bùn thải ......................................................................................................... 52 3.2. Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý các loại chất thải rắn trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm. ...................................................................................................... 53 3.2.1. Chất thải rắn sinh hoạt ................................................................................. 54 3.2.2. Chất thải rắn xây dựng ................................................................................. 61 3.2.3. Chất thải y tế ................................................................................................. 63 3.2.4. Chất thải nguy hại ........................................................................................ 65 3.2.5. Bùn thải ......................................................................................................... 67 3.3. Công tác quản lý của UBND quận Bắc Từ Liêm ..................................................... 72 3.4. Đánh giá hoạt động quản lý CTR tại quận Bắc Từ Liêm ......................................... 73 3.5. Tính toán, dự báo lượng chất thải rắn phát sinh theo xu hướng phát triển kinh tế xã hội tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nộ đến năm 2025. .......................................... 75 3.5.1. Chất thải rắn sinh hoạt ................................................................................. 75 3.5.2. Chất thải xây dựng ....................................................................................... 76 3.5.3. Chất thải rắn y tế .......................................................................................... 77 3.5.4. Bùn thải ......................................................................................................... 78 3.6. Đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn phù hợp với các quy định về bảo vệ môi trường và nguồn kinh phí của địa phương. ....................................................................... 79 3.6.1. Mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt ......................................................... 80 3.6.2. Mô hình xử lý chất thải xây dựng ............................................................... 81 3.6.3. Mô hình quản lý chất thải rắn y tế............................................................... 86 3.6.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý của chính quyền địa phương ............... 88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... PHỤ LỤC ............................................................................................................................... THÔNG TIN LUẬN VĂN Họ và tên học viên: Ngô Bá Quang Lớp: CH2AMT Khóa: 2016-2018 Cán bộ hướng dẫn: TS. Phạm Thị Mai Thảo Tên đề tài: Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn phù hợp với phát triển kinh tế xã hội tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội Tóm tắt: Để đánh giá hiện trạng về hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTR trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đồng thời tính toán dự báo lượng CTR phát sinh đến năm 2025 và đề xuất giải pháp quản lý đồng bộ CTR phù hợp với các quy định về bảo vệ môi trường và nguồn kinh phí của địa phương. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, thu thập số liệu thứ cấp và dự báo phát sinh CTR đã được sử dụng để thu thập các số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu, dự báo chất thải theo xu thế phát triển của xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ số phát sinh CTRSH trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm là 0,81 kg/người/ngày, khối lượng dự kiến phát sinh năm 2025 là 335,933 tấn/ngày; hệ số phát sinh CTXD khoảng 19 m3/ngày, khối lượng dự kiến phát sinh năm 2025 là 41.117 m3/năm; hệ số phát sinh CTR y tế 4,8 kg/giường bệnh/tháng, khối lượng dự kiến phát sinh năm 2025 là 70,080 tấn/năm; khối lượng bùn thải rãnh thoát nước phát sinh 34.870 m 3/năm. Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt đạt 100%, trên địa bàn không còn điểm tồn đọng rác. CTXD phát sinh trong quá trình thi công xây dựng người dân đã nhận thức và ký hợp đồng xử lý CTXD khi khởi công thi công xây dựng. Bùn thải tại rãnh thoát nước được quận Bắc Từ Liêm nạo vét hàng năm, trên địa bàn quận không có khu vực bị úng ngập cục bộ. Bùn thải tự hoại được người dân ký hợp đồng bơm hút với đơn vị có chức năng, không thải trực tiếp ra môi trường. CTR y tế đã được các bệnh viện thực hiện ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng vận chuyển đi xử lý. Trong các loại CTR mà đề tài nghiên cứu, CTRSH và CTXD là loại có lượng phát sinh cơ học lớn theo từng năm. CTR y tế chỉ phát sinh khi các dự án vận hành bệnh viện hoàn thành thi công và vận hành sử dụng. Bùn thải thoát nước sẽ giảm khi quận Bắc Từ Liêm có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Từ khóa: chất thải rắn sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn y tế, chất thải nguy hại, bùn thải DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT BCL : Bãi chôn lấp CNN : Cụm công nghiệp CTCP : Công ty cổ phần CTNH : Chất thải nguy hại CTR : Chất thải rắn CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt CTXD : Chất thải xây dựng DN : Doanh nghiệp C.ty : Công ty GTSX : Giá trị sản xuất KCN : Khu công nghiệp MTV : Một thành viên PTXD : Phế thải xây dựng TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TP : Thành phố UBND : Ủy ban nhân dân VSMT : Vệ sinh môi trường DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Lượng phát sinh CTR đô thị ở một số quốc gia ......................................... 4 Bảng 1.2. Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước ........... 5 Bảng 1.3. Thành phần của CTR ở Hà Nội .................................................................. 7 Bảng 1.4. Công nghệ xử lý CTNH đang được sử dụng ở nước ta hiện nay ............. 12 Bảng 1.5. Thành phần CTR y tế ở Việt Nam ............................................................ 13 Bảng 1.6. Dự báo khối lượng chất thải phát sinh...................................................... 33 Bảng 1.7. Dự báo nhu cầu sử dụng đất ..................................................................... 33 Bảng 3.1. Khối lượng CTRSH phát sinh bình quân trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm ................................................................................................................................... 46 Bảng 3.2. Khối lượng rác sinh hoạt trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm ....................... 46 Bảng 3.3. Bảng số liệu cấp phép xây dựng cho các hộ gia đình và dự kiến PTXD phát sinh trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm giai đoạn 2014-2016 ...............................48 Bảng 3.4. Danh sách các đơn vị thực hiện xử lý CTNH năm 2016 .......................... 50 Bảng 3.5. Khối lượng bùn thoát nước ngõ xóm trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm .... 52 Bảng 3.6. Khối lượng thu gom rác nhà dân trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm ........... 56 Bảng 3.7. Đơn giá xử lý chất thải y tế nguy hại........................................................ 65 Bảng 3.8. Đánh giá về hệ thống quản lý CTR tại quận Bắc Từ Liêm ...................... 73 Bảng 3.9. Dự báo khối lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm giai đoạn 2018-2025 ......................................................................................................... 76 Bảng 3.10. Dự báo khối lượng CTXD trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm giai đoạn 2017-2025..................................................................................................................77 Bảng 3.11. Dự báo khối lượng CTR y tế trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm ............... 78 giai đoạn 2018-2025 .................................................................................................. 78 Bảng 3.12. Dự báo khối lượng bùn thải tự hoại trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm giai đoạn 2018-2025 ......................................................................................................... 79 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Sơ đồ xử lý rác thải bằng công nghệ DANO tại thành phố Bangkok, Thái Lan ............................................................................................................... 20 Hình 1.2. Hệ thống quản lý CTR tại một số đô thị lớn ở Việt Nam .................... 21 Hình 1.3. Thứ tự ưu tiên quản lý CTR ................................................................. 24 Hình 1.4. Mô hình quản lý CTRSH tại Việt Nam ............................................... 25 Hình 1.5. Mô hình quản lý CTXD tại Việt Nam ................................................. 27 Hình 1.6. Phân luồng chất thải trong các bệnh viện trước khi xử lý ................... 29 Hình 2.1. Vị trí quận Bắc Từ Liêm đến năm 2020 .............................................. 42 Hình 3.1. Nguồn phát sinh CTR trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm ....................... 45 Hình 3.2. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý các loại CTR trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm ........................................................................................................ 54 Hình 3.3. Thùng chứa rác đặt tại các ngõ nhỏ ..................................................... 57 Hình 3.4. Công tác thu gom, thu cẩu rác bằng xe đẩy tay ................................... 57 Hình 3.5. Công tác thu gom rác bằng xe cơ giới loại nhỏ ................................... 58 Hình 3.6. Công tác thu rác trực tiếp bằng các xe chuyên dùng ........................... 58 Hình 3.7. Quy trình tiếp nhận, xử lý PTXD bằng công nghệ chôn lấp................ 62 Hình 3.8. Quy trình xử lý CTXD tại các khu xử lý ............................................. 62 Hình 3.9. Quy trình xử lý CTR y tế tại bệnh viện Nam Thăng Long và Mắt Ánh Sáng ..................................................................................................................... 64 Hình 3.10. Quy trình thực hiện nạo vét rãnh thoát nước bằng thủ công.............. 68 Hình 3.11. Quy trình thực hiện nạo vét rãnh thoát nước bằng máy..................... 68 Hình 3.12. Công tác nạo vét rãnh thoát nước bằng máy và bằng thủ công ......... 68 Hình 3.13. Công tác quản lý môi trường tại quận Bắc Từ Liêm ......................... 72 Hình 3.14. Đề xuất quy trình xử lý CTRSH trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm ..... 80 Hình 3.15. Đề xuất mô hình xử lý CTXD............................................................ 82 Hình 3.16. Quy trình vận hành máy nghiền CTXD ............................................. 83 Hình 3.17. Máy nghiền xử lý CTXD tại dự án mở rộng đường Vành đai 3 ........ 85 Hình 3.18. Mô hình xử lý chất thải y tế ............................................................... 86 Hình 3.19. Quy trình xử lý chất thải lây nhiễm bằng lò hấp................................ 87 Hình 3.20. Thiết bị hấp chất thải lây nhiễm......................................................... 88 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Bắc Từ Liêm là một quận mới của TP. Hà Nội, được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ. Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Bắc Từ Liêm là một phần của đô thị trung tâm; khu vực Bắc Từ Liêm được định hướng phát triển là một trong những khu trung tâm hành chính, văn hóa, thương mại, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, giáo dục, thể thao, giải trí chất lượng cao. Tuy mới thành lập nhưng Bắc Từ Liêm là quận có mật độ dân cư đông, có tốc độ đô thị hóa nhanh, diện mạo đổi thay từng ngày với nhiều công trình nhà chung cư cao tầng hiện đại, các khu đô thị mới khang trang, hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại các ngõ, ngách khu dân cư đã được quận đầu tư xây dựng đồng bộ. Cùng với sự phát triển kinh tế, các đô thị, các ngành sản xuất kinh doanh và dịch vụ ngày được mở rộng và phát triển nhanh chóng, nó đã tạo ra một số lượng lớn chất thải bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, y tế, xây dựng,… Trong những năm qua, để thực hiện theo Chỉ thị của Thành phố về “Năm trật tự và văn minh đô thị”, công tác quản lý CTR trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đã có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên, vấn đề thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH, CTXD, CTR y tế và CTNH, bùn thải còn chưa đồng bộ, gây ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe người dân, tiêu tốn ngân sách nhà nước và lãng phí rất lớn nguồn tài nguyên. Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn phù hợp với phát triển kinh tế xã hội tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội”, nhằm điều tra hiện trạng phát sinh CTR trên địa bàn quận và đề xuất giải pháp quản lý đồng bộ CTR phù hợp với các quy định về bảo vệ môi trường và nguồn kinh phí của địa phương. 2. Mục tiêu nghiên cứu (1) Nghiên cứu hiện trạng phát sinh CTR (CTRSH, CTXD, CTR y tế, CTNH, bùn thải) trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm. 2 (2) Nghiên cứu hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR của Công ty VSMT trên địa bàn quận; Hiện trạng công tác quản lý của cơ quan chức năng tại quận Bắc Từ Liêm. (3) Đề xuất giải pháp quản lý đồng bộ CTR phù hợp với với các quy định về bảo vệ môi trường và nguồn kinh phí của địa phương. 3. Nội dung nghiên cứu (1) Điều tra hiện trạng phát sinh các loại CTR (CTRSH, CTXD, CTR y tế, CTNH, bùn thải) trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm. (2) Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, tuyến thu gom, vận chuyển, xử lý các loại CTR trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm. + Hiện trạng công tác thu gom: cơ sở vật chất, đơn vị thực hiện, thời gian, tần suất, tỷ lệ thu gom, số lượng công nhân. + Hiện trạng tuyến thu gom: tuyến thu gom, điểm trung chuyển. + Hiện trạng công nghệ xử lý đang được áp dụng. (3) Nghiên cứu, tính toán, dự báo lượng CTR phát sinh theo xu hướng phát triển kinh tế xã hội tại quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đến năm 2025. (4) Đề xuất mô hình quản lý CTR phù hợp với các quy định về bảo vệ môi trường và nguồn kinh phí của địa phương. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về chất thải rắn 1.1.1. Trên thế giới Quản lý CTR hiệu quả ở bất cứ quốc gia nào đang là trọng tâm của những chính sách phát triển môi trường bền vững. Đô thị hóa và phát triển kinh tế thường đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên và tỷ lệ phát sinh CTR tăng lên tính theo đầu người. Mức độ đô thị hóa cao thì lượng chất thải tăng lên theo đầu người, ví dụ cụ thể một số nước hiện nay như sau: Tại Canada là 1,7kg/người/ngày; Australia là 1,6 kg/người/ngày; Thụy Sỹ là 1,3 kg/người/ngày; Trung Quốc là 1,3 kg/người/ngày. Dân thành thị ở các nước phát triển phát sinh chất thải nhiều hơn ở các nước đang phát triển gấp 4 lần, cụ thể ở các nước phát triển là 2,8 kg/người/ngày; ở các nước đang phát triển là 0,7 kg/người/ngày [5]. Với sự gia tăng của rác thì việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải là điều mà mọi quốc gia cần quan tâm. Ngày nay, trên Thế giới có nhiều công nghệ xử lý rác thải như: công nghệ sinh học, công nghệ sử dụng nhiệt, công nghệ Seraphin. Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải mang tính đặc thù của từng địa phương và phụ thuộc vào mức sống, văn minh, dân cư ở mỗi khu vực. Tuy nhiên, dù ở khu vực nào cũng có xu hướng chung của Thế giới là mức sống càng cao thì lượng chất thải phát sinh càng nhiều. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ phát sinh CTR tại các thành phố lớn như New York là 1,8kg/người/ngày, Hàn Quốc là 1,79kg/người/ngày, Nhật Bản là 1,67kg/người/ngày, Singapore và Hồng Kông là 1,0 – 1,3 kg/người/ngày [5]. 4 Bảng 1.1: Lượng phát sinh CTR đô thị ở một số quốc gia Tên nước Nước thu nhập thấp Nepal Bangladesh Việt Nam Ấn Độ Nước thu nhập trung bình Indonesia Philippines Thái Lan Malaysia Nước có thu nhập cao Hàn Quốc Singapore Nhật Bản 15,92 13,70 18,30 20,80 26,80 Lượng phát sinh CTR đô thị hiện nay (kg/người/ngày) 0,60 0,70 0,69 0,75 0,66 40,80 0,99 35,40 54,00 20,00 53,70 86,3 81,30 100 77,6 0,96 0,72 1,30 1,1 1,59 1,79 1,30 1,67 Dân số đô thị hiện nay (% tổng số) Nguồn: [5]. Trên Thế giới, các nước phát triển đã có những mô hình phân loại và thu gom rác thải rất hiệu quả: Tại Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố ở Mỹ lên tới 210 triệu tấn. Tính bình quân mỗi người dân Mỹ thải ra 2kg rác/ngày. Hầu như thành phần các loại rác thải trên đất nước Mỹ không có sự chênh lệch quá lớn về tỷ lệ, cao nhất không phải là thành phần hữu cơ như các nước khác mà là thành phần chất thải vô cơ (giấy các loại chiếm đến 38%), điều này lý giải đối với nhịp điệu phát triển và tập quán của người Mỹ là việc thường xuyên sử dụng các loại đồ hộp, thực phẩm ăn sẵn cùng các vật liệu có nguồn gốc vô cơ. Trong thành phần các loại rác sinh hoạt thì thực phẩm chỉ chiếm 10,4% và tỷ lệ kim loại cũng khá cao là 7,7%. Như vậy rác thải sinh hoạt các loại ở Mỹ có thể phân loại và xử lý chiếm tỉ lệ khá cao (các loại khó hoặc không phân giải được như kim loại, thủy tinh, gốm, sứ chiếm khoảng 20%) [13]. Điển hình tại California, nhà quản lý cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng rác khác nhau. Kế tiếp rác sẽ được thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế, rác được thu gom 3 lần/tuần với chi phí phải trả là 16,39 USD/tháng. Nếu có 5 những phát sinh khác nhau như: khối lượng rác tăng hay các xe chở rác phải phục vụ tận sâu trong các tòa nhà lớn, giá phải trả sẽ tăng thêm 4,92 USD/tháng. Phí thu gom rác được tính dựa trên khối lượng rác, kích thước rác, theo cách này có thể hạn chế được đáng kể lượng rác phát sinh. Tất cả CTR được chuyển đến bãi rác với giá 32,38 USD/tấn. Để giảm giá thành thu gom rác, thành phố cho phép nhiều đơn vị cùng đấu thầu việc thu gom và chuyên chở rác [13]. Tại Singapore: đây là nước đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế giới. Để có được kết quả như vậy, Singapore đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapore được thu gom và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế được, được đưa về các nhà máy tái chế còn các loại chất thải khác được đưa về nhà máy khác để thiêu hủy. Ở Singapore có 2 thành phần chính tham gia vào thu gom và xử lý các rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư và công ty, hơn 300 công ty tư nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương mại. Tất cả các công ty này đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát kiểm tra trực tiếp của Sở Khoa học công nghệ và môi trường. Ngoài ra, các hộ dân và các công ty của Singapore được khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác thải cho các hộ dân vào các công ty. Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu gom rác thải trực tiếp tại nhà phải trả phí 17 đôla Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân cư chỉ phải trả phí 7 đôla Singapore/tháng [13]. Hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau để xử lý rác thải. Tỷ lệ rác thải được xử lý theo phương pháp khác nhau của một số nước trên thế giới được giới thiệu ở bảng 1.2 dưới đây: Bảng 1.2. Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước STT 1 2 3 4 Nước Canada Đan Mạch Phần Lan Pháp Tái chế 10 19 15 3 Chế biến phân vi sinh 2 4 0 1 Chôn lấp Đốt 80 29 83 54 8 48 2 42 6 STT 5 6 7 8 9 Nước Đức Ý Thụy Điển Thụy Sĩ Mỹ Tái chế 16 3 16 22 15 Chế biến phân vi sinh 2 3 34 2 2 Chôn lấp 46 74 47 17 67 Đốt 36 20 3 59 16 Nguồn: [4] 1.1.2. Tại Việt Nam CTR đô thị bao gồm các loại CTR phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại, các công trình xây dựng, các cơ sở y tế và các cơ sở sản xuất trong nội thành, khu xử lý chất thải... Trong đó, CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất. a. Chất thải rắn sinh hoạt CTRSH là CTR phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng. (1) Nguồn phát sinh CTRSH là những CTR phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng. Các nguồn chủ yếu phát sinh CTRSH bao gồm: từ các khu dân cư; từ các trung tâm thương mại; từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, các công trình công cộng; từ các dịch vụ đô thị, sân bay; từ các trạm xử lý nước thải và từ các ống thoát nước của Thành phố; từ các khu công nghiệp [11]. (2) Thành phần tính chất Thành phần của CTRSH bao gồm chất vô cơ (các loại phế thải thuỷ tinh, sành sứ, kim loại, giấy, cao su, nhựa, túi nilon, vải, đồ điện, đồ chơi...), chất hữu cơ (cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa, xác súc vật, phân động vật...) và các chất khác [1]. Thành phần lý, hóa của CTR đô thị rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương, vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Tại Thủ đô Hà Nội thành phần CTR được thể hiện chi tiết tại bảng 1.3 như sau: 7 Bảng 1.3. Thành phần của CTR ở Hà Nội STT 1 2 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 3 Thành phần Chất hữu cơ Chất vô cơ Giấy Nhựa Da, cao su, gỗ Vải sợi Thủy tinh Đá, đất sét, sành sứ Kim loại Các hạt < 10 mm Cộng Tỷ lệ (%) 51,9 16,1 2,7 3,0 1,3 1,6 0,5 6,1 0,9 32 100 Nguồn [1]. Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2016, CTRSH phát sinh ở các đô thị chiếm đến hơn 50% tổng lượng CTRSH của cả nước mỗi năm. Đến năm 2015, tổng khối lượng CTRSH phát sinh tại các đô thị khoảng 38.000 tấn/ngày. Trong khi năm 2014, khối lượng CTRSH đô thị phát sinh khoảng 32.000 tấn/ngày. Riêng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh là 6.420 tấn/ngày và 6.739 tấn/ngày. Theo tính toán mức gia tăng của giai đoạn từ 2011 đến 2015 đạt trung bình 12% mỗi năm và về xu hướng, mức độ phát sinh CTRSH đô thị tiếp tục tăng trong thời gian tới. (3) Hiện trạng công tác thu gom và xử lý Tình hình thu gom, vận chuyển Phân loại, thu gom, xử lý CTRSH đô thị thông thường: việc phân loại CTR tại nguồn chưa có chế tài áp dụng và không đồng bộ cho các công đoạn thu gom, xử lý. Hiện công tác phân loại CTR tại nguồn mới được thực hiện thí điểm tại một số phường của một số đô thị lớn; phần lớn CTRSH đô thị chưa được phân loại tại nguồn. Hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH tại các đô thị được cung cấp chủ yếu bởi các Công ty môi trường đô thị và Công ty công trình đô thị và một phần do các doanh nghiệp tư nhân thực hiện với tỷ lệ ngày càng cao. Ví dụ: tại TP. Hồ Chí Minh, 50% lượng CTRSH đô thị được thu gom bởi các công ty tư nhân hoặc các hợp tác xã, tổ đội; tại Hà Nội, tỷ lệ này khoảng 20%, do các công ty tư
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan