Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông th...

Tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện cờ đỏ thành phố cần thơ

.PDF
110
170
83

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ PHẠM MINH TRUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN CỜ ĐỎ THÀNH PHỐ CẦN ThƠ S K C 0 0 3 9 5 9 NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 60 14 01 S KC 0 0 3 8 1 5 Tp. Hồ Chí Minh, 2012 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ PHẠM MINH TRUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN CỜ ĐỎ THÀNH PHỐ CẦN THƠ NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 60 14 01 TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2012 i LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC: Họ và tên: Phạm Minh Trung Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 04/6/1980 Nơi sinh: Thốt Nốt – Hậu Giang Quê quán: Thạnh Phú – Thốt Nốt – Cần Thơ Dân tộc: Kinh Địa chỉ liên lạc: Ấp thạnh Hưng, TT. Cờ Đỏ, H. Cờ Đỏ, Tp. Cần Thơ Điện thoại cơ quan: 07103 695 340 ĐTDĐ: 0939072627 Fax: 07103 695 340 E-mail: [email protected] II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO: - Đại học: Hệ đào tạo: tại chức Thời gian đào tạo từ 7/2002 đến 7/2007 Nơi học: Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh Ngành học: Kỹ Thuật Điện – Điện Tử Ngày thi tốt nghiệp: - Cao học: Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo 2010 – 2012 Nơi học: Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh Ngành học: Giáo Dục Học III. QÚA TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: Thời gian - Từ Nơi công tác Công việc đảm nhiệm Trung Tâm Viễn Thông Quận Ô 2007 đến Môn, thành phố Cần Thơ Nhân viên quản lý phòng máy ADSL 2009 - Từ Trung Tâm Dạy Nghề huyện Cờ 2009 đến Đỏ, thành phố Cần Thơ Giáo viên giảng dạy Điện Gia Dụng 2012 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2012 Tác giả luận văn Phạm Minh Trung LỜI CẢM ƠN iii Trong khoảng thời gian học tập và nghiên cứu, đây là một quá trình gặp không ít khó khăn, nhưng đến nay tôi đã hoàn thành được nhiệm vụ học tập và nghiên cứu đến nay đã hoàn tất luận văn thạc sĩ. Để đạt được những thành quả này, bản thân tôi người nghiên cứu đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ khác nhau, với tấm lòng chân thành biết ơn, tôi xin gửi những lời cảm ơn sâu sắc đến: - Xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy PGS. TS Phùng Rân đã nhiệt tình chỉ bảo, định hướng cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ. - Xin cảm ơn cô TS. Võ Thị Xuân – Cố vấn ngành Giáo dục học – Khoa Sư phạm Kỹ thuật – Trường Đại học SPKT Tp. Hồ Chí Minh. - Xin cảm ơn tất cả quí Thầy, Cô đã tham gia giảng dạy lớp Cao học Giáo Dục Học 11B (khóa 2010 – 2012) đã cho tôi những kiến thức quý báu. - Xin cảm ơn qúi Thầy, Cô Phòng Đào Tạo và Phòng Quản lý sau đại học đã tạo mọi điều kiện để chúng tôi học tập tốt trong suốt khóa học. - Xin cảm ơn ban Giám Đốc và tập thể các cán bộ của Trung Tâm Dạy Nghề huyện Cờ Đỏ đã hỗ trợ cũng như tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. - Xin chân thành cảm ơn tất cả các anh, chị em học viên lớp Cao học Giáo Dục Học11B khóa(Học khóa 2010 – 2012)của Trường ĐHSP KT Tp. HCM đã nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ tôi trong suốt chặng đường học tập và nghiên cứu. - Cuối cùng xin chân thành cảm ơn Ba, Mẹ, Vợ tôi và anh chị em, bạn bè cùng đồng nghiệp đã nhiệt tình động viên, giúp đỡ tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu của tôi. Xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI THỰC HIỆN LUẬN VĂN PHẠM MINH TRUNG iv TÓM TẮT Quá trình đô thị hóa là một quy luật chung của sự phát triển trong thế giới hiện đại mà bất kỳ quốc gia nào cũng trải qua. Quá trình này đòi hỏi phải sử dụng rất nhiều diện tích đất nông nghiệp để xây dựng các hạ tầng công nghiệp và đô thị mới, làm cho diện tích đất canh tác nông nghiệp bị thu hẹp rất nhiều. Một lượng lớn lao động buộc phải chuyển sang hoạt động ở các lĩnh vực ngành nghề khác tại nông thôn hoặc trở thành lao động công nghiệp. Vì vậy, nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác đào tạo nghề để giúp ổn định kinh tế, an sinh xã hội của những vùng nông thôn đồng thời tạo ra một nguồn nhân lực dồi dào cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, người nghiên cứu chọn đề tài “Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ” góp phần tìm ra những giải pháp khả thi cho vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Cờ Đỏ hiện nay. Đề tài nghiên cứu được thiết kế gồm 3 chương: - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của đề tài: Ở chương này thể hiện nội dung phân tích, nghiên cứu về lý luận, văn bản nhà nước… gồm các khái niệm; các mối quan hệ giữa chất lượng và hiệu quả đào tạo; các đánh giá hiệu quả của quá trình đào tạo; các cơ cấu đào tạo và lao động; các mô hình đánh giá hiệu quả đào tạo; cơ sở pháp lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn…những nội dung này làm nền tảng cơ sở lý luận cho việc đề xuất các giải pháp của đề tài. - Chƣơng 2: Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Huyện Cờ Đỏ: Đây là chương nghiên cứu khảo sát thực trạng về đào tạo nghề cho lao động nông thôn thông qua các kết quả khảo sát về mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề; nguồn lao động; thuận lợi – khó khăn của học viên học nghề; phương pháp và phương tiện dạy học; những thuận lợi và khó khăn của đội ngũ giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn và công tác quản lý đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn tại huyện Cờ Đỏ và nhận xét về hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Huyện Cờ Đỏ. Từ khảo sát thực trạng này làm cơ sở thực tiễn nhằm xác định những mặt mạnh, mặt yếu và những vấn đề cần thiết để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Huyện Cờ Đỏ. - Chƣơng 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động v nông thôn huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ: Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, người nghiên cứu đề xuất các nhóm giải pháp và khảo sát ý kiến các chuyên gia về các giải pháp nhằm khẳng định tính khả thi và tính hiệu quả của các nhóm giải pháp trong việc nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa phương. Tóm lại, với mục tiêu giúp cho lao động nông thôn có được nghề nghiệp ổn định, nhằm kiếm thêm thu nhập, cải tạo cuộc sống gia đình và bản thân, đồng thời góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững cho địa phương, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng tiêu chí nông thôn mới tại huyện Cờ Đỏ. Người nghiên cứu mong muốn các nhóm giải pháp được ứng dụng để góp phần nâng cao công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Cờ Đỏ ngày càng đạt hiệu quả và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. vi ABSTRACT The process the urbanization is a general rule of development in the modern world that any countries are going through. This process requires a lot of agricultural land to build the new urban and industrial infrastructure, this made agricultural land narrows a lot. A large amount of labors required to change into different activities in the rural areas or become industrial workers. Therefore, the need for vocational training for rural workers is now one of the important tasks of vocational training to help stabilize economy and social security of rural areas, create abundant human resources for the process of industrialization and modernization about agriculture and countryside. Therefore, the researcher chooses the thesis "Propose solutions to improve the effectiveness of vocational training for rural laborers in Co Do district,Can Tho city" in order to contribute and find out feasible solutions to the problem of vocational training for rural workers in Co Do district today. The study consists of three chapters: - Chapter 1: Theories of the project reflect the content analysis, the study of reasoning, state documents, including the concept; relationship between the quality and effectiveness of training; evaluate the effectiveness of the training process; structures and training employees; models evaluate the effectiveness of training; legal basis for vocational training for rural workers ... this content theoretical foundation for proposing solutions to the topic. - Chapter 2: Current status of vocational training for rural workers in Co Do District: this chapter surveys the status of vocational training for rural workers through the survey results based on the network vocational training; advantages disadvantages of trainees; teaching methods and teaching aids; advantages and disadvantages of training teachers for rural labors , management short-term vocational training for rural workers in Co Do district and comment on effective vocational training for rural workers in Co Do District. From this survey the situation as a basis for practice in order to determine the strengths, weaknesses and issues necessary to propose effective measures to improve vocational training for rural workers in Co Do District - Chapter 3: Propose measures to improve the efficiency of vocational training for rural labor in Co Do district ,Can Tho city: From theoretical basis and vii practical basis, the research proposed solutions and research groups close to the expert opinion about solutions to confirm the feasibility and effectiveness of the solutions to improve the efficiency of vocational training for rural workers locally. In summary, the goal helps rural workers have a stable career, earn extra income, improve personal and family life, while contributing to sustainable poverty reduction for local end promote local economic development in the process of economic restructuring and the construction of new countryside criteria in Co Do district. The researcher wishes the solutions are applied to improve the vocational training for rural workers in Co Do district and contributed to promote the local socio-economic. viii MỤC LỤC Quyết định giao đề tài………………………………………………………………..i Xác nhận của cán bộ hướng dẫn…………………………………………………….ii Lý lịch cá nhân………………………………………………………………..…….iii Lời cam đoan………………………………………………………………..……...iv Lời cảm ơn…………………………………………………………………......…....v Tóm tắc ……………………………………………………………………..……...vi Mục lục……………………………………………………………...……….…….vii Danh sách các chữ viết tắt……………………………………………………...…viii Danh sách các hình……………………………………………..………………..…ix Danh sách các bảng……………………………………………..……………….......x Phần A: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài……………………………………………...…………………1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu……………………………...………………….3 3. Giả thuyết nghiên cứu…………………...………………………………………4 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ……...…………………………………….4 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu...………………………………………………... 5 6. Phƣơng pháp và phƣơng tiện nghiên cứu……………………………………...5 7. Cấu trúc luận văn………………………………………………………………..6 Phần B: NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI……………..7 1.1 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu: …………………..……7 1.1.1 Hiệu quả và hiệu quả đào tạo: ……………….……………………………7 1.1.2 Phân loại hiệu quả đào tạo nghề: ……………..…………………………...7 1.1.2.1 Hiệu quả trong quá trình đào tạo………………………………………..7 1.1.2.2 Hiệu quả ngoài quá trình đào tạo………………………..….……….……....8 1.1.3 Chất lượng và chất lượng đào tạo……………………….…………………9 1.1.4 Quan hệ giữa chất lượng và hiệu quả đào tạo……………….………..…. 10 1.1.5 Nghề, đào tạo nghề, trình độ sơ cấp, dạy nghề thường xuyên…...……… 11 1.1.6 Lao động nông thôn…………………..……............................................. 12 1.1.7 Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động……………..…………………….......… 12 ix 1.2 Mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế với cơ cấu đào tạo và cơ cấu lao động… 13 1.3 Một số mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn………………...….. 13 1.3.1 Mô hình đào tạo nghề, tổ chức việc làm cho lao động nông thôn, kết hợp xây dựng vùng nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm. ………………….………..…...14 1.3.2 Mô hình đào tạo nghề, tổ chức việc làm cho lao động nông thôn duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống. ………………….………………..………. 15 1.3.3 Mô hình hợp tác và liên kết vùng trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông cửu long…………………….….…………………………….….. 17 1.3.4 Mô hình đào tạo nghề, tổ chức việc làm cho lao động nông thôn để xây dựng làng nghề mới………………………………………………………………...18 1.3.5 Mô hình “ Nhà nước, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người lao động” đào tạo nghề cho vùng lao động chuyên canh……….…………...……...… 20 1.3.6 Các mô hình và kỹ thuật đánh giá chất lượng, hiệu quả đào tạo…………21 1.4 Sự cần thiết của việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế……………….………………………………….………………….25 1.5 Cơ sở pháp lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. ………………...... 27 1.5.1 Quyền lợi và trách nhiệm của lao động nông thôn khi tham gia học nghề………………………………………………………………………………...27 1.5.2 Quyền lợi và trách nhiệm của giáo viên, giảng viên tham gia dạy nghề, cán bộ quản lý dạy nghề cho lao động nông thôn……………………………………...28 1.5.3 Cấp Trung ương…………………………………………………………..28 1.5.4 Cấp thành phố…………………………………………………………….30 1.5.5 Cấp huyện…………………………………………………………...……30 Kết luận chƣơng 1:………………………………………………...…………….. 31 Chương 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN CỜ ĐỎ 2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Cờ Đỏ...…………. 32 2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Cờ Đỏ………...……...………. 32 2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện ……….…………...…… 33 2.2 Thực trạng về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Cờ Đỏ…………………..…………………………………………………………...… 33 x 2.2.1 Mạng lưới các cơ sở dạy nghề của huyện còn mỏng, chưa đáng kể so với nhu cầu thực tế hiện nay……...…………………………………..……………….. 33 2.2.2 Thực chất về cơ sở vật chất của các cơ sở dạy nghề hiện có trên địa bàn huyện………………………………………………………………………...……. 33 2.2.3 Các kết quả đào tạo nghề trên địa bàn huyện qua các năm 2009-2011…. 34 2.2.4 Đánh giá chung về thực trạng đào tạo nghề trong các năm qua trên địa bàn huyện Cờ Đỏ………………………………………………………………….........34 2.2.5 Tình trạng giải quyết việc làm và thất nghiệp trên địa bàn…..……….… 35 2.3 Thực trạng về các ngành nghề đƣợc đào tạo và thực tế chất lƣợng nguồn nhân lực trên địa bàn huyện Cờ Đỏ ..………………………………………….. 35 2.3.1 Số lượng các ngành nghề được đào tạo …………………....………...…. 35 2.3.2 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại huyện Cờ Đỏ…………...……36 2.3.3 Nguồn lao động tại huyện Cờ Đỏ…………………….…………….….... 37 2.4. Mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện Cờ Đỏ………………... 38 2.5 Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Cờ Đỏ…...…. 38 2.5.1 Về người học tham gia các khóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Huyện Cờ Đỏ…...………………………………………….……………………... 38 2.5.2 Về đội"ngũ giáo viên đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Huyện Cờ Đỏ…………………...…………………………………….........…………………. 45 2.5.3 Về cán bộ quản lý các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Huyện Cờ Đỏ…………...…………………………………….……...…………… 47 2.5.4 Về chương trình, giáo trình, nội dung đào tạo nghề cho lao động nông thôn………………………………………………...…………...………..………... 51 Kết luận chƣơng 2……………………………………...……………..…………. 57 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN CỜ ĐỎ 3.1 Cơ sở khoa học về tình hình đánh giá chất lƣợng, hiệu quả đào tạo nghề tại Việt Nam………………………………….....…………………………………… 59 3.2 Các giải pháp đã thực hiện trong đề án đào tạo nghề tại huyện Cờ Đỏ trong thời gian qua………………………...…...…………………………………...….. 59 3.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn xi (LĐNT) tại huyện Cờ Đỏ. …...…...……………………...…...…………………..63 3.3.1 Nhóm giải pháp về thực hiện cơ chế chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn. ………………...…...…………………………………...…..………… 64 3.3.2 Nhóm giải pháp về tăng cường công tác quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn…………………...…...…………………………………...67 3.3.3 Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực dạy nghề nông thôn..…………….71 3.3.4 Nhóm giải pháp về tăng cường các điều kiện học nghề nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho LĐNT .……………………….…………………….……….73 3.3.5 Nhóm giải pháp về người tham gia học nghề.…...…....…...……..…...… 77 3.3.6 Nhóm giải pháp về định hướng một số ngành nghề phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động - kinh tế của huyện Cờ Đỏ từ nay đến năm 2020…...78 3.4 Đánh giá ban đầu về các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho LĐNT huyện Cờ Đỏ…...…...…………………………………...…...…………... 80 3.4.1 Đánh giá định tính……………………...……...…...….………...……… 81 3.4.2 Đánh giá định lượng…………...…...........…………………………..….. 81 Kết luận chƣơng 3………………...…...…………………………...…...………...87 PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ………………………….… 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………….……………...93 PHỤ LỤC…………………………………………………………………...98 Phụ lục 1……………………….…………………………………………….98 Phụ lục 2……………………………..………….………………………….108 - Phụ lục 2/1………………………...………………………………………108 - Phụ lục 2/2……………………...…………………………………………112 - Phụ lục 2/3…………………………...……………………………………118 - Phụ lục 2/4…………………………...……………………………………123 Phụ lục 3…………………….……………………...………………………126 Phụ lục 4………………….……………………...…………………………134 Phụ lục 5………………….…………………...……………………………135 Phụ lục 6……………….………………………………………...…………136 xii BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA 1 LĐNT Lao động nông thôn 2 CNH-HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá 3 CNKT Công nhân kỹ thuật 4 CB, CC, VC Cán bộ, Công chức, Viên chức 5 CTĐT Chương trình đào tạo 6 CCĐT Cơ cấu đào tạo 7 CCLĐ Cơ cấu lao động 8 CSDN Cơ sở dạy nghề 9 CSVC Cơ sở vật chất 10 LĐ - TB&XH Lao động Thương binh và Xã hội 11 NQTW Nghị quyết Trung ương 12 ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long 13 GV, HV Giáo viên, học viên 14 BCĐ Ban chỉ đạo 15 UBND Ủy ban nhân dân 16 %, DN Tỷ lệ phần trăm, Doanh nghiệp 17 SCN Sơ cấp nghề 18 THCS Trung học cơ sở 19 THPT Trung học phổ thông 20 TTHTCĐ Trung tâm học tập cộng đồng 21 TTLĐ Thị trường lao động 22 XKLĐ Xuất khẩu lao động 23 GDP (Gross Domestic Product) Tổng sản phẩm quốc nội 24 QĐ, NQ Quyết định, Nghị quyết 25 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 26 ĐTNNT Đào tạo nghề nông thôn 27 THPT - KT Trung học phổ thông – kỹ thuật 28 LĐKT Lao động kỹ thuật 29 CCKT Cơ cấu kinh tế xiii DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ BẢNG, BIỂU, HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ Trang Hình 1.1 Sơ đồ mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế với cơ cấu đào tạo và cơ cấu lao động. Hình 1.2: Sơ đồ mô hình phát triển sự hợp tác và liên kết vùng 13 Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Cờ Đỏ -Tp.Cần Thơ 32 Hình 2.2: Biểu đồ % về lý do chọn học nghề của LĐNT 38 Hình 2.3: Biểu đồ % về các đơn vị tổ chức đào tạo nghề nông thôn 39 Hình 2.4: Biểu đồ % về tình hình việc làm trước khi LĐNT tham gia học 40 18 nghề Hình 2.5: Biểu đồ % về tỷ lệ việc làm sau khi học nghề 41 Hình2.6 Biểu đồ % về mức độ kỹ năng tay nghề đối với vị trí làm việc 42 Bảng 2.5: Biểu đồ % tỷ lệ kiến thức người học nghề áp dụng vào công việc sau khi học nghề Hình 2.7 Biểu đồ % về vấn đề chưa có việc làm sau khi học nghề 43 Bảng 2.9 Tỷ lệ tìm được việc làm sau khi học xong các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn Bảng 2.11 Mức độ phù hợp giữa nội dung đào tạo so với nhu cầu của các cơ sở tuyển dụng và sử dụng lao động Hình 2. 8 Biểu đồ % về mức độ hiệu quả của công tác ĐTNNT 47 Hình 2. 9: Biểu đồ % về số lượng GV dạy nghề cho LĐNT tại huyện Cờ Đỏ Hình 3.2 Sơ đồ Nhiệm vụ của Phòng LĐ-TB&XH huyện. 50 Bảng 3.1 Thống kê số lượng ý kiến của chuyên gia về các nhóm giải pháp 81 Hình 3.3 Biểu đồ % đánh giá nhóm giải pháp về cơ chế chính sách 82 Hình 3.4 Biểu % đồ đánh giá giải pháp về thông tin tuyên truyền 82 Hình 3.5 Biểu đồ % đánh giá giải pháp xây dựng mạng lưới các CSDN 83 Hình 3.6 Biểu đồ % đánh giá về giải pháp cơ sở vật chất, thiết bị, vật tư 83 Hình 3.7 Biểu đồ % đánh giá về giải pháp xây dựng nội dung, chương 84 44 48 49 69 trình dạy nghề Hình 3.8: Biểu đồ % đánh giá giải pháp về giáo viên dạy nghề nông thôn 84 Hình 3.9 Biểu đồ % đánh giá giải pháp lựa chọn cơ cấu nghề đào tạo 85 Hình 3.10 Biểu đồ % đánh giá giải pháp về tăng cường các điều kiện học nghề Hình 3.11 Biểu đồ % đánh giá giải pháp về đội ngũ giáo viên dạy nghề 85 Hình 3.12 Biểu đồ % đánh giá giải pháp về các nghề sẽ đào tạo cho lao động 86 nông thôn xiv 86 1. Lý do chọn đề tài Quá trình đô thị hóa là một quy luật chung của sự phát triển trong thế giới hiện đại mà bất kỳ quốc gia nào cũng trải qua. Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đòi hỏi phải sử dụng nhiều diện tích đất nông nghiệp để xây dựng các hạ tầng công nghiệp và đô thị, làm cho diện tích đất canh tác nông nghiệp bị thu hẹp đáng kể. Hiện tại đất chật, người đông đang là xu hướng chung của các vùng nông thôn. Như vậy, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã làm thừa ra một lực lượng lao động nông nghiệp và đã tạo ra nhu cầu về lao động phi nông nghiệp. Một lượng lao động buộc phải chuyển sang các nghề khác tại nông thôn hoặc trở thành lao động công nghiệp. Vì vậy, đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác đào tạo nghề nhằm giúp ổn định kinh tế, an sinh xã hội của vùng nông thôn và tạo ra nguồn nhân lực cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Với mục tiêu đặt ra là nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thì nhất định cần phải giải quyết một cách khoa học nhất về vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, và cải thiện đời sống nông dân hiện nay. Theo Nghị quyết số 51 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, năm 2011 đã xác định “Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới: Triển khai xây dựng và thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực sáng tạo đáp ứng nhu cầu của các ngành, các địa bàn kinh tế trọng điểm, quan tâm đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự”. Nhận thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn với nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia. Đồng thời cùng với Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị Quyết lần thứ 7 ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng nêu rõ mục tiêu: “Tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển một bộ phận nông nghiệp sang 1 công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn tăng lên 2,5 lần so với hiện nay”. Năm 2009, Chính phủ tiếp tục xây dựng đề án đào tạo nghề cho nông dân. Với sự ra đời của Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 27/11/2009 về việc “phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, nêu rõ các quan điểm như sau: a). Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn; b). Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống; c). Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo nghề theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo, sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương; d). Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình. e). Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tạo sự chuyển biến sâu sắc về mặt chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, công chức, đủ trình độ bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở xã phục vụ cho công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. - Trên cơ sở Quyết định 1956 QĐ-TTg, chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định số 3205/QĐ-UB ngày 24 tháng 11 năm 2010 về việc phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố Cần Thơ đến năm 2020”. 2 - Đến ngày 28 tháng 03 năm 2011, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ tiếp tục ban hành kế hoạch số 21/KH-UBND về dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2011 (gọi tắt là Đề án). - Huyện Cờ Đỏ là huyện ngoại thành mới được thành lập của thành phố Cần Thơ, để đạt được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo Nghị quyết huyện, Đảng bộ và HĐND huyện đã đề ra là để đáp ứng nhu cầu phát triển các khu vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp hiện đại, thì việc nâng cao chất lượng tay nghề cho lực lượng đội ngũ lao động của huyện Cờ Đỏ là việc làm cần thiết và cấp bách nhất hiện nay. - Lực lượng lao động nông thôn hiện tại rất đa dạng và phong phú, tổng dân số huyện Cờ Đỏ trong độ tuổi có khả năng lao động (Ước tính từ 15 đến 59 tuổi) khoảng 148.700 người, chiếm 67,37% tổng dân số, trong đó từ 15-35 tuổi chiếm tới 40,38% thể hiện nguồn lao động dồi dào và trẻ. Đây là lực lượng tham gia học nghề chủ yếu của huyện. - Tỷ lệ lao động chưa được đào tạo nghề chiếm 81,31% so với tổng số người từ 15-59 tuổi, trong đó lực lượng từ 15-35 tuổi chiếm khoảng một nữa. Đồng thời số đã được đào tạo nhưng chưa có bằng chiếm 10,51% thể hiện chất lượng lao động của huyện còn thấp. - Tuy nhiên, trên địa bàn huyện có khoảng 15% là đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống, số đồng bào trên có phong tục tập quán riêng và trình độ học vấn thấp nên cũng là trở ngại lớn khi tổ chức dạy nghề cho lực lượng này. - Xuất phát từ những lý do nêu trên người nghiên cứu đã chọn đề tài: “ Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Cờ Đỏ” để làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Cờ Đỏ. 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý luận về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cơ sở thực tiễn của hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn của thành phố Cần Thơ nói chung và huyện Cờ Đỏ nói riêng. Từ đó tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Cờ Đỏ để giải quyết việc 3 làm cho lao động nông thôn, góp phần tạo ra một lực lượng lao động chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Cần Thơ nói chung và huyện Cờ Đỏ nói riêng. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu này, đề tài cần có các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Nghiên cứu các khái niệm và cơ sở lý luận về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Mô hình dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; Văn bản; Quyết định; Thông tư; Qui chế; Qui định…của nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. - Khảo sát và phân tích thực trạng về hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Cờ Đỏ. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Cờ Đỏ. 3. Giả thuyết nghiên cứu - Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Cờ Đỏ còn nhiều hạn chế. - Giả định rằng hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn được dựa trên bốn nhóm: Nhóm thứ nhất về bản thân người học nghề; Nhóm thứ hai về các điều kiện đảm bảo hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn (đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề, chương trình đào tạo, nội dung đào tạo, kiểm tra đánh giá…); Nhóm thứ ba về quản lý công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Nhóm thứ tư về chính sách về hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn. - Nếu việc nghiên cứu tìm ra được những giải pháp về bốn nhóm cấu trúc trên (bản thân người học nghề; các điều kiện; quản lý; chính sách về hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn) thì nhất định sẽ nâng cao được hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Cờ Đỏ. 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 4.1 Khách thể nghiên cứu Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. 4.2 Đối tượng nghiên cứu 4 Các giải pháp nâng cao hiệu đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Cờ Đỏ. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Do điều kiện kiến thức còn hạn chế và thời gian có hạn nên đề tài chỉ thực hiện nghiên cứu: Về hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Cờ Đỏ. 6. Phƣơng pháp và phƣơng tiện nghiên cứu 6.1 Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu - Sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để nghiên cứu các tài liệu về đào tạo nghề cho lao động nông thôn (các khái niệm về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tâm lý lao động nông thôn, hình thức tổ chức thực hiện, nội dung đào tạo, mô hình dạy nghề…) làm cơ sở lý luận cho đề tài. - Nghiên cứu các văn bản nhà nước, văn bản của thành phố Cần thơ, văn bản của huyện Cờ Đỏ về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. 6.2 Phương pháp điều tra – khảo sát - Phương pháp điều tra - khảo sát nhằm phân tích thực trạng vấn đề cần nghiên cứu: Thực trạng về hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn của thành phố Cần Thơ nói chung và huyện Cờ Đỏ nói riêng. - Sử dụng phiếu khảo sát lấy ý kiến của người học nghề; giáo viên dạy nghề; cán bộ quản lý, người sử dụng lao động. 6.3 Phương pháp quan sát Phương pháp quan sát được sử dụng để xem xét phân tích về thực trạng về hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Cờ Đỏ. 6.4 Phương pháp phỏng vấn - trò truyện Phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý (hiệu Trưởng, phó hiệu trưởng, trưởng khoa, tổ bộ môn của các trường dạy nghề, các Trung tâm dạy nghề có tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cán bộ phòng đào tạo), và giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn, người học nghề. 6.5 Phương pháp xử lý thông tin - Sử dụng phương pháp thống kê: Thu thập các số liệu, thông tin về thực trạng vấn đề nghiên cứu thông qua phiếu khảo sát; xử lý thống kê các số liệu đã thu thập và phân tích đánh giá trên số liệu. 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan