Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn lao động...

Tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng, áp dụng cho hạng mục tràn xả lũ hồ chứa nước thác chuối, tỉnh quảng bình

.PDF
117
165
112

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Họ và tên học viên: Nguyễn Hồng Nhung Lớp cao học: 23QLXD11 Chuyên ngành: Quản lý xây dựng Mã số học viên: 1581580302152 Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng, áp dụng cho hạng mục Tràn xả lũ hồ chứa nước Thác Chuối, tỉnh Quảng Bình”. Tôi xin cam đoan đề tài luận văn của tôi hoàn toàn do tôi làm, những kết quả nghiên cứu tính toán trung thực. Trong quá trình làm luận văn tôi có tham khảo các tài liệu liên quan nhằm khẳng định thêm sự tin cậy và tính cấp thiết của đề tài. Tôi không sao chép từ bất kỳ nguồn nào khác, nếu vi phạm tôi xin chịu trách nhiệm trước Khoa và Nhà trường. Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2016 Học viên Nguyễn Hồng Nhung i LỜI CÁM ƠN Luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng, áp dụng cho hạng mục Tràn xả lũ hồ chứa nước Thác Chuối tỉnh Quảng Bình” đã được tác giả hoàn thành đúng thời hạn quy định và đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trong đề cương được phê duyệt. Trong quá trình thực hiện, nhờ sự giúp đỡ tận tình của các Giáo sư, Tiến sĩ Trường Đại Học Thuỷ Lợi, các Công ty tư vấn và đồng nghiệp, tác giả đã hoàn thành luận văn này. Tác giả chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Quang Cường Trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội và TS Đinh Anh Tuấn hiện đang công tác tại Viện Bơm và Thiết bị Thủy Lợi đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội, các thầy cô trong khoa Công trình và khoa Kinh tế đã tận tụy giảng dạy tác giả trong suốt quá trình học cao học tại trường. Tuy đã có những cố gắng song do thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế, luận văn này không thể tránh khỏi những tồn tại, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp và trao đổi chân thành của các thầy cô giáo, các anh chị em và bạn bè đồng nghiệp. Tác giả rất mong muốn những vấn đề còn tồn tại sẽ được tác giả phát triển ở mức độ nghiên cứu sâu hơn góp phần ứng dụng những kiến thức khoa học vào phục vụ đời sống sản xuất. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2016 HỌC VIÊN Nguyễn Hồng Nhung ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................. ii MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH .................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii KÝ HIỆU VIẾT TẮT................................................................................................... viii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG………… ............................................................................................................. 4 1.1 Tình hình chung về an toàn lao động trên thế giới và trong nước .................... 4 1.1.1 Khái niệm an toàn lao động, vệ sinh lao động ............................................ 4 1.1.2 Tình hình An toàn lao động trong xây dựng trên thế giới .......................... 5 1.1.3 An toàn lao động trong xây dựng tại Việt Nam.......................................... 6 1.1.4 Tình hình tai nạn lao động trong ba năm vừa qua ...................................... 8 1.2 Quản lý dự án xây dựng công trình ................................................................. 12 1.2.1 Khái niệm về dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ........... 12 1.2.2 Các giai đoạn của dự án và các hình thức quản lý dự án .......................... 13 1.3 Về an toàn lao động trong xây dựng................................................................ 15 1.3.1 Khái niệm Quản lý lao động ..................................................................... 15 1.3.2 Quản lý an toàn lao động và vệ sinh lao động trong xây dựng ................ 17 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG................................................................. 19 2.1 Các văn bản Pháp lý công tác Quản lý an toàn lao động trong xây dựng ....... 19 2.2 Về văn bản pháp luật liên quan đến công tác Quản lý an toàn lao động trong xây dựng Việt Nam .......................................................................................... 23 2.2.1 Các văn bản về an toàn lao động tại Việt Nam......................................... 23 2.2.2 Các văn bản về quản lý an toàn lao động trong xây dựng tại Việt Nam…………. ...................................................................................................... 27 2.3 Những bất cập trong công tác Quản lý Nhà nước về an toàn lao động trong xây dựng Việt Nam .......................................................................................... 28 2.3.1 Những bất cập trong công tác quản lý an toàn lao động .......................... 28 2.3.2 Nguyên nhân xảy ra bất cập trong công tác quản lý an toàn lao động ..... 30 iii 2.4 Đánh giá hiệu quả Quản lý về mặt pháp lý đối với công tác an toàn lao động trong xây dựng Việt Nam ................................................................................ 31 2.5 Đánh giá hiệu quả Quản lý an toàn lao động một số công trình điển hình cụ thể ......................................................................................................................... 35 2.5.1 Đánh giá chung ......................................................................................... 35 2.5.2 An toàn lao động trên công trường Thủy điện Lai Châu ......................... 37 2.5.3 An toàn lao động trên công trường Thủy điện A Lưới............................. 39 2.5.4 Công tác an toàn lao động trên công trường xây dựng Nhà máy Alumin Nhân Cơ ................................................................................................... 40 2.6 Các nguyên tắc an toàn trong một số công tác thi công hồ chứa. ................... 42 2.6.1 Công tác chuẩn bị mặt bằng và xây dựng lán trại .................................... 42 2.6.2 Công tác thi công đào, đắp đất ................................................................. 42 2.6.3 Công tác thi công đóng cọc ...................................................................... 44 2.6.4 Công tác thi công nổ mìn.......................................................................... 44 2.6.5 Công tác thi công trên cao ........................................................................ 45 2.7 Công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng......................................... 46 2.7.1 Hệ thống văn bản pháp lý về an toàn lao động ........................................ 46 2.7.2 Cơ quan quản lý nhà nước với vấn đề ATLĐ .......................................... 47 2.7.3 Các mô hình quản lý ATLĐ hiện nay ...................................................... 49 2.7.4 Các quy trình an toàn lao động công trình ............................................... 49 CHƯƠNG 3 NÂNG CAO HIỆU QUẢ LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG TRÀN XẢ LŨ HỒ CHỨA THÁC CHUỐI ........................................... 55 3.1 Giới thiệu về dự án hồ chứa nước Thác Chuối tỉnh Quảng Bình.................... 55 3.1.1 Thông tin chung dự án .............................................................................. 55 3.1.2 Các thông số kỹ thuật của dự án hồ Thác Chuối ...................................... 56 3.2 Nguyên nhân tồn tại gây mất an toàn lao động của tràn xả lũ ........................ 58 3.2.1 Hệ thống pháp lý....................................................................................... 58 3.2.2 Chủ đầu tư và đơn vị liên quan................................................................. 58 3.2.3 Hồ sơ biện pháp thi công về an toàn lao động ......................................... 59 3.2.4 Nhà thầu thi công chưa tuân thủ ............................................................... 59 3.3 Một số công tác thi công cơ bản và đặc điểm công tác đó cho công trình ..... 60 3.3.1 Công tác chọn bãi vật liệu ........................................................................ 60 3.3.2 Công tác đào đất hố móng và sườn đồi .................................................... 61 iv 3.3.3 Công tác đắp đất đập ................................................................................. 62 3.4 Đề xuất giải pháp Quản lý an toàn lao động ở hạng mục Tràn xả lũ công trình hồ chứa nước Thác Chuối ................................................................................. 63 3.4.1 Giải pháp cơ chế chính sách ..................................................................... 64 3.4.2 Mô hình và tổ chức thực hiện quản lý ATLĐ........................................... 67 3.4.3 Kỹ thuật an toàn lao động cho một số công tác chính công trình tràn xả lũ Thác Chuối ................................................................................................... 78 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 99 v DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Sập giàn giáo tại công trường tại cảng Sơn Dương ..................................... 7 Hình 1.2 Tai nạn lao động trong xây dựng xảy ra tại thành phố Hồ Chí Minh ........ 16 Hình 2.1 Mô hình quản lý an toàn lao động tại Việt Nam........................................ 33 Hình 2.4 Trong quá trình thi công luôn được trang bị bảo hộ lao động. .................. 38 Hình 2.5 Hình ảnh tập huấn an toàn lao động .......................................................... 40 Hình 2.6 Công trường nhà máy Alumin Nhân Cơ .................................................... 41 Hình 2.5 Thi công đào hố móng tràn ........................................................................ 43 Hình 2.6 An toàn thi công trên cao. .......................................................................... 45 Hình 3.1 Lễ khởi công hồ chưa Thác Chuối. ............................................................ 55 Hình 3.2 Đào móng kênh dẫn tràn Thác Chuối ........................................................ 61 Hình 3.3 Mô hình quản lý an toàn lao động tràn Thác Chuối .................................. 67 Hình 3.4 Trang bị bảo hộ cho người lao động .......................................................... 78 Hình 3.5 Thắt dây an toàn trong quá trình thi công. ................................................. 79 Hình 3.6 Chỉ dẫn an toàn bố trí tủ điện phù hợp....................................................... 83 Hình 3.7 Chỉ dẫn an toàn bố trí hệ thống điện phù hợp. ........................................... 84 Hình 3.8 Kho đựng chất dễ cháy nổ. ........................................................................ 86 Hình 3.9 Buổi tập huấn phòng, chống cháy nổ. ........................................................ 87 Hình 3.10 Bảo đảm an toàn máy bơm bê tông. ........................................................ 88 Hình 3.11 An toàn cho công tác ép cọc. ................................................................... 89 vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 So sánh tình hình TNLĐ năm 2014 và năm 2013 .......................................9 Bảng 1.2 So sánh tình hình TNLĐ năm 2015 và năm 2014 .....................................10 Bảng 1.3 Thống kê TNLĐ năm 2014 với năm 2013 của 10 địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người nhất ...............................................................................11 Bảng 1.4 Thống kê TNLĐ năm 2015 với năm 2014 của 10 địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người nhất ...............................................................................12 Bảng 2.1 Văn bản pháp quy về an toàn lao động ......................................................19 Bảng 3.1 Tổng hợp thông số kỹ thuật công trình hồ Thác Chuối .............................56 Bảng 3.2 Quy định rõ trách nhiệm của từng thành viên trong ban quản lý an toàn .66 vii KÝ HIỆU VIẾT TẮT ĐHTL: Đại học thủy lợi BHLĐ: Bảo hộ lao động ATLĐ: An toàn lao động VSMT: Vệ sinh môi trường BLĐTBXH: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội BNN: Bệnh nghề nghiệp BYT: Bộ Y tế NĐCP: Nghị định Chính phủ KHCN: Khoa học Công nghệ MTLĐ: Môi trường lao động NLĐ: Người lao động QĐ: Quyết định SL: Sắc lệnh TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam QCVN: Quy chuẩn Việt Nam TLĐ: Tổng Liên đoàn TLĐLĐVN: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam TNLĐ: Tai nạn lao động TT: Thông tư TTLT: Thông tư liên tịch VN: Việt Nam YT: Y tế. viii MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI An toàn lao động là chỉ việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động. An toàn lao động là một trong những công việc quan trọng và bắt buộc trong quá trình thi công xây dựng công trình. Dưới góc độ pháp lý, an toàn lao động là tổng hợp những quy phạm pháp luật quy định các biện pháp bảo đảm an toàn lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động. Về mặt chính trị, công tác an toàn xây dựng được quản lý tốt sẽ là điều kiện quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất và phát triển quan hệ sản xuất. Chính vì vậy mà đã được Đảng và Nhà nước ta đưa vào các luật định nhằm tăng cường quản lý bằng các thể chế xã hội. Ngoài ra, để thực hiện tốt các giải pháp an toàn không chỉ đơn giản là đưa ra các luật định và nêu cao khẩu hiệu, mà việc quan trọng hơn hết là phải được phân tích, tính toán trên cơ sở khoa học nhằm đề xuất các biện pháp an toàn một cách hợp lý, chính xác. Nhìn nhận được tầm quan trọng của công tác an toàn xây dựng, mà đặc biệt là công tác quản lý an toàn xây dựng, Đảng và Nhà nước đã sớm xây dựng bộ luật lao động năm 2012 và các nghị định liên quan. Công tác an toàn xây dựng cũng được các đơn vị quản lý, nhà thầu xây dựng và các đơn vị liên quan chú trọng. Tuy nhiên, nhìn chung công tác quản lý an toàn xây dựng trên nhiều công trường còn chưa mang lại hiệu quả hoặc hiệu quả không cao, gây tốn kém, lãng phí. Theo thống kê 6 tháng đầu năm 2015 có 3.416 vụ tai nạn lao động làm chết 277 người và bị thương hơn 680 người. Điều này cho thấy rằng công tác quản lý an toàn xây dựng còn nhiều lỏng lẻo, chưa thực sự hiệu quả. Dự án Hồ chứa nước Thác Chuối được xây dựng với tổng mức đầu tư 367 tỷ đồng huy động từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển 1 nông thôn là cấp quyết định đầu tư, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình làm Chủ đầu tư dự án. Việc quản lý an toàn xây dựng là rất quan trọng và chiếm một chi phí lớn, đặc biệt hạng mục tràn xả lũ được thiết kế dạng máng phun. Vì vậy, rất cần một giải pháp hiệu quả nhằm quản lý công tác an toàn xây dựng cho công trình. Trên cơ sở hệ thống pháp luật về quản lý an toàn xây dựng tại Việt Nam đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá hiệu quả một số các mô hình quản lý an toàn xây dựng đã có, từ đó đề xuất mô hình quản lý an toàn xây dựng hợp lý cho công trình Tràn xả lũ hồ chứa nước Thác Chuối, tỉnh Quảng Bình. 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn cho một số công tác thi công cơ bản của công trình. Đề xuất các giải pháp quản lý an toàn xây dựng, áp dụng cho hạng mục công trình Tràn xả lũ hồ chứa nước Thác Chuối, tỉnh Quảng Bình. 3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Cách tiếp cận Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác an toàn lao động trong xây dựng. Đây là lĩnh vực có đặc thù riêng và có một phạm vi rộng. Vì vậy, hướng tiếp cận của đề tài sẽ là: 3.1.1 Tiếp cận từ tổng thể đến chi tiết (tiếp cận hệ thống) Tiếp cận các kết quả đã nghiên cứu về công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng trong nước cũng như ngoài nước, cập nhật các văn bản pháp luật hiện hành. 3.1.2 Tiếp cận toàn diện, đa ngành đa lĩnh vực Xem xét đầy đủ các yếu tố phát triển khi nghiên cứu đề tài bao gồm các lĩnh vực kinh tế xã hội, con người …; 2 3.2 Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp thu thập, phân tích, kế thừa các công trình nghiên cứu đã có; - Phương pháp chuyên gia; 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: giải pháp an toàn lao động cho thi công hồ chứa. - Phạm vi nghiên cứu: đảm bảo an toàn lao động và VSMT cho một số hạng mục thi công tràn xả lũ. 5. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC - Thực trạng công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng tại Việt Nam - Các giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng - Quản lý an toàn lao động cho hạng mục Tràn xả lũ hồ chứa nước Thác Chuối, tỉnh Quảng Bình. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG Tình hình chung về an toàn lao động trên thế giới và trong nước An toàn lao động là một vấn đề chung đối với tất cả các nước trên thế giới, việc đảm bảo an toàn tính mạng con người trong môi trường xây dựng với nhiều nguy hiểm là một việc rất cấp bách. Có thể phân tích về tình hình an toàn lao động trong thời gian quan như sau: 1.1.1 Khái niệm an toàn lao động, vệ sinh lao động An toàn lao động: An toàn lao động là chỉ việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động. Vệ sinh lao động: Vệ sinh lao động là chỉ việc ngăn ngừa bệnh tật do những chất độc hại tiếp xúc trong quá trình lao động gây ra đối với nội tạng hoặc gây tử vong cho người lao động. An toàn lao động và vệ sinh lao động là những chế định của luật lao động bao gồm những quy phạm pháp luật quy định việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, đồng thời duy trì tốt khả năng làm việc lâu dài của người lao động. An toàn lao động không tốt thì gây ra tai nạn lao động, vệ sinh lao động không tốt thì gây ra bệnh nghề nghiệp. Trước đây, an toàn lao động, vệ sinh lao động là bộ phận nằm trong chế định bảo hộ lao động. Còn bảo hộ lao động được hiểu là những quy định của Nhà nước liên quan đến việc bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và các chế độ, thể lệ bảo hộ lao động khác. Như vậy, nếu hiểu theo nghĩa này thì bảo hộ lao động có ý nghĩa quá rộng và khó phân biệt với nhiều vấn đề khác của luật lao động, có chức năng chung là bảo vệ người lao động. Khi đó, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bảo hiểm lao động... đều thuộc phạm trù "bảo hộ lao động". 4 Nếu dùng khái niệm "bảo hộ lao động" với nghĩa hẹp, chỉ bao gồm những quy định an toàn lao động và vệ sinh lao động thì không tương xứng với khái niệm này. Chính vì vậy, trong Bộ Luật Lao động, tại chương IX dùng tiêu đề an toàn lao động và vệ sinh lao động. Như vậy, các quy định tại chương IX của Bộ luật Lao động sẽ chủ yếu đề cập đến an toàn, vệ sinh lao động. Tuy nhiên, an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hộ lao động có quan hệ mật thiết với nhau, do đó khi trong một chừng mực nhất định khi phân tích những vấn đề về an toàn lao động và vệ sinh lao động thì vấn đề bảo hộ lao động cũng sẽ được đề cập. 1.1.2 Tình hình An toàn lao động trong xây dựng trên thế giới Tại nạn lao động được xem như một vấn nạn của các Quốc gia trên toàn thế giới, nhận thức được điều đó, một số nước đã tìm các giải pháp hạn chế triệt để về tai nạn lao động, điển hình như: Tại Nhật Bản những năm 50, 60 của thế kỷ trước, Nhật Bản từng là quốc gia có số người bị tai nạn lao động rất lớn. Đỉnh điểm năm 1961 có tới 6.712 người chết vì tai nạn lao động. Thực trạng này chỉ thay đổi rõ rệt khi Chính phủ Nhật Bản phát động phong trào “Không tai nạn” vào năm 1973. Hiện nay Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng về đảm bảo an toàn lao động, chỉ có 1,1% số vụ tai nạn xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng. Tới 93,8% vụ tai nạn xảy ra do hành vi không an toàn và 87,7% xảy ra vì điều kiện không an toàn 82,6% các vụ tai nạn xảy ra do cả hai nguyên nhân trên cộng lại. Như vậy, tai nạn có thể được giảm thiểu triệt để nếu kiểm soát tốt các yếu tố chủ quan như hành vi và điều kiện làm việc. Theo thống kê của Bộ Lao động và Hội đồng An toàn Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy mặc dù công nhân xây dựng chỉ sử dụng khoảng 6% sức lực cho công việc, nhưng họ phải chịu đến 12% chấn thương hoặc bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp (có đến khoảng 250000 cho đến 300000 ca chấn thương trong xây dựng) và 19% phải chịu những rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng do công việc (khoảng 3000 ca trong năm- theo số liệu ước tính từ Hội đồng An toàn Quốc gia Mỹ và khoảng 1000 ca theo số liệu của Hội đồng An toàn và Sức khỏe). 5 Tại Trung Quốc hơn một thập kỷ qua, tình trạng an toàn nói chung tại Trung Quốc có cải thiện. Năm 2014, nước này ghi nhận 290.000 vụ tai nạn với 66.000 người tử vong, giảm so với 1 triệu vụ làm 140.000 người chết hồi năm 2002. Một trong những loại tai nạn lao động chú ý ở Trung Quốc là tai nạn tại khu khai thác khoáng sản. Trong giai đoạn năm 2000, cùng với đà phát triển kinh tế như vũ bão, Trung Quốc cũng dẫn đầu thế giới về số ca thợ mỏ tử vong, có thời điểm con số thiệt mạng cao nhất là 6.000-7.000 người /một năm. Nhờ sự siết chặt quản lý, số người chết vì tai nạn hầm mỏ tại nước này đã giảm xuống dưới 1.000 trường hợp vào năm ngoái 2015. 1.1.3 An toàn lao động trong xây dựng tại Việt Nam Tai nạn lao động (TNLĐ) là tai nạn làm chết người hoặc làm tổn thương bất kỳ bộ phận chức năng nào của cơ thể con người, do tác động đột ngột của các yếu tố bên ngoài dưới dạng cơ, lý, hóa và sinh học, xảy ra trong quá trình lao động. Mang mối đe dọa thường trực như vậy nhưng hiện nay, người lao động vẫn đang phải làm việc trong môi trường nguy hiểm, độc hại, có nguy cơ mất an toàn cao. Trong đó cháy nổ, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có xu hướng tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Trung bình mỗi năm cả nước có 160.000 170.000 người bị TNLĐ. Vì vậy giải quyết vấn đề làm thế nào để giảm TNLĐ là mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội trong thời gian qua. Việt Nam trong mấy năm vừa qua tình hình đầu tư xây dựng được Đảng và Nhà nước chú trọng phát triển. Tuy nhiên mặc dù đầu tư xây dựng phát triển tốt nhưng tình hình đảm bảo an toàn lao động còn rất yếu kém. Có thể kể tới các vụ mất an toàn lao động lớn trong thời gian qua: Vụ sập giàn giáo tại công trình nhà ở tư nhân ở xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang ngày 4/10/2013 làm một số người chết và bị thương, sự cố sập giàn giáo, bê tông tại công trình thi công dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông ngày 28/12/2014. Gần đây nhất là ngày 25/3/2015, tại cảng Sơn Dương (dự án Formosa, Khu kinh tế Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) xảy ra vụ sập giàn giáo làm ít nhất 14 người chết và hàng chục người bị thương. 6 Đặc biệt, vụ cần cẩu đang vận hành bất ngờ đổ sập xuống khiến 3 người chết tại công trình xây dựng Tòa nhà Lilama (số 52 Lĩnh Nam, phường Mai Động, quận Hoàng Mai) xảy ra sáng 4/12 lại thêm một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng mất an toàn lao động trong thi công xây dựng hiện nay. Hình 1.1 Sập giàn giáo tại công trường tại cảng Sơn Dương Hà Nội là một trong những địa phương có số vụ tai nạn lao động cao của cả nước, Theo số liệu thống kê sơ bộ của Liên đoàn Lao động Hà Nội, từ đầu năm 2015 đến nay, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 23 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, làm 25 người chết. Năm 2014, Hà Nội vẫn là một trong những địa phương có số vụ tai nạn lao động cao của cả nước (132 vụ); trong đó có 33 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm chết 34 người, làm bị thương nặng 4 người. Cũng theo Sở Xây dựng Hà Nội, để xảy ra mất an toàn trong quá trình thi công, trách nhiệm đầu tiên thuộc về chủ đầu tư, sau đó là nhà thầu thi công, tư vấn giám sát. Đặc biệt, khi xảy ra vụ việc, chủ đầu tư phải có trách nhiệm phối hợp với các cấp chính quyền địa phương khắc phục ngay những nguyên nhân để xảy ra sai phạm. 7 1.1.4 Tình hình tai nạn lao động trong ba năm vừa qua 1.1.4.1 Thống kê tình hình tai nạn Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh xã hội thì 63/63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, năm 2014 trên toàn quốc đã xảy ra 6.709 vụ TNLĐ làm 6.941 người bị nạn trong đó: - Số vụ TNLĐ chết người: 592 vụ - Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 166 vụ - Số người chết: 630 người - Số người bị thương nặng: 1.544 người - Nạn nhân là lao động nữ: 2.136 người Năm 2015 trên toàn quốc đã xảy ra 7.620 vụ TNLĐ làm 7.785 người bị nạn trong đó: - Số vụ TNLĐ chết người: 629 vụ - Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 79 vụ - Số người chết: 666 người - Số người bị thương nặng: 1.704 người - Nạn nhân là lao động nữ: 2.432 người Năm 2015, số nạn nhân là lao động nữ tăng 13,9%, số vụ TNLĐ tăng 6,2%, tổng số nạn nhân tăng 12,2%, số người chết tăng 5,7%, số vụ có người chết tăng 12,3%, số người bị thương nặng tăng 10,4%. Số vụ có từ 02 nạn nhân giảm 54% Đặc biệt, tỉnh Đồng Nai có số vụ tai nạn lao động năm 2015 tăng so với năm 2014 là 52%. 8 Bảng 1.1 So sánh tình hình TNLĐ năm 2014 và năm 2013 Chỉ tiêu thống kê TT Năm 2013 Năm 2014 Tăng/giảm 1 Số vụ 6.695 6.709 +14 (0,2 %) 2 Số nạn nhân 6.887 6.943 +56 (0,8 %) 3 Số vụ có người chết 562 592 +30 (5,3 %) 4 Số người chết 627 630 +3 (0,47 %) 5 Số người bị thương nặng 1.506 1.544 +38 (2,0 %) 6 Số lao động nữ 2.308 2.136 -172 (7,45 %) 113 166 +53 (46 %) 7 Số vụ có 2 người bị nạn trở lên 9 Bảng 1.2 So sánh tình hình TNLĐ năm 2015 và năm 2014 Chỉ tiêu thống kê TT Năm 2014 Năm 2015 Tăng/giảm 1 Số vụ 6.709 7.620 +911 (13,6 %) 2 Số nạn nhân 6.941 7.785 +844 (12,2 %) 3 Số vụ có người chết 592 629 +37 ( 6,2%) 4 Số người chết 630 666 +36 (5,7%) 5 Số người bị thương nặng 1.544 1.704 +160 (10,4 %) 6 Số lao động nữ 2.136 2.432 +296 (13,9%) 7 Số vụ có 2 người bị nạn trở lên 166 79 -87 (-54,4%) (Nguồn Bộ LĐ – TBXH) 1.1.4.2 Đánh giá chung về nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động chết người Nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 52,8%, cụ thể: - Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 25,2% tổng số vụ; - Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 14,3% tổng số vụ; - Người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động cho người lao động chiếm 9,7% tổng số vụ; - Do tổ chức lao động và điều kiện lao động chiếm 2,6% tổng số vụ; - Do người sử dụng lao động không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động chiếm 1%. Nguyên nhân người lao động chiếm 18,9%, cụ thể: - Người lao động bị nạn vi phạm quy trình quy chuẩn an toàn lao động chiếm 17,2% tổng số vụ; 10 - Người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 1,7% tổng số vụ; Còn lại 28,3% là những vụ tai nạn lao động xảy ra do các nguyên nhân khác. Bảng 1.3 Thống kê TNLĐ năm 2014 với năm 2013 của 10 địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người nhất Số vụ TT Số vụ chết người Địa phương 2014 2013 +/ - 2014 2013 822 1.171 + 349 90 100 +/ - Số người chết 2014 2013 +/ - + 10 92 101 +9 1 TP. Hồ Chí Minh 2 Quảng Ninh 126 131 +5 35 33 -2 44 34 - 10 3 Bình Dương 621 428 - 193 27 31 +4 27 33 +6 4 TP. Hà Nội 528 462 - 66 32 31 -1 36 36 0 5 Đồng Nai 75 105 + 30 9 23 + 14 12 23 +9 6 Hải Dương 44 50 +6 17 21 +4 21 23 +2 7 Hà Tĩnh 1.690 1.462 - 228 26 20 -6 26 20 -6 8 Long An 12 22 + 10 10 19 +9 10 19 +9 9 Thái Nguyên 72 166 + 94 8 17 +9 9 17 +8 10 Thanh Hóa 8 26 + 18 2 16 + 14 8 16 +8 (Nguồn Bộ LĐ – TBXH) 11 Bảng 1.4 Thống kê TNLĐ năm 2015 với năm 2014 của 10 địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người nhất Số vụ TT Số vụ chết người Địa phương Số người chết 2015 2014 +/ - 2015 2014 +/ - +354 105 100 +5 108 101 +7 2015 2014 +/ - 1.525 1171 1 TP. Hồ Chí Minh 2 Quảng Ninh 441 462 -21 29 31 -2 33 36 -3 3 Bình Dương 474 428 +46 31 31 0 32 33 -1 4 TP. Hà Nội 129 131 -2 29 33 -4 32 34 -2 5 Đồng Nai 2.230 29 20 +9 29 20 +9 6 Hải Dương 113 105 +8 27 23 +4 27 23 +4 7 Hà Tĩnh 27 38 -11 15 15 0 27 17 +10 8 Long An 201 166 +35 20 17 +3 20 17 +3 9 Thái Nguyên 82 101 -19 18 15 +3 19 17 +2 10 Thanh Hóa 40 50 -10 16 21 -5 17 17 0 1.462 +768 Quản lý dự án xây dựng công trình 1.1.5 Khái niệm về dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Dự án và Quản lý dự án là sự vận dụng lý luận, phương pháp, quan điểm có tính hệ thống để tiến hành quản lý có hiệu quả toàn bộ công việc liên quan tới dự án dưới sự ràng buộc về nguồn lực có hạn. Để thực hiện mục tiêu dự án, các nhà đầu tư phải lên kế hoạch tổ chức, chỉ đạo, phối hợp, điều hành, khống chế và định giá toàn bộ quá trình từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc dự án. Đầu tư xây dựng là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển xã hội. Trong tiến trình đổi mới, phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, nhu cầu về đầu tư và xây dựng là rất lớn. Với vị trí và tầm quan trọng của lĩnh vực đầu tư 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất