Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức nhằm quản lý dự án đảm bả...

Tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức nhằm quản lý dự án đảm bảo chất lượng tại ban quản lý dự án huyện sóc sơn

.PDF
115
130
96

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng cá nhân tôi với sự giúp đỡ của các giáo viên hướng dẫn. Các thông tin tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ đề tài nào trước đây. Hà Nội, Ngày tháng năm 2016 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Như Quỳnh i LỜI CẢM ƠN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý xây dựng với đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức nhằm quản lý dự án đảm bảo chất lượng tại Ban quản lý dự án huyện Sóc Sơn” được hoàn thành với sự giúp đỡ của Phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học, các thầy cô giáo của Khoa Công trình, Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng - Trường Đại học Thủy lợi, cùng các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Lãnh đạo và các cán bộ đồng nghiệp ở: Ban QLDA huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội; Ban QLDA huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; Ban QLDA huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội; Ban QLDA giao thông 3, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã hết lòng giúp đỡ cho tác giả luận văn hoàn thành Luận văn này. Sau nữa, học viên xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã ủng hộ, động viên chia sẻ hỗ trợ lúc khó khăn để học viên hoàn thành chương trình học của mình. Đặc biệt, học viên xin cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Hữu Huế và TS. Nguyễn Mạnh Tuấn đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho tác giả luận văn trong quá trình thực hiện Luận văn này. Vì thời gian có hạn và sự hạn chế về trình độ, tác giả luận văn không thể tránhkhỏi những thiếu sót và rất mong nhận được hướng dẫn, đóng góp ý kiến của thầycô giáo và đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, Ngày tháng năm 2016 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Như Quỳnh ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. I LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. II DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ......................................................................... VI DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................. VII DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................VIII PHẦN MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG4 1.1 Khái quát về dự án, quản lý, quản lý dự án...................................................... 4 1.1.1 Dự án ......................................................................................................................4 1.1.2 Quản lý ....................................................................................................................5 1.1.3 Quản lý dự án ..........................................................................................................6 1.2 Khái quát về dự án ĐTXD ............................................................................... 8 1.2.1 Đặc điểm dự án ĐTXD ..........................................................................................9 1.2.2 Phân loại dự án ĐTXD: ..........................................................................................9 1.2.3 Quy trình thực hiện (vòng đời) một dự án ĐTXD: ..............................................14 1.3 Quản lý dự án đầu tư xây dựng ...................................................................... 15 1.3.1 Mục tiêu của QLDA ĐTXD ..................................................................................15 1.3.2 Nguyên tắc QLDA ĐTXD.....................................................................................16 1.3.3 Các nội dung QLDA đầu tư ..................................................................................17 Kết luận Chương I ................................................................................................ 20 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC LỰA CHỌN MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ..................................................................21 2.1 Cơ sở pháp lý về hình thức tổ chức QLDA ĐTXD ....................................... 21 2.1.1 Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 ............................................21 2.1.2 Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính Phủ về QLDA ĐTXD ....21 2.1.3 Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về hình thức tổ chức QLDA ĐTXD ...................................................................................24 2.2 Các hình thức và mô hình tổ chức QLDA ĐTXD ......................................... 26 iii 2.2.1 Hình thức CĐT trực tiếp QLDA .......................................................................... 26 2.2.2 Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án ................................................................. 30 2.2.3. Hình thức chìa khoá trao tay ............................................................................... 30 2.2.4. Mô hình tổ chức QLDA theo các bộ phận chức năng ......................................... 31 2.2.5. Mô hình tổ chức QLDA có ban QLDA chuyên trách ......................................... 32 2.2.6. Mô hình tổ chức QLDA theo ma trận ................................................................. 33 2.3. Cơ cấu tổ chức của một số Ban QLDA ĐTXD trên địa bàn Thành phố Hà Nội ........................................................................................................................ 34 2.3.1. Ban QLDA huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội ............................................ 34 2.3.2. Ban QLDA huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội ............................................... 37 2.3.3 Ban QLDA giao thông 3, Sở Giao thông vận tải Hà Nội...................................... 39 2.3.4 Đánh giá chung các Ban QLDA ............................................................................ 42 2.4 Chất lượng QLDA và sự ảnh hưởng của mô hình quản lý đến chất lượng QLDA ................................................................................................................... 43 2.4.1 Chất lượng QLDA ................................................................................................. 43 2.4.2 Sự ảnh hưởng của mô hình quản lý đến chất lượng QLDA .................................. 46 Kết luận chương 2 ................................................................................................ 49 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC NHẰM QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN HUYỆN SÓC SƠN ................................................................................................. 50 3.1 Phân tích mô hình tổ chức của Ban QLDA huyện Sóc Sơn .......................... 50 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ......................................................................... 50 3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ban .............................................................................. 50 3.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Ban ....................................................................... 52 3.1.4 Mối quan hệ trách nhiệm giữa Ban với các tổ, bộ phận trong và các phòng ban ngoài cơ quan ................................................................................................................. 59 3.2. Thực trạng công tác QLDA tại Ban QLDA huyện Sóc Sơn ......................... 62 3.2.1 Khái quát các dự án tại Ban QLDA huyện Sóc Sơn ............................................. 62 3.2.2 QLDA theo giai đoạn ........................................................................................... 65 3.2.3 QLDA theo các nội dung chủ yếu ........................................................................ 71 iv 3.3. Đánh giá chung mô hình tổ chức Ban QLDA huyện Sóc Sơn ..................... 83 3.3.1 Những mặt đạt được ..............................................................................................83 3.3.2 Những mặt hạn chế ................................................................................................87 3.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế: .........................................................................89 3.4 Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức Ban QLDA huyện Sóc Sơn...... 90 3.4.1 Tổ chức lại cơ cấu các tổ, bộ phận ........................................................................91 3.4.2 Hoàn thiện bộ máy nhân sự ...................................................................................98 3.4.3 Đào tạo, nâng cao trình độ người lao động ........................................................ 101 3.4.4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong QLDA ĐTXD ......................................... 102 Kết luận chương 3 .............................................................................................. 103 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 106 v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 2.1: Mô hình CĐT trực tiếp QLDA...................................................................... 27 Hình 2.2: Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án ............................................................. 30 Hình 2.3: Mô hình chìa khóa trao tay............................................................................ 31 Hình 2.4. Các mục tiêu của QLDA ............................................................................... 45 Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức tại Ban QLDA huyện Sóc Sơn ........................................... 53 Sơ đồ 3.2: Công tác đấu thầu tại Ban QLDA huyện Sóc Sơn ....................................... 73 Sơ đồ 3.3: Mô hình tổ chức bộ máy của Ban QLDA ĐTXD huyện Sóc Sơn............... 92 vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Phân loại dự án..............................................................................................10 Bảng 1.2: Phân loại dự án ĐTXD công trình ................................................................11 Bảng 3.1: Lực lượng cán bộ theo trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác của Ban QLDA huyện Sóc Sơn ...........................................................................................58 Bảng 3.2: Tình hình đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ của các cán bộ tại Ban QLDA huyện Sóc Sơn ..........................................................................................................................59 Bảng 3.3: Tổng hợp các dự án điển hình trong các năm gần đây ................................64 Bảng 3.4: Thời gian quy định quyết toán công trình hoàn thành ..................................70 Bảng 3.5: Một số dự án điển hình chậm tiến độ ............................................................76 Bảng 3.6: Một số dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư ....................................................79 Bảng 3.7: Một số dự án điều chỉnh tổng dự toán ..........................................................81 Bảng 3.9: Kế hoạch và giải ngân trong các năm gần đây .............................................84 Bảng 3.10: Tổng hợp số lượng dự án được giao thực hiện các năm gần đây ...............85 Bảng 3.11 Đề xuất cơ cấu nhân lực của Ban QLDA ĐTXD huyện Sóc Sơn .............100 vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CTNC : Cải tạo, nâng cấp CĐT : Chủ đầu tư CPM : Phương pháp đường găng (CPM – Critical Path Method) ĐTXD : Đầu tư xây dựng GPMB : Giải phóng mặt bằng HSMT : Hồ sơ mời thầu KTKT : Kinh tế kỹ thuật MN : Mầm non PERT : Kỹ thuật tổng quan và đánh giá dự án (Program Evaluation and Review Technique) QLDA : Quản lý dự án TH : Tiểu học TDT : Tổng dự toán THCS : Trung học cơ sở TKBVTC : Thiết kế bản vẽ thi công UBND : Uỷ ban nhân dân viii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài: Mô hình quản lý và các hình thức tổ chức của Ban QLDA các dự án xây dựng hiện nay rất đa dạng và khác nhau. Với mỗi dự án khác nhau CĐT lại áp dụng những hình thức tổ chức quản lý khác nhau và điều hành hoạt động của các Ban QLDA theo một cách riêng. Trong đó, các dự án xây dựng cơ bản thuộc phạm vi quản lý của UBND huyện thường giao cho Ban QLDA thực hiện. Mô hình quản lý này có nhiều ưu điểm nhưng cũng có mặt hạn chế, điều đó dẫn đến hiệu quả đầu tư của dự án chưa cao gây thất thoát kinh tế cho dự án, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước. Việc phân tích cơ cấu tổ chức, hoạt động, chất lượng công trình đầu ra; mối quan hệ giữa Ban QLDA và UBND huyện trong từng dự án xây dựng sẽ chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu trong mô hình tổ chức QLDA. Từ đó, có thể phát huy mặt mạnh cho những dự án tiếp theo và tìm ra những nguyên nhân gây ra các mặt hạn chế để chủ động phòng ngừa những thiệt hại về mặt kinh tế, xã hội cho từng dự án. Từ đó, có thể tìm ra các mô hình chức QLDA mới nâng cao hiệu quả trong công tác QLDA, giảm chi phí xây dựng công trình và nâng cao hiệu quả về mặt kinh tế xã hội. Đó là những nội dung cơ bản cần được nghiên cứu để nâng cao hiệu quả trong công tác tổ chức QLDA tại các Ban QLDA, đó cũng là ý nghĩa cấp thiết của đề tài trong việc nâng cao hiệu quả về mặt kinh tế xã hội của mỗi dự án. Ban QLDA huyện Sóc Sơn được thành lập năm 1995, Ban được giao làm CĐT nhiều các công trình từ nguồn vốn ngân sách cấp. Trong thời gian đầu do nhân lực và các dự án còn ít nên cơ cấu tổ chức của Ban còn sơ sài, các tổ bộ phận chưa rõ ràng về hành chính cũng như chức năng hoạt động. Trong các năm gần đây do số lượng dự án và nhân lực của Ban tăng cao, theo đó cơ cấu tổ chức vận hành trước đây đã bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý, làm ảnh hưởng không nhỏ tới quản lý và thực hiện chức năng của Ban. Việc thay đổi mô hình hoạt động của Ban nhằm đáp ứng được các đòi hòi trong thời kỳ mới là rất cấp thiết. Sau khi Luật Xây dựng năm 2014, Luật Đầu tư công có hiệu lực, Chính phủ có nghị định về quản lý các dự án ĐTXD, Bộ Xây dựng có thông tư hướng dẫn, thì mô hình 1 vận hành cũ không còn phù hợp với quy định. Chính vì những lý do trên tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức nhằm quản lý dự án đảm bảo chất lượng tại Ban quản lý dự án huyện Sóc Sơn” làm đề tài nghiên cứu cho bản luận văn của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của Đề tài Phân tích đánh giá mô hình QLDA xây dựng công trình do Ban QLDA huyện Sóc Sơn làm CĐT, tìm ra các nguyên nhân của các mặt còn hạn chế và đề xuất các giải pháp khắc phục để tăng cường khả năng hoạt động của Ban. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu về cơ cấu tổ chức, hoạt động của Ban QLDA huyện Sóc Sơn, các nhân tổ ảnh hưởng đến chất lượng QLDA ĐTXD nhằm đề xuất ra các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Ban QLDA huyện Sóc Sơn. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng kết hợp các phương pháp: - Phương pháp nghiên cứu tổng quan, các cơ sở lý thuyết và pháp lý hiện nay của các Ban QLDA xây dựng - Phương pháp thu thập phân tích tài liệu: Các văn bản pháp quy, tài liệu liên quan đến công liên quan đến công tác triển khai thực hiện dự án. - Phương pháp chuyên gia, hội thảo: trao đổi với thầy hướng dẫn và các chuyên gia QLDA nhằm thu được những kinh nghiệm, nhận xét và ý kiến của họ liên quan đến công tác QLDA. - Phương pháp kế thừa những kết quả đã tổng kết, phân tích thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài tác giả đang nghiên cứu mang tính thực tế cao, gắn liền với thực trạng của Ban QLDA cấp huyện. Trong phạm vi đề tài chưa thể đề cập hết được các vấn đề tồn tại 2 một cách toàn diện tại tất cả các mô hình Ban QLDA hiện nay đang áp dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, về khuôn khổ nhất định, đề tài đã đưa ra các giải pháp một cách tổng quát về hoạt động của mô hình Ban QLDA cấp huyện tại huyện Sóc Sơn và từ đó sẽ rút ra được những kinh nghiệm thiết thực để Ban QLDA huyện Sóc Sơn hoàn thiện hơn trong công tác tổ chức góp phần nâng cao chất lượng QLDA trong thời gian tới 6. Kết quả dự kiến đạt được - Đánh giá nguyên nhân gây ra các mặt còn hạn chế trong các mô hình tổ chức quản lý của Ban QLDA thuộc UBND huyện. - Đề xuất mô hình tổ chức quản lý phù hợp với Ban QLDA huyện Sóc Sơn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Tổng quan công tác quản lý dự án xây dựng Chương 2: Cơ sở pháp lý và khoa học lựa chọn mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng. Chương 3: Thực trạng và đề xuất hoàn thiện cơ cấu tổ chức nhằm quản lý dự án đảm bảo chất lượng tại Ban quản lý dự án huyện Sóc Sơn. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1.1 Khái quát về dự án, quản lý, quản lý dự án [11] [12] 1.1.1 Dự án Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau được thực hiện trong một khoảng thời gian có hạn, với những nguồn lực đã được giới hạn; nhất là nguồn tài chính có giới hạn để đạt được những mục tiêu cụ thể, rõ ràng, làm thỏa mãn nhu cầu của đối tượng mà dự án hướng đến. Thực chất, dự án là tổng thể những chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định. Theo Tổ chức điều hành dự án – VIM: Dự án là việc thực hiện một mục đích hay nhiệm vụ công việc nào đó dưới sự ràng buộc về yêu cầu và nguồn lực đã định. Theo Trường Đại học Quản lý Henley: Dự án là một quá trình đặc thù riêng bao gồm một loạt các hoạt động được phối hợp và kiểm soát, có định ngày khởi đầu và kết thúc, được thực hiện với những hạn chế về thời gian, chi phí và nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu phù hợp với những yêu cầu cụ thể. Tóm lại: Dự án là một nhiệm vụ mang tính chất một lần, có mục tiêu rõ ràng (trong đó bao gồm chức năng, số lượng và tiêu chuẩn chất lượng), yêu cầu phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian quy định, có dự toán tài chính từ trước và nói chung không được vượt quá dự toán đó. - Một dự án có những đặc trưng sau: Diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định; Nhiệm vụ đặc biệt chỉ thực hiện một lần; Công cụ quản lý đặc biệt; Các nguồn lực bị giới hạn; Nhân sự dự án là tạm thời, đến từ nhiều nguồn; Tập hợp các hoạt động tương đối độc lập; Có liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều đối tượng khác nhau. - Vòng đời (chu kỳ) của dự án thông thường gồm có ba giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư (nghiên cứu cơ hội, nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi); Thực hiện đầu tư 4 (thiết kế và xây dựng); Kết thúc đầu tư, đưa dự án và khai thác sử dụng (vận hành, khai thác, đánh giá sau dự án và kết thúc dự án). - Dự án được phân loại như sau: Dự án xã hội; Dự án kinh tế; Dự án tổ chức; Dự án nghiên cứu và phát triển; Dự án ĐTXD. 1.1.2 Quản lý Theo nghĩa chung nhất: Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Quản lý là một hoạt động có tính chất phổ biến, mọi nơi, mọi lúc, trong mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và liên quan đến mọi người. Theo nghĩa rộng: Quản lý là là hoạt động có mục đích của con người. Quản lý là hoạt động do một hay nhiều người điều phối hành động của những người khác nhằm đạt được một mục tiêu nào đó một các có hiệu quả. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Quản lý đặc trưng cho quá trình điều khiển và dẫn hướng tất cả các bộ phận của một tổ chức, thường là tổ chức kinh tế, thông qua việc thành lập và thay đổi các nguồn tài nguyên (nhân lực, tài chính, vật tư, trí thực và giá trị vô hình). Như vậy, quản lý là dự áp dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để điều khiển nguồn lực thực hiện các tiến trình để giải quyết các vấn đề. - Quản lý có vai trò: Nhằm tạo ra sự thống nhất ý chí trong tổ chức giữa người quản lý và người bị quản lý, giữa người bị quản lý với nhau; Định hướng sự phát triển của tổ chức trên cơ sở xác định mục tiêu chung và hướng mọi nỗ lực của các đối tượng quản lý và mục tiêu đó; Tổ chức, điều hòa, phối hợp và hướng dẫn hoạt động của các cá nhân, tổ chức, giảm độ bất định nhằm đạt được mục tiêu quản lý; Tạo động lực cho mọi cá nhân trong tổ chức bằng cách kích thích, động viên, uốn nắn lệch lạc, sai sót nhằm giảm bớt thất thoát, sai lệch trong quá trình quản lý; Tạo môi trường và điều kiện cho sự phát triển của mọi các nhân và tổ chức, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững và có hiệu quả. - Quản lý có bảy chức năng cơ bản: Dự toán; Kế hoạch hóa; Tổ chức; Động Viên; Điều chỉnh; Kiểm tra; Đánh giá và hạch toán. 5 1.1.3 Quản lý dự án Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: QLDA là ngành khoa học nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra. Theo lý thuyết hệ thống: QLDA là điều khiển một quá trình hoạt động của hệ thống trong một quỹ đạo mong muốn, nhằm đạt được mục đích cuối cùng là tạo ra các sản phẩm như mục tiêu đề ra Theo Hướng dẫn về những kiến thức cốt lõi trong QLDA (PMBOK Guide) của Viện QLDA (PMI): QLDA là việc áp dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động của dự án nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Tóm lại: QLDA là sự vận dụng lý luận, phương pháp, quan điểm có tính hệ thống để tiến hành quản lý có hiệu quả toàn bộ công việc liên quan tới dự án dưới sự ràng buộc về nguồn lực có hạn. - QLDA là việc giám sát, chỉ đạo, điều phối, tổ chức, lên kế hoạch đối với 4 giai đoạn của dự án (giai đoạn hình thành, giai đoạn phát triển, giai đoạn trưởng thành và giai đoạn kết thúc). Mục đích của nó là từ góc độ quản lý và tổ chức, áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu dự án như mục tiêu về giá thành, mục tiêu thời gian, mục tiêu chất lượng. Vì thế, làm tốt công tác quản lý là một việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng. QLDA bao gồm các nội dung sau: + Quản lý phạm vi dự án: tiến hành khống chế quá trình quản lý đối với nội dung công việc của dự án nhằm thực hiện mục tiêu dự án. Nó bao gồm việc phân chia phạm vi, quy hoạch phạm vi, điều chỉnh phạm vi dự án… + Quản lý thời gian dự án: nhằm đảm bảo chắc chắn hoàn thành dự án theo đúng thời gian đề ra. + Quản lý chi phí dự án: là quá trình quản lý vốn, định mức, đơn giá và giá thành dự án nhằm đảm bảo hoàn thành dự án mà chi phí không vượt quá mức dự tính ban đầu. 6 + Quản lý chất lượng dự án: nhằm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về chất lượng mà khách hàng đặt ra. + Quản lý nguồn nhân lực: nhằm đảm bảo phát huy hết năng lực, tính tích cực, sáng tạo của mỗi con người trong dự án và tận dụng một cách có hiệu quả nhất. Nó bao gồm việc xây dựng đội ngũ, tuyển chọn nhân viên và xây dựng các ban QLDA. + Quản lí việc trao đổi thông tin dự án: là biện pháp quản lí mang tính hệ thống nhằm đảm bảo việc truyền đạt, thu nhập, trao đổi một cách hợp lí các tin tức cần thiết cho việc thực hiện dự án cũng như việc truyền đạt thông tin, báo cáo tiến độ dự án. + Quản lí rủi ro trong dự án: là biện pháp quản lí mang tính hệ thống nhằm tận dụng tối đa những nhân tố có lợi không xác định và giảm thiểu tối đa những nhân tố bất lợi không xác định cho dự án. No bao gồm việc nhân biết, phân biệt rủi ro, cân nhắc, tính toán rủi ro, xây dựng đối sách và khống chế rủi ro. + Quản lí việc thu mua của dự án: là biện pháp quản lí mang tính hệ thống nhằm sử dụng những hàng hóa, vật liệu thu mua được từ bên ngoài tổ chức thực hiện dự án. Nó bao gồm việc lên kế hoạch thu mua, lựa chọn việc thu mua và trưng thu các nguồn vật liệu. + Quản lý việc giao nhận dự án: là một nội dung QLDA mới mà Hiệp hội các nhà QLDA trên thế giới đưa ra dựa vào tình hình phát triển của QLDA. - Ý nghĩa của hoạt động QLDA: Thông qua QLDA có thể tránh được những sai sót trong những công trình lớn, phức tạp; Áp dụng phương pháp QLDA sẽ có thể khống chế, điều tiết hệ thống mục tiêu dự án; QLDA thúc đẩy sự trưởng thành nhanh chóng các nhân tài chuyên ngành. - Phương pháp QLDA là tổng thể những cách thức tiến hành hoạt động QLDA dựa trên cơ sở sử dụng các phương tiện kỹ thuật, biện pháp hành chính, biện pháp kinh tế và các biện pháp khác. Các phương pháp QLDA có thể phân theo nhiều các khác nhau: 7 + Phân theo cơ chế quản lý bao gồm các nhóm phương pháp QLDA như: Nhóm các phương pháp lãnh đạo theo kế hoạch tập trung (các phương pháp hành chính của quản lý); Nhóm các phương pháp kinh tế; Nhóm các phương pháp tổ chức (các phương pháp tổ chức mệnh lệnh). + Phân theo chức năng quản lý có các phương pháp QLDA như: Phương pháp kế hoạch, phương pháp tổ chức, phương pháp kiểm tra và phương pháp hạch toán. + Phân theo nội dung và tính chất hoạt động của QLDA có: Phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp luật pháp, phương pháp tâm lý xã hội, phương pháp giáo dục... + Phân theo phương thức quản lý có: QLDA theo các lĩnh vực (ngân sách, nhân lực, thiết bị, các nguồn lực vật chất khác); QLDA theo chức năng (lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo – điều hành – chỉ hủy, kiểm tra, giám sát); QLDA theo quá trình (giai đoạn lập dự án, giai đoạn tổ chức thực hiện, giai đoạn kết thúc dự án). 1.2 Khái quát về dự án ĐTXD Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Dự án ĐTXD công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Theo quy định tại khoản 15 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014, “Dự án ĐTXD là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án ĐTXD, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi ĐTXD, Báo cáo nghiên cứu khả thi ĐTXD hoặc Báo cáo KTKT ĐTXD”[16]. Dự án ĐTXD là một loại công việc mang tính chất một lần, có những đặc điểm riêng biệt: cần có một lượng vốn đầu tư nhất định, trải qua những giai đoạn theo một trình tự nhất định và phải đáp ứng những yêu cầu nhất định. 8 1.2.1 Đặc điểm dự án ĐTXD Sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo và không phải là sản phẩm của một quá trình sản xuất liên tục, hàng loạt. Dự án ĐTXD có mục đích cuối cùng là công trình xây dựng hoàn thành đảm bảo các mục tiêu đã đặt ra về thời gian, chi phí, chất lượng, an toàn vệ sinh và bảo vệ môi trường…; Dự án ĐTXD có chu kỳ riêng (vòng đời), trải qua các giai đoạn hình thành và phát triển, có thời gian tồn tại hữu hạn, nghĩa là có thời điểm bắt đầu khi xuất hiện ý tưởng về XDCT dự án và kết thúc công trình xây dựng đưa vào khai thác, sử dụng; Dự án ĐTXD có sự tham gia của nhiều chủ thể: CĐT, đơn vị thiết kế, nhà quản lý, đơn vị thi công, các cơ quan nhà nước… Các chủ thể này lại có lợi ích khác nhau, quan hệ giữa họ mang tính đối tác. Môi trường làm việc của dự án mang tính đa phương và dễ xảy ra xung đột quyền lợi giữa các chủ thể; Dự án ĐTXD luôn bị hạn chế bởi nhiều nguồn lực như vốn, nhân lực, công nghệ, kỹ thuật, vật tư thiết bị… thời gian và trong giới hạn cho phép; Dự án ĐTXD thường có tính bất định và rủi ro cao, vì dự án xây dựng thường đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn, thời gian thực hiện dài; 1.2.2 Phân loại dự án ĐTXD: Dự án có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, sau đây là cách phân loại dự án thông thường thông qua một số tiêu chí: 9 Bảng 1.1: Phân loại dự án STT Tiêu chí phân loại Các loại dự án 1 Theo cấp độ dự án Dự án thông thường, chương trình, hệ thống 2 Theo qui mô dự án Nhóm các dự án quan trọng quốc gia; nhóm A; nhóm B; nhóm C 3 Theo lĩnh vực Dự án xã hội, kinh tế, kỹ thuật, tổ chức, hỗn hợp 4 Theo loại hình Dự án giáo dục, nghiên cứu và phát triển, đổi mới, đầu tư, tổng hợp 5 Theo thời hạn Dự án ngắn hạn (1-2 năm); trung hạn (3-5 năm); dài hạn (trên 5 năm) 6 Theo khu vực Dự án quốc tế, quốc gia, miền, vùng, liên ngành, địa phương 7 Theo CĐT Là Nhà nước, là doanh nghiệp, là cá thể riêng lẻ 8 Theo đối tượng đầu tư Dự án đầu tư tài chính, dự án đầu tư vào đối tượng vật chất cụ thể Theo nguồn vốn Vốn từ ngân sách Nhà nước, vốn ODA, vốn tín dụng, vốn tự huy động của doanh nghiệp nhà nước, vốn liên danh với nước ngoài, vốn góp của dân, vốn của các tổ chức ngoài quốc doanh, vốn FDI… 9 Trên cơ sở phân loại dựa trên tiêu chí chính là quy mô dự án kết hợp với việc xem xét đặc điểm riêng của từng ngành và các kết quả của dự án cùng với tầm quan trọng của chúng. Phân loại dự án XDCT được quy định chi tiết trong Nghị định số 59/2015/NĐCP ngày 18/6/2015 của Chính phú về QLDA ĐTXD, cụ thể như sau: - Dự án ĐTXD được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.[10] 10 Bảng 1.2: Phân loại dự án ĐTXD công trình TT I LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA 1. Theo tổng mức đầu tư: 10.000 tỷ đồng trở lên Dự án sử dụng vốn đầu tư công 2. Theo mức độ ảnh hưởng đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: a) Nhà máy điện hạt nhân; b) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên; Không phân biệt tổng mức đầu tư c) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên; d) Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác; đ) Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định. II NHÓM A 1. Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt. 2. Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh. II.1 3. Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia. 4. Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ. 5. Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất. 11 Không phân biệt tổng mức đầu tư 1. Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ. 2. Công nghiệp điện. 3. Khai thác dầu khí. II.2 Từ 2.300 tỷ đồng trở lên 4. Hóa chất, phân bón, xi măng. 5. Chế tạo máy, luyện kim. 6. Khai thác, chế biến khoáng sản. 7. Xây dựng khu nhà ở. 1. Dự án giao thông trừ các dự án quy định tại điểm 1 Mục II.2. 2. Thủy lợi. 3. Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật. 4. Kỹ thuật điện. II.3 5. Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử. 6. Hóa dược. Từ 1.500 tỷ đồng trở lên 7. Sản xuất vật liệu, trừ các dự án quy định tại điểm 4 Mục II.2. 8. Công trình cơ khí, trừ các dự án quy định tại điểm 5 Mục II.2. 9. Bưu chính, viễn thông. 1. Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản. 2. Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. II.4 3. Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới. Từ 1.000 tỷ đồng trở lên 4. Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các Mục I.1, I.2 và I.3. 1. Y tế, văn hóa, giáo dục; II.5 2. Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình; 12 Từ 800 tỷ đồng trở lên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất