Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, quản lý hệ thống cấp nư...

Tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, quản lý hệ thống cấp nước cho chi nhánh cấp nước huyện châu thành, tỉnh sóc trăng

.PDF
113
91
137

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài: Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của một quốc gia. Trong đó, hệ thống cấp nước góp phần quan trọng đối với đời sống và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Về thực trạng Chi nhánh cấp nước huyện Châu Thành là chi nhánh trực thuộc Trung tâm nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn tỉnh Sóc Trăng, đang quản lý 12 trạm hệ cấp nước hiện tại các trạm hệ cấp nước đang hoạt động riêng lẻ, chiều dài tuyến ống là 136km, công suất thiết kế là 5.200m3, cung cấp cho hơn 13.000 hộ, đang hoạt động hết công suất, tỷ lệ thất thu, thất thoát vẫn còn cao trên 21%, các hệ cấp nước lên đến 50%. Về mặt quản lý, kinh phí đầu tư cho quản lý mạng lưới còn gặp nhiều khó khăn, nguồn nhân lực chuyên môn còn hạn chế nên công tác vận hành và quản lý hệ thống chưa đạt được kết quả như mong muốn. Về mục tiêu về chính trị là tỉnh ủy chọn 4 xã của huyện Châu Thành để xây dựng Nông thôn mới trong đó có chỉ tiêu về 17.1 là nhằm nâng cao hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp quy chuẩn 02/2009/BYT của Bộ Y tế ngày 17/6/2009. Ngoài ra, huyện Châu Thành cũng là huyện chịu sự ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu theo thông báo của UBND tỉnh Sóc Trăng. Với mục tiêu lâu dài là nâng cao hiệu quả quản lý, mở rộng quy mô quản lý hệ thống mạng lưới cấp nước. Vì vậy, cần phải từng bước phát triển khoa học kỹ thuật, tăng cường ứng dụng công nghệ mới, từng bước hiện đại hóa hệ thống cấp nước nhằm phục vụ công tác quản lý hệ thống cấp nước một cách có hiệu quả, tiết kiệm chi phí quản lý và đầu tư, duy trì bền vững, cung cấp kịp thời nước cho dân sử dụng và ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian tới. Đó là lí do tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả, quản lý hệ thống cấp nước cho chi nhánh cấp nước huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Đánh giá một cách toàn diện và thực trạng quản lý hệ thống cấp nước tại Chi nhánh cấp nước huyện Châu thành. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống cấp huyện Châu 1 Thành 3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống mạng lưới cấp nước Chi nhánh cấp nước huyện Châu Thành, tỉnh Sóc trăng. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn các xã thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. 4. Nội dung nghiên cứu: Thu thập thông tin, phân tích và đánh giá hiện trạng hoạt động vận hành và cung cấp nước cho người dân trong Chi nhánh cấp nước huyện Châu Thành. Xem xét cơ cấu và trình độ quản lý, đội ngũ cán bộ về trình độ chuyên môn kỹ thuật của nhân viên trong chi nhánh. Đề xuất áp dụng mô hình quản lý mạng lưới cấp nước thông minh thông qua kết nối hệ thống Scada. Từ đó, xem xét và đề xuất phương án tinh giản biên chế. 5. Phương pháp nghiên cứu: 5.1 Cách tiếp cận: - Tiếp cận thực tiễn - Tiếp cận lý thu - Tiếp cận công nghệ mới - Tiếp cận đa mục tiêu và bền vững 5.2 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả của các đề tài, dự án trước đó để - tổng hợp thông tin đưa vào cơ sở dữ liệu đầu vào phục vụ cho luận văn. - Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích và thống kê - Phương pháp đánh giá nhanh - Phương pháp sử dụng mô hình, công nghệ thông tin Phương pháp phỏng vấn 6. Kết quả đạt được: 6.1 Đưa dần tỷ lệ thất thoát nước của chi nhánh về 15% và giảm bớt chi phí vận hành các trạm, hệ cấp nước nhằm mang lại lợi nhuận kinh tế cho đơn vị. 6.2 Về mục tiêu về chính trị: Đáp ứng một trong các chỉ tiêu xây dựng nông 2 thôn mới tại các xã: xã Phú Tân, xã Hồ Đắc Kiện, xã An Hiệp, xã An Ninh của huyện Châu Thành do Tỉnh ủy tỉnh Sóc Trăng chọn (Chỉ tiêu 17.1 - nâng cao hộ dân sử dụng nước sinh hoạt đáp ứng QCVN 02/2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009). 6.3 Vận hành bền vững các công trình cấp nước trong địa bàn huyện nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1 1.1.1 Tổng quan chung về quản lý hệ thống cấp nước Các mô hình quản lý hệ thống cấp nước trên thế giới: Từ ngày xưa con người đã biết sử dụng các nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt, ăn, uống, nuôi trồng, sản xuất có sẳn trong tự nhiên như từ các sông, suối, ao, hồ, từ các giếng đào, hồ chứa nước. Xã hội ngày càng phát triển con người biết sử dụng đến các công trình xử lý nước nhằm nâng cao giá trị của chất lượng và cho sức khỏe của con người. Trên thế giới mô hình quản lý cấp nước chung cũng là các Công ty cấp nước do nhà nước quản lý, đến các trung tâm và các công ty tư nhân phục vụ quản lý và cung cấp nước cho người dân sử dụng. Đất nước Hà Lan là một quốc gia có mật độ dân số khá cao nhưng với gần 2/3 diện tích lãnh thổ nằm dưới mực nước biển, Hà Lan chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ biến đổi khí hậu. Nhưng những sự cố vỡ đê dường như chưa bao giờ làm nhục chí, mà trái lại còn làm người Hà Lan trở nên mạnh mẽ và khôn ngoan hơn trong việc trị thủy và ngày nay, người Hà Lan không coi biến đổi khí hậu là nguy cơ, thách thức đối với nền kinh tế…, mà còn nhìn nhận đó là cơ hội… Ở Hà Lan các ủy ban về nước (water board) - một thể chế bao gồm chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn và các tổ chức đại diện cho người dân trên địa bàn cả về quyền lợi và nghĩa vụ… đã có từ 700 năm nay, và hiện nay, số lượng ủy ban chỉ còn lại 27, nhằm tăng cường về nguồn lực và sự phối hợp được nhanh chóng và tập trung hơn. Đảo quốc Malta có lẽ là quốc gia duy nhất trên thế giới không có sông, suối, hồ nước ngọt tự nhiên. Bên cạnh đó, lượng mưa ghi nhận tại Malta hàng năm chỉ là 550mm nên người dân buộc phải đào giếng tự phát. Dù vậy, đây hoàn toàn không phải là giải pháp lâu dài bởi theo quy định của Liên minh châu Âu (Malta là thành viên từ năm 2004), việc khai thác các giếng nước ngọt phải được kiểm soát theo quy hoạch và chịu thuế. Hơn nữa, theo tính toán của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO), các nguồn 4 nước ngọt của Malta sẽ cạn kiệt trong vài thập kỷ tới. Để đối phó với thực trạng này, các cơ quan chức năng Malta đã nghĩ ngay đến nước biển - nguồn tài nguyên gần như vô tận đối với quốc đảo. Hiện tại, nguồn nước ngọt được lọc từ nước biển đã trở thành nguồn nước quan trọng đứng thứ hai của người dân Malta. Hầu hết, nước sinh hoạt hàng ngày tại các đô thị ở Malta là nước được xử lý, tẩy mặn từ nước biển thông qua các nhà máy lớn với công nghệ hiện đại. Cũng nhờ công nghệ tẩy mặn nước biển, trong tương lai gần, người dân Malta hiện không quá phải lo lắng thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, nước biển có thể là nguyên liệu vô hạn nhưng để tẩy mặn nước biển lại cần sử dụng rất nhiều năng lượng truyền thống có thể gây hiệu ứng nhà kính tăng cao. Theo đại diện Cơ quan Quản lý tài nguyên Malta, giải pháp bền vững nhất để đảm bảo nguồn tài nguyên nước ngọt trong tương lai vẫn là ý thức tiết kiệm của người dân. 1.1.2 Các mô hình quản lý hệ thống cấp nước ở Việt Nam: * Tại các đô thị và thị xã: NHà nước quả lý, Bộ xây dựng là đơn vị đầu mối. UBND cấp tỉnh là đơn vị quản lý trực tiếp tại địa phương quản lý chung các đơn vị cấp nước trong địa bàn tỉnh. ở các đô thị đa số các đơn vị cấp nước là các công ty cổ phẩn cấp nước là đơn vị quyết định và ban hánh các đơn giá tiền nước. Tùy theo mỗi địa phương mà đơn vị quản lý có cách gọi và đặt tên khác nhau. Có nơi là công ty cấp thoát nước, công ty cổ phần cấp nước, công ty TNHH MTV cấp nước… tuy có tên gọi khác nhau nhưng mục đính chính vẫn vag cung cấp nước cho người dân sử dụng được nguồn nước sạch. Hiện nay chính sách chung của đảng và nhà nước là cổ phần hóa các dơn vị cung cấp nước dơ nhà nước quản lý và kêu gọi đầu tư các công trình cấp nước mới với hình thức xã hội hóa với 100% là nguồn vốn sử dụng điều là của tư nhân. Công tác quản lý vận hành và cung cấp nước để bán cho người dân đều qua đồng hồ đo nước tại các hộ gia đình quy ra giá trị trên một mét khối nước được nhà nước ban hành theo một giá trị cụ thể. Việc lắp đặt hệ thống đấu nối khách hàng kể cả thủy lượng kế do các đơn vị cấp nước đầu tư theo quy định tại Nghị định số 117/2007/NĐ – CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch. 5 Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý hệ thống cấp nước ở Việt Nam khu vực thành thị. Tại các khu vực nông thôn: Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng đến cung cấp nước cho người dân trên địa bàn nông thôn để đảm bảo tình hình sức khỏe. Việt Nam phấn đấu đến năm 2020, 95% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh, 55% dân số sử dụng nước sạch. Tuy nhiên, một số trở ngại trong việc cấp nước sạch nông thôn hiện nay là chúng ta chưa xây dựng được cơ chế, chính sách phù hợp vùng, miền, đối tượng. Việc cấp nước không bền vững, chất lượng nước còn dễ bị ô nhiễm vì cấp nước nhỏ lẻ là chủ yếu (chiếm gần 60%). Mặt khác, nguồn hỗ trợ quốc tế cho cấp nước sạch nông thôn giảm. Ngoài ra, tác động của biến đổi khí hậu đang đe dọa chất lượng nguồn nước, đặc biệt là trường hợp xảy ra thiên tai, nhiều nơi khó tiếp cận nguồn nước sạch. Ô nhiễm môi trường nước có xu thế ngày càng tăng, trong khi ở một số khu vực (như Tây Nguyên), việc quản lý và vận hành công trình thiếu bền vững và chậm khắc phục. Hiện nay, chúng ta có tổng cộng 16.342 công trình cấp nước sạch tập trung, nhưng chỉ có 33,5% công trình hoạt động bền vững; 37,8% hoạt động trung bình và 28,7% hoạt 6 động kém hiệu quả và không hoạt động. Trong đó, số công trình cấp nước nhỏ lẻ hợp vệ sinh chiếm tới 56,5% dân số nông thôn. Để tạo điều kiện cho nhiều người dân được tiếp cận với nước sạch, góp phần hoàn thành tiêu chí nước sạch theo chương trình xây dựng nông thôn mới, các địa phương cần lồng ghép đầu tư xây dựng chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn với các chương trình xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư cấp nước, cũng như thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch. Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, sử dụng, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn theo phạm vi trách nhiệm của mình, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng và trường học tổ chức phổ biến, giáo dục, hướng dẫn nhân dân, học sinh tham gia bảo vệ công trình cấp nước, sử dụng nước tiết kiệm và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về cấp nước. Ở nước ta hiện nay các công trình cấp nước đa số là các công trình nhỏ lẽ có công suất từ 7m3/h đến 40m3/h hoạt động thường xuyên, được quản lý bởi các Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn các tỉnh. Quy mô công trình trung bình (công suất từ 300 – 500 m3/ngày đêm) và quy mô lớn (công suất >500 m3/ngày đêm). Phạm vi cấp nước cho liên thôn (đồng bằng), liên bản (miền núi), xã liên xã. Trình độ, năng lực quản lý, vận hành công trình thuộc loại trung bình hoặc cao. Mô hình tổ chức gồm: Giám đốc, các phó giám đốc và các phòng nghiệp vụ (phòng quản lý cấp nước, phòng tổ chức – hành chính, phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch – tài chính…) và trạm cấp nước. Giám đốc chịu trách nhiệm chung, trực tiếp quản lý phòng tổ chức – hành chính, kế hoạch – tài chính. Các phó giám đốc phụ trách các phòng chuyên môn và các tổ chức quản lý vận hành. Các phòng ban giúp việc cho giám đốc theo chuyên môn, nhiệm vụ được giao. Mỗi trạm cấp nước thành lập một tổ quản lý vận hành trực thuộc phòng quản lý cấp 7 nước và chịu trách nhiệm sự quản lý của các phòng chức năng thuộc Trung tâm, trực tiếp quản lý, vận hành công trình. Thực hiện bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa những hư hỏng, đọc đồng hồ và ghi chép số lượng nước sử dụng của các hộ dùng nước, thu tiền nước của người sử dụng và nộp lên bộ phận kế toán. Mỗi tổ quản lý từ 3 – 5 người (1 tổ trưởng 3 – 4 cán bộ vận hành bảo dưỡng) Tại tỉnh Sóc Trăng Khu vực nông thôn phần là Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sóc Trăng quản lý. Mô hình này đảm bảo cung cấp nước có chất lượng mà giá thành phù hợp với người dân. Mô hình cũng nhận được nhiều nguồn tài trợ từ các tổ chức trong nước và ngoài nước ( tổ chức Care, nguồn vốn ODA, dự án WB, quỷ phòng chống thiên tai miền trung…), do đó cải thiện được kỹ thuật, áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong quá trình xử lý nước đồng thời quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường và an ninh – xã hội. Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức quản lý hệ thống cấp nước ở Việt Nam khu vực nông thôn 8 Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức quản lý hệ thống cấp nước ở Việt Nam tư nhân quản lý Cơ cấu tổ chức của mô hình gồm: Giám đốc và các phòng ban giúp việc, Ban kiểm soát, Trạm cấp nước, cán bộ, công nhân vận hành duy tu bảo dưỡng công trình được tuyển dụng theo đúng nghiệp vụ, chuyên môn về quản lý, công nghệ kỹ thuật cấp nước, được đào tạo, có bằng cấp chuyên môn. Nhiệm vụ: Sản xuất kinh doanh ngành nghề dịch vụ cung cấp nước sạch cho người sử dụng theo hợp đồng thỏa thuận, thực hiện chế độ tài chính quy định của Nhà nước. Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý điều hành các hoạt động của công ty; Các phòng ban giúp việc cho Giám đốc theo từng nghiệp vụ chuyên môn, chức năng nhiệm vụ được giao; Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh của công ty; Trạm cấp nước trực tiếp quản lý, vận hành công trình, thực hiện bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa những hư hỏng, đọc đồng hồ và ghi chép số lượng nước sử dụng của các hộ dùng nước, thu tiền nước của người sử dụng và nộp lên bộ phận kế toán (Công ty) hoặc có bộ máy, hạch toán độc lập (Công ty thành viên). * Dịch vụ cung cấp nước tại nước ta: - Chất lượng nước cung cấp cho người dân thành thị đa số phải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT về Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Quy chuẩn này quy định Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các thông số chất lượng đối với nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt. - Nhu cầu sử dụng nước: tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 33-2006 đã quy định tiêu chuẩn cấp nước tính theo đầu người cho các đối tượng dùng nước: Thành phố lớn, thành phố du lịch, nghỉ mát, khu công nghiệp lớn là 300 – 400 l/người.ngày. Thành phố, thị xã vừa và nhỏ, khu công nghiệp nhỏ là 200 – 270 l/người.ngày. Thị trấn, trung tâm công 9 – nông nghiệp, công – ngư nghiệp, điểm dân cư nông thôn là 80 – 150 l/người.ngày và nông thôn là 40 – 60 l/người.ngày. Áp lực tự do tại các điểm lấy nước vào nhà tính từ mặt đất không nhỏ hơn 10m và áp lực tự do bên ngoài của hệ thống cấp nước sinh hoạt tại các hộ tiêu thụ không nên quá 40m, trường hợp đặc biệt có thể lấy đến 60m. Hiện nay, do khó khăn về kinh phí nên các địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước theo quy định của tiêu chuẩn trên. - Giá nước sạch: Sở tài chính các tỉnh tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định về giá nước và được điều chỉnh tùy theo lộ trình. Bộ Tài Chính, Bộ Xây Dựng, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các thông tư liên tịch hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định giá tiêu thụ nước sạch và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch thực hiện tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn. Tại Sóc trăng nước tại khu đô thị giá nước sạch được tính theo kiểu lũy tiến theo mục đích sử dụng của khách hang. Khu vực nông thôn ban hành một mức giá không tính theo lũy tiến. Các tỉnh thành khác trong hiệp hội cấp nước vùng đồng bằng song Cữu Long giá nước cũng thống nhất theo một đơn giá không ban hành giá bậc thang. - Số khách hàng sử dụng dịch vụ cấp nước: Khách hàng sử dụng nước sạch ở khu vực đô thị có sự khác biệt đáng kể trong việc tiếp cận giữa các khu vực nông thôn và đô thị. Theo kết quả khảo sát, thống kê của UNICEF và Bộ Y Tế thì hiện tại ở khu vực nông thôn mới chỉ có 11.7% người dân được sử dụng nước sạch, 31% hộ gia đình phải sử dụng giếng khoan, 31.2% số hộ gia đình sử dụng giếng đào. Số còn lại chủ yếu dùng nước ao hồ (11%), nước mưa và nước đầu nguồn sông suối. Hiện nay, nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng. Ông Nguyễn Tôn – Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam cho biết: “Hiện có khỏang 70% dân số tại các đô thị được sử dụng nước sạch”. Theo ông Tôn, con số này khác xa so với báo cáo của cơ quan chức năng cho rằng hiện nay có tới 76% số dân vùng nông thôn, vùng đồng bằng sông Hồng được cung cấp nước sạch, cao hơn mức bình quân chung cả nước (70%). Theo đánh giá của Hội Cấp thoát nước Việt Nam, việc người dân nông thôn sử dụng nguồn nước giếng khoan, nước mưa, thậm chí là cả nguồn nước máy nhưng chất lượng cụ thể như thế nào vẫn chưa có giải đáp. Đặc biệt, tại các khu vực bị nhiễm môi trường nặng thì nguồn nước từ các giếng khoan có nguy cơ ô nhiễm rất nặng. Số nhà cung cấp dịch vụ: Hiện nay, 10 tại Việt Nam, có nhiều loại nhà cung cấp dịch vụ với sự khác biệt đáng kể trong các danh mục của các nhà cung cấp dịch vụ giữa thành thị và nông thôn. Chịu trách nhiệm về thiết lập chính sách trong cấp nước và VSCC: Bộ Xây dựng (khu vực đô thị), Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (quản lý giá và tài sản), Bộ Y tế (chất lượng nước, vệ sinh môi trường), Bộ Tài nguyên và môi trường (quản lý tài nguyên nước và đất đai) -Nguồn nước: Sử dụng chủ yếu là nước mặt, một phần sử dụng là nước ngầm. -Các vấn đề ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước: Sự suy thoái về lưu lượng, chất lượng và hạ thấp mực nước ngầm. Sự ô nhiễm của nguốn nước mặt và nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao trong các lĩnh vực hoạt động của sản xuất đời sống. 1.2 Các công cụ về thể chế trong quản lý hệ thống cấp nước trên thế giới Tùy theo điều kiện cụ thể, các nước đã nghiên cứu ban hành các hệ thống văn bản quản lý và khuôn khổ pháp lý để quản lý các hệ thống cấp nước tập trung trong phạm vi của nước mình hay chung cho một tổ chức (như các nước thuộc EU). Tiêu chuẩn quốc tế ISO 24510, Các hoạt động liên quan đến dịch vụ nước uống và nước thải – Hướng dẫn đánh giá và cải thiện dịch vụ cho người dùng; ISO 24511, Các hoạt động liên quan đến nước uống và dịch vụ nước thải – Hướng dẫn quản lý các tiện ích nước thải và đánh giá các dịch vụ nước thải, và ISO 24512, Các hoạt động liên quan đến dịch vụ nước uống và nước thải – Hướng dẫn quản lý các dịch vụ nước uống và đánh giá các dịch vụ nước uống. 1.3 Các công cụ về thể chế trong quản lý hệ thống cấp nước ở Việt Nam: Nước sạch đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và cuộc sống của con người. Nước sạch giúp cho con người duy trì cuộc sống hàng ngày bởi con người sử dụng nước sạch để cung cấp cho các nhu cầu ăn uống, hoặc sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt như tắm rửa, giặt giũ, rửa rau, vo gạo... Để thỏa mãn các nhu cầu vệ sinh cá nhân và sinh hoạt, mỗi người cần tới khoảng 120 lít nước/ngày. Nước sạch không chỉ là trong, không màu, không mùi, không vị mà còn phải an toàn đối với sức khỏe của người sử dụng. Nếu sử dụng nước không sạch thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, vì nước là môi trường trung gian chuyển tải các chất hóa học và các loại vi khuẩn, vi rút, 11 ký sinh trùng gây bệnh mà mắt thường không nhìn thấy được. Việc sử dụng nước bị nhiễm bẩn các yếu tố vi sinh vật cũng là nguyên nhân gây nên các bệnh hoặc các vụ dịch đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn. Nước cũng như thực phẩm rất dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn E. Coli, Salmonella gây bệnh tiêu chảy, phẩy khuẩn tả gây bệnh tả… Nhiều người dùng chung một nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh có thể gây bùng phát các vụ dịch trong cộng đồng và nếu phân hoặc chất thải của những người này không được quản lý tốt, gây ô nhiễm môi trường thì dịch bệnh lại càng có nguy cơ lan rộng hơn. Do đó, Nhà nước rất quan tâm đến lĩnh vực cấp nước. Vì thế nên đã ban hành nhiều văn bản pháp quy để định hướng, điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực cấp nước. Nghiên cứu xây dựng hoàn thiện, bổ sung mới hệ thống văn bản quản lý, các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chế, quy định, tiêu chuẩn và hướng dẫn thực hiện có liên quan đến việc xây dựng, quản lý và vận hành HTCN. Nghị định 117/2007/NĐ-CP - ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất,cung cấp và tiêu thụ nước sạch. Nghị định này quy định về các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch theo hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh tại khu vực đô thị, khu vực nông thôn và các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (sau đây gọi tắt là khu công nghiệp); quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có hoạt động liên quan đến sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch trên lãnh thổ Việt Nam. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến việc sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch trên lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra cong nêu rõ một số trách nhiệm như sau: 1. Trách nhiệm lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch cấp nước vùng: - Bộ Xây dựng tổ chức lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch cấp nước vùng liên tỉnh; 12 - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch cấp nước vùng trong địa giới hành chính do mình quản lý. - Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch cấp nước vùng: - Đối với quy hoạch cấp nước vùng liên tỉnh: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc uỷ quyền cho Bộ Xây dựng phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch cấp nước vùng liên tỉnh trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Bộ Xây dựng chủ trì thẩm định các nhiệm vụ, đồ án quy hoạch cấp nước vùng liên tỉnh thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Đối với quy hoạch cấp nước vùng thuộc tỉnh: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch cấp nước vùng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của cơ quan thẩm định và ý kiến thoả thuận của Bộ Xây dựng. Sở Xây dựng các tỉnh, Sở Giao thông công chính các thành phố trực thuộc trung ương chủ trì thẩm định các nhiệm vụ, đồ án quy hoạch cấp nước vùng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Quyết định 1929/QĐ-TTg Quyết định phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2050. Quan điểm: Hoạt động cấp nước là loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh chịu sự kiểm soát của Nhà nước nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng nước, trong đó có xét đến việc hỗ trợ cấp nước cho người nghèo, các khu vực đặc biệt khó khăn. Phát triển hoạt động cấp nước bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch; cung cấp nước ổn định, bảo đảm chất lượng, dịch vụ 13 tốt và kinh tế. Khai thác, sản xuất và cung cấp nước sạch không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Ưu tiên khai thác các nguồn nước để cấp nước cho mục đích sinh hoạt của cộng đồng. Khuyến khích sử dụng nước sạch hợp lý, tiết kiệm, an toàn và áp dụng công nghệ tái sử dụng nước cho các mục đích khác. Ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ để từng bước hiện đại hoá ngành cấp nước, tiến dần tới trình độ quản lý, vận hành của các nước tiên tiến trên thế giới. Xã hội hoá ngành cấp nước, huy động mọi thành phần kinh tế bao gồm các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển cấp nước. Nâng tỷ trọng các thành phần tư nhân tham gia vào hoạt động cấp nước. Mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025: Tỷ lệ bao phủ dịch vụ cấp nước sạch tại các đô thị đạt 100%, tiêu chuẩn cấp nước bình quân đạt 120lít/người/ng.đ, chất lượng nước đạt quy chuẩn quy định. Tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch tại các đô thị dưới 15%. Dịch vụ cấp nước ổn định, liên tục 24 giờ trong ngày, áp lực nước trên toàn mạng đạt quy chuẩn quy định. Tuy nhiên, cần phải lập quy hoạch tổng thể cấp nước sạch. Chú ý đầy đủ đến điều kiện tự nhiên và xã hội của từng vùng. Tạo môi trường thuận lợi cho Nhà nước và tư nhân tham gia phát triển cấp nước. Hoàn thiện các hệ thống quản lý để các hợp đồng thi công có thể được đấu thầu và quản lý một cách rõ ràng và công bằng. Cần cung cấp đầy đủ và sắp xếp lại cho hợp lý cán bộ nhân viên trong lĩnh vực cho phù hợp với nghề nghiệp và yêu cầu nhiệm vụ sắp tới. Bồi dưỡng cho các cán bộ các kiến thức và kỹ năng về lập chương trình, kế hoạch, điều phối, quản lý theo cách tiếp cận dựa trên nhu cầu cấp nước. Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009 của Chính phủ Quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích đối với các dự án đầu tư xây dựng 14 công trình cấp nước sạch. Bộ Xây dựng ban hành TCVN 5576:1991 về quy phạm quản lý kỹ thuật hệ thống cấp thoát nước. TCVN 33 – 2006 quản lý thiết kế công trình cấp thoát nước. Quy chuẩn QCVN 07:2010/BXD là quy định về các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ trong đầu tư và xây dựng mới, cải tạo hoặc nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. Thông tư số 88/2012/TT-BXD, ngày 21/11/2012 hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp nước sạch theo hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh tại khu vực đô thị và khu công nghiệp. Bộ Tài chính nghiên cứu ban hành các thông tư hướng dẫn việc thực hiện quyết toán vốn đầu tư và khung giá cấp nước, quản lý tài sản. Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành quyết định số 16/2008/QĐ-MTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường kèm theo QCVN 08:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt, QCVN 09:2008 quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về bùn thải từ quá trình xử lý nước QCVN 50:2013/BTNMT được ban hành theo Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25 tháng 10 năm 2013. Tuy nhiên, với tình hình chất lượng nước nguồn ngày càng diễn biến xấu đi do tình trạng xả thải của các khu công nghiệp và ý thức của người dân chưa cao. Dẫn đến tình trạng ngày càng có nhiều chất ô nhiễm, độc hại tồn tại trong nước với nồng độ cao gây khó khăn trong quá trình xử lý. Do đó, cần có các biện pháp bảo vệ nước nguồn và đầu tư thiết bị công nghệ xử lý tối ưu cho hệ thống để có chất lượng nước tốt phục vụ cho toàn xã hội. Ngoài ra, tai Sóc Trăng trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cũng đã lập đề án cấp nước sạch sinh hoạt cho các xã nông thôn mới tỉnh Sóc Trăng giai đoạn năm 2018 đến năm 2023 được ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng phê duyệt tại quyết định số 1912/QĐ-UBND ngày 06 tháng 8 năm 2018 và cũng đang thực hiện thi công công trình. 15 1.4 Tổng quan về khu vực nghiên cứu: 1.4.1 Vị trí địa lý: Chi nhánh nước sạch huyện Châu Thành được đặt tại khu hành chánh huyện Châu thành, trong đó có các trạm cấp nước: trạm Tái định cư Thuận Hòa, Thuận Hòa A, Thuận Hòa B, Trạm An Hiệp, trạm Phú Tân, trạm Phú Tâm, trạm Thiện Mỹ, trạm An Ninh, trạm Hồ Đắc Kiện, hệ cấp nước Chông Nô, hệ cấp nước Xây Đá A đang hoạt động riêng lẻ. Huyện Châu Thành là một huyện được tách lập từ huyện Mỹ Tú, theo Nghị định số 02/2008/NĐ-CP, ngày 24 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 06 tháng 01 năm 2009. Huyện Châu Thành nằm ở phía Bắc của tỉnh Sóc Trăng, cách Thành phố Sóc Trăng khoảng 15 km. Châu Thành có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sóc Trăng, là cửa ngõ của tỉnh, là đầu mối giao thông quan trọng, là nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp cùng với nguồn nguyên liệu dồi dào. Với lợi thế giao thông thuận lợi về đường bộ, huyện Châu Thành là cửa Ngõ vào trung tâm thành phố Sóc Trăng, có tuyến Quốc lộ 1A chạy dọc huyện theo hướng Đông Bắc – Tây Nam chia huyện thành 2 phần tương đối đều nhau, là tuyến giao thông huyết mạch, nối địa bàn huyện với tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu. Ngoài Quốc lộ 1A, địa bàn huyện còn giáp với tuyến Quốc lộ 60, đây là tuyến trục đối ngoại quan trọng của huyện nối với huyện Long Phú, Cù Lao Dung và các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, đây là một lợi thế quan trọng thứ hai của Huyện trong vùng. Giao thông đường thủy cũng rất thuận lợi với tuyến kênh Maspero, Kênh An Mỹ 30/4,… thuận lợi giao thương với các vùng lân cận; nguồn nguyên vật liệu dồi dào, các cơ sở chế biến đa số nằm rãi rác trong các khu dân cư không có điểm tập trung với quy mô lớn; đất đai còn khá nhiều nhưng chưa khai thác hiệu quả, có khả năng phát triển xây dựng, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trước mắt và lâu dài. 1.4.2 Điều kiện khí hậu: Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 26,80°C; nhiệt độ bình quân cao nhất 31,10°C; nhiệt độ bình quân thấp nhất 23,80°C. 16 Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm 1840mm, phân bố theo mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài 7 tháng (tháng 5 đến tháng 11). Số ngày mưa bình quân khoảng 130 ngày/năm. Mưa ở Châu Thành thường không kéo dài liên tục nhiều ngày mà phổ biến là mưa trận cách quãng nhau, thời gian kéo dài trung bình khoảng 2-3 giờ. Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 83,4%, mùa mưa độ ẩm cao có thể đạt tới 88%, các tháng có độ ẩm thấp trung bình 77,3%. Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 2372 giờ, các tháng có số giờ nắng cao từ tháng 3 đến tháng 9 trung bình đạt 260 giờ/tháng (cao nhất vào tháng 5), các tháng có số giờ nắng thấp từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau trung bình 120-130 giờ/tháng (thấp nhất vào tháng 12). Gió: Hướng gió thịnh hành là gió Đông từ tháng 11 đến tháng 4; gió Đông Nam tháng 5; gió Tây tháng 6 đến tháng 9; gió Tây Nam tháng 10. Tốc độ gió trung bình năm là 3,9m/s, trung bình tháng lớn nhất là 4,9m/s, trung bình tháng nhỏ nhất là 3,lm/s. 1.4.3 Điều kiện thủy văn: Huyện Châu Thành chịu ảnh hưởng chủ yếu của chế độ bán nhật triều biển Đông, chảy vào huyện theo hai hướng chính: Hướng từ sông Hậu chảy qua các kênh Quản lộ Phụng Hiệp, kênh Phụng Hiệp - Sóc Trăng, kênh 30/4 và các kênh thuỷ lợi; Hướng từ sông Mỹ Thanh đổ vào qua sông Nhu Gia theo kênh Phụng Hiệp-Sóc Trăng bị ngăn chặn, chủ động bởi các cống ngăn mặn, điều tiết nước. Nên được chia làm 2 vùng, khu vực lập quy hoạch chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều biển Đông thông qua sông Hậu, các kênh rạch ở Kế Sách và thông qua 2 trục kênh chính của vùng là kênh 30/4 và kênh An Mỹ-30/4, kênh; với biên độ triều trung bình từ 0,5 - lm, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ, hải sản. 1.4.4 Địa chất công trình: Qua kết quả tham khảo bản đồ đất của Hội khoa học đất Việt Nam và Sở Địa chính Sóc Trăng năm 1999 cho thấy, trên địa bàn của huyện Châu Thành được chia làm 4 nhóm đất chính sau: + Nhóm đất phèn + Nhóm đất phù sa. + Nhóm đất giồng cát + Nhóm đất nhân tác. 17 1.5 Hiện trạng cơ sở hạ tầng hệ thống cấp nước ở Chi nhánh cấp nước huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Hình 1.4 : Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm đại diện của chi nhánh cấp nước huyện Châu Thành. Nguồn nước hiện tại đang sử dụng là nguồn nước ngầm, chiều sâu giếng khoan của các trạm giao động từ các trạm là 120m-410m. Các giếng nước được khoan trong trạm. công suất khai thác là 40m3/h. Giếng + Bơm giếng: có nhiệm vụ lấy nước từ giếng và bơm đến trạm xử lý nước được xây dựng với diện tích là 1m2. Công trình oxy hóa: Các công trình sử dụng giàn mưa có chức năng để không khí mang oxy xâm nhập vào trong nước cung cấp oxy cho quá trình oxy hóa Fe2+ thành Fe3+ và đuổi CO2 ra khỏi nước, góp phần nâng pH, công trình được xây dựng ngay trên hệ thống lọc. Trộn hóa chất nâng độ kiềm: Nước được châm hóa chất là clo để đảm bảo cho quá trình oxy hóa tạo kết tủa Fe(OH)3 để loại ra khỏi nước nhanh hơn. Bể tiếp xúc: là nơi để các quá trình oxy hóa tạo kết tủa Fe(OH)3 thực hiện, các cặn sắt nhỏ tiếp xúc va chạm tạo thành các hạt cặn lớn hơn để có thể lắng, lọc được Bể lọc nhanh: là công đoạn cuối cùng làm nhiệm vụ loại bỏ sắt ra khỏi nước đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nước. Nước vào bể lọc có thể từ bể tiếp xúc, bể lắng tiếp xúc và bể lắng. Nước vào bể lọc có hàm lượng cặn < 20mg/l. Nước vào bể lọc càng trong càng tốt, để giảm chi phí vận hành bể lọc. hiện tại công nghệ được áp dụng là hệ thống lọc hở. được xây dựng với diện tích là 2m2. Khử trùng nước: Nước sau khi được làm trong cần được khử trùng nước. Hóa chất khử 18 trùng được sử dụng là Clo và các hợp chất của Clo, được trộn đều vào nước. Clo/hợp chất clo thường được châm vào trước bể chứa để đảm bảo thời gian Clo tiếp xúc với nước tối thiểu 30 phút trước khi cấp tới người sử dụng. Hàm lượng clo dư trên mạng lưới đảm bảo > 0,3mg/l. Bể chứa nước sạch 120m3: làm nhiệm vụ điều hòa nước giữa trạm bơm cấp I và cấp II, dự trữ một lượng nước cho chữa cháy và cho bản thân trạm xử lý nước. Trạm bơm cấp II: làm nhiệm vụ bơm nước từ bể chứa nước sạch vào mạng lưới cấp nước, đảm bảo cung cấp nước đến các hộ dùng nước trong mạng lưới với lưu lượng và áp lực yêu cầu. Đài nước 14m3: làm nhiệm vụ điều hòa nước và áp lực giữa trạm bơm cấp 1 và mạng lưới, trữ nước khi thừa và cung cấp nước khi thiếu. Đường ống truyền dẫn và mạng lưới cấp nước: làm nhiệm vụ dẫn nước và phân phối nước đến các hộ tiêu thụ. Hình 1.5 : Mặt bằng tổng thể đại diện trạm cấp nước của chi nhánh huyện Châu Thành. 1.6 Cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống cấp nước ở huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. 1.6.1 Cơ cấu tổ chức quản lý: 19 Hình 1.6 : Sơ đồ tổ chức bộ máy cấp nước của chi nhánh huyện Châu Thành. Chi nhánh cấp nước huyện Châu Thành là đơn vị trực thuộc trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sóc Trăng. Được bố trí nhân sự như sau: - Giám đốc ( 1 người): quản lý chung các công việc nhiệm điều hành, quản lý toàn bộ hoạt động của Chi nhánh, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến mọi hoạt động hàng ngày của Chi nhánh, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quyết định của Trung tâm về phương án kinh doanh và phương án đầu tư của Chi nhánh, kiến nghị cách bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Chi nhánh, đề xuất với Giám đốc Trung tâm bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý trong Chi nhánh. Giám đốc còn là chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Đề ra những hướng đi cụ thể cho Chi nhánh. Có quyền đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công nhân viên trong Chi nhánh. - Phó giám đốc (1 người): tham mưu cho giám đốc các vấn đề liên quan đến kinh doanh, kỹ thuật và phát triển của Chi nhánh. Thay giám đốc giải quyết các vấn đề tại Chi nhánh khi giám đốc vắng mặt. Theo dõi và giải quyết các vấn đề liên quan đến tình hình kinh tế, kỹ thuật của Chi nhánh. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan