Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bề...

Tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững du lịch tỉnh bình thuận

.PDF
157
15
134

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN -------------- oOo ------------- HOÀNG HỒNG GIANG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG MÃ SỐ: 60.85.10 TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 07 NĂM 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN -------------- oOo ------------- HOÀNG HỒNG GIANG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG MÃ SỐ: 60.85.10 TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 07 NĂM 2012 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH -------------- oOo ------------- Cán bộ hướng dẫn khoa học: ............................................................. .......................................................................................................... (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Cán bộ chấm nhận xét 1: ................................................................... (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Cán bộ chấm nhận xét 2: ................................................................... (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐƯỢC BẢO VỆ TẠI HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SỸ VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN Ngày tháng năm 2012 (Tài liệu này có thể tham khảo tại thư viện Viện Môi trường và Tài Nguyên) ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc ----------- oOo ---------- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN CAO HỌC Họ và tên Ngày, tháng, năm sinh Chuyên ngành Khóa : HOÀNG HỒNG GIANG : 01/05/1984 : Quản lý môi trường : 2009 Phái: Nữ Nơi sinh: Quảng Bình I. TÊN ĐỀ TÀI : NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: - Tổng quan về phát triển bền vững du lịch trên thế giới và tại Việt Nam. - Phân tích, tổng hợp các thông tin, số liệu về hiện trạng và quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận. - Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến tài nguyên và môi trường gây ra do các hoạt động du lịch tỉnh Bình Thuận. - Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chí phát triển bền vững ngành du lịch tỉnh Bình Thuận. - Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 12/05/2011 IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 12/02/2012 V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : (Ghi họ tên và chữ ký) Cán bộ hướng dẫn 1 Cán bộ hướng dẫn 2 VI. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ NHẬN XÉT Cán bộ phản biện 1 : (Ghi họ tên và chữ ký) Cán bộ phản biện 2 Đề cương Luận văn Cao học đã được thông qua Hội Đồng Chuyên Ngành. Ngày PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH PHÒNG CHUYÊN MÔN tháng năm CHỦ NHIỆM NGÀNH LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Viện Môi trường và Tài nguyên. Trước hết, tôi tôi xin chân thành cám ơn quý thầy cô Viện Môi trường và Tài nguyên, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt thời gian học tập tại Viện. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến các thầy: PGS.TS Phùng Chí Sỹ, TS Đào Thanh Sơn đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn và giúp tôi nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Nhân đây, tôi xin chân thành cám ơn quý anh, chị và ban lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận, Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận, Cục Thống kê Bình Thuận… đã tạo điều kiện cho tôi điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu viết luận văn. Với thời gian nghiên cứu, tìm hiểu có hạn và vốn kiến thức nhất định, luận văn này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, dạy bảo của các quý thầy, cô và các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi đến quý thầy, cô Viện Môi trường và Tài nguyên, PGS.TS Phùng Chí Sỹ, TS Đào Thanh Sơn và các anh, chị công tác tại các sở ban ngành tỉnh Bình Thuận lời chúc sức khỏe và hạnh phúc! Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 02 năm 2012 Học viên Hoàng Hồng Giang TÓM TẮT LUẬN VĂN Ngành du lịch Việt Nam, đặc biệt là du lịch tỉnh Bình Thuận ngày nay đang đối diện với nạn ô nhiễm không chỉ với môi trường tự nhiên mà còn cả môi trường xã hội. Du lịch Bình Thuận không nằm ngoài những vấn nạn về môi trường như tràn ngập rác thải, nước thải, ô nhiễm không khí, sự cố tràn dầu, xâm thực bờ biển, nạn bê tông hóa... Bên cạnh đó, việc quy hoạch các khu du lịch cũng chưa hợp lý và ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng địa phương chưa được tốt. Luận văn “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững du lịch tỉnh Bình Thuận” sẽ cung cấp cho các nhà quản lý môi trường và các nhà quản lý du lịch những giải pháp bảo vệ môi trường và ngăn ngừa những tác động môi trường gây ra do các hoạt động du lịch nhằm hướng tới phát triển bền vững du lịch tỉnh Bình Thuận. ABSTRACT Vietnam tourism, especially Binh Thuan tourism, has faced up to not only natural pollution but also social one. Binh Thuan tourism is not an exception of the environmental impacts, including the environmental issues of the solid waste, wastewater, air pollution, oil spill, beaches erosion, and concretization. Besides, the tourism resort plannings are illogical and environment protection awareness of local communities is not well appreciated. Then, the M.Sc thesis "Research and propose solutions to environmental protection oriented sustainable development of Binh Thuan tourism" is expected to provide the environment managers and tourism managers with solutions for environmental protection and use as a warning to prevent the environmental impacts from tourism activities towards sustainable tourism development of Binh Thuan province. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG .....................................................................................ii DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... iii MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2 3. Nội dung nghiên cứu đề tài .................................................................................. 2 4. Giới hạn của đề tài ............................................................................................... 3 5. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3 6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3 7. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính mới của đề tài ............................................... 4 CHƯƠNG I ............................................................................................................ 6 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH .................................. 6 1.1. Khái niệm về du lịch ......................................................................................... 6 1.2. Khái niệm về phát triển bền vững du lịch .......................................................... 6 1.3. Các yêu cầu phát triển du lịch bền vững.......................................................... 12 1.4. Sơ lược về phát triển du lịch bền vững trên thế giới và tại Việt Nam .............. 13 1.4.1. Du lịch bền vững trên thế giới.............................................................. 13 1.4.2. Du lịch bền vững tại Việt Nam ............................................................ 17 1.5. Tổng quan về nghiên cứu du lịch bền vững tại Việt Nam ................................ 19 CHƯƠNG II ........................................................................................................ 24 HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG GẮN VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN ..................... 24 2.1. Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận ................................................. 24 2.1.1. Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận ...................................... 24 2.1.2. Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững ............................................................................. 28 2.2. Hiện trạng tài nguyên và môi trường gắn với các hoạt động du lịch tỉnh Bình Thuận ............................................................................................................ 44 2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ................................................................. 44 2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ................................................................ 53 2.2.3. Đánh giá khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển du lịch bền vững ................................................................. 56 2.3. Dự báo diễn biến tài nguyên và môi trường gắn với các hoạt động du lịch tỉnh Bình Thuận.................................................................................................... 59 2.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ................................................................. 59 2.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ................................................................ 61 2.3.3. Tác đông tới môi trường ...................................................................... 62 2.4. Tổng hợp kết quả điều tra bằng phiếu ............................................................. 66 CHƯƠNG III ....................................................................................................... 70 XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN ............................................................................... 70 3.1. Những căn cứ để xây dựng hệ thống tiêu chí .................................................. 70 3.2. Xây dựng hệ thống tiêu chí về phát triển bền vững ngành du lịch phù hợp với tỉnh Bình Thuận............................................................................................. 71 3.2.1. Xác định hệ thống tiêu chí phát triển bền vững ngành du lịch tỉnh Bình Thuận ................................................................................................. 71 3.2.2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá .............................................................. 82 3.3. Đánh giá mức độ phát triển bền vững ngành du lịch tỉnh Bình Thuận theo các tiêu chí đã xây dựng ...................................................................................... 96 CHƯƠNG IV ..................................................................................................... 121 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TÌNH BÌNH THUẬN ......... 121 4.1. Cơ sở để đề xuất các giải pháp BVMT theo định hướng PTBV ngành du lịch Bình Thuận.................................................................................................. 121 4.2. Giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững toàn ngành du lịch tỉnh Bình Thuận ............................................................................... 124 4.2.1. Nhóm giải pháp về kinh tế ................................................................. 124 4.2.2. Nhóm giải pháp về xã hội .................................................................. 125 4.2.3. Nhóm giải pháp về môi trường .......................................................... 126 4.3. Giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững từng loại hình du lịch tỉnh Bình Thuận ....................................................................... 130 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ............................................................................... 134 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 136 TÓM TẮT LÝ LỊCH TRÍCH NGANG............................................................ 138 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 139 i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCHTW : Ban chấp hành trung ương BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường CHXHCN : Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa GTNT : Giao thông nông thôn IER : Viện Môi trường và Tài nguyên IUOTO : Hiệp hội Quốc tế các Tổ chức Du lịch KT : Kinh tế LHQ : Liên hợp quốc MT : Môi trường PTBV : Phát triển bền vững QH : Quốc hội QL : Quốc lộ SVHTTDL : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch UBND : Ủy ban nhân dân WCED : Ủy ban Thế giới về Phát triển và Môi trường WTO : Tổ chức Du lịch Thế giới WTTC : Hội đồng Lữ hành Du lịch Thế giới XH : Xã hội ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Khách du lịch đến Bình Thuận .............................................................. 31 Bảng 2.2. Bình quân khách lưu trú tại Bình Thuận ................................................ 32 Bảng 2.3. Khách du lịch đến Bình Thuận .............................................................. 33 Bảng 2.4. Bình quân mức chi tiêu của khách du lịch tại Bình Thuận ..................... 33 Bảng 2.5. Số lượng khách sạn, resort và số buồng, phòng tại Bình Thuận ............. 36 Bảng 2.6. Dự báo số lượng khách du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2030 ............. 64 Bảng 2.7. Tính toán dự báo nhu cầu cấp nước du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và năm 2030 ................................................................................................. 65 Bảng 2.8. Dự báo lượng nước thải phát sinh từ hoạt động du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và năm 2030 ................................................................................... 65 Bảng 3.1. Hệ thống các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững ngành du lịch tỉnh Bình Thuận .................................................................................................................... 72 Bảng 3.2. Các thông số đánh giá mức độ bền vững ngành du lịch tỉnh Bình Thuận76 Bảng 3.3. Tổng hợp các thông số đánh giá tính bền vững ngành du lịch tỉnh Bình Thuận .................................................................................................................... 97 Bảng 3.4. Tính toán chỉ số phát triển bền vững cho từng loại hình và toàn ngành du lịch tỉnh Bình Thuận (không có trọng số) ............................................................ 102 Bảng 3.5. Kết quả đánh giá trọng số các tiêu chí bền vững của các loại hình du lịch tỉnh Bình Thuận ................................................................................................... 109 Bảng 3.6. Chỉ số PTBV của từng loại hình du lịch và toàn ngành du lịch tỉnh Bình Thuận (Có trọng số) ............................................................................................ 114 Bảng 4.1. Các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững từng loại hình du lịch tỉnh Bình Thuận ................................................................ 130 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Quan niệm về phát triển bền vững ............................................................ 9 Hình 2.1. Khu đồi dương – Phan Thiết – Bình Thuận ............................................ 27 Hình 2.2. Cánh đồng muối và suối khoáng Vĩnh Hảo ............................................ 27 Hình 2.3. Thác Bà – Tánh Linh và Đảo Phú Quý ................................................... 27 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Hiện nay vấn đề môi trường đã và đang có tác động rất lớn đối với phát triển kinh tế đất nước, trong đó có sự phát triển của ngành du lịch. Ngành du lịch đang chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ sự ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường, biến đổi khí hậu... Bước vào thế kỷ 21 - kỷ nguyên của sự phát triển, ngành du lịch thế giới nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức mới. Để có thể đáp ứng và bắt kịp được với những vấn đề đang đặt ra trước mắt cần có nhiều sự đổi mới về cả chất và lượng, trong đó vấn đề môi trường là vấn đề rất quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài của ngành này. Tỉnh Bình Thuận với nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa hệ đang được đánh giá là tỉnh có rất nhiều tiềm năng và thế mạnh về du lịch. Điều đó có thể nói Bình Thuận là một điểm du lịch thăm quan, vui chơi, giải trí hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Trong những năm vừa qua, du lịch Bình Thuận đã đạt được những kết quả đáng kể trong du lịch cả nước như: cơ sở hạ tầng được nâng cao, các điểm du lịch, sản phẩm du lịch mới ra đời đáp ứng yêu cầu của khách… Tuy nhiên bên cạnh đó, một vấn đề cấp thiết đang đặt ra đòi hỏi các ngành, các cấp của địa phương quan tâm và tìm ra biện pháp để giải quyết đó là chú trọng đến vấn đề môi trường trong sự phát triển bền vững của du lịch. Hiện nay, vấn đề môi trường của Bình Thuận đang rất nhức nhối cần phải có biện pháp để giải quyết ngay như: Các khu du lịch chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chưa thực sự quan tâm đến vấn đề thu gom, phân loại chất thải rắn tại nguồn... Du lịch và môi trường là hai bộ phận không thể tách rời nhau, môi trường có tốt thì du lịch mới phát triển bền vững. Khi phát triển du lịch thì bản thân của ngành du lịch cũng đã ý thức được vấn đề môi trường. Xây dựng, thiết kế các điểm, các tour du lịch như thế nào để bảo vệ môi trường bền vững, gắn bó với thiên nhiên, thân thiện với môi trường. Do đó cần phải có sự lồng ghép các giải pháp bảo vệ môi trường trong sự phát triển ngành du lịch để khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường, hạn chế việc sử dụng cạn kiệt tài 2 nguyên, làm suy thoái tài nguyên, duy trì tính đa dạng sinh học hướng tới phát triển bền vững ngành du lịch cho Bình Thuận. Vì vậy luận văn “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững du lịch tỉnh Bình Thuận” mang tính mới, thực sự cần thiết và phù hợp với thực trạng và quy hoạch phát triển của tỉnh Bình Thuận. Để thực hiện tốt đề tài này học viên đặt ra câu hỏi nghiên cứu chính là: “Các giải pháp bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững du lịch tỉnh Bình Thuận là gì?” Để trả lời được câu hỏi nghiên cứu chính đó, học viên đặt ra một số vấn đề nghiên cứu cụ thể sau đây: - Phát triển bền vững ngành du lịch là gì? - Tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Thuận? - Hệ thống các tiêu chí cần đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững du lịch tỉnh Bình Thuận? - Hệ thống các tiêu chí cần đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững du lịch tỉnh Bình Thuận? - Để hướng đến phát triển bền vững ngành du lịch tỉnh Bình Thuận cần đưa ra những nhóm giải pháp bảo vệ môi trường nào? 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của luận văn là áp dụng các phương pháp luận khoa học để xác định các khía cạnh cần quan tâm trong hoạt động của ngành du lịch tình Bình Thuận. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững ngành du lịch tỉnh Bình Thuận. 3. Nội dung nghiên cứu đề tài Để thực hiện nghiên cứu, các nội dung chính sau đây sẽ được thực hiện: - Tổng quan về phát triển bền vững du lịch trên thế giới và tại Việt Nam. 3 - Phân tích, tổng hợp các thông tin, số liệu về hiện trạng và quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận. - Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến tài nguyên và môi trường gây ra do các hoạt động du lịch tỉnh Bình Thuận. - Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chí phát triển bền vững ngành du lịch tỉnh Bình Thuận. - Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận 4. Giới hạn của đề tài Do điều kiện thực hiện luận văn có giới hạn và khả năng tiếp cận nguồn thông tin bị hạn chế, luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau: - Luận văn nghiên cứu các vấn đề về quản lý, bảo vệ môi trường cho ngành du lịch trên địa bàn của tỉnh Bình Thuận. - Phát triển bền vững du lịch cần phải giải quyết đồng thời được 3 yếu tố: phát triển kinh tế du lịch đồng thời phát triển bền vững xã hội và bền vững môi trường. Do yêu cầu đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý môi trường, luận văn tập trung vào nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững du lịch. Luận văn không đi sâu nghiên cứu kinh tế du lịch và các vấn đề văn hóa xã hội trong du lịch. 5. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự phát triển bền vững của ngành du lịch tỉnh Bình Thuận. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: Từ các nguồn như thư viện của Viện Môi trường và Tài nguyên (IER), Internet… học viên có thể thu thập được các tài liệu liên quan đến phát triển bền vững cũng như là các thông tin về hiện trạng tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường và định hướng phát triển của tỉnh Bình Thuận. 4 - Phương pháp xử lý số liệu: Sau khi thu thập được các tài liệu và số liệu đó thì học viên sẽ tiến hành lưu các tài liệu đó vào các phiếu lưu tài liệu có ghi rõ trong tài liệu đó các nội dung nào có thể tham khảo. - Các số liệu thu thập được sẽ được xử lý và tổng hợp lại một cách hệ thống dưới dạng các bảng biểu, sơ đồ, bản đồ. - Phương pháp so sánh, đánh giá tiềm năng cũng như hiện trạng và định hướng phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Thuận. - Phương pháp đánh giá nhanh để dự báo phát triển số lượng khách du lịch; tải lượng các loại chất thải phát sinh. - Phương pháp khảo sát thực địa: Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống được sử dụng để thu thập trực tiếp số liệu thông tin ban đầu từ các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Phương pháp khảo sát thực địa giúp học viên thu được các số liệu thực tế về hiện trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường từ các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. - Phát phiếu điều tra, thăm dò: điều tra đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động của ngành du lịch. - Ứng dụng GIS, MapInfo để xây dựng các bản đồ phân bố các khu du lịch, điểm du lịch… trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. - Phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia: Để thực hiện phương pháp này cần phải luôn luôn theo sát các chỉ dẫn của cán bộ hướng dẫn nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ ngành, cán bộ quản lý và thầy hướng dẫn. Từ đó mới có thể học hỏi được nhiều điều bổ ích cùng với những ý kiến đóng góp quan trọng và có ý nghĩa đối với đề tài đang nghiên cứu. 7. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính mới của đề tài 7.1 Ý nghĩa khoa học Luận văn sẽ cung cấp cơ sở khoa học nhằm đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững du lịch tỉnh Bình Thuận. 5 7.2 Ý nghĩa kinh tế-xã hội Luận văn sẽ góp phần bảo vệ môi trường gắn với hoạt động du lịch, bảo vệ sức khỏe của du khách, nhân dân sống tại các khu du lịch và vùng lân cận hướng đến phát triển bền vững du lịch tỉnh Bình Thuận. 7.3 Tính mới của đề tài Khác với những công trình nghiên cứu trước đây chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiện trạng du lịch để đưa ra các biện pháp phát triển bền vững. Luận văn đã xây dựng được hệ thống tiêu chí phát triển bền vững ngành du lịch tỉnh Bình Thuận, trên cơ sở đó để đánh giá bán định lượng mức độ phát triển bền vững du lịch tỉnh Bình Thuận và đưa ra các giải pháp phát triển bền vững phù hợp cho ngành du lịch tỉnh Bình Thuận. 6 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH 1.1. Khái niệm về du lịch Kể từ khi thành lập Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch IUOTO (International of Union Officical Travel Organization) năm 1925 tại Hà Lan, khái niệm du lịch luôn luôn được bàn luận rất nhiều với các quan niệm khác nhau. Đầu tiên, du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh. Ngày nay, người ta cho rằng về cơ bản, tất cả các hoạt động di chuyển của con người ở trong hay ngoài nước trừ việc đi cư trú chính trị, tìm việc làm và xâm lược, đều mang ý nghĩa du lịch. Theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam năm 1999 khẳng định: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Theo Luật Du lịch của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Du lịch liên quan đến nhiều thành phần như khách du lịch, phương tiện giao thông vận tải, địa bàn đón khách, các hoạt động kinh tế – xã hội có liên quan. Tác động của hoạt động du lịch đến lãnh thổ đón khách là khá rộng rãi ở mọi khía cạnh và tuỳ thuộc vào loại hình du lịch. 1.2. Khái niệm về phát triển bền vững du lịch Phát triển được hiểu là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hoá… Phát triển là xu hướng tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung, của xã hội loài người nói riêng. Phát triển kinh tế – xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người bằng phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, nâng cao các 7 giá trị văn hoá cộng đồng. Sự chuyển đổi của các hình thái xã hội từ xã hội công xã nguyên thuỷ lên chiếm hữu nô lệ lên phong kiến rồi đến xã hội tư bản… được coi là một quá trình phát triển. Khái niệm bền vững ở đây được hiểu là tỷ lệ sử dụng một tài nguyên không vượt quá tỷ lệ bổ sung tài nguyên đó. Sử dụng bền vững tồn tại khi nhu cầu về một tài nguyên thấp hơn cung cấp mới hay sự phân phối và tiêu dùng một tài nguyên được giữ ở mức thấp hơn sản lượng bền vững tối đa. Hơn 30 năm trước (năm 1972) tại Stốckhôm, Thụy Điển, Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Hội nghị quốc tế về môi trường và con người. Tại Hội nghị này những người đứng đầu thế giới đã nhất trí rằng “việc bảo vệ và cải thiện môi trường con người cho các thế hệ ngày nay và mai sau là mục tiêu cấp bách của nhân loại”. Hội nghị này đã đánh dấu sự ra đời của nhận thức về phát triển bền vững (PTBV). Năm 1987, Ủy ban thế giới về Môi trường và Phát triển đã công bố báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, trong đó đã phân tích mối liên hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển. Báo cáo này cũng đưa ra định nghĩa về PTBV là “sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Năm 1987 được coi là thời điểm hình thành khái niệm phát triển bền vững. Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển họp vào tháng 6/1992 tại Rio De Janeiro đã thiết lập được Ủy ban phát triển bền vững. Thành quả lớn nhất của Hội nghị này là Chương trình nghị sự 21 – Một kế hoạch hành động chi tiết cho PTBV toàn cầu của thế kỳ 21. Chương trình này bao gồm sự tổng hợp các yếu tố xã hội, kinh tế và môi trường. Hội nghị này đánh dấu sự cam kết toàn cầu vì sự PTBV. Tại Diễn đàn toàn cầu cấp Bộ trưởng Môi trường đầu tiên tổ chức tại Malmo tháng 05/2000 đã ra Tuyên bố Malmo kêu gọi biến các cam kết vì sự PTBV thành hành động. Tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ vào tháng 9/2000, Tổng thư ký LHQ đã nêu ra những thách thức và những khó khăn, lúng túng trong việc thực hiện các 8 cam kết vì PTBV. Diễn đàn Malmo - 2000 được coi là lời kêu gọi hành động vì PTBV. Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi, tháng 9/2002 đánh dấu một mốc quan trọng của loài người trong nỗ lực tiến tới PTBV toàn cầu. Hội nghị đã khẳng định trách nhiệm chung xây dựng 3 trụ cột của PTBV là: Phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường ở cấp độ địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu. Tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi, 2-4/09/2002 các nước ASEAN đã trình bày 1 báo cáo về PTBV trong khu vực. Ở cấp khu vực ASEAN, trong thời gian qua đã có nhiều tuyên bố cấp Bộ trưởng ASEAN về Môi trường và Phát triển bao gồm các tuyên bố tại Manila (30/04/1981), Bangkok (29/11/1984); Jakarta (20/10/1987); Kuala Lumpur (19/06/1990); Banda Seri Begawan (26/04/1994); Jakarta (18/09/1997); Kota Kinabalu (07/10/2000). Mặc dù còn nhiều tranh luận xung quanh khái niệm về phát triển bền vững ở những góc độ khác nhau, nhưng có thể nhận thấy rằng cho đến nay khái niệm mà Uỷ ban Thế giới về Phát triển và Môi trường (WCED), nổi tiếng với tên gọi Uỷ ban Brundtlant, đưa ra năm 1987 được sử dụng rộng rãi hơn cả làm chuẩn mực để so sánh các hoạt động có trách nhiệm với môi trường sống của con người. Trong định nghĩa Brundtlant thì “Phát triển bền vững được hiểu là hoạt động phát triển kinh tế nhằm đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ mai sau”. Phát triển bền vững liên quan đến việc sử dụng dài hạn và khả năng có thể bảo tồn được của nguồn tài nguyên. Tuy nhiên, nội dung chủ yếu của định nghĩa này xoay quanh vấn đề phát triển kinh tế. Tại Hội nghị về Môi trường toàn cầu RIO – 92 và RIO – 92+5, quan niệm về phát triển bền vững được các nhà khoa học bổ sung, theo đó “Phát triển bền vững được hình thành trong sự hoà nhập, xen cài và thoả hiệp của 3 hệ thống tương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ xã hội”. (Hình 1.1)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan