Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu đánh giá vật liệu giả da dùng làm lót giầy tại việt nam....

Tài liệu Nghiên cứu đánh giá vật liệu giả da dùng làm lót giầy tại việt nam.

.PDF
71
223
99

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI *************** PHẠM KIM THUÝ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ VẬT LIỆU GIẢ DA DÙNG LÀM LÓT GIẦY TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ MẠNH HẢI Hà Nội - 2015 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan toàn bộ nội dung được trình bầy trong luận văn này đều do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của TS Vũ Mạnh Hải cùng với Quý thầy cô Viện Dệt May – Da Giầy và Thời Trang. Các số liệu và kết quả trong luận văn là những số liệu thực tế thu được sau khi tiến hành thực nghiệm tại Trung tâm thí nghiệm Vật liệu Dệt may, phòng thí nghiệm hóa dệt của Viện Dệt May – Da Giầy và thời trang, Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội và Phòng Thí nghiệm của Viện Dệt May – Bộ Công thương (TRI). Tác giả cam đoan kết quả nghiên cứu đảm bảo chính xác, trung thực, không có sự sao chép từ các luận văn khác. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung, hình ảnh cũng như kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn. Người cam đoan Phạm Kim Thúy Phạm Kim Thúy 1 Luận văn cao học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Vũ Mạnh Hải, người đã tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Em xin gửi lời cảm ơn tới Quý thầy cô Viện Dệt May – Da giầy và thời trang, Viện đào tạo sau đại học đã giảng dạy truyền đạt những kiến thức mới và sâu về chuyên môn cũng như giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin gửi lời cảm ơn tới Trung tâm thí nghiệm vật liệu Dệt May, phòng thí nghiệm Hóa dệt thuộc Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang - Trường Đại Học Bách khoa Hà Nội, phòng thí nghiệm Viện Dệt May - Bộ Công Thương đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin cám ơn tới Công Ty TNHH Ladoda đã cung cấp các mẫu vật liệu, tài liệu nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, cơ quan công tác, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên về vật chất và tinh thần trong thời gian học tập và làm luận văn này. Một lần nữa em chân thành biết ơn! Trân trọng kính chào./. Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2015 Học viên Phạm Kim Thuý Phạm Kim Thúy 2 Luận văn cao học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................0 LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................2 MỤC LỤC ..................................................................................................................3 DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................5 LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................9 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU ....................10 1.1. Các loại vật liệu sử dụng làm lót giày ................................................................10 1.1.1. Da thuộc ..........................................................................................................10 1.1.1.1. Giới thiệu về Da thuộc .................................................................................10 1.1.1.2 Thành phần hóa học của da thuộc .................................................................11 1.2.1.3. Các tính chất của da thuộc ...........................................................................13 1.2.1.4. Một số loại da ..............................................................................................15 1.1.2. Giả da ..............................................................................................................16 1.1.2.1. Đặc điểm của lớp tráng phủ .........................................................................18 1.1.2.2. Đặc điểm của lớp cốt nền ............................................................................27 1.1.3. Nhựa ................................................................................................................31 1.1.4. Keo dán ...........................................................................................................32 1.2.Một số tính chất cơ bản của vải giả da ................................................................33 1.2.1.Khả năng hút ẩm: .............................................................................................33 1.2.2. Độ bền: ............................................................................................................33 1.2.3. Độ giãn: ...........................................................................................................34 1.2.4. Độ bền mài mòn ..............................................................................................34 1.3. Các phương pháp sản xuất vải giả da.................................................................34 1.3.1. Phương pháp tráng phủ dùng dao gạt..............................................................34 1.3.2. Phương pháp tráng phủ chuyển ......................................................................36 1.3.3. Phương pháp tráng phủ cán ............................................................................37 1.4.Yêu cầu đối với vải giả da dùng làm lót giầy .....................................................41 1.5.Kết luận chương 1 ...............................................................................................45 Phạm Kim Thúy 3 Luận văn cao học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang CHƢƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................................................46 2.1. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................46 2.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................46 2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................47 2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................48 2.4.1. Phương pháp khảo cứu tài liệu:.......................................................................48 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ...........................................................48 2.4.2.1. Xác định loại vật liệu giả da bằng phương pháp hóa học ............................49 2.4.2.2. Phương pháp quang học ...............................................................................49 2.4.2.3. Phương pháp xác định độ dày của vật liệu ..................................................49 2.4.2.4 . Phương pháp xác định độ bền xé ................................................................50 2.4.2.5. Phương pháp xác định độ bền kéo đứt và độ giãn đứt .................................51 2.4.2.6. Phương pháp xác định độ bền mài mòn .......................................................52 2.4.2.7. Phương pháp xác định độ thấm nước ...........................................................54 2.4.2.8. Xác định độ ổn định kích thước: ..................................................................54 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................56 3.1. Kết quả xác định cấu trúc của vật liệu giả da.....................................................56 3.2. Kết quả xác định độ bền kéo và độ giãn đứt của vật liệu giả da ........................61 3.3. Kết quả xác định độ bền xé ................................................................................63 3.4. Kết quả xác định độ bền mài mòn......................................................................65 3.5. Kết quả xác định độ bền thấm nước toàn phần: .................................................66 3.6. Kết quả xác định độ ổn định kích thước ............................................................67 3.7. Kết luận chương 3 ..............................................................................................67 KẾT LUẬN ..............................................................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................69 Phạm Kim Thúy 4 Luận văn cao học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT PVC : Polyvinylclorua PU : Polyuretan PE : Polyetylen PA : Polyaramid PAN : Polyacryonitrile PP : Polypropylene CSTN : Cao su tự nhiên PS : Polystyrene DD : Dung dịch Phạm Kim Thúy 5 Luận văn cao học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Cấu trúc của da động vật ...........................................................................10 Hình 1.2. Công thức chung của aminoaxit (a) và mạch polypeptit (b) .....................13 Hình 1.3. Sơ đồ định hướng các chùm xơ ở các phần khác nhau của con da ...........13 Hình 1.4. Các mẫu giả da ..........................................................................................17 Hình 1.5. Cấu tạo của polyvinylclorua .....................................................................18 Hình 1.6. Cấu tạo của PAN .......................................................................................24 Hình 1.7. Vải dệt thoi vân điểm ................................................................................28 Hình 1.8. Kiểu dệt vân đoạn 1:4 ...............................................................................28 Hình 1.9. Kiểu dệt vân chéo ......................................................................................29 Hình 1.10. Kiểu dệt vải dệt kim ................................................................................30 Hình 1.11. Ngoại hình vải không dệt Camprrela .....................................................30 Hình 1.12. Các vị trí của con dao gạt .......................................................................35 Hình1.13. Thiết bị tráng phủ dùng dao gạt ...............................................................36 Hình 1.14. Phương pháp tráng phủ chuyển ...............................................................37 Hình 1.15. Sơ đồ phương pháp tráng phủ cán..........................................................38 Hình 1.16. Các cấu hình của trục cán ......................................................................38 Hình 1.17. Tráng phủ cán kiểu Nip coating: (1) Vải tráng phủ, (2) Trục cấp polymer, (3) vải nền. .................................................................................................39 Hình 1.18. T ráng phủ một mặt: (1)Trục ép, (2) Vải nền, (3) vải tráng phủ............39 Hình 1.19. Tráng phủ cán màng: (1) Màng polymer, (2) vải nền (3) cặp truc cán. 40 Hình 1.20. Tráng phủ cán dùng băng thép: (1)Băng thép (2) trục gia nhiệt, (3) trục tạo sức căng, (4, 5) trục dẫn, (6, 7, 8) Gia nhiệt bằng hồng ngoại (9, 11)màng polymer (10) Vải nền ................................................................................................41 Hình 1.21. Tráng phủ polymer đàn tính cao: ...........................................................41 Hình 2.1. Máy đo độ dày ..........................................................................................49 Hình 2.2. Hình dạng và kích thước của mẫu thử xác định độ bền xé ......................50 Hình 2.3. Máy TENSILON xác định độ bền xé, độ giãn và độ bền kéo đứt ............51 Hình 2.4. Hình dạng và kích thước của mẫu thử .....................................................52 Phạm Kim Thúy 6 Luận văn cao học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang Hình 2.5. Máy mài mòn Martindale ..........................................................................53 Hình 2.6. Mặt mài - Vải nền có sợi thủy tinh ...........................................................53 Hình 2.7. Hình dạng và kích thước của mẫu thử .....................................................54 Hình 3.1. Hình ảnh mẫu D1 bị kéo đứt, kéo giãn ....................................................62 Hình 3.2. Hình ảnh mẫu D2 bị kéo đứt, giãn ...........................................................62 Hình 3.3. Mẫu D1 bị xé ............................................................................................64 Hình 3.4. Hình ảnh mẫu D3 bị xé ............................................................................64 Hình 3.5. Hình ảnh kết quả các mẫu bị mài mòn .....................................................65 Phạm Kim Thúy 7 Luận văn cao học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang DANH MỤC CÁC BIỂU, BẢNG Bảng 1.1. Yêu cầu đối với các chi tiết làm lót giầy ..................................................43 Bảng 2.1. Các mẫu da ...............................................................................................46 Bảng 2.2. Sơ đồ các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.....................................48 Bảng 3.1. Kết quả xác định thành phần của vật liệu giả da ......................................56 Bảng 3.2. Cấu trúc của vật liệu giả da ......................................................................59 Bảng 3.3. Kết quả đo độ bền kéo và độ giãn đứt của vật liệu giả da ........................61 Bảng 3.4. Kết quả đo độ bèn xé 1 cạnh của vật liệu ................................................63 Bảng 3.5. Kết quả đo độ thấm nước của vật liệu giả da ...........................................66 Bảng 3.6. Kết quả đo độ ổn định của vật liệu giả da ...............................................67 Phạm Kim Thúy 8 Luận văn cao học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang LỜI MỞ ĐẦU Trong sản xuất sản phẩm da giầy sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu: da thuộc, da nhân tạo, vải, cao su, chất dẻo v.v. Da nhân tạo ngày càng được sử dụng nhiều trong sản xuất giầy và các sản phẩm da như túi, cặp, ví v.v… do sản lượng da thuộc không đáp ứng được nhu cầu tăng mạnh về sản phẩm da giầy. Mặt khác sự phát triển của công nghiệp hóa chất, công nghiệp tạo xơ, sợi vải đã tạo điều kiện phát triển sản xuất da nhân tạo có chất lượng tốt, giá thành rẻ. Một số loại da nhân tạo từ xơ vi mảnh có các tính chất gần đạt như da thuộc. Trong lĩnh vực sản xuất giầy, hầu hết các nghiên cứu về nguyên liệu tập trung vào các vùng chính của giầy đế, mũi giầy, không nhiều các nghiên cứu chú ý tới những phần như lót giầy. Trong khí đó lót giầy đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo cảm giác thoải mái cho bàn chân khi vận động. Đa phần vật liệu dùng làm lót giầy sử dụng da nhân tạo nhằm làm hạ giá thành sản phẩm. Việc đánh giá mức độ phù hợp của giả da khi sử dụng làm lót giầy là cần thiết nhằm khuyến các nhà sản xuất lựa chọn đúng chủng loại giả da để đạt được chất lượng lót giầy theo yêu cầu. Đề tài lựa chọn “Nghiên cứu đánh giá vật liệu giả da dùng làm lót giầy tại Việt Nam”, với mục tiêu xác định, đánh giá một số tính chất cơ lý và so sánh với các tiêu chuẩn nhằm đánh giá chất lượng của vải giả da sử dụng làm lót giầy. Trong phạm vi của luận văn chỉ nghiên cứu một số mẫu tiêu biểu được sử dụng sản xuất tại công ty Ladoda và trên thị trường. Phạm Kim Thúy 9 Luận văn cao học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 1.1. Các loại vật liệu sử dụng làm lót giày 1.1.1. Da thuộc [2,3] 1.1.1.1. Giới thiệu về Da thuộc[2] Hình 1.1. Cấu trúc của da động vật Da thuộc – lớp bì của da động vật, là một dạng vật liệu bền và dẻo được chế biến thông qua quá trình thuộc da của da động vật, như da bò, trâu, dê, cừu non, nai, cá sấu, đà điểu, v.v..., nhưng thông dụng nhất là da bò. Da thuộc có thể được sản xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau, ở quy mô lớn hay nhỏ, từ thô sơ cho tới cầu kỳ. Phạm Kim Thúy 10 Luận văn cao học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang Bộ da động vật cấu tạo từ lớp lông phủ, lớp biểu bì, lớp bì và lớp thịt dưới da (bạc nhạc). - Lớp biểu bì: là lớp bề mặt phân bổ trực tiếp dưới lớp lông phủ và cấu tạo từ một số dãy tế bào sừng. Biểu bì không có ranh giới rõ ràng với lớp bì. - Lớp bì: là lớp chính của con da nằm ngay dưới lớp biểu bì, được tạo thành bởi sự đan xen phức tạp của các xơ collagen, xơ đàn hồi, có lượng không lớn các loại protit, không có cấu trúc xơ. - Lớp mỡ (bạc nhạc) dưới da: nằm dưới lớp bì và cấu tạo từ các xơ collagen dày, xốp phân bố nằm ngang và các xơ đàn hồi, giữa chúng có nhiều mạch máu. - Để tạo ra da thuộc phải qua giai đoạn sơ chế chuẩn bị cho tấm da sạch, mềm, và dễ thẩm thấu các chất hóa học hay tự nhiên sẽ được sử dụng để biến tấm da sống thành da thuộc để dùng trong thời trang, may mặc, và các ngành công nghiệp khác. Trước tiên, da được lọc cẩn thận khỏi các thớ thịt và mỡ, rồi được phân loại cẩn thận theo chủng loại da và chất lượng. Sau đó da được ngâm để giũ sạch các chất bẩn. Tiếp theo, 1 loại vôi nước được sử dụng để tẩy lông đồng thời loại bỏ 1 số chất đạm, sợi trong da và thay đổi ít nhiều cấu trúc của da để da sẽ thẩm thấu tốt hơn những hóa chất sẽ được sử dụng trong công đoạn kế tiếp. Tùy theo nơi sản xuất, các chất hóa học hay các chiết xuất từ thiên nhiên sẽ được sử dụng để làm da mềm hơn, dai bền hơn, chống thấm nước tốt hơn, và giữ không bị thối rữa theo thời gian. Sau đó da được phơi ráo nước, bôi dầu, phơi khô, nhào cho mềm và đều dầu, cán phẳng, và nhuộm màu theo nhu cầu 1.1.1.2 Thành phần hóa học của da thuộc Các thành phần cấu tạo nên da là các chất hữu cơ và vô cơ - Chất vô cơ: Nước chiếm 60-70% và các chất khoáng 0.35-0.5% - Chất hữu cơ: Các protit không có cấu trúc xơ (non structural protein ) như các albumin, globumin và protit có cấu trúc xơ (structural protein) Các chất protit chiếm khoảng 80% toàn bộ các chất khô của da bao gồm: collagen 50 ÷ 80%, các chất không phải protit collagen 20 ÷ 50%. Trong lớp bì của da nguyên liệu collagen chiếm hơn 80%. Protít cấu tạo rất phức tạp, khi thủy phân Phạm Kim Thúy 11 Luận văn cao học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang protít thu được 20 aminoaxit khác nhau, mà trong thành phần collagen có 18 aminoaxit khác nhau. Các aminoaxit liên kết với nhau và được định hình bởi các mạch peptít của protít Da nguyên liệu Nước Protit 60-70% 20-30% Collagen Mỡ,các chất khác 2-10% không phải protit collagen 50-80% 20-50% Ngoài thành phần hóa học, cấu tạo mạch của collagen cũng không giống với các protít khác, cấu trúc mạch không gian của collagen rất phức tạp gồm có 4 bậc cấu trúc khác nhau. Khoảng 700 ÷ 800 phân tử collagen tạo thành 1 xơ mịn đường kính khoảng 100 nm, trong đó 200 - 1000 xơ mịn kết hợp lại thành các xơ thành phần và từ 30 - 300 xơ thành phần này liên kết lại thành các xơ, và các xơ đan bện với nhau tạo nên lớp bì của da nguyên liệu. Mỗi phân tử collagen chứa 3 mạch peptit và mỗi mạch peptit chứa khoảng 1052 phân tử aminoaxit. a) Phạm Kim Thúy 12 Luận văn cao học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang b) Hình 1.2. Công thức chung của aminoaxit (a) và mạch polypeptit (b) 1.2.1.3. Các tính chất của da thuộc: [3] Hình 1.3. Sơ đồ định hướng các chùm xơ ở các phần khác nhau của con da Các tính chất của da phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của collagen, và sự định hướng của các chùm xơ collagen trên các phần của con da là tương đối khác nhau (hình 1.3). Tính chất của collagen được xác định bởi cấu tạo hóa học, dạng và các đặc điểm của các nhóm chức và các mối liên kết xuất hiện giữa chúng. Tùy thuộc vào loại da và chế phẩm khác nhau mà có tính chất khác nhau. Phạm Kim Thúy 13 Luận văn cao học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang - Da có thể hấp thụ nước từ 20 ÷ 60 %. Khả năng hút nước tốt của da là do trong xơ collagen có chứa nhiều nhóm –NH2 và -COOH có khả năng hút nước. Da có thể chịu được axit vô cơ hữu cơ yếu, khi tăng nồng độ kết hợp nhiệt độ thì da sẽ bị phá hủy. Da sau thuộc bền hơn dưới tác dụng của axit, độ bền với axit của các con da phụ thuộc vào loại da, hóa chất thuộc và cách thuộc chúng. - Da kém bền trong môi trường kiềm hơn môi trường axit. Trong môi trường kiềm kết hợp nhiệt độ da sẽ bị phá hủy. Da chưa thuộc trong dung dịch NaOH 5% đã bị phá hủy, tuy nhiên da sau khi thuộc độ bền với kiềm cao hơn rất nhiều so với da trước khi thuộc. - Độ bền với kiềm của các con da phụ thuộc vào loại da, hóa chất thuộc và cách thuộc chúng. - Da có độ bền cơ học cao. Da cật có khả năng chịu mài mòn cao chịu lực kéo tốt. Da cật có độ bền cơ học tốt hơn da váng. Tùy loại da và phương pháp thuộc mà cho tính chất cơ học khác nhau - Độ bền kéo giãn: Từ 8-10 đến 30-40 N/mm2 tùy thuộc vào các loại (nguyên liệu và sản xuất, độ ẩm..) - Khả năng chịu nhiệt: Da đều có tính chất chung là khi gặp nhiệt độ cao thì co và biến dạng. Các loại da khác nhau có nhiệt độ biến dạng khác nhau, nhiệt độ mà đa số da có thể chịu được mà không bị biến dạng là 78oC. Da thuộc có khả năng chịu nhiệt độ đến 200°C (cao hơn nhiệt độ này da bị nhiệt phân). Khi tiếp xúc với khoảng nhiệt độ từ 130o đến 170 °C trong hàng chục phút chưa xuất hiện thay đổi nhiều trong cấu trúc da. Để kháng nhiệt tốt hơn, da cần được xử lý đặc biệt. - Độ giãn: Dao động lớn, phụ thuộc vào nguyên liệu và sản xuất, độ ẩm.. - Khả năng lơi: Quá trình chuyển dần dần của hệ từ trạng thái không cân bằng do tác động của các nguyên nhân bên ngoài về trạng thái cân bằng. Khả năng làm trung hòa được sức căng tạo được hình dạng và tính ổn định. + Lơi biến dạng: còn lại đặc trưng cho tính dẻo của da. Khả năng nhận được hình dạng cần thiết khi sản xuất sản phẩm da. Độ giãn đàn hồi- độ đàn hồi của da( khả năng duy trì hình dạng nhận được trong quá trình sử dụng) Phạm Kim Thúy 14 Luận văn cao học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang + Lơi ứng lực: có liên quan đến khả năng của da duy trì hình dạng nhận được trong quá trình định hình - Độ thông khí: Phụ thuộc vào da nguyên liệu, mức độ phân tách cấu trúc xơ của da trong quá trình sản xuất, sự lấp đầy da bởi chất thuộc, dầu mỡ và các chất phủ mặt…Các lớp phủ mặt da làm giảm độ thông khí. - Hơi ẩm truyền qua vật liệu bằng không khí, qua các khe hở giữa các phân tử của vật liệu, qua đường truyền ẩm. - Độ thông hơi: Phụ thuộc vào độ thông khí và tính mao dẫn của da. Là khả năng của vật liệu cho hơi ẩm thông qua khi có độ chênh lệch giữa hai bề mặt. Độ thông hơi của da phụ thuộc vào đặc trưng của lớp màng phủ mặt. Da lợn cho khả năng thông hơi tốt hơn các da khác. VD: Độ thông hơi của da thuộc crom có lớp phủ mặt casein đạt 47mg/cm2.h, phủ mặt bằng nhựa acrylic thấp hơn hai lần, phủ bằng nitroxenllulo thấp hơn 3 lần - Độ hút nước: Khả năng của da hút nước khi một mặt hoặc hai mặt được nhúng (tiếp xúc) với nước sau 2 hoặc 24 giờ. Độ hút nước của da rất khác nhau. Sau 2 giờ độ hút nước của da làm lót giầy đạt 50 - 60%. 1.2.1.4. Một số loại da - Da váng: có cấu tạo từ các chùm xơ collagen mỏng đan xen vào nhau nên rất mềm mại, khả năng thẩm thấu không khí và hơi nước tốt, độ bền đứt kém, dễ bẩn, khó vệ sinh. - Da bò: là loại da nguyên liệu chính, chiếm khoảng 70% thị phần da nguyên liệu - Da lợn có cấu tạo rất đặc thù, lớp biểu bì liên kết yếu với lớp lông tương đối cứng và chiếm 2-5% độ dày của lớp bì, da lợn có lớp bề mặt xốp và sần sùi nên có độ bền mài mòn, độ thông hơi tốt. Phạm Kim Thúy 15 Luận văn cao học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang 1.1.2. Giả da Vải giả da hay còn gọi là vải tráng phủ là vật liệu nhân tạo được tạo bởi việc kết hợp một lớp vải nền hoặc lớp đệm xơ với lớp tráng phủ bên trên.Vải nền là vải dệt, lớp vải nền có thể là vải dệt kim, dệt thoi thô hoặc vải láng (dệt chéo), vải không dệt, được tạo bởi nguyên liệu tự nhiên hoặc nguyên liệu tổng hợp. Lớp đệm xơ thường là từ xơ tổng hợp như polyesste. Nhựa tráng phủ trên lớp nền hoặc kết dính xơ của lớp đệm xơ và tạo nên lớp màng tráng phủ là một lớp nhựa tổng hợp PVC hoặc PU... Để tăng thẩm mỹ cho vải giả da, người ta có thể tạo ra nhiều sản phẩm giả da khác nhau bằng cách tạo nhiều hoa văn và màu sắc, cũng có thể ép vân hình để tạo cho da hình thức đẹp đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vải giả da rất đa dạng và tùy thuộc vào thành phần nguyên liệu được sử dụng. Màng polyme và lớp phủ mặt cho da nhân tạo có cấu trúc đặc (chặt chẽ), đặc – xốp và xốp với các lỗ kín hoặc hở. Màng polyme được cấu tạo từ một số lớp vật liệu polyme được liên kết với nhau bằng các phương pháp khác nhau. Các polyme tạo màng có nguồn gốc thiên nhiên, nhân tạo và tổng hợp như polyvinylclorua(da PVC), polyamid(da nhân tạo Polyamid), polyuretan(da PU), polyetylen, polypropilen, các loại cao su, copolyme..., sử dụng các chất phụ gia như dung môi, chất làm mềm, làm dẻo, chất ổn định, chất lão hóa…. Cấu tạo của da nhân tạo đặc trưng bởi lớp nền, đó là vật liệu dạng màng hoặc vải dệt. Nếu nền vật liệu dạng màng thì đặc trưng cấu tạo của da nhân tạo là thành phần hóa học và cấu tạo của vật liệu dạng màng: đặc, đặc – xốp, xốp. Chất độn có thể là collagen, xenlulo và các loại xơ thiên nhiên và hóa học khác cũng như các vật liệu khác. Nếu nền là vải dệt thì đặc trưng cấu tạo là các chỉ số tính chất tương ứng của vải dệt cũng như dạng và số lượng lớp keo [3]. Phạm Kim Thúy 16 Luận văn cao học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang Hình 1.4. Các mẫu giả da * Tính chất của giả da: - Độ đàn hồi kém da thuộc, phụ thuộc vào lớp nền và màng polymer tráng phủ - Độ bền đứt và giãn đứt tùy thuộc nhiều vào thành phần tạo lớp nền và lớp phủ mặt, độ giãn đứt cao - Độ bền mài mòn phụ thuộc nhiều vào lớp tráng phủ - Độ hút ẩm, hút nước, độ thông hơi, thông khí kém da thuộc, có tính vệ sinh kém Phạm Kim Thúy 17 Luận văn cao học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang 1.1.2.1. Đặc điểm của lớp tráng phủ a. PVC- polyvinylclorua Polyvinyl clorua (PVC) có lịch sử phát triển hơn 100 năm qua. Năm 1835 lần đầu tiên Henri Regnault đã tổng hợp được vinylclorua, nguyên liệu chính để tạo nên PVC. Polyvinyl clorua được quan sát thấy lần đầu tiên 1872 bởi Baumann khi phơi ống nghiệm chứa vinylclorua dưới ánh sáng mặt trời [14] Hình 1.5. Cấu tạo của polyvinylclorua Tính chất của PVC + Độ ẩm 5% + PVC không tan trong nước, dù là nước nóng 70 – 75oC hoặc nhiệt độ sôi vì mạch phân tử của nó không chứa nhóm chức ưa nước. Ở nhiệt độ cao PVC chỉ bị mềm hóa và biến dạng. + Dung dich PVC không màu, trong suốt + Dung dich PVC cho màng polymer đàn tính cao và độ bền cao. + PVC không độc, nó chỉ độc bởi phụ gia, monome VC còn dư, và khi gia công chế tạo sản phẩm có sự tách thoát HCl. PVC chịu va đập kém. Để tăng cường độ bền va đập cho PVC thường dùng chủ yếu các chất sau: MBS, ABS, CPE, EVA với tỉ lệ từ 5 - 15%. PVC là loại vật liệu cách điện tốt, các vật liệu cách điện từ PVC thường sử dụng thêm các chất hóa dẻo tạo cho PVC này có tính mềm dẻo cao hơn, dai và dễ gia công hơn. + Tỉ trọng của PVC vào khoảng từ 1,25 đến 1,46 g/cm3 (chất dẻo chìm trong nước), cao hơn so với một số loại chất dẻo khác như PE, PP, EVA (chất dẻo nổi trong nước)... Phạm Kim Thúy 18 Luận văn cao học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang + Khối lượng riêng: 1,45 - 1,50 g/cm3 + Độ bền kéo đứt: 500 – 700 kg/cm2 + Độ bền uốn: 800 – 1200 kg/cm2 + Độ bền nén: 800 – 1600 kg/cm2 + Độ thấm nước (ASTM): 0.04-0.4 + Mô đun đàn hồi: 4000 - 10.000 kg/cm2 + Độ giãn dài khi đứt: 10 - 25% + Hệ số giãn nở dài: 0,00006 - 0,00007 + Độ dẫn nhiệt: 3,8 - 4.10-4 cal/cm.s.oC + Nhiệt độ nóng chảy: 80oC + Nhiệt độ mềm hóa: 85oC Phản ứng trùng hợp của PVC b. PU- Polyuretan Polyuretan (PUR và PU) là một polyme bao gồm một chuỗi các hóa học hữu cơ đơn vị tham gia carbamate (urethane) liên kết. Trong khi hầu hết polyuretan được polymer nhiệt rắn không tan chảy khi bị nung nóng, polyuretan nhiệt dẻo cũng có sẵn. Polyme polyuretan được hình thành bởi phản ứng của một Isocyanate với một polyol. Cả isocyanat và polyol sử dụng để làm polyuretan có trung bình hai hoặc nhiều nhóm chức năng mỗi phân tử. Sản phẩm polyuretan thường được gọi đơn giản là "urethane", nhưng không nên nhầm lẫn với ethyl carbamate, còn được gọi là urethane. Phạm Kim Thúy 19 Luận văn cao học
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan