Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Môi trường Nghiên cứu đánh giá tác động của một số hiện tượng thời tiết cực đoan trong bối ...

Tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động của một số hiện tượng thời tiết cực đoan trong bối cảnh bđkh đến tài nguyên và môi trường du lịch khu vực thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh và đề xuất giải pháp ứng phó

.PDF
126
118
105

Mô tả:

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT CỰC ĐOAN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH KHU VỰC THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG TRẦN BẢO LỘC HÀ NỘI, NĂM 2018 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT CỰC ĐOAN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH KHU VỰC THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ TRẦN BẢO LỘC CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG MÃ SỐ: 8440301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HOÀNG ANH HUY HÀ NỘI, NĂM 2018 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Cán bộ hướng dẫn chính: PGS. TS. Hoàng Anh Huy Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS. Trần Yêm Cán bộ chấm phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn An Thịnh Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại: Trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Ngày 23 tháng 05 năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các nội dung, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Bảo Lộc LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả các thầy cô giáo trong khoa Môi Trường, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Tôi xin cảm ơn các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa học. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Phó giáo sư. Tiến sĩ. Hoàng Anh Huy đã tận tình hướng dẫn và cho tôi những lời khuyên hữu ích để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo, các cán bộ tại các Chi cục thuộc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, phòng Môi Trường thuộc Ban quản lý Vịnh Hạ Long, phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hạ Long, Chi cục thống kê tỉnh Quảng Ninh và một số sở ban ngành khác của tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện cung cấp những số liệu cần thiết và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu trên địa bàn Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân luôn quan tâm, động viên giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt luận văn này. Hà Nội, tháng 04 năm 2018 Học viên Trần Bảo Lộc THÔNG TIN LUẬN VĂN Họ và tên học viên: Trần Bảo Lộc Lớp: CH2AMT Khoá: 2A Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Hoàng Anh Huy Tên đề tài: “Nghiên cứu đánh giá tác động của một số hiện tượng thời tiết cực đoan trong bối cảnh BĐKH đến tài nguyên và môi trường du lịch khu vực thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp ứng phó” Tóm tắt luận văn: Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến môi trường tài nguyên và môi trường du lịch cụ thể là nước biển ven bờ thành phố Hạ Long đã được xác định dựa trên mối tương quan giữa diễn biến các tác động của hiện tượng thời tiết cực đoan trong khoảng 10 năm trở lại đây và diễn biến chất lượng nước biển ven bờ các khu du lịch qua thông số TSS chất rắn lơ lửng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ quét, mưa lớn kéo dài, lũ lụt, sạt lở đất đã làm tăng hàm lượng TSS trong nước biển ven bờ tại các khu vực bãi tắm, nghỉ đêm trên biển và làng chài khu du lịch thành phố Hạ Long. Từ khóa: hiện tượng thời tiết cực đoan, nước biển ven bờ, ngành du lịch. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................ii LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ............................................. viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................. ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................................... x MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 4 1.1. Biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan ......................................... 4 1.1.1. Khái niệm biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan ..................... 4 1.1.2. Nguyên nhân gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan ..................................... 6 1.1.3. Các nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở châu Á và Việt Nam ............................. 7 1.1.4. Kịch bản biến đổi khí hậu ................................................................................. 9 1.2. Các nghiên cứu về hiện tượng thời tiết cực đoan và du lịch trong bối cảnh Biến đổi khí hậu ................................................................................................................. 11 1.2.1. Ảnh hưởng của thời tiết cực đoan trong bối cảnh BĐKH đến du lịch............ 11 1.2.2. Ảnh hưởng của du lịch đến biến đổi khí hậu và các hiện tượng TTCĐ ......... 23 1.3. Phát triển du lịch bền vững, ứng phó với BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan ........................................................................................................................... 24 1.3.1. Khái niệm du lịch và du lịch bền vững ........................................................... 24 1.3.2. Tình hình phát triển du lịch trên thế giới và tại Việt Nam .............................. 24 1.3.3. Phát triển du lịch bền vững, ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan .. 28 1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu .......................................................................... 30 1.4.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 30 1.4.2. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 31 1.4.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội................................................................ 33 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 41 2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 41 2.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 41 2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 41 2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp............................................................. 41 2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa .......................................................... 42 2.3.3. Phương pháp điều tra xã hội học ..................................................................... 42 2.3.4. Phương pháp phân tích SWOT ....................................................................... 43 2.3.5. Phương pháp quan trắc và phân tích ............................................................... 43 2.3.6. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu ............................................................... 44 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 45 3.1. Đặc điểm ngành du lịch của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh .................. 45 3.1.1. Vai trò cùa thành phố Hạ Long trong chiến lược phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................................................... 45 3.1.2. Các giá trị du lịch của thành phố Hạ Long ..................................................... 46 3.1.3. Nhân lực cho du lịch ....................................................................................... 48 3.1.4. Thị trường khách du lịch đến thành phố Hạ Long, Quảng Ninh .................... 49 3.1.5. Tổng thu nhập từ khách du lịch và tỷ lệ đóng góp vào GDP của tỉnh ............ 50 3.1.6. Chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho phát triển du lịch tại thành phố Hạ Long và tỉnh Quảng Ninh ................................................................................................... 51 3.2.1. Xu hướng thay đổi nhiệt độ............................................................................. 52 3.2.2. Xu hướng thay đổi lượng mưa ......................................................................... 54 3.2.3. Nắng ................................................................................................................ 55 3.2.4. Độ ẩm .............................................................................................................. 55 3.3. Những tác động tiềm tàng của các hiện tượng thời tiết cực đoan trong bối cảnh BĐKH........................................................................................................................ 56 3.3.1. Tác động của một số hiện tượng thời tiết cực đoan đến hoạt động du lịch thành phố Hạ Long. ................................................................................................... 58 3.3.2. Ảnh hưởng của một số hiện tượng thời tiết cực đoan trong bối cảnh BĐKH tới chất lượng nước biển ven bờ................................................................................ 65 3.4. Đánh giá của người lao động trong ngành về ảnh hưởng của thời tiết cực đoan đến hoạt động du lịch ................................................................................................. 70 3.4.1. Nhận thức của người lao động trong ngành du lịch về thời tiết cực đoan trong bối cảnh BĐKH. ........................................................................................................ 70 3.4.2. Mức độ mẫn cảm của hoạt động du lịch đối với các điều kiện thời tiết cực đoan ........................................................................................................................... 71 3.4.3. Mức độ quan tâm của người lao động trong ngành du lịch về ảnh hưởng của TTCĐ đến hoạt động du lịch ..................................................................................... 74 3.4.4. Ảnh hưởng của TTCĐ đến hoạt động du lịch ................................................. 74 3.4.5. Các hoạt động du lịch bị ảnh hưởng bởi TTCĐ .............................................. 76 3.4.6. Các biện pháp ứng phó với TTCĐ của ngành du lịch thành phố Hạ Long .... 78 3.5. Đánh giá trở ngại, nhu cầu thông tin, phân tích SWOT và đề xuất giải pháp ứng phó với TTCĐ cho ngành du lịch thành phố Hạ Long ............................................. 80 3.5.1. Đánh giá trở ngại trong ứng phó với TTCĐ ................................................... 80 3.5.2. Nhu cầu về các nguồn thông tin cần thiết giúp ứng phó với TTCĐ ............... 82 3.5.3. Phân tích SWOT đối với ngành du lịch ở thành phố Hạ Long trong ứng phó với thời tiết cực đoan ................................................................................................. 83 3.5.4. Đề xuất giải pháp ứng phó với thời tiết cực đoan ........................................... 85 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 80 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 83 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt BĐKH Giải thích Biến đổi khí hậu GDP Tổng sản phẩm quốc nội GIS Hệ thống thông tin địa lý IPCC Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi khí hậu KTXH Kinh tế xã hội SREX Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lýrủi ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với BĐKH SWOT Strengths Weaknesses Opportunities Threats TTCĐ Thời tiết cực đoan UBND Ủy ban nhân dân UNDP Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc UNEP Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc UNWTO XNM Tổ chức Du lịch thế giới Xâm nhập mặn DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tình hình khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và cả năm 2016 .......... 26 Bảng 1.2. Các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Hạ Long ............................ 34 Bảng 3.1. Số lượng khách du lịch tham quan Vịnh Hạ Longso với tỉnh Quảng Ninh .............................................................................................................46 Bảng 3.2. Trình độ học vấn của nhân viên khách sạn tại Hạ Long ......................... 49 Bảng 3.3. Đặc trưng nhiệt độ trung bình thành phố Hạ Longtừ năm 1980 ÷ 2015( 0 C) .......................................................................................................52 Bảng 3.4. Lượng mưa trung bình các tháng tại trạm Bãi Cháy, thành phố Hạ Long quan trắc trong các năm từ 1980 - 2015 ................................................................... 54 Bảng 3.5. Số giờ nắng trung bình các tháng tại trạm Bãi Cháy, thành phố Hạ Long từ năm 1980 – 2015 .................................................................................................. 55 Bảng 3.6. Diến biến độ ẩm không khí trung bình các tháng tại trạm Bãi Cháy, thành phố Hạ Long từ năm 1980 – 2015 ........................................................................... 55 Bảng 3.7. Tác động của một số hiện tượng thời tiết cực đoan đến hoạt động du lịch thành phố Hạ Long từ 2005 - 2017 .......................................................................... 59 Bảng 3.8. Diễn biến hàm lượng TSS chất rắn lơ lửng (mg/l) trong nước biển ven bờ khu vực thành phố Hạ Long từ quý I/ 2016 – quý III/ 2017 .................................... 67 Bảng 3.9. Nhận thức của người lao động trong ngành du lịch về sự thay đổi của các sự kiện thời tiết ......................................................................................................... 70 Bảng 3.10. Các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng tới hoạt động du lịch ..... 72 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của gia tăng các sự kiện thời tiết cực đoan đến các hoạt động du lịch (%) ....................................................................................................... 75 Bảng 3.12. Các hoạt động du lịch bị ảnh hưởng bởi TTCĐ .................................... 76 Bảng 3.13. Mô tả các tác động của TTCĐ đến các hoạt động du lịch ..................... 77 Bảng 3.14. Mục đích của các hoạt động thích ứng, ứng phó với TTCĐ ................. 79 Bảng 3.15. Nguồn thông tin chủ yếu cung cấp cho người làm ngành du lịch ......... 82 Bảng 3.16. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của người làm ngành du lịch trong ứng phó với TTCĐ ............................................................................. 84 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Dự tính biến đổi khí hậu ở các vùng theo kịch bản nồng độ khí nhà kính cao (RCP8.5) .............................................................................................................10 Hình 1.2. Dự báo tăng trưởng số lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới đến năm 2030 ...................................................................................................................25 Hình 1.3. Bản đồ hành chính TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ...................................30 Hình 1.4. Nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông tỉnh Quảng Ninh ...............................37 Hình 2.1. Bản đồ vị trí lấy mẫu .................................................................................43 Hình 3.1. Đánh giá các điểm du lịch tự nhiên của Quảng Ninh dựa trên 10 tiêu chí chính mang lại thành công trong phát triển du lịch...................................................47 Hình 3.2. Thị trường khách du lịch đến thành phố Hạ Long, Quảng Ninh ..............50 Hình 3.3. Dự kiến ngành du lịch sẽ tăng gấp đôi đóng góp vào GDP năm 2020 .....51 Hình 3.4. Thách thức lớn cho ngành du lịch Quảng Ninh trong việc quản lý sức ép giữa ngành công nghiệp xanh và nâu ........................................................................52 Hình 3.5. Diễn biến nhiệt độ trung bình năm giai đoạn (1980 ÷ 2015) tại trạm quan trắc Bãi Cháy trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ............................53 Hình 3.6. Diễn biến thay đổi lượng mưa trung bình qua các năm (1980 – 2015) tại trạm quan trắc Bãi Cháy ............................................................................................54 Hình 3.7. Diễn biến hàm lượng TSS(mg/l) qua các đợt quan trắc về mùa khô tại một số khu vực bãi tắm từ 2006 – 2010 ...........................................................................66 Hình 3.8. Diễn biến hàm lượng TSS(mg/l) qua các đợt quan trắc về mùa mưa tại một số khu vực bãi tắm từ 2006 – 2010 ....................................................................66 Hình 3.9. Diễn biến hàm lượng TSS trong nước biển ven bờ khu vực Hạ Long .....67 từ 2011 – 2015...........................................................................................................67 Hình 3.10. Diễn biến hàm lượng TSS Chất rắn lơ lửng tại 2 địa điểm du lịch khu vực thành phố Hạ Long từ 2016 – 2017 ...................................................................69 Hình 3.11. Đánh giá của người lao động trong ngành du lịch về mức độ mẫn cảm của ngành đối với TTCĐ ...........................................................................................71 Hình 3.12. Việc thực hiện hoạt động ứng phó với TTCĐ ........................................78 Hình 3.13. Các hoạt động ứng phó với TTCĐ (%) ...................................................79 Hình 3.14. Các trở ngại trong việc ứng phó với BĐKH của ngành du lịch tại thành phố Hạ Long (%) .......................................................................................................81 Hình 3.15. Nhu cầu các nguồn thông tin cần thiết giúp ứng phó tốt hơn với TTCĐ (%) .............................................................................................................................83 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21 [1], [2]. Sự BĐKH diễn ra ngày càng nghiêm trọng, biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất dẫn đến băng tan, nước biển dâng cao, các hiện tượng thời tiết cực đoan như: bão, lũ, sóng thần, hạn hán và giá rét kéo dài…Đây là vấn đề mang tính toàn cầu với phạm vi tác động rộng lớn, hậu quả ảnh hưởng đến sự sống còn của nhân loại. Nó tác động đến hầu hết các hoạt động kinh tế xã hội của từng quốc gia trên thế giới, trong đó kể tới hai lĩnh vực chịu ảnh hưởng sâu sắc là nông nghiệp và du lịch. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam là một trong năm nước trên thế giới sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của BĐKH và nước biển dâng, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mê Kông bị ngập chìm nặng nhất. Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất đối với GDP lên tới 25% [3]. Việt Nam là một nước có thế mạnh về ngành du lịch với sự đa dạng về nền văn hóa (54 dân tộc), nhiều danh lam thắng cảnh cùng di tích lịch sử (40.000 di tích lịch sử, thắng cảnh; 8 di sản được UNESCO công nhận) và các khu dự trữ sinh quyển nổi tiếng (8 khu dự trữ sinh quyển thế giới) [4]. Du lịch là ngành kinh tế nhạy cảm với điều kiện môi trường tự nhiên do đó là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động của BĐKH. Ngành du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với những nguy cơ và thách thức lớn do BĐKH gây ra. Ông Kai Partale, chuyên gia Dự án du lịch có trách nhiệm và bền vững (Dự án EU 2011-2016) nhận định rằng dưới tác động của BĐKH, Việt Nam sẽ tiếp tục bị lũ lụt, hạn hán, nhiệt độ cao và chịu ảnh hưởng do xâm nhập mặn. Kết quả nghiên cứu năm 2013 của Viện Khí tượng, Thủy văn và Môi trường Việt Nam cho thấy, cộng với ô nhiễm nặng nề, BĐKH tiếp tục phá hủy 110.000 ha san hô của Việt Nam, chỉ còn 14,5% trong 110.000 ha san hô này ở trong tình trạng tốt. Trong khi đó, theo Viện nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam 2 năm 2014, các hiện tượng thời tiết cực đoan do BĐKH gây ra có thể làm giảm đáng kể doanh thu từ du lịch biển chiếm hơn 70% tổng doanh thu từ kinh tế biển [5]. Quảng Ninh là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Du lịch Quảng Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ vì có đầy đủ các yếu tố biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi và biên giới. Khu vực này có nhiều lợi thế về cảnh quan thiên nhiên đẹp, cơ sở hạ tầng du lịch khá phát triển, giao thông và các dịch vụ du lịch ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, thành phố Hạ Long là điểm đến của rất nhiều du khách với hệ thống các cơ sở dịch vụ du lịch, lực lượng lao động du lịch dồi dào và các tour du lịch thăm quan danh thắng nổi tiếng Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và di sản thế giới. Với nhiều lợi thế trên, thành phố Hạ Long được xem là giàu tiềm năng du lịch để phát triển, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa lịch sử. Du lịch được xem ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Tuy nhiên trong xu thế biến đổi khí hậu toàn cầu, thời gian gần đây ở Hạ Long thường xảy ra một số sự kiện thời tiết cực đoan và thảm họa thiên nhiên như mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét, …ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân, gây thiệt hại lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội, trong đó có tài nguyên và môi trường du lịch. Do đó, tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đánh giá tác động của một số hiện tượng thời tiết cực đoan trong bối cảnh BĐKH đến tài nguyên và môi trường du lịch khu vực thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp ứng phó” nhằm phân tích những tác động của biểu hiện biến đổi khí hậu ở thành phố Hạ Long đối với sự phát triển ngành du lịch và bước đầu đề xuất những biện pháp giảm thiểu và thích ứng, góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên sinh thái, tạo điều kiện để phát huy thế mạnh du lịch của địa phương. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu đặc điểm tài nguyên và môi trường du lịch thành phố Hạ Long; - Ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến với tài nguyên và du lịch thành phố Hạ Long; - Đề xuất các giải pháp thích ứng với các hiện tượng thời tiết cực đoan và bảo vệ môi trường ngành du lịch thành phố Hạ Long. 3 3. Nội dung nghiên cứu 1.Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long; 2. Đặc điểm ngành du lịch tại thành phố Hạ Long; 3. Các hiện tượng thời tiết cực đoan trong xu hướng BĐKH ở thành phố Hạ Long; 4. Ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết cực đoan tới ngành du lịch và môi trường nước biển ven bờ khu vực du lịch thành phố Hạ Long; 5. Các biện pháp thích ứng với các hiện tượng thời tiết cực đoan và bảo vệ môi trường ngành du lịch. 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan 1.1.1. Khái niệm biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan Theo Bộ TN&MT (2007) thời tiết là “trạng thái khí quyển tại một địa điểm nhất định được xác định bằng tổ hợp các yếu tố như nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa...”. Khí hậu là “trạng thái trung bình theo thời gian (thường là 30 năm) của thời tiết”. Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do các hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất[3]. Theo Ủy ban Liên hợp quốc (1992) về Công ước khung BĐKH định nghĩa: BĐKH là “Sự thay đổi của khí hậu được quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được”[2]. Tuy nhiên, năm 2007, Ủy ban Liên quốc gia về BĐKH đã đưa ra định nghĩa bổ sung về BĐKH là “Xác định sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một số tham số hay thống kê khí hậu, trong đó trung bình được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, thường là vài thập kỷ. Những biến đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời và có sự tác động từ các hoạt động của con người”. Các hiện tượng thời tiết cực đoan: - Bão là một vùng gió xoáy từ các phía thổi vào vùng trung tâm bão, càng gần trung tâm thì gió càng mạnh, có khi lên đến vài trăm cây số một giờ, nhưng chính giữa lại là một vùng gió tương đối nhẹ hay lặng gió gọi là mắt bão. Không khí chung quanh dồn vào giữa không phải theo những đường thẳng mà theo hình xoắn ốc. Ở Bắc bán cầu, gió xoáy thổi ngược chiều kim đồng hồ. Áp suất khí quyển trong bão thấp hơn rất nhiều so với xung quanh và thường thấp hơn 1000mb. Bão là một dạng của xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ). 5 - Mưa lớn: mưa lớn là ngày xảy ra mưa trong 24 giờ (từ 19 giờ ngày hôm trước đến 19 giờ ngày hôm sau) đạt cấp mưa vừa trở lên (lượng mưa đo được từ 16mm/24giờ trở lên) - Mưa lũ: Mưa lớn và nước được đẩy từ biển vào do gió mạnh có thể gây nên lũ lụt lớn trong vòng 24 giờ. Hệ thống thoát nước của nhiều thành phố ven biển có thể không thể thóat nước kịp do địa hình thoải của các khu vực ven biển này. Khi đổ bộ, một cơn bão trung bình có thể gây nên tổng lượng mưa khoảng 100 đến 300 mm. - Lũ quét là lũ xảy ra bất ngờ trên các lưu vực sông suối nhỏ miền núi, dòng chảy xiết, thường kèm theo bùn đá, lũ lên nhanh, xuống nhanh, có sức tàn phá lớn. - Sạt lở đất là hiện tượng đất bị sạt, trượt, lở do tác động của mưa, lũ hoặc dòng chảy. - Lụt: ngập lụt là hiện tượng mặt đất bị ngập nước do ảnh hưởng của mưa lớn, lũ, triều cường, nước biển dâng. - Nắng nóng là dạng thời tiết đặc biệt thường xảy ra trong những tháng mùa hè. Một ngày, tại địa phương nào đó được coi là có nắng nóng khi nhiệt độ cao nhất (ký hiệu là Tx) đạt mức 35oC ≤ Tx < 37oC. Nắng nóng gay gắt khi 37oC ≤ Tx < 39oC và được coi là ngày nắng nóng đặc biệt gay gắt khi Tx ≥ 39 oC. Trong một khu vực dự báo (ví dụ đồng bằng Bắc Bộ), nếu quan sát thấy có ít nhất từ một nửa số trạm quan trắc trở lên có nhiệt độ cao nhất trong ngày Tx ≥ 35 oC thì được gọi là ngày nắng nóng diện rộng. Còn khi chỉ quan sát thấy dưới một nửa số trạm trong khu vực có nhiệt độ cao nhất trong ngày Tx ≥ 35oC thì được gọi là nắng nóng cục bộ. Một ngày được coi là nắng nóng gay gắt trên diện rộng khi có ít nhất 2/3 số trạm quan trắc trong khu vực có nhiệt độ cao nhất Tx ≥ 35oC, trong đó ít nhất một nửa số trạm quan trắc trong khu vực dự báo có nhiệt độ cao nhất Tx ≥ 37oC. Khi nắng nóng diện rộng xuất hiện liên tục từ 2 ngày trở lên trong một khu vực dự báo thì được gọi là một đợt nắng nóng. - Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm cạn kiệt dòng 6 chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất, gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, làm môi trường suy thoái gây đói nghèo, dịch bệnh... - Giông sét là hiện tượng khí tượng phức hợp gồm chớp và kèm theo sấm do đối lưu rất mạnh trong khí quyển gây ra. Nó cũng thường kèm theo gió mạnh, mưa rào, sấm sét dữ dội, thậm chí cả mưa đá, vòi rồng (ở vùng vĩ độ cao có khi còn có cả tuyết rơi). - Lốc là một hiện tượng gió xoáy cực mạnh, xảy ra trong một phạm vi nhỏ, hàng chục tới hàng trăm mét và tồn tại trong một thời gian ngắn. Nguyên nhân sinh ra gió lốc là những dòng khí nóng bốc lên cao một cách mạnh mẽ. Ngoài ra còn có các hiện tượng thời tiết cực đoan khác như băng tuyết, bão bụi, tan băng cũng là các hiện tượng thời tiết cực đoan nhưng ít xuất hiện ở nước ta. 1.1.2. Nguyên nhân gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan Các hiện tượng TTCĐ xảy ra do 2 nhóm nguyên nhân: Nhóm nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên) bao gồm: sự biến đổi các hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo trái đất, sự thay đổi vị trí và quy mô của các châu lục, sự biến đổi của các dòng hải lưu và sự lưu chuyển trong nội bộ hệ thống khí quyển. Nhóm nguyên nhân chủ quan (do sự tác động của con người) xuất phát từ sự thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước, sự gia tăng lượng phát thải khí CO 2 và các khí nhà kính khác từ các hoạt động của con người. Nguyên nhân chính gây ra các hiện tượng TTCĐ là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền. Đó là sự tác động rất lớn của con người mà gọi chung đó là sự làm nóng bầu khí quyển hay hiệu ứng nhà kính. Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O và các khí CFC, HFCs, PFCs và 7 SF6. Sự phát triển bùng nổ của công nghiệp trong thời đại ngày nay (đặc biệt là việc đốt nhiên liệu hóa thạch ở quy mô lớn) đã và đang dẫn tới sự gia tăng nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển, làm tăng tốc độ nóng lên của khí hậu toàn cầu, là nguyên nhân hàng đầu gây BĐKH nói chung và hiện tượng TTCĐ nói riêng trong những thập kỷ tới [6]. Nguồn gốc của các loại khí nhà kính: - CO2: là khí phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu khí) và là loại khí nhà kính chủ yếu. Ngoài ra, nó cũng sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng, nhiệt điện và cán thép. - CH4: sinh ra từ các bãi rác, đầm sình lầy; từ các hệ thống khí, dầu tự nhiên; trong các hoạt động khai thác khoáng sản (than, dầu mỏ)... - N2O: phát thải từ quá trình sản xuất phân bón, sản xuất hóa chất và các hoạt động công nghiệp khác. - HFCs, PFCs và SF6: phát sinh từ quá trình sản xuất HCFC-22, sản xuất nhôm và magie, sản xuất vật liệu cách điện.... 1.1.3. Các nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở châu Á và Việt Nam Hiện tượng biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường đang nổi lên như là một trong những vấn đề phát triển nhức nhối nhất của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương chiếm tỷ lệ 91% tổng số ca tử vong và 49% tổng thiệt hại của thế giới do thiên tai gây ra trong thế kỷ qua. Người nghèo sống ở các vùng đồng bằng thấp, trũng ở Bangladesh, Ấn Độ, Việt Nam và Trung Quốc cũng như các quốc đảo nhỏ ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương sẽ phải gánh chịu nguy cơ cao nhất. Trong năm 2011, các thảm họa thiên nhiên khiến khu vực châu Á – Thái Bình Dương thiệt hại 1 tỷ USD (Ủy ban thường vụ Quốc hội, 2016). Theo nghiên cứu của Murdiyarso (2000) dự báo dựa trên kịch bản biển đổi khí hậu của IPCC đưa ra thì sản lượng gạo của châu Á có thể giảm tới 3,8% tới năm 2100 dưới tác động tổng hợp của việc gia tăng sử dụng phân bón, nắng nóng và
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan