Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Môi trường Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương đối với xã hội và môi trường do hoạt động ...

Tài liệu Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương đối với xã hội và môi trường do hoạt động của nhà máy thủy điện nậm chiến 2 tỉnh sơn la

.PDF
82
93
58

Mô tả:

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG ĐỐI VỚI XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG DO HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN NẬM CHIẾN 2 – TỈNH SƠN LA NGUYỄN VIỆT TIẾN CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG MÃ SỐ: 60440301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ NGỌC THUẤN HÀ NỘI, NĂM 2018 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Cán bộ hướng dẫn chính:TS. Lê Ngọc Thuấn Cán bộ chấm phản biện 1:.................................................................. Cán bộ chấm phản biện 2:.................................................................. Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại: HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Ngày ... tháng ... năm 20.. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực, của tôi, không vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và pháp luật Việt Nam. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Việt Tiến ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện khóa luận, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo tận tình của thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Đầu tiên, tôi xin được gửi lời cám ơn đến trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, cũng như khoa Môi trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có cơ hội được thực hiện luận văn tốt nghiêp của mình trong điều kiện tốt nhất Tôi cũng xin được gửi lời cám ơn đến TS. Lê Ngọc Thuấn, người đã trực tiếp định hướng, chỉ dẫn và theo sát tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình này. Cuối cùng, tôi cũng xin được gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người đã luôn ở bên cạnh tôi, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiêp. Tôi xin chân thành cám ơn! Hà Nội, ngày tháng 2018 Học viên Nguyễn Việt Tiến năm iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................... vii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................3 1.1. Tổng quan về nghiên cứu tính dễ bị tổn thương ..................................................3 1.1.1. Khái niệm về tính dễ bị tổn thương ...............................................................3 1.1.2. Một số nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương..................................................4 1.2. Đặc điểm địa lý tự nhiên ......................................................................................7 1.2.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................7 1.2.2. Đặc điểm khí hậu ..........................................................................................8 1.2.3. Chế độ nhiệt, ẩm ...........................................................................................9 1.2.4. Chế độ gió .....................................................................................................9 1.2.5. Chế độ mưa ...................................................................................................9 1.2.6. Chế độ bốc hơi và tổn thất bốc hơi .............................................................10 1.2.7. Điều kiện thủy văn.......................................................................................10 1.2.8. Chất lượng nước .........................................................................................12 1.2.9. Đặc điểm địa hình địa chất .........................................................................13 1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội .....................................................................................16 CHƯƠNG II. ĐỖI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................18 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................18 iv 2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................18 2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ....................................................................18 2.2.2. Phương pháp chuyên gia ............................................................................18 2.2.3. Phương pháp phỏng vấn hộ gia đình và phỏng vấn sâu .............................19 2.2.4. Phương pháp khảo sát thực địa, đo đạc lấy mẫu phân tích ngoài hiện trường và phân tích phòng thí nghiệm. .................................................................25 2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu...........................................................................26 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................27 3.1. Kết quả khảo sát và đánh giá tổn thương môi trường xã hội .............................27 3.2. Đánh giá tổn thương môi trường tự nhiên khu vực thủy điện Nậm Chiến 2 .....34 3.2.1. Đánh giá mức độ nguy hiểm do các yếu tố gây tổn thương ........................34 3.2.2. Đánh giá mật độ các đối tượng bị tổn thương ...........................................41 3.2.3. Hiện trạng một số thành phần môi trường..................................................43 3.2.4. Đánh giá khả năng chống chịu, phục hồi của hệ thống môi trường tự nhiên ...............................................................................................................................49 3.3. Các biện pháp giảm thiểu mức độ tổn thương ...................................................53 3.3.1. Các biện pháp giảm thiểu mức độ tổn thương với kinh tế - xã hội .............53 3.3.2. Các biện pháp giảm thiểu tổn thương đến tài nguyên môi trường .............54 3.3.3. Các biện pháp giảm thiểu tổn thương với khu vực hạ lưu ..........................61 3.3.4. Các biện pháp giảm thiểu tổn thương vào mùa lũ ......................................62 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................67 PHỤ LỤC ..................................................................................................................68 v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCH-PCLB Ban chỉ huy phòng chống lụt bão BĐKH Biến đổi khí hậu BOD Nhu cầu oxy sinh hóa BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường BYT Bộ Y tế CBCNV Cán bộ công nhân viên COD Nhu cầu oxy hóa học CTNH Chất thải nguy hại CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt ĐNN Đất ngập nước DO Nồng độ oxy hòa tan MĐTT Mức độ tổn thương MNDTB Mực nước dâng trung bình NOAA Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QĐ Quyết định RMN Rừng ngập mặn SOPAC Hội địa lý ứng dụng Nam Thái Bình Dương TCVN Tiêu chuẩn quốc gia TDBTT Tính dễ bị tổn thương TSS Tổng chất rắn lơ lửng UBND Ủy ban nhân dân USGS Cục địa chất Hoa Kỳ vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Dòng chảy năm tại tuyến đập Nậm Chiến 2 .............................................10 Bảng 1.2. Dòng chảy phù sa vào hồ Nậm Chiến 2 ...................................................12 Bảng 1.3. Kết quả phân tích hóa học mẫu nước .......................................................13 Bảng 2.1. Các chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thương ................................................23 Bảng 3.1. Đánh giá của người dân về xu hướng thay đổi của thiên tai (đơn vị %) ..29 Bảng 3.2 Chỉ số tổn thương của các nhóm sinh kế ...................................................31 Bảng 3.3. Mức ồn tại nhà máy thuỷ điện Nậm Chiến 2 ............................................36 Bảng 3.4. Danh mục các thành phần – thông số quan trắc .......................................44 Bảng 3.5. Khả năng cách âm của một số vật liệu .....................................................57 vii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Vị trí thủy điện Nậm Chiến 2 ......................................................................8 Hình 2.1. Khung sinh kế bền vững của DFID ..........................................................19 Hình 3.1. Xã Chiềng Muôn – Sơn La .......................................................................27 Hình 3.2. Xã Chiềng San – Sơn La ...........................................................................27 Hình 3.3. Sinh kế chủ yếu của người dân sau khi nhà máy hoạt động .....................27 Hình 3.4. Sinh kế chủ yếu của người dân trước khi nhà máy hoạt động ..................27 Hình 3.5. Xếp loại kinh tế .........................................................................................28 Hình 3.6. Các nguồn thông tin ..................................................................................29 Hình 3.7. Thay đổi trong diện tích đất nhiễm phèn và năng suất lúa và hoa màu ....30 Hình 3.8. Mức độ phơi nhiễm và khả năng thích ứng với các tác động do hoạt động của nhà máy thủy điện...............................................................................................30 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi yêu cầu phát triển ngành năng lượng để tạo tiền đề cho việc phát triển các ngành công nghiệp khác. Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường, cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng trên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ… dẫn đến nhu cầu năng lượng cũng tăng lên. Sơn La là tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc nước ta, có nguồn thủy năng tương đối phong phú. Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mưa nhiều và cấu trúc địa chất đa dạng, địa hình đồi núi cao. Dòng chảy sông ngòi được hình thành rất thuận lợi là nhân tố khách quan cơ bản nhất tạo nên một mạng lưới sông suối dày đặc. Nhờ có mạng lưới sông suối dày đặc phân bố trên toàn tỉnh, nên tỉnh Sơn La có ưu thế phát triển thủy điện, tận dụng tối đa nguồn tài nguyên nước để phát triển kinh tế xã hội. Tỉnh Sơn La hiện có 12 đồng bào dân tộc thiểu số, là tỉnh có nhiều huyện thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn, đời sống của bà con nhân dân ở các vùng núi cao còn nhiều thiếu thốn, nhiều khu vực còn chưa có điện lưới quốc gia. Do đó, việc xây dựng các công trình thủy điện sẽ góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy kinh tế,... có ý nghĩa xã hội rất lớn. Ngày nay, phần lớn các công trình thủy điện có quy mô lớn trên các dòng sông chính đã được quy hoạch đã và đang triển khai xây dựng, như thủy điện Sơn La, thủy điện Huội Quảng, thủy điện Nậm Chiến...nên việc nghiên cứu để xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ nhằm tận dụng tối ưu các nguồn năng lượng tái tạo là hoàn toàn hợp lý. Một lợi thế nữa là hệ thống lưới phân phối điện hầu như đã được phủ đến hầu hết các xã trong vùng dự án, do đó việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ thì việc cấp điện phục vụ thi công có nhiều thuận lợi, việc truyền tải điện năng của các nhà máy lên hệ thống điện quốc gia cũng tương đối dễ dàng. Nhưng đi kèm với những lợi ích về kinh tế xã hội thì củng có những tác động tổn thương đến các thành phần môi trường khu vực thủy điện và đặc biệt sẽ tổn 2 thương đến các hoạt động kinh tế xã hội của người dân khu vực thủy điện như sự thay đổi cơ cấu ngành nghề, mất đi các giá trị văn hóa xã hội vốn có của đồng bào dân tộc thiểu số tại khu vực thủy điện ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân mà khu vực thủy điện xây dựng và hoạt đông. Do vậy việc “ Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương đối với xã hội và môi trường do hoạt động của nhà máy thủy điện Nậm Chiến 2 – tỉnh Sơn La” là rất cần thiết để đưa ra số liệu nghiên cứu về mức độ tổn thương của dự án thủy điện. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Đánh giá được mức độ tổn thương của dự án khi đi vào hoạt động đối với các thành phần môi trường xã hội khu vực dự án  Đánh giá được mức độ tổn thương của dự án khi đi vào hoạt động đối với các thành phần môi trường tự nhiên khu vực dự án  Đề xuất hành động khắc phục phù hợp cho các dự án thủy điện khác, đưa ra các cơ chế chính sách phù hợp cho cơ quan quản lý. 3. Nội dung nghiên cứu  Nghiên cứu và tổng hợp các thông tin điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và dân cư của khu vự dự án thủy điện Nậm chiến 2 trước khi xây dựng thủy điện;  Điều tra, thu thập số liệu về điều kiện kinh tế và xã hội của khu vực thủy điện Nậm chiến 2 vào thời điểm đánh giá (Di dân tái định cư, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề...)  Tiến hành lấy mẫu, phân tích các thành phần môi trường tại các vị trí đã được xác minh (Môi trường đất, môi trường nước, môi trường khí và môi trường sinh thái).  Từ các số liệu thu thập, điều tra được, đánh giá mức độ tổn thương của dự án đối với môi trường khu vực thủy điện, từ đó đề xuất các biện pháp, phương hướng xử lý phù hợp. 3 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về nghiên cứu tính dễ bị tổn thương 1.1.1. Khái niệm về tính dễ bị tổn thương Tính dễ bị tổn thương (TDBTT) là một khái niệm khá trừu tượng, được đề cấp đến trong nhiều tài liệu nhưng chưa thống nhất. Đã có nhiều hướng nghiên cứu khác nhau nhằm phân loại thành phần, yếu tố để đánh giá tính dễ bị tổn thương. Tuy nhiên việc sử dụng các thuật ngữ liên quan đến tính dễ bị tổn thương giữa các ngành, lĩnh vực cũng khác nhau. Một số định nghĩa phổ biến về TDBTT được đưa ra như sau: - Tổn thương là khả năng mẫn cảm của tài nguyên (tài nguyên tự nhiên, tài nguyên xã hội) trước những tác động tiêu cực của tai biến (NOAA, 1999). - Mức độ tổn thương là khả năng tiềm tàng và sự ảnh hưởng của các tai biến (yếu tố gây tổn thương) trong từng bối cảnh cụ thể (xã hội, môi trường sống, biến đổi khí hậu) (RonBennioff, 1996). - Mức độ tổn thương đề cặp đến xu hướng các nhân tố của môi trường bị tác động từ bên ngoài, đối lập với nó là khả năng phục hồi và ứng phó lại trước các yếu tố tác động của chính các nhân tố đó (SOPAC, 2004). - Là nguy cơ bị tổn thương của hệ thống tự nhiên – xã hội, là những đặc tính của hệ thống cho phép nó cảm nhận, ứng phó, chống đỡ và phục hồi từ những thay đổi bên ngoài tác động vào hệ thống (Kasperson, 2001). - Là nguy cơ mất mát của con người hoặc hệ thống tự nhiên – xã hội do tác động của tai biến thiên nhiên (Cutter, 2000). - Là mức độ cảm nhận, ứng phó, chống đỡ, tổn thất và phục hồi của tài nguyên – môi trường biển trước những các tác động từ bên ngoài (Mai Trọng Nhuận, 2007). Các định nghĩa này thực chất đều mang các đặc điểm chung nhất của mức độ tổn thương là đánh giá hai nhân tố về sự tác động của các yếu tố bên ngoài đến đối tượng bị tổn thương và sự phục hồi hay ứng phó lại của chính nó. 4 Các bước đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường được tiến hành như sau: Bước 1: Nhận định các yếu tố TN-MT: tài nguyên môi trường đất, nước, không khí; môi trường sinh thái Bước 2: Nhận định, phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường, gồm: - Các yếu tố gây tổn thương: các tai biến (động đất, xói lở, sự cố tràn dầu, lũ lụt và bão, bồi tụ biến động luồng lạch, ô nhiễm môi trường,…) các yếu tố gây cường hóa tai biến (yếu tố tự nhiên, các hoạt động nhân sinh,…). - Các đối tượng bị tổn thương: tài nguyên môi trường đất, nước, không khí; môi trường sinh thái - Khả năng ứng phó với các yếu tố gây tổn thương. Bước 3: Xây dựng các chỉ tiêu cho: các yếu tố gây tổn thương (các tai biến và các yếu tố gây tai biến), các đối tượng bị tổn thương, khả năng ứng phó với các yếu tố gây tổn thương. Bước 4: Đánh giá, phân vùng mức độ nguy hiểm do các yếu tố gây tổn thương Bước 5: Đánh giá, phân vùng mật độ đối tượng bị tổn thương Bước 6: Đánh giá khả năng ứng phó của hệ thống TN-MT trước các yếu tố gây tổn thương. Bước 7: Đánh giá, phân vùng mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường. 1.1.2. Một số nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương 1.1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới Các nghiên cứu về tổn thương được thực hiện đầu tiên vào những năm 70 của thế kỷ 20 với các công trình nghiên cứu tổn thương ven biển của Hoa Kỳ, như đánh giá mức độ tổn thương do tràn dầu tại Alaska (Jacqueline Michel, 1978). Tuy nhiên, kết quả chỉ dừng lại ở việc đưa ra các ảnh hưởng do sự cố tràn dầu và có dự báo về các khu 5 vực ảnh hưởng nghiêm trọng. Các công trình trong thời gian này đã thực hiện bước đầu đưa ra các tiêu chí đánh giá tổn thương (Vulnerability Index) là cơ sở quan trọng cho các nghiên cứu tổn thương sau này. Giai đoạn từ những năm 1990 đến nay, các nghiên cứu tổn thương thực sự được phát triển mạnh mẽ và có tính hệ thống cao, các mô hình đánh giá tổn thương được đưa ra với nhiều thông tin được lựa chọn cho kết quả chính xác cao. Một vài mô hình đánh giá tổn thương khá chi tiết và điển hình như sau: - Mô hình đánh giá tổn thương và sự thích ứng của Ron Benioff –et.al (19931996) đã đưa ra sự đánh giá có lựa chọn bối cảnh của các yếu tố gây tổn thương gồm biến đổi khí hậu, điều kiện xã hội và môi trường tự nhiên. - Mô hình đánh giá tổn thương của NOAA với sự đánh giá về mức độ nguy hiểm do các tai biến, mật độ đối tượng bị tổn thương. Cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá mức độ tổn thương rất phong phú và chi tiết mạng lưới liên kết giữa các cơ quan thuộc nhiều lĩnh vực (Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, …). - Mô hình đánh giá tổn thương EVI của SOPAC (Hội địa lý ứng dụng Nam Thái Bình Dương, 2004) với hơn 50 tiêu chí được đưa ra và lượng thông tin đánh giá trải đều trên nhiều lĩnh vực tự nhiên và xã hội. - Mô hình đánh giá tổn thương đới ven biển của Cục địa chất Hoa Kỳ (USGS, 2000) phục vụ cho đánh giá phụ thuộc vào các tai biến ven biển như dâng cao mực nước biển, xói lở, bồi tụ … dựa trên các tiêu chí về đặc điểm đường bờ (địa mạo, địa hình, cấu tạo bờ,…). - Mô hình đánh giá tổn thương xã hội (SoVI) của Cutter (2000) xây dựng với các tiêu chí đánh giá mang tính xã hội cao như tuổi, mật độ dân số, trình độ học vấn,… Các yếu tố này thể hiện sự thích nghi và ảnh hưởng của tai biến đối với xã hội. Các mô hình trên tuy được xây dựng với mục tiêu, cách tiếp cận về mức độ tổn thương khác nhau nhưng đều cho kết quả cuối cùng là thành lập bản đồ mức độ tổn thương và các thành phần trong các nghiên cứu trên, một số khía cạnh được đề cập 6 nhiều là tổn thương kinh tế, tổn thương do chiến tranh khủng bố, tổn thương do các tai biến thiên nhiên (biến đổi khí hậu, tai biến môi trường,…), tổn thương do các yếu tố công nghệ gây ra. Các nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương trên thế giới có hướng tiếp cận như sau: - Đánh giá tổn thương dựa trên chỉ tiêu về đối tượng bị tổn thương như CVI (Coastal Vulnerability Index) của Cục địa chất Hoa Kỳ, SoVI của Cutter. - Đánh giá tổn thương trên cách tiếp cận tổng hợp cả các nhóm yếu tố tự nhiên và xã hội như EVI của SOPAC, RonBenioff. - Đánh giá tổn thương dựa trên các yếu tố gây tai biến như các đánh giá của NOAA, các nghiên cứu của chương trình môi trường Liên Hợp Quốc. Như vậy, ta có thể thấy hiện nay các nghiên cứu về tổn thương trên thế giới rất đa dạng và phong phú với nhiều cách tiếp cận khác nhau với hệ cơ sở dữ liệu rất phong phú và tính chi tiết cao. Kết quả của tiến trình đánh giá tổn thương được áp dụng vào quy hoạch phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, sử dụng đất,… Ngoài ra kết quả này còn góp phần xây dựng cho việc đánh giá môi trường chiến lược của mỗi khu vực. 1.1.2.2. Nghiên cứu trong nước Các công trình nghiên cứu về mức độ tổn thương mới chỉ bắt đầu tại Việt Nam từ những năm cuối thế kỷ 20 đến nay. Đầu tiên là công trình của Tom, G.et.al., (1966) với sự nghiên cứu tổng thể về mức độ tổn thương đới ven biển Việt Nam trước các nguy cơ biến đổi khí hậu. Tuy nhiên công trình này chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá sơ bộ cho toàn dải ven biển Việt Nam với độ chi tiết chưa cao chưa đem lại nhiều kết quả cho quy hoạch sử dụng bền vững đới ven biển. Trong giai đoạn đầu thế kỷ 21, công trình “Nghiên cứu, đánh giá mức độ tổn thương của đới duyên hải Nam Trung Bộ làm cơ sở khoa học để giảm nhẹ tai biến, quy hoạch sử dụng đất bền vững” (Mai Trọng Nhuận và nnk, 2002) đã bước đầu nghiên cứu đánh giá sơ bộ mức độ tổn thương đới duyên hải thuộc miền Nam Trung Bộ của 7 Việt Nam dựa trên mô hình đánh giá mức độ tổn thương của Cutter (1996) và quy trình đánh giá tổn thương của NOAA (1999). Tiếp theo hướng nghiên cứu đó, đề tài “Nghiên cứu đề xuất mô hình, giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên địa chất đới duyên hải, lấy ví dụ vùng Phan Thiết – Vũng Tàu” (Mai Trọng Nhuận và nnk, 2007), phương pháp đành giá mức độ tổn thương của tài nguyên địa chất, trong đó có hệ sinh thái ĐNN và một số hệ sinh thái nhạy cảm cao khác như rạn san hô, RNM đã được nghiên cứu, đánh giá chi tiết. Kết quả đánh giá này được đưa vào để xây dựng mô hình khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên địa chất nói riêng và các dạng tài nguyên nói chung. Trong luận án tiến sỹ của Lê Thị Thu Hiền, 2005 “Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho việc quản lý môi trường vùng Hải Phòng và phụ cận”, tác giả đã nghiên cứu chi tiết về các yếu tố ảnh hưởng tới MĐTT đới ven biển Hải Phòng (bao gồm 3 chỉ tiêu: mức độ tai biến, mật độ đối tượng chịu tổn thương và khả năng ứng phó với tai biến). Trong nghiên cứu này, tác giả đã xây dựng bản độ MĐTT đới ven biển Hải Phòng dựa trên công nghệ GIS và viễn thám. Công trình nghiên cứu này đã góp phần quản lý phát triển bền vững đới ven biển Hải Phòng với việc đề xuất các giải pháp cho bảo vệ môi trường khu vực. Bên cạnh đó, vấn đề nghiên cứu tổn thương bước đầu đã được lồng ghép nghiên cứu trong các đề tài thành lập bản đồ hiện trạng và dự báo tai biến địa chất, với việc phân cấp mức độ tổn thương của môi trường thành 5 mức từ thấp đến cao. Kết quả đánh giá này đã góp phần cho việc quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ, lãnh hải trong khu vực nghiên cứu. 1.2. Đặc điểm địa lý tự nhiên 1.2.1. Vị trí địa lý Công trình thủy điện Nậm Chiến 2 được xây dựng trên Suối Chiến cách huyện lỵ Mường La khoảng 8km (công trình nằm kề bên đường vào nhà máy thủy điện Nậm Chiến 1). Tuyến công trình đầu mối (đập dâng, đập tràn, ... ) nằm cách cầu qua suối Chiến khoảng 700m về phía thượng lưu. Vị trí đặt nhà máy được chọn 8 nằm phía bờ trái suối Chiến, cách cầu qua suối Chiến 2000m và cách cầu treo đi bản Luông khoảng 50m về hạ lưu. Hình 1.1. Vị trí thủy điện Nậm Chiến 2 Mục đích của dự án thủy điện Nậm Chiến 2 là kinh doanh phát điện với công suất lắp đặt 32 MW, điện năng bình quân năm 130,93 x 106 Kwh. Điện sản xuất từ nhà máy thủy điện Nậm Chiến 2 được hòa vào lưới điện quốc gia qua trạm biến áp 110 KV Mường La. Dự án thủy điện Nậm Chiến 2 được xây dựng trên phạm vi hoàn toàn đất lâm nghiệp và một phần đất nông nghiệp, Toàn bộ khu vực xây dựng công trình và vùng ảnh hưởng chủ yếu là đất rừng lâm nghiệp, nương rẫy hoa màu ven bờ suối. 1.2.2. Đặc điểm khí hậu Cũng như các vùng khác ở lưu vực sông Đà, khí hậu lưu vực suối Chiến mang đậm nét khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm khí hậu phân ra làm hai mùa rõ rệt: mùa đông khô lạnh, mưa ít; mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều. 9 1.2.3. Chế độ nhiệt, ẩm Nhiệt độ không khí trung bình nhiều năm trên suối Chiến dao động từ 1822oC. Địa hình càng lên cao nhiệt độ càng giảm, có thể hạ thấp tới 14,5oC. Nhiệt độ cao nhất thường xuất hiện vào các tháng IV, V và thấp nhất thường xuất hiện vào các tháng I và tháng XII. Nhiệt độ không khí lớn nhất tuyệt đối theo các tài liệu quan trắc trạm Sơn La là 38 oC, tại Mù Căng Chải là 34 oC. Độ ẩm tương đối trung bình tháng trong mùa mưa (tháng V+IX) thay đổi từ 79,5-86,0% trong mùa khô thay đổi từ 72,7-83,1%. Độ ẩm thấp nhất tuyệt đối trong thời kỳ quan trắc có áp suất hơi nước bão hòa từ 15-17mb. Độ ẩm tuyệt đối trung bình nhiều năm có áp suất hơi nước bão hòa khoảng 20-30mb. 1.2.4. Chế độ gió Với vị trí địa lý đặc biệt về mặt cấu trúc, phức tạp về mặt địa hình, khu vực công trình thủy điện Nậm Chiến có chế độ gió tương đối khác so với các vùng nằm trong khu vực Bắc Bộ. Về mùa đông, rõ rệt nhất trong tháng I là hướng Đông Nam chiếm ưu thế tuyệt đối với tần suất xuất hiện 60-70%. Bên cạnh đó, hướng Tây và Tây Bắc cũng chiếm một tần suất đáng kể, còn hướng gió Đông Bắc thì ít xuất hiện, tình hình trên còn duy trì cho tới tháng IV. Vào mùa hạ, hướng gió chiếm ưu thế từ Nam đến Tây. Vào tháng VI, hướng Tây chiếm tần suất tới 30%. Hướng Đông Nam cũng phổ biến với tần suất xuất hiện khoảng 20%. Đôi khi, hướng Bắc cũng có tần suất khá lớn khoảng trên 10%. 1.2.5. Chế độ mưa Mưa trên lưu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của trung tâm mưa lớn ở thượng nguồn sông Đà. Sự hình thành vùng mưa lớn này có quan hệ trực tiếp với luồng gió phía Tây trong mùa Hạ. Khi luồng gió này phát triển mạnh theo rìa phía Tây Nam của áp thấp Hoa Nam vượt qua các dãy núi và cao nguyên thượng Lào tràn tới miền Bắc, tuy ở tần thấp mức độ biến tính khá cao, nhưng khả năng gây mưa lớn còn rất phong phú. Do tác dụng chắn gió ở sườn phía Nam của dãy núi Vân Nam, lượng mưa tăng lên tới mức độ khá lớn trên một diện tích rộng, góp phần không nhỏ vào dòng chảy ở khu vực suối Chiến. Lượng mưa trung bình tháng iến đổi theo những 10 quy luật nhất định. Lượng mưa trong 5 tháng mùa mưa (từ tháng V+IX) chiếm tới 80-85% tổng lượng mưa cả năm. Mưa lớn thường tập trung vào 3 tháng VI, VII, VIII, số ngày mưa nhiều nhất thường xảy ra vào tháng VII. 1.2.6. Chế độ bốc hơi và tổn thất bốc hơi - Bốc hơi Theo các tài liệu tực đo quan trắc trên lưu vực sông Đà, lượng bốc hơi lớn nhất thường quan trắc được từ tháng II đến tháng V, và trung bình tháng thường lớn hơn 80mm. Từ tháng VI đến tháng VIII là thời gian lượng mưa lớn, độ ẩm cao, tổng lượng bốc hơi trung bình tháng giảm tới 48-60mm. - Tổn thất bốc hơi Theo số liệu quan trắc bốc hơi trung bình nhiều năm (1978-2004) đo bằng ống Piche tại trạm khí tượng Mù Căng Chải là 944mm. 1.2.7. Điều kiện thủy văn - Dòng chảy năm: Chế độ thủy văn lưu vực sông Nậm Chiến chịu sư chi phối chủ yếu bởi chế độ mưa. Mưa là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho quá trình dòng chảy. Tuy vậy do tác động trực tiếp của các yếu tố địa hình, địa chất, thảm phủ thực vật,… quá trình hình thành dòng chảy trong sông suối bị điều tiết lại dẫn đến sự phân mùa dòng chảy. Hàng năm mùa lũ thường bắt đầu chậm hơn mùa mưa khoảng gần một tháng, mùa lũ thường bắt đầu vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 10. Lượng dòng chảy năm tại lưu vực Nậm Chiến trong năm phân bố tương đối đều, mùa khô chiếm 30% lượng dòng chảy và mùa lũ là 70%. Bảng 1.1. Dòng chảy năm tại tuyến đập Nậm Chiến 2 Đặc trưng thống kê Tuyến Nậm Chiến 2 Qp%(m3/s) Q (m3/s) Cv Cs 5% 10% 20% 50% 75% 80% 85% 90% 20,7 0,18 0,36 27,2 25,6 23,8 20,5 18,1 17,5 16,9 16,1 Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2015 11 - Dòng chảy lũ, đặc điểm lũ trên lưu vực: Dòng chảy lớn nhất lưu vực Nậm Chiến trong hệ thống sông Nậm Chiến nguyên nhân là do mưa rào. Những trận mưa lớn xảy ra do sự hoạt động mạnh của gió mùa mùa hạ kết hợp ảnh hưởng từ các trận bão lớn đổ bộ vào đất liền từ biển Đông cũng như các nhiễu loạn thời tiết biển khác, đáng kể là áp thấp nhiệt đới. Dòng chảy đỉnh lũ đo tại trạm Nậm Chiến có đỉnh lũ khá lớn, các năm 1964, 1968, 1973, 1977, 1979 có đỉnh lũ đều trên 500 m3/s, năm cao nhất là năm 1977 có đỉnh 641 m3/s. - Dòng chảy rắn: Lưu vực Nậm Chiến chưa có trạm quan trắc về dòng chảy bùn cát. Qua thống kê tài liệu đo đạc phù sa ở các sông nhánh của sông Đà, sông Hồng lân cận lưu vực nghiên cứu có diện tích tương đương độ đục phù sa quan trắc dao động từ 200 – 300 (g/m3): trạm Cốc San ρ = 208 (g/m3), Tà Thàng ρ = 244 (g/m3), Ngòi Thia ρ = 223 (g/m3), Sa Pa ρ = 219 (g/m3). Dòng chảy phù sa vào hồ Nậm Chiến 2 có nguồn gốc từ hai bộ phận lưu vực: một phần theo dòng chính Nậm Chiến đến từ hồ Nậm Chiến (Bậc thang phía thượng lưu) và phần còn lại theo các sông suối nhỏ khu giữa từ Nậm Chiến đến Nậm Chiến 2. Dòng chảy phù sa vào hồ Nậm Chiến, theo trung tâm khí tượng sẽ lắng đọng lại 100% phù sa di đáy và 90% phù sa lơ lửng. Do đó trôi xuống hạ du chỉ còn 10% lơ lửng. Từ đó có thể tính được lượng phù sa chảy từ hồ Nậm Chiến và Nậm Chiến 2:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan