Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu, đánh giá biến đổi một số yếu tố địa lý bằng công nghệ gis phục vụ xâ...

Tài liệu Nghiên cứu, đánh giá biến đổi một số yếu tố địa lý bằng công nghệ gis phục vụ xây dựng các giải pháp đa lợi ích sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước huyện ven biển yên hưng, tỉnh quảng ninh.

.PDF
21
79
108

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BÁO CÁO TỔNG KẾT KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KH&CN CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA Tên đề tài: Nghiên cứu, đánh giá biến đổi một số yếu tố địa lý bằng công nghệ GIS phục vụ xây dựng các giải pháp đa lợi ích sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước huyện ven biển Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Mã số đề tài: QG 12 20 Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nhữ Thị Xuân Hà Nội, 2014 PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG 1.1. Tên đề tài: Nghiên cứu, đánh giá biến đổi một số yếu tố địa lý bằng công nghệ GIS phục vụ xây dựng các giải pháp đa lợi ích sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước huyện ven biển Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. 1.2. Mã số: QG 12 20 1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài TT Chức danh, học vị, họ và tên Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài 1 PGS.TS. Nhữ Thị Xuân ĐHKHTN Chủ trì 2 PGS.TS. Đặng Văn Bào ĐHKHTN Tham gia 3 TS. Bùi Quang Thành ĐHKHTN Tham gia 4 TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng ĐHKHTN Tham gia 5 NCS. Vũ Phương Lan NCS Tham gia 6 HVCH Lê Thị Lan Anh HVCH Tham gia 7 HVCH Trần Thị Như Hoa HVCH Tham gia 8 SV. Đỗ Phương Linh SV Tham gia 9 ThS. Hà Minh Cường Bộ TN và MT Tham gia 10 ThS. Phạm Xuân Cảnh ĐHKHTN Tham gia 1.4. Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 1.5. Thời gian thực hiện: 1.5.1. Theo hợp đồng: từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 10 năm 2014. 1.5.2. Thực hiện thực tế: từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 10 năm 2014 1.6. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 180 triệu đồng. PHẦN II. TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đặt vấn đề Đất ngập nước (ĐNN) có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái, con người, có giá trị lớn về kinh tế, văn hóa và đa dạng sinh học, song cũng là khu vực có tính nhạy cảm và dễ bị tổn thương, biến đổi bởi các tác nhân tự nhiên và con người. Huyện Yên Hưng, nay là thị xã Quảng Yên là khu vực ven biển có diện tích lớn ĐNN. Tuy nhiên, trong những năm qua việc sử dụng tài nguyên đất nói chung, ĐNN nói riêng chưa hợp lý, thiếu căn cứ khoa học vững chắc và chưa được hoạch định một cách rõ ràng, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế, đồng thời có nguy cơ làm suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường đất. Bên cạnh đó, trong bối cảnh biến đổi khi hậu toàn cầu đang là một vấn đề được quan tâm. Việt Nam nói chung, Quảng Yên nói riêng là một trong những nơi nhạy cảm nhất với tác động của biến đổi khí hậu. Viễn thám và GIS là công cụ hiện đại trong đánh giá biến động các yếu tố địa lý một cách khách quan và mang lại hiệu quả. Cơ sở dữ liệu bản đồ trong GIS sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc triển khai thực hiện phương hướng phát triển kinh tế – xã hội; là cơ sở dữ liệu trực quan gốc cho việc cập nhật thông tin, trợ giúp ra quyết định, giúp khai thác có hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh của khu vực nghiên cứu. Trước thực trạng đó, đề tài tập trung phân tích, đánh giá các nhân tố thành tạo và ảnh hưởng tới đặc điểm địa lý khu vực nghiên cứu. Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ địa lý số phục vụ nghiên cứu đặc điểm và biến đổi yếu tố địa lý. Phân tích các nguyên nhân gây biến đổi một số yếu tố địa lý khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở đó xây dựng các giải pháp đa lợi ích và đề xuất định hướng sử dụng bền vững tài nguyên ĐNN khu vực nghiên cứu. 1 2. Mục tiêu: Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ địa lý số về đặc điểm và biến đổi một số yếu tố địa lý, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp đa lợi ích sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. 3. Phương pháp nghiên cứu: Các yếu tố địa lý có mối quan hệ và tương tác chặt chẽ với nhau, nên khi nghiên cứu biến động các yếu tố địa lý, đề tài đặt chúng trong một hệ thống, tổng thể và có tính đến lịch sử hình thành phát triển, nhằm đưa ra định hướng sử dụng hợp lý, bền vững ĐNN. Do vậy, đề tài đã tiếp cận hệ thống, tổng hợp, lịch sử, phát triển bền vững, xã hội học để nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu mà đề tài đã sử dụng bao gồm: thu thập và phân tích tài liệu; điều tra khảo sát thực địa; đánh giá nhanh nông thôn; bản đồ, viễn thám, GIS. 4. Tổng kết kết quả nghiên cứu 4.1. Tổng quan về cơ sở khoa học nghiên cứu biến đổi yếu tố địa lý phục vụ xây dựng các giải pháp đa lợi ích sử dụng bền vững tài nguyên ĐNN trên cơ sở ứng dụng GIS. 4.1.1. Đất ngập nước: “ĐNN được coi là các vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước dù là tự nhiên hay nhân tạo, ngập nước thường xuyên hoặc từng thời kì, là nước tĩnh, nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, bao gồm cả những vùng biển mà độ sâu mực nước khi thủy triều ở mức thấp nhất không vượt quá 6m”. Đất ngập nước được hiểu là bãi lầy thủy triều, rừng ngập mặn ảnh hưởng của thủy triều, đầm lầy trồng đước và vùng bùn lầy. Là khu vực chuyển tiếp giữa môi trường ngập nước vĩnh viễn (thủy sinh) và môi trường cạn. Chính vì vậy, đất ngập nước có đặc thù của cả hai loại môi trường này [2,7,8,9]. 4.1.2. Vai trò và lợi ích của đất ngập nước: Đất ngập nước ven biển có chức năng quan trọng về mặt sinh thái và chu trình thủy học, có vai trò nạp, tiết nước ngầm, lắng đọng trầm tích, độc tố, tích lũy chất dinh dưỡng, điều hòa vi khí hậu, hạn chế lũ lụt, sản xuất sinh khối, duy trì đa dạng sinh học, chắn sóng, chắn bão bảo vệ bờ biển. Đất ngập nước là nguồn sống, sinh kế của một bộ phận khá lớn người dân VN, mang lại lợi ích và giá trị to lớn về kinh tế - xã hội - văn hóa - môi trường, đóng góp rất quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước [2,9]. Giá trị ĐNN được thể hiện thông qua tổng giá trị kinh tế của chúng, trong đó bao gồm giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng. Giá trị sử dụng bao gồm trực tiếp và gián tiếp. Sử dụng trực tiếp là những giá trị gắn liền với cuộc sống hàng ngày của con người mà ĐNN mang lại như đánh bắt cá, thu lượm củi đun, nghỉ ngơi, giải trí, ... [22, 23]. Giá trị phi sử dụng bao hàm những giá trị thừa kế (để lại) và giá trị tồn tại. Tổng giá trị thừa kế (để lại) và giá trị tồn tại, như được ước tính trong các nghiên cứu của Sutherland và Walsh (1985), dao động trong khoảng 35-70% tổng giá trị tài nguyên [24]. Chính vì vậy, cần lựa chọn các phương án định giá phù hợp đối với ĐNN. 4.1.3. Quản lý và phát triển bền vững đất ngập nước: Nhiều yếu tố tác động đến ĐNN như: tăng dân số, các hoạt động kinh tế, sự thay đổi khí hậu, sự ô nhiễm nước, ... . Theo Công ước của Ramsar (1971) ”Sử dụng bền vững ĐNN cho lợi ích của nhân loại mà vẫn duy trì được những tính chất tự nhiên của hệ sinh thái”. Hai vấn đề quan trọng khi sử dụng ĐNN là sinh kế của cộng đồng ven vùng ĐNN và giá trị tự nhiên của hệ sinh thái ĐNN. Những tính chất tự nhiên của hệ sinh thái là: thành phần lý, hóa, sinh học, như đất, nước, thực vật, động vật, chất dinh dưỡng và sự tương tác giữa chúng. Theo Ủy ban Quốc tế về Môi trường và Phát triển: “Sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng của các thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn các nhu cầu của chính họ”. Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, đó là: phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Kinh nghiệm sử dụng ĐNN trên thế giới: - Xây dựng các chiến lược quản lý ĐNN tại Úc [24]: Dựa vào người dân, xây dựng thể chế pháp luật, đảm bảo cơ sở khoa học, tham gia công ước quốc tế, ...; - Chiến lược quản lý ĐNN của World Bank: phối hợp quản lý ĐNN với các dịch vụ (quản lý tổng hợp ĐNN), thiết lập cơ cấu tổ chức, xây dựng các công cụ quản lý, .... Bài học về sự tùy ý san lấp Hồ Tỳ Bà ở Trung Quốc [26] ... Phương hướng bảo tồn và phát triển ĐNN ở nước ta: Xã hội hóa bảo tồn và phát triển ĐNN, phát triển ĐNN theo hướng du lịch sinh thái, xây dựng mô hình ĐNN theo hướng nông nghiệp đa 2 canh. Các phương pháp tiếp cận quản lí tài nguyên ĐNN đã và đang được áp dụng ở các mức độ khác nhau, bao gồm: - Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng; - Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên; - Dự án bảo tồn và phát triển tổng hợp; - Cách tiếp cận quản lý liên ngành; Quản lý dựa trên cơ sở tiếp cận hệ sinh thái; - Đánh giá nhanh nông thôn; - Lượng giá kinh tế; GIS và viễn thám, công nghệ thông tin, mô hình hóa bản đồ. 4.1.4. Các yếu tố địa lý và biến đổi yếu tố địa lý: Các yếu tố địa lý tự nhiên: địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật. Các yếu tố địa lý kinh tế - xã hội: dân cư, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ - thương mại - du lịch. Biến đổi yếu tố địa lý: là thay đổi, thay thế trạng thái này bằng một trạng thái khác của các yếu tố địa lý trong môi trường tự nhiên và xã hội, theo không gian và thời gian. Có thể là biến đổi về chất dẫn đến biến đổi về lượng và ngược lại. Chất là các thuộc tính, các yếu tố cấu thành của yếu tố địa lý, nói lên yếu tố địa lý đó là gì, phân biệt nó với các yếu tố địa lý khác. Lượng là quy mô, trình độ phát triển, biểu thị con số các thuộc tính, các yếu tố cấu thành nó. Phép phân tích các bản đồ khác thời điểm cho phép xác định được không những độ lớn của sự biến đổi, mà cả phương hướng của nó, bằng vectơ và tốc độ trung bình. 4.1.5. Khả năng ứng dụng GIS trong nghiên cứu biến đổi yếu tố địa lý: Với những ưu việt và khả năng tổ chức, cập nhật phân tích không gian của GIS, GIS hoàn toàn đáp ứng một cách hiệu quả nghiên cứu, phân tích biến đổi các yếu tố địa lý phục vụ đề xuất các giải pháp đa lợi ích sử dụng hợp lý ĐNN. Hiện nay GIS đang được sử dụng như một hệ thống các công cụ hữu hiệu để nhập, lưu trữ, cập nhật, tổ chức, sắp xếp một khối lượng thông tin lớn, đa dạng thành một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh, xử lý và phân tích, đưa các thông tin về một hệ quy chiếu thống nhất, chiết xuất thông tin, nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể về sử dụng hợp lý tài nguyên và nhiều vấn đề thực tiễn khác, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và quy hoạch lãnh thổ. 4.1.6. Tổng quan các công trình nghiên cứu về biến đổi yếu tố địa lý trên cơ sở GIS: Trên thế giới: Để nghiên cứu biến đổi yếu tố địa lý trên cơ sở GIS đã có nhiều công trình nghiên cứu. Đặc biệt từ những năm 1950, khi mà các công nghệ tin học, GIS và viễn thám phát triển, thì vấn đề nghiên cứu biến đổi các yếu tố địa lý được quan tâm nhiều hơn ở các nước, như Canada, Mỹ, Thụy Sỹ, Hà Lan, Nga, Trung Quốc, Phần Lan ... Nhiều công trình gần đây đã đề cập đến nghiên cứu biến đổi các yếu tố địa lý, phân tích sự biến đổi lớp phủ thực vật và các mô hình cảnh quan, nghiên cứu các chỉ thị, đánh giá và ứng dụng của biến đổi cảnh quan ... Ở Việt Nam: Trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Địa lý về các yếu tố địa lý làm cơ sở cho việc đánh giá và quy hoạch lãnh thổ, định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội như: Vũ Tự Lập, Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Cao Huần, Mai Trọng Nhuận, Nguyễn Ngọc Khánh, Phạm Quang Anh, Trương Quang Hải, Nguyễn Khanh Vân, Nguyễn Quang Mỹ, Đào Đình Bắc, Vũ Văn Phái, Nguyễn Ngọc Thạch, Phạm Văn Cự, Nguyễn Thị Hải, Phạm Quang Tuấn, Đặng Văn Bào, Trần Anh Tuấn, Trần Văn Tuấn, Nguyễn Hiệu, Nguyễn Văn Cư, Đinh Thị Bảo Hoa, ... đã có nhiều đóng góp cho khoa học Địa lý trong nước. 4.1.7. Các công trình nghiên cứu về khu vực: Khu vực ven biển Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh nằm trong khu vực ven biển Bắc Bộ, đã có nhiều công trình nghiên cứu về địa lý, địa chất, môi trường và sinh vật biển. Với những mục đích nghiên cứu khác nhau, các công trình này đã xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) khá phong phú về vùng ven biển Bắc Bộ nói chung và khu vực Quảng Yên nói riêng. Đề tài này dựa trên những tài liệu đã có, ảnh viễn thám và các kết quả của quá trình thực địa, nghiên cứu sự biến đổi của một số yếu tố địa lý có liên hệ với sự biến đổi khí hậu, từ đó xây dựng các giải pháp đa lợi ích sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Đây là hướng nghiên cứu có những nét mới khác biệt so với các hướng nghiên cứu trước ở khu vực này. 3 4.2. Đặc điểm các yếu tố hình thành và ảnh hưởng đất ngập nước khu vực nghiên cứu 4.2.1. Đặc điểm các yếu tố hình thành Vị trí địa lý: Quảng Yên là thị xã nằm ven biển ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh, có lịch sử phát triển lâu đời, nằm trong trục kinh tế động lực ven biển quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, với diện tích tự nhiên là 31.420,20 ha, chiếm 5,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, có 19 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có 11 phường. Địa hình - địa mạo: Nằm trong vùng đồng bằng bồi tích cửa sông Bạch Đằng. Địa hình chủ yếu là đồng bằng ven biển có xen lẫn đồi núi thấp của dãy núi cánh cung Đông Triều chạy ra biển. Ðịa hình đa dạng, phức tạp và được chia thành 2 vùng rõ rệt: Vùng Hà Bắc: địa hình bị chia cắt mạnh, chủ yếu là đồi núi thấp, ruộng bậc thang, xen kẽ là những khu đất dốc, thấp dần về phía ven biển, có một số đồi cao, núi thấp. Xã Sông Khoai và các phường Tân An, Hà An là vùng đất mới do khai hoang lấn biển, nên địa hình bằng phẳng hơn. Xã đảo Hoàng Tân địa hình chủ yếu là đồi núi, phần còn lại là địa hình thấp chịu ảnh hưởng của biển và các cửa sông bao quanh như sông Hốt, sông Bình Hương và sông Bến Giang. Vùng Hà Nam: nằm ở hữu ngạn sông Chanh, là vùng bãi bồi tạo nên do quai đê lấn biển, mở rộng các bãi bồi ven sông và bãi sú vẹt ven biển. Địa hình thấp trũng hình lòng chảo, chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển nên đất chua mặn là chủ yếu. Khu ngoài đê là vùng bãi triều đã và đang được khoanh bao để nuôi trồng hải sản tạo điều kiện phát triển ngành thuỷ sản. Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và mưa nhiều vào mùa hè, lạnh và khô vào mùa đông. Hải văn: Thuỷ triều mang tính chất nhật triều đều, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống, biên độ thuỷ triều từ 3 - 4m. Thủy văn: Mạng lưới dòng chảy khá dày đặc, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam rồi đổ ra biển qua các cửa sông. Dòng chính - sông Bạch Đằng chảy ở phía Tây, ngăn cách Quảng Yên với Hải Phòng. Các chi lưu chảy vào thị xã là nhánh sông Chanh và sông Rút bao lấy đảo Hà Nam rồi đổ ra biển Cát Bà, Cát Hải, còn nhánh Bạch Đằng đổ ra cửa Nam Triệu. Tài nguyên nước: Có hồ Yên Lập với dung tích thường xuyên là 127,5 triệu m3, có khả năng đáp ứng, thoả mãn nhu cầu cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong thị xã. Quy mô của hồ lớn, nguồn cấp nước dồi dào. Thổ nhưỡng và tài nguyên đất: Là đồng bằng cửa sông ven biển, gồm các nhóm đất chính sau: Đất đồi núi: phân bố ở khu vực phía Bắc thị xã. Đất đồng bằng: chủ yếu là đất phù sa cổ và đất phù sa cũ nằm trong đê không được bồi hàng năm, phân bố ở hầu hết các xã phường trong thị xã, nhưng tập trung ở khu vực Hà Nam. Đất bãi bồi cửa sông ven biển: gồm các loại đất mặn và đất cát, phân bố ở các khu vực ven biển và cửa sông,... 4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới đất ngập nước khu vực nghiên cứu - Dân số và lao động: Năm 2004, dân số trung bình của Quảng Yên là 134.964 người, mật độ 422 người/km2 và đến năm 2011, dân số đã tăng lên 139.596 người. Dân số tăng, nhu cầu đất cho xây dựng nhà ở tăng … dẫn đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ các loại hình khác sang đất ở, trong đó có san lấp ĐNN làm nhà ở diễn ra ngày càng nhiều. Giai đoạn 2004-2013 đã chuyển 236,25 ha đất lúa sang đất ở và chuyên dùng (bảng 1). - Quai đê lấn biển: Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Quảng Yên đã được cải tạo và mở rộng để trồng trọt và định cư. Quá trình quai đê, lấn biển, khai thác bãi bồi và các hoạt động phát triển đã tác động mạnh mẽ đến cảnh quan tự nhiên làm hình thành các kiểu thảm thực vật thứ sinh nhân tác nhạy cảm và các kiểu sử dụng đất trong mối phụ thuộc vào động lực sông - biển - triều. Hoạt động quai đê lấn biển đã tạo ra các dạng bãi triều cao được khai hoang. - Nuôi trồng thủy sản: Trong khoảng 20 năm trở lại đây, các đầm nuôi trồng thủy sản có sự phát triển gia tăng. Điển hình là khu vực Bình Hương và Đầm Nhà Mạc. Mặc dù những phương thức khai thác ven biển hiện nay đã hình thành các hệ sinh thái nước lợ có năng suất sinh học và giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần các hệ sinh thái nước ngọt, nhưng thường khai thác không bền vững. Xây dựng các đầm thuỷ sản làm tăng xâm nhập mặn; nước thải từ các đầm nuôi tôm làm ô nhiễm môi 4 trường đất và nước, hệ quả làm giảm năng suất nuôi trồng; việc xây dựng các đầm nuôi còn làm tăng nguy cơ xói lở bờ biển, vỡ đê do chặt phá rừng ngập mặn. - Chặt phá rừng ngập mặn: Diện tích rừng ngập mặn đang chịu sức ép rất lớn từ phát triển nuôi trồng thủy sản và khai thác lâm sản. Do chưa nhận thức đầy đủ về giá trị rừng ngập mặn nên người dân phá rừng để nuôi trồng và khai thác thủy sản ồ ạt. Diện tích rừng ngập mặn giảm, nguồn thức ăn thực vật và dinh dưỡng của các loài sinh vật sống ở sông, biển cũng giảm. - Các hoạt động khác: Việc xây dựng đường sá, cầu cảng, khu đô thị và công nghiệp không những tàn phá nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng ngập mặn, còn gây rất nhiều ảnh hưởng đến môi trường (chất thải sinh hoạt, công nghiệp, dầu thải) làm nhiều sinh vật chết hoặc bỏ đi nơi khác. Ngoài ra, còn gây xói lở bờ sông do hoạt động của tàu thuyền có công suất lớn. 4.2.3. Nhận xét chung về các yếu tố hình thành và ảnh hưởng tới ĐNN Thuận lợi: Quảng Yên có diện tích ĐNN lớn với hệ thống ao hồ đầm phong phú, giá trị đa dạng sinh học cao, tạo cảnh quan tự nhiên đẹp, đặc biệt còn có tiềm năng xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái, nuôi trồng thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường. Cơ sở hạ tầng phát triển, với hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy thuận lợi cho việc giao lưu, liên kết trao đổi với các địa phương khác. Khó khăn: Tốc độ phát triển công nghiệp tăng nhưng hệ thống thoát nước, xử lí nước thải, rác thải chưa hợp lí, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường, suy thoái cảnh quan tự nhiên và ảnh hưởng đến năng suất và đa dạng sinh học. Trình độ sản xuất, công nghệ và quản lý trong các ngành kinh tế nói chung còn lạc hậu dẫn đến năng suất lao động thấp, sử dụng tài nguyên còn lãng phí nhất là đất đai, gây mất cân bằng sinh thái môi trường. Nhu cầu đất cho phát triển đô thị, phát triển công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn, đây là sức ép lớn nhất đối với ĐNN. Số hộ tăng hàng năm lớn, do đó nhu cầu đất ở cho người dân ngày càng cao. Nhiều diện tích đất nằm gọn trong một vùng đê bao ngăn mặn, khi triều cường thì mặt bằng canh tác và đất ở trên phần lớn diện tích là thấp hơn mực nước triều cường nên gặp khó khăn về nguồn nước ngọt và tiêu thoát nước thải, gây trở ngại cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. 4.3. Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ số về đặc điểm và biến đổi một số yếu tố địa lý thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh 4.3.1. Các phần mềm sử dụng: Econigition, ArcGIS, IDRISI, Microstation 4.3.2.Tư liệu sử dụng: Ảnh SPOT-5 chụp khu vực nghiên cứu năm 2004 và năm 2010. Bản đồ địa hình 1:50000 năm 2001 của NXB BĐ. 4.3.3. Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thủy văn, địa hình, nền cơ sở địa lý Từ bản đồ địa hình 1:50 000, hiện chỉnh theo ảnh viễn thám Spot 5 năm 2010 và kết hợp khảo sát thực địa, đề tài biên tập, xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thủy văn, địa hình, nền cơ sở địa lý khu vực nghiên cứu. Kết quả nhận được cơ sở dữ liệu bản đồ hệ thủy văn, địa hình và nền cơ sở địa lý. Ở đây chỉ thể hiện CSDL bản đồ nền cơ sở địa lý, vì trong đó bao gồm cả các lớp thủy văn và địa hình (hình 1). 5 . Hình 1. CSDL thủy văn, địa hình, nền địa lý thị xã Quảng Yên 4.3.4. Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ địa lý số về hiện trạng và biến đổi lớp phủ mặt đất khu vực nghiên cứu giai đoạn 2004-2013 Cơ sở dữ liệu bản đồ địa lý số về hiện trạng và biến đổi lớp phủ mặt đất khu vực nghiên cứu giai đoạn 2004-2013 được thực hiện theo sơ đồ hình 2. Ảnh SPOT 5 năm 2004 Bản đồ hiện trạng lớp phủ mặt đất năm 2004 Tư liệu viễn thám Nắn chỉnh hình học Giải đoán, phân loại các đối tượng trên ảnh Ảnh SPOT 5 năm 2010 Bản đồ hiện trạng lớp phủ mặt đất năm 2010 Khảo sát thực địa, kiểm Bản đồ hiện trạng lớp chứng, hiện chỉnh bản phủ mặt đất năm 2013 đồ Bản đồ biến động lớp phủ mặt đất GĐ 2004-2013 Đánh giá biến động Hình 2. Sơ đồ quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ số hiện trạng và biến động lớp phủ mặt đất thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2004 – 2013 Từ hai ảnh vệ tinh SPOT 5 chụp ở hai thời điểm 2004 và 2010, tiến hành nắn chỉnh hình học trong ArcMap, phân loại các đối tượng ảnh, biên tập, kết quả nhận được bản đồ hiện trạng lớp phủ mặt đất năm 2004, 2010 từ hai ảnh tương ứng. Kết hợp điều tra khảo sát thực địa, tiến hành hiện 6 chỉnh và nhận được bản đồ hiện trạng lớp phủ mặt đất khu vực nghiên cứu năm 2013. Từ hai bản đồ hiện trạng lớp phủ mặt đất năm 2004 và 2013 xây dựng bản đồ và ma trận biến động (bảng 1) lớp phủ mặt đất giai đoạn 2004-2013. Từ bản đồ hiện trạng lớp phủ mặt đất năm 2013 biên tập, thành lập bản đồ hiện trạng đất ngập nước năm 2013 khu vực nghiên cứu trong ARCGIS. Dưới đây là các bản đồ kết quả: Bảng 1: Ma trận biến động diện tích các loại hình sử dụng đất giai đoạn 2004-2013 khu vực nghiên cứu (đơn vị: ha) Năm 2013 Bãi bùn Cây bụi và hoa màu Đất ở và chuyên dùng Đất trống Lúa Mặt nước Nuôi trồng thủy sản Rừng ngập nước Rừng trồng 61,88 1,25 5,44 59,74 2,77 1,24 114,02 78,1 0 Năm 2004 Bãi bùn 7 Cây bụi và hoa màu 2,4 1379,61 239,83 83,54 4,6 5,8 5,72 1,49 40,82 Đất ở và chuyên dùng 0,98 23,71 2101,71 8,46 0 15,43 2,87 0 0 Đất trống 6,2 66,06 5,69 814,57 0 0,54 257,45 1,3 5,4 Lúa 1,69 317,78 236,25 7,2 6109,83 4,5 12,3 0 1,19 Mặt nước 5,3 0 0,2 0,13 0 5984,64 0,19 0,4 0 Nuôi trồng thủy sản 2,8 0,23 12,32 3,8 0 0,84 8298,47 3,4 0 Rừng ngập nước 1,99 0,78 0 3,67 0 1,87 0,67 1054,8 0 Rừng trồng 0,16 6,32 10,84 46,38 0,27 0,35 0 0 1894,02 4.3.5. Thành lập bản đồ mô phỏng nước biển dâng khu vực thị xã Quảng Yên Sau khi thành lập bản đồ hiện trạng lớp phủ mặt đất năm 2013, kết hợp với dữ liệu mô hình số độ cao (DEM) của khu vực thị xã Quảng Yên để thành lập bản đồ mô phỏng ngập lụt khi nước biển dâng 0,8m; 1m. Từ 2 bản đồ trên cho thấy: Khi mực nước biển dâng 0,8m, tổng diện tích đất bị ngập của thị xã Quảng Yên là 2.666m2. Khi mực nước biển dâng 1m, tổng diện tích đất bị ngập của thị xã Quảng Yên là 6.643m2. Các khu vực chịu ảnh hưởng nhiều khi mực nước biển dâng là P. Nam Hòa, P. Phong Cốc, P. Phong Hải, P. Hà An, X. Cẩm La, X.Tiền Phong, X. Liên Hòa. 8 4.3.6. Tình hình biến đổi dân số giai đoạn 2000-2010 thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh Giai đoạn 2000 – 2005 tốc độ tăng dân số tự nhiên khá nhanh, đạt 1,1%/năm, song tình trạng di dân cơ học ra khỏi thị xã khá lớn nên tốc độ tăng dân số chung thấp, bình quân chỉ tăng 0,7%/năm trong vòng 10 năm từ 1995 – 2005, giai đoạn 2000-2005 bình quân tăng 0,9%/năm. Sự phân bố dân cư theo đơn vị hành chính không đều. Tập trung dân số đông tại phường Quảng Yên, Cộng Hoà, Phong Hải, Cẩm La, Yên Giang, Tiền An, Hiệp Hoà, mật độ dân số trung bình là 1196 người/km2. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho tập trung phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các loại hình dịch vụ. Các phường Tân An, xã Liên Hoà, xã Liên Vị,… có mật độ 490 người/km2. Dân cư phân bố thưa thớt nhất tại các xã Hoàng Tân, Tiền Phong, chỉ 86 người/km2 4.3.7. Phân tích đặc điểm và nguyên nhân biến đổi đất ngập nước tại khu vực nghiên cứu Dựa trên bản đồ và ma trận biến động sử dụng đất Thị xã Quảng Yên giai đoạn 2004-2013, có thể thấy rừng ngập và nuôi trồng thủy sản có sự biến đổi về diện tích lớn nhất. Rừng ngập mặn chuyển phần lớn diện tích sang nuôi trồng thủy sản và chuyển thành đất mặt nước. Phần lớn diện tích rừng ngập mặn phân bố ở khu vực đầm Nhà Mạc, quanh đảo Quả Muỗm (xã Liên Hòa), các bãi triều dọc theo sông Bạch Đằng và sông Bình Hương, bãi triều ven biển xã Hà An, xã Hoàng Tân. Tại khu vực bãi triều xã Hoàng Tân, Tân An, diện tích rừng ngập mặn giảm mạnh trong khu vực và chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Sự biến đổi này thể hiện rất rõ chính sách phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu trong giai đoạn này. Vào những năm 2004, thị xã Quảng Yên đã có chính sách khuyến khích người dân phát triển kinh tế bằng việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, đây là một trong những nguyên nhân chính làm giảm diện tích rừng ngập mặn trong khu vực. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có một số diện tích đáng kể rừng ngập mặn mới phát triển thay thế rừng ngập mặn đã mất đi, nhưng phân bố ở vị trí khác nhau với mục đích phát triển rừng phòng hộ và nuôi trồng thủy sản quảng canh. Hình thức nuôi trồng thủy sản cũng ảnh hưởng đáng kể đến diện tích rừng ngập mặn, bởi với hình thức quảng canh, thì diện tích rừng ngập mặn bị phá hủy sẽ chậm và ít hơn các hình thức nuôi trồng khác. Nhìn chung, trong giai đoạn này, đất rừng ngập mặn và nuôi trồng thủy sản có sự biến đổi đáng kể trong vòng 9 năm. Trong thời kỳ này, quá trình đô thị hóa cũng diễn ra khá nhanh chóng, thể hiện ở sự biến đổi đất trồng lúa và hoa màu chuyển sang đất ở. Sự biến đổi này tập trung ở khu vực bán đảo Hà Nam, thị trấn Quảng Yên và các xã Tiền An, Tân An. Bắc Quảng Yên, sự biến đổi mạnh mẽ nhất là sự biến đổi đất trống chuyển sang cây trồng lâu năm. Khu vực biến đổi mạnh là khu vực đồi núi thấp nằm ở ranh giới của xã Đông Mai và Sông Khoai. Đây là kết quả của chính sách phủ xanh đất trống đồi trọc. Trong khi đó, ở phía bắc Quảng Yên, diện tích đất trống tăng lên đáng kể và được chuyển từ lúa và hoa màu sang. Nguyên nhân của sự biến đổi này là do diện tích hoa màu là chủ yếu, nhưng do năng suất không cao bởi thổ nhưỡng chủ yếu là đất cát nghèo dinh dưỡng, bên cạnh đó là sự mở rộng của các đầm nuôi tôm làm đất khu vực này trước đây trồng hoa màu nhưng lại bị bỏ hoang. 9 Khu vực đô thị Quảng Yên và vùng phụ cận có sự biến đổi các loại hình đất lúa và hoa màu sang loại hình đất ở. Sự biến đổi loại hình sử dụng đất rừng ngập mặn sang nuôi trồng thủy sản tập trung ở khu vực đầm nhà Mạc và đảo Hoàng Tân. Diện tích nuôi trồng thủy sản cũng được mở rộng khá đáng kể tại khu vực Đông Quảng Yên và phía Nam đầm nhà Mạc. Quá trình đô thị hóa mở rộng diện tích, giảm dần diện tích nông nghiệp và tăng diện tích đô thị và công nghiệp. Quá trình đô thị hóa còn làm giảm diện tích cây trồng lâu năm. Bên cạnh đó, một diện tích lớn đất trống cũng đã được cải tạo để trồng hoa màu và chuyển thành đất lúa và hoa màu tại khu vực xã Minh Thành. Diện tích đất trống đã giảm đi và được thay thế bởi cây trồng lâu năm và đất thổ cư. Sự biến đổi này tập trung ở khu vực đồi thấp và trung bình của xã Đông Mai và Minh Thành. Nguyên nhân gây biến đổi của khu vực trong giai đoạn này phụ thuộc nhiều vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội: - Bắc Quảng Yên: Sự biến đổi diễn ra khá mạnh mẽ. Có thể thấy 2 hướng biến đổi lớn nhất là sự biến đổi đất trống sang rừng trồng và cây lâu năm ở dọc quốc lộ 18 và quốc lộ 10. Diện tích đất trống cũng được biến đổi sang đất lúa và hoa màu. Nhìn chung, sự biến đổi vùng Bắc Quảng Yên là theo chiều hướng tích cực. Xu hướng tích cực này có được là do chủ trương chính sách khuyến khích phủ xanh đất trống đồi trọc, tăng cường diện tích rừng trồng trên khu vực đồi núi thấp. Sự phát triển của các khu đô thị và khu công nghiệp dọc đường quốc lộ thể hiện quá trình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. - Khu vực nông nghiệp - đô thị Quảng Yên: vùng được phân ra làm hai loại rõ rệt là đất lúa và hoa màu, đất ở. Sự biến đổi của vùng theo xu hướng chính là chuyển dần đất lúa và hoa màu sang đất ở. Trong vùng này diện tích rừng trồng và cây lâu năm trên khu vực đồi thấp cũng đã chuyển sang đất ở. Xu hướng biến đổi đất nông nghiệp - đô thị Quảng Yên bị tác động mạnh mẽ bởi quá trình đô thị hóa nhằm mở rộng và nâng cấp đô thị Quảng Yên. Đây là nguyên nhân chính gây ra các biến đổi của khu vực. - Khu vực nông - ngư nghiệp Đông Quảng Yên: Đây là khu vực có sự biến đổi theo 3 xu hướng chính. Xu hướng mạnh mẽ nhất là sự suy giảm diện tích rừng ngập mặn chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Vào những năm 2004, chính sách cho vay vốn mở đầm nuôi tôm đã mở rộng một diện tích lớn các đầm nuôi và kéo theo diện tích rừng ngập mặn bị phá hủy. Hiện nay, diện tích các đầm nuôi vẫn tiếp tục được mở rộng và đã hình thành khu vực nuôi trồng thủy sản khá lớn ở Bình Hương. Bên cạnh đó, một diện tích lớn đất trống cũng đã được cải tạo thành các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đây là một sự biến đổi theo chiều hướng tích cực nhằm làm giảm diện tích đất bỏ hoang. Một diện tích lớn đất trống trên khu vực đồi núi thấp phía tây khu vực cũng đã được biến đổi sang rừng trồng và cây lâu năm. Hiện nay, diện tích loại này có sự suy giảm nhưng không đáng kể do quá trình đô thị hóa. - Khu vực nông nghiệp Hà Nam: Hà Nam có 2 loại hình sử dụng đất chính là đất lúa và hoa màu và đất ở. Sự biến đổi có xu hướng tương tự ở khu vực đô thị Quảng Yên. Đất Lúa và hoa màu có xu hướng biến đổi sang đất ở. Tuy nhiên, sự phát triển của xu hướng này không mạnh mẽ như ở đô thị Quảng Yên. - Khu vực Nam Quảng Yên: Xu hướng biến đổi khá rõ rệt. Nuôi trồng thủy sản tăng diện tích đáng kể do sự biến đổi từ rừng ngập mặn. Diện tích rừng ngập mặn đã suy giảm đáng kể về số lượng và chất lượng. 4.4. Đề xuất các giải pháp đa lợi ích sử dung bền vững tài nguyên đất ngập nước thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. 4.4.1. Quan điểm đề xuất Các định hướng đề xuất cần đảm bảo tính hệ thống đồng bộ giữa các cấp các ngành, phát huy tính tích cực, lợi ích của các bên liên quan trong quản lý và sử dụng ĐNN, tăng cường sự tham gia của cộng đồng. Để đạt được điều đó, cần: - Quản lý và sử dụng ĐNN cho phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, duy trì và không làm tổn hại đến chức năng sinh thái ĐNN; - Quản lý và sử dụng ĐNN phải là bộ phận cấu thành của quản lý và sử dụng 10 đất; - Quản lý bền vững ĐNN phải dựa trên cơ sở cộng đồng/ hộ gia đình; - Có chính sách hỗ trợ đầu tư phù hợp cho quy hoạch ĐNN; - Ưu tiên khai thác sử dụng ĐNN cho mục đích sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của cộng đồng và người dân; 4.4.2. Đề xuất các giải pháp đa lợi ích sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước khu vực nghiên cứu * Giải pháp tuyên truyền giáo dục: Để bảo vệ và sử dụng hợp lý ĐNN, các cấp ngành phải tuyên truyền giáo dục cho người dân giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết về vai trò, vị trí của ĐNN đối với đời sống sinh hoạt, hoạt động sản xuất và môi trường sinh thái của cộng đồng. Có thể tiến hành một số hoạt động tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về ĐNN như: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư dưới hình thức các tài liệu phổ biến khoa học kĩ thuật liên quan đến sử dụng ĐNN; tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo về quản lý, sử dụng, bảo tồn ĐNN... * Giải pháp về kinh tế: Để quản lý và sử dụng ĐNN hợp lý, bền vững, tránh mâu thuẫn lợi ích và bảo đảm bình đẳng giữa các bên liên quan, cần sử dụng công cụ kinh tế đó là thuế và phí áp dụng đối với những hành vi san lấp, lấn chiếm ĐNN trái phép để xây dựng hoặc một số mục đích khác tác động xấu đến môi trường. Ngoài ra, UBND tỉnh/ thị xã cũng cần đầu tư cho công tác quản lý. Chẳng hạn như đầu tư cho qui hoạch, xây dựng bản đồ, cắm mốc ranh giới ở vùng ĐNN cần bảo tồn và xây kè đập, cống rãnh ở những nơi xung yếu. Đầu tư đào tạo đội ngũ chuyên môn dài và ngắn hạn, đầu tư trang thiết bị, các công cụ, phương tiện hệ thống quan sát, đo đạc, thu thập, xử lý, lưu trữ các thông tin về chất lượng môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường ĐNN mang tính thống nhất. Công cụ này quyết định sự đúng đắn và chính xác về nhận định hiện trạng cũng như dự báo diễn biến tình trạng ĐNN. * Giải pháp hoàn thiện khung pháp lý ở địa phương: Hiện nay, do nhận thức của người dân và lãnh đạo địa phương, Luật đất đai không qui định cụ thể về ĐNN, nên công tác quản lý còn lỏng lẻo. Mặt khác, thủ tục giao đất và cho thuê ĐNN thường dễ dàng hơn so với chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp nên các địa phương thường san lấp ĐNN để xây dựng các khu công nghiệp. Đặc biệt, quá trình đô thị hóa và gia tăng dân số tạo áp lực lớn đối với đất đai nói chung và đất mặt nước nói riêng. Để quản lý hiệu quả, chính quyền địa phương cần nắm lại toàn bộ diện tích ĐNN trên phạm vi địa phương mình và có những qui định rõ ràng về diện tích mặt nước ao đầm cần duy trì với tỉ lệ nhất định. Từ đó, các cấp chính quyền cần tiến hành qui hoạch tổng thể, đồng bộ trên bản đồ với mục tiêu xác định rõ những ao hồ nào thuộc dự án của địa phương, khu vực ĐNN được phép chuyển đổi mục đích sử dụng khi cần thiết. Công tác quy hoạch, thu hồi đất và đền bù đất đai cần được thông báo cụ thể, rõ ràng, minh bạch và kịp thời đến người dân, tránh tiêu cực, xung đột, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và tiến độ triển khai dự án. Đối với ĐNN ao hồ đầm, sông, kênh mương nội đồng nên giao cho cộng đồng thông qua tổ chức phát triển quĩ đất hoặc giao cho cá nhân sử dụng nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân trong quản lí và bảo vệ ĐNN. * Giải pháp tổ chức điều tra quy hoạch và giao,cho thuê ĐNN: Muốn sử dụng hiệu quả ĐNN, trước hết phải nắm được quỹ ĐNN về số lượng, chất lượng và xu thế biến động của nó. Nhiệm vụ chủ yếu của việc điều tra qui hoạch là nắm toàn bộ hiện trạng hệ thống các vùng ĐNN, phân loại, đánh giá hiện trạng và phân cấp quản lí. Trên cơ sở dữ liệu đã có và căn cứ vào khung pháp lí, có thể chia diện tích ĐNN thành 2 nhóm: nhóm thứ nhất là ĐNN cần duy trì vì mục đích môi trường (phần diện tích cứng), nhóm thứ 2 là ĐNN có thể sử dụng linh hoạt (phần diện tích mềm). Để những vùng ĐNN có chủ thực sự, phải tạo cơ sở pháp lí rõ ràng, xác định mốc giới rõ ràng, mục đích sử dụng, chức năng, quyền hạn và Nhà nước phải cấp phép, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ĐNN. Có như vậy, các đối tượng quản lí, sử dụng mới có tư cách pháp nhân, trách nhiệm cao hơn và cũng có “quyền hạn” thực sự để thực hiện đúng trách nhiệm của mình, tạo thuận lợi trong quá trình giao dịch pháp lí, xử lí các vấn đề hành chính, dân sự, tranh chấp, liên doanh, liên kết. 11 4.4.3. Đề xuất định hướng sử dụng và quản lý đối với một số khu vực đất ngập nước ở địa phương Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, đề tài đưa ra một số định hướng phục vụ công tác quản lý và sử dụng hợp lý ĐNN bằng cách phân chia diện tích ĐNN nằm trong lãnh thổ nghiên cứu theo từng khu vực dựa vào đặc điểm tự nhiên. Bảng 2: Định hướng sử dụng và quản lý một số khu vực ĐNN Khu vực ĐNN Định hướng sử dụng và quản lý Đồng bằng trũng Sông Khoai - Duy trì khu vực phát triển nông nghiệp sạch - Quản lý bảo vệ môi trường - Phát triển nuôi trồng thủy sản quy mô lớn - Sản xuất nông nghiệp hàng hóa Phía Đông Quảng - Quản lý chặt chẽ hoạt động xả thải từ đầm nuôi Yên - Trồng mới, bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn - Phát triển khu du lịch sinh thái - Tiếp tục chuyên canh vùng sản xuất nông nghiệp, thâm canh lúa và rau màu Hà Nam - Tăng cường hoạt động cải thiện môi trường đất, chống nhiễm mặn - Nuôi trồng thủy sản sạch - Quản lý chặt chẽ hoạt động xả thải từ đầm nuôi Phía Nam - Trồng mới, bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn Quảng Yên - Phát triển khu du lịch sinh thái - Khu vực đồng bằng trũng Sông Khoai (ranh giới phía bắc là chân núi Na và ranh giới phía đông là sát khu vực đồi núi xã Tiền An và phường Cộng Hòa): cần duy trì diện tích trồng lúa và hoa màu ở đây để phục vụ cho nhu cầu lương thực tại chỗ, đồng thời khu vực này cũng rất thích hợp để phát triển nông nghiệp. - Khu vực ĐNN phía Đông Quảng Yên (ranh giới phía đông là ranh giới hành chính của thị xã, phía bắc giáp khu vực đồng bằng dạng gò thoải và phía tây là khu vực phường Quảng Yên): Hiện nay, đang có rất nhiều ưu thế để phát triển kinh tế và xã hội. Khu vực bãi triều phường Minh Thành và Tân An là nơi lý tưởng để phát triển nuôi trồng thủy sản thâm canh quy mô lớn, bên cạnh đó cần duy trì môi trường nuôi trồng đảm bảo để tăng năng suất và bảo vệ môi trường khu vực rừng ngập mặn xung quanh. Tại khu vực đảo Hoàng Tân với dự án phát triển các khu du lịch sinh thái (liên kết với thành phố Hạ Long), diện tích rừng ngập mặn sẽ bị đe dọa bởi hoạt động du lịch. Chức năng sinh thái và chức năng kinh tế cần được duy trì là chức năng chính của ĐNN ở đây. Như vậy thì việc nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch có thể phát triển hài hòa mà không ảnh hưởng đến môi trường. - Khu vực ĐNN ở Hà Nam (nằm trọn vẹn trong bán đảo Hà Nam, được phân chia với các khu vực khác bởi sông Chanh và sông Rút): là nơi được hình thành do quá trình quai đê lấn biển từ lâu đời. Hiện nay, đây là khu vực chuyên canh lúa và hoa màu, cung cấp lương thực thực phẩm cho thị xã và các vùng lân cận. Với định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, khu vực sẽ giữ chức năng sản xuất, cung cấp các dạng tài nguyên tái tạo từ phát triển nông nghiệp chuyên canh. - Khu vực ĐNN phía Nam Quảng Yên (bao gồm toàn bộ khu vực Đầm Nhà Mạc, đầm Liên Hòa và đảo Cống): Đây là khu vực có diện tích rừng ngập mặn với quy mô lớn nhất trong vùng. Trong vòng khoảng 20 năm trở lại đây, diện tích rừng ngập mặn đã bị suy giảm đáng kể. Định hướng quy hoạch phát triển kinh tế theo hướng phát triển kinh tế biển và các khu công nghiệp sẽ phá hủy toàn bộ diện tích rừng ngập mặn tại đây. Không chỉ rừng ngập mặn bị tiêu diệt mà hệ sinh thái giàu có trong khu vực sẽ bị phá hủy. Trong khi đó, nền địa chất và vị trí địa lý ở đây không thích hợp cho sự phát triển của các khu công nghiệp bởi đây là khu vực bãi triều thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy triều và các tai biến thiên nhiên như bão lũ. Xây dựng hệ thống rừng ngập mặn phòng hộ trong khu vực này kết hợp với nuôi trồng thủy sản là một hướng đi hợp lý hơn cả. Trong khi biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao đang là mối đe dọa cho các khu vực ven biển thì 12 chức năng sinh thái nhằm duy trì các dòng vật chất năng lượng nên được chú trọng là chức năng chính. Phương hướng phát triển nuôi trồng thủy sản là chuyển mạnh sang nuôi công nghiệp và bán công nghiệp, hình thành các khu nuôi trồng thủy sản công nghiệp tập trung có hệ thống kênh mương cấp thoát nước kiên cố và đồng bộ. Mở rộng qui mô sản xuất dưới các hình thức phát triển nuôi biển và nuôi nước ngọt nội đồng. Việc hoạch định các vùng chuyên canh cây nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản kết hợp với áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật kết hợp nâng cao kết cấu hạ tầng cho sản xuất sẽ tạo sự đa dạng hóa sản phẩm có giá trị cao, tạo thành vùng sản xuất tập trung và vành đai thực phẩm, cung cấp cho chế biến, xuất khẩu. 5. Đánh giá về các kết quả đã đạt được và kết luận 5.1. Tính mới và giá trị khoa học Tính mới của đề tài: Lần đầu tiên xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ số phục vụ nghiên cứu đặc điểm và biến đổi một số yếu tố địa lý phục vụ đề xuất các giải pháp đa lợi ích sử dụng bền vững tài nguyên ĐNN, thị xã Quảng Yên với sự hỗ trợ của công nghệ GIS. Giá trị khoa học: Kế t quả nghiên cứu của đề tài góp phầ n hoàn thiện lý luận về phương pháp, quy trình, nội dung xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ số phục vụ nghiên cứu biến đổi yếu tố địa lý nhằm đề xuất các giải pháp đa lợi ích sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước. 5.2. Giá trị thực tiễn và khả năng ứng dụng Giá trị thực tiễn: Đề tài cung cấp cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch trong khung cảnh của sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Là cơ sở khoa học cho viêc xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường cho khu vực nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là những tài liệu khoa học có giá trị cho công tác quy hoạch sử dụng đất bền vững cho khu vực ven biển thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Khả năng ứng dụng: Trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học & công nghệ: Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo thuộc các ngành Khoa học về Trái Đất. 5.3. Kết luận Qua quá trình nghiên cứu về đặc điểm và biến đổi một số yếu tố địa lý, phục vụ đề xuất các giải pháp đa lợi ích sử dụng hợp lý ĐNN thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, đề tài rút ra một số kết luận chính sau: + Thị xã Quảng Yên, nằm ven biển thuộc tỉnh Quảng Ninh, là khu vực có đặc điểm thổ nhưỡng, tài nguyên đất của đồng bằng cửa sông ven biển với diện tích đất ngập nước khá lớn, tạo tiềm năng và thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Do mới được nâng cấp lên từ huyện Yên Hưng trước đây, nên quá trình đô thị hóa, sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế - xã hội ở đây diễn ra khá nhanh và đã tác động làm biến đổi các loại hình sử dụng đất, vì vậy việc nghiên cứu đặc điểm và biến đổi một số yếu tố địa lý, phục vụ đề xuất các giải pháp đa lợi ích sử dụng hợp lý ĐNN thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh là cần thiết, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quản lý đất đai nói chung và ĐNN nói riêng, từ đó, đưa ra các giải pháp sử dụng và khai thác hợp lý ĐNN. + Để nghiên cứu biến đổi các yếu tố địa lý, tư liệu viễn thám và công nghệ GIS đem lại hiệu quả cao. Tư liệu viễn thám đóng vai trò quan trọng trong khai thác thông tin lớp phủ mặt đất, trong đó có ĐNN trong thành lập, hiện chỉnh bản đồ hiện trạng lớp phủ mặt đất, ĐNN ở những thời điểm thu nhận ảnh, nếu kết hợp điều tra khảo sát thực địa cho phép thành lập và hiện chỉnh bản đồ ở thời điểm khảo sát thực địa một cách hiệu quả. Công nghệ GIS đóng vai trò quan trọng trong việc tích hợp thông tin và tính toán biến động cho việc theo dõi biến động lớp phủ mặt đất. + Qua đánh giá biến động lớp phủ mặt đất cho thấy nhiều diện tích đất trồng lúa và hoa màu chuyển sang đất ở, diễn ra tình trạng đổ đất, san lấp một phần diện tích ĐNN để hình thành các khu vực đất ở, sản xuất công nghiệp. Còn khu vực ĐNN nuôi trồng thủy sản chủ yếu phân bố trên các bãi triều khu vực đầm nhà Mạc, đầm Liên Hòa và bãi triều của một số xã/phường. Sự mở rộng các đầm nuôi trồng thủy sản với quy mô lớn là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm rừng ngập mặn 13 khu vực nghiên cứu. Có thể nói rằng, hiện trạng sử dụng và quản lý ĐNN ở thị xã Quảng Yên vẫn chưa thực sự hợp lý. Vì vậy, cần đề xuất một số định hướng sử dụng và quản lý hợp lý ĐNN như: tuyên truyền giáo dục, giải pháp về kinh tế, tổ chức điều tra quy hoạch và giao, cho thuê ĐNN; phân chia diện tích ĐNN theo từng khu vực để quản lý hiệu quả hơn. + Trong bối cảnh ấm lên của khí hậu toàn cầu, sự dâng lên của nước biển sẽ làm tăng xâm nhập mặn và làm ngập một số vùng đất thấp. Vì vậy, nghiên cứu xu thế biến đổi khí hậu và nước biển dâng có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý quy hoạch và sử dụng hợp lý tài nguyên đất ngập nước khu vực thị xã Quảng Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, diện tích tự nhiên khu vực thị xã Quảng Yên có một số biến đổi khi mực nước biển dâng, cụ thể: Khi mực nước biển dâng 0,8m, tổng diện tích đất bị ngập là 2.666m2; khi mực nước biển dâng 1m, tổng diện tích đất bị ngập là 6.643m2. Các khu vực chịu ảnh hưởng nhiều khi mực nước biển dâng là P. Nam Hòa, P. Phong Cốc, P. Phong Hải, P. Hà An, X. Cẩm La, X. Tiền Phong, X. Liên Hòa. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quy hoạch thích ứng với BĐKH như nâng cao chất lượng đê điều, phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông và xây dựng, xây dựng chương trình bảo vệ rừng trồng, rừng ngập mặn. + Dân cư trên địa bàn thị xã có sự phân bố không đều. Tỷ lệ gia tăng dân số thấp hơn tỷ lệ tăng dân số tự nhiên do có luồng xuất cư tự do của lao động nông thôn lên thành thị tìm việc. + Đề tài đã đưa ra các giải pháp sử dụng đa lợi ích cho các vùng ĐNN cũng như đề xuất định hướng sử dụng và quản lý hợp lý, hiệu quả ĐNN nói riêng và quỹ đất nói chung cho khu vực nghiên cứu. Các chữ viết tắt: ĐNN: Đất ngập nước; CSDL: Cơ sở dữ liệu; P.: Phường; X.: Xã 6. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam. 2. Cục Bảo vệ Môi trường Việt Nam, IUCN (2005), Báo cáo Tổng quan hiện trạng đất ngập nước Việt Nam sau 15 năm thực hiện Công ước Ramsar, Hà Nội. 3. Nguyễn Hiệu, Vũ Văn Phái (2005). Nghiên cứu biến động đường bờ khu vực cửa Ba Lạt và Lân cận phục vụ cảnh báo tai biến xói lở - bồi tụ. Tạp chí Khoa học. ĐHQGHN. T XXI, No1AP, tr. 6371. 4. Nguyễn Cao Huần, Nguyễn An Thịnh, Phạm Quang Tuấn, Phạm Hoàng Hải, Hoàng Thị Minh Phương (2005). Nghiên cứu đặc thù của cảnh quan ven biển Thái Bình phục vụ định hướng sử dụng và quản lý bền vững. 5. Nguyễn Cao Huần và nnk (2009), Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng ninh và các khu vực trọng điểm đến năm 2020. Khoa Địa lý, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Nguyen Cao Huan, Dang Van Bao, Tran Van Truong, Truong Quang Hai, Tran Anh Tuan, Nguyen An Thinh, Du Vu Viet Quan (2008). „An assessment of variation in natural, socioeconomic and environmental conditions in Ha Nam coastal lowland area, Yen hung distrct, Quang Ninh province, VietNam, under global climate change“. 7. Lê Văn Khoa (2005), Đất ngập nước, NXB Giáo dục, Hà Nội. 8. Mai Trọng Nhuận (2009). Tổng quan hiện trạng đất ngập nước Việt Nam sau 15 năm thực hiện công ước Ramsar 9. Mai Trọng Nhuận (2010). Dự án “Điều tra, đánh giá, thống kê, quy hoạch các khu bảo tồn vùng đất ngập nước có ý nghĩa quốc tế, quốc gia”.  10. Phân viện điều tra quy hoạch rừng II (2004), Đất ngập nước Việt Nam – Hệ thống phân loại, NXB Nông nghiệp, TP. HCM. 11. Vũ Văn Phái, Nguyễn Hoàn, Nguyễn Hiệu (2003). Nghiên cứu mối tương tác đất – biển phục vụ quản lý thống nhất đới bờ vịnh Bắc Bộ. Tạp chí Khoa học. ĐHQGHN. Tập XI, No4, tr.36-44. 14 12. Trần Anh Tuấn, (2006). An Analysis on the Land Reclamation process of Tien Hai District, Thai Binh Province, Vietnam in 19th century. Bulletin of Institute of Oriental and Occidental Studies, No. 39, Nhật Bản. 13. Phạm Quang Tuấn (2006). Nghiên cứu đặc điểm cảnh quan ven biển phục vụ định hướng phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Tạp chí Khoa học. ĐHQGHN. T XXII, No4 AP, tr. 140-148. 14. Trần Văn Tuấn (2004). Đánh giá đất. ĐHKHTN. 15. Trần Văn Tuấn và nnk (2011). Xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai huyện Ba vì, Hà Nội. Tạp chí Khoa học. ĐHQGHN. Tập 27, số 4S, tr. 233-243. 16. Đặng Trung Thuận (2000), Nghiên cứu vùng đất ngập nước Đầm Trà Cổ nhằm khôi phục phát triển nguồn lợi thủy sản, NXB Nông nghiệp. 17. Vũ Trung Tạng, Lâm Vũ Mỹ Hạnh và Nguyễn Mạnh Cường (2000). Khảo sát và đánh giá sự bién đổi cảnh quan của các huyện ven biển Quảng Ninh bằng phương pháp viến thám và hệ thống thông tin địa lý. 18. UBND huyện Yên Hưng (2010), Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội năm 2010, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011. 19. UBND huyện Yên Hưng, Niêm giám thống kê năm 2004 và năm 2010. 20. Nhu Thi Xuan, Dinh Thi Bao Hoa (2008). Building land unit database for supporting land use planning in Thai binh province intergrating ALES and GIS. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Vol. 24, No3, Tr. 153-160. 21. Nhữ Thị Xuân, Phạm Quang Tuấn, Trương Thu Trang (2006). Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trồng lúa, màu huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Tuyển tập các công trình khoa hocvj, Hội nghị khoa học Địa lý-Địa chính. 22. Kalev Sepp and Olaf Bastian. Studying landscape change: Indicators, assessment and application. Institue of Agricultural and Enviromental Sciences; Estonian University of Life Sciences. 23. Robert B. Ditton, John L. Seymour, Geralld C. Swanson (1943), Coastal Resources Management, United States. 24. Patrick J. Dugan (1990), Bảo vệ đất ngập nước, IUCN 25. Http://www. Wetland.com 26. VnExpress.net. Nỗ lực bảo vệ đất ngập nước ở miền Đông Trung Quốc. 7. Một số hình ảnh thực địa Đât hoa màu chuyển thành đất trống Đầm Nhà Mạc 15 Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản ở đầm Nhà Mạc Rừng ngập mặn ở đầm Nhà Mạc Người dân san lấp đất mặt nước để xây dựng nhà ở Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản San lấp và gây ô nhiễm môi trường ĐNN Rừng ngập mặn 8. Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh) + Đề tài đã tổng quan về cơ sở khoa học nghiên cứu biến đổi yếu tố địa lý phục vụ xây dựng các giải pháp đa lợi ích sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước trên cơ sở ứng dụng GIS. Đã tổng quan về đất ngập nước, vai trò của ĐNN, các đặc điểm tự nhiên chủ yếu hình thành ĐNN, phân bố đất ngập nước ở Việt Nam, các lợi ích (về kinh tế, văn hóa, đa dạng sinh học của ĐNN, các mục đích của việc quản lý đất ngập nước, các yếu tố tác động đến quản lý và sử dụng đất ngập nước, hiện trạng quản lý và sử dụng đất ngập nước ở Việt Nam, các phương thức, phương pháp quản lý đất ngập nước ở Việt Nam. Tổng quan về các yếu tố địa lý và biến đổi yếu tố địa lý, khả năng ứng dụng GIS trong nghiên cứu biến đổi yếu tố địa lý, các công trình nghiên cứu về biến đổi yếu tố địa lý trên cơ sở GIS, các công trình nghiên cứu về đất ngập nước (trên thế giới, tại Việt Nam), các công trình nghiên cứu về khu vực. Trình bày các cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu. + Đã phân tích và làm rõ vai trò các nhân tố thành tạo (vị trí địa lý, đặc điểm địa hình - địa mạo, khí hậu, hải văn, thủy văn và tài nguyên nước, thổ nhưỡng và tài nguyên đất) và các nhân tố ảnh hưởng (dân số và lao động, hoạt động sản xuất nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ - du lịch, các hoạt động phát triển chính liên quan đến việc sử dụng và quản lý đất ngập nước ở địa phương như quai đê lấn biển, nuôi trồng thủy sản, chặt phá rừng ngập mặn, các hoạt động khác (tàu phà, bến cảng, đô thị hóa...)) tới đặc điểm địa lý, đặc biệt là tới đất ngập nước khu vực nghiên cứu. Nhận xét chung (thuận lợi, khó khăn) về các yếu tố hình thành và ảnh hưởng tới biễn đổi địa lý thị xã Quảng Yên. + Đã xác định mục đích xây dựng cơ sở dữ liệu, thu thập, phân tích, đánh giá tư liệu, khái quát các phần mềm sử dụng, đã thực hiện các điều tra khảo sát, đối chiếu thực địa, thiết kế và xây dựng được cơ sở dữ liệu bản đồ số về đặc điểm và biến đổi một số yếu tố địa lý (nền cơ sở địa lý, địa hình, thủy văn, biến đổi lớp phủ mặt đất, mô phỏng nước biển dâng, đặc điểm và biến đổi dân số 16 và lao động khu vực nghiên cứu) phục vụ xây dựng các giải pháp đa lợi ích sử dụng bền vững tài nguyên ĐNN khu vực nghiên cứu. + Đã phân tích được các nguyên nhân gây biến đổi yếu tố địa lý ảnh hưởng tới đất ngập nước khu vực nghiên cứu. + Đã đề xuất được các giải pháp đa lợi ích sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước khu vực nghiên cứu. Đề xuất định hướng sử dụng và quản lý đối với một số khu vực đất ngập nước ở địa phương. + Review of the scientific bases for analyzing geographical factors for the construction of multi-benefit solutions for sustainable use of wetland resources by using GIS. Review of wetlands, wetland condition, wetland distribution in Vietnam, the factors affecting the management and use of wetlands, the current state of management and use of wetlands in Vietnam, the modes and methods of land management submerged in Vietnam. Overview of geographical factors and geographical factors change, the ability of GIS applications in change research geographical factors, the study of geographical variation in factors basis of GIS, the study of wetlands (in the world, in Vietnam), + Analyze and clarify the role of these factors (geographical, topographical features landforms, climate, oceanographic, hydrological and water resources, soil and land resources) and the influencing factors (population and labor, production agriculture - forestry - fishery, industry construction, trade - services - tourism and development activities relating to the use and management at local wetland as sea dykes, aquaculture, mangrove deforestation, and other activities (ferries, ports, urbanization ...)) to geographic features, particularly to wetlands study area. General recommendation (advantages and disadvantages) of the factors affecting the formation and geographical variation in Quang Yen town. + Determination of the purpose of constructing a database, how to collect, analyze, evaluate materials. Overview of the softwares and tools used in the project. Surveys on geographical factors (geographical bases, topography, hydrology, land cover change, sea level rise simulation, and processing characteristics Demographic and labor research area) for the construction of multibenefit solutions for sustainable use of wetland resource in the study area. + Identification of factors that affect changes in the wetland area + Recommendation on sustainable multi-benefit uses of wetland in the study area. Proposal on sustainable management of wetland in the study area PHẦN III. SẢN PHẨM, CÔNG BỐ VÀ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Kết quả nghiên cứu TT 1 2 Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật Đăng ký Đạt được Cơ sở lý luận nghiên cứu biến Làm rõ cơ sở khoa học và Làm rõ cơ sở khoa học và đổi yếu tố địa lý phục vụ xây các phương pháp nghiên cứu các phương pháp nghiên cứu dựng các giải pháp đa lợi ích sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước trên cơ sở GIS. Cơ sở dữ liệu bản đồ số về Dưới dạng số và đáp ứng Dưới dạng số và đáp ứng biến đổi một số yếu tố địa lý chuẩn cơ sở dữ liệu bản đồ chuẩn cơ sở dữ liệu bản đồ phục vụ xây dựng các giải số trong GIS (cơ sở toán học, số trong GIS (cơ sở toán học, pháp đa lợi ích sử dụng bền nền cơ sở địa lý, nội dung nền cơ sở địa lý, nội dung vững tài nguyên ĐNN chuyên đề). chuyên đề). 17 3 4 5 Các nguyên nhân gây biến đổi một số yếu tố địa lý ảnh hưởng tới đất ngập nước khu vực nghiên cứu. Xác định được đặc điểm, nguyên nhân gây biến đổi yếu tố địa lý ảnh hưởng tới đất ngập nước khu vực nghiên cứu. Các giải pháp đa lợi ích sử Khả thi và có cơ sở khoa học dụng bền vững tài nguyên ĐNN Bài báo/báo cáo khoa học: 2 Đảm bảo về hàm lượng bài báo đăng trên tạp chí chuyên môn và có tính mới chuyên ngành / hoặc tuyển tập hội nghị khoa học (trong nước hoặc quốc tế) Xác định được đặc điểm, nguyên nhân gây biến đổi yếu tố địa lý ảnh hưởng tới đất ngập nước khu vực nghiên cứu. Khả thi và có cơ sở khoa học Đảm bảo về hàm lượng chuyên môn và có tính mới 3.2. Hình thức, cấp độ công bố kết quả Ghi địa chỉ và cảm ơn sự tài trợ Sản phẩm TT của ĐHQGHN đúng quy định 1 Công trình công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống ISI/Scopus 2 Sách chuyên khảo được xuất bản hoặc ký hợp đồng xuất bản 3 Đăng ký sở hữu trí tuệ 4 Bài báo quốc tế không thuộc hệ thống ISI/Scopus 5 Bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN, tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc gia 5.1 Nhữ Thị Xuân và nnk. Ứng dụng ảnh Đã in viễn thám hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ định hướng sử dụng hợp lý đất ngập nước thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Tuyển tập các báo cáo khoa học, Hội nghị Địa lý toàn quốc lần thứ 7. Thái Nguyên 2013, Tr 896-904. 5.2 Đánh giá biến động đất ngập nước phục Đã chấp nhận in Ghi địa chỉ và cảm ơn sự tài vụ xây dựng các giải pháp đa lợi ích sử trợ của dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước ĐHQGHN đúng thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh với quy định sự trợ giúp của viễn thám và GIS. 6 Báo cáo khoa học kiến nghị, tư vấn chính sách theo đặt hàng của đơn vị sử dụng 7 Kết quả dự kiến được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định chính sách hoặc cơ sở ứng dụng KH&CN 3.3. Kết quả đào tạo Thời gian và kinh phí Công trình công bố liên quan TT Họ và tên tham gia đề tài (Sản phẩm KHCN, luận án, luận văn) (số tháng/số tiền) Nghiên cứu sinh 1 Vũ Phương 5 tháng, 5 triệu Ưng dụng phương pháp phân tích bản đồ Lan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường huyện Yên Tình trạng (Đã in/ chấp nhận in/ đã nộp đơn/ đã được chấp nhận đơn hợp lệ/ đã được cấp giấy xác nhận SHTT/ xác nhận sử dụng sản phẩm) Đánh giá chung (Đạt, không đạt) Đạt Đã bảo vệ Đang thực hiện 18 Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Học viên cao học 1 Lê Thị Lan Anh 2 5 tháng, 5 triệu Trần Thị Như 5 tháng, 5 triệu Hoa Sinh viên Đỗ Phương 1 Linh Lê Thị Lan Anh. Ứng dụng GIS xây dựng Đã bảo vệ cơ sở dữ liệu bản đồ về đặc điểm và biến đổi một số yếu tố địa lý phục vụ đề xuất định hướng sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Bản đồ viễn thám GIS, ĐHKHTN, đã bảo vệ xuất sắc, năm 2013 Trần Thị Như Hoa. Nghiên cứu hiện chỉnh Đã bảo vệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quản lý đất ngập nước thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý đất đai, ĐHKHTN, đã bảo vệ xuất sắc, năm 2013 4 tháng 5 triệu Đỗ Phương Linh. Ứng dụng viến thám và Đã bảo vệ GIS nghiên cứu đất ngập nước thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Khóa luận hệ ĐH chính quy đã bảo vệ xuất sắc. PHẦN IV. TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÁC SẢN PHẨM KH&CN VÀ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI TT Sản phẩm Số lượng Số lượng đã đăng ký hoàn thành 1 Bài báo công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống ISI/Scopus 2 Sách chuyên khảo được xuất bản hoặc ký hợp đồng xuất bản 3 Đăng ký sở hữu trí tuệ 4 Bài báo quốc tế không thuộc hệ thống ISI/Scopus 5 Số lượng bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN, 02 02 tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế 6 Báo cáo khoa học kiến nghị, tư vấn chính sách theo đặt hàng của đơn vị sử dụng 7 Kết quả dự kiến được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định chính sách hoặc cơ sở ứng dụng KH&CN 8 Đào tạo/hỗ trợ đào tạo NCS 01 01 9 Đào tạo thạc sĩ 01 02 10 Đào tạo cử nhân 01 01 Sản phẩm khác: Đĩa CD trong đó ghi Cơ sở dữ liệu bản đồ về đặc điểm và biến đổi một số yếu tố địa lý; Tuyến khảo sát thực địa; Ảnh thực địa; Ảnh vệ tinh Spot 5 ở 2 thời điểm 2004 và 2010; Báo cáo tổng kết đề tài QG 12 20 đầy đủ. PHẦN V. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KINH PHÍ TT Nội dung chi Kinh phí được duyệt (triệu đồng) Kinh phí thực hiện (triệu đồng) Ghi chú 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất