Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của đậu mèo rừng (mucuna prurie...

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của đậu mèo rừng (mucuna pruriens (l.) dc., họ đậu (fabaceae) mọc hoang ở lào

.PDF
58
146
62

Mô tả:

MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN .......................................................................... 2 1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT ....................................... 2 1.1.1. Đặc điểm thực vật chi Mucuna Adanson ......................................... 2 1.1.2. Đặc điểm thực vật của một số loài trong chi Mucuna Adanson ...... 3 1.2. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC LOÀI MUCUNA PRURIENS (L.) DC. ... 4 1.3. ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA HẠT ĐẬU MÈO ...... 7 1.4. CÔNG DỤNG ..................................................................................... 10 1.5. MỘT SỐ SẢN PHẨM CHỨA HẠT ĐẬU MÈO TRÊN THỊ TRƢỜNG ....................................................................................................... 11 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 13 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................. 13 2.2. PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ........................................................ 13 2.2.1. Thuốc thử, dung môi, hoá chất ...................................................... 13 2.2.2. Phƣơng tiện và máy móc ............................................................... 13 2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 14 2.3.1. Nghiên cứu về thực vật .................................................................. 14 2.3.2. Về nghiên cứu thành phần hóa học................................................ 14 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 17 3.1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA CÂY ĐẬU MÈO .............................. 17 3.1.1. Đặc điểm hình thái ......................................................................... 17 3.1.2. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu ............................................................ 21 3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC ............. 27 3.2.1. Định tính bằng các phản ứng ống nghiệm ..................................... 27 3.2.2. Định tính bằng phƣơng pháp sắc ký lớp mỏng .............................. 34 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 37 4.1. Về thực vật .......................................................................................... 37 4.2. Về thành phần hoá học ........................................................................ 38 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu 5-MeO-DMT Diễn giải 5-methoxy-N,N-dimethyltryptamin 5-MeO-DMT-n- 5-methoxy-N,N-dimethyltryptamin-n-oxid oxide 5-HT 5-hydroxytryptamin 5-HTP 5-hydroxytryptophan ABTS Sulfonic acid (3-ethylbenzothiazoline-6-sulphonic acid) BuOH n- Butanol DPPH 2,2-DiPhenyl-1-PicrylHydrazyl DMT N,N-dimethyltryptamin EtOAc Ethylacetat GC-MS Sắc kí khí với khối phổ kế (Gas chromatography-mass spectrometry) Hx Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (High-Performance Thin Layer Chromatographic) n-Hexan L-dopa Acid 3,4-dihydroxyphenyl-L-alanin MeOH Acol methylic STT Số thứ tự UV Ultraviolet TLC Sắc ký lớp mỏng (Thin Layer Chromatographic) TT Thuốc thử HPTLC DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 1.1. Một số sản phẩm từ Đậu mèo trên thế giới 11-12 Bảng 2.1. Các phản ứng định tính hạt cây đậu mèo rừng 14-15 Bảng 3.1. Kết quả định tính dƣợc liệu hạt cây đậu mèo rừng bằng 34 phản ứng hóa học Bảng 3.2. Giá trị Rf của các các vết trên sắc ký đồ quan sát ở 366nm sau khi phun thuốc thử H2SO4 35-36 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang Hình 1.1. Hình ảnh toàn cây (A), Hoa (B), Quả (C), Hạt (D) 3 của Đậu mèo rừng Hình 3.1. Đặc điểm hình thái lá cây Đậu mèo rừng 17 Hình 3.2. Đặc điểm hình thái lá kèm cây Đậu mèo rừng 18 Hình 3.3. Đặc điểm hình thái cụm hoa và hoa nguyên vẹn cây 19 Đậu mèo rừng Hình 3.4. Đặc điểm hình thái hoa cây Đậu mèo rừng 20 Hình 3.5. Đặc điểm hình thái bộ nhị và bộ nhụy cây Đậu mèo 20 rừng Hình 3.6. Đặc điểm hình thái quả và hạt Đậu mèo rừng 21 Hình 3.7. Cấu tạo giải phẫu rễ Đậu mèo rừng 22 Hình 3.8. Cấu tạo giải phẫu thân Đậu mèo rừng 23 Hình 3.9. Cấu tạo giải phẫu thân Đậu mèo rừng 24 Hình 3.10. Cấu tạo giải phẫu lá Đậu mèo rừng 25 Hình 3.11. Vi phẫu hạt Đậu mèo rừng 26 Hình 3.12. Đặc điểm bột hạt Đậu mèo rừng 27 Hình 3.13. Sắc ký đồ dịch chiết toàn phần và các phân đoạn của 35 đậu mèo rừng rừng so với chất chuẩn L-dopa (Từ trái sang phải: L-dopa; M0; M1; M2) Hình 4.1. Trồng Đậu mèo ở Zimbabwe 37 Hình 4.2. Đa dạng các loại hạt cây Đậu mèo đƣợc trồng ở 38 Zimbabwe ĐẶT VẤN ĐỀ Trong cuộc sống hiện đại, mô hình bệnh tật ngày càng phức tạp và đa dạng. Các thuốc có nguồn gốc hóa học đang có vai trò lớn trong phòng và chữa bệnh. Tuy nhiên, các loài động vật, thực vật xung quanh chúng ta cũng chứa nhiều chất có hoạt tính sinh học cao dùng để phòng và chữa bệnh từ ngàn xƣa. Do đó, việc nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học các cây thuốc có ý nghĩa quan trọng cho việc sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Đậu mèo rừng (Mucuna pruriens (L.) DC.) hay Mucuna prurita Hook., còn gọi là cây mắt mèo, sắn dây rừng [3]. Cây phân bố ở rải rác khắp các vùng nhiệt đới Đông Nam Á và Nam Á. Theo kinh nghiệm dân gian, hạt cây đậu mèo bổ đôi hút nọc độc rắn cắn, tẩy giun đũa (Ấn Độ, Haiti) [13]. Theo các nghiên cứu, thành phần của hạt đậu mèo có chứa L-Dopa (một chất có tác dụng gây tăng tiết dopamin trong chữa bệnh Parkinson) và nhiều alcaloid nhƣ prurieninin, prurienidin… [3]. Một số tác dụng dƣợc lý đã đƣợc nêu ra nhƣ hạ đƣờng huyết [20], [34], chữa bệnh parkinson [27], [43],… Ở Việt Nam, cũng nhƣ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, chƣa có nghiên cứu nào công bố đầy đủ về đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây Mucuna pruriens. Nhằm bổ sung cho nguồn tri thức Y học cổ truyền Việt Nam, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và công tác bảo tồn, phát triển dƣợc liệu, chúng tôi thực hiện đề tài "Nghiên cứu đặc điểm thực vật và sơ bộ định tính thành phần hóa học của cây Đậu mèo rừng (Mucuna pruriens (L.) DC., họ Đậu (Fabaceae) mọc hoang ở Lào‖ với các mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm hình thái, giải phẫu rễ, thân, lá, đặc điểm bột hạt cây Đậu mèo rừng và giám định tên khoa học mẫu nghiên cứu. 2. Sơ bộ định tính thành phần hóa học chính trong hạt Đậu mèo rừng. 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT 1.1.1. Đặc điểm thực vật chi Mucuna Adanson Cây dây leo, lâu năm hay hằng năm, hóa gỗ hoặc dạng thảo. Lá kép 3 lá chét; lá kèm thƣờng sớm rụng; lá chét lớn. Cụm hoa mọc ở nách lá hoặc trên thân già, dạng chùm kép dầy đặc. Hoa lớn và đẹp; lá bắc nhỏ hoặc sớm rụng. Đài hoa dính nhau dạng hình chuông, trên chia 5 thùy, 2 thùy trên dính nhau tạo thành môi rộng. Tràng hoa tía đậm, đỏ, xanh sáng, hoặc hầu hết là trắng, thƣờng đậm màu khi khô, dài hơn đài hoa; cánh môi thƣờng ngắn hơn cánh bên và cánh thìa, và có tai ở gốc; cánh bên thƣờng thuôn hoặc ovan, cong vào phía trong, thƣờng dính với cánh thìa; cánh thìa thƣờng dính một phần dọc theo mép dƣới, thƣờng hơi ngắn hơn hoặc bằng cánh bên, ngọn thƣờng cong vào trong thành cái sừng, móc, mỏ. Bao phấn hai ô, thƣờng có râu, 5 nhị ngắn hầu hết đính gốc, 5 nhị dài đính lƣng. Bầu 1 đến nhiều noãn; vòi nhụy dạng chỉ, đôi khi có lông, không có râu; núm nhụy nhỏ, tròn. Quả loại đậu, hình trứng, thuôn hoặc dài hẹp, phồng lên ở chỗ có hạt hoặc dẹp sang hai bên, mép thƣờng có cánh, thƣờng phủ lông ngứa dựng đứng màu cam-nâu, tự mở. Hạt hình thận, tròn, hoặc elip. Có khoảng 100 loài, phân bố rộng khắp trên thế giới, trong đó Trung Quốc có 18 loài (có 9 loài đặc hữu) [40]. Ở Việt Nam có 7 loài, bao gồm: Đậu mèo lá bắc (Mucuna bracteata Kurz.); Đậu mèo lớn (Mucuna gigantea (Willd.) DC.); Đậu mèo Hải Nam, Dây luồn hang (Mucuna hainanensis Hayata); Dây chãng ba (Mucuna interrupta Gagnep.); Đậu mèo quả to (Mucuna macrocarpa Wall.); Móc mèo (Mucuna pruriens (L.) DC., gồm Đậu mèo lông (var. hirsuta (Wight & Arn.) 2 Wilmot-Dear) và Đậu mèo (var. utilis (Wall. ex Wight) Burck); Đậu móc (Mucuna revoluta Wilmot-Dear.) [1]. 1.1.2. Đặc điểm thực vật của một số loài trong chi Mucuna Adanson Đậu mèo còn đƣợc gọi là móc mèo, mắt mèo, sắn dây rừng, khau khảo khẻn (Tày), ຕຳແ (Tam nyae – Lào). Cây có tên khoa học là: Mucuna pruriens (L.) DC.,hay còn có tên là Mucuna prurita (L.) Hook., thuộc họ Đậu (Fabaceae). Một số thứ của loài Mucuna pruriens đã đƣợc xác định nhƣ Mucuna pruriens var. hirsuta (Wight & Arn.) Wilmot-Dear. và Mucuna pruriens var. utilis (Wall. Ex Wight) L.H.Bailey. Đậu mèo là dây leo bằng thân quấn, sống hàng năm. Thân cành phủ lông mềm, sau nhẵn. Lá kép mọc so le, có 3 lá chét dài 7-12cm, rộng 5-8cm, đầu nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dƣới có lông trắng mịn; lá giữa hình trái xoan hoặc gần hình thoi, hai lá bên hình tam giác lệch, cuống chung dài 8-12cm. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm dài khoảng 30cm, thƣờng rủ xuống; lá bắc và lá bắc con hình mác, hoa màu tím sẫm; đài có răng tam giác nhọn, có lông ở mặt ngoài; tràng có cánh cờ rộng, bộ nhị 2 bó. Quả loại đậu, cong hình chữ S, dài 5-8cm, rộng 1,2cm, dẹt, có nhiều lông cứng màu đen; hạt hình bầu dục, màu nâu bóng. Mùa hoa quả: tháng 1-3 [2] , [3], [8], [12]. A B C D Hình 1.1. Hình ảnh toàn cây (A), Hoa (B), Quả (C), Hạt (D) của Đậu mèo rừng [46] 3 Phân bố rải rác khắp vùng nhiệt đới Đông Nam Á và Nam Á. Ở Việt Nam, móc mèo có rải rác các tỉnh miền núi, đặc biệt từ Quảng Bình trở ra. Cây thƣờng leo lên các loại cây bụi hay cỏ cao ở các hệ sinh thái thứ sinh ven rừng kín, ở đồi hay trảng cây bụi trên đất nƣơng rẫy mới bỏ hoang. Đậu mèo rừng là cây ƣa sáng, ra hoa quả nhiều, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Vòng đời cây từ khi mọc đến khi tàn lụi khoảng 4-5 tháng [3]. 1.2. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC LOÀI MUCUNA PRURIENS (L.) DC. Các thành phần hóa học chính của loài Mucuna pruriens (L.) DC. gồm: L-dopa: Hạt cây đậu mèo có chứa acid 3,4-dihydroxyphenyl-L-alanin (L-dopa) (1) - tiền chất của dopamin và là thành phần chính trong hạt [30]. Hàm lƣợng L-dopa trong hạt đậu mèo trong khoảng từ 1,5% - 10% [3], [13], [41]. L-dopa Các acid béo và acid hữu cơ: Hạt đậu mèo có chứa nhiều loại acid béo: acid palmitic, acid stearic, acid oleic (2) và acid linoleic [36] và một số acid hữu cơ nhƣ: acid arachidic, acid behenic [41], acid gallic (3) [3]. Bhaskar A. tiến hành phân tích bằng GC-MS kết quả thu đƣợc: acid oleic (7,62%), acid ascorbic (3,80%), acid octadecanoic (6,21%), squalene (7,87%) (4) và acid n-hexadecanoic (48,21%) [18]. Acid Oleic (2) 4 Acid gallic Squalen (4) Alcaloid có trong hạt đậu mèo: Hạt đậu mèo có chứa alcaloid (hàm lƣợng alcaloid toàn phần 0,53% [3]) nhƣ nicotin; prurieninin; prurienidin [3]; (-)3-carboxy-1,1-dimethyl-6,7dihydroxy-1,2,3,4-tetrahydroisoquinolin (5); (-)3-carboxy-1,1-dimethyl-7,8dihydroxy-1,2,3,4-tetrahydroisoquinolin 1,2,3,4-tetrahydroisoquinolin (7); (6); (-)-3-carboxy-6,7-dihydroxy- (-)-1-methyl-3-carboxy-6,7-dihydroxy- 1,2,3,4-tetrahydroisoquinolin (8) [35]; Nicotin; Bufotenin (9); N,Ndimethyltryptamin (DMT); 5-hydroxytryptamin (5-HT, serotonin) (10); 5hydroxytryptophan (5-HTP); 5-methoxy-N,N-dimethyltryptamin (5-MeODMT) (11); 5-methoxy-N,N-dimethyltryptamin-n-oxid (5-MeO-DMT-noxide); β-carbolin [30]; 7-acetyl-5-ethenyl-3-(N-cyclopenta-3'',5''-dienyl-2''hydroxypiperidin)quinolin (12) [37]. R1=R2=Me; R3=H; R4= OH (5) R1=R2=Me; R3=OH; R4= H (6) R1=R2=H; R3=H; R4= OH (7) R1=R4=H, R2=Me; R3=OH (8) 5 Bufotenin Serotonin 5-MeO-DMT Ngoài ra, trong hạt đậu mèo cũng có chứa nƣớc (9,1%), protein 25,03%; chất tan trong ether 8,96%; sợi 6,75%; các chất vô cơ 3,95% (calci 1,11%; phospho 0,47%; sắt 0,02%...), glutathion (13), lecithin [3]; alkylamin, saponin và các acid amin nhƣ trypsin, tryptamin, valin, threonin… [41]. 6 Glutathion Trong lá cây đậu mèo có chứa 0,5% L-dopa, 0,006% DMT, 0,0025% 5MeO-DMT; 6-methoxyharman; indol-3-alkylamin-N,N-dimethyltryptamin [30]. 1.3. ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA HẠT ĐẬU MÈO Độc tính Nghiên cứu đánh giá độc tính của dịch chiết hạt đậu mèo cho thấy dịch chiết cồn và methanol ở nồng độ 20mg/ml có tác dụng phù nề nhẹ. Khi nghiên cứu thử độc tính với chuột ở liều 32mg/kg hoặc cao hơn, sau 1h uống thuốc, xuất hiện một số tác dụng phụ bất lợi nhƣ: tăng thông khí, giảm hoạt động vận động, cƣơng cứng tự phát [14]. Tác dụng điều trị Parkinson Trong hạt đậu mèo có chứa L-dopa. Đây là tiền chất của dopamin hiện đang đƣợc sử dụng để điều trị bệnh Parkinson [32]. Thử nghiệm mù đôi ngẫu nhiên của Katzenschlager và cộng sự (2004) đã thực hiện trên hai nhóm bệnh nhân, một nhóm điều trị bằng L-dopa/Carbidopa với liều 200/50 mg và một nhóm điều trị bằng 15mg, 30mg hạt Mucuna pruriens trong 1 đến 3 tuần. Kết quả cho thấy thời gian tác dụng ở nhóm sử dụng mức liều 30mg hạt Mucuna pruriens thể hiện tác dụng sớm và lâu hơn thời gian tác dụng ở nhóm điều trị bằng 200/50mg L-dopa/Carbidopa [24]. Điều này cho thấy hạt Mucuna pruriens có thể có nhiều ƣu điểm hơn so với các thuốc thƣờng dùng trong điều trị bệnh Parkinson. Subramania Arulkumar và cộng sự đã nghiên cứu khả năng kết hợp cao chiết từ Mucuna pruriens và nano bạc để tăng cƣờng điều trị bệnh Parkinson. Kích thƣớc nano trong khoảng 10-27nm đã tăng cƣờng tác dụng chống bệnh 7 Parkinson trên chuột. Đây là hƣớng đi mới mở ra phƣơng pháp bào chế thuốc điều trị cho con ngƣời [43]. Tác dụng kháng nọc độc rắn Tan và cộng sự (2009) đã nghiên cứu và chỉ ra rằng dịch chiết nƣớc từ hạt cây Mucuna pruriens có tác dụng ức chế nọc độc của một số loài rắn nhƣ rắn hổ mang Naja và rắn cạp nia Krait. Thí nghiệm tiến hành trên chuột cống đƣợc cho uống dịch chiết hạt Mucuna pruriens. Kết quả cho thấy trên chuột cống thí nghiệm, dịch chiết nƣớc Mucuna pruriens có tác dụng bảo vệ, chống lại nọc độc rắn Naja sputatrix bằng việc trung hòa các độc tố nọc độc [44]. Nghiên cứu của Fung S.Y và cộng sự (2010) về hoạt tính kháng nọc độc rắn Calloselasma rhodostoma của hạt đậu mèo. Chuột đƣợc tiêm màng bụng dịch chiết nƣớc hạt đậu mèo trong 3 tuần, sau đó tiêm tĩnh mạch nọc độc loài Calloselasma rhodostoma. Tiến hành so sánh nhóm chứng và nhóm thử dựa trên các thông số dƣợc học (huyết áp, nhịp tim, độ co giật của chuột). Kết quả cho thấy mức độ suy hô hấp, suy tim mạch và liệt thần kinh ở nhóm thử giảm so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điều này cho thấy dịch chiết nƣớc đậu mèo có tác dụng kháng nọc độc rắn Calloselasma rhodostoma [22]. Năm 2012, dịch chiết nƣớc hạt đậu mèo đƣợc chứng minh cũng có tác dụng chống nọc độc rắn Naja sputatrix [21] Hope-Onyekwere và cộng sự (2012) đã nghiên cứu và chỉ ra rằng protein toàn phần đƣợc chiết từ cây đậu mèo rừng có tác dụng ức chế nọc độc rắn E. carinatus thông qua việc ức chế hoạt hóa prothrombin, thrombin [23]. Tác dụng kích thích tình dục Năm 2010, Shukla và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 60 ngƣời đàn ông đồng tuổi khỏe mạnh, sử dụng 5g/ngày bột hạt Mucuna pruriens. Kết quả cho thấy, sau 3 tháng sử dụng bột hạt móc mèo, số lƣợng và chất lƣợng tinh trùng đƣợc cải thiện đáng kể [42]. Theo Kumar KVA và cộng sự, hạt M. pruriens làm tăng bài tiết tinh dịch, giúp phục hồi sinh lực, kích thích tình dục ở những ngƣời bị suy yếu, ngƣời bị chứng bất lực [29] 8 Tác dụng hạ đƣờng huyết Dịch chiết nƣớc của hạt Mucuna pruriens có tác dụng chống tăng đƣờng huyết trong điều kiện bình thƣờng và trong điều kiện tăng đƣờng huyết do streptozocin trên chuột cống [20] và do alloxan monohydrat trên chuột Wistar [34]. Ở chuột tăng đƣờng huyết do streptozocin, không chỉ nồng độ đƣờng trong máu giảm mà nồng độ cholesterol và creatinin trong máu cũng giảm. Tác dụng này có đƣợc có thể là do sự có mặt của squalen trong hạt đậu mèo [14], [33]. Tác dụng chống viêm Năm 2011, Bala V. và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tác dụng chống viêm của dịch chiết ethanol đậu mèo rừng trên mô hình gây phù bàn chân chuột bằng carragenin và mô hình gây viêm mạn bằng cotton pellet. Kết quả cho thấy ở cả hai mô hình, sử dụng mức liều 200mg/kg và 400mg/kg có sự giảm trọng lƣợng của miếng cotton pellet và giảm thể tích phù ở bàn chân chuột so với nhóm chứng là có ý nghĩa thống kê (p<0,01) [16]. Cao cồn chiết từ lá và quả của khô cây đậu mèo có tác dụng giảm đau và hạ sốt khi thử nghiệm trên chuột cống. Các dịch chiết còn cho tác dụng chống viêm, giảm phù nề trên chuột. Khi gây sốt cục bộ bằng vết thƣơng, dịch chiết cồn đã làm giảm sốt và giảm đau cho mẫu thử hơn hẳn mẫu chứng [31]. Tác dụng kháng khuẩn Theo nghiên cứu của Ashok Kumar và các cộng sự đã cho thấy khả năng kháng khuẩn của dịch chiết EtOH và MeOH từ hạt cây móc mèo. Trên các vi khuẩn Escherichia coli, Shigella dysenteriae, Samonella typhi, Bacillus subtilis dịch chiết nồng độ 1% có tác dụng với đƣờng kính vòng vô khuẩn tƣơng ứng là 2,8cm; 2,4cm; 2,6cm; 2,1cm (chất đối chiếu Streptomycin 0,5% có vòng vô khuẩn tƣơng ứng là 3,1cm, 3,4cm, 3,2cm và 3,0cm) [27]. Tác dụng chống oxi hóa Nghiên cứu in vitro đã chỉ ra hạt Mucuna pruriens (L.) có hiệu quả rất tốt trong việc dọn sạch các gốc tự do nhóm ABTS, DPPH [19], nitric oxid 9 [28] và có tác dụng ức chế quá trình peroxid lipid [19]. Các tác giả cho rằng, tác dụng chống oxi hóa của Mucuna pruriens có thể do toàn bộ cây có chứa các hợp chất phenol và các hợp chất phenolic là yếu tố chính tạo nên tác dụng chống oxy hóa của Mucuna pruriens [28]. Ở Việt Nam chƣa có công bố nào về tác dụng sinh học của cây đậu mèo. 1.4. CÔNG DỤNG Toàn cây đậu mèo đều có tác dụng làm thuốc, trị chứng bất lực [11], [30], tiểu đƣờng [17], ung thƣ [41]. Rễ cây đậu mèo: Theo y học cổ truyền Ayurveda (Ấn Độ), rễ cây đậu mèo rừng đắng, có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt; đƣợc sử dụng trong điều trị các bệnh giun sán, kí sinh trùng nhƣ bệnh phù voi; các bệnh về thận, tiểu rắt, tiểu buốt… [13], [39]. Ở Thái Lan, rễ đƣợc dùng để chữa hóc xƣơng và phát tán mồ hôi trị cảm [3]. Lá cây đậu mèo: Lá đậu mèo đƣợc dùng làm thuốc bổ trị suy nhƣợc; trị các chứng đau đầu; có tác dụng điều trị các vết loét, những trƣờng hợp nhiễm trùng [13], [39]. Lá tƣơi còn đƣợc làm thức ăn cho gia súc [13]. Quả đậu mèo Bao phủ toàn bộ quả loại đậu là lớp lông có khả năng gây ngứa da khi tiếp xúc. Quả đƣợc sử dụng nhƣ một loại thức ăn, lông quả trộn với mật ong có tác dụng trị giun sán [11]. Hạt đậu mèo Hạt đậu mèo đƣợc dùng làm thuốc bổ, trị chứng suy giảm tình dục, trị giun sán, trị thấp khớp, tiểu đƣờng, điều trị rắn độc cắn… [9], [13], [41]. Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ rõ rằng hạt cây đậu mèo rừng có tác dụng trong điều trị bệnh Parkinson và bệnh trầm cảm [40]. Ở Indonesia, hạt dùng để làm thuốc trị giun và trị ho. Ở Malaisia, nƣớc hãm dùng chữa sán xơ mít. Ở Việt Nam, hạt cây đậu mèo đƣợc dùng làm thuốc chữa bệnh sốt cơn và 10 thuốc bổ. Sử dụng 30g hạt đậu mèo tán đều với 30g hạt hồ tiêu hoặc hạt ớt, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1-2g có tác dụng chữa sốt rét. Hạt đậu mèo bổ đôi đắp để hút nọc độc rắn cắn [3]. Ngoài tác dụng làm thuốc, M. pruriens đƣợc sử dụng nhƣ một loại thức ăn gia súc và là nguồn phân bón rất tốt cho đất do có hàm lƣợng nito cao [13]. Bột nhão rễ đậu mèo trộn với thức ăn khác cho trâu ăn liều 25-30g, ngày ăn 2 lần có tác dụng kích dục [3]. 1.5. MỘT SỐ SẢN PHẨM CHỨA HẠT ĐẬU MÈO TRÊN THỊ TRƢỜNG Trên thế giới có rất nhiều sản phẩm thảo dƣợc tự nhiên có nguồn gốc từ hạt Mucuna pruriens (L.). Hầu hết thuộc nhóm thực phẩm chức năng với hàm lƣợng L-dopa khác nhau nhƣ 15%, 20%, 25%, 40% và 95%. Bảng 1.1. Một số sản phẩm từ Đậu mèo trên thế giới [45] Sản phẩm Thông tin sản phẩm Thành phần: L-dopa 20% và chất khác từ hạt đậu mèo, không chứa chất nhân tạo. Lợi ích: Duy trì và làm tăng ham muốn, khả năng Mucuna L-Dopa 20% (Mỹ) tình dục; tăng tiết hoocmon cả nam giới và phụ nữ. 11 Thành phần: Dịch chiết hạt đậu mèo, 95% L-dopa Velvet Bean Extract Lợi ích: Tăng dopamine trong vỏ não làm tỉnh táo (Mỹ) và tăng cƣờng trí não; tăng cƣờng mạnh mẽ ham muốn tình dục cho cả nam giới và phụ nữ; tăng tiết testosteron; giúp cơ thể giải tỏa căng thẳng. Thành phần: Dịch chiết nƣớc hạt đậu mèo, 15% Ldopa Lợi ích: Tăng cƣờng chức năng não; giải tỏa tâm trạng khó chịu, căng thẳng. Sun Potion Mucuna Pruriens Dopamine Bean (Ấn Độ) 12 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Nguyên liệu nghiên cứu là toàn cây mang hoa, quả loài Đậu mèo rừng, thu hái ở huyện Thoulakhom, tỉnh Viêng Chăn - Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, vào tháng 11/2015 (hoa) và tháng 5/2016 (quả). Mẫu đƣợc trồng tại Vƣờn Thực vật - Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội. Tiêu bản mẫu khô đƣợc lƣu tại phòng tiêu bản – Bộ môn Thực vật – Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội (mã số tiêu bản HNIP/18300/16). 2.2. PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thuốc thử, dung môi, hoá chất - Các hóa chất và thuốc thử đạt tiêu chuẩn phân tích theo quy định của Dƣợc điển Việt Nam IV [7] (butanol, chloroform, ethanol, ethyl acetat, methanol). - Dung môi phân tích, các hóa chất khác đạt tiêu chuẩn phân tích. 2.2.2. Phƣơng tiện và máy móc  Nghiên cứu về thực vật - Kính lúp soi nổi Nikon Eclipse Ci. - Kính hiển vi màn hình Nikon SMZ 745T.  Nghiên cứu về thành phần hóa học - Máy HPTLC Camag bao gồm: thiết bị chấm mẫu Linomat 5, thiết bị khai triển ADC 2, máy soi UV-visualizer, máy TLC scanner 4. - Tủ sấy Memmert (Đức). - Máy đo hàm ẩm Precisa HA60. 13 2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Nghiên cứu về thực vật - Mô tả đặc điểm thực vật: theo phƣơng pháp mô tả phân tích [6]. Giám định tên khoa học của mẫu nghiên cứu bằng phƣơng pháp so sánh với một số tiêu bản khô lƣu trữ tại một số phòng tiêu bản mẫu khô, đối chiếu với mô tả trong các tài liệu chuyên sâu về thực vật [10], [40]... - Nghiên cứu đặc điểm vi học: cắt và làm tiêu bản vi phẫu, soi bột hạt và thân lá loài nghiên cứu, quan sát các đặc điểm, mô tả và chụp ảnh tiêu bản dƣới kính hiển vi tại Bộ môn Thực vật, trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội [5], [6]. 2.3.2. Về nghiên cứu thành phần hóa học h * Chuẩn ng ph p nh nh ng ph n ng ho h ng mẫu Hạt đậu mèo rừng rừng đƣợc sấy khô ở 600C. Xay dƣợc liệu thành bột thô, bảo quản trong túi nilon kín, gấp mép, để ở chỗ thoáng mát, khô ráo để làm các phản ứng hóa học định tính theo tài liệu [4] và làm sắc ký lớp mỏng theo tài liệu [15]. Các phản ứng định tính đƣợc tóm tắt trong bảng 2.1. Bảng 2.1. Các phản ứng định tính hạt cây đậu mèo rừng STT Nhóm chất Phản ứng định tính Phản ứng Liebermann 1 Glycosid tim Phản ứng Baljet Phản ứng Legal 2 Saponin Phản ứng tạo bọt Phản ứng Salkowski Phản ứng Cyanidin 3 Flavonoid Phản ứng với FeCl3 5% Phản ứng với kiềm (NaOH 10%) 14 STT Nhóm chất 4 Anthranoid 5 Coumarin Phản ứng định tính Phản ứng Borntraeger Vi thăng hoa Mở, đóng vòng lacton Phản ứng với T.T Diazo Phản ứng với TT Mayer 6 Alcaloid Phản ứng với TT Dragendorff Phản ứng với TT Bouchardat Phản ứng với dung dịch gelatin 1% 7 Tanin 8 Acid hữu cơ Phản ứng với Na2CO3 9 Đƣờng khử Phản ứng với thuốc thử Fehling 10 Acid amin Phản ứng với thuốc thử Ninhydrin 10 Phytosterol Phản ứng Liebermann 11 Chất béo Phản ứng mờ giấy lọc Phản ứng với dung dịch FeCl3 5% 2.3.2.2. Đ nh tính b ng sắc ký lớp mỏng Tiến hành nghiên cứu định tính sắc ký lớp mỏng đối với dƣợc liệu, cắn các phân đoạn. * Chiế xuấ : Chiết xuất các chất từ bột hạt Đậu mèo rừng bằng MeOH, lọc lấy dịch chiết cô cắn thu đƣợc cắn toàn phần. Phân tán cắn trong nƣớc nóng, lần lƣợt chiết phân bố lỏng – lỏng với các dung môi cloroform, ethyl acetat. Dịch chiết ở từng phân đoạn đƣợc cất thu hồi dung môi dƣới áp suất giảm, thu đƣợc các cắn ở từng phân đoạn. Cắn đƣợc hòa trong dung môi MeOH đƣợc dịch chấm sắc ký. * T iển khai sắ ký lớp mỏng: - Pha tĩnh: Sử dụng bản mỏng silica gel 60 F254 của hãng Merck. Trƣớc khi chấm, bản mỏng đƣợc hoạt hóa ở 1100C trong 1 giờ. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan