Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đặc điểm sinh học quần thể và đánh giá nguồn lợi của cá ngừ vằn katsy...

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học quần thể và đánh giá nguồn lợi của cá ngừ vằn katsywonus pelamis (linnaeus, 1758) ở biển việt nam

.PDF
52
218
78

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VŨ THỊ HẬU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CHỦNG QUẦN VÀ ĐẶC ĐIỂM NGUỒN LỢI CỦA CÁ NGỪ VẰN Katsuwonus pelamis (Linnaeus, 1758) Ở BIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HOÀ - 2017 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VŨ THỊ HẬU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CHỦNG QUẦN VÀ ĐẶC ĐIỂM NGUỒN LỢI CỦA CÁ NGỪ VẰN Katsuwonus pelamis (Linnaeus, 1758) Ở BIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Nuôi trồng thủy sản 60620301 Ngành: Mã số: Quyết định giao đề tài: Quyết định thành lập Hội đồng: Ngày bảo vệ: Người hướng dẫn khoa học: 1. 2. Chủ tịch Hội đồng: (họ, tên) Khoa Sau đại học: (họ, tên) (chữ ký) (chữ ký) (chữ ký) (chữ ký) KHÁNH HOÀ – 2017 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học chủng quần và đặc điểm nguồn lợi của cá ngừ vằn Katsuwonus pelamis (Linnaeus, 1758) ở vùng biển Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Các số liệu trong luận văn được thể hiện trung thực, có nguồn trích dẫn cụ thể. Khánh Hoà, ngày 20 tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn Vũ Thị Hậu i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng ban trường Đại học Nha Trang và Viện Nuôi trồng Thủy sản đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của Tiến sĩ Lê Minh Hoàng và Tiến sĩ Nguyễn Khắc Bát đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc. Để hoàn thành luận văn này, tôi đã được phép sử dụng số liệu, mẫu vật của các dự án “Điều tra tổng thể hiện trạng và biến động nguồn lợi hải sản biển Việt Nam, giai đoạn 2011-2015” và dự án “Quản lý nghề cá đại dương - WPEA-SM”. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm các dự án đã hỗ trợ. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Viện, các đồng nghiệp ở Viện Nghiên cứu Hải sản, đặc biệt là tập thể cán bộ đồng nghiệp tại phòng Nghiên cứu Nguồn lợi Hải sản, Viện Nghiên cứu Hải sản Cuối cùng, tôi xin bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc với gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Khánh Hoà, ngày 20 tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn Vũ Thị Hậu ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC KÝ HIỆU................................................................................................vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ix MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tên đề tài ................................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu chủ yếu của đề tài .............................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3 1.1. Tình hình nghiên cứu cá ngừ vằn trong khu vực và trên thế giới.................. 3 1.1.1. Đặc điểm phân loại, hình thái, tập tính và phân bố .................................... 3 1.1.1.1. Hệ thống phân loại.................................................................................. 3 1.1.1.2. Đặc điểm hình thái.................................................................................. 4 1.1.1.3. Tập tính của cá ngừ vằn.......................................................................... 4 1.1.1.4. Phân bố của cá ngừ vằn .......................................................................... 4 1.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng .............................................................. 5 1.1.3. Nghiên cứu về đặc điểm nguồn lợi ............................................................... 6 1.2. Tình hình nghiên cứu cá ngừ vằn ở Việt Nam ................................................. 7 1.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái ............................................................... 7 1.2.2. Nghiên cứu về phân bố ................................................................................. 8 1.2.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng ........................................................... 8 1.2.4. Nghiên cứu về nguồn lợi .............................................................................. 9 iii CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 11 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 11 2.2. Tài liệu nghiên cứu ........................................................................................... 12 2.3. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................ 12 2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, mẫu vật ...................................... 12 2.3.1.1. Điều tra nguồn lợi bằng tàu lưới rê ..................................................... 12 2.3.1.2. Điều tra sinh học nghề cá ..................................................................... 13 2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................... 13 2.3.2.1. Phân bố tần suất chiều dài và chiều dài trung bình .............................. 14 2.3.2.2. Tương quan chiều dài- khối lượng ....................................................... 14 2.3.2.3. Các tham số sinh trưởng ....................................................................... 14 2.3.2.4. Hệ số chết, hệ số khai thác ................................................................... 15 2.3.2.5. Năng suất khai thác và mật độ phân bố trung bình .............................. 16 2.3.2.6. Trữ lượng nguồn lợi ............................................................................. 16 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 18 3.1. Đặc điểm sinh học sinh trưởng của cá ngừ vằn ở biển Việt Nam ................ 18 3.1.1. Phân bố tần suất chiều dài và chiều dài trung bình.................................. 18 3.1.2. Tương quan chiều dài - khối lượng ........................................................... 19 3.1.3. Các tham số sinh trưởng (L∞, k) ................................................................ 21 3.1.5. Hệ số chết .................................................................................................... 22 3.2. Đặc điểm nguồn lợi cá ngừ vằn ở biển Việt Nam........................................... 24 3.2.1. Năng suất khai thác của cá ngừ vằn .......................................................... 24 3.2.2. Sản lượng khai thác của cá ngừ vằn ......................................................... 27 3.2.3. Đặc điểm phân bố của cá ngừ vằn ............................................................. 29 3.2.4. Trữ lượng nguồn lợi cá ngừ vằn ................................................................ 30 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 32 iv 1. Kết luận ................................................................................................................. 32 2. Kiến nghị ............................................................................................................... 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 34 PHỤ LỤC ........................................................................................................................i v DANH MỤC KÝ HIỆU vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii DANH MỤCCÁC BẢNG Bảng 1.0.1. Sản lượng khai thác cá ngừ vằn ở vùng biển miền Trung từ năm 2011 đến năm 2014. ...................................................................................................................... 10 Bảng 3.0.1. Chiều dài trung bình của cá ngừ vằn ở vùng biển Việt Nam theo các chuyến điều tra năm 2011-2012. ................................................................................... 18 Bảng 3.0.2. Tương quan chiều dài - khối lượng của cá ngừ vằn ở biển Việt Nam, năm 2011 - 2012 .................................................................................................................... 20 Bảng 3.0.3. Các tham số phương trình tương quan chiều dài - khối lượng của cá ngừ vằn ở biển Việt Nam qua các năm ................................................................................. 21 Bảng 3.0.4. So sánh tham số sinh trưởng von Bertalanffy (L∞, k) của cá ngừ vằn với các nghiên cứu trước đây ở các vùng biển .................................................................... 22 Bảng 3.5. Hệ số chết (Z, M, F) và hệ số khai thác (E) của các quần đàn cá ngừ vằn ở các vùng biển ................................................................................................................. 24 viii DANH MỤCCÁC HÌNH Hình 1.0.1. Cá ngừ vằn Katsuwonus pelamis (Linnaeus, 1758) ..................................... 3 Hình 2.0.1. Sơ đồ trạm điều tra nguồn lợi cá ngừ vằn bằng lưới rê ở biển Việt Nam của dự án “Điều tra tổng thể hiện trạng và biến động nguồn lợi hải sản biển Việt Nam”, năm 2011-2012. ............................................................................................................. 11 Hình 3.0.1. Phân bố tần suất chiều dài của cá ngừ vằn ở biển Việt Nam năm 2012 .... 19 Hình 1.0.2. Phương trình tương quan chiều dài – khối lượng của cá ngừ vằn ở biển Việt Nam năm 2011 - 2012 ........................................................................................... 20 Hình 3.0.3. Phương trình tương quan chiều dài - khối lượng của cá ngừ vằn ở vùng biển Việt Nam, năm 2011 - 2012 .................................................................................. 21 Hình 3.0.4. Ước tính hệ số chết từ phương trình đường cong sản lượng của cá ngừ vằn ở vùng biển Việt Nam năm 2012................................................................................... 23 Hình 3.0.5. Năng suất trung bình của cá ngừ vằn ở biển Việt Nam năm 2012. ............ 25 Hình 3.0.6. Biến động năng suất khai thác của cá ngừ vằn ở vùng biển Việt Nam điều tra bằng tàu lưới rê từ giai đoạn 2000 - 2012. ............................................................... 26 Hình 3.0.7. Chỉ số Ocean Niño Index (ONI) ở Thái Bình Dương, năm 1950-2015 (Nguồn: http://www.cpc.ncep.noaa.gov)....................................................................... 27 Hình 3.0.8. Sản lượng khai thác cá ngừ vằn hàng tháng của nghề lưới vây ở biển Việt Nam (năm 2012). ........................................................................................................... 27 Hình 3.0.9. Sản lượng khai thác cá ngừ vằn hàng tháng của nghề lưới rê ở biển Việt Nam (năm 2012). ........................................................................................................... 28 Hình 3.0.10. Phân bố sản lượng khai thác của cá ngừ vằn của nghề lưới vây và lưới rê ở biển Việt Nam theo các nhóm chiều dài năm 2012.................................................... 28 Hình 3.0.11. Phân bố nguồn lợi cá ngừ vằn dựa trên kết quả điều tra bằng lưới rê ở vùng biển Việt Nam, loại lưới 2a = 100 mm (Bên trái: mùa gió Đông Bắc, năm 2011; Bên phải: mùa gió Tây Nam, năm 2012) ...................................................................... 30 Hình 3.12. Trữ lượng và hệ số tử vong do khai thác cá ngừ vằn ở vùng biển Việt Nam theo nhóm chiều dài năm 2012. ..................................................................................... 31 ix MỞ ĐẦU Cá biển Việt Nam được chia thành các nhóm chủ yếu gồm: cá nổi nhỏ, cá nổi lớn, cá đáy, cá rạn san hô. Tổng trữ lượng nguồn lợi hải sản biển Việt Nam ước tính trung bình khoảng 3,65 triệu tấn và khả năng khai thác hàng năm là khoảng 2,45 triệu tấn. Trong đó, trữ lượng cá nổi lớn ước tính khoảng 1.031 ngàn tấn (chiếm 31,4%) và sản lượng khai thác cho phép là 515 ngàn tấn [12]. Cá ngừ vằn Katsuwonus pelamis (Linnaeus, 1758) là đối tượng hải sản quan trọng thuộc nhóm cá nổi lớn ở vùng biển xa bờ Việt Nam. Sản lượng khai thác cá ngừ vằn chiếm khoảng 45% đến 74,5% tổng sản lượng khai thác của các chuyến điều tra [12]. Những năm gần đây ở Việt Nam, cá ngừ vằn được quan tâm nghiên cứu khá nhiều, bao gồm: các nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh trưởng chủng quần, đặc điểm sinh học sinh sản, phân bố và đánh giá trữ lượng…. Để cập nhật, bổ sung các dữ liệu về đặc điểm sinh trưởng, nguồn lợi của cá ngừ vằn và góp phần vào việc xây dựng cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững nguồn lợi hải sản ở biển Việt Nam, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học chủng quần và đặc điểm nguồn lợi của cá ngừ vằn Katsuwonus pelamis (Linnaeus, 1758) ở biển Việt Nam”. Đề tài được thực hiện trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, dựa trên nguồn số liệu, mẫu vật của dự án “Điều tra tổng thể hiện trạng và biến động nguồn lợi hải sản biển Việt Nam, giai đoạn 2011-2015” và dự án “Quản lý nghề cá đại dương – WPEA-SM”. 1. Tên đề tài Nghiên cứu đặc điểm sinh học chủng quần và đặc điểm nguồn lợi của cá ngừ vằn Katsuwonus pelamis (Linnaeus, 1758) ở biển Việt Nam 2. Mục tiêu nghiên cứu chủ yếu của đề tài - Đánh giá được một số đặc điểm sinh học sinh trưởng chủng quần của cá ngừ vằn ở biển Việt Nam nhằm bổ sung những cơ sở khoa học, làm đầu vào cho các mô hình đánh giá nguồn lợi. - Xác định được trữ lượng, phân bố nguồn lợi cá ngừ vằn ở biển Việt Nam làm cơ sở cho việc khai thác hợp lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi. 1 3. Nội dung nghiên cứu của đề tài Nội dung 1: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học chủng quần của cá ngừ vằn ở biển Việt Nam - Chiều dài trung bình và phân bố tần suất chiều dài. - Tương quan chiều dài-khối lượng. - Các tham số trong phương trình sinh trưởng von Bertalanffy (k, L∞). - Hệ số chết. Nội dung 2: Nghiên cứu một số đặc điểm nguồn lợi cá ngừ vằn ở biển Việt Nam - Đặc điểm phân bố nguồn lợi cá ngừ vằn ở biển Việt Nam. - Biến động năng suất khai thác cá ngừ vằn. - Trữ lượng nguồn lợi cá ngừ vằn ở biển Việt Nam. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu cá ngừ vằn trong khu vực và trên thế giới Trên thế giới, nhiều công trình nghiên cứu về cá ngừ vằn đã được công bố, trong đó tập trung chủ yếu về hình thái phân loại học, đặc điểm phân bố, chiều dài bắt gặp, sinh học sinh trưởng, sinh sản chủng quần. 1.1.1. Đặc điểm phân loại, hình thái, tập tính và phân bố 1.1.1.1. Hệ thống phân loại Trong hệ thống phân loại, cá ngừ vằn được xác định như sau: Lớp: Teleostomi Bộ: Perciformes Họ: Scomberridae Giống: Katsuwonus Loài: Katsuwonus pelamis (Linnaeus, 1758) - Tên khoa học: Katsuwonus pelamis (Linnaeus, 1758) - Synonym: Scomber pelamis (Linnaeus, 1758), Pelamys pelamys (Bleeker, 1862), Thynnus pelamis (Risso, 1826), Orcynnuspelamys (Poey, 1868), Euthynnus pelamys (Jordan and Gibert, 1882), Gymnosarda pelamis (Dresslar & Ferler, 1889), Katsuwonus vagans (Jordan et al, 1930)[46, 61, 64, 53, 39, 31, 38]. - Tên tiếng Anh: Skipjack tuna - Tên tiếng Việt: Cá ngừ vằn, cá ngừ sọc dưa. Hình 1.0.1. Cá ngừ vằnKatsuwonus pelamis (Linnaeus, 1758) 3 1.1.1.2. Đặc điểm hình thái Cá ngừ vằn có thân hình thoi, lát cắt ngang thân gần tròn, đầu tròn, miệng hơi xiên. Phần lưng cá màu xanh thép, nhạt dần ở các vây. Bụng cá màu trắng bạc và vàng nhạt. Có từ 4 đến 6 sọc đen ở dưới đường bên của 2 bên cơ thể [59]. Vây lưng đầu tiên và vây lưng thứ 2 sát gần nhau. Vây lưng đầu tiên có 14-16 tia vây, khoảng cách 2 mắt khá xa, vây ngực ngắn và bị tách làm đôi, ngắn hơn nhiều so với các tia vây bụng, có khoảng 26-27 tia vây ngực. Vây hậu môn có khoảng 7-8 tia vây [32]. 1.1.1.3. Tập tính của cá ngừ vằn Cá ngừ vằn là loài cá nổi biển sâu, có khoảng giới hạn nhiệt độ thích hợp từ 14,730 ºC. Ấu trùng cá sống ở khoảng nhiệt độ 25 ºC. Sự tập trung của loài có xu hướng liên quan đến sự hội tụ, ranh giới giữa khối nước lạnh và khối nước ấm. Cá ở vùng biển xích đạo sinh sản quanh năm, cá ở vùng nhiệt đới sinh sản từ mùa xuân đến đầu mùa thu. Sức sinh sản của cá ngừ vằn tăng theo kích thước, số lượng trứng của cá cái từ 41-87 cm là từ 80.000 đến 2 triệu trứng. Tuổi thọ của cá từ 8-12 năm [32]. Patrick và các cộng sự (1998) nghiên cứu phổ thức ăn của cá ngừ vằn ở vùng xích đạo Thái Bình Dương cho thấy cá ngừ vằn đóng góp 70 % tổng sản lượng cá ngừ ở Thái Bình Dương. Cá ngừ vằn có phổ thức ăn rộng, giai đoạn cá con, cá ăn thực vật phù du, sau đó chúng chuyển dần sang ăn thịt: mực ống, giáp xác nhỏ, cá cơm Encrasicholino punctifer hay các loài khác [51]. Theo Alex Wild (2000), giống như hầu hết các loài cá ngừ nhỏ, cá ngừ vằn không có bóng hơi, điều này cho phép chúng chuyển động thẳng đứng nhanh trong môi trường sống gần bề mặt, nó cũng làm tăng tốc độ bơi tối thiểu để duy trì trạng thái cân bằng thủy tĩnh [17]. 1.1.1.4. Phân bố của cá ngừ vằn Cá ngừ vằn xuất hiện ở đường đẳng nhiệt ấm của các đại dương trên thế giới [48]. Ở phía Tây Thái Bình Dương, cá ngừ vằn bắt gặp trong nghề câu vàng ở khu vực ngoài khơi Nhật Bản, phía Nam Úc. Sản lượng khai thác cao nhất ở vùng biển ngoài khơi Nhật Bản từ tháng 5 đến tháng 8 và ở vùng biển Pampua New Guinea từ tháng 10 đến tháng 3 [33]. 4 Ở phía Đông Thái Bình Dương, cá ngừ vằn được đánh bắt dọc theo bờ biển phía Bắc miền Nam California đến ngoài khơi phía Bắc Chile. Ở phía Bắc, mùa vụ khai thác của cá ngừ vằn từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 8 đến tháng 10. Sự phân bố của cá ngừ vằn ở phía Tây Thái Bình Dương có mật độ lớn hơn phía Đông Thái Bình Dương [60]. 1.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng Đã có nhiều nghiên cứu về cá ngừ vằn ở các vùng biển trên thế giới. Marcille và Stequert (1976) đã nghiên cứu các tham số sinh trưởng của cá ngừ vằn tại vùng biển Madagasca (L∞ = 62,27 cm, k = 098, t0 = 0,18) và nhận định rằng cá ngừ vằn là loài sinh trưởng chậm; từ khi cá có chiều dài đạt 45cm, tốc độ sinh trưởng chỉ khoảng 7 - 8 cm/năm [58]. Ở Đại Tây Dương, Batts (1972) đã nghiên cứu chiều dài các nhóm tuổi và hệ số sinh trưởng của cá ngừ vằn ở phía Bắc Carolina (cá đực: chiều dài trung bình là 87,2cm và k = 0,154; cá cái là 78,4 cm và k = 0,195; chiều dài trung bình của cá theo nhóm tuổi 1; 2; 3; 4 tương ứng là 40,6 cm; 49,3 cm; 56,9 cm; 63,8 cm [22, 23]. Andrade và Campos (2002) nghiên cứu mối quan hệ giữa chiều dài - khối lượng của cá ngừ vằn ở phía Nam Đại Tây Dương cho thấy phương trình tương quan là: W = 0,000006L3,29 [18]. Dựa trên số liệu thu thập từ 438 con cá ngừ vằn được gắn thẻ và bắt lại ở phía đông Thái Bình Dương, James và Thomas (1969) đã xác định được các tham số sinh trưởng như sau: L∞ = 88,1 cm, k = 0,431 [56]. Cấu trúc tuổi và sinh trưởng của cá ngừ vằn ở vùng biển quần đảo Line và Hawaii đã được Uchiyama và Struhsaker (1981) nghiên cứu dựa vào nhĩ thạch và xác định các tham số sinh trưởng: L∞ = 102 cm; hệ số k = 0,55; t0 = -0,02 [57]. Tuy nhiên, Brouard và các cộng sự (1984) khi nghiên cứu về sinh trưởng của cá ngừ vằn ở vùng biển Nam Thái Bình Dương cho thấy kết quả rất khác biệt: L∞ = 60 cm; k = 0,75; tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá ngừ vằn có kích thước từ 30 cm đến 80 cm là 1,9 cm/tháng [58]. Công trình nghiên cứu của Ahmed et al. (2011) về tương quan chiều dài - khối lượng và các tham số sinh trưởng của cá ngừ vằn ở Pakistan (Ả Rập) từ tháng 8/2006 5 đến tháng 11/2011. Phương trình tương quan chiều dài- khối lượng được tác giả xác định như sau: W = 0,1514L2,14 (r2 = 0,77). Các tham số sinh trưởng của phương trình von Bertalaffy: L∞ = 71,7cm, k = 0,916, t0 = 0,849 [56]. Ku et al. (2006) cũng đã đã nghiên cứu về mối tương quan về chiều dài - khối lượng, các tham số sinh trưởng của cá ngừ vằn thu từ nghề lưới vây ở vùng biển Trung và Tây Thái Bình Dương từ tháng 1/2005 đến tháng 10/2006 [36]. Aikawa (1937) đã nghiên cứu về quần thể cá ngừ dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản và ước tính được cấu trúc thành phần chiều dài của cá ngừ vằn theo tuổi như sau: 1 tuổi có chiều dài 26 cm, 2 tuổi là 34 cm, 3 tuổi là 43 cm, 4 tuổi là 54 cm[16]. Cũng ở vùng biển này, Kawasaki (1973) đã xác định được các tham số sinh trưởng của quần thể cá ngừ vằn như sau: L∞=76,6 cm, k= 0,6, t0= -0,31 [40]. Chi & Yang (1973) đã nghiên cứu tuổi và sinh trưởng của cá ngừ vằn ở các vùng nước xung quanh khu vực phía Nam Đài Loan. Tác giả nhận định chiều dài của cá ngừ vằn dao động từ 27 đến 65 cm tương ứng từ 1 đến 3 tuổi [28]. Ingles & Pauly (1984) đã nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của các ngừ vằn ở vùng biển Philippine, trong đó xác định chiều dài của cá ngừ vằn dao động từ 12-84cm. Các tham số sinh trưởng, hệ số chết và hệ số khai thác của cá ngừ vằn như sau: L∞=83 cm, k= 0,78, Z= 6,57, M= 1,14, E= 0,83 [37]. Ở Indonesia, mối tương quan chiều dài - khối lượng của cá ngừ vằn ở vùng biển Maluku đối với cá đực: W = 0,000006L3.28 (r2 = 0,95); cá cái W = 0,000005L3.35 (r2 = 0,91). Hệ số b> 3 thể hiện dị sinh trưởng, tăng trưởng về khối lượng ưu thế hơn chiều dài (Manik, 1998) [????]. Ở vùng biển Bitung, với các yếu tố sinh thái khác, hệ số b được xác định xấp xỉ bằng 3, thể hiện sự phát triển đồng đều về chiều dài và khối lượng. Phương trình tương quan chiều dài - khối lượng được thể hiện tương ứng như sau: W = 0,000049L3,15 (r2 = 0,99) (khu vực I), W = 0,000047L3,04 (r2 = 0,98) (khu vực II), W = 0,000048L3,09 (r2 = 0,99) (khu vực III). Thành phần chiều dài của cá ngừ vằn ở khu vực I dao động từ 38-44 cm, khu vực II chiều dài trung bình 32 cm và khu vực III là 38 cm [21]. 1.1.3. Nghiên cứu về đặc điểm nguồn lợi Trữ lượng nguồn lợi của cá ngừ vằn đạt giá trị lớn nhất ở vùng biển Trung và 6 Tây Thái Bình Dương. Vào đầu thập kỉ 60, sản lượng cá ngừ vằn chiếm 25% tổng sản lượng cá ngừ trên thế giới [38]. James (2003) nhận định rằng cá ngừ vằn chiếm 50% tổng sản lượng cá ngừ trên thế giới; Sản lượng cá ngừ vằn năm 1970 là 400 nghìn tấn và năm 1998 là 1,9 triệu tấn. Trong đó, ở Thái Bình Dương, cá ngừ vằn chiếm ưu thế, sản lượng năm 1970 là 200 nghìn tấn và 1,4 triệu tấn vào các năm 1998, 1999, 2000. Sản lượng cá ngừ vằn ở Ấn Độ Dương cũng tương đối ổn định, đạt gần 390 nghìn tấn vào năm 1999. Xét về sản lượng đánh bắt, cá ngừ vằn là loài cá có sản lượng đánh bắt cao nhất ở Đại Tây Dương. Trong năm 1999, sản lượng là 165 nghìn tấn. Tuy nhiên con số này thấp hơn so với mức trung bình của vài năm trước, như năm 1991 với 200 nghìn tấn. Khoảng 80% sản lượng cá ngừ vằn được đánh bắt ở phía Đông Đại Tây Dương, phần còn lại chủ yếu ở Brazil. Nghiên cứu của Ủy ban quốc tế về bảo tồn cá ngừ (ICCAT) năm 1999 nhận định rằng cá ngừ vằn ở Đại Tây Dương đang có dấu hiệu suy giảm về kích thước và sản lượng đánh bắt [35]. Theo Williams và Terawasi (2008) sản lượng cá ngừ đánh bắt ở Trung và Tây Thái Bình Dương năm 2007 chiếm 55% sản lượng toàn cầu. Tổng sản lượng năm 2008 là 2.396,815 tấn, đạt giá trị lớn nhất trong vòng sáu năm trở lại. Sản lượng cá ngừ vằn năm 2009 tăng lên 2,46 triệu tấn. Trong đó, cá ngừ vằn chiếm 72% tổng sản lượng đánh bắt. Tuy nhiên, những năm gần đây, quần đàn cá ngừ vằn đang có dấu hiệu suy giảm đáng kể [60]. 1.2. Tình hình nghiên cứu cá ngừ vằn ở Việt Nam 1.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái Ở Việt Nam, cá ngừ được phân chia thành 2 nhóm: “cá ngừ nhỏ” và “cá ngừ đại dương”, trong đó, cá ngừ vằn thuộc nhóm cá ngừ nhỏ. Trần Đôn và Nguyễn Kiêm Sơn (1978) đã mô tả đặc điểm cá ngừ vằn bắt gặp tại vùng biển từ Đà Nẵng đến Thuận Hải như sau: Cá ngừ vằn có thân hình thoi, lát cắt ngang gần tròn, đầu nhọn, miệng hơi chếch, hai vây lưng gần nhau; các viền vây lưng, bụng, ngực có màu trắng bạc. Lưng màu đen, bụng trắng. Dọc bụng có từ 3 đến 5 sọc đen to. Đường bên uốn xuống sau vây lưng thứ hai [15]. 7 Đặc điểm hình thái của cá ngừ vằn cũng được Chu Tiến Vĩnh và Trần Định (1995) mô tả với các chỉ tiêu như sau: D.XV-15 có 8 vây rời nhỏ, A.15 với 7 vây rời nhỏ, P.28, V.6, C.32-34. Thân dài gấp 3,6-4,3 lần chiều cao thân, gấp 3,1-3,5 chiều cao đầu. Chiều cao đầu gấp 3,4-3,8 lần chiều dài mõm, gấp 5,2-6,5 lần đường kính mắt [4]. 1.2.2. Nghiên cứu về phân bố Cá ngừ vằn là loài cá ngừ nhỏ, đi thành đàn có mật độ lớn ở vùng khơi, đôi khi gần bờ biến kiếm ăn, thường đi lẫn với cá ngừ ồ và cá ngừ chù [3]. Ở Việt Nam, cá ngừ vằn tập trung chủ yếu ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ. Ngư trường cá ngừ vằn thay đổi theo mùa khá rõ rệt, mùa gió Tây Nam, cá ngừ tập trung ở vùng biển ven bờ từ Bình Định đến Khánh Hòa và vùng biển phía đông nam đảo Phú Quý. Mùa gió đông bắc, cá ngừ vằn tập trung ở vùng biển phía bắc Phú Yên đến bắc Ninh Thuận và khu vực biển khơi Bình Thuận [6]. 1.2.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng Cá ngừ vằn ở vùng biển miền Trung từ tháng 1 đến tháng 8 năm 1978, Trần Đôn và Nguyễn Kiêm Sơn đã xác định được chiều dài bắt gặp từ 47 đến 58 cm, trọng lượng từ 2400 đến 2900 g [15]. Theo Phạm Thược (1994), cá ngừ vằn đánh bắt ở vùng biển Vũng Tàu chủ yếu có chiều dài từ 50-55 cm [14]. Theo Nguyễn Phi Đính (1996) chiều dài cá đánh bắt được ở vùng biển Khánh Hòa dao động từ 46-68cm, chiều dài trung bình là 55,6 cm [14]. Trong khi đó, theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tiến Cảnh (1997) ở vùng biển Trường Sa thì chiều dài thân cá ngừ vằn tập trung chủ yếu ở các nhóm 42-46 cm, 4952 cm và 59-64 cm (năm 1996) và 43-50 cm (năm 1997) [10]. Chu Tiến Vĩnh (2001) đã xác định chiều dài của cá ngừ vằn đánh bắt bằng nghề lưới rê trong mùa gió Tây Nam trung bình là 45,3cm, dao động từ 26,4-55 cm, và trong mùa gió Đông Bắc là 49,3cm, dao động từ 25,9-65,8 cm [4]. Năm 2003, Đặng Văn Thi và Vũ Việt Hà nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá ngừ vằn ở vùng biển ngoài khơi miền Trung và Đông Nam Bộ từ “Dự án đánh giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam” kết hợp với đề tài “Nghiên cứu nguồn lợi Hải sản xa bờ Việt Nam” bằng tàu lưới rê trong 4 chuyến điều tra theo từng mùa gió năm 2000 8 và 2001. Cụ thể, chiều dài bắt gặp của cá dao động trong khoảng 20-73 cm, chủ yếu trong khoảng 38-52 cm. Chiều dài trung bình của cá ngừ vằn ở mùa gió Đông Bắc lớn hơn ở mùa gió Tây Nam. Năm 2000, chiều dài trung bình cá ở mùa gió đông Bắc là 44-45cm còn mùa gió Tây Nam là 39-41 cm. Năm 2001, chiều dài của cá ở mùa gió Tây Nam là 41-44 cm và 43-47 cm ở mùa gió Đông Bắc [8]. Năm 2004, đề tài “Nghiên cứu, thăm dò nguồn lợi hản sản và lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển nghề cá xa bờ Việt Nam” cho thấy, chiều dài cá bắt được dao động trong khoảng 20-73 cm, chủ yếu trong khoảng 38-52 cm. Chiều dài trung bình của cá ngừ vằn ở mùa Đông Bắc thường lớn hơn ở mùa Tây Nam [6]. Chiều dài trung bình của cá ngừ vằn đánh bắt được bằng nghề lưới rê trong 9 chuyến điều tra ở vùng biển xa bờ của dự án “Nghiên cứu trữ lượng và khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi (chủ yếu là cá ngừ vằn, cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to) và hiện trạng cơ cấu nghề nghiệp khu vực biển xa bờ miền Trung và Đông Nam Bộ”(2005) có xu hướng giảm đi khá nhiều, dao động từ 13-84 cm, tuy nhiên chiều dài trung bình của các nhóm khai thác chính chỉ dao động trong khoảng 44,9-47,5cm [7]. Đoàn Bộ, Trần Văn Hướng và Bùi Thanh Hùng (2015) nghiên cứu nguồn lợi cá ngừ vằn bằng nghề lưới rê ở vùng biển xa bờ miền Trung cho thấy chiều dài bắt gặp lớn nhất là 84 cm, chiều dài nhỏ nhất là 13cm [9]. Kết quả nghiên cứu của Đề tài “Nghiên cứu, thăm dò nguồn lợi hản sản và lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển nghề cá xa bờ Việt Nam” (2004) cho thấy tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá ngừ vằn là tương đối nhanh, thể hiện ở hệ số dị hóa rất nhỏ a= 3x109 ở tất cả các thời điểm nghiên cứu. Hệ số đồng hóa (b) nhìn chung đều lớn hơn 3 và xấp xỉ bằng nhau ở 2 mùa gió qua các năm chứng tỏ không có sự sai khác rõ rệt. Đề tài cũng sử dụng sử dụng phương pháp Powell Wetherall ước tính được tham số L∞ = 72 cm với chiều dài L’ = 46 cm (L’ là chiều dài cá bị bắt hoàn toàn). Các tham số sinh trưởng của phương trình sinh trưởng von Bertalaffy là L∞ = 72 cm, k = 0,618, t0 = -0.31. Hệ số chết tự nhiên M = 1,02, hệ số chết do khai thác F = 0,95 và hệ số chết chung Z = 1,97 [6]. 1.2.4. Nghiên cứu về nguồn lợi Kết quả đánh giá trữ lượng nguồn lợi cá nổi lớn ở biển Việt Nam giai đoạn 20002005 của dự án “Nghiên cứu trữ lượng và khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi (chủ 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất