Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, năng suất và chất lượng thịt gà h'mông nuôi tại ...

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, năng suất và chất lượng thịt gà h'mông nuôi tại xã hang kia, pà cò huyện mai châu tỉnh hòa bình

.PDF
71
65
111

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐỖ ĐỨC NHÂN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT GÀ H’MÔNG NUÔI TẠI XÃ HANG KIA, PÀ CÒ HUYỆN MAI CHÂU TỈNH HOÀ BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐỖ ĐỨC NHÂN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT GÀ H’MÔNG NUÔI TẠI XÃ HANG KIA, PÀ CÒ HUYỆN MAI CHÂU TỈNH HOÀ BÌNH Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã ngành: 8.62.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2019 Tác giả luận văn Đỗ Đức Nhân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu lý luận và tích luỹ kinh nghiệm thực tế của tác giả. Những kiến thức mà thầy cô giáo truyền thụ đã làm sáng tỏ những ý tưởng, tư duy của tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối với PGS.TS. Nguyễn Thị Thuý Mỵ - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Có được kết quả này, tôi không thể không nói đến công lao và sự giúp đỡ của Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Mai Châu và các cán bộ tại các xã nghiên cứu, những người đã cung cấp số liệu, tư liệu khách quan, chính xác giúp đỡ tôi đưa ra những phân tích đúng đắn. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình đã giúp đỡ tôi lúc khó khăn, vất vả để hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên tạo mọi điều kiện thuận lợi và đóng góp những ý kiến quý báu để giúp tôi hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2019 Tác giả luận văn Đỗ Đức Nhân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................ ii MỤC LỤC ..................................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................................... vi MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề .........................................................................................................1 1.3. Về mặt ý nghĩa khoa học ..................................................................................2 1.4. Về mặt ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................................... 3 1.1. Điều kiện địa lý và văn hoá xã hội của huyện Mai Châu ................................3 1.1.1. Điều kiện địa lý ......................................................................................... 3 1.1.2. Văn hoá xã hội .......................................................................................... 3 1.2. Khả năng sinh trưởng ......................................................................................4 1.2.1. Khái niệm sinh trưởng .............................................................................. 4 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng ........................................................ 6 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng ..................................................... 8 1.3. Khả năng cho thịt và một số chỉ tiêu đánh giá ...............................................10 1.3.1. Năng suất thịt .......................................................................................... 10 1.3.2. Chất lượng thịt ........................................................................................ 11 1.3.3. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt gia cầm ................................... 12 1.4. Vài nét về giống gà H’Mông ..........................................................................13 1.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ....................................................13 1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ......................................................... 13 1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................... 16 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 21 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................21 2.2. Nội dung, phương pháp nghiên cứu ...............................................................21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iv 2.2.1. Nội dung nghiên cứu............................................................................... 21 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 21 2.2.3. Xử lý số liệu ............................................................................................ 24 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................. 25 3.1. Kết quả đánh giá thực trạng về chăn nuôi gà H’Mông tại xã Hang Kia, Pà Cò ...25 3.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng của gà khảo nghiệm............................................32 3.2.1. Sinh trưởng tích lũy ................................................................................ 32 3.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà khảo nghiệm ............................................. 34 3.2.3. Sinh trưởng tương đối của gà khảo nghiệm............................................ 36 3.3. Khả năng tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn.......................................................38 3.3.1. Khả năng tiêu thụ thức ăn của gà khảo nghiệm ...................................... 38 3.3.2. Khả năng chuyển hóa thức ăn của gà khảo nghiệm................................ 41 3.4. Khảo sát đánh giá năng suất cho thịt và chất lượng thịt .................................42 3.4.1. Đánh giá sức sản xuất cho thịt của gà H’Mông ...................................... 42 3.4.2. Đánh giá chất lượng thịt chín ................................................................. 46 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................................................... 50 1. Kết luận..............................................................................................................50 2. Đề nghị ..............................................................................................................51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ..............................................................................22 Bảng 2.2. Chế độ dinh dưỡng nuôi gà thí nghiệm ....................................................22 Bảng 2.3. Lịch dùng vắc-xin cho gà nuôi khảo nghiệm ..........................................23 Bảng 3.1: Cơ cấu phân bố đàn gà H’Mông tại hai xã Hang Kia, Pà Cò ...................25 Bảng 3.2: Quy mô chăn nuôi gà H’Mông nuôi tại hai xã Hang Kia, Pà Cò .............26 Bảng 3.3: Phương thức và chuồng trại trong chăn nuôi gà H’Mông ........................26 Bảng 3.4: Đặc điểm ngoại hình của gà H’Mông nuôi tại hai xã Hang Kia, Pà Cò ........28 Bảng 3.5: Đặc điểm màu sắc lông gà H’Mông nuôi tại hai xã Hang Kia, Pà Cò ...............29 Bảng 3.6: Tỷ lệ sống của gà khảo nghiệm (đvt:%) ...................................................31 Bảng 3.7: Sinh trưởng tích lũy của gà khảo nghiệm (gam) ......................................38 Bảng 3.8: Sinh trưởng tuyệt đối của gà khảo nghiệm ...............................................35 Bảng 3.9: Sinh trưởng tương đối của gà khảo nghiệm (%) ......................................37 Bảng 3.10: Khả năng tiêu thụ thức ăn gà khảo nghiệm (g/con/ngày) .......................39 Bảng 3.11: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà khảo nghiệm (kg) .................41 Bảng 3.12: Khả năng cho thịt của gà H’Mông khảo nghiệm....................................43 Bảng 3.13: Kết quả đánh giá cảm quan món ăn từ thịt gà khảo nghiệm ở 13 tuần tuổi ....................................................................................................58 Bảng 3.14: Kết quả đánh giá cảm quan món ăn từ thịt gà khảo nghiệm 17 tuần tuổi ....................................................................................................59 Bảng 3.15: Kết quả đánh giá cảm quan món ăn từ thịt gà khảo nghiệm 20 tuần tuổi ....................................................................................................60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Chuồng gà mới xây dựng được người dân đầu tư để nuôi gà ...................27 Hình 3.2. Một số màu sắc lông của gà trưởng thành ...............................................29 Hình 3.3. Gà H’Mông nuôi đối chứng ......................................................................30 Hình 3.4. Theo dõi, đánh giá nuôi khảo nghiệm .......................................................43 Hình 3.5. Màu sắc thân thịt gà H’Mông khảo nghiệm 17 tuần tuổi .........................45 Hình 3.6. Gà 17 tuần tuổi luộc có váng mỡ to ..........................................................48 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Chăn nuôi gia cầm là một ngành sản xuất truyền thống của nước ta. Hàng năm ngành này cung cấp một lượng lớn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đáp ứng đuợc nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện nay, khi đời sống của người dân ngày càng nâng cao thì nhu cầu về thực phẩm không những chỉ đảm bảo đủ về số lượng mà còn đòi hỏi cao về chất lượng. Vì vậy, các giống gia cầm địa phương có chất lượng thơm ngon ngày càng được quan tâm và chú trọng phát triển đặc biệt là các giống gà quý hiếm như gà Ri, Ác, Hồ, Đông Tảo, H’Mông, Mía … Một trong số đó phải kể đến là giống gà H’Mông. Gà H’Mông là một giống bản địa ở nước ta có da đen, thịt đen, xương đen, phủ tạng đen và mang nhiều đặc điểm quý như khả năng chống chịu cao, ít đòi hỏi về chế độ ăn và chế độ chăm sóc cầu kỳ, nhưng lại cho tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh. Gà H’Mông có chất lượng thịt thơm ngon, ít mỡ và được người tiêu dùng coi như là một giống gà thuốc để bồi bổ cơ thể. Tuy nhiên, giống gà này mới chỉ nuôi ở vùng núi cao phía bắc nước ta với số lượng không nhiều và đang có nguy cơ pha tạp, vì vậy trong xu thế khai thác và bảo vệ sự phong phú giống vật nuôi hiện nay thì việc nghiên cứu giống gà H’Mông này đang là vấn đề thiết thực và cấp bách nhằm mở rộng được phạm vi phân bố của nó và cung cấp các số liệu cơ sở để so sánh với các giống nội khác. Từ đó làm nền tảng cho nhiều hướng nghiên cứu mới. Nghiên cứu, phát triển giống gà quý hiếm này còn để đáp ứng nhu cầu sản phẩm đặc sản, giá trị cao cho thị trường "Du lịch cộng đồng" đang ngày một phát triển hiện nay tại huyện Mai Châu từ đó đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế trong chăn nuôi gia cầm ở huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình và đón đầu sự phát triển của “Quy hoạch phát triển điểm du lịch quốc gia Mai Châu, tỉnh Hòa Bình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2 đến năm 2030” đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1728/QĐ-UBND ngày 4/7/2016. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn để đóng góp cơ sở khoa học cho việc đánh giá một cách có hệ thống về giống gà H’Mông nuôi tại huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình, đồng thời góp phần xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, năng suất và chất lượng thịt gà H’Mông nuôi tại xã Hang Kia, Pà Cò huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình”. 1.2. Mục tiêu của đề tài: - Xác định đặc điểm ngoại hình số lượng, phân bố của gà H’Mông tại các bản dân tộc H’Mông, huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình. - Nghiên cứu sự thích nghi, khả năng sản xuất và chất lượng thịt của giống gà H’Mông nuôi tại hai xã Hang Kia, Pà Cò của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. - Khảo sát, đánh giá chất lượng thịt đã qua chế biến (thịt chín) để xác định được giai đoạn tuổi gà đưa vào khai thác hiệu quả nhất từ đó đưa ra khuyến cáo định hướng sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế đồng thời đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng và khách du lịch đến với địa phương. 1.3. Ý nghĩa khoa học - Nghiên cứu để thu thập về số lượng, phân bố của gà H’Mông tại các bản người H’Mông huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình. - Khả năng thích nghi, sinh trưởng, sinh sản của gà H’Mông nuôi theo phương thức chăn thả tại các bản dân tộc H’Mông, huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình. 1.4. Ý nghĩa thực tiễn - Cung cấp thông tin kỹ thuật kinh tế giúp định hướng bảo tồn giống gà H’Mông. - Tìm ra các yếu tố thuận lợi và khó khăn, góp phần phát triển giống gà quý hiếm này tại địa phương. - Phát triển sản phẩm đặc trưng mang tính đặc sản vùng miền gắn liền với vùng "Du lịch cộng đồng" tại huyện Mai Châu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Điều kiện địa lý và văn hoá xã hội của huyện Mai Châu 1.1.1. Điều kiện địa lý Mai Châu là một huyện miền núi thuộc tỉnh Hoà Bình. Mai Châu là huyện cực tây của tỉnh, phía Đông giáp huyện Đà Bắc và huyện Tân Lạc, phía Tây và phía Nam giáp huyện Quan Hóa của tỉnh Thanh Hóa, phía Bắc giáp huyện Vân Hồ của tỉnh Sơn La; Theo Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình (2018) huyện Mai Châu có tổng diện tích tự nhiên là 56.983 ha; dân số 56.048 người; mật độ trung bình là 98 người/km vuông. Huyện Mai Châu có 01 Thị trấn Mai Châu và 22 xã. Địa hình Mai Châu khá phức tạp, bị chia cắt nhiều bởi hệ thống khe, suối và núi cao. Theo đặc điểm địa hình, có thể chia thành hai vùng rõ rệt: - Vùng thấp phân bố dọc theo suối Xia, suối Mùn và quốc lộ 15, có diện tích gần 2.000 ha, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ. - Vùng cao giống như một vành đai bao quanh huyện, gồm 8 xã với tổng diện tích trên 400 km2 , có nhiều dãy núi, địa hình cao và hiểm trở. Độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 800 - 900m, điểm cao nhất là 1.536m (thuộc địa phận xã Pà Cò), điểm thấp nhất là 220m (thị trấn Mai Châu). Độ dốc trung bình từ 30 0 đến 35 0. Nhìn tổng thể, địa hình Mai Châu thấp dần theo chiều từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Hai xã Hang Kia, Pà Cò, thuộc huyện vùng cao Mai Châu, tỉnh Hòa Bình; đây là xã vùng cao, cách trung tâm huyện lỵ gần 50km về phía Tây Bắc. 1.1.2. Văn hoá xã hội Mai Châu là nơi tập trung sinh sống của nhiều dân tộc. Theo số liệu thống kê chính thức tính đến năm 2018, dân số huyện Mai Châu 56.048 người. Trong đó, người Thái chiếm đa số gần 60%, dân tộc Mường chiếm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 4 14,05%, người Kinh chiếm 14,01%, người Mông chiếm 9,6%, người Dao chiếm 2,02%, còn lại là đồng bào các dân tộc khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Tại huyện Mai Châu dân tộc H’Mông thường sống ở vùng núi cao, điều kiện sản xuất còn rất nhiều khó khăn, lương thực chính là cây ngô và thu nhập chính từ chăn nuôi. Đây là cộng đồng dân tộc ít người của huyện Mai Châu, ít giao tiếp với bên ngoài, bất đồng ngôn ngữ với các dân tộc khác, vẫn còn tồn tại một số tập tục lạc hậu như tảo hôn, ma chay tốn kém, bên cạnh đó người H’Mông có Lễ hội "Gầu Tào" mang đậm bản sắc dân tộc mình. Điều kiện đi lại khó khăn, địa hình phức tạp, người dân sống rải rác nên việc phổ cập giáo dục tiểu học đối với người dân gặp nhiều vất vả. Người H’Mông chủ yếu nuôi 3 loại vật nuôi chính: Bò, lợn và gà, trong đó con gà được thể hiện sức sống, sức sinh sôi của đồng bào H’Mông, khi khánh thành gia thất hay đến nơi ở mới phải có đàn gà làm giống. Trong các dịp ma chay, lễ tết, cưới xin hoặc các hoạt động tín ngưỡng, làng bản người H’Mông không thể thiếu tiếng gà gáy. Thịt gà là thức ăn bắt buộc khi phụ nữ sinh nở trong tháng đầu. Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình (2018) công bố tổng đàn gia cầm của huyện Mai Châu là 269.000 con. 1.2. Khả năng sinh trưởng 1.2.1. Khái niệm sinh trưởng Chambers J. R. (1990) định nghĩa: Sinh trưởng là sự tổng hợp quá trình tăng lên của các bộ phận trên cơ thể như thịt, da, xương. Tuy nhiên có khi tăng khối lượng chưa phải là sinh trưởng, sự sinh trưởng thực sự phải là tăng các tế bào của mô cơ, tăng thêm khối lượng, số lượng và các chiều của cơ thể. Tóm lại sinh trưởng phải trải qua 3 quá trình đó là: - Phân chia để tăng khối lượng tế bào. - Tăng thể tích tế bào. - Tăng thể tích giữa các tế bào. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 5 Trong quá trình này thì sự phát triển của tế bào là chính, các đặc tính của các bộ phận trong cơ thể hình thành nên quá trình sinh trưởng là sự tiếp tục thừa hưởng các đặc tính di truyền từ đời trước, nhưng hoạt động mạnh hay yếu, hoàn thiện hay không hoàn thiện còn phụ thuộc vào sự tác động của môi trường. Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như quá trình tổng hợp protein, vì thế người ta thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trưởng. Theo Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992), sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở di truyền của đời trước. Sự sinh trưởng chính là quá trình tích lũy dần dần các chất mà chủ yếu là protein, nên tốc độ tích lũy của các chất cũng chính là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể. Mà sự hoạt động của các gen điều khiển này chịu ảnh hưởng của hệ thống tuyến nội tiết. Đặc biệt là hormon STH (Somato Tropin Hormon) của thùy trước tuyến yên, có tác dụng trong việc thúc đẩy quá trình sinh trưởng của sinh vật. Theo Johanson (1972), cường độ phát triển qua giai đoạn bào thai và giai đoạn sau khi sinh có ảnh hưởng đến chỉ tiêu phát triển của con vật. Ở giai đoạn phôi là quá trình hình thành, phát triển các tổ chức mới của cơ thể. Còn giai đoạn sau khi nở, sự sinh trưởng là sự lớn lên của các mô, sự tăng lên về khối lượng, kích thước tế bào. Sự sinh trưởng ở gia cầm sau khi nở được chia làm hai thời kỳ, thời kỳ gà con và thời kỳ gà trưởng thành. + Thời kỳ gà con Ở thời kỳ gà con, quá trình sinh trưởng diễn ra rất mạnh do lượng tế bào tăng nhanh cả về số lượng, kích thước và khối lượng tế bào, trong khi đó các cơ quan nội tạng nhất là bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh về chức năng, các men tiêu hoá trong hệ tiêu hoá chưa đầy đủ, vì thế thức ăn ở giai đoạn này ảnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 6 hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng của gà. Ở gà con còn diễn ra quá trình thay lông, đây là quá trình sinh lý quan trọng của gia cầm. Do vậy, cần chú ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể gia cầm nhất là các axit amin không thay thế như: Lysine, Methionine, Tryptophan… + Thời kỳ gà trưởng thành Giai đoạn này các cơ quan trong cơ thể gà gần như đã phát triển hoàn thiện, số lượng tế bào tăng chậm chủ yếu là quá trình phát dục. Thời kỳ này gà đã có khả năng thích nghi tốt với sự thay đổi của điều kiện môi trường. Trong cơ thể gà lúc này xảy ra quá trình tích luỹ các chất dinh dưỡng và năng lượng một phần để duy trì cơ thể, một phần để tích luỹ mỡ, do vậy tốc độ sinh trưởng chậm hơn so với thời kỳ gà con. Vì vậy, giai đoạn này cần xác định tuổi giết mổ thích hợp để cho hiệu quả kinh tế cao nhất. 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng Theo Chambers J. R. (1990), để đánh giá sức sinh trưởng của gia cầm người ta thường dùng các chỉ tiêu chính như: Kích thước cơ thể, sinh trưởng tích luỹ (khối lượng cơ thể), tốc độ sinh trưởng (sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối) và đường cong sinh trưởng. + Kích thước cơ thể Kích thước cơ thể là một chỉ tiêu quan trọng cho sự sinh trưởng, đặc trưng cho từng giai đoạn sinh trưởng, từng giống, qua đó góp phần vào việc phân biệt giống. Giới hạn kích thước của loài, cá thể…do tính di truyền quy định. Tính di truyền của kích thước không tuân theo sự phân ly đơn giản theo các quy luật Mendel. Kích thước cơ thể luôn có mối tương quan thuận chặt chẽ với khối lượng cơ thể. Kích thước cơ thể còn liên quan đến các chỉ tiêu sinh sản như tuổi thành thục về thể trọng, chế độ dinh dưỡng, thời gian giết thịt thích hợp trong chăn nuôi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 7 + Khối lượng cơ thể Ở từng giai đoạn phát triển, chỉ tiêu này xác định sự sinh trưởng của cơ thể tại một thời điểm, nhưng lại không khẳng định được sự sai khác về tỷ lệ sinh trưởng giữa các thành phần của cơ thể trong cùng một thời gian ở các độ tuổi. Khối lượng cơ thể được tính bằng g/con hoặc kg/con. Và được biểu thị bằng đồ thị sinh trưởng tích lũy. + Sinh trưởng tuyệt đối Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước cơ thể trong một đơn vị thời gian giữa hai lần khảo sát (Bùi Hữu Đoàn, 2011). Sinh trưởng tuyệt đối được tính bằng g/con/ngày. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại. + Sinh trưởng tương đối Sinh trưởng tương đối được tính bằng tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng (thể tích, kích thước) của cơ thể khi kết thúc quá trình khảo sát so với thời điểm đầu khảo sát (Bùi Hữu Đoàn, 2011). Gà còn non có sinh trưởng tương đối cao sau đó giảm dần theo tuổi. Sau giai đoạn trưởng thành là giai đoạn già cỗi, ở thời kỳ này khối lượng cơ thể không tăng mà có chiều hướng giảm. Nếu vẫn có hiện tượng tăng khối lượng thì đây là do quá trình tích luỹ mỡ. Thời kỳ này sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, tuổi và điều kiện sống của con vật. Thời kỳ già cỗi được tính từ khi con vật ngừng sinh trưởng, khả năng sinh sản và mọi khả năng khác đều giảm (Lê Huy Liễu và cs, 2004). + Đường cong sinh trưởng: Đường cong sinh trưởng biểu thị sinh trưởng của gia súc, gia cầm nói chung. Theo Chambers J. R. (1990), đặc điểm của đường cong sinh trưởng được chia làm 4 pha: + Pha tốc độ sinh trưởng tăng dần sau khi nở. + Điểm uốn: Là thời điểm tốc độ sinh trưởng cao nhất chuyển sang tốc độ sinh trưởng chậm dần. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 8 + Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần tới đường tiệm cận. + Đường tiệm cận là đường trùng với khối lượng cơ thể lúc trưởng thành. Trần Long (1994) khi nghiên về đường cong sinh trưởng của các dòng V1, V3, V5 trong giống gà Hybro (HV85) cho thấy các dòng đều phát triển theo đúng quy luật sinh học. Đường cong sinh trưởng của 3 dòng có sự khác nhau và trong mỗi dòng giữa gà trống và gà mái cũng có sự khác nhau, thường sinh trưởng cao ở 7 - 8 tuần tuổi với gà trống và 6 - 7 tuần tuổi đối với gà mái. 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng Các tính trạng về sinh trưởng là các tính trạng số lượng nên ngoài phần ảnh hưởng do các yếu tố của bản thân con vật (giống, tính biệt), chúng còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như: Nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, thức ăn, phương thức chăn nuôi... + Ảnh hưởng của dòng, giống Mỗi dòng hay mỗi giống gia cầm có nhiều điểm khác nhau về đặc điểm ngoại hình, sức sản xuất, khả năng kháng bệnh…từ đó ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định sự sinh trưởng của từng cá thể, giữa dòng, giống có sự sai khác. Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) cho biết sự khác nhau giữa các giống gia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà hướng trứng khoảng 500 700g (từ 15 - 30%). Theo Kushner (1969), hệ số di truyền khối lượng sống của gà 1 tháng tuổi là 0,33; 2 tháng tuổi là 0,46; 3 tháng tuổi là 0,44; 6 tháng tuổi là 0,55 và của gà trưởng thành là 0,43. + Ảnh hưởng của tính biệt Giới tính khác nhau thì đặc điểm và chức năng sinh lý cũng khác nhau nên khả năng đồng hoá, dị hoá và quá trình trao đổi chất dinh dưỡng của chúng là khác nhau. Thường con trống có cường độ sinh trưởng lớn hơn so với con mái. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 9 Theo Jull (1923), gà trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà mái từ 24 - 32%. Các tác giả cho rằng sự sai khác này do gen liên kết giới tính, những gen này ở gà trống hoạt động mạnh hơn gà mái. North (1990) đã rút ra kết luận: Lúc mới nở gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng thì sự khác nhau càng lớn, ở 2 tuần tuổi hơn 5%; 3 tuần tuổi hơn 11%; 5 tuần tuổi hơn 17%; 6 tuần tuổi hơn 20%; 7 tuần tuổi hơn 23%; 8 tuần tuổi hơn 27%. + Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng Chambers J. R. (1990) cho biết: “Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, đến sự phát triển của từng mô khác nhau và gây nên sự biến đổi trong quá trình phát triển của mô này đối với mô khác. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng mà còn ảnh hưởng đến sự di truyền về sinh trưởng”. Có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực sinh lý sinh dưỡng đã chứng minh để đạt được năng suất cao nhất không những phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng mà còn phải chú ý đến tỷ lệ thích hợp nhất giữa chúng. Kết quả nghiên cứu của các tác giả Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1995), hàm lượng các axit amin là rất quan trọng, đặc biệt nếu thiếu Methionin trong khẩu phần sẽ có hại cho sinh trưởng và hiệu số chuyển hóa thức ăn. Meller David Soares, Josepbb (1981) đã xác định được sự ảnh hưởng của hàm lượng Clorocid, Sulfat và lượng Natri, Photpho trong chế độ dinh dưỡng tới sinh trưởng của gà. + Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng của gia cầm như: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ thông thoáng...Trong đó nhiệt độ và ẩm độ là hai yếu tố luôn thay đổi theo mùa vụ và có ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ sinh trưởng của gia cầm. Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh được sự ảnh hưởng của hai yếu tố này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 10 Reddy (1999) cho rằng khi nhiệt độ môi trường lên cao trên 36 - 370C sẽ gây stress nhiệt, làm giảm quá trình trao đổi chất và hoạt động của cơ thể, từ đó giảm lượng thức ăn tiêu thụ và giảm tốc độ sinh trưởng. Do vậy, cần phải đảm bảo điều kiện chuồng nuôi có độ thông thoáng tốt, cung cấp đủ ôxy, đồng thời có mật độ nuôi cũng như chế độ chiếu sáng thích hợp để tăng hiệu quả chăn nuôi. Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1995), gà Broiler nuôi trong vụ hè cần phải tăng mức ME (năng lượng trao đổi) và CP (protein thô) cao hơn nhu cầu vụ đông 10 - 15%. Trong chăn nuôi gia cầm cần phải chú ý đến yếu tố ánh sáng, vì gia cầm là loài rất nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là giai đoạn gà con và giai đoạn gà đẻ. Nếu thời gian và cường độ chiếu sáng phù hợp thì thuận lợi cho hoạt động ăn, uống từ đó ảnh hưởng tốt tới khả năng sinh trưởng. Hãng Arbor Acres (1995) khuyến cáo: Với gà Broiler giết thịt sớm 38 42 ngày tuổi; từ 1 ngày tuổi đến 3 ngày tuổi chiếu sáng 24/24 giờ với cường độ chiếu sáng là 20lux, từ ngày thứ 4 trở đi thời gian chiếu sáng 23/24 giờ cường độ chiếu sáng 5lux. Gà Broiler nuôi dài ngày 49 - 56 ngày: Thời gian chiếu sáng ngày thứ 1 là 24 giờ; ngày thứ 2 là 20 giờ; ngày thứ 3 đến ngày thứ 15 là 12 giờ; ngày thứ 16 - 18 là 14 giờ; ngày thứ 19 - 22 là 16 giờ; ngày 2324 là 18 giờ; từ ngày thứ 25 đến kết thúc là 24 giờ. Cường độ chiếu sáng ở những ngày đầu là 20lux, những ngày sau là 5 lux. 1.3. Khả năng cho thịt và một số chỉ tiêu đánh giá Khả năng cho thịt phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, sự phát triển của hệ cơ, kích thước và khối lượng khung xương (Brandsch và Biil, 1978). Hệ số di truyền rộng ngực là 25% (20 - 30%) của góc ngực là 40% (30 - 45%), hệ số di truyền của góc ngực gà lúc 8 tuần tuổi là 24 - 30% 1.3.1. Năng suất thịt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 11 Năng suất thịt hay tỷ lệ thịt xẻ chính là tỷ lệ phần trăm của khối lượng thân thịt so với khối lượng sống của gia cầm. Năng suất thịt phụ thuộc vào dòng, giống, tính biệt, chăm sóc nuôi dưỡng và quy trình vệ sinh thú y. Ricard và Rouvier (1967) cho thấy mối tương quan giữa khối lượng sống và khối lượng thịt xẻ là rất cao, thường là 0,9; còn giữa khối lượng sống và khối lượng mỡ bụng thấp hơn thường từ: 0,2 - 0,5. Tỷ lệ cơ ngực và cơ đùi so với khối lượng thịt xẻ là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất khả năng cho thịt (năng suất thịt) của gia cầm. Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (2001), thông thường khi tỷ lệ thịt xẻ cao thì tỷ lệ cơ ngực và cơ đùi cũng cao và ngược lại Peter (1959), Ristic và Shon (1977) (dẫn theo Trần Thị Mai Phương, 2004) đã tổng hợp trên nhiều loại gia cầm và đưa ra tỷ lệ các phần của thân thịt như sau: Khối lượng sống của gia cầm 100%, trong đó khối lượng thân thịt chiếm khoảng 64% (trong đó 52% là thịt và 12% là xương), phủ tạng chiếm khoảng 6%, máu, lông, đầu, chân, ruột chiếm khoảng 17% và tỷ lệ hao hụt khi giết mổ chiếm khoảng 13%. 1.3.2. Chất lượng thịt Thịt gia cầm có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao và có mùi vị hấp dẫn, điều này liên quan đến đặc điểm sinh thái của tổ chức cơ và tính chất lý học của nó như độ mềm, độ ướt... Những sợi cơ của thịt gà rất mỏng và các tổ chức liên kết giữa chúng nhỏ hơn thịt một số loài gia súc khác. Nhìn chung thịt gia cầm có giá trị sinh học cao. Chất lượng thịt phụ thuộc vào thành phần hoá học của thịt và có sự khác nhau giữa các dòng, giống, cùng một chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng, cùng một lứa tuổi và cùng một giống thì không có sự khác nhau về thành phần hoá học của thịt. Prias (1984) đã xác định được hệ số di truyền về tỷ lệ thịt xẻ như: Độ ẩm là 0,38; protein là 0,47; mỡ là 0,48 và khoáng là 0,25 (dẫn Theo Chambers J. R. 1990). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 12 Thịt trắng có giá trị sinh học cao hơn thịt đỏ, bởi nó có hàm lượng protein cao và tỷ lệ giữa các axit amin cân đối hơn. Kết quả nghiên cứu của Lương Thị Hồng (2005) cho biết hàm lượng protein thô của gà H’Mông là 22,04% và tỷ lệ Methionine là 1,504%, Glutamic là 3,487%, Aspartic là 2,115%. Ngoài việc xác định thành phần hoá học của thịt, người ta còn có thể đánh giá chất lượng thịt theo các chỉ tiêu cảm quan (mầu sắc, trạng thái, mùi vị), khả năng giữ nước của thịt, vệ sinh an toàn thực phẩm (các chất tồn dư độc hại: Hormon, kháng sinh, kim loại nặng). 1.3.3. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt gia cầm Khả năng cho thịt của các loại gia cầm có liên quan mật thiết với đặc điểm ngoại hình, thể chất, tốc độ sinh trưởng… Trong ngành chăn nuôi gia cầm hướng thịt, phải đánh giá gia cầm sống theo các chỉ tiêu: Khối lượng, tốc độ mọc lông, ngoại hình và sự phát triển của cơ lưỡi hái, chi phí thức ăn cho tăng khối lượng, tỷ lệ nuôi sống của đàn nuôi thịt và đàn mẹ. Đây là các chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất thịt của gia cầm. Cần chú ý thời điểm thay lông của gia cầm, nếu gia cầm mọc lông muộn đặc biệt là lông lưng, các chân lông ở dưới da thì sẽ làm giảm chất lượng thịt. Sự biến dạng của xương ngực, xương chân và xương chậu đều làm cho chất lượng thịt không đạt yêu cầu. Đồng thời, sau khi giết thịt thì cần quan tâm đến các chỉ tiêu: Lườn không được nhô ra, hướng của lườn song song với trục của thân. Da phải nhẵn, không rách, không có lông măng. Thịt tươi, ngon, mịn, sáng, hàm lượng mỡ không quá cao. Sự hao hụt nhiều hay ít sau khi mổ, sau khi bảo quản và sau khi chế biến phản ánh chất lượng thịt tốt hay không tốt. Trong thịt có chứa hàm lượng nước nhất định, điều đó sẽ làm tăng sự ngon miệng của thịt. Các công trình nghiên cứu đã chứng minh là độ ngon miệng phụ thuộc vào Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất