Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật khối u...

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật khối u buồng trứng ở phụ nữ có thai tại bệnh viện phụ sản thái bình từ năm 2015 đến năm 2019

.PDF
85
31
121

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH NGUYỄN DUY QUANG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT KHỐI U BUỒNG TRỨNG Ở PHỤ NỮ CÓ THAI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÁI BÌNH TỪ NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2019 LUẬN VĂN BÁC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP II THÁI BÌNH – 2020 BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH NGUYỄN DUY QUANG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT KHỐI U BUỒNG TRỨNG Ở PHỤ NỮ CÓ THAI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÁI BÌNH TỪ NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2019 LUẬN VĂN BÁC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP II Chuyên ngành: SẢN PHỤ KHOA Mã số: CK 62 72 01 31 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. LÊ HOÀNG 2. TS. BÙI MINH TIẾN THÁI BÌNH – 2020 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của quý Thầy Cô, bạn bè đồng nghiệp cùng cơ quan. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn: Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Bộ môn Phụ sản Trường Đại học Y Dược Thái Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt cho tôi trong thời gian qua. Đảng ủy, Ban giám đốc bệnh viện Phụ sản Thái Bình đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới: PGS, TS Lê Hoàng là người thầy đã dìu dắt, giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. PGS, TS Ninh Văn Minh đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Các nhà khoa học trong hội đồng thông qua đề cương và bảo vệ luận văn đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả người thân trong gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viện tôi trong quá trình học tập và công tác. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Bình, ngày …. tháng 12 năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Duy Quang LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thự và chƣa đƣợc công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Thái Bình, ngày …. tháng 12 năm 2020 NGUYỄN DUY QUANG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVPSTB : Bệnh viện Phụ sản Thái Bình BVPSTƢ : Bệnh viện Phụ sản Trung ƣơng CT : Computer Tomography (Chụp cắt lớp vi tính) LNMTC : Lạc nội mạc tử cung MRI : Magnetic Resonance Imaging (Chụp cộng hƣởng từ) PNCT : Phụ nữ có thai PPMB : Phẫu thuật mở bụng PPNS : Phẫu thuật nội soi PPPT : Phƣơng pháp phẫu thuật UBT : U buồng trứng VMC : Vết mổ cũ MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN .................................................................................. 3 1.1. Giải phẫu và chức năng của buồng trứng .................................................. 3 1.1.1. Giải phẫu buồng trứng ............................................................................ 3 1.1.2. Chức năng của buồng trứng .................................................................... 6 1.2. Phân loại khối u buồng trứng ..................................................................... 7 1.2.1. Các khối u cơ năng .................................................................................. 8 1.2.2. Các khối u thực thể.................................................................................. 9 1.3. Khối u buồng trứng và thai nghén ........................................................... 12 1.3.1. Chẩn đoán khối u buồng trứng trong thời kỳ thai nghén ...................... 12 1.3.2. Tác động qua lại giữa khối u buồng trứng và thai nghén ..................... 21 1.4. Xử trí khối u buồng trứng ở phụ nữ có thai ............................................. 23 1.4.1. Nguyên tắc xử trí khối u buồng trứng ở phụ nữ có thai........................ 23 1.4.2. Các phƣơng pháp xử trí khối u buồng trứng ở phụ nữ có thai.............. 25 1.5. Một số nghiên cứu trƣớc đây về khối u buồng trứng và thai nghén trên thế giới và Việt Nam ............................................................................................. 26 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................... 27 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 27 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn .............................................................................. 27 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................ 27 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 27 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 27 2.2.2. Mẫu nghiên cứu..................................................................................... 27 2.2.3. Phƣơng pháp thu thập thông tin ............................................................ 28 2.2.4. Các biến số nghiên cứu ......................................................................... 28 2.2.5. Xử lý số liệu .......................................................................................... 31 2.2.6. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................... 31 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................. 32 3.1. Đặc điểm của khối u buồng trứng ở phụ nữ có thai đƣợc phẫu thuật tại BVPS Thái Bình .............................................................................................. 32 3.1.1. Đặc điểm chung..................................................................................... 32 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ..................................................... 36 3.2. Kết quả phẫu thuật khối u buồng trứng ở phụ nữ có thai ........................ 40 Chƣơng 4 BÀN LUẬN.................................................................................... 46 4.1. Đặc điểm của khối u buồng trứng ở phụ nữ có thai đƣợc phẫu thuật tại BVPS Thái Bình .............................................................................................. 46 4.1.1. Đặc điểm chung..................................................................................... 46 4.1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ......................................................... 52 4.2. Kết quả phẫu thuật khối UBT ở PNCT .................................................... 59 4.2.1. Đặc điểm các phƣơng pháp phẫu thuật và chỉ định .............................. 59 4.2.2. Cách thức phẫu thuật ............................................................................. 61 4.2.3. Biến chứng trong và sau phẫu thuật ...................................................... 63 4.2.4. Tình trạng thai sau phẫu thuật ............................................................... 64 4.2.5. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật ....................................................... 64 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 65 KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Hệ thống tính điểm trên siêu âm các khối UBT theo Sasson ......... 17 Bảng 1.2. Phân loại theo quy tắc đơn giản trên siêu âm của IOTA. ............... 18 Bảng 3.1. Phân bố tỷ lệ phẫu thuật UBT ở PNCT theo các năm .................... 32 Bảng 3.2. Phân bố tỷ lệ phẫu thuật khối UBT ở PNCT so với tổng số đẻ hằng năm .................................................................................................................. 33 Bảng 3.3. Tỷ lệ phẫu thuật UBT ở PNCT so với tổng số mổ UBT hằng năm 33 Bảng 3.4. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu theo nhóm tuổi ............................ 34 Bảng 3.5. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu theo số con .................................. 34 Bảng 3.6. Thời điểm phát hiện khối u .............................................................. 35 Bảng 3.7. Thời điểm phẫu thuật khối u ............................................................ 35 Bảng 3.8. Hoàn cảnh phát hiện khối u ............................................................ 36 Bảng 3.9. Tuổi thai khi phát hiện khối u .......................................................... 36 Bảng 3.10. Vị trí và số lƣợng khối u ............................................................... 37 Bảng 3.11. Kích thƣớc khối u ......................................................................... 37 Bảng 3.12. Tính chất của khối u trên siêu âm ................................................. 38 Bảng 3.13. Đặc điểm về mô bệnh học ............................................................ 38 Bảng 3.14. Kết quả mô bệnh học liên quan với kích thƣớc khối u................. 39 Bảng 3.15. Liên quan biến chứng của khối u với tuổi thai ............................. 40 Bảng 3.16. Đặc điểm về chỉ định phẫu thuật .................................................. 40 Bảng 3.17. Đặc điểm về phƣơng pháp phẫu thuật .......................................... 41 Bảng 3.18. Phân bố tỷ lệ phẫu thuật UBT theo số lần có con ........................ 41 Bảng 3.19. Phân bố tỷ lệ phẫu thuật UBT theo nhóm tuổi ............................. 42 Bảng 3.20. Liên quan giữa chỉ định phẫu thuật và thời điểm phẫu thuật u .... 42 Bảng 3.21. Liên quan giữa kích thƣớc u và cách thức phẫu thuật .................. 43 Bảng 3.22. Liên quan giữa cách thức phẫu thuật và tuổi thai ......................... 44 Bảng 3.23. Biến chứng trong và sau phẫu thuật ............................................. 44 Bảng 3.24. Tình trạng thai sau phẫu thuật ...................................................... 45 Bảng 3.25. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật............................................... 45 Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ phẫu thuật khối UBT ở PNCT .................................. 47 Bảng 4.2. So sánh tỷ lệ phẫu thuật khối UBT ở PNCT .................................. 48 Bảng 4.3. So sánh phẫu thuật khối UBT ở PNCT .......................................... 49 Bảng 4.4. So sánh thời điểm phẫu thuật khối UBT với các tác giả ................ 51 Bảng 4.5. So sánh tỷ lệ vị trí khối UBT với các tác giả.................................. 54 Bảng 4.6. So sánh kết quả GPB với các nghiên cứu khác .............................. 56 Bảng 4.7. So sánh tỷ lệ khối UBT xoắn với các tác giả.................................. 58 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Giải phẫu buồng trứng ...................................................................... 3 Hình 1.2. Hình ảnh u nang nƣớc, kích thƣớc < 5cm ....................................... 14 Hình 1.3. Hình ảnh u nang nhầy kích thƣớc lớn, nhiều thùy .......................... 14 Hình 1.4. Hình ảnh u nang bì, chứa tổ chức tăng âm...................................... 15 Hình 1.5. Hình ảnh u nang dạng lạc nội mạc tử cung, âm không đồng nhất .. 15 Hình 1.6. Hình ảnh khối UBT ác tính, doppler có mạch tăng sinh................. 16 Hình 1.7. Hình ảnh khối UBT bị vỡ................................................................ 22 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Khối u buồng trứng là một loại khối u của cơ quan sinh dục nữ, có tần xuất gặp cao và có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhƣng hay gặp nhất trong độ tuổi hoạt động sinh sản [2], [3]. Bệnh thƣờng không điển hình về mặt triệu chứng, nhiều khi tiến triển âm thầm trong suốt thời gian dài. Bệnh nhân có thể tự sờ thấy khối u hoặc đƣợc đi khám sức khỏe định kì, khám phụ khoa, khám thai… thậm chí khi có biến chứng: xoắn u, vỡ u… thì mới phát hiện ra. Khối u đa dạng về mặt tổ chức học và khó tiên lƣợng [28], [30], [50]. Khối u buồng trứng trong thời kì thai nghén là những khối u thuộc về buồng trứng, thƣờng không điển hình về triệu chứng. Ở phụ nữ có thai, trong suốt quá trình thai nghén khối u buồng trứng có thể không có triệu chứng, những có những trƣờng hợp nó gây nên những biến chứng gây nguy hiểm cho tính mạng ngƣời mẹ và thai nhi. Theo nghiên cứu của William.H.Parller [69], tỷ lệ khối u buồng trứng thời kì mang thai tại Hoa Kỳ là 1/160 - 1/130. Tại Australia là 1/653 theo nghiên cứu của Duboi.A [51]. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Đinh Thế Mỹ [30] nghiên cứu về khối u buồng trứng thì tỷ lệ gặp khối u buồng trứng ở PNCT là 4,33% - 6,59% và tất cả các thể của khối u buồng trứng đều có thể gặp ở phụ nữ mang thai [3]. Mối liên quan giữa khối u buồng trứng và thai nghén rất chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Khối u buồng trứng có thể gây dọa đẻ non, đẻ non, dọa sẩy thai, sẩy thai, tạo thành khối u tiền đạo ảnh hƣởng đến thời kì chuyển dạ đẻ. Mặt khác, trong quá trình mang thai có thể gây tai biến nhƣ vỡ u, chèn ép gây đau… [8], [55]. Vì vậy, khi chẩn đoán khối u buồng trứng ở phụ nữ có thai cần phải có thái độ xử trí khối u thích hợp. Việc quyết định phẫu thuật khối u buồng trứng ở giai đoạn nào của thai nghén, phƣơng pháp phẫu thuật 2 nhƣ thế nào để đảm bảo an toàn cho mẹ và sự phát triển của thai nhi là vấn đề cần thiết và đƣợc quan tâm. Trong thời gian qua, có nhiều nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc về khối u buồng trứng với thai nghén. Tuy nhiên, hiện nay vẫn đang tồn tại hai trƣờng phái về thái độ xử trí khối u buồng trứng với thai nghén. Một số tác giả khuyến cáo nên phẫu thuật vào tuần thứ 16 - 20 của thời kì thai nghén nhằm tránh nang cơ năng (nang hoàng thể) và giảm tỷ lệ sẩy thai và đẻ non. Một số tác giả khác lại cho rằng chỉ nên can thiệp khi có các biến chứng xảy ra [8], [60], [61]. Bệnh viện Phụ sản Thái Bình là bệnh viện chuyên khoa hạng II tuyến tỉnh. Trên thực tế lâm sàng các bác sĩ cũng đã gặp nhiều trƣờng hợp khối u buồng trứng với thai nghén. Tuy nhiên, chƣa có nghiên cứu nào đánh giá tần suất xuất hiện khối u buồng trứng với thai nghén tại Thái Bình. Vì vậy, nhằm có cái nhìn tổng quan về sự xuất hiện khối u buồng trứng liên quan với thai nghén, và tìm hiểu các phƣơng pháp phẫu thuật khối u buồng trứng với thai nghén tại Bệnh viện Phụ sản Thái Bình. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật khối u buồng trứng ở phụ nữ có thai tại Bệnh viện Phụ sản Thái Bình từ năm 2015 đến năm 2019” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng khối u buồng trứng ở phụ nữ có thai tại Bệnh viện Phụ sản Thái Bình từ năm 2015 đến năm 2019. 2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Giải phẫu và chức năng của buồng trứng 1.1.1. Giải phẫu buồng trứng Buồng trứng hình hạt đậu, có hai mặt trong và ngoài, hai đầu trên và dƣới, màu trắng hồng, kích thƣớc mỗi buồng trứng trƣởng thành là 3,5 x 2 x 1cm thay đổi theo lứa tuổi, buồng trứng nằm áp vào thành bên chậu hông bé, trong hố buồng trứng thuộc cánh sau dây chằng rộng, dƣới eo 10cm. Khi phẫu thuật có thể tiếp cận buồng trứng từ điểm giữa đƣờng vạch nối gai chậu trƣớc trên với khớp vệ [14]. * Vị trí, hình thể, kích thƣớc buồng trứng Hình 1.1. Giải phẫu buồng trứng [14] 4 Liên quan [14]: * Mặt ngoài: Liên quan với thành bên chậu hông bé, ở đây có hố buồng trứng (hố này ở giữa chạc của động mạch, các động mạch đội phúc mạc lên thành nếp). Giới hạn của hố: - Ở trên là động mạch chậu ngoài. - Ở sau là động mạch chậu trong. - Ở dƣới là một nhánh của động mạch chậu trong. - Ở trƣớc là nơi mà dây chằng rộng bám vào thành bên chậu hông, có thần kinh bịt chạy ở đáy hố nên gây đau khi viêm buồng trứng. * Mặt trong: Liên quan giữa buồng trứng với các đoạn ruột. - Bên trái: Liên quan với đại tràng trái và đại tràng xích ma. - Bên phải: Liên quan với khối manh tràng. * Các phƣơng tiện cố định buồng trứng: - Mạc treo buồng trứng: Là nếp phúc mạc nối buồng trứng vào cánh sau dây chằng rộng, buồng trứng không hoàn toàn bị phúc mạc bao phủ nhƣ các tạng khác. Phúc mạc dính vào buồng trứng theo một đƣờng chạy dọc bờ trƣớc gọi là đƣờng Fara. Nên ít nhất có khoảng 1/3 buồng trứng không có phúc mạc phủ lên, do đó nên khi phóng noãn, noãn đƣợc vòi tử cung dẫn vào buồng tử cung. - Dây chằng tử cung - buồng trứng: Là một thừng tròn nối sừng tử cung vào đầu dƣới buồng trứng cùng bên. - Dây chằng thắt lƣng - buồng trứng: Là di tích của dây chằng hoành lúc còn phôi thai. Trong 2 lá của dây chằng có động mạch và tĩnh mạch buồng trứng nên có thể coi dây chằng này là cuống dính của buồng trứng, có tác dụng dính buồng trứng vào thành chậu hông ở đầu trên và đầu dƣới. - Dây chằng vòi buồng trứng: Là một dây chằng từ loa tới đầu trên của buồng trứng, có một tua loa dính vào dây chằng gọi là riềm Richard hoặc gọi là tua buồng trứng. 5 Nhƣ vậy tuy có 4 dây chằng nhƣng thực sự buồng trứng chỉ đƣợc dính ở bờ trƣớc bởi dây chằng rộng (mạc treo). Mạch máu và thần kinh buồng trứng * Động mạch: Buồng trứng đƣợc cấp máu bởi hai nguồn động mạch. - Động mạch buồng trứng tách ra từ động mạch chủ bụng [14], [57], ở ngang mức các động mạch thận. Sau khi bắt chéo động mạch chậu ngoài động mạch buồng trứng chia làm 3 nhánh ở đầu trên buồng trứng gồm: + Nhánh vòi ngoài. + Nhánh buồng trứng ngoài. + Nhánh nối. - Động mạch tử cung: Tách ra các nhánh tận tiếp nối các nhánh của động mạch buồng trứng tạo thành cung mạch máu nuôi dƣỡng buồng trứng [6]. - Tại rốn buồng trứng: Động mạch buồng trứng chia ra mƣời nhánh tiến sâu vào vùng tủy [57]. - Tại vùng chuyển tiếp: Các động mạch và tiểu động mạch tạo thành một đám rối, từ đó tạo ra các mạch thẳng nhỏ hơn tiến vào vỏ buồng trứng, ở lớp vỏ trong của nang noãn có một mạng lƣới mao mạch dày đặc. * Tĩnh mạch [6], [14], [57]. - Tĩnh mạch buồng trứng phải đổ vào tĩnh mạch chủ dƣới. - Tĩnh mạch buồng trứng trái đổ vào tĩnh mạch thận trái. - Tĩnh mạch buồng trứng chạy kèm theo động mạch, các tĩnh mạch lớn dần và xoắn ở vùng tủy, các tĩnh mạch ở vùng rốn buồng trứng tạo thành đám rối trƣớc khi đổ vào tĩnh mạch buồng trứng. Ở phụ nữ mãn kinh mạch máu ở vùng tủy rất phong phú và tạo thành búi, do sự thoái hóa của nhu mô buồng trứng. Vì vậy có thể chẩn đoán nhầm là u máu. 6 * Bạch mạch [14]. - Các mạch bạch huyết ở buồng trứng đổ vào các hạch cạnh động mạch chậu ở ngang mức các mạch thận và tuân theo quy luật chung là đƣờng dẫn lƣu bạch huyết của một cơ quan đi kèm theo đƣờng dẫn lƣu tĩnh mạch của cơ quan đó. - Mạch bạch huyết của buồng trứng chủ yếu xuất phát từ lớp vỏ ngoài của nang noãn (ở lớp hạt không có bạch mạch), chúng chạy qua mô đệm của buồng trứng đổ vào các mạch lớn hơn, tạo ra các đám rối bạch mạch (ở rốn buồng trứng), sau đó đổ vào các hạch động mạch chủ bụng. * Thần kinh [5], [14], [57]. Thần kinh của buồng trứng tách ở đám rối liên mạc treo và đám rối thận. 1.1.2. Chức năng của buồng trứng Buồng trứng là một tuyến sinh dục nữ có hai chức năng quan trọng: + Chức năng ngoại tiết sinh ra noãn. + Chức năng nội tiết chế tiết hormon dƣới sự chỉ huy trực tiếp của các hormon hƣớng sinh dục do tuyến yên bài tiết. Hoạt động chức năng sinh dục, sinh sản chịu sự điều khiển của trục nội tiết vùng dƣới đồi - tuyến yên - buồng trứng. Rối loạn hoạt động của trục nội tiết này không chỉ gây ảnh hƣởng tới hoạt động chức năng mà cả sự phát triển về hình thái, cấu tạo của cơ quan sinh dục nữ. Chính vì buồng trứng luôn có những thay đổi rất rõ rệt về mặt hình thái cũng nhƣ chức năng trong suốt cuộc đời ngƣời phụ nữ, cho nên những thay đổi rõ có thể dẫn tới những rối loạn không hồi phục, phát triển thành bệnh lý, đặc biệt sự hình thành các khối u. 7 1.1.3. Mô học buồng trứng Về mô học buồng trứng chia làm hai phần: Vùng vỏ và vùng tủy. - Vùng vỏ: Ngoài cùng đƣợc phủ bởi một lớp biểu mô đơn. Ở phụ nữ còn trẻ lớp này là biểu mô vuông đơn, về sau lớp biểu mô này có dạng dẹt, có nhân to. Dƣới biểu mô là mô kẽ, có các tế bào hình thoi, chính những tế bào này biệt hóa thành tế bào nội tiết gọi là tế bào kẽ. Tế bào vỏ của buồng trứng đảm nhiệm chức năng tiết ra các hormon steroid. Vùi trong biểu mô kẽ của phần vỏ buồng trứng là những nang noãn. Trong nang noãn có noãn bào khi thai gái đƣợc 20 tuần mỗi buồng trứng có hàng triệu nang nguyên thủy nhƣng không phát triển. Sau khi sinh những nang này vẫn hoạt động tới khi dậy thì. Ở tuổi vị thành niên hệ Limbic chín muồi kích thích tuyến yên chế tiết FSH, LH. Những hormon này tác động trực tiếp lên buồng trứng làm một số các nang nguyên thủy phát triển, trong đó có một nang phát triển nhất đƣợc gọi là nang trội hay nang trƣởng thành khi phát triển tối đa nang này chứa nhiều dịch làm cho kích thƣớc tăng tới 23 - 24mm và lúc này đƣợc gọi là nang noãn chín hay nang Degraff. Khi nang noãn chín, noãn đƣợc giải phóng, phần còn lại của nang noãn tại buồng trứng dần biến thành hoàng thể vào cuối vòng kinh, khi hoàng thể teo đi để lại sẹo trắng hoặc hơi vàng. Từ khi dậy thì mỗi buồng trứng có khoảng 300.000 - 400.000 nang noãn [5], [6], [27]. - Vùng tủy: Cấu tạo bởi mô liên kết, chƣa có nhiều sợi tạo keo, sợi chun và ít tế bào sợi hơn vùng vỏ, ngoài ra còn có các sợi cơ trơn, những động mạch xoắn, những cuộn tĩnh mạch tạo nên mô cƣơng buồng trứng. 1.2. Phân loại khối u buồng trứng Buồng trứng vừa là cơ quan sinh sản, vừa là cơ quan nội tiết có quá trình hình thành phức tạp và luôn có những thay đổi rõ rệt về mặt hình thái cũng nhƣ chức năng trong suốt cuộc đời ngƣời phụ nữ, trong đó có sự hình thành nên những khối u. Chính vì vậy, ngoài phân loại các khối u buồng trứng theo phƣơng diện mô bệnh học đặc trƣng thì các khối u buồng trứng cũng có 8 phân loại chung nhƣ các khối u khác trong cơ thể con ngƣời, đó là u buồng trứng lành tính và u buồng trứng ác tính. Giữa lành và ác tính là loại u giáp biên hay còn gọi là loại u có độ ác tính thấp. Ung thƣ buồng trứng chiếm tỉ lệ 20% - 25% trong tổng số các loại khối UBT [2], [10], [13], [28], [30]. U lành tính của buồng trứng có hai dạng u nang và u đặc. Theo Smith J.P 1973, Robert R.S 1982, Philip B Clement 2000) bao gồm: u tế bào mầm nguyên thủy, u xoang nội bì, ung thƣ bào thai, ung thƣ nguyên bào nuôi tiên phát ở buồng trứng, u quái chƣa thành thục, theo Simard L.C 1975, Frederick K 1994, u tế bào mầm là do đơn tính sinh của tế bào mầm tạo ra, các tế bào sinh dục chỉ có 23 nhiễm sắc thể vẫn có thể sinh ra các bộ phận và tổ chức trong cơ thể, trong đó đại đa số là lành tính gồm có: u quái thành thục và hay gặp nhất là u nang bì (95% là u nang bì lành tính) có một tỉ lệ nhỏ là ác tính (1% - 3%). - Các nang biểu mô buồng trứng là hậu quả của quá trình dị sản - tăng sản của biểu mô khoang cơ thể, loại biểu mô này có chung nguồn gốc là ống Muller [28]. Loại nang này bao gồm nang nƣớc, nang nhầy, nang dạng nội mạc. - Loại khối u lành tính bao gồm: U Brenner, tế bào mầm (u bì), khối u mô đệm sinh dục là những khối u có thể có nguồn gốc từ trung mô. Tuyến sinh dục là nơi có khả năng phát triển thành cơ cấu tuyến sinh dục của nam và của nữ tạo thành các khối u nam hóa và nữ hóa [2]. 1.2.1. Các khối u cơ năng Sinh ra do rối loạn chức năng buồng trứng. U thƣờng lớn nhanh và mất sớm không cần điều trị gì, chỉ tồn tại vài chu kì. U thƣờng có vỏ mỏng, kích thƣớc thƣờng không vƣợt quá 6cm. Có thể gây rối loạn kinh nguyệt. - Nang bọc noãn: Do nang DeGraff không vỡ tiếp tục giải phóng estrogen, hoàng thể không đƣợc thành lập, dịch nang thƣờng có màu vàng chanh. 9 - Nang hoàng tuyến: Thƣờng gặp trong bệnh nguyên bào nuôi là do lƣợng β-hCG quá cao, làm các nang noãn quá phát và dính liền với nhau, tạo thành một khối. U thƣờng có cả ở hai bên buồng trứng, kích thƣớc to, nhiều thùy, vỏ mỏng và trong chứa nhiều lutein [4]. - Nang hoàng thể: Sinh ra từ hoàng thể, chỉ gặp trong thời kì thai nghén, nhất là trong chửa đa thai hoặc nhiễm độc thai nghén. Nang có chứa nhiều estrogen và progesteron [4]. 1.2.2. Các khối u thực thể Các khối u này có kích thƣớc thay đổi từ vài cm đến vài chục cm, thƣờng là lành tính nhƣng vẫn có những tỷ lệ trở thành ác tính. Có nhiều cách phân loại các khối UBT, nhƣng cách phân theo nguồn gốc mô học của Philip J.D [64] đƣợc nhiều tác giả chấp nhận. U của tế bào biểu mô buồng trứng chiếm 60% các trƣờng hợp UBT, trong ung thƣ buồng trứng thì u biểu mô chiếm 90%. Các khối u thực thể bao gồm: - U thanh dịch: dịch u thƣờng trong. - U nang nhầy: dịch u là dịch nhầy. - U dạng nội mạc tử cung: chứa dịch màu chocolate. - U nang bì buồng trứng - U Brenner. - U tế bào sáng * U thanh dịch lành tính - Đại thể: + U có thể to hoặc nhỏ, trên 50% số u có đƣờng kính > 15cm. + U có thể có nhiều thùy, nhiều múi. + Vỏ u mỏng, mềm, trong, nhẵn, bóng. + Dịch u trong suốt, hoặc màu vàng nhạt, hoặc màu nâu nếu có chảy máu. 10 - Là loại u nang hay gặp nhất và tỉ lệ khác nhau tùy theo tác giả, theo nghiên cứu của tác giả Đinh Thế Mỹ là 25% [30]. Còn tỉ lệ này của tác giả Nguyễn Quốc Tuấn là 38% [37]. U ở hai bên thƣờng gặp khoảng 20% các trƣờng hợp [59]. U nang nƣớc chiếm tỉ lệ cao nhất trong các khối UBT, chiếm từ 32 - 48% thƣờng có nhú ở bên trong và phát triển sùi ra ngoài vỏ nang [33]. * U nang nhầy lành tính. - Đại thể: + U nang nhầy là một trong những loại u to nhất, kích thƣớc từ 15cm 30cm, có nhiều thùy chứa dịch nhầy. + Mặt ngoài u: nhẵn, trong, bóng, hơi phớt xanh, có nhiều nang phồng lên trên mặt u. + Khi bổ u mặt cắt u có chất nhầy, sánh, màu vàng hoặc nâu đỏ, chảy máu vách u mỏng nhẵn, u có nhiều khoang ngăn cách nhau bởi những vách dày mỏng không đều, có những chỗ giống nhƣ một u đặc nhƣng vẫn chế chất nhầy. Khi có những túi nhỏ chi chít, u xếp nhƣ bọt bể. - Loại này chiếm từ 15 - 20% tổng các loại u nang buồng trứng lành tính. Dạng u nang nhầy thƣờng có kích thƣớc lớn, với một hoặc nhiều thùy, gặp ở hai bên là 5% chỉ có 1% u nang nhầy là ác tính. Tuy nhiên khi khối u vỡ vào trong ổ phúc mạc gây nên một bệnh cảnh đặc biệt gọi là bệnh nhầy phúc mạc [31]. * U dạng nội mạc tử cung lành tính. - Đại thể: U thƣờng là một khoang chứa dịch màu nâu loãng hoặc màu chocolate có kèm theo các ổ nhỏ, lạc nội mạc tử cung hoặc các nang lạc nội mạc tử cung trong đó u phát triển. Là loại nang có vỏ mỏng, thƣờng rất dính và tổn thƣơng phúc mạc kèm theo. Tỉ lệ ung thƣ của loại nang này vào khoảng 10% trong các ung thƣ buồng trứng [59].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất