Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đa dạng trùng bánh xe (rotifera) và mô hình tương quan với chất lượng...

Tài liệu Nghiên cứu đa dạng trùng bánh xe (rotifera) và mô hình tương quan với chất lượng nước tại một số thủy vực ở thành phố đà nẵng..

.PDF
76
8
65

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG NGUYỄN THỊ HOA VIÊN NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG TRÙNG BÁNH XE (ROTIFERA) VÀ MÔ HÌNH TƯƠNG QUAN VỚI CHẤT LƯỢNG NƯỚC TẠI MỘT SỐ THỦY VỰC Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Đà Nẵng - 2017 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG NGUYỄN THỊ HOA VIÊN NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG TRÙNG BÁNH XE (ROTIFERA) VÀ MÔ HÌNH TƯƠNG QUAN VỚI CHẤT LƯỢNG NƯỚC TẠI MỘT SỐ THỦY VỰC Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NGÀNH: QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. TRỊNH ĐĂNG MẬU Đà Nẵng – 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đề tài “Nghiên cứu đa dạng Trùng bánh xe (Rotifera) và mô hình tương quan với chất lượng môi trường nước tại một số thủy vực ở Đà Nẵng” là kết quả công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu liên quan được trích dẫn có ghi chú nguồn gốc. Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Hoa Viên LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu khoa học tự lực đầu tiên mà tôi đã hoàn thành trong sự nghiệp học và làm khoa học của tôi. Tuy nhiên, sự quan tâm, tin tưởng, giúp đỡ từ gia đình, thầy cô và bạn bè chính là những yếu tố quan trọng tạo nên sự hoàn thiện của khóa luận. Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi xin phép được chân thành cảm ơn đến những người luôn đồng hành cùng tôi trên con đường vừa qua: Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Khánh – người đã định hướng, động viên và đưa tôi đến gần hơn với khoa học. Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến thầy Trịnh Đăng Mậu - người đã tận tình chỉ dạy cho tôi những kiến thức bổ ích trong cả học tập và cuộc sống trong suốt thời gian chuẩn bị và thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn trong tập thể lớp 13CTM đã nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô Khoa Sinh – Môi trường đã trang bị cho em kiến thức và tạo điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm cho em thực hiện tốt đề tài nghiên cứu của mình. Từ tận đáy lòng, tôi xin cảm ơn mọi người! Đà Nẵng, tháng 5 năm 2017 Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa Viên MỤC LỤC 1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................... 1 2. Mục tiêu:............................................................................................................................. 2 2.1. Mục tiêu tổng quát: .................................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể:.......................................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................................... 2 3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................................ 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 4 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG NGÀNH TRÙNG BÁNH XE (ROTIFERA) .................... 4 1.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YÊU TỐ MÔI TRƯỜNG NƯỚC ĐẾN ĐA DẠNG CỦA TRÙNG BÁNH XE ....................................................................................................... 6 1.2.1. Nồng độ oxi: ........................................................................................................... 6 1.2.2. Nhiệt độ ................................................................................................................... 6 1.2.3. Độ mặn..................................................................................................................... 6 1.2.4. pH ............................................................................................................................. 6 1.3. VAI TRÒ CỦA TRÙNG BÁNH XE.......................................................................... 7 1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỘ TRÙNG BÁNH XE TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM................................................................................................................................ 7 1.4.1. Trên thế giới ............................................................................................................ 7 1.4.2. Ở Việt Nam ............................................................................................................. 9 1.5. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................. 10 1.5.1. Điều kiện thủy hải văn ......................................................................................... 10 1.5.2. Địa hình ................................................................................................................. 11 1.5.3. Địa chất .................................................................................................................. 11 1.5.4. Đặc điểm điều kiện khí hậu: ............................................................................... 11 1.5.5. Điều kiện kinh tế xã hội: ..................................................................................... 12 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........ 14 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................... 14 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 14 2.3. ĐỊA ĐIỂM, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU..................................... 14 2.3.1. Địa điểm thu mẫu ngoài thực địa ....................................................................... 14 2.3.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 15 2.3.3. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................... 15 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 15 2.4. 2.4.1. Phương pháp ngoài thực địa ............................................................................... 15 2.4.2. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm................................................ 16 2.4.3. Phương pháp phân tích chất lượng nước ........................................................... 17 2.4.4. Phương pháp xử lí số liệu.................................................................................... 17 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................... 20 ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA NGÀNH TRÙNG BÁNH XE ............................... 20 3.1. 3.1.1. Thành phần loài của Ngành Trùng bánh xe tại các thủy vực nghiên cứu: .... 20 a. Thành phần loài: ...................................................................................................... 20 b. Cấu trúc thành phần loài ......................................................................................... 28 c. Mô tả loài một số loài Trùng bánh xe: .................................................................. 30 3.1.2. Đa dạng sinh học tại các thủy vực nghiên cứu ................................................. 38 a. Chỉ số đa dạng Shannon – Weiner......................................................................... 38 b. Mật độ loài ................................................................................................................ 39 3.1.3. Sự giàu loài ........................................................................................................... 40 3.1.4. Mối liên hệ giữa thành phần loài Trùng bánh xe và trạng thái dinh dưỡng của thủy vực......................................................................................................................... 41 3.2. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA THÔNG SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC NGÀNH TRÙNG BÁNH XE............................................................ 44 3.2.1. Chất lượng môi trường nước các thủy vực nước ngọt ..................................... 44 3.2.2. Biểu đồ tương quan .............................................................................................. 46 a. Mô hình tương quan đa biến................................................................................... 46 b. Mô hình tương quan hồi quy tuyến tính................................................................ 47 KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 49 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................................ 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 51 PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 56 DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 3.1. Thành phần loài Trùng bánh xe theo các thủy vực nghiên cứu 20 3.2. Cấu trúc thành phần loài Trùng bánh xe 3.3. Chỉ số đa dạng sinh học Shannon – Weiner tại các thủy vực nghiên cứu 37 3.4. Chỉ số QB/T và trạng thái sinh dưỡng ở các điểm nghiên cứu 42 3.5. Bảng kết quả phân tích BMA 28 46 DANH MỤC HÌNH Số hiệu hình 1.1. Các dạng trophi Tên hình Trang 5 1.2. Bản đồ sông ngòi ở thành phố Đà Nẵng 10 2.1. Bản đồ các thủy vực khảo sát trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 14 3.1. 29 3.2. Biểu đồ cấu trúc thành phần loài theo bậc họ của nhóm Trùng bánh xe tại các thủy vực nghiên cứu. Lecane perpusilla Hauer, 1929 3.3. Lecane stenroosi Meissner, 1908 31 3.4. Keratella tecta Gosse, 1851 32 3.5. Brachionus donneri Brehm, 1951 33 3.6. Brachionus diversicornis Daday, 1883 34 3.7. Trichocerca jenningsi Voigt, 1957 35 3.8. Mặt bên và mặt bụng của Heterolepadella ehrenbergi Perty, 1850 Mặt lưng và mặt bên của Squatinella mutica mutica Ehrenberg 36 39 3.11. Biểu đồ phần trăm mật độ của các họ thuộc nhóm Trùng bánh xe tại các thủy vực nghiên cứu Sơ đồ đường cong tích lũy loài 3.12. Chỉ số QB/T tại các địa điểm nghiên cứ tại thành phố Đà Nẵng 41 3.13. Biểu đồ hàm lượng các thông số chất lượng môi trường nước 43 3.14. Mô hình tương quan CCA giữa các thông số chất lượng môi trường nước và mật độ loài Mô hình BMA giữa chất lượng nước và tổng mật độ thành phần loài theo các thủy vực nghiên cứu 45 3.9. 3.10. 3.15. 30 37 39 46 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trùng bánh xe (Rotifers) là động vật không xương sống cỡ nhỏ thuộc ngành Trùng bánh xe thuộc nhóm xoang giả. Chúng là một trong ba nhóm chính của động vật phù du, rất đa dạng về hình thái và phân bố rộng trên toàn thế giới. Ước tính trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 2030 loài đã được mô tả và định loại [34]. Trong thủy vực nước ngọt, Trùng bánh xe đóng một vai trò quan trọng đặc biệt trong chuỗi thức ăn, chúng là mắt xích quan trọng chuyển hóa năng lượng từ nhóm sinh vật sản xuất đến sinh vật với bậc dinh dưỡng cao hơn [35]. Các loài Trùng bánh xe thường được sử dụng như sinh vật kiểm nghiệm độc tố, đánh giá mức độ ô nhiễm của môi trường nước bởi vì chúng rất nhạy cảm với nhiều loại chất ô nhiễm khác nhau, có vòng đời và thời gian sinh sản ngắn, dễ nuôi cấy trong quy mô nhỏ [44]. Hơn thế nữa, chúng còn là thức ăn cho các động vật ở giai đoạn con non như: tôm, cua, cá nhỏ. Chúng có giá trị kinh tế rất lớn, một số loài (B.ptiliacalis) thường được nuôi cấy với quy mô công nghiệp để sản xuất sinh khối làm thức ăn cho ấu trùng cá [30]. Trùng bánh xe rất đa dạng và có một vai trò quan trọng đặc biệt trong hệ sinh thái nước ngọt ở Việt Nam nhưng các công trình nghiên cứu về chúng vẫn còn rất ít. Chúng vẫn là một đối tượng chưa được triển khai nghiên cứu riêng biệt mà chỉ công bố chung trong các công trình nghiên cứu về động vật phù du. Đặc biệt Đà Nẵng là nơi có nhiều hồ chứa nước ngọt và hệ thống ao, hồ phong phú. Tuy nhiên, Đà Nẵng vẫn chưa có nghiên cứu tổng thể nào về đa dạng sinh học của ngành Trùng bánh xe tại các thủy vực nước ngọt để có thể đưa các nghiên cứu vào thực tiễn, mang lại giá trị kinh tế cho người dân. Các thủy vực như hồ chứa nước, hồ tự nhiên có thể cung cấp nước nhưng chưa thật sự được quan tâm và có những đánh giá chung về chất lượng. 2 Xuất phát từ thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “ Nghiên cứu đa dạng trùng bánh xe (Rotifera) và mô hình tương quan với chất lượng môi trường nước tại một số thủy vực trên thành phố Đà Nẵng”. Đề tài được tiến hành nhằm góp phần bổ sung thêm cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học của các loài động vật nổi cỡ nhỏ đặc biệt là trùng bánh xe cũng như đưa ra được mô hình tương quan giữa các thông số đa dạng trùng bánh xe và thông số môi trường nước. 2. Mục tiêu: 2.1. Mục tiêu tổng quát: Xác định đa dạng của Trùng bánh xe và xây dựng mô hình tương quan với chất lượng nước tại một số thủy vực ở thành phố Đà Nẵng. 2.2. Mục tiêu cụ thể: Xác định đa dạng của Trùng bánh xe ở các thủy vực nước ngọt trên địa bàn - thành phố Đà Nẵng. - Xác định chất lượng môi trường nước tại các thủy vực nghiên cứu. - Xây dựng mô hình tương quan giữa chỉ tiêu đa dạng sinh học và các thông số chất lượng môi trường nước. 3. 3.1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học Kết quả của nghiên cứu sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về thành phần loài Trùng bánh xe tại các thủy vực nước ngọt của thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh đó cung cấp mô hình tương quan phù hợp nhất giữa thông số đa dạng và thông số chất lượng môi trường nước ngọt. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu này là cơ sở để áp dụng mô hình vào thực tiễn và giúp đánh giá được sự đa dạng cũng như chất lượng môi trường nước tại một thủy vực trong thời gian ngắn. Hơn thế nữa, đề tài cung cấp thông tin đa dạng loài Trùng bánh xe tại các thủy 3 vực ở Đà Nẵng làm cơ sở tiền đề cho các nghiên cứu ứng dụng Trùng bánh xe vào trong sản xuất thức ăn thủy sản. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG NGÀNH TRÙNG BÁNH XE (ROTIFERA) Trùng bánh xe là một trong những lớp động vật phân bố rộng rãi nhất ở các thủy vực nước ngọt. Kích thước trung bình của chúng từ 50-200 μm, nhỏ nhất khoảng 40 μm và lớn nhất không quá 2mm. Ngành trùng bánh xe có khoảng 2030 loài, thuộc 3 lớp, các loài thuộc lớp Seisonida (3 loài) phân bố ở biển, lớp Monogononta (1.570 loài) và đặc biệt lớp Bdelloidea với 461 loài sinh sản vô tính.[34] Hình dạng Trùng bánh xe rất đa dạng. Các dạng sống trôi nổi điển hình thường là hình túi, hình cầu (Asplanchna, Trochospaera), các dạng sống bám thường có hình phễu (Collothecacea)… Cơ thể đối xứng hai bên hay mất đối xứng, dẹp lưng bụng hay dẹp bên. Cơ thể Trùng bánh xe chia làm ba phần chính: đầu, thân và chân. Phần đầu: cấu tạo bộ máy tiêm mao là đặc điểm riêng biệt của Trùng bánh xe. Bộ máy tiêm mao là cơ quan vận chuyển và tạo dòng nước đưa thức ăn vào miệng. Bộ máy tiêm mao có nhiều dạng khác nhau; được cấu tạo bởi vùng tiêm mao quanh miệng và đai tiêm mao quanh đầu, phần trên không có tiêm mao mà có cơ quan cảm giác. Nếu có những hàng tiêm mao phát triển ở bờ trên của vùng miệng nối với những hàng tiêm mao của đai tiêm mao quanh đầu thì gọi là paratrochus và paracingulum. Nếu một phần phía trước của vùng miệng có tiêm mao thì gọi là pseudotrochus. Nhưng hình dạng và cấu tạo của bộ máy tiêm mao rất khác nhau ở các họ [7]. Phần thân: Vỏ giáp bao bọc toàn bộ cơ thể hay chỉ một phần cơ thể. Lớp vỏ này không thấm nước, chỉ bị phân hủy khi chết. Trên bề mặt vỏ giáp thường có các hoa văn hay phần phụ dạng gai. Hình dạng của vỏ, cách sắp xếp các gai trên vỏ có ý nghĩa rất quan trọng trong phân loại Trùng bánh xe. Người ta dựa vào vị trí các gai để quy ước tên gọi của các gai như: gai bên trước, gai giữa trước, gai trung gian, gai bên sau. Thân có nhiều dạng khác nhau có chứa nhiều nội quan như: cơ quan tiêu hóa, sinh sản, hệ thống bài tiết, cơ và dây thần kinh, không có cơ quan hô hấp hay hệ tuần hoàn. 5 Phần chân: phía cuối vỏ có lỗ chân. Chân có khả năng co giãn cao, có thể phân đốt hoặc không phân đốt. Trên chân có thể có các ngón chân, trên ngón chân có mang vuốt. Cấu tạo và các kiểu cấu trúc trophi Trùng bánh xe là động vật nhỏ, chế độ ăn uống của chúng phải bao gồm các vật chất nhỏ đủ để vừa với miệng nhỏ của chúng. Trùng bánh xe chủ yếu là ăn tạp, nhưng một số loài được biết đến là ăn thịt đồng loại. Trophi là một phần đặc biệt của tuyến tiêu hóa với tác dụng là bắt mồi và nghiền nát thức ăn. Dựa vào hình dạng, cấu trúc và kích thước của các bộ phận tạo nên trophi mà người ta phân trophi thành 9 dạng khác nhau Hình 1.1. Các dạng trophi[10]: A,B: dạng malleoramate; C: dạng uncinate; D, E: dạng malleate; F,G,H: dạng virgate; I: dạng cardate; J, K: dạng forcipate; L: dạng incudate 6 1.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YÊU TỐ MÔI TRƯỜNG NƯỚC ĐẾN ĐA DẠNG CỦA TRÙNG BÁNH XE 1.2.1. Nồng độ oxi: Nồng độ oxi là một yếu tố quan trọng trong việc xác định mùa và phân bố của Trùng bánh xe. Quần thể kém phong phú khi phân bố trong môi trường có nồng độ oxi thấp. Nhưng có một số loài vẫn tồn tại và phát triển ở môi trường có nồng độ oxi thấp như: Keratella hiemalis, Anuraeopsis fissa, Polyarthra dolichoptera , Filinia terminalis[13]. 1.2.2. Nhiệt độ Khoảng nhiệt độ chịu đựng được của Trùng bánh xe tương đối rộng. Những loài Keratella cochlearis và Kellicottia longispina thường bị giới hạn độ phong phú bởi nhiệt độ nóng hay lạnh. Nhiệt độ không chỉ quyết định khi nào và ở đâu một loài nào đó xuất hiện hay không mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến độ phong phú của loài [14]. 1.2.3. Độ mặn Tỉ lệ sinh sản vô tính đã quan sát thấy thay đổi ở một số loài và chỉ trong một khoảng độ mặn thích hợp chúng mới sinh sản, phát triển tốt. Khoảng độ mặn thích hợp cho sinh sản ở loài Brachionus plicatilis là 6,2-20%0 [17]. Trong một nghiên cứu khác chỉ ra khi thử nghiệm ở nhiều nồng độ muối khác nhau thì sự phong phú của các loài là khác nhau. Ở loài Brachionus calyciflorus quần thể đạt đến cực đỉnh trong vòng chưa đến 1 tuần, loài Brachionus havanaensis trong khoảng 10 ngày và Anuraeopsis fissa trong vòng 2 tuần. nồng độ muối càng tăng càng ảnh hưởng tiêu cực đến sự phong phú của quần thể. Đối với tất cả các nồng độ muối, Anuraeopsis fissa luôn có số lượng phong phú hơn các loài Trùng bánh xe khác [38]. 1.2.4. pH Trùng bánh xe chỉ phát triển tốt ở một khoảng pH nhỏ. Ở loài Brachionus rubens mật độ cao nhất ở khoảng pH từ 6-8. Mật độ sẽ suy giảm đột ngột ở mức pH trên 9 và pH dưới 5; pH dưới 4,5 và pH trên 9,5 sẽ không có cá thể nào sống sót được [20]. 7 1.3. VAI TRÒ CỦA TRÙNG BÁNH XE - Ở một số thủy vực, Trùng bánh xe đóng một vai trò quan trọng kết nối vòng lặp vi khuẩn với mạng lưới thức ăn, do đó cácbon hữu cơ bị giải phóng sẽ được tiêu thụ bởi các vi khuẩn và được tiêu thụ bởi rotifer. Bằng cách này, một phần của năng lượng trong chất hữu cơ hòa tan được hoàn trả cho lưới thức ăn. - Trùng bánh xe là thức ăn phù hợp cho cá nhỏ nên được khai thác và nhân giống để làm nguồn thức ăn chính cho các loài cá tôm quan trọng về mặt kinh tế. - Chúng tương đối rẻ tiền, dễ nuôi và có khoảng thời gian sống ngắn nên được sử dụng trong các nghiên cứu về đánh giá độc tính của các hợp chất như kim loại nặng, thuốc trừ sâu và dược phẩm. - Một số loài có các yêu cầu sinh thái cụ thể nên được dùng để chỉ thị chất lượng môi trường nước. 1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỘ TRÙNG BÁNH XE TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.4.1. Trên thế giới Trên thế giới, các nghiên cứu về Trùng bánh xe được bắt đầu từ rất sớm. Bắt đầu vào năm 1673, Anthony van Leeuwenhoek đã mô tả về hình thái của Trùng bánh xe. Sang thế kỉ 18, nhiều nhà nghiên cứu người Đức, Đan Mạch, Anh đã nghiên cứu sâu hơn về Trùng bánh xe. Năm 1744, cái tên “Trùng bánh xe” được sử dụng đầu tiên bởi Baker [25]. Trong những năm 1930, tác phẩm của Kurt Wulfert (1891-1970) đã cung cấp những dẫn liệu về phân loại sinh thái học của hệ động vật Trùng bánh xe ở Đức. Có rất nhiều những nghiên cứu khác nhau về hình thái, phân loại, đặc điểm sinh học của Trùng bánh xe bao gồm: Koste(1978), Dumont(1980,1983), Snell(1989), Nogrady(1995), Segers(1995, 2003), DeSmet(1996), De Smet &Pourriot(1997), Nogrady & Segers(2002), Josef Donner (1909-1989), Agnes Ruttner-Kolisko (19111991), Ricci (1983). 8 Trong những năm 70, một công trình nghiên cứu phải kể đến là “Rotatoria” của Walter Koste (1978). Tác giả đã mô tả ngành Trùng bánh xe bằng hình vẽ với hơn 1000 loài. Agnes Ruttner-Kolisk vào năm 1974 cho xuất bản cuốn sách “Planktonn Rotifers: Biology and Taxonomy” giới thiệu tổng quát về sinh học, đặc điểm sinh sản, vòng đời và phân loại của Trùng bánh xe [37]. Bên cạnh đó, các nghiên cứu không chỉ dừng ở phân loại học mà Trùng bánh xe còn được nghiên cứu làm sinh vật chỉ thị môi trường [43], thử nghiệm độc học [12], trong nuôi trồng thủy sản [35] và nghiên cứu các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình sinh sản, phát triển của các loài. Lubzens đã nghiên cứu việc nuôi Trùng bánh xe làm thức ăn cho nuôi trồng thủy sản vào năm 1987. Brachionus plicatilis được sử dụng rộng rãi nhất trong việc nuôi cá biển và ấu trùng tôm vì khả năng chịu đựng môi trường biển cao [29]. Hai tác giả Snell và Moffat năm 1992 đã thử nghiệm độc mãn tính lên loài Brachionus calyciflorus. Thử nghiệm ở nồng độ trung bình cho thấy số lượng loài giảm 33%, sự phong phú giảm 42% và tỉ lệ sinh sản giảm 13% [45]. Saler vào năm 2002 đã nghiên cứu được một số loài Trùng bánh xe thuộc hai họ Brachionus và Keratella là động vật phù du chỉ thị cho mức độ nghèo dinh dưỡng của hồ [39]. Năm 1997, tác giả Manuel Serra đã cso nghiên cứu về các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến gen của loài Brachionus plicatilis (Rotifera). Tác giả đã tìm thấy các phản ứng khác biệt trong quá trình tăng trưởng của loài này với cả hai yếu tố môi trường là độ mặn và nhiệt độ [15]. Năm 1998, hai tác giả R. Wallace & H. Segers đã nghiên cứu các yếu tố môi trường tác động đến sự đa dạng của quần thể Trùng bánh xe ở hồ. Tác giả đã nghiên cứu trên 46 yếu tố môi trường khác nhau và thấy tất cả các yếu tố đều ảnh hưởng đến sự phong phú của các loài Trùng bánh xe. Trong đó các yếu tố môi trường được xác định có ảnh 9 hưởng đến nhiều nhất đến Trùng bánh xe là tổng nitơ, nhiệt độ bề mặt, các chất xúc tác [16]. Qua các công trình nghiên cứu về Trùng bánh xe được đề cập ở trên, có thể thấy tính đa dạng thành phần loài của Trùng bánh xe và vai trò của chúng trong hệ sinh thái cũng như các ứng dụng to lớn của chúng trong nghiên cứu và đời sống. 1.4.2. Ở Việt Nam Trùng bánh xe là nhóm động vật phân bố phổ biến nhất trong thủy vực nước ngọt nhưng ở Việt Nam có ít công trình nghiên cứu về loài động vật này. Công trình nghiên cứu đầu tiên đặt nền móng cho nghiên cứu sinh vật phù du là của Shirota và năm 1966. Công trình đã đề cập đến Trung bánh xe ở miền Nam Việt Nam. Công trình này đã công bố 72 loài Trùng bánh xe thuộc 16 họ và 4 bộ [42]. Năm 1980, Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái Và Phạm Văn Miên đã công bố sách “Định loại động vật không xương sống nước ngọt miền Bắc Việt Nam”. Trong đó có 329 loài thuộc Trùng bánh xe, Giun nhiều tơ, Giun ít tơ, Giáp xác chân chèo, Giáp xác Ostracoda, Giáp xác chân khác Amphipoda,…với 54 loài Trùng bánh xe được mô tả . Năm 2009, Võ Văn Phú và các cộng sự đã “Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài động vật không xương sống ở hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam” và ghi nhận 41 loài Trùng bánh xe [11]. Năm 2013, Trịnh Đăng Mậu đã nghiên cứu thành phần loài của Trùng bánh xe tại sông Như Ý ở Huế. Nghiên cứu này đã ghi nhận 98 loài thuộc 31 chi, 21 họ, trong đó có 52 loài lần đầu tiên ghi nhận tại Việt Nam và một loài Ploesoma asiaticum n.sp. được tin là mới cho khoa ho ̣c.[10] Năm 2015, Trịnh Đăng Mậu tiếp tục công trình nghiên cứu Trùng bánh xe ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông đã ghi nhận 88 loài thuộc 21 chi, 13 họ. Trong số này, 48 loài mới ở Việt Nam và có 3 loài: Lecane phapi n. sp., Lecane dorysimilis n. sp. and Trichocerca bauthiemensis n. sp. là các loài mới đối với khoa học. Nhìn chung, nghiên cứu về sinh vật phù du ở Việt Nam được bắt đầu khá sớm nhưng đến nay nhóm động vật phù du vẫn chưa được nghiên cứu sâu rộng. đặc biệt là 10 ngành Trùng bánh xe vẫn chưa được tập trung nghiên cứu kĩ về vai trò, đa dạng và ứng dụng của nó trong đời sống. Những nghiên cứu trước đây chỉ thiên về hướng định loại loài có trong thủy vực. Cần phải nghiên cứu quy mô hơn sao cho xứng với tầm quan trọng của Trùng bánh xe trong tự nhiên ở Việt Nam. 1.5. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.5.1. Điều kiện thủy hải văn Hệ thống thuỷ văn của thành phố Đà Nẵng, gồm các kênh mương, cũng như các tuyến sông cố định và theo mùa. Hệ thống sông, ngòi trong thành phố bắt nguồn từ các dãy núi phía Tây và Tây Bắc thành phố, tại ranh giới giữa Đà Nẵng và Quảng Nam. Hầu hết các con sông này đều ngắn và dốc. “Nguồn: UBND thành phố Đà Nẵng” Hình 1.2. Bản đồ sông ngòi ở thành phố Đà Nẵng Các sông và hồ chính trong trong thành phố Đà Nẵng có màu xanh dương nhạt. Có bốn con sông lớn nằm trong địa phận của thành phố, trong đó có ba sông ở thượng nguồn phía bắc của lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn là các sông Vĩnh Điện, Yên và Tuý Loan. 11 Tất cả các sông này đều đổ về sông Hàn, dẫn lưu đổ vào Vịnh Đà Nẵng. Diện tích lưu vực phía Bắc sông Cu Đê (với các nhánh phía bắc và nam) của thành phố rộng 472 km2. Ngoài ra, thành phố còn có 42 hồ và hồ chứa, công suất 1,8 triệu m3 nước [8]. 1.5.2. Địa hình Địa hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng, vừa có đồng bằng vừa có núi, một bên là đèo Hải Vân với những dãy núi cao, một bên là bán đảo Sơn Trà hoang sơ. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500m, độ dốc lớn (>400m), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh Quảng Nam. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố [8]. 1.5.3. Địa chất Dữ liệu GIS cho thấy 22% đất đai của thành phố Đà Nẵng là đất phù sa, tập trung quanh khu vực hạ lưu sông và là khu vực thích hợp cho phát triển về mặt địa chất. Ngược lại, các khu vực đồi núi hình thành trong suốt thời kỳ Paleozoi (chiếm khoảng 49% diện tích thành phố) và các đại Mezozoi (khoảng 19%) [8]. 1.5.4. Đặc điểm điều kiện khí hậu: Nhiệt độ Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 0 C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình từ 28-30 0C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18-230 C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 0C. Độ ẩm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất