Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đa dạng thực vật và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững rừ...

Tài liệu Nghiên cứu đa dạng thực vật và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững rừng đặc dụng chí sán, tỉnh hà giang

.PDF
140
93
62

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT --------- *** --------- Nguyễn Bích Thảo NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG RỪNG ĐẶC DỤNG CHÍ SÁN, TỈNH HÀ GIANG Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 8420111 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN QUỐC DỰNG Hà nội - 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT ---------- *** ---------- Nguyễn Bích Thảo NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG RỪNG ĐẶC DỤNG CHÍ SÁN, TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC SINH HỌC Hà nội - 2018 i LỜI CẢM ƠN Sau thời gian tham gia Chương trình đào tạo Cao học Khoá 20 (2016 - 2018), chuyên ngành Thực vật học tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm, tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đa dạng thực vật và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững rừng đặc dụng Chí Sán, Tỉnh Hà Giang”. Luận văn được hoàn thành dựa trên kết quả học tập, nghiên cứu của bản thân dưới sự giảng dạy nhiệt tình, tận tâm của các thầy cô giáo. Nhân dịp này, tôi xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Quý thầy, cô cũng như Ban Lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật và Khoa Đào tạo Sau Đại học đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt cảm ơn TS. Nguyễn Quốc Dựng đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp, Phòng Đa dạng Sinh học và Môi trường đã ủng hộ, tạo điều kiện cho tôi được theo học Chương trình đào tạo này. Đồng thời xin chân thành cảm ơn những nhà khoa học và các chuyên gia đã đóng góp ý kiến quý báu để hoàn thiện luận văn. Trong suốt quá trình thực hiện, tôi luôn nỗ lực cố gắng hết sức để luận văn đạt được kết quả như mong đợi. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong được các thầy, cô, các nhà khoa học và đồng nghiệp tiếp tục đóng góp ý kiến để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Tôi xin cam đoan các số liệu thu thập, kết quả xử lý, tính toán đều trung thực và được trích dẫn rõ ràng. Hà Nội, tháng 08 năm 2018 Tác giả Nguyễn Bích Thảo ii MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời cảm ơn .................................................................................................. i Mục lục.............................................................................................................. ii Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................... v Danh mục bảng và danh mục hình .................................................................. vi MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 NỘI DUNG ................................................................................................ 3 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 3 1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu .............................................................. 3 1.1.1. Các khái niệm liên quan đến đa dạng sinh học thực vật và bảo tồn ...... 3 1.1.2. Nghiên cứu về hệ thực vật và bảo tồn thiên nhiên trên Thế giới ............ 4 1.1.3. Nghiên cứu về hệ thực vật và bảo tồn ở Việt Nam .…………………....8 1.1.4. Tổng quan về nghiên cứu tại Hà Giang .………………….................10 1.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và dân sinh, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ...................................................................................................... 11 1.2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 11 1.2.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội ..................................................... 16 Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 21 2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 21 iii 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 21 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21 2.3.1. Nghiên cứu đa dạng các kiểu thảm thực vật ........................................ 21 2.3.2. Nghiên cứu tính đa dạng thành phần thực vật ...................................... 21 2.3.3. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững .......................... 22 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22 2.4.1. Phương pháp luận ................................................................................. 22 2.4.2. Thu thập và kế thừa dữ liệu .................................................................. 23 2.4.3. Điều tra thực địa ................................................................................... 23 2.4.4. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu .............................................. 28 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 31 3.1. Đa dạng các kiểu thảm thực vật .............................................................. 31 3.1.1. Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp tầng trên...32 3.1.2. Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp ......... 33 3.1.3. Kiểu phụ thứ sinh rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phục hồi trên đất mất rừng ...................................................................................... 37 3.1.4. Đất trống, cây bụi, cây gỗ rải rác ......................................................... 37 3.1.5. Rừng trồng ............................................................................................ 38 3.2. Đa dạng thành phần loài........................................................................... 39 3.2.1. Đa dạng về số lượng Taxon .................................................................. 39 3.2.2. Đa dạng ở mức độ ngành ...................................................................... 40 3.2.3. Đa dạng ở mức độ họ ............................................................................ 41 iv 3.2.4. Mối tương quan giữa hệ thực vật RĐD Chí Sán với các hệ thực khác . .. 45 3.3. Đa dạng các giá trị bảo tồn ...................................................................... 45 3.4. Đa dạng tài nguyên thực vật . .................................................................. 52 3.5. Mối đe dọa ĐDSH & khó khăn, thách thức trong quản lý tài nguyên rừng ....54 3.6. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững ............................ 57 3.6.1. Giải pháp bộ máy tổ chức quản lý ........................................................ 54 3.6.2. Đề xuất các phân khu chức năng .......................................................... 58 3.6.3. Đề xuất một số chương trình hoạt động cụ thể cho RĐD... ........................... 55 3.6.4. Giải pháp phát triển kinh tế xã hội vùng đệm nhằm giảm áp lực tới rừng đặc dụng ......................................................................................................... 70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 72 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa của các chữ viết tắt BQL Ban quản lý BTTN Bảo tồn thiên nhiên ĐDSH Đa dạng sinh học IUCN Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NXB Nhà xuất bản QĐ Quyết định RĐD Rừng đặc dụng TT Thị trấn UBND Uỷ ban Nhân dân UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc VĐTQHR Viện Điều tra Quy hoạch Rừng VQG Vườn quốc gia WWF Quỹ Bảo vệ thiên nhiên Quốc tế vi DANH MỤC BẢNG Tên bảng Nội dung Trang Bảng 1.1 Thống kê dân số các xã và Thị trấn trong khu RĐD Chí Sán 16 Bảng 1.2 Thống kê sản lượng lương thực 17 Bảng 1.3 Diện tích và năng suất cây lương thực 17 Bảng 2.1 Phiếu điều tra thực vật theo tuyến 24 Bảng 2.2 Phân loại giá trị sử dụng của các loài thực vật 30 Bảng 3.1 Các kiểu thảm thực vật rừng ở khu RĐD Chí Sán 31 Bảng 3.2 Sự phân bố các taxon thực vật khu RĐD Chí Sán 39 Bảng 3.3 Thống kê các họ thực vật có 10 loài trở lên tại RĐD Chí Sán 41 Bảng 3.4 Thống kê các họ thực vật có duy nhất 1 loài tại RĐD Chí Sán 42 Bảng 3.5 Các loài trong Sách Đỏ Việt Nam, Thế giới & NĐ32CP 45 Bảng 3.6 Giá trị sử dụng của các loài thực vật 52 DANH MỤC HÌNH Tên Hình, Nội dung Trang Hình 1.1 Biểu đồ lượng mưa và nhiệt độ Trạm Bảo Lạc 15 Hình 2.1 Các tuyến điều tra thảm thực vật RĐD Chí Sán 26 Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý Khu RĐD Chí Sán 57 1 MỞ ĐẦU Việt Nam là một trong những quốc gia giàu về đa dạng sinh học. Do có sự khác biệt lớn về khí hậu giữa các vùng sinh thái, cùng với sự đa dạng về địa hình, đã tạo nên tính đa dạng sinh học cao ở Việt Nam, trong đó Khu Chí Sán, Tỉnh Hà Giang cũng không phải ngoại lệ. Giới Thực vật nói chung, thực vật rừng nói riêng giữ vai trò quan trọng đối với các hệ sinh thái. Hệ thực vật không chỉ cung cấp nguồn thức ăn, vật liệu xây dựng, thuốc chữa bệnh mà còn tham gia vào quá trình giữ đất, giữ nước, điều hoà khí hậu cải thiện môi sinh. Nhưng dưới sức ép khai thác tài nguyên ngày càng lớn của con người, rừng tự nhiên trên trái đất ngày một thu hẹp, khiến môi trường sinh thái bị thay đổi theo chiều hướng bất lợi và nhiều loài động, thực vật hoang dã có nguy cơ bị tiêu diệt. Để hạn chế những tổn hại trên, nhiều giải pháp đã được đặt ra trong đó có giải pháp tăng cường Bảo tồn đa dạng sinh vật. Hà Giang là một tỉnh biên giới phía Bắc của tổ quốc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Phía Bắc giáp 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Tây giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Hà Giang có tổng diện tích tự nhiên là 791.488,9ha, trong đó diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 566.723,4 ha chiếm 71,6% tổng diện tích tự nhiên. Qua đó cho thấy ngành lâm nghiệp có vị trí, vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường. Rừng đặc dụng Chí Sán nằm trên địa phận của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Địa hình của khu vực này bao gồm các vùng đồi núi có độ cao từ 300m cho đến đỉnh núi cao nhất là đỉnh Tà Đú (1.850m). Do có sự giao động 2 lớn về độ cao, sự biến đổi mạnh về địa hình cho nên hệ thực vật ở đây rất phong phú và vô cùng đa dạng. Rừng đặc dụng Chí Sán đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường, điều tiết nước cho sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, sinh hoạt của người dân trong vùng, đồng thời còn là nơi cư trú rất nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều nguy cơ làm cho chất lượng rừng suy giảm, nhiều loài động thực vật quý hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, gây ảnh hưởng xấu đến tính đa dạng sinh học và sự ổn định của các khu rừng. Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn thực hiện đề tài "Nghiên cứu Đa dạng thực vật và đề xuất giải pháp Bảo tồn, phát triển bền vững rừng đặc dụng Chí Sán, Tỉnh Hà Giang" nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng, các loài thực vật quý hiếm, cũng như góp phần vào chiến lược bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng hộ môi trường và phát triển bền vững trong khu vực miền núi phía Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung. 3 NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các khái niệm liên quan đến đa dạng sinh học thực vật và bảo tồn Khái niệm về đa dạng sinh học: Hiện nay trên Thế giới có rất nhiều định nghĩa về Đa dạng sinh học. Tuy nhiên, phổ biến và được sử dụng nhiều nhất là khái niệm do Công ước Đa dạng sinh học (Convention on Biological Diversity, 1992) đưa ra: “Đa dạng sinh học bao gồm sự phong phú đa dạng và khả năng biến đổi trong thế giới sinh vật sống và cả các phức hệ sinh thái mà trong đó chúng ta đang tồn tại, điều này có thể xảy ra trong cùng loài, giữa các loài, bên trong một hệ sinh thái hoặc giữa các hệ sinh thái với nhau”. Như vậy, Đa dạng sinh học bao gồm 3 cấp độ: đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng về hệ sinh thái. Đa dạng loài bao gồm toàn bộ các loài sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài động, thực vật và các loài nấm. Ở mức độ vi mô hơn, đa dạng sinh học bao gồm cả sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly về địa lý cũng như sự khác biệt giữa các các thể cùng chung sống trong một quần thể. Đa dạng hệ sinh thái ở quy mô lớn hơn, bao gồm những biến đổi trong các quần thể sống, trong các hệ sinh thái mà trong đó các quần thể sống đang tồn tại và sự tương tác qua lại giữa các dạng sống này với nhau và với môi trường. Đa dạng hệ sinh thái có tính chất trìu tượng hơn so với đa dạng gen và loài. Tuy nhiên tất cả 3 dạng này của đa dạng sinh học là không thể tách rời mà có liên quan chặt chẽ với nhau. 4 Khái niệm về bảo tồn đa dạng sinh học: Theo định nghĩa của IUCN (1991): “Bảo tồn là sự quản lý, sử dụng của con người về sinh quyển nhằm thu được lợi nhuận bền vững cho thế hệ hiện tại trong khi vẫn duy trì tiềm năng để đáp ứng những yêu cầu và nguyện vọng của thế hệ tương lai”. Khái niệm Bảo tồn sinh học (Biological Conservation) là biện pháp đặc biệt để duy trì và bảo vệ động thực vật quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng. Hiện có nhiều phương thức bảo tồn đa dạng sinh học, nhưng hai phương thức chủ yếu đang được sử dụng là: - Bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation) là khoanh vùng bảo tồn động thực vật tại nơi gốc chúng sinh sống. Đây được coi là phương pháp ưu tiên và tốt nhất để bảo tồn động thực vật quý hiếm; - Bảo tồn chuyển chỗ (ex-situ conservation) là biện pháp di chuyển động thực vật từ nơi nguyên gốc mà chúng đã và đang sống đến nơi khác để gìn giữ bảo vệ, kể cả gìn giữ hay bảo quản toàn bộ hoặc một phần động thực vật trong điều kiện đông lạnh (cryo-reservation) ở trong phòng thí nghiệm. Biện pháp này được áp dụng khá phổ biến. Đặc biệt, trong trường hợp nơi ở nguyên gốc của động thực vật bị thu hẹp hoặc bị đe dọa khác cần phải di chuyển động thực vật để bảo vệ, nhân nuôi và thả lại tự nhiên hoặc phục vụ nghiên cứu, đào tạo hay du lịch. [23] 1.1.2. Nghiên cứu về hệ thực vật và bảo tồn thiên nhiên trên Thế giới Nghiên cứu về hệ thực vật: Cùng với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, loài người ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của đa dạng sinh học, cũng như các giá trị tài nguyên của đa dạng sinh học đối với sự sống còn của chính chúng ta. Thực vật là mắt xích đầu tiên trong tất cả các chuỗi thức ăn và lưới thức ăn 5 của các hệ sinh thái trên trái đất. Sử dụng và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thực vật đang là vấn đề cấp bách hiện nay của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, sự biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến tất cả các hệ sinh thái trên toàn cầu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đa dạng thực vật đã được Chính phủ và các Tổ chức phi Chính phủ, các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tổng số loài thực vật hiện tồn tại trên Thế giới có nhiều biến động và chưa cụ thể. Tuy nhiên, các nhà thực vật học dự đoán số loài thực vật bậc cao hiện có trên thế giới vào khoảng 500.000 đến 600.000 loài. Năm 1962, G.N. Slucop đã đưa ra một số lượng các loài thực vật hạt kín phân bố ở các châu lục như sau: - Châu Mỹ có khoảng 97.000 loài trong đó: Hoa Kỳ + Canada: 25.000 loài; Mehico + Trung Mỹ: 17.000 loài; Nam Mỹ: 56.000 loài; Đất lửa + Nam cực: - Châu Âu có khoảng Trung và Bắc Âu: 1.000 loài. 15.000 loài trong đó: 5.000 loài; Nam Âu, vùng Ban căng và Capcasơ: 10.000 loài. - Châu phi có khoảng 40.500 loài trong đó: Các vùng nhiệt đới ẩm: 15.500 loài; Madagasca: 7.000 loài; Nam Phi: 6.500 loài; 6 Abitxini: 4.000 loài; Tuynidi và Ai cập: 2.000 loài; Xomali và Eritrea: 1.000 loài; Bắc phi, Angieri, Ma Rốc và các vùng phụ cận khác: 4.500 loài. - Châu Á có khoảng 125.000 loài trong đó: Đông Nam Á: Tiểu Á: 80.000 loài; 8.000 loài; Các khu vực nhiệt đới Ấn Độ: 26.000 loài; Viễn đông thuộc Liên bang Nga, Mông Cổ và Trung Á: 5.000 loài. - Châu Úc có khoảng 21.000 loài trong đó: Đông Bắc Úc: 6.000 loài; Tây Nam Úc: 5.500 loài; Lục địa Úc: 5.000 loài; Taxman và Tân Tây Lan: 4.500 loài, [24]. Những nghiên cứu về thành phần loài là một trong những nghiên cứu được tiến hành từ lâu trên thế giới. Ở Liên Xô (cũ) có nhiều công trình nghiên cứu của Alokhin (1904), Vuwssotxki (1915), Craxit (1927), Creepva (1978)… Nói chung theo các tác giả thì mỗi vùng sinh thái sẽ hình thành thảm thực vật đặc trưng, sự khác biệt của thảm này so với thảm khác biểu thị bởi thành phần loài, thành phần dạng sống, cấu trúc và động thái của nó. Vì vậy, việc nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống là chỉ tiêu quan trọng trong phân loại loại hình thảm thực vật [25]. Trong lịch sử nghiên cứu về hệ thực vật từ thế kỷ XIX (1855). De Candolle đã phân tích mối quan hệ giữa số lượng loài và diện tích từ những 7 dẫn liệu thu được ở các hệ thực vật vùng ngoại ô Strasburg (hơn 100 km2 có 960 loài), hệ thực vật Dagico (1.000 km2 có 1.362 loài), hệ thực vật miền trung Svealand (4.000 km2 có 1.114 loài). Bên cạnh đó, hàng ngàn những công trình khoa học và các báo cáo khác lần lượt được xuất bản và rất nhiều cuộc hội thảo khác nhau đã được tổ chức nhằm thảo luận về quan điểm, về phương pháp luận cũng như thông báo các kết quả đã đạt được trong nghiên cứu về đa dạng sinh học và bảo tồn trên toàn thế giới. Các kết quả nghiên cứu được công bố trong các báo cáo và hội nghị, hội thảo đã cơ bản thiết lập nên một hệ thống thông tin đa dạng sinh học trên toàn thế giới góp phần nâng cao nhận thức ĐDSH và bảo tồn, khôi phục lại một số hệ sinh thái, hệ thực vật trên các vùng lãnh thổ cấp quốc gia. Về bảo tồn thiên nhiên: Công ước ĐDSH (1992) xác định các khu BTTN là công cụ hữu hiệu và có vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học “tại chỗ”. Tại điều 8 “Bảo tồn tại chỗ” của Công Ước có các mục (a), (b) và (c) qui đinh rõ các nước tham gia công ước ĐDSH có trách nhiệm thành lập hệ thống khu BTTN, xây dựng các hướng dẫn lựa chọn, thành lập và quản lý các khu BTTN, và quản lý tài nguyên sinh học bên trong các khu BTTN để đảm bảo bảo tồn và sử dụng bền vững. Hệ thống phân hạng quốc tế khu BTTN đầu tiên được IUCN xây dựng và công bố năm 1978 gồm có 10 phân hạng. Hệ thống phân hạng khu BTTN quốc tế của IUCN hiện hành được công bố năm 1994, trên cơ sở cập nhật Hệ thống phân hạng 1978. Hệ thống phân hạng 1994 có tất cả 6 phân hạng như sau: - Hạng I: (Ia) Khu dự trữ thiên nhiên nghiêm ngặt; (Ib) Khu bảo vệ khu vực hoang dã 8 - Hạng II: Vườn Quốc Gia - Hạng III: Khu bảo tồn thắng cảnh tự nhiên - Hạng IV: Khu bảo tồn loài/Sinh cảnh - Hạng V: Khu bảo tồn cảnh quan đất liền/ cảnh quan biển - Hạng VI: Khu bảo tồn kết hợp sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên IUCN khuyến nghị: Đây là hệ thống các khu Bảo tồn xây dựng trên phạm vi toàn cầu. Các nước thành viên của IUCN có thể tùy điều kiện đất nước mình để áp dụng hệ thống trên một cách sáng tạo. Ngoài ra, trong những năm gần đây hàng loạt các Tổ chức, các Hiệp hội bảo tồn, các Hội nghị Quốc tế đã được thành lập và diễn ra các hoạt động vì mục đích cao cả đó. Nổi bật và đáng chú ý nhất là Hội nghị thượng đỉnh bàn về vấn đề môi trường và đa dạng sinh học đã được tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil tháng 6/1992), đã được 150 nước ký vào Công ước về đa dạng sinh học (Việt Nam tham gia ký Công ước này vào năm 1994). Để phục vụ cho mục đích bảo tồn, WWF (1990) đã cho xuất bản cuốn sách Tầm quan trọng của đa dạng sinh học; IUCN, UNEP, WWF đưa ra Chiến lược bảo tồn toàn cầu (World conservation strategy, 1990), Hãy quan tâm tới trái đất (Caring for the earth, 1991); “Hướng dẫn quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Một số kinh nghiệm và bài học quốc tế” (2008). 1.1.3. Nghiên cứu về hệ thực vật và bảo tồn ở Việt Nam Ở Việt Nam, trong Thực vật chí đại cương Đông Dương và các tập bổ sung tiếp theo đã mô tả và ghi nhận có khoảng 240 họ với khoảng 7.000 loài thực vật bậc cao có mạch. Những năm gần đây, nhiều nhà thực vật dự đoán con số đó có thể lên tới 10.000 đến 12.000 loài. 9 Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1993) trong “Cây cỏ Việt Nam” đã thống kê số loài hiện có của hệ thực vật là 10.500 loài [12]. Đỗ Tất Lợi (1995) khi nghiên cứu các loài cây thuốc đã công bố 798 loài thuộc 164 họ có ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước [20]. Trên cơ sở những thông tin mới nhất và những căn cứ chắc chắn, Nguyễn Tiến Bân (1997) đã giới thiệu khái quát những đặc điểm cơ bản của 265 họ và khoảng 2.300 chi thuộc ngành hạt kín ở nước ta [1]. Phan Kế Lộc (1998) đã kiểm kê và ghi nhận trong hệ thực vật Việt Nam đã biết được 9.653 loài thực vật bậc cao có mạch mọc tự nhiên, thuộc 2.011 chi và 291 họ. Nếu kể cả khoảng 733 loài cây trồng đã được nhập nội thì tổng số loài thực vật bậc cao có mạch biết được ở Việt Nam đã lên tới 10.386 loài, thuộc 2.257 chi và 305 họ, chiếm khoảng 4% tổng số loài, 15% tổng số chi và 57% tổng số họ của toàn thế giới. Do điều kiện khí hậu và địa hình đa dạng, đặc thù nên hệ thực vật nước ta có thành phần loài khá phong phú mang cả yếu tố của thực vật nhiệt đới ẩm Indonesia - Malaisia, yếu tố của thực vật nhiệt đới gió mùa, thực vật ôn đới nam Trung Hoa và các yếu tố của thực vật Ấn Độ - Trung và Nam Tiểu Á [4]. Theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003), đã thống kê được 368 loài Vi khuẩn Lam (Sinh vật tiền nhân - sinh vật nhân sơ Prycaryota); 2.176 loài Tảo (Algae); 481 loài Rêu (Bryophyta); 1 loài Quyết lá thông (Psilotophyta); 53 loài Thông đất (Lycopodiophyta); 2 loài Cỏ tháp bút (Equisetophyta); 691 loài Dương xỉ (Polipodiophyta), 69 loài Hạt trần [2]. Nguyễn Quốc Dựng, Vũ Văn Dũng (2003), kết quả điều tra khu hệ thực vật Khu BTTN đất ngập nước Vân Long - Tỉnh Ninh Bình, bước đầu đã ghi nhận được 457 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 327 chi 127 họ, sau đó so sánh thành phần thực vật với khu Văn hóa Lịch sử Hoa Lư và VQG 10 Cúc Phương. Về sự phong phú loài trong một họ, có 9 họ có từ 10 loài trở lên. Về dạng sống, đã sắp xếp theo 10 nhóm dạng sống là: Nhóm cây thảo, nhóm cây bụi, nhóm cây gỗ nhỏ, nhóm cây dây leo thảo, thực vật thủy sinh, Nhóm cây gỗ trung bình, nhóm cây bụi trườn, nhóm cây dây leo gỗ, nhóm cây gỗ lớn, cây phụ sinh. Về giá trị khoa học, có 9 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ, trong đó có 2 loài đặc hữu hẹp của Việt Nam cần được bảo vệ. Về tài nguyên thực vật, có 7 nhóm tài nguyên chính, 71 loài cây cho gỗ, 266 loài có thể dung làm thuốc, 59 loài cây có thể làm cảnh, 95 loài thực vật ăn được, 22 loài cho nguyên liệu đan lát, thủ công mỹ nghệ và làm giấy, 11 loài cây cho dầu béo và tinh dầu, 9 loài cây làm phân xanh, các nhóm tài nguyên khác [10]. Đậu Bá Thìn, Phạm Hồng Ban, Nguyễn Nghĩa Thìn (2013), kết quả điều tra hệ thực vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa bước đầu đã xác định được 1.459 loài, 678 chi và 181 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó, có 50 loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 và 24 loài trong Nghị Định 32/2006/NĐ-CP. Hệ thực vật Pù Luông có nhiều loài có giá trị sử dụng, trong đó có 705 loài làm thuốc, 188 loài cho gỗ, 161 loài ăn được, 118 loài làm cảnh và 57 loài có các công dụng khác [26]. 1.1.4. Tổng quan về nghiên cứu tại Hà Giang Hà Giang có tổng diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp chiếm 71,6% tổng diện tích tự nhiên, nên các nghiên cứu khu vực này tập trung về quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các khu Bảo tồn thiên nhiên và Vườn Quốc Gia. Tiêu biểu như VQG Du Già – Cao nguyên đá Đồng Văn 15.006 ha (trên cơ sở sáp nhập Khu BTTN Du Già và Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Khâu Ca); Khu BTTN Tây Côn Lĩnh 15.012 ha; Khu BTTN Phong Quang 11 8.563 ha; Khu BTTN Bắc Mê 8,791 ha; Khu Bát Đại Sơn 5.039 ha và Khu BTTN Chí Sán 5.431 ha. 1.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và dân sinh, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 1.2.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý, hành chính: Khu rừng đặc dụng Chí Sán có diện tích 5.623,8 Ha, nằm trên địa phận hành chính 5 xã và 1 Thị trấn: xã Lũng Chinh, xã Tà Lủng, xã Nậm Ban, xã Tát Ngà, xã Sủng Máng và Thị trấn Mèo Vạc, Huyện Mèo Vạc, Tỉnh Hà Giang, cách Thành phố Hà Giang 160km về phía Tây Nam theo tuyến đường Hà Giang - Mèo Vạc. Toạ độ địa lý: 23°3'46" đến 23°10'17" Vĩ độ Bắc 105°19'9" đến 105°26'3" Kinh độ Đông Phạm vi ranh giới: - Phía Bắc tiếp giáp Xã: Sủng Trà và Pả Vi (huyện Mèo Vạc); - Phía Nam tiếp giáp Xã: Niêm Sơn (huyện Mèo Vạc); - Phía Đông tiếp giáp xã: Giàng Chu Phìn, Cán Chu Phìn và Khâu Vai (huyện Mèo Vạc); - Phía Tây tiếp giáp xã: Mậu Long, Ngọc Long (huyện Yên Minh). Địa hình: Khu rừng đặc dụng Chí Sán có địa hình phức tạp, độ cao trung bình 1.150m so với mực nước biển, chỗ thấp nhất là thung lũng ở Nậm Ban chỉ hơn 300m, đặc trưng bởi sự xen kẽ giữa các đới nâng và hạ từ Bắc xuống Nam. Các dãy núi ở đây có sự liên quan chặt chẽ đến quá trình vận động kiến 12 tạo MZ-KZ gây ra sự dịch chuyển các khối của vỏ trái đất theo chiều thẳng đứng và chiều ngang. Các khối núi trung bình và thấp của khu vực đều liên quan đến cấu trúc cổ trước Cambri, còn các dải đồi và thung lũng được lấp đầy từ trầm tích Neogen và đệ tứ. Có thể chia địa hình địa mạo của khu vực nghiên cứu thành các kiểu như sau: - Dạng địa hình núi đá vôi: Dạng địa hình này phân bố ở các xã như Lũng Chinh, Sủng Máng, Tả Lủng và một phần thị trấn Mèo Vạc. Các khối núi đá vôi thường bị chia cắt mạnh thành những khối rời rạc, địa hình lởm chởm, sườn dốc thẳng đứng (>450). Dòng chảy trên mặt hiếm do chảy ngầm trong núi, gây nên tình trạng thiếu nước quanh năm, thậm chí thiếu cả nước sinh hoạt. - Ngoài các khối núi đá vôi, trong khu vực nghiên cứu còn xen kẽ các đồi núi đất tại các xã như Tát Ngà, Nậm Ban và các địa hình Karst với những thung lũng xâm thực, các bồn địa giữa núi của trầm tích sét vôi. So với dạng địa hình núi đá vôi ở trên, địa hình núi đất ít hiểm trở hơn, độ dốc từ khoảng từ 300 đến 350, đôi khi có nơi độ dốc hơn. Địa chất, đất đai: Khu rừng đặc dụng Chí Sán có nền địa chất được hình thành chủ yếu vào thời kỳ Đê von và Cacbon - pecmi. Do sinh vật biển nông tạo ra các dải san hô lớn, trải qua quá trình địa chất mà tạo thành các khối núi và cao nguyên đá như ngày nay. Đá mẹ hình thành đất chủ yếu là đá vôi, với thành phần khoáng vật của đá vôi chủ yếu là cacbonat can xi, có thể hòa tan trong nước, nhưng lại khó hòa tan do ngoại lực. Hàm lượng khoáng chứa thạch anh trong đá thấp nhưng giàu sắt nên đất sinh ra thường có màu đỏ nâu chủ đạo, tầng đất dày thường có nhiều đá lẫn khác nhau, thành phần cơ giới nặng, trên bề mặt có nhiều đá lộ đầu cụm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất