Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu công tác quản trị chuỗi cung ứng tại khách sạn the light nha trang...

Tài liệu Nghiên cứu công tác quản trị chuỗi cung ứng tại khách sạn the light nha trang

.PDF
99
3808
80

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN DUY DŨNG NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI KHÁCH SẠN THE LIGHT NHA TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Khánh Hòa - 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN DUY DŨNG NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI KHÁCH SẠN THE LIGHT NHA TRANG Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số : 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ TRÂM ANH Khánh Hòa - 2013 i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Những số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, được trích dẫn và có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu, báo cáo, các website,…đã được công bố. Các giải pháp nêu trong luận văn được rút ra từ những cơ sở lý luận và quá trình nghiên cứu thực tiễn của tác giả. Nha Trang, ngày 05 tháng 12 năm 2013 Tác giả Nguyễn Duy Dũng ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô tại Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang, đặc biệt là TS. Nguyễn Thị Trâm Anh đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình viết luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Khách sạn The Light Nha Trang đã cung cấp nhiều thông tin và tài liệu tham khảo giúp tôi thực hiện được đề tài. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Trân trọng./. Nha Trang, ngày 05 tháng 12 năm 2013 Tác giả Nguyễn Duy Dũng iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC................................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................vi DANH MỤC SƠ ĐỒ.................................................................................................vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................viii PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 CHƯƠNG 1; LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG (SUPPLY CHAIN MANAGEMENT – SCM)..............................................................................5 1.1. Các khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng................................5 1.2. Lịch sử ra đời....................................................................................................7 1.2.1. Quản trị chuỗi được phát triển từ nghiệp vụ mua hàng................................7 1.2.2. Quản trị chuỗi được phát triển từ Logistics .................................................8 1.2.3. Quản trị chuỗi phát triển từ sự phát triển kinh tế .........................................9 1.3. Vai trò – Chức năng – Nhiệm vụ - Bản chất của quản trị chuỗi ......................10 1.3.1. Vai trò của SCM đối với doanh nghiệp và nền kinh tế ..............................10 1.3.1.1. Vai trò của SCM đối với nền kinh tế....................................................10 1.3.1.2. Vai trò của SCM đối với doanh nghiệp ................................................11 1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của SCM ...........................................................12 1.3.3. Bản chất của SCM ...................................................................................15 1.4. Tổ chức chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp .................................................16 1.4.1. Các mô hình tổ chức SCM trong doanh nghiệp........................................16 1.4.2. Hoạt động của chuỗi cung ứng ................................................................20 1.5. Một số biện pháp nhằm tối ưu hoá hoạt động SCM trên thế giới ...................21 1.5.1. Hoạt động theo qui trình .........................................................................22 1.5.2. Sử dụng hệ thống cung ứng kiểm soát tập trung......................................22 1.5.3. Sử dụng công nghệ thông tin trong SCM ................................................23 1.5.4. Hoạt động hoàn hảo................................................................................24 1.6. Đặc điểm ngành du lịch và sự cần thiết phải quản trị chuỗi cung ứng trong khách sạn ...................................................................................................................24 1.6.1. Đặc điểm ngành du lịch..........................................................................24 iv 1.6.2. Sự cần thiết phải quản trị chuỗi cung ứng trong khách sạn .....................25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..........................................................................................27 CHƯƠNG 2; HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI KHÁCH SẠN THE LIGHT NHA TRANG GIAI ĐOẠN 2010-2012 ........................28 2.1. Giới thiệu Khách sạn The Light Nha Trang ..................................................28 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn.................................................. 28 2.1.1.1. Sơ lược về khách sạn.........................................................................28 2.1.1.2. Các giai đoạn phát triển.....................................................................29 2.1.1.3. Cơ sở vật chất của khách sạn.............................................................29 2.1.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của khách sạn ..............................................30 2.1.2. Cơ cấu tổ chức .......................................................................................31 2.1.2.1. Bộ máy tổ chức.................................................................................31 2.1.2.2. Trách nhiệm và quyền hạn của các phòng ban...................................31 2.1.2.3. Tình hình nhân sự của khách sạn.......................................................34 2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn ...........................38 2.2. Hiện trạng công tác SCM của khách sạn.......................................................42 2.2.1. Công tác hoạch định..............................................................................42 2.2.1. Sơ đồ tổ chức quản lý chuỗi cung ứng của khách sạn ............................42 2.2.2. Hoạt động của chuỗi cung ứng ..............................................................45 2.2.2.1. Tìm nguồn khách...............................................................................45 2.2.2.2. Lập kế hoạch .....................................................................................46 2.2.2.3. Tìm nguồn hàng và mua hàng............................................................54 2.2.2.4. Nhận hàng.........................................................................................54 2.2.2.5. Sản xuất và phục vụ khách ...............................................................55 2.2.2.6. Hàng trả lại........................................................................................56 2.3. Đánh giá hoạt động SCM của khách sạn hiện nay........................................56 2.3.1. Những mặt đạt được ...............................................................................56 2.3.1.1. Nhận thức về SCM ...........................................................................56 2.3.1.2. Về hiệu quả hoạt động ......................................................................57 2.3.1.3. Thực hiện tốt việc phân khúc khách hàng..........................................58 2.3.2. Những mặt hạn chế ................................................................................59 2.3.2.1. Cơ cấu tổ chức..................................................................................59 2.3.2.2. Về hoạt động SCM ...........................................................................60 2.3.2.3. Chưa xây dựng hoàn chỉnh chiến lược hoạt động tổng thể ................60 v KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..........................................................................................61 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SCM TẠI KHÁCH SẠN THE LIGHT NHA TRANG ...............................................................62 3.1. Định hướng phát triển ngành du lịch Việt Nam đến năm 2020 ........................62 3.1.1. Định hướng phát triển ngành du lịch .........................................................62 3.1.1.1. Góc độ toàn ngành ..............................................................................62 3.1.1.2. Góc độ địa phương..............................................................................64 3.1.2. Những thay đổi về môi trường kinh doanh du lịch khách sạn hậu WTO ...65 3.2. Những cơ hội và thách thức cho khách sạn The Light Nha Trang...................65 3.2.1. Cơ hội.......................................................................................................65 3.2.2. Thách thức................................................................................................67 3.3. Mục tiêu và các giải pháp mang tính định hướng ...........................................69 3.3.1. Mục tiêu mang tính định hướng................................................................69 3.3.2. Các giải pháp mang tính định hướng.........................................................70 3.4. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động SCM tại KSTLNT ...................71 3.4.1. Tái tổ chức cơ cấu ....................................................................................71 3.4.2. Xây dựng kho chứa hàng..........................................................................73 3.4.3. Xây dựng các chiến lược tổng thể cung ứng đầu vào ...............................74 3.4.3.1. Qui hoạch vùng nguyên liệu liệu, thực phẩm.......................................74 3.4.3.2. Đẩy mạnh thiết lập hệ thống các nhà cung ứng đầu vào ......................74 3.4.3.3. Thiết lập hệ thống phân phối dự phòng ...............................................75 3.4.3.4. Áp dụng các bộ tiêu chuẩn ISO trong quản lý .....................................75 3.4.4. Phân loại khách hàng trong khối lưu trú và dịch vụ..................................75 3.4.4.1. Nguồn khách trực tiếp ...........................................................................75 3.4.4.2. Nguồn khách thông qua các trung gian..................................................76 3.5. Kiến nghị ........................................................................................................77 3.5.1. Xây dựng hệ thống quản lý mở .................................................................77 3.5.2. Hiện đại hoá sản xuất và nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên...................77 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..........................................................................................78 KẾT LUẬN ...............................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................i vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Các qui trình của chuỗi cung ứng...............................................................13 Bảng 2.1: Niêm yết giá buồng tháng 6 năm 2012.......................................................29 Bảng 2.2: Cơ cấu nhân sự tại khách sạn qua các năm………..……………………….40 Bảng 2.3: So sánh tình hình nhân sự của khách sạn qua các năm ...............................36 Bảng 2.4: Cơ cấu nhân sự tại khách sạn năm 2012.....................................................37 Bảng 2.5. Kết quả kinh doanh qua các năm của Khách sạn ........................................39 Bảng 2.6. Phân tích các chỉ số kết quả kinh doanh qua các năm.................................40 Bảng 2.7. Số liệu các chỉ tiêu kinh doanh của khách sạn ............................................47 Bảng 2.8. Kế hoạch doanh thu của khách sạn năm 2013 ............................................50 Bảng 2.9. Phân bổ doanh thu buồng cho từng thời điểm ............................................52 Bảng 2.10. Phân bổ doanh thu nhà hàng cho từng thời điểm ......................................53 Bảng 2.11. Số liệu thị trường khách quốc tế qua các năm ..........................................58 Bảng 3.1. Dự báo sự phát triển của cơ sở lưu trú du lịch đến năm 2015 .....................64 Bảng 3.2. Dự báo các phương án phát triển du lịch đến năm 2020 .............................64 Bảng 3.3. Một số yếu tố tác động đến kinh doanh khách sạn......................................68 vii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình chuỗi cung ứng trong khách sạn....................................................6 Sơ đồ 1.2: Tổ chức chuỗi cung ứng theo chức năng ...................................................17 Sơ đồ 1.3: Chuỗi cung ứng trong thời kỳ quá độ ........................................................18 Sơ đồ 1.4: Chuỗi cung ứng hợp nhất toàn phần..........................................................18 Sơ đồ 1.5: Tổ chức chuỗi cung ứng hợp nhất .............................................................19 Sơ đồ 1.6: Hoạt động của chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp...................................21 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của KSTLNT ....................................................................33 Sơ đồ 2.2: Tổ chức quản lý chuỗi cung ứng của khách sạn The Light Nha Trang ...........43 Sơ đồ 2.3: Qui trình dự báo nhu cầu...........................................................................49 Sơ đồ 3.1: Mô hình đề xuất tổ chức mới tại KSTLNT................................................71 viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CLM : Hội đồng quản trị logic CRM : Quản trị quan hệ khách hàng DL : Du lịch DN : Doanh nghiệp ESCAP : Ủy ban kinh tế và xã hội châu Á – Thái Bình Dương ISCM : Quản trị chuỗi cung ứng nội bộ KSTLNT : Khách sạn The Light Nha Trang MICE : Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, khen thưởng, sự kiện SC : Chuỗi cung ứng SCM : Quản trị chuỗi cung ứng SRM : Quản trị quan hệ với nhà cung ứng 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Nằm ở Nam trung bộ, Khánh Hòa có tiềm năng du lịch rất đa dạng và phong phú để phát triển nhiều loại hình du lịch. Chương trình phát triển du lịch được đưa vào một trong những chương trình trọng điểm của Tỉnh. Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVI nhiệm kỳ 2010 – 2015 đề ra chỉ tiêu “Phấn đấu hàng năm giá trị dịch vụ - du lịch tăng bình quân trên 14%; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ, du lịch- công nghiệp, xây dựng - nông, lâm, thủy sản. Theo đó, tỷ trọng dịch vụ, du lịch và công nghiệp, xây dựng cùng chiếm 45,5% GDP;…”. Tỉnh Khánh Hòa đã xác định du lịch là một ngành kinh tế trọng điểm, với mục tiêu tổng quát là “đảm bảo phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững về kinh tế của Tỉnh” [17]. Trong những năm qua, du lịch Khánh hòa đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, cụ thể năm 2002 doanh thu du lịch chỉ có 297.273 triệu đồng đã tăng lên 643,136 triệu đồng năm 2005, năm 2009 đạt 1.562.561 triệu đồng, năm 2011 đạt 2.243.314 triệu đồng và đến năm 2012 đạt hơn 2.483.440 triệu đồng, tăng 10,7% so với năm 2011; So với năm 2003, thì số buồng lưu trú đến cuối năm 2012 đã tăng gấp 3 lần, từ 4.260 buồng năm 2003 lên 12.700 phòng lưu trú, trong đó có hơn 3.800 phòng từ 3 sao trở lên năm 2010. Số lượng khách du lịch đến Khánh hòa ngày càng tăng, thương hiệu du lịch Khánh hòa được khẳng định trên thị trường trong và ngoài nước. Nhiều điểm tham quan như: Bãi biển Nha Trang, Vịnh Nha Trang, Vinpearl land, Diamond Bay, Chùa Long Sơn, Tháp bà Ponagar, Khu tắm khoáng bùn,…đã trở thành những điểm du lịch yêu thích của du khách. Đặc biệt, kể từ khi vịnh Nha Trang được công nhận là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới, tổ chức thành công các sự kiện mang tầm cở quốc tế như: các cuộc thi hoa hậu, Festival biển, cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam lần 2, Hội nghị các bộ trưởng tài chính các nước ASEAN,... Số lượng khách đến Khánh Hòa tăng nhanh qua các năm, nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch được triển khai xây dựng. Trong đó, tập trung chủ yếu là khách sạn, resort cao cấp, thể hiện lượng du khách cao cấp đến với Khánh Hòa ngày càng đông. Để làm thoả mãn tối đa nhu cầu của nhóm khách hàng này, các doanh nghiệp du lịch nói chung và các khách sạn nói riêng phải thường xuyên nâng cao, đa dạng và cải tiến chất lượng dịch vụ của sản phẩm [15]. 2 Nâng cao hiệu quả kinh doanh và làm thỏa mãn tối đa nhu cầu của du khách là mục tiêu cuối cùng của bất kỳ khách sạn nào. Khách sạn The Light Nha Trang được Tổng cục Du lịch Việt Nam thẩm định và chứng nhân đạt tiêu chuẩn ba sao và đang làm hồ sơ đề nghị xin cấp bốn sao. Lượng khách chủ yếu là khách quốc tế có khả năng thanh toán cao. Xác định đúng vị thế của mình, trong thời gian qua khách sạn đã đẩy mạnh phân khúc thị trường nhắm tới thị trường cao cấp, do vậy nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ làm thỏa mãn nhu cầu ngày càng khó tính của đối tượng khách này là một mục tiêu quan trọng của ban Lãnh đạo khách sạn. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ này đòi hỏi phải hoàn thiện công tác chuỗi cung ứng của mình từ khâu nhập nguyên vật liệu đầu vào và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao. Trong điều kiện các nguồn lực ngày càng khan hiếm, mục tiêu cao nhất của các khách sạn đó là thiết lập được cho mình một hệ thống các nhà cung ứng luôn đảm bảo và duy trì nguồn đầu vào ngay cả khi thị trường có sự biến động như rơi vào các đợt dịch bệnh, thực phẩm nhiễm khuẩn,... đồng thời phải đảm bảo sản phẩm, dịch vụ của khách sạn cung ứng ra thị trường hoàn hảo nhất, được khách hàng nồng nhiêt đón nhận. Giúp cho họ thoả mãn tối đa nhu cầu tương xứng với chi phí bỏ ra, tăng lòng trung thành đối với khách sạn. Để cung cấp ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt nhất, khách sạn phải thực hiện công tác quản trị chuỗi cung ứng một cách có hiệu quả. Quản trị chuỗi cung ứng phải được tiến hành trên tất cả các giai đoạn từ việc tuyển chọn, qui hoạch nguồn, đối tác cung ứng và phân đoạn khách hàng để có chính sách phân phối hợp lý nhất tạo hiệu quả cao nhất có thể trong hoạt động kinh doanh của khách sạn. Hiện nay, công tác quản trị chuỗi cung ứng đã được áp dụng nhiều ở các ngành sản xuất vật chất. Tuy nhiên, với lĩnh vực khách sạn du lịch còn tương đối mới mẻ. Hầu hết các khách sạn chưa thực sự chú trong tới công tác quản trị chuỗi cung ứng, một phần vì chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của nó, nhưng quan trọng hơn chưa có một nghiên cứu khoa học nào về quản trị chuỗi cung ứng trong khách sạn để tham khảo, làm cơ sở cho việc ứng dụng. Trong thời gian học tập, nghiên cứu tại trường được hiểu thêm về công tác quản trị chuỗi cung ứng và qua tìm hiểu hiện trạng về công tác quản trị chuỗi cung ứng của các khách sạn ở Nha Trang. Tôi thấy cần có một nghiên cứu mang tính hệ thống khoa học về công tác quản trị chuỗi cung ứng, nhận thức được tầm quan trọng của công việc này và quyết định chọn đề tại luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh của mình là “Nghiên cứu công tác quản trị chuỗi cung ứng tại khách sạn The Light Nha Trang”. 3 2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan. Vũ Thị Thúy Nga (2007), “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị chuỗi cung ứng tại công ty liên doanh dược phẩm Sanofi – Aventis Việt Nam”, Luận văn cao học trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đề cập đến vấn đề “Quản trị chuỗi chuỗi cung ứng” tại công ty dược phẩm Sanofi – Aventis Việt Nam. Mô hình nghiên cứu được phát triển từ mô hình hoạt động của chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp. Đây là chuỗi cung ứng áp dụng trong ngành dược, sản phẩm chủ yếu là hữu hình nên việc phân tích, đánh giá sẽ được thuận lợi hơn vì có sự cụ thể vừa có sự kế thừa của những nghiên cứu trước. Tác giả đã tương đối thành công với việc mô tả, phân tích, đánh giá chuỗi cung ứng tại công công ty Sanofi – Aventis. Tuy nhiên, chưa đi sâu về công tác quản trị chuỗi cung ứng như chưa đi sâu đánh giá công tác hoạch định; thực hiện; lãnh đạo và kiểm soát trong chuỗi cung ứng. Kết quả khẳng định hiệu quả trong chuỗi cung ứng của công ty bởi (i) nhận thức về chuỗi cung ứng; (ii) cơ cấu nhân sự sự hợp lý (iii) thông tin, phần mềm hỗ trợ và (iv) dịch vụ khách hàng tốt. Chuỗi cung ứng của công ty tương đối tốt, tuy nhiên một vài điểm cần lưu ý (i) Mức độ nhận thức về chuỗi cung ứng chưa đồng đều; (ii) chưa xây dựng được chiến lược hoạt động tổng thể và (iii) chưa thực hiện tốt phân khúc thị trường. Với đề tài “Nghiên cứu công tác quản trị chuỗi cung ứng tại khách sạn The Light Nha Trang” được phát triển trên cơ sở nghiên cứu của Vũ Thị Thúy Nga (2007) trên. Nghiên cứu lại được thực hiện trong lĩnh vực khác đó là ngành dịch vụ du lịch. Trong luận văn tác giả đã tham khảo và sử dụng phần lớn các nội dung ở phần cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng của tác giả và các phần còn lại vẫn đi theo hướng thành công của tác giả nhưng phân tích theo ý riêng của mình trên cơ sở hiện trạng của khách sạn The Light Nha Trang. Mặc dù tác giả có định hướng để nghiên cứu nhưng với đề tài của tác giả liên quan đến dịch vụ khách sạn du lịch, một lĩnh vực tương đối mới, sản phẩm chủ yếu là dịch vụ nên chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu, mô tả chuỗi cung ứng tại khách sạn The Light Nha Trang. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích hiện trạng của quản trị chuỗi cung ứng tại khách sạn The Light Nha Trang giai đoạn 2010 đến 2012; - Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản trị chuỗi cung ứng tại khách sạn The Light Nha Trang. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tác giả tập trung nghiên cứu, đánh giá về công tác quản lý đầu vào nguyên vật liệu, thực phẩm và vật tư phục vụ cho sản xuất phục vụ khách hàng & một phần nhỏ của kênh phân phối đầu ra để phù hợp với đặc điểm của sản phẩm du lịch là tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng tại khách sạn The Light Nha Trang. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tác giả cứu về công tác quản trị chuỗi cung ứng tại khách sạn The Light Nha Trang được thực hiện từ giai đoạn 2010 đến 2012. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp chỉ tiêu để phân tích, đánh giá chuỗi cung ứng tại khách sạn The Light Nha Trang trên cớ sở dữ liệu thứ cấp đã thu thập được trong suốt quá trình nghiên cứu. 6. Đóng góp khoa học của luận văn * Về mặt lý luận Trong luận văn này, tác giả đã trình bày những nội dung cơ bản về mặt lý luận của khoa học công tác quản trị chuỗi cung ứng. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn là đưa những nhận xét, đánh giá hiện trạng về các mặt tích cực và những mặt còn hạn chế của công tác quản trị chuỗi cung ứng tại khách sạn. Trên cơ sở vận dụng những vấn đề mang tính lý luận vào thực tế hoạt động của khách sạn, tác giả đã đưa ra các giải pháp cụ thể, thiết thực gắn liền với thực tế hoạt động của khách sạn The Light Nha Trang. * Về mặt thực tiễn Các giải pháp mà tác giả đề xuất trong luận văn này có thể giúp cho Khách sạn áp dụng và có cơ sở đưa ra quyết định đúng đắn nhất trong việc lựa chọn và thiết lập chuỗi cung ứng với các đối tác, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn mình trong bối cảnh hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và các phụ lục, luận văn được trình bày gồm ba chương: Chương 1: Lý luận chung về quản trị chuỗi cung ứng. Chương 2: Hiện trạng công tác quản trị chuỗi cung ứng tại khách sạn The Light Nha Trang giai đoạn 2010 đến 2012. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị chuỗi tại khách sạn The Light Nha Trang. 5 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG (SUPPLY CHAIN MANAGEMENT – SCM) 1.1. Các khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng Với tư cách là một người tiêu dùng, chúng ta muốn mọi hàng hóa, dịch vụ mình cần luôn có sẵn theo yêu cầu. Hơn thế, hàng hóa đó phải là loại hàng có chất lượng, nhiều tiện ích, giá cả phải chăng, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt,… Cùng với sự phát triển về kinh tế và các kỹ thuật marketing/bán hàng, những yêu cầu, đòi hỏi của khách hàng ngày càng đa dạng và khó khăn hơn. Làm thế nào để đáp ứng được những yêu cầu trên với mức chi phí chấp nhận được? Đây thực sự là một câu hỏi lớn đối với các doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh ngày nay. Để trả lời câu hỏi này, chỉ một số cá nhân hay một số bộ phận nào đó trong tổ chức là không đủ, mà nó đòi hỏi mọi thành viên, mọi bộ phận trong tổ chức phải nổ lực tham gia và hoàn thành tốt phần việc của mình hướng tới mục tiêu duy nhất là phục vụ tốt các nhu cầu khách hàng. Từ những năm cuối thập kỷ 80, với sự lên ngôi của người tiêu dùng và sự phát triển của các công cụ marketing hiện đại, khái niệm quản trị chuỗi cung ứng (SCM) đã ra đời và phát triển mạnh mẽ. Chuỗi cung ứng được hình thành từ tất cả các thành phần tham gia vào việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, trực tiếp hay gián tiếp, đó là những người cung cấp nguyên vật liệu/dịch vụ phục vụ sản xuất; nhà sản xuất; nhà phân phối sản phẩm; các dịch vụ liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm và bản thân khách hàng. Trong mỗi tổ chức, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các chức năng liên quan đến việc tiếp nhận và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, kể cả việc phát triển sản phẩm mới, công tác thị trường, hoạt động phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng [11]. Để có thể hình dung hoạt động của chuỗi cung ứng một cách cụ thể hơn, chúng ta sẽ xem xét một chuỗi cung ứng thực tế trong các khách sạn hiện nay theo sơ đồ sau: 6 Người chăn nuôi Giết mổ, sơ chế Người trồng trọt Bảo quản trong quá trình chuẩn bị phân phối Phân phối nhà hàng, KS Bảo quản Chế biến Người khai thác Người cung cấp thiết bị, giống, thức ăn … Nhà cung cấp bao bì, đóng gói, vận chuyển,… Phục vụ khách Hậu mãi khách hàng Sơ đồ 1.1: Mô hình chuỗi cung ứng trong khách sạn. Như vậy, chuỗi cung ứng là một hệ thống phối hợp hoạt động, hợp tác, chia sẽ thông tin/nguồn lực giữa các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc cung ứng sản phẩm/dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Các bên liên quan trong một chuỗi cung ứng thường bao gồm: - Nhà sản xuất hàng hóa/dịch vụ. - Người cung ứng nguyên vật liệu. - Nhà phân phối, bán lẻ và người tiêu dùng. Làm thế nào để quản lý tốt chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp là vấn đề được rất nhiều trường đại học và các nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu, có rất nhiều định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng được đưa ra: “Quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý các mối quan hệ bên trên và bên dưới, với nhà cung cấp và khách hàng nhằm cung cấp giá trị khách hàng cao nhất với chi phí thấp nhất tính cho tổng thể chuỗi cung ứng” [10]. “Là một hệ thống các tổ chức vừa liên kết vừa độc lập, cùng làm việc, hợp tác để kiểm soát, quản lý và cải thiện luồng dịch chuyển nguyên liệu và luồng thông tin những nhà cung cấp cho đến khách hàng cuối cùng” [9]. 7 Mạng wikipedia đưa ra định nghĩa về SCM như sau: “SCM là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các hoạt động của chuỗi cung ứng với mục tiêu thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả nhất có thể được”. “Quản trị chuỗi cung ứng là sự hợp nhất các quy trình hoạt động kinh doanh chủ yếu từ người tiêu dùng cuối cùng cho đến những nhà cung ứng đầu tiên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, thông tin, qua đó gia tăng giá trị cho khách hàng và các cổ đông” [8]. Theo tôi, hiểu một cách đơn giản quản trị chuỗi cung ứng là quản trị các mối quan hệ, luồng tiền, hàng hóa, thông tin bên trong và ngoài doanh nghiệp, có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng với hiệu quả cao nhất và chi phí thấp nhất. 1.2. Lịch sử ra đời 1.2.1. Quản trị chuỗi được phát triển từ nghiệp vụ mua hàng Theo cuốn “Quản trị chuỗi cung ứng và mua hàng”, SCM được chia thành 7 giai đoạn [11]: Giai đoạn 1: Những năm đầu tiên (1850 – 1900) Đây là giai đoạn rất phát triển của công nghiệp đường sắt và thực tế hoạt động trong các dự án xây dựng những hệ thống đường sắt lớn đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa việc cung ứng vật tư với kế hoạch sản xuất, từ đó nảy sinh những khái niệm đầu tiên về nghiệp vụ mua hàng. Đóng góp lớn nhất trong giai đoạn này là những nhận biết ban đầu về quy trình mua hàng và lợi ích của nó đối với hoạt động chung của doanh nghiệp. Giai đoạn 2: Giai đoạn phát triển của khái niệm mua hàng (1900 – 1939) Là giai đoạn hình thành nên một số khái niệm, nguyên tắc cơ bản trong nghiệp vụ mua hàng. Giai đoạn 3: Những năm chiến tranh (1940 – 1946) Do đòi hỏi phải mua được những mặt hàng cần (nhưng hiếm) trong cuộc chiến, mua hàng trở thành một nghiệp vụ cực kỳ quan trọng đối với nhiều tổ chức. Khái niệm mua hàng thu hút được sự quan tâm lớn của xã hội trong giai đoạn này. Giai đoạn 4: Giai đoạn trầm lắng (1947 – giữa thập kỷ 60) Đây là thời kỳ bùng nổ về sản xuất công nghiệp, tình trang thiếu nguyên liệu, vật tư như trong thời kỳ chiến tranh không còn, vì vậy vai trò của mua hàng không còn thống trị như trước, đây là một giai đoạn trầm lắng trong lịch sử mua hàng. 8 Giai đoạn 5: Thời kỳ của quản trị vật tư (giữa thập kỷ 60 – cuối thập kỷ 70) Giữa thập kỷ 60 của thế kỷ 20, khái niệm quản trị vật tư bắt đầu phát triển mạnh mẽ, cuộc chiến tại Việt Nam và khủng hoảng dầu lửa ở những năm đầu thập kỳ 70, buộc các doanh nghiệp phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến cấm vận và thiếu nhiên liệu. Giá cả leo thang và mọi quyết định mua hàng chủ yếu căn cứ vào giá, ở thời kỳ này chưa có khái niệm về quan hệ đối tác giữa người mua và người bán. Giai đoạn 6: Kỷ nguyên toàn cầu (cuối thập kỷ 70 – 1999) Sự phát triển của công nghệ thông tin làm cho xu hướng toàn cầu hóa diễn ra vô cùng mạnh mẽ, chưa bao giờ cạnh trạnh lại diễn ra nhanh chóng và khốc liệt như vậy, các doanh nghiệp bị đe dọa trên chính thị trường lâu nay được coi là của mình. Các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia xuất hiện ngày càng nhiều, tuổi thọ sản phẩm ngày càng bị rút ngắn… Chính trong những điều kiện đó, SCM ra đời và phát triển như là một cứu cánh cho các nhà quản lý để đối phó với áp lực giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, SCM là một quan điểm hợp tác trong quản lý các luồng hàng hóa/dịch vụ, tài chính, thông tin từ nhà cung ứng đến những người tiêu dùng cuối cùng. Giai đoạn 7: Quản trị chuỗi cung ứng hợp nhất (sau năm 2000) Tầm quan trọng của các nhà cung ứng ngày càng được coi trọng, quan hệ giữa doanh nghiệp với các nhà cung ứng từ thế đối nghịch chuyển sang đối tác. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp còn tìm cách giúp các nhà cung ứng phát triển chuyên nghiệp hơn, tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm của nhà cung ứng, sử dụng mọi dịch vụ của nhà cung ứng, lựa chọn nhà cung ứng dựa trên chi phí trọn gói, trên cơ sở quan hệ lâu dài, cùng chia sẽ các dữ liệu và thông tin với nhau, coi đó là cách để các doanh nghiệp tạo ra những giá trị mới trong chuỗi cung ứng. Đây là giai đoạn mà công tác mua hàng, hoạt động sản xuất, logistics, quản trị nhân sự, tài chính, kế toán, marketing và hệ thống thông tin được hợp nhất và liên kết chặt chẽ với nhau trong hệ thống. 1.2.2. Quản trị chuỗi được phát triển từ Logistics Theo Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Á – Thái Bình Dương (Economic and Social Commision for Asia and Pacific - ESCAP), SCM là kết quả của quá trình phát triển của Logistics qua 3 gian đoạn [13]: Giai đoạn 1: Phân phối vật chất (1950 – 1970). Đây là thời kỳ sau chiến tranh, nhu cầu cao, do vậy các công ty chủ yếu tập trung vào khâu sản xuất và phân phối sản phẩm ra thị trường. Giai đoạn này chủ yếu chú trọng đến yếu tố đầu ra, cụ thể là những vấn đề về phân phối, bao gồm: - Phân phối. 9 - Bảo quản hàng hóa. - Quản lý kho bãi. - Bao bì, nhãn mác, đóng gói. Giai đoạn 2: Hệ thống Logistics Giai đoạn này có sự phối kết hợp công tác quản lý cung ứng vật tư và phân phối sản phẩm, nói cách khác kết hợp cả đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Giai đoạn 3: Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) Theo ESCAP thì đây là khái niệm mang tính chiến lược về quản trị chuỗi quan hệ từ nhà cung cấp nguyên liệu – đơn vị sản xuất – đến người tiêu dùng. Khái niệm SCM chú trọng việc phát triển các mối quan hệ với đối tác, kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp, người tiêu dùng và các bên liên quan như các công ty vận tải, kho bãi, giao nhận và các công ty công nghệ thông tin,… 1.2.3. Quản trị chuỗi phát triển từ sự phát triển kinh tế Xét về khía cạnh lịch sử, kinh tế hiện đại đã trải qua 3 giai đoạn, cùng với nó là các yêu cầu khác nhau của nền kinh tế, đòi hỏi phải có cơ chế quản lý phù hợp. Giai đoạn 1: 1950 – 1970 Sau chiến tranh thế giới thứ 2, mọi nhu cầu vật chất tăng cao, các công ty tập trung chủ yếu vào việc sản xuất sản phẩm, vấn đề lúc này là làm thế nào để sản xuất ra được càng nhiều sản phẩm càng tốt. Giai đoạn 2: 1970 – 1985 Sản xuất hàng loạt đã trở nên phổ biến, câu hỏi lúc này là làm thế nào để bán được sản phẩm, thu hút người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của mình, hơn thế nữa là tạo nhu cầu, xây dựng nhãn hiệu, đây là thời kỳ của marketing và bán hàng. Giai đoạn 3: 1990 đến nay. Ở thời kỳ này mọi kỹ thuật sản xuất và marketing đều đã phát triển cao, vấn đề của các doanh nghiệp lúc này là: cơ cấu chi phí; thời gian đáp ứng yêu cầu khách hàng và khả năng phản ứng trước những thay đổi trong môi trường kinh doanh. SCM ra đời và phát triển với mục tiêu giải quyết những vấn đề trên, để làm được điều này, mỗi bộ phận, mỗi mắt xích của chuỗi phải hoạt động tốt, nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ cuối cùng cung ứng cho khách hàng [6]. Trong những năm gần đây, khái niệm về một chuỗi cung ứng hợp nhất được rất nhiều tổ chức quan tâm, đó là sự kiện liên kết giữa những nhà sản xuất với những 10 người bán lẻ, các nhà cung cấp nguyên vật liệu…nhằm phát triển một hệ thống cho phép doanh nghiệp dự báo được nhu cầu, yêu cầu sản xuất và mức tồn kho ở tất cả các điểm trong chuỗi cung ứng. Thông qua việc chia sẽ thông tin, các bên có thể lên kế hoạch sản xuất, phân phối chính xác và hiệu quả hơn, kết quả của sự hợp nhất này là mức độ tồn kho thấp, vòng quay sản phẩm được rút ngắn, cải thiện khả năng lập kế hoạch, từ đó cắt giảm chi phí được nhiều hơn. Dù theo quan điểm nào thì sự ra đời của SCM đã mở rộng một trang sử mới trong khoa học quản trị doanh nghiệp, nó đã và đang chứng tỏ được vai trò của mình trong sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và trong nền kinh tế thế giới nói chung. 1.3. Vai trò – Chức năng – Nhiệm vụ - Bản chất của quản trị chuỗi 1.3.1. Vai trò của SCM đối với doanh nghiệp và nền kinh tế 1.3.1.1. Vai trò của SCM đối với nền kinh tế SCM là bước phát triển tiếp theo của logistics, vì thế ngoài những đóng góp cho nền kinh tế như các hoạt động logistic thông thường như: - Hỗ trợ các luồng giao dịch trong nền kinh tế. - Tăng cường hiệu quả hoạt động của nền kinh tế nói chung. - Tạo ra những giá trị tăng thêm cho sản phẩm và người tiêu dùng, nhờ những lợi ích mà logistics có thể tạo ra như rút ngắn thời gian đặt hàng, đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển… - Tăng cường khả năng hội nhập của nền kinh tế. Tuy nhiên, khác với hoạt động logistics chú ý nhiều đến các hoạt động vận chuyển, kho vận,…, SCM chú trọng tới việc hợp lý hóa các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp với triết lý “hợp lý hóa và hợp tác cùng có lợi”, trong đó mọi hoạt động của doanh nghiệp luôn được xem xét và điều chỉnh sao cho hợp lý và hiệu quả nhất, bên cạnh sự hợp tác chặt chẽ với các đối tác kinh doanh. Thông qua các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, ngoài những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp, SCM cũng có những đóng góp nhất định đối với nền kinh tế như: - Giúp cho nền kinh tế sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có của mình. - Góp phần hình thành một văn hóa hợp tác toàn diện trong kinh doanh. - Góp phần nâng cao dịch vụ khách hàng; đưa người tiêu dùng nói chung thành trung tâm của các hoạt động sản xuất kinh doanh,…
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất