Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của các biện pháp cấp thoát nước ,chống l...

Tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của các biện pháp cấp thoát nước ,chống lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai áp dụng cho lưu vực sông hương tỉnh thừa thiên huế

.PDF
122
155
144

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI ĐẶNG TIẾN DIỆN NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA CÁC BIỆN PHÁP CẤP THOÁT NƯỚC, PHÒNG CHỐNG LŨ LỤT VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI ÁP DỤNG CHO LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội-2011 LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC: Họ và tên: ĐẶNG TIẾN DIỆN. Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 20 – 04 – 1978. Nơi sinh: Thái Bình Quê quán: Lê Lợi - Huyện Kiến Xương - Tỉnh Thái Bình. Dân tộc: Kinh Chức vụ, đơn vị công tác trước khi đi học tập, nghiên cứu: Chuyên viên, Vụ Quản lý nguồn nước và nước sạch nông thôn- Tổng cục Thủy lợi- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Số 18, ngõ 6, Lê Trọng Tấn-Hà Đông-Hà Nội Điện thoại cơ quan: 043.733.5603 Điện thoại nhà riêng: 0912.440560 Fax: E-mail: [email protected] II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO. 1. Trung học chuyên nghiệp: Hệ đào tạo: Thời gian đào tạo từ / đến / Nơi học (trường, thành phố): Ngành học: 2. Đại học: Hệ đào tạo: Chính quy. Thời gian đào tạo từ: 08/1995 đến 07/2000 Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Thuỷ Lợi – Hà Nội. Ngành học: Thủy nông cải tạo đất. Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Quy hoạch cải tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ nông Hồng Vân tỉnh Hà Tây. Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:Ngày 10/06/2000 tại Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội. Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Quang Vinh. 3. Thạc sĩ: Hệ đào tạo: Sau đại học. Thời gian đào tạo từ tháng 9/2009 đến tháng 12/2010. Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Thuỷ lợi Hà Nội. Ngành học: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước. Tên luận văn: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của các biện pháp cấp thoát nước, phòng chống lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai áp dụng cho lưu vực sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngày và nơi bảo vệ:……………………………..………………………..……. Người hướng dẫn: PGS.TS Lê Quang Vinh. 5. Trình độ ngoại ngữ (biết ngoại ngữ gì, mức độ): Tiếng Anh, TOEFL 557. 6. Học vị, học hàm, chức vụ kỹ thuật được chính thức cấp; số bằng, ngày và nơi cấp: III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: Thời gian Tháng 8/2000 đến tháng 3/2002 Tháng 4/2002 đến 3/2010 Tháng 3/2010 đến nay Nơi công tác Công việc đảm nhiệm Viện Khoa học thủy lợi Nghiên cứu viên Phòng quản lý quy hoạch- Cục Thủy lợi- Bộ Nông nghiệp và PTNT Vụ Quản lý nguồn nước và nước sạch nông thôn- Tổng cục Thủy lợiBộ Nông nghiệp và PTNT Chuyên viên Chuyên viên IV KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT TRONG QUÁ TRÌNH HỌC CAO HỌC. IV. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ: XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CỬ ĐI HỌC (Ký tên, đóng dấu) Ngày tháng năm 2011 Người khai ký tên Đặng Tiến Diện MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU:………………………………………………………………….. 1 Chương 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1. Điều kiện tự nhiên:…………………………………..………………. 4 1.1.1. Vị trí địa lý:…………………………………..………………... 4 1.1.2. Đặc điểm địa hình:…………………………………..………… 4 1.1.3. Đặc điểm địa chất:…………………………………...………… 6 1.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng:………………………………….…...…. 6 1.1.5. Đặc điểm khí tượng, khí hậu:……………………….……….... 8 1.1.6. Đặc điểm mạng lưới sông ngòi và chế độ thủy văn:……….…. 11 1.1.7. Đặc điểm thủy triều:…………………………………………… 13 1.2. Cơ sở hiện trạng kinh tế - xã hội:……………………………….….. 13 1.2.1. Dân số và cơ cấu dân cư:……………………………….……… 13 1.2.2. Cơ cấu và hiện trạng các ngành kinh tế:……………………….. 15 1.3. Hiện trạng thủy lợi:…………………………………..……………… 20 1.3.1. Hiện trạng công trình cấp nước tưới cho nông nghiệp:……..… 20 1.3.2. Hiện trạng cấp nước công nghiệp và sinh hoạt:……………….. 21 1.3.3. Hiện trạng công trình tiêu và phòng chống lũ lụt:…..………… 22 1.4. Các khó khăn của yếu tố tự nhiên:……………………….……….… 22 1.4.1. Hạn hán:……………………………………………………..… 23 1.4.2. Lũ lụt:………………………………………………………..… 24 1.4.3. Xâm nhập mặn:…………………………………….………..… 24 1.4.4. Suy thoái môi trường:………………………………………..… 24 1.5. Nhận xét và đánh giá chung về nội dụng nghiên cứu chương 1:............. 24 Chương 2: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC 2.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực:…………… 27 2.1.1. Tốc độ phát triển kinh tế:…………………………………..… 27 2.1.2. Phương hướng phát triển nông nghiệp:………………………. 27 2.1.3. Phương hướng phát triển lâm nghiệp:…………………………. 29 Trang 2.1.4. Phương hướng phát triển thủy sản:……………………………… 29 2.1.5. Phương hướng phát triển các ngành kinh tế khác:……………… 30 2.2. Phân vùng cấp nước:……………………………………………...…… 31 2.2.1. Nguyên tắc phân vùng cấp nước:………………………..……… 31 2.2.2. Phân vùng cấp nước cho lưu vực sông Hương :………………… 32 2.3. Tính toán xác định yêu cầu cấp nước cho các ngành kinh tế 34 2.3.1. Yêu cầu cấp nước cho nông nghiệp:…………………………..... 34 2.3.2. Yêu cầu cấp nước cho nuôi trồng thủy sản:…………………….. 42 2.3.3. Yêu cầu cấp nước cho sinh hoạt, chăn nuôi:……………………. 42 2.3.4. Yêu cầu cấp nước cho công nghiệp:………..…………………. 44 2.3.5. Yêu cầu cấp nước cho một số ngành khác:….…………………. 44 2.3.6. Tổng hợp yêu cầu nước cần cấp cho từng vùng và toàn lưu vực 45 2.4. Tính toán cân bằng cấp nước:……………………………………..…. 50 2.4.1. Nguyên tắc chung:………………………………….………..…. 50 2.4.2. Các tài liệu tính toán:………………………………………...…. 50 2.4.3. Chọn tuyến cân bằng cân bằng nước :…………………..……… 51 2.4.4. Kết quả tính cân bằng nước :………………………………….… 53 2.5. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tạo nguồn cấp nước:………..….... 56 2.5.1. Nguyên tắc chung:……………..……………………………..… 57 2.5.2. Xây dưnựng các hồ chứa trên dòng chính:…….……………...… 57 2.5.3. Các giải pháp cấp nước cho công nghiệp, sinh hoạt:………...…. 58 2.5.4. Các giải pháp cấp nước cho nông nghiệp:……………..……….. 58 2.5.5. Cơ sở khoa học và khả năng áp dụng vào thực tiễn của các giải 73 pháp đề xuất:……. Chương 3: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TIÊU NƯỚC VÀ PHÒNG CHỐNG LŨ 3.1. Tổng quan về lũ và các giải pháp phòng chống lũ:………….…….…. 76 3.2. Đề xuất các giải pháp tiêu nước và phòng chống lũ:………………..... 78 3.2.1. Tiêu chuẩn phòng chống lũ cho các vùng nghiên cứu:……..….. 78 Trang 3.2.2. Các giải pháp đề xuất chống lũ:……………………………..…. 79 3.2.3. Các giải pháp đề xuất tiêu nước:………...…………………..…. 83 3.2.4. Cơ sở khoa học và khả năng áp dụng vào thực tiễn của các giải 88 pháp đề xuất:…………………………………………………………….… 3.3. Một số nhận xét, đánh giá chung về kết quả nghiên cứu chương 3:. 89 Chương 4: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 4.1. Hiệu quả kinh tế:…………………………………………………..….. 90 4.1.1. Nguyên tắc chung:…………………………………………..….. 90 4.1.2. Các công trình thủy lợi cần xây dựng để cấp nước, phòng chống 90 lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai:…………...………………………………........... 4.1.3. Ước toán kinh phí đầu tư:…………………..………………..…. 90 4.1.4. Tính toán hiệu quả kinh tế:…………………………………..…... 92 4.2. Hiệu quả về mặt xã hội:…………………….………….…………..…. 96 4.3. Hiệu quả về mặt môi trường:…………………………….………..…. 98 4.4. Một số nhận xét và đánh giá về kết quả nghiên cứu chương 4:………….. 101 KẾT LUẬN:……………………………………………………………..….. 102 TÀI LIEU THAM KHẢO:…………………….………………………..….. 104 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Sông Hương với diện tích lưu vực 2.987 km2, dòng sông chính dài 104 km P P bắt nguồn từ sườn đông của dãy Trường Sơn ở độ cao trên 900 m chảy xuống thành phố Huế và ra biển qua cửa Thuận An, nó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. Kể từ năm 1802 khi Nhà Nguyễn chính thức chọn Huế làm kinh đô của nước Việt thì sông Hương còn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân xứ Huế nói riêng và người Việt Nam nói chung. Ảnh minh Phố cổ Hương Vinh – TP. Hình 1.1. Sông Hương và cảnh ngập lụt thành phố Huế ngày 25/10/2008 Kể từ ngày Nhà Nguyễn đào sông Lợi Nông nối sông Phú Cam với Rạch Quan, lấy nước ngọt của sông Hương phục vụ nhu cầu sinh hoạt, phát triển nông nghiệp vùng hạ lưu và phát triển giao thông thủy, đến nay trên lưu vực sông Hương đã có hàng trăm công trình thủy lợi lớn nhỏ đã và đang được nghiên cứu, đầu tư xây dựng. Tuy nhiên trong những năm gần đây tình trạng xâm nhập mặn và cạn kiệt nguồn nước trong mùa khô, ngập úng và lũ lụt trong mùa mưa thường xuyên xảy ra đã tác động rất xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân trên toàn lưu vực nói 2 chung và vùng hạ lưu sông Hương nói riêng. Theo số liệu thống kê, trong tổng số hơn 34.600 ha đất đang canh tác trên lưu vực mới chỉ có khoảng 19.100 ha được tưới bằng công trình thủy lợi, số còn lại hoặc do thiếu nguồn nước hoặc chưa có công trình tưới. Các công trình tiêu úng mới chỉ đảm bảo tiêu được khoảng 6.000 ha trong tổng số 15.700 ha đất nông nghiệp có nhu cầu tiêu. Cùng với quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá và sự phát triển của các ngành kinh tế trên lưu vực, sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp, du lịch, các công trình thuỷ điện... làm cho nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng và nẩy sinh mâu thuẫn giữa các hộ dùng nước, chỉ trong vòng 20 năm gần đây trên lưu vực sông Hương xảy ra khoảng 10 trận lũ đặc biệt lớn gây úng ngập trên diện rộng đặc biệt là khu vực thành phố Huế, gây thiệt hại rất lớn về tài sản và tính mạng của nhân dân. Sự biến đổi theo chiều hướng cực đoan của thời tiết làm thay đổi về nguồn nước, thiên tai khắc nghiệt hơn, mực nước biển dâng, ảnh hưởng nhiều đến phương án cấp nước, tiêu nước và phòng chống, giảm nhẹ thiên tai trong tương lai. Trong quá trình phát triển, cần có quy hoạch tổng thể thủy lợi trên lưu vực sông Hương và vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn tới nhằm bảo vệ, khai thác hiệu quả, phát triển bền vững tài nguyên nước trên cơ sở quản lý tổng hợp đáp ứng nhu cầu cấp nước, tiêu nước phục vụ cho nông nghiệp, công nghiệp, dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường trong đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; chủ động phòng, chống, hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do nước gây ra. Vì vậy đề tài khoa học: nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của các biện pháp cấp thoát nước, phòng chống lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai áp dụng cho lưu vực sông Hương và vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu của đề tài là có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2. Mục đích của Đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích kỹ đặc điểm tự nhiên, hiện trạng kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng và hiện trạng về thủy lợi, sản xuất nông nghiệp, tình hình phát triển của các ngành kinh tế-xã hội trên lưu vực sông Hương và vùng phụ cận, luận 3 văn sẽ đề xuất các giải pháp kỹ thuật có thể ứng dụng trong thực tế để giải quyết chủ động việc cấp thoát nước cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, công nghiệp, các ngành kinh tế khác, hạn chế tác hại do thiên tai (xâm nhập mặn, hạn hán, úng lụt...) trên nguyên tắc sử dụng tổng hợp, hiệu quả nguồn nước và nghiên cứu cơ sở khoa học, khả năng ứng dụng và hiệu ích kinh tế - xã hội của các giải pháp đề xuất. 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là hệ thống công trình thủy lợi cấp thoát nước cho nông nghiệp và các ngành kinh tế khác, hạn chế tác hại của thiên tai gây ra cho lưu vực sông Hương. - Nghiên cứu tiếp thu và sử dụng có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các tác giả đã nghiên cứu liên quan đến đề tài. - Điều tra thu thập tài liệu, khảo sát, nghiên cứu thực tế, phân tích đánh giá và tổng hợp tài liệu để rút ra các cơ sở khoa học và khả năng ứng dụng vào thực tiễn. - Tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của thầy để đạt được các mục tiêu nghiên cứu nêu trên 4. Kết quả nghiên cứu đã đạt được - Đánh giá các điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội và phương hướng phát triển kinh tế trên lưu vực sông Hương đến năm 2020; - Đánh giá hiện trạng công trình thủy lợi (cấp thoát nước và phòng chống lũ) và năng lực phục vụ của chúng; - Đánh giá tình hình thiên tai, hạn hán, lũ lụt và nguyên nhân của những thiên tai đó; - Đề xuất các giải pháp tạo nguồn nước cấp cho sản xuất và đời sống; - Đề xuất các giải pháp phòng chống lũ và tiêu thoát nước nội đồng; - Cơ sở khoa học và khả năng ứng dụng các giải pháp đề xuất; - Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế, xã hội và tác động đến môi trường của các giải pháp đề xuất. 4 CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu 1.1.1. Vị trí địa lý Vùng nghiên cứu bao gồm lưu vực sông Hương và vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, có diện tích tự nhiên 3.947,9 km2, gồm các huyện: Nam Đông, P P Hương Thuỷ, Hương Trà, Thành phố Huế và một phần thuộc các huyện Phong Điền, Quảng Điền, A Lưới, Phú Vang, Phú Lộc. Có toạ độ địa lý từ 16000’ đến 160 P P P 40’ vĩ độ Bắc và từ 107000’ đến 109015’ kinh độ Đông và có vị trí địa lý như sau: P P P P - Phía Đông giáp phá Tam Giang và biển Đông. - Phía Tây giáp dãy Trường Sơn. - Phía Bắc giáp dãy Bạch Mã và tỉnh Quảng Trị. - Phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng. Lưu vực sông Hương Hình 1.2. Vị trí tỉnh Thừa Thiên Huế và vị trí lưu vực sông Hương 1.1.2. Đặc điểm địa hình Địa hình tỉnh và vùng nghiên cứu rất phức tạp và đa dạng, bao gồm các dạng địa hình như vùng đồi và núi cao, vùng đồng bằng và vùng cửa sông, hệ đầm phá... Trong đó dạng địa hình đồi núi chiếm ưu thế, vùng đồng bằng chỉ có một dải nhỏ hẹp phía hạ lưu của sông Hương. Địa hình lưu vực có xu hướng dốc từ tây sang đông, từ nam ra bắc và có nhiều dãy núi cao ở phía tây và phía nam. P 5 Hình 1.3. Địa hình tỉnh Thừa Thiên Huế và vùng nghiên cứu Địa hình vùng núi cao: Chủ yếu phân bố ở phía Tây và Tây Nam của lưu vực. Các dãy núi chạy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc tạo thành các vách phân cách các tiểu lưu vực, độ dốc lớn trên 300. Xen kẽ với các dãy núi là các thung lũng khá rộng, P P nhiều vị trí có thể xây dựng được các hồ chứa nước lợi dụng tổng hợp nhất là chứa trong mùa lũ để cắt giảm lũ cho hạ du. Địa hình vùng đồng bằng: Đồng bằng sông Hương có thế nghiêng theo hướng Nam Bắc và Tây Đông tạo thành các lòng máng trũng với độ cao biến đổi trong khoảng (-0,5) đến (+2,5)m. Địa hình vùng đồng bằng có thể phân thành hai vùng chính là vùng Bắc sông Hương và vùng Nam sông Hương, đây là khu vực đã được khai thác tối đa để sản xuất nông nghệp và các ngành kinh tế khác. Địa hình vùng đầm phá: Đây là dạng địa hình đặc biệt của Thừa Thiên - Huế nằm giữa cồn cát ven biển và đồng bằng, ở dạng địa hình này có 2 vùng Phá Tam Giang - Cầu Hai và đầm Lăng Cô. Phá Tam Giang - Cầu Hai có diện tích 22.000 ha. Chiều dài 80 km, nơi rộng nhất 8-10 km, nơi hẹp nhất 0,5 - 0,7 km. Phá này được thông với biển bằng hai cửa Thuận An và Tư Hiền. Đầm Lăng Cô có diện tích 6 khoảng 1.800 ha độ sâu mặt nước trung bình 2 - 2,5m, chịu tác động của thuỷ triều và nước mặt. Đầm Lăng Cô đang là điểm phát triển thuỷ hải sản biển của Phú Lộc. 1.1.3. Đặc điểm địa chất - Vùng nghiên cứu nằm trong vùng tiếp giáp giữa sườn đông dốc Trường Sơn và địa chất ven biển. Đất đá chủ yếu lầ trầm tích Paleozoi, Meozoi, bị chia cắt bởi các khối xâm nhập lớn. Trầm tích Paleozoi gồm hệ tầng A Vương phân bố trên diện tích hạn chế ở Phú Lộc. Hệ tầng Long Đại phân bố rộng rãi hơn với 2 hệ tầng. Hệ tầng thống trên với thành phần chủ yếu là phiến sét xen bột kết, cát kết. Hệ tầng thống dưới phân bố rộng với thành phần trầm tích cát kết ít khoáng. Trầm tích Đề vôn tạo thành dải dài theo rìa Đông Bắc của phần trung và thượng các lưu vực sông với thành phần chủ yếu là cuội sạn kết, đá phiến sét hoặc cát kết ở tầng dưới tới bột kết xen cát kết ở tầng giữa chuyển dần lên bột kết, đá vôi sét . - Địa chất thuỷ văn: Nước dưới đất vùng nghiên cứu rất phức tạp, kết quả khảo sát, khoan thăm dò, thí nghiệm của đoàn địa chất 708 cho thấy các lỗ khoan gặp nước nhạt có tỷ lưu lượng (q) lớn hơn 0,2 l/sm chiếm 31,41%, các lỗ khoan gặp nước mặn có độ khoáng lớn hơn 1 g/l chiếm 45,7%, các lỗ khoan nghèo nước có tỷ lưu lượng nhỏ hơn 0,2 l/sm chiếm 22,8%. Nguồn nước dưới đất tại trong vùng nghiên cứu như sau: + Tầng chứa nước lỗ hổng - vỉa thành tạo Hôloxen trên (mvQ IV 3). R RP P + Phức hệ chứa nước lỗ hổng - vỉa thành tạo Pleistoxen giữa - trên (amQ II-III ). R R + Một số tầng phức hệ chứa nước bị nhiễm mặn và chứa nước kém. + Các loại đá gốc thống Dê Vôn dưới đều bị nhiễm mặn. + Các loại đá gốc thống Dê Vôn dưới - giữa hệ tầng tân lâm (D1-2 tl) hệ tầng Long Đại (O3 - S1 lđ)…đều chứa nước kém (nếu không bị ảnh hưởng bởi khe nứt gãy kiến tạo). Nguồn nước dưới đất trong các loại đất đá này đều không đạt yêu cầu cung cấp nước với nhu cầu lớn. 1.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng Theo phương pháp phân loại đất của Fao-Unesco, vùng nghiên cứu có các nhóm đất chính sau: 7 - Nhóm đất cát và cồn cát biển: chiếm khoảng 34.000 ha, phân bố chủ yếu ở các huyện ven biển Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thuỷ, Phú Lộc, chiếm 8,7% tổng diện tích tự nhiên vùng nghiên cứu. Loại này có thành phần cơ giới nhẹ, rời rạc, tỷ lệ sét thấp, nghèo mùn, nghèo chất dinh dưỡng các Cation trao đổi thấp, khả năng giữ nước kém. Loại đất này cần cải tạo bằng phân hữu cơ tạo mùn, chủ động nguồn nước, canh tác mới có hiệu quả. Tiềm năng đất loại này ở tỉnh còn rất lớn cần có kế hoạch khai thác đưa vào sản xuất nông nghiệp, nông lâm nghiệp kết hợp. - Nhóm đất nhiễm mặn: có diện tích khoảng 5.000 ha được hình thành từ nguồn gốc phù sa sông, biển và hỗn hợp sông biển. Loại này được phân bố ở địa hình thấp ven đầm phá thuộc huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Hương Trà, chiếm 1,25% tổng diện tích tự nhiên vùng nghiên cứu. Thành phần cơ giới loại này phức tạp, đất có phản ứng trung tính, hàm lượng mùn (1 ÷ 1,5%), đạm tổng số trung bình, nghèo lân, loại này đang sử dụng trồng lúa nhưng năng suất thấp có thể cải tạo để nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ rất tốt. - Nhóm đất phèn: có diện tích khoảng 5.500 ha hình thành ở địa hình trũng thấp, ngâm nước lâu ngày bị yếm khí tích tụ lưu huỳnh. Đất này phân bố ở vùng trũng Phú Lộc, Hương Thuỷ, Hương Trà, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền, chiếm 1,36% quỹ đất. Thành phần cơ giới nặng, đất chua, hàm lượng mùn khá, đạm và ka li khá, lân nghèo. - Nhóm đất phù sa: có khoảng 32.000 ha, bao gồm đất phù sa không được bồi hàng năm, đất phù sa bị glây, đất phù sa phủ trên phần cát biển. Đất loại đất này phân bố ở hầu hết các thung lũng suối và đồng bằng các lưu vực sông như đồng bằng sông Ô Lâu, đồng bằng sông Hương, đồng bằng Phú lộc, các sông suối thuộc Nam Đông, A Lưới, chiếm 8,11% tổng quỹ đất. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét. Đất có phản ứng từ chua vừa đến chua, hàm lượng mùn từ (1÷1,5%), hàm lượng đạm tổng số và lân tổng số khá, lân dễ tiêu trung bình. Đất này đang được sử dụng trồng lúa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Nếu có chế độ canh tác tốt, đầy đủ nguồn nước sản xuất trên đất này cho năng suất cao. 8 - Nhóm đất đỏ vàng: Nhóm đất này có diện tích lớn nhất 271.317 ha, chiếm 68,74% tổng quỹ đất, phân bố chủ yếu ở Nam Đông, A Lưới, Hương Trà Phong Điền, Hương Thuỷ, Phú Lộc và Thành Phố Huế. Đất này phù hợp với cây lâu năm, cây công nghiệp lâu năm như chè, cá phê, cao su, các loại cây ăn quả. - Nhóm đất vàng đỏ trên núi: loại đất này có diện tích khoảng 12.000 ha chiếm 3,15% quỹ đất, phân bố ở A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc trên độ cao từ 500 ÷ 900m, độ dốc địa hình lớn 15 ÷ 250 loại này dễ bị xói và rửa trôi do độ dốc địa hình lớn, đất thích hợp cho rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng tự nhiên. Với tình hình thổ nhưỡng như trên trong sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp cần bảo vệ thảm phủ thực vật, nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi trọc. Vùng đồng bằng trũng thấp trong quá trình canh tác phải gắn liền với cải tạo đất, nâng cao độ phì của đất, cải tạo chua phèn, glây bằng biện pháp chủ động tưới, tiêu tạo điều kiện lấy phù sa hàng năm để cải tạo đất. Khắc phục những hạn chế về thổ nhưỡng của đất để nâng cao năng suất cây trồng và tăng cường bảo vệ độ phì của đất. 1.1.5. Đặc điểm khí tượng, khí hậu 1.1.5.1. Đặc điểm khí hậu Vùng nghiên cứu nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc với khí hậu miền Nam. Hầu hết các loại thiên tai đều xuất hiện ở đây như: bão, mưa rào cường độ lớn gây ra lũ, hạn hán, mưa đá, gió Tây khô nóng, rét đậm…Địa hình là một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng, quyết định đến tính chất và sự đa dạng của các vùng tiểu khí hậu của vùng. 1.1.5.2. Đặc điểm mưa Mưa trong vùng nghiên cứu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa ít mưa. Lượng mưa bình quân năm tăng dần từ Bắc vào Nam, trung tâm mưa lớn nhất là sườn Bạch Mã. Lượng mưa trung bình năm tại Tà Rụt 2.381 mm. Tại A Lưới 3.408 mm, tại Phú Ốc 2.733 mm, tại Huế 2.745 mm, tại Nam Đông 3.385 mm, lượng mưa bình quân năm miền núi lớn hơn ở đồng bằng, lượng mưa năm cũng có sự biến động rất lớn, năm mưa nhỏ chỉ đạt 60% lượng mưa bình quân năm, những năm mưa lớn gấp 2 đến 3 lần lượng mưa bình quân năm. Ví dụ như năm 1973 ở 9 Nam Đông mưa 5.182 mm, năm 1982 ở Bạch Mã 8.664 mm, năm 1990 lượng mưa ở A Lưới 5.086 mm. Số ngày có mưa trong năm giữa các vùng cũng chênh lệch nhau, vùng miền núi trung bình có từ 200 đến 220 ngày có mưa trong một năm, vùng đồng bằng và ven biển trung bình có từ 150- 160 ngày có mưa trong một năm. Tuy nhiên số ngày có mưa cũng phân bố không đều trong các tháng, từ tháng I đến tháng XIII có số ngày mưa ít hơn từ tháng IX đến tháng XII, có nhiều năm cả tháng trời không mưa, xuất hiện vào các tháng II, III, ngược lại có những năm có tháng mưa liên tục cả tháng, xuất hiện vào các tháng VII, VIII. Mùa khô trong vùng nghiên cứu bắt đầu từ tháng I đến tháng VIII. Tổng lượng mưa trong mùa khô chỉ đạt 25-30% tổng lượng mưa năm. Giữa mùa khô có thời kỳ mưa tiểu mãn tháng IV, tháng V. Lượng mưa bình quân thời kỳ tiểu mãn chỉ đạt 12-15% tổng lượng mưa năm. Trong các tháng từ tháng I đến tháng IV thường có mưa nhỏ 20-30 mm/trận. Đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất vụ đông xuân. 1200 Huế 1000 Nam Đông A Lưới mm 800 600 400 200 0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Hình 1.4. Lượng mưa trung bình tháng các trạm trong vùng 1.1.5.3. Bốc hơi Bốc hơi bình quân năm dao động từ 900 – 1.000 mm, ở vùng núi từ 800 – 900 mm. Lượng bốc hơi cao nhất tập trung vào mùa khô chiếm 75 - 80% tổng lượng bốc hơi năm. Trong mùa mưa từ tháng IX đến tháng XII, tổng lượng bốc hơi 10 chỉ chiếm 20 -25%. Tháng có lượng bốc hơi bình quân lớn nhất là tháng VII đạt tới 150 mm/tháng. Tháng XII bốc hơi nhỏ nhất là tháng chỉ đạt khoảng 30 mm/tháng. 160 Huế 140 Nam Đông A Lưới 120 mm 100 80 60 40 20 0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Hình 1.5. Lượng bốc hơi trung bình tháng các trạm trong vùng 1.1.5.4 . Chế độ nhiệt Theo tài liệu đo đạc của các trạm khí tượng, nhiệt độ ở Huế thuộc vùng tương cao và mang tính điển hình của chế độ nhiệt đới. Nhiệt độ trong vùng nghiên cứu biến đổi theo địa hình rất rõ nét, vùng đồng bằng có tổng nhiệt năm lớn hơn vùng miền núi. Tổng nhiệt độ năm đạt từ 8.5009.0000C, từ 100- 500 m đạt từ 8.000- 8.5000C, trên độ cao lớn hơn 500 m tổng nhiệt P P P P năm đạt dưới 8.000 C. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình tháng ở đồng bằng 200C, ở miền núi 17 - 180C. Trong mùa hè tháng VI; VII nhiệt độ trung bình dao động từ 28- 290C ở đồng bằng và từ 24 - 250C ở vùng núi cao. 0 P P P P P P P P P P Huế 29 Nam Đông 27 A Lưới 25 oC 23 21 19 17 15 I II III IV V VI VII VIII IX Hình 1.6. Nhiệt độ hơi trung bình tháng X XI XII 11 1.1.5.5. Chế độ gió, bão Có hai mùa gió chính là gió mùa đông và gió mùa hè. Mùa đông từ tháng X đến tháng XII, hướng gió thịnh hành là hướng Tây Bắc, tốc độ gió trung bình từ 1,6- 1,8 m/s. Mùa hè hướng gió thịnh hành là hướng Nam và Đông Nam, tốc độ gió bình quân 1,7 m/s. Trong trường hợp cực đoan như gặp bão, tốc độ gió đạt tới 40 m/s. Theo số liệu thống kê trong vòng 116 năm (1884- 2000) số cơn bão đổ bộ trực tiếp vào vùng nghiên cứu là 120. Trong đó bão xảy ra nhiều nhất vào tháng XIII đến tháng X . So với các vùng trong toàn quốc số lượng cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới vùng nghiên cứu có tác hại rất nghiêm trọng. 1.1.6. Đặc điểm mạng lưới sông ngòi và chế độ thủy văn - Hệ thống sông ngòi Hệ thống sông Hương gồm 3 nhánh chính: Bồ, Tả Trạch và Hữu Trạch, nhánh sông Bồ xuất phát từ vùng núi phía Tây Nam thuộc huyện A Lưới chảy qua vùng núi thuộc 2 huyện Hương Trà và Phong Điền, qua vùng đồng bằng Quảng Điền, Hương Trà, đổ vào sông Hương ở ngã ba Sình cách thành phố Huế 8 km về phía Bắc. Hai nhánh Tả Trạch và Hữu Trạch bắt nguồn từ dãy núi phía Nam thuộc huyện Nam Đông, A Lưới chảy theo hướng nam bắc và gặp nhau tại ngã ba Tuần tạo ra sông Hương và tiếp tục chảy theo hướng nam bắc qua thành phố Huế, hoà vào phá Tam Giang, đổ ra biển bằng hai cửa Thuận An và Tư Hiền. Dòng chính sông Hương hình thành hai đoạn khá rõ rệt: Đoạn chảy qua vùng đồi núi thì dốc, nhiều ghềnh thác, không ảnh hưởng nhiều của triều mặn (nhánh Tả Trạch từ Tân Ba trở lên); nhánh hưu Trạch từ Bình Điền trở lên, nhánh sông Bồ từ núi Bân trở lên. Mùa lũ thì vận tốc dòng chảy lớn. Khó khăn cho việc vận tải thuỷ. Mùa kiệt thì mực nước thấp, lòng sông cạn trơ sỏi đá, lòng sông gồ ghề, dốc, cao độ đáy sông của nhánh Tả Trạch từ đoạn Khe Tre về đến Dương Hoà thay đổi từ (+40) đến (-2); (-3). Đoạn từ Dương Hoà đến Tuần thay đổi từ (-2,00); (-3,00) đến (-4,00); (-5,00). Thỉnh thoảng có những vực sâu (-11,00) đến (-12,00). Với nhánh Hữu Trạch 12 đoạn từ Bình Điền đến ngã ba Tuần lòng sông có cao độ thay đổi từ (-1,4) đến (3,00); (-4,00) cũng có những vực sâu (-5,00); (-6,00). Đoạn phía trên Bình Điền thì nhiều ghềnh thác, lòng sông hẹp và rất dốc. Đối với nhánh sông Bồ, đoạn sông từ núi Bân trở lên lòng sông chảy trong vùng rừng núi, dốc lắm thác ghềnh. Đoạn chảy trong vùng đồng bằng thì dòng sông hiền hoà hơn, độ dốc mặt nước bé, chịu ảnh hưởng của triều mặn. Dòng sông chảy quanh co, cao độ đáy sông thay đổi trong khoảng từ (-2,50) đến (-7,00); (-8,00) đặc biệt do ảnh hưởng của lũ và điều kiện địa chất mềm yếu cho nên dòng sông, bờ sông bị xói lở, bồi lấp nhiều đoạn. Trên sông Hương đoạn từ ngã ba Tuần về chùa Linh Mụ cả hai bờ sông đều bị xói lở mạnh, trên sông Bồ đoạn từ Cổ Bi về đến ngã ba Bác Vọng, 2 bờ sông cũng bị xói lở nhiều. Trong vùng đồng bằng thuộc lưu vực sông Hương, ngoài dòng chính sông Hương, sông Bồ còn có nhiều sông đào có tác dụng “dẫn thuỷ nhập điều “ tiêu thoát lũ nhanh chóng được xây dựng thời nhà Nguyễn, từ những năm 1835 - 1863: ở phía bắc sông Hương có kênh (hói) 5 xã, kênh (hói) 7 xã thuộc huyện Hương Trà nối sông Hương ở cầu Xước Dũ với sông Bồ. Kênh ngã tư nối sông Bồ với phá Tam Giang ở Quán Cửa, đi qua vùng đồng bằng Quảng An, Quảng Thành … ở phía Nam sông Hương thì có sông Đại Giang nối sông Hương với phá Cầu Hai (có đoạn gọi là sông An Cựu, sông Lợi Nông) có chiều dài khoảng 30 km, sông Như Y nối từ đập Đá vòng qua các xã Thuỷ Vân, Thuỷ Thanh rồi nối với sông Đại Giang ở địa phận xã Phú Lương … với chiều dài khoảng 15 km, các kênh chợ Mai, Phú Thượng, La Ỷ nối sông Hương với đầm phá, với các vùng xung quanh thành phố Huế để đảm bảo cho việc tiêu thoát, lưu thông dễ dàng, nông thương đều có lợi. - Chế độ dòng chảy Dòng chảy năm trên các lưu vực sông thuộc vùng nghiên cứu cũng biến động lớn theo không gian và thời gian. Lượng dòng chảy của các sông tăng dần từ Bắc vào Nam và từ đồng bằng lên miền núi. Về mùa mưa tổng lượng dòng chảy chiếm tới 70% tổng lượng dòng chảy năm và kéo dài từ tháng IX đến tháng XII, 8 tháng mùa kiệt lượng dòng chảy chỉ chiểm 30%. 13 Đối với các sông chảy qua vùng núi dòng chảy mạnh và tập trung nhanh, khi chảy qua vùng đồng bằng vận tốc dòng chảy nhỏ và chế độ chảy thường bị ảnh hưởng của thuỷ triều. Các sông nhỏ vùng đồng bằng và ven biển có chế độ chảy rất phức tạp và thường bị xâm nhập mặn. 1.1.7. Đặc điểm thủy triều - Vùng biển ven bờ Thừa Thiên- Huế kéo dài khoảng 120km nhưng thuỷ triều biến đổi khá phức tạp. Từ Bắc vào Nam, thuỷ triều thuộc loại bán nhật không đều, hầu hết số ngày trong tháng là bán nhật triều với độ lớn trung bình từ 1,2 ÷ 0,6m và giảm dần về phía Nam. + Tại khu vực cửa Thuận An, thủy triều thuộc chế độ bán nhật triều đều. Biên độ triều không lớn từ 0,35 ÷ 0,5m (nhỏ nhất so với các khu vực khác trong toàn quốc). Xa dần vùng cửa Thuận An về phía Bắc và Nam, biên độ dao động triều đều tăng dần. Tại Thuận An, mực nước cao nhất 0,55m, mực nước trung bình 0,196m, mực nước thấp nhất -0,217m; + Tại khu vực cửa Tư Hiền nằm trong vùng bán nhật triều không đều: Biên độ triều thấp trung bình 0,5 ÷ 0,6m. - Dòng triều có tính chất bán nhật triều không đều và nhật triều không đều riêng khu vực lân cận cửa Thuận An là bán nhật triều đều. Tốc độ dòng triều khá mạnh, trung bình từ 25-30 cm/s, ở vùng nước có độ sâu từ 10-15 m và giảm dần ra ngoài khơi và xuống sâu. Các dòng toàn nhật và bán nhật có cùng bậc ở cửa Thuận An. Do vậy vực hạ lưu hệ thống sông Hương chịu ảnh hưởng mạnh của chế độ thủy triều Bắc Bộ và chế độ lưu lượng nước của các sông. 1.2. Cơ sở hiện trạng kinh tế - xã hội 1.2.1. Dân số và cơ cấu dân cư Trong vùng nghiên cứu có 8 đơn vị hành chính cấp huyện và một thành phố trực thuộc tỉnh với 152 xã phường. Trong đó, tổng số xã là 119, số phường là 24, và thị trấn là 9. Tính đến tháng XI/2009 toàn vùng có 1,15 triệu người với mật độ dân số trung bình là 227 người/km2. Mật độ dân số cao ở vùng thị trấn, thị tứ, vùng đồng 14 bằng và thành phố Huế; mật độ dân số ở thành phố Huế là 4.786 người/km2, trong khi đó ở huyện A Lưới và Nam Đông trung bình là 35 người/km2. Dân số vùng thành thị chiếm 1/3 dân số toàn tỉnh, còn lại là dân số vùng nông thôn. Trong tổng số dân nông thôn có tới 11% sống bằng ngư nghiệp ven phá, trên sông và đánh bắt thủy hải sản ngoài khơi. Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm có xu thế giảm, năm 2000 tỷ lệ tăng dân số là 1,6%, đến năm 2009 là 1,21%. 2.5 2 1.5 1 0.5 0 1996 1997 1998 1999 % 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Hình 1.7. Tỷ lệ tăng dân số giai đoạn 1999-2008 Bảng 1.1. Dân số năm 2009 các huyện trong vùng nghiên cứu TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Huyện Tổng số (người) Phân theo thành thị nông thôn (người) Thành thị Tổng số 1.148.324 401.628 TP. Huế 339.822 308.120 H. Phong Điền 107.122 6.566 H.Quảng Điền 91.799 10.226 H. Hương Trà 117.654 8.080 H. Phỳ Vang 176.896 20.249 H. Hương Thuỷ 97.278 14.774 H. Phú Lộc 151.636 23.573 H. A Lưới 42.392 6.493 H. Nam Đông 23.725 3.547 Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế năm 2009 Nông thôn 746.696 31.702 100.556 81.573 109.574 156.647 82.504 128.063 35.899 20.178
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan