Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu chuỗi giá trị nho ninh thuận...

Tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị nho ninh thuận

.PDF
135
1857
145

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN TRẦN HÀ MY NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ NHO NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA - 2016 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN TRẦN HÀ MY NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ NHO NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 Quyết định giao đề tài: 56/QĐ-ĐHNT ngày 15/1/2015 Quyết định thành lập hội đồng: Ngày bảo vệ: Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH KHÁNH HÒA - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình nghiên cứu của tôi tại Ninh Thuận. Số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và đảm bảo độ tin cậy. Kết quả nghiên cứu của luận văn là không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. Khánh Hòa, ngày 30 tháng 01 năm 2016 Tác giả Nguyễn Trần Hà My iii LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, trong thời gian thực hiện đề tài tôi luôn nhận được sự giúp đỡ của các Thầy Cô, sự ủng hộ của gia đình và sự hỗ trợ nhiệt tình của đồng nghiệp, bạn bè và cộng đồng những người sản xuất và kinh doanh sản phẩm Nho tại tỉnh Ninh Thuận. Trước hết, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh là người trực tiếp hướng dẫn - đã tận tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy Cô khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang đã tận tâm và nhiệt tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian học cao học tại trường và xin gửi lời biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện về thời gian, động viên tinh thần và giúp đỡ để tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các nông dân trồng nho, những thương lái, cơ sở chế biến, những người bán sỉ và lẻ ở các chợ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, đặc biệt là ông Nguyễn Văn Mọi chủ cơ sở Ba Mọi đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin trong quá trình tôi thu thập số liệu và hình ảnh để hoàn thành đề tài. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Khánh Hòa, ngày 30 tháng 01 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Trần Hà My iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................iii LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ iv MỤC LỤC................................................................................................................... v DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................viii DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................ix DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ................................................................................ x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN..........................................................................................xi MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................... 9 1.1. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh.............................................................................. 9 1.1.1. Khái niệm lợi thế cạnh tranh .............................................................................. 9 1.1.2. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael E. Porter................................ 10 1.1.3. Mô hình lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael Porter................................... 12 1.2. Lý thuyết về chuỗi giá trị .................................................................................... 16 1.2.1. Khái niệm chuỗi giá trị..................................................................................... 16 1.2.2. Mối liên kết bên trong chuỗi giá trị .................................................................. 18 1.2.3. Mối liên kết dọc trong chuỗi giá trị .................................................................. 19 1.2.4. Phân tích chuỗi giá trị ...................................................................................... 20 1.2.5. Tầm quan trọng của phân tích chuỗi giá trị....................................................... 21 1.3. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến đề tài..................................................... 22 1.3.1. Nghiên cứu nước ngoài .................................................................................... 22 1.3.2. Nghiên cứu trong nước..................................................................................... 24 Kết luận chương 1...................................................................................................... 27 v CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 28 2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Ninh Thuận .................................................................. 28 2.2. Tổng quan về cây nho tại tỉnh Ninh Thuận.......................................................... 29 2.2.1. Cây giống và đặc điểm của nho Ninh Thuận .................................................... 29 2.2.2. Chất lượng nho Ninh Thuận. ............................................................................ 31 2.3. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ nho tại tỉnh Ninh Thuận ........................ 32 2.3.1. Tình hình sản xuất nho tại tỉnh Ninh Thuận...................................................... 32 2.3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình trồng nho. .................................. 35 2.3.3. Tình hình chế biến và tiêu thụ nho tại tỉnh Ninh Thuận .................................... 37 2.3.4. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ nho qua ý kiến của các tác nhân trong chuỗi giá trị nho Ninh Thuận .............................................................. 37 2.3.5. Hình thức kinh doanh nho khép kín của doanh nghiệp tư nhân sản xuất dịch vụ và thương mại Ba Mọi. .............................................................................................. 42 2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu.............................................................................. 43 2.4.1. Quy trình thu thập dữ liệu sơ cấp ..................................................................... 43 2.4.2. Thông tin dữ liệu.............................................................................................. 44 2.5. Phương pháp tính toán và xử lý dữ liệu............................................................... 45 Kết luận chương 2...................................................................................................... 45 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ NHO NINH THUẬN..... 46 3.1. Phân tích cấu trúc thị trường nho tại tỉnh Ninh Thuận. ........................................ 46 3.1.1. Những tác nhân và cấu trúc thị trường nho tại tỉnh Ninh Thuận ....................... 46 3.1.2. Đặc điểm những tác nhân trong chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận..................... 49 3.2. Tổ chức và vận hành thị trường........................................................................... 68 3.2.1. Hoạt động mua bán. ......................................................................................... 68 3.2.2. Phương thức giao dịch và thanh toán................................................................ 69 3.2.3. Qui trình hình thành giá. .................................................................................. 70 vi 3.2.4. Tiếp cận thông tin thị trường. ........................................................................... 71 3.2.5. Tình hình cạnh tranh trong ngành..................................................................... 72 3.3. Kết quả thực hiện thị trường................................................................................ 73 3.3.1. Phân tích chi phí và lợi nhuận biên bình quân của các tác nhân trong chuỗi. .... 73 3.3.2. Phân tích giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần ............................................. 80 3.4. Thảo luận kết quả................................................................................................ 86 Kết luận chương 3...................................................................................................... 89 CHƯƠNG 4: KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN.................................................... 90 4.1. Vai trò của các tổ chức trong việc phát triển nho Ninh Thuận ............................. 90 4.2. Khuyến nghị ....................................................................................................... 90 4.2.1. Khuyến nghị đối với các tác nhân trong chuỗi giá trị nho Ninh Thuận ............. 90 4.2.2. Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước......................................... 93 4.3. Kết luận .............................................................................................................. 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................97 PHỤ LỤC vii DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT AU/NEPAD : Africa and Uganda/ The new partnership for Africa’s Development FAO : Food and Agriculture Organization GTZ : Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit GmbH GSO : Tổng cục thống kê Việt Nam HTX : Hợp tác xã NH01-48 : Giống nho ăn tươi Sở NN&PTNT : Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn SCP : Structure – Conduct – Performance TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh UNIDO : United Nations Industrial Development Organization WHO : World Health Organization viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thuận lợi của nông dân trồng nho..............................................................37 Bảng 2.2. Thuận lợi của người bán sỉ.........................................................................38 Bảng 2.3. Thuận lợi của người bán lẻ.........................................................................39 Bảng 2.4. Khó khăn của người nông dân....................................................................40 Bảng 2.5. Khó khăn của Thương lái...........................................................................40 Bảng 2.6. Khó khăn của người bán sỉ.........................................................................41 Bảng 2.7. Khó khăn của người bán lẻ ........................................................................41 Bảng 2.8. Phương pháp tính toán tỷ lệ phân phối giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận biên trong chuỗi giá trị...............................................................................................45 Bảng 3.1. Đặc điểm nông dân trồng nho ....................................................................50 Bảng 3.2. Các công đoạn trong quá trình trồng nho....................................................53 Bảng 3.3. Đặc điểm thương lái...................................................................................54 Bảng 3.4. Phân loại nho thu mua................................................................................56 Bảng 3.5. Tỷ lệ hao hụt của thương lái.......................................................................57 Bảng 3.6. Các công đoạn trong quá trình thu mua nho của thương lái. .......................58 Bảng 3.7. Đặc điểm người bán sỉ ...............................................................................59 Bảng 3.8. Đặc điểm người bán lẻ ...............................................................................62 Bảng 3.9. Tỷ lệ hao hụt của người bán lẻ ...................................................................64 Bảng 3.10. Đặc điểm người tiêu dùng ........................................................................67 Bảng 3.11. Mức độ tiếp cận thông tin thị trường. .......................................................72 Bảng 3.12. Chi phí và lợi nhuận biên bình quân của các tác nhân trong kênh 1..........74 Bảng 3.13. Chi phí và lợi nhuận biên bình quân của các tác nhân trong kênh 2..........77 Bảng 3.14. Chi phí và lợi nhuận biên bình quân của các tác nhân trong kênh 3..........79 Bảng 3.15. Giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của kênh 1 .....................................81 Bảng 3.16. Giá bán các sản phẩm từ nho của cơ sở chế biến ......................................82 Bảng 3.17. Giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của kênh 2 .....................................83 Bảng 3.18. Giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của kênh 3 .....................................84 ix DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh.............................................................10 Hình 1.2. Mô hình lợi thế cạnh tranh quốc gia ...........................................................13 Hình 1.3. Sơ đồ chuỗi giá trị ......................................................................................17 Hình 2.1. Các giống nho chủ yếu ở tỉnh Ninh Thuận..................................................30 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu diện tích trồng nho tại tỉnh Ninh Thuận năm 2014 .....................34 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu sản lượng nho tại tỉnh Ninh Thuận .............................................35 Hình 3.1. Chuỗi giá trị nho Ninh Thuận.....................................................................48 Hình 3.2. Mối quan hệ của nông dân với các tác nhân khác trong chuỗi giá trị nho Ninh Thuận................................................................................................................50 Hình 3.3. Quy trình bán theo phân loại ......................................................................51 Hình 3.4. Mối quan hệ của Thương lái và các tác nhân khác trong chuỗi giá trị nho Ninh Thuận................................................................................................................54 Hình 3.5. Quy trình thu mua nho của thương lái ........................................................54 Biểu đồ 3.6. Chất lượng nho do thương lái quan tâm .................................................57 Hình 3.7. Mối quan hệ của người bán sỉ và các tác nhân khác trong chuỗi giá trị nho Ninh Thuận................................................................................................................59 Hình 3.8. Quy trình thu mua nho của người bán sỉ .....................................................60 Biểu đồ 3.9. Chất lượng sản phẩm nho do người bán sỉ quan tâm ..............................60 Hình 3.10. Mối quan hệ của người bán lẻ và các tác nhân khác trong chuỗi giá trị nho Ninh Thuận................................................................................................................61 Hình 3.11. Quy trình thu mua nho của người bán lẻ...................................................62 Biểu đồ 3.12. Chất lượng nho do người bán lẻ quan tâm............................................63 Hình 3.13. Mối quan hệ của cơ sở chế biến nho và các tác nhân khác trong chuỗi giá trị nho Ninh Thuận ....................................................................................................64 Hình 3.14. Quy trình chế biến nho .............................................................................65 Hình 3.15. Mối quan hệ của người tiêu dùng và các tác nhân khác trong chuỗi giá trị nho Ninh Thuận.........................................................................................................67 Biểu đồ 3.16. Chất lượng nho do người tiêu dùng quan tâm.......................................68 Hình 4.1. Mô hình hợp tác dọc trong chuỗi giá trị nho Ninh Thuận............................92 x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Đặt vấn đề Từ nhiều thập kỷ qua, cây nho đã gắn bó với cuộc sống của người dân vùng đất thừa nắng và gió như Ninh Thuận. Cây nho du nhập vào Việt Nam và được trồng chủ yếu tại Ninh Thuận, đây là vùng có đặc điểm khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng rất đặc thù, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của loài cây này. Với mong muốn áp dụng kiến thức vào thực tiễn đồng thời xem xét tất cả các yếu tố trong chuỗi giá trị, tác giả sẽ tiến hành phân tích chuỗi giá trị nho Ninh Thuận và đề xuất những giải pháp để nghề trồng nho tại Ninh Thuận nói riêng và trên cả nước nói chung có thể phát triển bền vững. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn nghiên cứu về chuỗi giá trị và đề xuất phương pháp nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm nho cho nghiên cứu này. Xác định cấu trúc chuỗi giá trị mặt hàng nho tại Ninh Thuận. Đánh giá đặc điểm, cách thức tổ chức, vận hành của các tác nhân trong chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận. Phân tích, đánh giá hiệu quả việc phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị. Đề xuất giải pháp phát triển bền vững cho chuỗi giá trị mặt hàng nho tại Ninh Thuận. 3. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp nghiên cứu: Tiếp cận mô hình SCP (Structure – Conduct – Performance) để nghiên cứu trường hợp chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận nhằm phân tích đặc điểm, cấu trúc, cách thức tổ chức, vận hành của các tác nhân trong chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp tính toán tỷ lệ phân phối giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận biên trong chuỗi giá trị được đề xuất bởi UNIDO (2009) để phân tích thực trạng phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận. Ngoài ra, nghiên cứu vận dụng lý thuyết lợi thế cạnh tranh của Michael E. Porter để phân tích tình hình cạnh tranh trong ngành.  Phương pháp thu thập số liệu: Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp các tác nhân trong chuỗi gồm nông dân trồng nho, thương lái, người bán sỉ trong tỉnh, người bán lẻ trong tỉnh, người tiêu dùng và cơ sở chế biến nho bằng việc sử dụng bảng câu hỏi. xi Số liệu sơ cấp được thu thập: từ tháng 1/2015 đến tháng 4/2015 và từ tháng 9/2015 đến tháng 11/2015. Được khảo sát ở 2 xã thuộc 2 huyện chủ yếu có trồng nho của Ninh Thuận là: xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải), xã Phước Thuận (huyện Ninh Phước). Dữ liệu thứ cấp về diện tích, sản lượng trồng nho được tác giả lấy từ Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận 4. Kết quả nghiên cứu. Kết quả phân tích cấu trúc thị trường cho thấy chuỗi giá trị sản phẩm nho tại Ninh Thuận có 3 kênh chính tiêu thụ nho tươi và 1 kênh đặc thù (kênh chế biến nho). Cụ thể:Kênh 1: Nông dân trồng nho => Thương lái => Người bán sỉ trong tỉnh => Người bán lẻ trong tỉnh => Người tiêu dùng.Kênh 2: Nông dân trồng nho => Thương lái => Người bán sỉ trong tỉnh => Người bán sỉ ngoài tỉnh => Người bán lẻ ngoài tỉnh => Người tiêu dùng. Kênh 3: Nông dân trồng nho => Người bán sỉ trong tỉnh => Người bán lẻ trong tỉnh => Người tiêu dùng. Kênh chế biến nho: Nông dân trồng nho => Cơ sở chế biến => Người bán lẻ trong tỉnh => Người tiêu dùng. Để phát triển bền vững chuỗi giá trị nho ở Ninh Thuận, tác giả đã đề xuất nhóm khuyến nghị đối với các tác nhân trong chuỗi giá trị nho Ninh Thuận và nhóm khuyến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước. Từ khóa: chuỗi giá trị, nho Ninh Thuận. xii MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Từ nhiều thập kỷ qua, cây nho đã gắn bó với cuộc sống của người dân vùng đất thừa nắng và gió như Ninh Thuận. Cây nho du nhập vào Việt Nam và được trồng chủ yếu tại Ninh Thuận, đây là vùng có đặc điểm khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng rất đặc thù, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của loài cây này. Đặc điểm của cây nho cần có mùa khô đủ dài để tích lũy chất đường, tạo quả. Bên cạnh đó, lượng mưa thấp cũng cần thiết để quả nho không bị nứt, bệnh, rụng quả và đồng thời cũng cần độ ẩm không khí thấp để trái ngọt, vị ngon,… Ninh Thuận là vùng đất khô nhất của Việt Nam, có đầy đủ những yếu tố thuận lợi để phát triển. Vì vậy, cây nho đã trở thành cây trồng chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Mặc dù có điều kiện trồng thuận lợi nhưng cây nho tại Ninh Thuận vẫn “ba chìm bảy nổi” trong hơn một thập kỷ qua. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận, năm 2014 toàn tỉnh hiện có 727 ha diện tích nho, năng suất đạt gần 25 tấn/ha, sản lượng 16.965 tấn. So với thời điểm năm 1998 (diện tích cây nho phát triển mạnh, đạt cao nhất là 2.400ha) thì đến nay diện tích, năng suất và chất lượng cây nho đã có sự sụt giảm khá mạnh. Trong khi đó, người trồng nho vẫn phải đầu tư rất lớn, làm cho hiệu quả trồng nho không cao và cây nho không cạnh tranh được so với một số cây trồng khác. Bên cạnh đó, việc được mùa mất giá, bị thương lái ép giá mua với giá rẻ, tình hình dịch bệnh trên cây nho luôn là những nổi lo lắng đối với nông dân trồng nho tại tỉnh Ninh Thuận. Thêm vào đó, do chưa được quan tâm đầu tư khoa học kỹ thuật nên cây nho ở đây chưa có điều kiện phát triển đúng với khả năng của nó. Những thiếu sót về chiến lược phát triển, cơ sở nghiên cứu, giống trồng và kỹ thuật canh tác cũng đang là những vấn đề khiến sự phát triển của chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận chưa bền vững. Để cây nho Ninh Thuận có thể cạnh tranh được với các loại nho nhập khẩu cùng loại và hướng tới sản xuất nho an toàn nhằm cung cấp cho nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu thì cần phải có những biện pháp quy hoạch vùng sản xuất nho chất lượng cao, tập trung, đầu tư để nâng cao trình độ cho cán bộ kỹ thuật và người sản xuất,… Bên cạnh đó, việc phân phối lợi nhuận trong chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận 1 chưa đạt được hiệu quả cao, người nông dân trồng nho vẫn là đối tượng chịu thiệt hại nặng nề nhất khi tình hình sản xuất và tiêu thụ nho gặp khó khăn. Do đó, cần phải có những nghiên cứu để giải quyết những vấn đề khó khăn hiện tại. Một số nghiên cứu trước đây về chuỗi giá trị nho thường tiếp cận theo hướng “kết nối chuỗi giá trị Valuelinks” tập trung chủ yếu vào phân tích kinh tế trong chuỗi giá trị mà chưa xem xét đến các yếu tố vận hành thị trường của người bán và người mua thông qua các chính sách định giá, chủng loại sản phẩm, đầu tư phương tiện sản xuất,... Với mong muốn áp dụng kiến thức vào thực tiễn đồng thời xem xét tất cả các yếu tố trong chuỗi giá trị, tác giả sẽ tiến hành phân tích chuỗi giá trị nho Ninh Thuận và đề xuất những giải pháp để nghề trồng nho tại Ninh Thuận nói riêng và trên cả nước nói chung có thể phát triển bền vững. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: luận văn tập trung phân tích chuỗi giá trị Nho Ninh Thuận về cấu trúc thị trường, cách thức tổ chức vận hành và kết quả thực hiện thị trường. Mục tiêu cụ thể: luận văn có các mục tiêu cụ thể sau: - Xác định cấu trúc chuỗi giá trị mặt hàng nho tại Ninh Thuận. - Đánh giá đặc điểm, cách thức tổ chức, vận hành của các tác nhân trong chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận. - Phân tích, đánh giá hiệu quả việc phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị. - Đề xuất giải pháp phát triển bền vững cho chuỗi giá trị mặt hàng nho tại Ninh Thuận. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: là các tác nhân trong chuỗi giá trị nho từ nông dân trồng nho, thương lái, người bán sỉ trong tỉnh, người bán lẻ trong tỉnh, người tiêu dùng và cơ sở chế biến nho. Đồng thời, tác giả không có điều kiện khảo sát các tác nhân người bán sỉ ngoài tỉnh và người bán lẻ ngoài tỉnh nên không đưa 2 tác nhân này vào đối tượng để nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm nho được thực hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Số liệu phục vụ cho việc phân tích được thu thập trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2014. 2 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu: - Tiếp cận mô hình SCP (Structure – Conduct – Performance) để nghiên cứu trường hợp chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận nhằm phân tích đặc điểm, cấu trúc, cách thức tổ chức, vận hành của các tác nhân trong chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận. - Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp tính toán tỷ lệ phân phối giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận biên trong chuỗi giá trị được đề xuất bởi UNIDO (2009) để phân tích thực trạng phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận. - Ngoài ra, nghiên cứu vận dụng lý thuyết lợi thế cạnh tranh của Michael E. Porter để phân tích tình hình cạnh tranh trong ngành. Cụ thể nghiên cứu được tiến hành như sau: 4.1.1. Phương pháp luận. Theo Kaplinsky và Morris (2001), phương pháp luận để phân tích chuỗi giá trị bao gồm những nội dung sau: Xác định tác nhân đầu tiên để bắt đầu thực hiện nghiên cứu: Tùy vào lĩnh vực, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu để lựa chọn tác nhân khởi đầu khác nhau cho nghiên cứu chuỗi giá trị (xem Kaplinsky và Morris (2001) để thấy ví dụ minh họa). Mục tiêu của bước này là xác định hướng luân chuyển của dòng sản phẩm và thông tin. Lập sơ đồ chuỗi giá trị: tiến trình thực hiện bao gồm (i) xác định và vẽ quá trình cốt lõi trong chuỗi giá trị (gồm những hoạt động chính và quan trọng trong chuỗi); (ii) xác định những tác nhân trong mỗi quá trình (tức là những tác nhân thực hiện những chức năng trong mỗi quá trình của chuỗi giá trị); (iii) vẽ dòng luân chuyển sản phẩm giữa các tác nhân dọc theo chuỗi, bao gồm dòng luân chuyển về địa lý; (iv) xác định khối lượng sản phẩm giao dịch luân chuyển giữa các tác nhân; (v) xác định sự thay đổi giá trị qua mỗi quá trình (tức là xác định mức giá trị gia tăng tạo ra từ mỗi tác nhân cho người tiêu dùng cuối cùng trên cơ sở xác định doanh thu và chi phí) và (vi) xác định các phương thức liên kết và giao dịch giữa các tác nhân trong chuỗi. Xác định những phân đoạn thị trường của sản phẩm và các yếu tố thành công then chốt cho sản phẩm trên thị trường: tức là xác định đặc điểm đa dạng hóa sản phẩm cho từng nhóm khách hàng mục tiêu đa dạng trong những thị trường trọng điểm khác nhau, và xác định những yếu tố then chốt tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường (sự khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ kèm theo hay là giá cả sản phẩm). 3 Xác định cách thức nhà sản xuất kết nối với thị trường, đánh giá đặc điểm và vai trò của người mua và người bán trên thị trường. Đánh giá và kiểm tra hiệu quả vận hành chuỗi giá trị: tức là đánh giá khả năng cạnh tranh về chi phí, chất lượng, thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng, năng lực thực hiện cải tiến cho sản phẩm cũng như quá trình tạo giá trị. Quản trị chuỗi giá trị: bắt đầu bằng việc đánh giá sức mạnh của quyền lực chi phối thị trường ở các tác nhân và xác định tác nhân then chốt và quan trọng nhất trong việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững. Nâng cấp chuỗi giá trị: bao gồm (i) cải tiến trong quá trình (khả năng cải tiến hoặc thay đổi liên kết hiệu quả giữa các tác nhân), (ii) cải tiến trong sản phẩm, (iii) thay đổi vị trí đảm nhiệm chức năng (tức là điều chỉnh việc đảm nhận các chức năng hoạt động giữa các tác nhân để chuỗi vận hành hiệu quả hơn) và (iv) nâng cấp chuỗi (tức là đa dạng hóa chuỗi giá trị bằng cách tạo thêm các chuỗi giá trị mới). Các vấn đề liên quan đến phân phối lợi ích, giá trị gia tăng, rủi ro, rào cản gia nhập ngành... Tuy nhiên, Kaplinsky và Morris (2001) nhấn mạnh rằng không có một phương pháp chuẩn tắc cho việc phân tích một chuỗi giá trị. Xây dựng phương pháp phân tích chuỗi giá trị phụ thuộc vào cách tiếp cận chuỗi và vấn đề nghiên cứu cũng như mục tiêu đặt ra. Có nhiều cách tiếp cận trong phân tích chuỗi giá trị, nhưng mỗi cách tiếp cận chuỗi đều có những lợi thế và bất lợi khác nhau. Jacinto và Pomeroy (2011) cho rằng phân tích chuỗi giá trị dựa trên mặt hàng thường được lựa chọn để thực hiện ở phạm vi thị trường địa phương, quốc gia và toàn cầu. Cách tiếp cận phân tích dựa trên mặt hàng có thể cung cấp sự hiểu biết đầy đủ hơn về cấu trúc ngành của mặt hàng nghiên cứu, các chiến lược kinh doanh của những tác nhân khác nhau trong chuỗi và hiểu rõ hơn bản chất bên trong của sự liên kết kinh tế giữa các quá trình (Jacinto và Pomeroy, 2011). Vì vậy, đề tài này cũng sử dụng cách tiếp cận này trong nghiên cứu thực nghiệm. Jacinto và Pomeroy (2011) cho rằng có bốn khía cạnh quan trọng trong phân tích chuỗi giá trị các mặt hàng nông sản mà các nhà nghiên cứu nên tập trung vào, đó là: (i) Thiết lập sơ đồ chuỗi giá trị bao gồm: mối liên kết giữa các tác nhân kinh tế trong chuỗi và dòng luân chuyển sản phẩm; đánh giá đặc điểm mỗi tác nhân; xác định doanh thu, cấu trúc chi phí, lợi nhuận và rủi ro của mỗi tác nhân. 4 (ii) Xác định, so sánh và đánh giá sự phân phối lợi ích và rủi ro giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị. (iii) Tìm kiếm giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị (iv) Xây dựng cơ chế hợp tác và quản trị chuỗi giá trị. Tuy nhiên, Jacinto và Pomeroy (2011) đề xuất rằng phân tích chuỗi giá trị cần có một mô hình phân tích kết hợp với lý thuyết Kaplinsky và Morris (2001) nhằm thấy rõ bản chất nguồn gốc của sự vận hành liên kết và cạnh tranh trong chuỗi. Ngoài các cách tiếp cận phân tích chuỗi giá trị nêu trên, việc sử dụng mô hình SCP trong phân tích chuỗi giá trị là một hướng tiếp cận được nhiều nghiên cứu sử dụng. Mô hình SCP (Bain, 1951) chỉ ra mối liên hệ giữa 3 yếu tố cấu trúc thị trường (S), sự vận hành (C) và kết quả thực hiện thị trường (P) trong một chuỗi giá trị sản phẩm. Điểm then chốt của mô hình SCP là cho thấy có sự tương tác nhân quả giữa 3 yếu tố này trong phân tích một chuỗi giá trị. Cấu trúc thị trường (S) Vận hành thị trường (C) Kết quả thực hiện thị trường (P) Sự tương tác qua lại giữa ba yếu tố trong mô hình SCP Nguồn: Bain (1951) Cấu trúc thị trường và sự vận hành thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện thị trường/kết quả kinh doanh của ngành. Ngược lại, kết quả thị trường sẽ tác động trở lại đến cấu trúc và sự vận hành thị trường trong dài hạn. Kết quả thị trường phụ thuộc vào sự vận hành thị trường của người bán và người mua thông qua các chính sách định giá, chủng loại sản phẩm, đầu tư phương tiện sản xuất. Sự vận hành ảnh hưởng chi phối ngược lại cấu trúc thị trường bao gồm ảnh hưởng đến số lượng và quy mô sản xuất kinh doanh của những người bán và người mua, các kênh marketing, mức độ khác biệt hóa sản phẩm, sự tồn tại hay không của các rào cản gia nhập và xuất ngành. Ứng dụng mô hình SCP cho phân tích chuỗi giá trị giúp chúng ta nhận dạng khả năng cải tiến vị thế cạnh tranh chuỗi giá trị sản phẩm. Các nhân tố trong của mô hình SCP được thể hiện trong bảng sau: 5 Các nhân tố của mô hình SCP Nhân tố cấu trúc (S) - Những trung gian trong hệ thống kênh marketing. - Những cản trở gia nhập và ra khỏi ngành. - Sự tham gia của người mua và người bán. - Phân loại chất lượng. - Phân tích thông tin thị trường. - Cấu trúc kênh thị trường. - Cơ sở hình thành giá. - Nguyên tắc điều phối thị trường. Nhân tố vận hành (C) - Hoạt động mua vào - Hoạt động bán ra - Vận chuyển - Dự trữ - Thương lượng - Tiến hành - Thông tin - Tài chính/ rủi ro - Chiến lược thương mại chung để tăng hiệu quả marketing Nhân tố kết quả (P) - Sự thích hợp của sản phẩm liên quan đến thị hiếu của khách hàng - Hiệu quả của dịch vụ cung ứng: + Tỉ lệ lợi nhuận liên quan đến chênh lệch biên tế giữa giá và chi phí marketing + Phân tích thị trường; thương lượng chi phí giao dịch (tìm kiếm và kí hợp đồng) + Phân tích khác biệt về giá và giao động về giá theo thời vụ + Tham gia thị trường - Phân tích sự năng động của thị trường Nguồn: Bain (1951) 4.1.2. Phương pháp phân tích chuỗi giá trị nho Ninh Thuận. Dựa trên cơ sở phương pháp luận đã được trình bày và giới hạn về thời gian, nguồn lực tài chính, nghiên cứu này chỉ tập trung vào các nội dung: (i) Thiết lập sơ đồ chuỗi giá trị nho. (ii) Xác định các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị nho Ninh Thuận và mối quan hệ của từng tác nhân với các tác nhân còn lại trong chuỗi giá trị. (iii) Thực hiện phân tích chuỗi giá trị dựa trên mô hình SCP phân tích nhân tố cấu trúc, nhân tố vận hành và nhân tố kết quả trong chuỗi giá trị. Do giới hạn về thời gian, tài chính nên đề tài chỉ đề cập đến các nhân tố chính trong mô hình SCP được trình bày trong bảng sau: Các nhân tố của SCP sử dụng trong nghiên cứu chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận Cấu trúc thị trường Tổ chức và vận hành thị trường - Những tác nhân và - Hoạt động mua vào số lượng các tác nhân - Hoạt động bán ra trong chuỗi. - Thương lượng, phương thức giao - Cấu trúc thị trường dịch và thanh toán và tỷ lệ sản lượng luân - Qui trình hình thành giá chuyển trong kênh. - Tiếp cận thông tin thị trường - Đặc điểm của các tác - Tình hình cạnh tranh trong ngành nhân. Kết quả thực hiện thị trường - Gía bán - Chi phí trung gian - Chi phí tăng thêm - Giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần - Tỷ suất lợi nhuận biên trên tổng chi phí - Tỷ suất lợi nhuận biên trên chi phí tăng thêm - Cách thức phân phối lợi nhuận Nguồn: Nghiên cứu của tác giả 6 Việc phân tích kết quả thực hiện thị trường được tác giả thực hiện qua các bước cụ thể như sau: Phân tích kênh thị trường chuỗi Kênh thị trường chuỗi là cách phân phối sản phẩm ra thị trường, mỗi cách phân phối sẽ qua một hay nhiều tác nhân được gọi là một kênh thị trường một cấp hay nhiều cấp. Phân tích kênh thị trường phải xác định kênh nào là quan trọng nhất và có tiềm năng phát triển trong tương lai. Phân tích kinh tế của chuỗi Phân tích kinh tế chuỗi bao gồm việc tính chi phí đầu vào (hay chi phí trung gian), chi phí tăng thêm, giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận). Chi phí trung gian: Theo UNIDO (2009), chi phí trung gian là những chi phí đầu vào của các tác nhân là giá bán ra của các tác nhân đứng trước. Chẳng hạn như chi phí đầu vào của thương lái là giá bán của nông dân. Tuy nhiên, trong các chuỗi sản phẩm nông nghiệp, nhà sản xuất ban đầu thường là nông dân hoặc trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất,... Vì vậy cần phân biệt chi phí đầu vào và chi phí tăng thêm (chi phí gia tăng). Theo cách tiếp cận phương pháp chuỗi giá trị của GTZ thì chi phí đầu vào của nông dân bao gồm các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất ra sản phẩm đó. Chẳng hạn như chi phí đầu vào của nông dân trồng lúa bao gồm chi phí giống và chi phí vật tư (phân bón, thuốc trừ sâu,…) Chi phí tăng thêm: Chi phí tăng thêm là chi phí phát sinh của mỗi tác nhân ngoài chi phí đầu vào như chi phí dự trữ, bảo quản; chi phí lưu thông cho việc mua đầu vào và bán đầu ra, chi phí điện, nước; chi phí lao động (lao động nhà và lao động thuê),... Tổng chi phí: Tổng chi phí của mỗi tác nhân sẽ bằng chi phí đầu vào cộng với chi phí tăng thêm. Giá trị gia tăng: Đây là một bộ phận cấu thành của tổng giá trị sản xuất, là giá trị tăng thêm của sản phẩm hàng hóa được sáng tạo và thực hiện trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Trong nghiên cứu về chuỗi giá trị, giá trị gia tăng là giá trị mà mỗi tác nhân trong chuỗi giá trị tạo ra. Giá trị gia tăng của mỗi tác nhân bằng giá bán trừ đi chi phí đầu vào tính trên 1 đơn vị trọng lượng (trên 1kg hay trên 1 tấn,.). Giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận): Trong nghiên cứu về chuỗi giá trị, giá trị gia tăng thuần là giá trị mà mỗi tác nhân trong chuỗi thu được sau khi đã loại bỏ tất cả các 7 chi phí liên quan trong quá trình sản xuất. Theo đó, giá trị gia tăng thuần bằng giá bán trừ đi tổng chi phí tính trên 1 đơn vị trọng lượng. (iv) Đánh giá sự công bằng trong phân phối lợi nhuận và xác định các rủi ro có thể xảy ra. (v) Đánh giá các chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương. Vấn đề tiếp cận vốn của các thành phần tham gia vào chuỗi giá trị cũng được xem xét đến. (vi) Đề xuất các giải pháp phát triển chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận. 4.2. Phương pháp thu thập số liệu: Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp các tác nhân trong chuỗi gồm nông dân trồng nho, thương lái, người bán sỉ trong tỉnh, người bán lẻ trong tỉnh, người tiêu dùng và cơ sở chế biến nho bằng việc sử dụng bảng câu hỏi. Số liệu sơ cấp được thu thập: từ tháng 1/2015 đến tháng 4/2015 và từ tháng 9/2015 đến tháng 11/2015. Được khảo sát ở 2 xã thuộc 2 huyện chủ yếu có trồng nho của Ninh Thuận là: xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải), xã Phước Thuận (huyện Ninh Phước). Dữ liệu thứ cấp về diện tích, sản lượng trồng nho được tác giả lấy từ Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận. 5. Kết cấu đề tài Nội dung chính của đề tài nghiên cứu gồm 4 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu chuỗi giá trị Nho Ninh Thuận Chương 4: Thảo luận kết quả và khuyến nghị. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng