Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam (TT)...

Tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam (TT)

.PDF
55
213
101

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ VĂN THU NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG SẢN PHẨM TÔM NUÔI Ở TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HUẾ-NĂM 2015 i Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế -Đại học Huế Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Văn Xuân PGS.TS. Trần Văn Hòa Phản biện 1: …………………………………….. Phản biện 2: …………………………………….. Phản biện 3: …………………………………….. Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế tại: Vào lúc: giờ ngày tháng năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại: Trung tâm học liệu – Đại học Huế Thư viện Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế ii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu tôm hàng đầu của thế giới. Năm 2011 tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm đạt 2,4 tỷ USD tăng 17,64% so với năm 2010, trong đó tôm sú chiếm 59,7%, tôm thẻ chân trắng chiếm 29,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tôm. Sản phẩm tôm của Việt Nam đã có mặt trên 91 quốc gia và vùng lãnh thổ với ba thị trường lớn nhất là Mỹ, Nhật Bản, EU chiếm hơn 65% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Trong hơn hai thập kỷ qua, ngành nuôi tôm đã từng bước phát triển và đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng giá trị gia tăng của ngành thủy sản và trong GDP của nền kinh tế nước ta; nó là một trong những ngành mà loại hình sản xuất chủ yếu là nông hộ, đang tồn tại và ngày càng phát huy thế mạnh trong bối cảnh hội nhập, từng bước khai thác hiệu quả các lợi thế cạnh tranh và khẳng định thế mạnh trên thị trường quốc tế. Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi là “con đường” mà sản phẩm tôm nuôi được tạo ra và đi qua để đến người tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi kết nối cung cầu trên thị trường là nơi chuyển tải thông tin về nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm tôm nuôi đến với người nuôi tôm. Chuỗi có vai trò quan trọng đối với việc tổ chức và quản lý ngành hàng tôm nuôi trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Nam đã thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trong sản xuất Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản, từ đó đã làm cho đời sống kinh tế của người dân khá hơn. Tuy nhiên, người nông dân nói chung, những hộ nuôi tôm nói riêng còn gặp nhiều khó khăn trong nuôi trồng và tiêu thụ sản phẩm, thu nhập tuy cao nhưng chưa ổn định, chịu sự tác động bởi dịch bệnh và những biến động bất lợi của thị trường các yếu tố đầu vào và đầu ra sản phẩm tôm nuôi. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình đó là do chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi hoạt động chưa hiệu quả, mối liên kết giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi, khả năng kiểm soát các vấn đề ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm trong từng mắt xích còn hạn chế; lợi ích giữa các tác nhân, nhất là người nuôi tôm chưa được phân phối hợp lý. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam” làm luận án tiến sĩ kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát 1 Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải pháp hoàn hiện chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi (CCSPTN); (2) Phân tích, đánh giá thực trạng CCSPTN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; (3) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện CCSPTN nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển ngành hàng tôm nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Là những vấn đề liên quan đến chuỗi cung/chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi xét trong mối quan hệ mật thiết với hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của ngành hàng sản phẩm tôm nuôi. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung: Để đạt được những mục tiêu như đã đề ra, luận án tập trung nghiên cứu CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam, bao gồm phân tích cấu trúc, các tác nhân tham gia (mắt xích), quá trình tạo giá trị, các dòng sản phẩm, thông tin, tài chính cùng các mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi cung; các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động chuỗi; đi sâu phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi tôm - tác nhân trung tâm của chuỗi; đánh giá lợi thế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm nuôi trong khuôn khổ kinh tế nguồn lực có hạn. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu để hoàn thiện CCSPTN nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. + Về không gian: Để có thể đánh giá sâu và đưa ra được những kết luận hợp lý, luận án giới hạn phạm vi chính là ngành hàng tôm nuôi ở Quảng Nam, bao gồm các tác nhân trong tỉnh tham gia hoạt động trong CCSPTN phục vụ cho nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề cập đến những tác nhân tham gia cung cấp các yếu tố đầu vào chủ yếu và trực tiếp phục vụ nuôi tôm và các tác nhân tham gia thực hiện vai trò tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu sản phẩm tôm nuôi có nguồn gốc sản xuất ở Quảng Nam. Việc mở rộng phạm vi nghiên cứu đến các tác nhân ngoài tỉnh này cho phép đảm bảo tính 2 tổng quát của chuỗi cung/chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi. + Về thời gian: Các số liệu thứ cấp từ năm 2005 đến năm 2012; số liệu sơ cấp, tập trung điều tra năm 2012; số liệu dự kiến đến năm 2020 về các vấn đề có liên quan. 4. Những đóng góp mới luận án Những kết quả trong luận án góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn của chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi. Luận án nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chuỗi cung/chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi trong mối quan hệ mật thiết với hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm nuôi. Trước hết, thực trạng CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam được phân tích thông qua khung nghiên cứu với mô hình phân tích chuỗi cung theo quan điểm tích hợp giữa phân tích chuỗi cung truyền thống với quan điểm giá trị gia tăng của Micheal Porter trong khái niệm chuỗi giá trị. Mô hình này xác định các tác nhân tham gia trong từng mắt xích thông qua quá trình vận động của dòng sản phẩm vật chất tạo nên cấu trúc của CCSPTN, quá trình tạo giá trị, dòng tài chính, dòng thông tin và mối quan hệ hợp tác giữa các tác nhân trong CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam. Trong đó, quá trình tạo giá trị là quá trình quan trọng nhất và cũng là mục tiêu chính của quản lý chuỗi cung. Phân tích CCSPTN cũng bao gồm cả việc đánh giá các nhóm nhân tố tác động đến quá trình hoạt động của chuỗi. Từ đó luận án xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá và các phương pháp nghiên cứu CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam. Với kết quả phân tích quá trình hoạt động tạo giá trị, luận án đã đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của từng tác nhân và toàn bộ chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi này. Luận án chỉ ra những hạn chế và bất cập về dòng thông tin, về quan hệ liên kết hợp tác, quá trình tạo giá trị và sự bất hợp lý trong quá trình phân phối giá trị gia tăng giữa các tác nhân với nhau, làm sáng tỏ những nguyên nhân dẫn đến sự thua thiệt của hộ nuôi tôm trong quá trình phân phối lợi ích đó. Phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả kinh tế đầu tư của hộ nuôi tôm - tác nhân trung tâm của chuỗi; đồng thời, xác định lợi thế cạnh tranh của sản phẩm tôm nuôi, khẳng định khả năng tồn tại và phát triển của ngành hàng này trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Luận án đã đi sâu đánh giá mức độ tác động theo hướng tích cực lẫn tiêu cực của từng nhân tố đến quá trình hoạt động của CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam, đó là nhóm nhân tố: i) Điều kiện tự nhiên; ii) Thị trường; iii) Hộ nuôi tôm; iv) Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Quảng Nam; v) Quản lý CCSPTN; vi) Cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm và dịch vụ hỗ trợ. Trên cơ sở phân tích thực trạng CCSPTN ở Quảng Nam, luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu để hoàn thiện CCSPTN nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi. 3 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Các công trình nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm tôm nuôi Trong thời gian gần đây, có rất nhiều công trình nghiên cứu về chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm tôm nuôi. Các đề tài nghiên cứu đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp, trong đó phải kể đến: Aramyan (2007) nghiên cứu về “Đo lường hiệu suất chuỗi cung trong lĩnh vực nông nghiệp- thực phẩm”. Normansyah Syahruddin (2012), Luận án tiến sĩ với đề tài “Quản lý chuỗi cung bền vững, trường hợp nghiên cứu ngành hàng ca cao ở Inđônêsia ”. Võ Thị Thanh Lộc (2006), Luận án tiến sĩ với đề tài: “Quản lý chất lượng chuỗi cung thực phẩm hải sản: cải tiến chất lượng chuỗi cung tôm - triển vọng của các công ty thủy sản ở đông bằng Sông Cửu Long, Viêt Nam”. Trương Chí Hiếu (2012), Luận án tiến sĩ với đề tài: “Chuỗi cung tôm, quản lý tài sản sở hữu chung và ô nhiễm môi trường tại phá Tam Giang Cầu Hai, Việt Nam”. 2. Đánh giá chung các công trình nghiên cứu về chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm tôm nuôi Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm tôm nuôi, đề cập ở phần trên đã góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm về mặt lý luận của chuỗi cung sản phẩm trong nông nghiệp. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên, chỉ nghiên cứu các lĩnh vực quản lý của ngành nông nghiệp trong mối quan hệ với chuỗi cung. Vì vậy, hầu hết không đi sâu phân tích mô hình chuỗi cung, mà chỉ xem chuỗi cung là một mô hình tổ chức kết nối hoạt động giữa các tác nhân với nhau trong chuỗi ngành hàng của một sản phẩm cụ thể, hoặc đi sâu nghiên cứu một mặt nào đó của chuỗi cung. Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu CCSPTN nào có tính hệ thống, về khía cạnh lý luận đi sâu phân tích mô hình CCSPTN theo quan điểm tích hợp giữa phân tích chuỗi cung truyền thống với quan điểm giá trị gia tăng của Micheal Porter trong khái niệm chuỗi giá trị. Trên cơ sở đó, nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi trong mối quan hệ mật thiết với hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của ngành hàng tôm nuôi với mục tiêu là đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI CUNG SẢN PHẨM TÔM NUÔI 1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm, cấu trúc và các tác nhân tham gia chuỗi cung, bản chất kinh tế; các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi cung, phân biệt chuỗi cung và chuỗi giá trị, tác giả đưa ra khái niệm về CCSPTN như sau: Hệ thống các tổ chức, con người, công nghệ, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan trong việc đưa sản phẩm tôm nuôi từ chủ thể nuôi tôm đến người tiêu dùng. Các hoạt động của chuỗi cung là quá trình tạo giá trị nhằm chuyển nguồn tài nguyên nước, đất đai, con giống, thức ăn, TTYTS… và các sản phẩm qua xử lý, chế biến hoàn chỉnh và tổ chức đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Mục tiêu của quản lý chuỗi cung là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn bộ chuỗi. Tùy thuộc vào quan điểm tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học kinh tế đã đưa ra rất nhiều đặc điểm khác nhau về chuỗi cung, theo quan điểm quản lý chuỗi cung trong nông nghiệp, CCSPTN phân thành hai nhóm đặc điểm sau: i) Nhóm đặc điểm của sản phẩm tôm nuôi khi tham gia thị trường; ii) Tính khác biệt về sản phẩm tôm nuôi cũng như quá trình nuôi và tiêu thụ sản phẩm tạo nên những đặc điểm riêng trong quá trình hình thành CCSPTN. Từ bản chất của việc phân tích mô hình chuỗi cung, nội dung phân tích của mô hình CCSPTN tập trung vào những vấn đề sau: Xác định các tác nhân tham gia CCSPTN, quá trình chuyển hóa của dòng sản phẩm vật chất, quá trình tạo giá trị trong CCSPTN. Muốn đạt được mục tiêu này mỗi khách hàng trung gian trong CCSPTN phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trên chúng. Đơn vị sản xuất kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo giá trị cho chuỗi cung. Dòng tài chính, dòng thông tin và các mối quan hệ trong CCSPTN. Theo các chuyên gia Ngân hàng thế giơi (2008), chuỗi cung thực phẩm trong nông nghiệp là các mạng lưới có ba dòng chảy cơ bản xuyên suốt chiều dài của chuỗi là dòng sản phẩm vật chất, dòng thông tin và dòng tài chính. Vì vậy, CCSPTN cũng tồn tại ba dòng chảy trên. Trên cơ sở lý luận chung về phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi cung, sử dụng phương pháp tổng hợp ý kiến chuyên gia, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến CCSPTN và nghiên cứu thực địa của tác giả. Xác định một số nhóm nhân tố quyết định đến quá trình hoạt động của CCSPTN như nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên, 5 nhóm nhân tố thuộc về chủ thể nuôi tôm, nhóm nhân tố về thị trường, chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý chuỗi cung và nhóm nhân tố về cơ sở hạ tầng. Trong mô hình phân tích CCSPTN cho thấy phân tích quá trình hoạt động tạo giá trị của chuỗi cung là nội dung cốt lõi. Để tối ưu hóa giá trị tạo ra, đòi hỏi các tác nhân phải cố gắng tối thiểu hóa chi phí hoạt động tạo giá trị thông qua sự dẫn dắt của các dòng sản phẩm, thông tin và tài chính. Điều này đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả kinh tế của CCSPTN. Lợi thế cạnh tranh cho biết xem sản phẩm của một quốc gia có thể cạnh tranh thành công hay không trên thị trường thế giới. CCSPTN muốn tồn tại và phát triển, đòi hỏi sản phẩm tôm nuôi phải có khả năng cạnh tranh. Trước hết là phải đảm bảo lợi thế cạnh tranh. Một khi ngành hàng tôm nuôi có lợi thế cạnh tranh thì có điều kiện để thu hút các thành phần kinh tế xã hội tham gia đầu tư, khai thác các nguồn lực tự nhiên một cách có hiệu quả. Như vậy, phân tích chuỗi cung, hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm nuôi là ba nội dung cơ bản có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong nghiên cứu luận án nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 1.2. Kinh nghiệm về quản lý CCSPTN của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam Từ các kinh nghiệm tổ chức, quản lý CCSPTN của các quốc gia xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới và thực trạng chuỗi cung hay chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi ở Việt Nam, có thể rút ra các bài học kinh nghiệm cho quản lý CCSPTN ở Quảng Nam: Đổi mới công nghệ nuôi tôm, người nuôi tôm Thái Lan luôn học hỏi và ứng dụng những công nghệ mới để hạn chế ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và nâng cao năng suất, hiệu quả nuôi tôm; thành lập tổ chức tiếp thị nghề cá (Thái Lan) hay liên minh nuôi trồng thủy sản (Bangladesh) hay thành lập các HTX của nông dân sản xuất quy mô nhỏ, tổ chức này tập trung tư vấn về khoa học công nghệ, làm dịch vụ hỗ trợ cung ứng các dịch vụ đầu vào và đầu ra của sản phẩm cho hộ nuôi tôm. Điều này cho phép họ trang trải chi phí đầu vào trong khi vẫn duy trì vị thế trong thương lượng, cho phép họ tham gia vào mối quan hệ trực tiếp với các nhà xuất khẩu tôm; tăng cường truy xuất nguồn gốc thực phẩm và giám sát VSATTP, thông qua hệ thống kiểm tra ở các địa phương, nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng ở các thị trường EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ; tăng cường các mối liên kết dọc theo chuỗi, khuyến khích các nhà máy chế biến và xuất khẩu liên kết với các hộ nuôi thông qua các hợp đồng ký kết. Xây dựng các công ty tích hợp theo chiều dọc, đầu tư nuôi trồng, chế biến thức ăn và cung cấp giống, có như vậy mới quản lý tốt chất lượng sản phẩm và thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm; giải quyết tốt các lợi ích giữa các thành viên tham gia trong CCSPTN, loại bỏ các trung gian không cần thiết nhằm tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi ích cho người tiêu dùng. 6 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến CCSPTN ở Quảng Nam Tài nguyên đất mặt nước ở tỉnh Quảng Nam phù hợp cho NTTS, đặc biệt là nuôi tôm nước lợ. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 1.043.837 ha, chiếm 3,09% diện tích cả nước. Trong đó có hai nhóm đất thích hợp cho nuôi tôm vùng ven sông và ven biển (đất phù sa, đất cồn cát và đất cát ven biển). Khí hậu ở Quảng Nam rất đa dạng, chịu ảnh hưởng bởi gió mùa đông bắc và gió tây nam, vì vậy để phát triển nuôi tôm đảm bảo năng suất, sản lượng và chất lượng cần phải xây dựng lịch thời vụ chính xác để thả giống theo đúng các quy luật diễn biến thời tiết Trong NTTS, giá trị sản xuất tôm nuôi chiếm tỷ trọng cao, năm 2012 chiếm tỷ trọng 60,46%, trong khi đó cá chiếm 17,05% và nuôi khác 22,49%. Chính vì vậy, con tôm được coi là con nuôi chủ lực của NTTS ở tỉnh Quảng Nam. Qua số liệu thống kê cho thấy thời kỳ 2005-2012 tốc độ tăng bình quân hằng năm của giá trị sản xuất tôm nuôi là 33,36%, đây là mức tăng thấp hơn cá và các loại nuôi khác, ảnh hưởng đến tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất của ngành NTTS. Vì vậy, trong thời gian đến địa phương cần có những giải pháp cụ thể để phát triển ngành hàng tôm nuôi một cách bền vững là vấn đề hết sức cần thiết. 2.2. Thực trạng ngành hàng tôm nuôi ở Quảng Nam thời kỳ 2007- 2012 Các tổ chức kinh tế chính trong ngành hàng tôm nuôi của tỉnh Quảng Nam bao gồm hộ nuôi tôm, các tác nhân cung cấp các yếu tố đầu vào như cơ sở sản xuất tôm giống, trại lưu giữ tôm giống, các cơ sở chế biến TACN cho tôm, cơ sở sản xuất TTYTS và các tác nhân phân phối sản phẩm tôm nuôi bao gồm: tác nhân thu gom, chế biến và xuất khẩu thủy sản, bán buôn, bán lẻ. Mỗi tác nhân trong ngành hàng tôm nuôi của tỉnh có những đặc điểm khác nhau. Hộ nuôi tôm là chủ thể nuôi tôm chủ yếu, có đặc điểm quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu phương tiện sản xuất, chế biến và thiếu thông tin, đặc biệt là thông tin thị trường và tiến bộ kỹ thuật. Nguồn cung tôm giống là do các cơ sở sản xuất tôm giống ngoài tỉnh cung cấp theo hai hình thức trực tiếp đến hộ nuôi hoặc gián tiếp qua các trại lưu giữ tôm giống ở địa phương. Nguồn cung thức ăn công nghiệp cho tôm bao gồm các cơ sở sản xuất trong tỉnh và ngoài tỉnh. Tôm được tiêu thụ ở trong nước và xuất khẩu. Các cơ sở sản xuất và chế biến tôm có quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp, việc chế biến tôm không ổn định. Vì vậy, tôm nuôi ở Quảng Nam chủ yếu cung cấp nguyên liệu chế biến và xuất khẩu cho các cơ sở chế biến và xuất khẩu ở thành phố Đà Nẵng và các tỉnh lân cận (87,4%). 7 2.3. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu và khung nghiên cứu CCSPTN NỘI DUNG PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG SẢN PHẨM TÔM NUÔI MÔ HÌNH CHUỖI CUNG SẢN PHẨM TÔM NUÔI Bán lẻ Phân tích chuỗi cung - Hậu cần Hàm sản xuất Thu gom - Tài chính - Kỹ thuật Xác định lợi thế cạnh tranh Bán buôn Hộ nuôi tôm Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên Người TDTN Nhóm nhân tố về hộ nuôi tôm Dòng tài chính Các dịch vụ hỗ trợ CÁC NHÓM NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG Dòng thông tin Hạch toán tài chính Cơ sở chế biến và xuất khẩu Dòng sản phẩm vật chất Thống kê kinh tế Quá trình tạo giá trị CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chuyên gia SWOT Cung cấp đầu vào Nhóm nhân tố thị trường Chính phủ Quản lý CCSPTN Cơ sở hạ tầng vùng nuôi và dịch vụ hỗ trợ Hệ thống giải pháp để hoàn thiện CCSPTN nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi ở Quảng Nam Sơ đồ 2.1. Khung nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam Nguồn: Tác giả Quá trình nghiên cứu CCSPTN được tiếp cận theo quan điểm hệ thống. Khung nghiên cứu CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam là sự tích hợp giữa chuỗi cung truyền thống với quan điểm giá trị gia tăng của Micheal Porter trong khái niệm chuỗi giá trị. Nó đã phản ánh được mối quan hệ mật thiết giữa phân tích chuỗi cung/ chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi với hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của ngành hàng tôm nuôi với mục đích qua đó đề xuất những giải pháp để hoàn thiện chuỗi cung, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam. 2.4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu tác nhân nuôi tôm, chúng tôi điều tra chọn mẫu 270 hộ ở 9 xã đại diện 3 địa phương: huyện Núi Thành, Thăng Bình và thành phố Hội An. Mỗi địa phương chọn 3 xã đại diện, mỗi xã 30 hộ chiếm từ 25% đến 30% số hộ nuôi ở mỗi xã… Đối với các tác nhân cung cấp các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm tôm nuôi được chọn 8 mẫu ngẫu nhiên: 10 cơ sở SXTG, 5 cơ sở chế biến TACN trong tỉnh, 5 cơ sở chế biến thức ăn ngoài tỉnh, 10 trại lưu giữ tôm giống trong, 10 đại lý TACN và TTYTS cấp 1, 10 đại lý TACN và TTYTS cấp 2, 10 thu gom lớn, 10 thu gom nhỏ, 10 hộ bán buôn ngoài tỉnh, 6 bán buôn trong tỉnh, 10 hộ bán lẻ ngoài tỉnh, 10 bán lẻ trong tỉnh, 10 cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản ngoài tỉnh, 10 cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản trong tỉnh. Nguồn thông tin và số liệu thứ cấp được thu thập từ Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam, Sở Công Thương Quảng Nam, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của các huyện, thành phố trong tỉnh, Trung tâm khuyến ngư, Niên giam thống kê tỉnh Quảng Nam. Thu thập các báo cáo khoa học có liên quan đến hoạt động nuôi tôm. Số liệu sơ cấp được thu thập từ các mẫu điều tra của các cơ sở sản xuất tôm giống, cơ sở sản xuất thức ăn, thuốc phòng và điều trị dịch bệnh cho tôm, các đại lý, hộ nuôi tôm, hộ thu gom, các công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản, hộ bán buôn và hộ bán lẻ. Phân tích thông tin, số liệu bằng các phương pháp chủ yếu, đó là phương pháp thống kê kinh tế; phương pháp hạch toán tài chính; phương pháp phân tích chuỗi cung; phương pháp xác định lợi thế cạnh tranh; phương pháp hàm sản xuất; phương pháp chuyên gia; phân tích ma trận SWOT. 9 CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG SẢN PHẨM TÔM NUÔI Ở TỈNH QUẢNG NAM 3.1. Phân tích chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam 3.1.1. Cấu trúc về CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam Người tiêu dùng ngoài tỉnh Người tiêu dùng nước ngoài 34,2% Bán lẻ ngoài tỉnh Nhà nhập khẩu nước ngoài Cơ sở CBXK thủy sản Người tiêu dùng trong tỉnh Bán buôn ngoài tỉnh Bán buôn trong tỉnh Thu gom lớn trong 95,6% tỉnh 4,4% Hộ nuôi tôm 87,3% Thu gom nhỏ 4,1% 8,5% 87,4% 65,8% Bán lẻ trong tỉnh 66,7% 12,7% Trại lưu giữ tôm giống trong tỉnh Đại lý cấp 1 Đại lý cấp 2 100% 33,3% 6 5,5% CSSX tôm giống ngoài tỉnh bán trực tiếp cho hộ Cơ sở chế biến TACN cho tôm trong tỉnh CSSX tôm giống ngoài tỉnh bán gián tiếp 34,5% CSSX thuốc thú y thủy sản ngoài tỉnh Cơ sở chế biến TACN cho tôm ngoài tỉnh Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổng quát CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra năm 2012 Trong CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam, hộ nuôi là tác nhân trung tâm, sản xuất ra sản phẩm tôm nuôi cung cấp cho thị trường xuất khẩu, thị trường tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Căn cứ vào dòng sản phẩm vật chất đi qua hộ nuôi tôm, CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam được phân thành: dòng về phía thượng nguồn và dòng về phía hạ nguồn của CCSPTN. CSSX tôm giống ngoài tỉnh bán gián tiếp Cơ sở chế biến TACN cho tôm trong tỉnh Cơ sở chế biến TACN cho tôm ngoài tỉnh Cơ sở sản xuất TTYTS ngoài tỉnh Trại lưu giữ tôm giống trong tỉnh CSSX tôm giống ngoài tỉnh bán trực tiếp Đại lý cấp 1 33,3% 63,8% 66,7% 36,2% Hộ nuôi tôm Đại lý cấp 2 Sơ đồ 3.2. Dòng thượng nguồn của CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam Dòng về phía thượng nguồn CCSPTN phản ánh các mối quan hệ giữa các tác nhân 10 cung cấp các yếu tố đầu vào chủ yếu cho hộ nuôi tôm bao gồm: tôm giống, thức ăn công nghiệp và thuốc thú y thủy sản. Qua kết quả điều tra cho thấy, nguồn cung tôm giống cho các hộ nuôi tôm ở tỉnh Quảng Nam đều được cung cấp trực tiếp hay gián tiếp từ các cơ sở SXTG ngoài tỉnh. Đối với các cơ sở SXTG có thương hiệu như: Công ty TNHH đầu tư thủy sản Nam miền Trung, Công ty TNHH Việt - Úc.., đều bán trực tiếp cho các hộ nuôi, chiếm 63,8% số lượng tôm giống cung cấp cho toàn tỉnh. Số lượng tôm giống còn lại chiếm 36,2% được cung cấp bởi các cơ sở SXTG ngoài tỉnh thông qua các trại lưu trữ giống trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Đối với thức ăn công nghiệp và thuốc thú y thủy sản cho tôm không được cung cấp trực tiếp từ cơ sở chế biến TACN hay cơ sở sản xuất TTYTS cho hộ nuôi, mà thông qua hệ thống đại lý của nó. 1.1 87,4% 95,6% Cơ sở CBXK Thu gom lớn Hộ nuôi tôm 100% 100% Nhà nhập khẩu nước ngoài NTD nước ngoài Sơ đồ 3.3. Luồng sản phẩm tôm nuôi xuất khẩu Căn cứ vào tỷ lệ sản lượng tôm nuôi tiêu thụ ở các loại thị trường, cho thấy dòng về phía hạ nguồn CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam có hai luồng phân phối chính: luồng sản phẩm xuất khẩu chiếm 87,4% và luồng sản phẩm tiêu thụ ngoài tỉnh chiếm 8,5% so với tổng khối lượng sản phẩm tôm nuôi do người thu gom lớn cung cấp. Luồng sản phẩm tôm nuôi tiêu thụ trong tỉnh chiếm tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ thấp (4,1%). Vì vậy, luồng này không đại diện cho thị trường mục tiêu của hộ nuôi tôm. Trong luận án này chỉ tập trung vào hai luồng sản phẩm tiêu thụ chính: luồng sản phẩm tôm nuôi xuất khẩu và luồng sản phẩm tôm nuôi tiêu thụ ngoài tỉnh. Thu gom nhỏ 4,4% 34,2% 2.2 2.1 Hộ nuôi tôm Thu gom lớn 95,6% BB ngoài tỉnh BL ngoài tỉnh NTD ngoài tỉnh 8,5% Sơ đồ 3.4. Luồng sản phẩm tôm nuôi tiêu thụ ngoài tỉnh Luồng sản phẩm tôm nuôi tiêu thụ ngoài tỉnh phản ánh sản phẩm tôm nuôi tiêu thụ ở thành phố Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn, Quảng Ngãi. Người thu gom lớn bán tôm cho người bán buôn tại các chợ đầu mối ngoài tỉnh với tỷ lệ sản lượng chiếm 8,5% sản lượng mua của hộ nuôi. Tại chợ đầu mối người bán buôn bán tôm cho người bán lẻ tại các chợ địa phương. Đối với thu gom nhỏ, họ là người của địa phương, thu mua tôm với số lượng dưới 1 tấn và cung cấp cho người bán lẻ ở ngoài tỉnh, thường là những người quen biết tỷ lệ sản lượng 11 tiêu thụ chiếm 4,4% sản lượng tôm nuôi của hộ nuôi cung cấp. Họ vận chuyển bằng xe máy, sản phẩm có thể là tôm ướp đá, tôm tươi sống. Do tỷ lệ sản lượng tiêu thụ ít, nên luận án chỉ tập trung phân tích luồng sản phẩm (2.1), vì đây là luồng tiêu thụ chính, đại diện cho thị trường tiêu thụ ngoài tỉnh. 3.1.2. Quá trình tạo giá trị trong CCSPTN ở Quảng Nam 3.1.2.1. Hộ nuôi tôm Để sản xuất ra 1 tấn tôm, hộ nuôi tôm ở huyện Thăng Bình đầu tư chi phí 76,88 triệu đồng, huyện Núi Thành 71,15 triệu đồng, ở Hội An mức đầu tư cao nhất 80,84 triệu đồng/tấn. Xét về mức đầu tư trên 1ha nuôi tôm, huyện Núi Thành đầu tư cao nhất (454,25 triệu đồng/ha), Hội An có mức đầu tư thấp nhất (197,01 triệu đồng/ha). Do năng suất tôm nuôi ở Hội An thấp nên chi phí bình quân trên tấn tôm thu hoạch là cao nhất. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí sản xuất/tấn huyện Núi Thành cao nhất (0,37lần) cao hơn mức trung bình chung là 0,05 lần. Điều này, cho thấy nuôi tôm ở huyện Núi Thành đạt hiệu quả kinh tế cao hơn hai địa phướng kia. Tổng chi phí HĐTGT của hộ tính trên 1tấn tôm nuôi là bằng tổng chi phí sản xuất của hộ trừ đi giá vốn con giống và thức ăn công nghiệp do tác nhân cơ sở sản xuất tôm giống và cơ sở chế biến TACN là 24,6 triệu đồng (trong đó chi phí hoạt động nuôi tôm là là 24,48 triệu đồng, chi phí marketing là 0,12 triệu động), tạo ra giá trị lợi nhuận 24,16 triệu đồng/tấn. Nhờ liên kết với các tác nhân cung cấp đầu vào và đầu ra nên hộ giảm được chi phí vận chuyên hàng hóa sản phẩm, giảm chi phí marketing, tăng thêm lợi nhuận. 3.1.2.2. Quá trình tạo giá trị của tác nhân về phía dòng thượng nguồn CCSPTN (1) Cơ sở sản xuất tôm giống ngoài tỉnh Quá trình tạo giá trị của cơ sở sản xuất tôm giống ngoài tỉnh bao gồm: (i) Hoạt động tạo giống; (ii) Hoạt động marketing. Kết quả tính toán số liệu điều tra cho thấy cứ 1 tấn tôm nuôi thì cơ sở SXTG bán được bình quân là 12,54 triệu đồng tôm giống, với chi phí sản xuất kinh doanh bình quân là 9,58 triệu đồng và lợi nhuận thu được 23,6 triệu đồng. Trong đó, kết quả và hiệu quả kinh tế tính trên 1 tấn tôm nuôi của cơ sở SXTG ngoài tính bán trực tiếp cho hộ cao hơn kết quả và hiệu quả kinh tế của trại lưu giữ tôm giống. Nguyên nhân là giá bán bình quân 1 vạn con tôm giống của các cơ sở sản xuất giống bán trực tiếp cho hộ nuôi tôm là 529,34 ngàn đồng, tổng chi phí 401,46 ngàn đồng tính trên 1 vạn con tôm giống PL12, chiếm 75,84% giá bán, trong đó chi phí mua tôm bố mẹ sinh sản 168,28 ngàn đồng, chiếm 33,1% giá bán. Trong khi đó giá bán bình quân của trại lưu giữ giống là 310 ngàn đồng trên 1 vạn 12 con giống (thấp hơn 0,6 lần so với cơ sở SXTG bán trực tiếp), tổng chi phí là 257,74 ngàn đồng, chiếm 83,13% giá bán (2) Cơ sở chế biến thức ăn công nghiệp cho tôm Kết quả điều tra cho thấy, cứ 1 tấn tôm nuôi, cơ sở chế biến TACN nuôi tôm bình quân bán được doanh thu 34,9 triệu đồng, tổng chi phí chế biến 21,98 triệu đồng chiếm 62,98%, lợi nhuận bình quân là 12,92 triệu đồng chiếm 37% so với doanh thu, tỷ suất lợi nhân trên chi phí 0,59 lần, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn 23,65% so với giá trị doanh thu. Tổng chi phí HĐTGT là 13,73 triệu đồng, bao gồm chi phí hoạt động chế biến, chi phí vận chuyển, quảng cáo, tiếp thị. Các cơ sở chế biến TACN trong tỉnh đạt được lợi nhuận cũng như hiệu quả kinh tế trên 1 đồng chi phí cao hơn các cơ sở chế biến TACN nuôi tôm ngoài tỉnh. Nguyên nhân, do lợi thế về khoảng cách tiêu thụ, nên chi phí vận chuyển thấp, cho dù giá bán thấp hơn nhưng lợi nhuận vẫn cao hơn. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa mới đảm bảo đạt được kết quả và hiệu quả cao bền vững. (4) Hệ thống đại lý cung cấp thức ăn công nghiệp cho tôm Qua kết quả số liệu điều tra cho thấy doanh thu bình quân của một đại lý trên 1 tấn tôm nuôi là 2,91 triệu đồng, chi phí HĐTGT chúng chính là chi phí kinh doanh của đại lý, bình quân 2,45 triệu đồng. Lợi nhuận bình quân của đại lý là 0,45 triệu đồng. Mức lợi nhuận trên 1 tấn tôm nuôi của đại lý cấp 1 cao hơn đại lý cấp 2, trên thực tế mức chiết khấu thu nhập của đại lý cấp 2 là 7% thấp hơn đại lý cấp 1; đồng thời khối lượng tiêu thụ cũng ít hơn nên các khoản chi phí phân bổ nhiều hơn trên 1 tấn thức ăn. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí bình quân của đại lý là 0,18 lần. Đây chính là phần thưởng của các cơ sở chế biến dành cho các đại lý để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, giảm lượng sản phẩm tồn kho. 3.1.2.3. Quá trình tạo giá trị của các tác nhân dòng về phía hạ nguồn CCSPTN (1) Tác nhân thu gom lớn Quá trình tạo giá trị của thu gom lớn thông qua hoạt động mua thu gom và bán tôm cho các cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản hay cho người bán buôn. 1 tấn tôm nguyên liệu cung cấp cho cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản có giá bán bình quân 116,34 triệu đồng/tấn, tổng chí phí đầu tư 103,69 triệu đồng/tấn, lợi nhuận bình quân 12,65 triệu đồng/tấn; tôm cung cấp cho thị trường ngoài tỉnh có giá bán bình quân là 117,41 triệu đồng/tấn, tổng chi phí đầu tư bình quân 103,19 triệu đồng/tấn. Sở dĩ có sự khác biệt về giá bán tôm và chi phí thu gom giữa các khách hàng là do yêu cầu về chất lượng tôm, sản phẩm tôm (tôm ướp đá hay tươi sống), kích cỡ, địa 13 điểm, thời gian bán từ đó chi phí thu gom đầu tư, giá bán khác nhau, tuy nhiên trên thực tế sự khác biệt này là không lớn giữa các luồng sản phẩm tiêu thụ ở các thị trường. (2) Cơ sở chế biến xuất khẩu thủy sản Để chế biến 1tấn tôm thành phẩm cần 1,5tấn tôm nguyên liệu. Chi phí đầu tư chế biến tôm 120,01 triệu đồng/tấn tôm, giá bán bình quân 197.87 triệu đồng/tấn thành phẩm, quy ra tôm nguyên liệu 132,57triệu đồng/tấn tôm nguyên liệu, lợi nhuận bình quân 12,5 triệu đồng/tấn tôm nguyên liệu. Trong các khoản mục chi phí, chi phí mua tôm nguyên liệu là 116,34 ngàn đồng/tấn tôm, chiếm 87,76% so với giá bán, chi phí chế biến 3,67 triệu đồng/tấn tôm chiếm 2,8% so với giá bán. Tỷ suất lợi nhuận trên 1 đồng chi phí đầu tư là 0,1 lần, so với các tác nhân trong chuỗi thì hiệu quả thấp hơn, tác nhân thu gom, người nuôi tôm. Chi phí HĐTGT của cơ sở chế biến và xuất khẩu là 3,73 triệu đồng trên 1 tấn tôm nguyên liệu. Nó bao gồm tất cả các hoạt động tạo giá trị như đã trình bày. Giá vốn tôm nguyên liệu là phần giá trị được tạo ra do các tác nhân ở phía trước CCSPTN đối với cơ sở chế biến và xuất khẩu.. (3) Người bán buôn ngoài tỉnh Thông qua các hoạt động mua và hoạt động bán tác nhân bán buôn đã gia tăng chi phí bảo quản và vận chuyển đến người bán lẻ. Tổng chi phí bán buôn ngoài tỉnh là 122,88 triệu đồng/tấn. Trong đó, giá vốn mua tôm là 117,41 triệu đồng/tấn, chiếm 84,55% doanh thu, chi phí hoạt động bán buôn là 5,47 triệu đồng/tấn, bao gồm chi phí tiền điện chạy kho đông lạnh, nước đá bổ sung, chi phí vận chuyển đến các chợ địa phương giao hàng cho người bán lẻ. Trong khoản mục chi phí HĐTGT cho thấy, chi phí vận chuyển bình quân trên 1 tấn tôm của bán buôn lớn hơn thu gom lớn 60 nghìn đồng/tấn. Đặc biệt, là do thời gian lưu trữ và bảo quản lâu ngày nên cao hơn thu gom lớn 740 nghìn đồng/tấn. Nguyên nhân là do phụ thuộc vào tình hình tiêu thụ tôm hàng ngày của người bán lẻ, bán nhanh thì nhập nhanh, bán chậm thì nhập chậm. Do vậy, hiệu quả kinh tế của bán buôn thấp hơn thu gom lớn. Đây là hạn chế cần phải có giải pháp để khắc phục nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho bán buôn. (4) Người bán lẻ ngoài tỉnh Doanh thu bình quân là 155,65 triệu đồng/tấn, tổng chi phí đầu tư bán lẻ bình quân 143,75 triệu đồng/tấn tôm chiếm 92,35% và lợi nhuận bình quân 11,9 triệu đồng/tấn tôm, chiếm 7,65% so với doanh thu; giá vốn mua tôm bình quân 138,87 triệu đồng/tấn, chiếm 89,22% so với doanh thu. Tổng chi phí hoạt động của bán lẻ bình quân là 4,88 triệu đồng/tấn chiếm 3,14% doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí là 0,08 lần thấp hơn tác nhân bán buôn trong cùng luồng sản phẩm tôm nuôi tiêu thụ ngoài tỉnh. Chi phí HĐTGT của người bán lẻ bằng chi phí hoạt động bán lẻ là 4,88 triệu đồng/tấn. 14 Qua phân tích chuỗi hoạt động của quá trình tạo giá trị gia tăng trong từng tác nhân trong CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam cho thấy: Mỗi tác nhân đảm nhận một số hoạt động tạo giá trị khi sản phẩm vật chất đi qua nó, biến nguồn nguyên vật liệu thô, các nguồn lực tự nhiên thành sản phẩm tôm nuôi, sản phẩm chế biến từ tôm nuôi đáp ứng nhu cầu đa đạng của người tiêu dùng; trong toàn bộ CCSPTN, chỉ có duy nhất người nuôi tôm tạo ra sản phẩm tôm nuôi, các tác nhân khác là người cung cấp, người phân phối là cầu nối các yếu tố đầu vào và đầu ra với thị trường; kết quả và hiệu quả kinh tế của từng tác nhân phụ thuộc vào cách thức tổ chức quá trình hoạt động tạo giá trị của từng tác nhân đó. 3.1.3. Dòng tài chính trong chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở Quảng Nam 3.1.3.1. Quá trình chi trả và hiệu quả kinh tế của chuỗi Bảng 3.1. Kết quả và hiệu quả hoạt động tài chính của các tác nhân trong CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam Diễn giải (tinh trên 1 tấn tôm nuôi ) ĐVT: triệu đồng Cơ sở SXTG Cơ sở chế biến TACN Đại lý bán TACN Hộ nuôi tôm Thu gom lớn Cơ sở CBXK thủy sản Bán buôn ngoài tỉnh Bán lẻ ngoài tỉnh Chuỗi giá trị 12,54 34,90 2,90 99,24 116,34 132,57 - - 132,57 I. Dòng 1.1 1. Doanh thu (Giá bán) 2. Chênh lệch giá sản phẩm tôm(%) 3. Chi phí sản xuất 3. Lợi nhuận - - - 100,00 117,40 113,95 - - 9,58 2,96 21,98 12,92 2,45 0,45 74,94 24,30 103,69 12,65 120,01 12,56 - - 5. LN/C 0,31 0,59 0,18 0,32 0,12 0,10 - - II. Dòng 2.1 1. Doanh thu (Giá bán) 12,54 34,90 2,90 98,12 117,41 - 138,87 155,65 155,65 119,35 143,75 158,63 74,03 11,90 81,62 0,08 1,10 2. Chênh lệch giá sản phẩm tôm(%) 3. Chi phí sản xuất 3. Lợi nhuận - - - 100,00 118,48 - 111,08 9,58 2,96 21,98 12,92 2,45 0,45 74,94 23,18 103,19 14,22 - 122,88 15,99 5. LN/C (lần) 0,31 0,59 0,18 0,31 0,14 - 0,13 133,59 66,73 65,84 0,99 Nguồn: Tính toán của tác giả Dòng 1.1 chênh lệch giá giữa tác nhân cuối với hộ nuôi là 33,77%. Tương tự, ở dòng 2.1 chênh lệch giá giữa hộ nuôi với tác nhân cuối cùng là 58,63%. Giá bán tôm cho người tiêu dùng cuối cùng là 155,65 triệu đồng/tấn cao hơn giá xuất khẩu (132,57 triệu đồng/tấn). Đây là nguyên nhân làm cho nhu cầu tiêu thụ tôm trong nước thấp. Trong dòng 2.1, 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được 1,10 đồng lợi nhuận, hiệu quả cao hơn dòng 1.1, tuy nhiên sản lượng tiêu thụ hạn chế 8,5% so với sản lượng hộ nuôi cung cấp cho thị trường. Qua phân tích quá trình chi trả giữa các tác nhân cho thấy, hộ nuôi là tác nhân trung tâm, sản xuất đạt được lợi nhuận tính trên 1 tấn tôm nuôi thu hoạch là cao nhất (từ 23,18 triệu 15 đồng đến 24 triệu đồng) so với các tác nhân khác trong chuỗi, đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn so với các tác nhân trong dòng về phía hạ nguồn của CCSPTN ở Quảng Nam. Kết quả điều tra tính toán, cho thấy tổng thu nhập hỗn hợp trong năm của một tác nhân thì mức thu nhập của hộ nuôi là thấp nhất (bình quân 188,7 triệu đồng/hộ), vì thế thu nhập hỗn hợp bình quân trên một lao động đạt 80 triệu đồng/người/năm cũng là mức thấp nhât. 3.1.3.2. Vị thế tài chính và phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân trong CCSPTN Bảng 3.2, cho thấy, CCSPTN đối với thị trường ngoài tỉnh, chi phí hoạt động để tạo giá trị ở mỗi tác nhân (mắt xích) là khác nhau. Trong chuỗi cung này, hộ nuôi tôm có chi phí hoạt động tạo giá trị là lớn nhất (39,9%), bao gồm tiền công lao động, chi phí TTYTS và hóa chất, chí phí hoạt động marketting. Tuy nhiên, tỷ lệ lợi nhuận thu được của hộ lại không tương xứng với vị thế tài chính của hộ nuôi (28,4%). Tương tự, trong CCSPTN thị trường xuất khẩu (Bảng 3.3), hộ nuôi tôm có chi phí HĐTGT 24,6 triệu đồng/tấn chiếm 45,2%, nhưng lợi nhuận thu được 24,3 triệu đồng/tấn chỉ chiếm 36,9% trong tổng giá trị của chuỗi. Trong khi đó tất cả các tác nhân khác về phía hạ nguồn có lợi nhuận chiếm tỷ lệ cao hơn vị thế tài chính của mình. Bảng 3.2. Tỷ trọng chi phí HĐTGT, lợi nhuận của các tác nhân tham gia vào CCSPTN thị trường tiêu thụ ngoài tỉnh (tính trên 1 tấn tôm nuôi ) ĐVT: triệu đồng Chi phí Tác nhân 1. Cơ sở SXTG 2. Cơ sở chế biến TACN 3. Đại lý TA 4. Hộ nuôi tôm 5. Thu gom lớn 6. BB NT 7. BL NT Tổng chi phí SXKD 9,58 21,98 2,45 74,94 103,19 122,88 143,75 Tổng cộng Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012 Lợi nhuận 5,81 13,32 2,45 24,60 5,07 5,47 4,88 % Chi phí HĐTGT 9,43 21,62 3,98 39,94 8,23 8,88 7,92 61.60 100,00 Chi phí HĐTGT Đơn giá 12,54 34,90 2,90 98,12 117,41 138,87 155,65 LN % LN 2,96 12,92 0,45 23,18 14,22 15,99 11,9 3,63 15,83 0,55 28,40 17,42 19,59 14,58 81,62 100,00 Từ kết quả phân tích trên cho thấy, để hoàn thiện CCSPTN nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm, cần phải có các giải pháp hữu hiệu để nâng cao giá trị tăng thêm cho hộ nuôi. Các giải pháp này bao gồm cả lĩnh vực quản lý kinh tế vi mô lẫn quản lý kinh tế vĩ mô nhằm tạo điều kiện tốt nhất để vừa giải quyết được lợi ích của hộ vừa đạt được mục tiêu tối ưu hóa lợi ích của người tiêu dùng hay 16 tối đa hóa giá trị gia tăng của chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Bảng 3.3. Tỷ trọng CPHĐTGT, lợi nhuận của các tác nhân tham gia vào CCSPTN thị trường xuất khẩu (tính trên 1 tấn tôm nuôi ) ĐVT: triệu đồng Chi phí Lợi nhuận Tác nhân Tổng chi phí SXKD Chi phí HĐTGT % Chi phí HĐTGT Đơn giá 1. Cơ sở SXTG 2. Cơ sở chế biến TACN 3. Đại lý TA 4. Hộ nuôi tôm 5. Thu gom lớn 6. Cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản 9,58 5,81 10,70 21,98 2,45 13,32 2,45 74,94 103,70 120,01 Tổng cộng Nguồn:Số liệu điều tra năm 2012 LN % LN 12,54 2,96 4,50 24,50 4,50 34,90 2,90 12,92 0,45 19,63 0,68 24,60 4,46 45,30 8,20 99,24 116,30 24,30 12,64 36,91 19,20 3,67 6,80 132,60 12,56 19,08 54,31 100,00 65,83 100,00 3.1.4. Dòng thông tin trong chuỗi - Mức độ trao đổi thông tin theo chiều dọc: Mức độ chia sẻ thông tin giữa các đối tác có ý nghĩa quan trọng, nó phản ánh được chất lượng của dòng thông tin là thông suốt hay ách tắc của chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi. Trong chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam mức độ trao đổi thông tin giữa các tác nhân trong mối quan hệ đối tác khác nhau là khác nhau. - Với các tác nhân dòng thượng nguồn: Qua kết quả khảo sát 4 tác nhân về phía dòng thượng nguồn (kể cả hộ nuôi tôm) của CCSPTN ở Quảng Nam cho thấy có 2 tác nhân cho rằng mức độ trao đổi thông tin giữa họ với các tác nhân còn lại là trung bình, đó là hộ nuôi tôm (mức trung bình là 3,019) và cơ sở chế biến TACN/ đại lý. - Với các tác nhân dòng hạ nguồn: Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 5 tác nhân được khảo sát ở dòng hạ nguồn (kể cả hộ nuôi tôm) thì có 3 tác nhân cho rằng mức độ trao đổi thông tin giữa họ với các tác nhân có quan hệ trực tiếp ở mức trung bình, đó là tác nhân thu gom lớn, bán buôn ngoài tỉnh, cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản. - Mức độ trao đổi theo chiều ngang: Mức độ trao đổi trong từng khâu là rất yếu. Nhìn chung mức độ trao đổi thông tin trong CCSPTN ở Quảng Nam là hạn chế, các thông tin có được thông qua các mối quan hệ mua bán trực tiếp giữa các tác nhân trong chuỗi là chủ yếu. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho dòng thông tin trong chuỗi thiếu minh bạch, gây ách tắc, tác động đến quan hệ hợp tác của các tác nhân, làm giảm hiểu quả kinh tế và ảnh 17 hưởng đến mục tiêu tối đa hóa giá trị tạo ra cho sản phẩm tôm nuôi trong chuỗi cung này. 3.1.5. Phân tích mối quan hệ hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi - Với các tác nhân ở dòng thượng nguồn: Qua khảo sát 3 tác nhân dòng thượng nguồn CCSPTN ở Quảng Nam, họ đánh giá mức độ quan hệ hợp tác giữa họ với các tác nhân khác là quan hệ hợp tác yếu (mức trung bình < 2,6). - Với các tác nhân ở dòng hạ nguồn: Kết quả khảo sát cho thấy mức độ quan hệ hợp tác giữa các tác nhân với nhau ở dòng hạ nguồn là chưa cao. Trong 5 tác nhân khảo sát có 3 tác nhân là thu gom lớn, bán buôn ngoài tỉnh, cơ sở chế biến và xuất khẩu nhận định mức độ hợp tác của họ với các tác nhân khác là trung bình (2,9; 2,7; 3,1). - Quan hệ hợp tác theo chiều ngang chưa chặt chẽ, thiếu liên kết bền vững Tóm lại, qua phân tích các mối quan hệ hợp tác giữa các tác nhân ở cả 2 phía thượng nguồn trong CCSPTN ở Quảng Nam cho thấy: mức độ các mối quan hệ hợp tác giữa các tác nhân là thấp, đây là những mối quan hệ trực tiếp phát sinh trong quá trình trao đổi mua bán thông thường, biểu hiện của sự manh nha, rời rạc, cục bộ chưa đạt được mức độ tích hợp theo chiều dọc. Đây là nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam. 3.2. Các nhân tố đầu vào chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả kinh tế đầu tư nuôi tôm của hộ. Các hệ số hồi quy riêng của các biến độc lập như: giống, thức ăn công nghiệp, công lao động, kiểm dịch giống, hệ thống cấp thoát nước riêng, tập huấn đều dương và có mức ý nghĩa trên 90%. Bảng 3.4. Kết quả ước lượng hàm sản xuất Cobb- Douglas của các hộ nuôi tôm theo phương thức TC vụ 1 và TC vụ 2 ở tỉnh Quảng Nam Các biến và hệ số Hệ số tự do (C) LnX1- Ln(Mật độ giống) LnX2- Ln(Thức ăn công nghiệp) LnX3- Ln(Công lao động) D1- Kiểm dịch giống D2- Môi trường ao nuôi D3- HT kênh cấp thoát nước D4- Dịch bệnh D5- Tập huấn F-Statistic R2 R2 điều chỉnh Số quan sát TC vụ 1 Coefficients -2,946** 0,205*** 0,642*** 0,350** 0,088* -0,071* 0,098** -0,090* 0,086** 125,072*** 0,7931 0,7868 270 TC vụ 2 T-stat -2,523 4,176 17,360 1,998 1,704 -1,665 2,087 -1,883 1,999 Coefficients -2.866** 0,193*** 0,588*** 0,333* 0,129** -0,188*** 0,086* -0,107*** 0,084* 108,355*** 0,7720 T-stat -2,152 3,474 17,326 1,658 2,235 -4,183 1,763 -2,159 1,798 0,7649 265 Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2012 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan