Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu chiết xuất piperin từ hồ tiêu...

Tài liệu Nghiên cứu chiết xuất piperin từ hồ tiêu

.PDF
40
852
111

Mô tả:

Bộ Y T É TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI LẠI THỊ NHUNG NGHIÊN CỨU CHỊẾT XUẤT PIPERIN TỪ HỒ TIÊU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC sl Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Hân Nơi thực hiện: Bộ môn công nghiệp dược T R r '0 : v f ĩ D i ỉ m:(jr ¿lẴ' T H I .'; ^ 9 3 y........th án g........ năm 2i S ố Đ K C B:.........' ...... . HÀ NỘI-2011 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình về mọi mặt từ các thầy cô, bạn bè. Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết on sâu sắc tới : TS.Nguyễn Văn Hân Người thầy đã dành cho tôi sự giúp đỡ quý báu. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, anh chị kỹ thuật viên ở Bộ môn Công nghiệp dược, các thầy cô trong Ban giám hiệu, Phòng đào tào cùng toàn thể các thầy cô, cán bộ trong trường đại học Dược Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận. Tôi xin cảm on gia đình và bạn bè đã động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận này Hà Nội, tháng 05 năm 2011 Sinh viên Lại Thị Nhung MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, s ơ Đồ ĐẶT VấN Đ ề ...................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN......................................................................... 2 1.1. Tổng quan về piperin................................................................................ 2 1.1.1. Cấu tạo hóa học, tính chất piperin.........................................................2 1.1.2 Tác dụng sinh học của piperin................................................................ 3 1.2. Tổng quan về hồ tiêu .................................................................................4 1.2.1. Đăc điểm thực vật...................................................................................4 1.2.2. Phân bố, trồng hái và chế biến.............................................................. 4 1.2.3. Thành phần hóc học............................................................................... 5 1.2.4.Tác dụng, công dụng ............................................................................. 6 1.3. Một số nghiên cứu chiết xuất pipein từ hồ tiêu........................................6 CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu ....... 8 2.1 Nguyên liệu và thiết b ị............................................................................... 8 2.1.1. Nguyên vật liệu và hóa chất.................................................................. 8 2.1.2. Máy móc, thiết b ị....................................................................................8 2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................9 2.2.1. Xác định hàm lượng piperin trong hat hồ tiêu đen, vỏ hồ tiêu đen, hồ tiêu sọ ............................................................................................................ 9 2.2.2. Lựa chọn dung m ôi................................................................................ 9 2.2.3. Kích thước tiểu phân dược liệu............................................................. 9 2.2.4. Các phương pháp tinh chế......................................................................10 2.3. Phương pháp thí nghiệm......................................................................... 10 2.3.1 Phương pháp chiết xuất........................................................................... 10 2.3.2. Phương pháp định lượng p iperin............................................................ 10 2.3.3. Công thức tính toán....................................................................................11 2.3.4. Các phương pháp tinh chế............................ ............................................ 12 2.3.6. Kiểm tra chất lượng sản phẩm..................................................................12 CHƯƠNG 3 : THựC NGHIỆM, KÉT QUẢ VÀ BÀN LUẬN.................. 13 3.1. Sự phân bố piperin trong quả hồ tiê u .......................................................13 3.2. Chọn dung môi chiết..................................................................................14 3.3. Ảnh hưởng hưởng kích thước tiểu phân dược liệu................................. 15 3.4 Tinh chế piperin............................................ ..............................................17 3.4.1 Phương pháp 1......................................................................................... 17 3.4.2 Phương pháp 2 ......................................................................................... 19 3.4.3 PhưoTig pháp 3 ......................................................................................... 21 3.4.4 Phương pháp 4 ......................................................................................... 24 3.4.5 Kết quả và nhận x é t.................................................................................25 3.6. Kiểm tra sản phẩm................................................................................... 26 3.6.1 Tính chất................................................................................................... 26 3.6.2 Các dữ liệu phổ........................................................................................ 26 KÉT LUẬN VÀ KIỂN NGHỊ....................................................................... 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1 : Sự phân bố piperin giữa vỏ, hạt của hồ tiêu và hồ tiêu sọ 13 Bảng 2 : Hiệu suất piperin chiết được của các dược liệu kích thước khác nhau 16 Bảng 3 : Hiệu suất piperin thu được theo các phương pháp tinh chế. 25 DANH MỤC CÁC HÌNH VẺ, s ơ Đ ồ Hình 1: Hình ảnh hồ tiêu đen và hồ tiêu trắng 5 Hình 2: Hình ảnh sắc ký lớp mỏng của các dung dịch chiết 14 Hình 3: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của độ mịn tới hiệu suất chiết 16 Hình 4 : Sơ đồ các bước tinh chế piperin theo phương pháp chung 18 Hình 5: Sơ đồ các bước tinh chế bằng acid acetic 20 Hình 6 ; Sơ đồ các bước tinh chế dùng n-hexan để kết tủa piperin 22 Hình 7: Sơ đồ các bước tinh chế dùng ethanol 96% có thêm 10% NaOH để tủa piperin 24 Hình 8 : Hình ảnh piperin thô và tinh khiết 26 Hình 9: sắc ký đồ của piperin Phụ lục 1 Hình 10: Phổ IR của piperin Phụ lục 2 Hình 11: Phổ cộng hưởng tìr hạt nhân proton 'H-NMR của piperin Phụ lục 3 Hình 12: Phổ khối lượng (MS) của piperin Phụ lục 4 ĐẶT VẤN ĐỀ • Piperin là một alcaloid có nhân piperidin trong các cây thuộc họ hồ tiêu. Hàm lượng piperin có ở một số cây như; khoảng 6 % đến 9% trong pỉperi nigrum (hồ tiêu), 4% trong pỉper longum (tiêu lá tím) và 4,5 % trong piper retroỷractum. Piperin ngày càng được dùng nhiều trong ngành dược, do piperin làm tăng khả năng hấp thu của nhiều thuốc do đó tăng sinh khả dụng của thuốc. Piperin còn có tác dụng chống oxy hóa, ức chế tế bào ung thư... Việt Nam đang được đánh giá là nhà cung ứng hạt tiêu lý tưởng nhất với giá cả và chấtt lượng hết sức cạnh tranh. Hạt tiêu Việt Nam có mặt ở gần 80 nước và vùng lãnh thổ, chiếm 50% sản lượng xuất khẩu toàn cầu hạt, tiêu Việt Nam đã khẳng định vị trí sổ 1 thế giới. Việt Nam hoàn toàn có thể chủ động trong nguồn nguyên liệu sản xuất piperin. Nhằm góp phần nghiên cứu quy trình chiết xuất piperin từ hồ tiêu, chúng tôi tiến hành đề tài : “Nghiên cứu chiết xuất piperin từ hồ tiêu” với những mục tiêu sau : 1. Khảo sát lựa chọn dung môi và một số thông số quy trình chiết xuất. 2. Xây dựng phương pháp đơn giản, hiệu quả để tinh chế piperin. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về piperỉn : 1.1.1 Công thức hóa học, tính chất của piperin: Công thức cấu tạo: Tên khoa học: (2E, 4E)-5-(1,3-benzodioxol-5y 1)-1 -piperidin-1-yl penta-2,4-dien-1-one Tên khác: 1-piperoylpiperidin Công thức phân tử: C17H19NO3 Khối lượng phân tử: 285.34 g/mol. Tỉnh chất: Piperin là một chất kết tinh hình kim, màu vàng nhạt, không mùi, vị rất cay (pha loãng 1/200 000 vị còn cay). Piperin hầu như không tan trong nước (40mg/l ở 18“C), tan trong ethanol tuyệt đối (1 gam piperin tan trong 15ml alcohol), tan tốt trong methanol, 1 gam piperin tan trong l, 7 ml chloroform, 36 ml ether, tan trong benzen và acid acetic băng. Piperin có tính base yếu pKa= 12,22 ở 18“c . Nhiệt độ nóng chảy: 130 °c. Dung dịch piperin trong Ethanol 96° có cực đại hấp thụ 342-345 nm [5], [15], [18]. 1.1.2 Tác dụng sinh học của pỉperỉn. Piperin lần đầu tiên được biết đến vào thể kỷ 19, piperin đã được biết đến trong một khoảng thời gian dài. Piperin đã đang được nghiên cứu tìm ra nhiều tác dụng; Piperin kích thích hoạt động của trypsin và chymitĩypsin, làm tăng tiết acid mật, tăng hoạt động của lipase tụy, piperin có tác dụng kích thích tiêu hóa. Piperin ức chế khối lượng dịch vị, độ acid dạ dày và pepsin. Do đó, piperin có tác dụng bảo vệ chống lại các viêm loét dạ dày. Piperin có tác dụng chống co thắt do chặn kênh canxi [17 Piperin được biết đến là một chất điều trị một số bệnh ung thư . Do Piperin ức chế các cytokin chuyên được sản xuất khối u và ức chế các tín hiệu hoặc thông tin liên lạc giữa các tế bào ung thư, làm chậm sự tăng trưởng của khối u và sự lây lan của ung thư [16’. Piperin tác dụng chống oxy hóa do làm giảm mức độ peoroxy hóa lipid và sự hình thành gốc tự do với sự gia tăng đồng thời các hoạt động của các chất chống oxy hóa ezym (Superoxide dismutase, catalase và glutathione peroxidase) và chất chống oxy hóa không enzym (vitamin E và vitamiii C). Piperin ức che được các enzym tham gia vào chuyển hóa sinh học của nhiều thuốc. Tham gia vào phản ứng giáng hóa thuốc hay còn gọi là phản ứng pha I (như phản ứng oxy hóa thuốc qua sự xúc tác của cytochrom P450). Piperin tham gia vào phản ứng pha II (còn gọi là phản ứng liên hợp) kết quả của tác động của piperin trên hai pha này là làm tăng tích lũy của các thuốc, giúp đào thải chậm, làm tăng hiệu lực, có khi tăng độc tính. Do đó piperin làm tăng sinh khả dụng của nhiều thuốc. Do đó piperin có tương tác với nhiều thuốc như: Thuốc chống lao isoniazid, pyrazinamid và rifampicin, thuốc chống cao huyết áp propranolol, thuốc chống hen theophyllin Piperin làm tăng sinh khả dụng của cucumin lên 2000%[11]. Sự kết hợp giữa piperin và curcumin không phải là một trường họp riêng biệt: piperin còn cải thiện việc hấp thu nhiều phân tử khác có mặt trong thức ăn, đặc biệt như: chất |3-caroten (tiền vitamin A), selenium, phân tử (-)Epigallocatechin-3-gallate (EGCG) chống ung thư chính có mặt trong trà xanh. Tháng 2 năm 2008, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng piperin có thể kích thích tạo màu da khi kết hợp với tia tử ngoại. Nghiên cứu này chỉ ra tác dụng nữa của piperin là dùng để chữa bệnh bạch tạng. Ngoài ra piperin được biết đến các tác dụng như chống trầm cảm, chổng viêm, kháng nấm ...[12], [15], [16], [17] 1.2 Tổng quan về hồ tiêu. 1.2.1 Đặc điểm thực vật. Hồ tiêu có tên khoa học: Piper nigrum.L Họ: Piperaceae Tên khác: hạt tiêu, cổ nguyệt, hắc cổ nguyệt, bạch cổ nguyệt. Hồ tiêu là một loại cây leo, thân dài, nhẵn bám vào các cây tựa bằng những rễ. Thân mang lá mọc cách. Lá giống lá trầu không nhưng dài và thuôn hơn. Có hai loại nhánh: một loại nhánh mang quả, một loại nhánh mang dinh dưỡng cả hai loại nhánh đều xuất phát từ kẽ lá. Cụm hoa hình đuôi sóc, mọc đối lá, khi chín rụng cả chùm. Quả hình cầu nhỏ, có chừng 20-30 quả trên một chùm, lúc đầu màu xanh lục, sau có màu đỏ, khi chín có màu vàng [3 . 1.2.2 Phân b ổ , trồng hải và chê biến. Hồ tiêu được trồng ở các nước vùng nhiệt đới. Các nước sung cấp nhiều hồ tiêu Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philipin, Cambodoa, Brazil, Việt Nam. ở Việt Nam được trồng nhiều ở Phú Quốc, Kiên Giang, An Giang, Đắc Nông... Hồ tiêu trồng bằng cách giâm cành hoặc bằng hạt. Người ta thường thu hái quả từ năm thứ 4, hiệu suất cao nhất vào năm thứ 7, 8 . Tùy theo người ta muốn có hồ tiêu đen hay hồ tiêu sọ (hồ tiêu trắng) mà cách thu hái chế biến có khác nhau. Để có hồ tiêu đen, người ta hái vào lúc thấy có một vài quả đỏ hay vàng trên chùm quả, nghĩa là đa số quả còn xanh. Những quả non chưa có sọ khi phơi khô sẽ giòn dễ vỡ vụn ra. Còn những qua khác khi phơi khô vỏ sẽ nhăn nheo lại, màu ngả đen do đỏ cỏ tên là hồ tiêu đen. Hình 1: Hình ảnh hồ tiêu đen và hồ tiêu sọ Để có hồ tiêu sọ phải hái vào lúc quả đã thật chín, sau đó loại vỏ ngoài bằng cách chà xát hoặc đem ngâm dưới vòi nước chảy 3-4 ngày, xát để loại hềt vỏ đen rối phơỉ khô. Loạỉ tiày có màu trắng ngà, ỉt nhăn nheo hơn, ít thơm hơn (vi lớp vỏ ngoài có chửa tinh dầu đã bị loại đi) nhưng cay hơn [3 ], [4 . ỉ..2.3 Thành phần hỏa học. Trong hồ tiêu cỏ; Tinh dầu: 1,2 - 3,5% trong hồ tiêu đen và 1,2 - 2,5% trong hồ tiêu trắng, tinh dầu màu vàng nhạt hay màu lục nhạt, thành phần chính của tinh dầu là a và p - pinen sabinen, caren limonen. Alcaloid; 1,7 - 7,4 % [11], trong đó chủ yếu là piperin (chiếm 90 95%) có vị cay (pha loãng 1/200 000 còn vị cay), piperin khi thủy phân sẽ cho piperidin và acid piperic, chavicin là đồng phân (dạng cis-cis) của piperin cũng có vị cay, khi thủy phân sẽ cho piperidin và acid chavicic còn có một lượng nhỏ các chất piperettin, piperylin và piperolein A, piperolein B ít cay hơn. Ngoài ra trong hồ tiêu còn có cubelin không có vị cay, chất béo và tinh bột [3], [4]. 1.2.4 Tác dụng, công dụng. Hồ tiêu với liều nhỏ tăng tiết dịch v ị , dịch tụy, kích thích tiêu hóa làm ăn ngon. Nhưng liều cao sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, gây sung huyết và gây viêm cục bộ, gây sổt, gây viêm tiết niệu, tiểu tiện ra máu. Hồ tiêu còn có tác dụng sát khuẩn, diệt ký sinh trùng. Ngoài công dụng làm gia vị, hồ tiêu được dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, giảm đau (chữa đau răng), chữa đau bụng, tiêu chảy, cảm lạnh....[3 . L3 Một số nghiên cứu chiết xuất pìperin từ hồ tiêu. Hồ tiêu được chiết bằng ethanol 95% trong 2 giờ. Dịch chiết sau đó được cất thu hồi dung môi thành cao, cao thu được hòa tan trong 10% kali hydroxyd (KOH) trong ethanol 95% sau đó thêm nước để tạo tủa và để yên qua đêm, lọc thu lấy tủa và kết tinh lại bằng aceton. Hiệu suất là 3% sản phẩm [ 1]. Hồ tiêu được chiết bằng dung môi dicloromethan dùng ete để loại tap và được tinh chế băng hỗn hợp dung môi aceto:n-hecxan tỷ lệ 3:2. Hiệu suất 5% [10] Vidal, JP và Richard, H (1987) đưa ra quy trinh chiết dùng cacbon dioxid + ethanol. Kết quả thu được hiệu suất 42,2% piperin và 16,7 % tinh dầu [9]. Hans J ( Đức) dùng carbon dioxid siêu tới hạn để chiết. Phương pháp này cho hiệu suất cao. Nhưng phương pháp này khá tốn kém và vẫn còn dùng thêm dung môi để kết tinh piperin [8 ], [9’. Các nghiên cứu chiết hồ tiêu bằng nước dùng những chất làm tăng độ tan của piperin trong nước như: sodiumbutyl glycol sulphat, sodium n-butyl benzen sulphonat....[9’ Chiết hồ tiêu bằng dung dịch nước Sulfat của butylglycol trong 2 giờ ở 30”c sau đó thêm nước để piperin kết tủa hết. Hiệu suất thu được là 58.8% độ tinh khiết của piperin là 98% [9’. Trần Thị Nga (năm 2010) có đưa ra phương pháp chiết: dùng dung môi chiết là dicloromethan, kiềm hóa bằng NH4OH 25%, tinh chế bằng diethyl ether hiệu suất được 2,18% [5‘. Ngoài ra piperin còn được tổng hợp hóa học bằng phản ứng ngưng tụ từ acid piperic clorid và piperiden. Tuy nhiên trong thực tế piperin không được hình thành bằng cách này mà dược chiết từ hồ tiêu Hồ tiêu được chiết bằng dung môi dicloromethan dùng ete để loại tap và được tinh chế băng hỗn hợp dung môi aceto:n-hecxan tỷ lệ 3:2. Hiệu suất 5% [10] Vidal, JP và Richard, H (1987) đưa ra quy trinh chiết dùng cacbon dioxid + ethanol. Kết quả thu được hiệu suất 42,2% piperin và 16,7 % tinh dầu [9 . Hans J ( Đức) dùng carbon dioxid siêu tới hạn để chiết. Phương pháp này cho hiệu suất cao. Nhưng phương pháp này khá tốn kém và vẫn còn dùng thêm dung môi để kết tinh piperin [8 ], [9’. Các nghiên cứu chiết hồ tiêu bằng nước dùng những chất làm tăng độ tan của piperin trong nước như; sodiumbutyl glycol sulphat, sodium n-butyl benzen sulphonat....[9 Chiết hồ tiêu bằng dung dịch nước Sulfat của butylglycol trong 2 giờ ở 30®c sau đó thêm nước để piperin kết tủa hết. Hiệu suất thu được là 58.8% độ tinh khiết của piperin là 98% [9]. Trần Thị Nga (năm 2010) có đưa ra phương pháp chiết; dùng dung môi chiết là dicloromethan, kiềm hóa bằng NH4OH 25%, tinh chế bằng diethyl ether hiệu suất được 2,18% [5’. Ngoài ra piperin còn được tổng hợp hóa học bằng phản ứng ngưng tụ từ acid piperic clorid và piperiden. Tuy nhiên trong thực tế piperin không được hình thành bằng cách này mà dược chiết từ hồ tiêu CHƯƠNG 2. ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u 2.1. Nguyên vật liệu và thiết b ị : 2.1.1. Nguyên vật liệu và hóa ch ấ t: Nguyên liệu : + Hồ tiêu sọ, hồ tiêu đen (thu hái tháng 12 tại huyện Cư Jut - tỉnh Đắc Nông - Việt Nam). + Đặc điểm: chọn loại tiêu quả to đều. - Hóa ch ấ t; + Piperin chuẩn (viện hóa học, hàm lượng 98%) + Ethanol 96%. + Methanol. + Acid acetic băng +Natri hydroxid + Aceton +Dicloromethan + Nước cất một lần. 2.1.2. Mảy móc, thiết b ị : - Máy HPLC Shimadzu SPD-MlOAvp với detetor u v (Nhật Bản). - Máy siêu âm Ultrasonic LC 60H (Đức). - Máy cất quay Buchi B480 (Thuỵ Sỹ). - Cân phân tích Mettler Toledo AB204S (Thuỵ Sỹ). - Máy khuấy từ, bếp cách thủy, tủ sấy. - Cân kỹ thuật Sartorius BP200 1s (Đức). - Màng lọc 0,45 |im. - Dụng cụ thuỷ tinh: bình định mức, bình cầu, bình gạn, pipet, ống đong, pipet, cốc có mỏ, ống nghiệm... -Bản mỏng silicagen... - Máy đo phổ hồng ngoại. - Máy đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân AV 500 MHz - Máy đo phổ khối Autospec Premier (USA). - Máy đo nhiệt độ nóng chảy Ez-Melt (Mỹ). 2.2 Nội dung nghiên cứu. 2.2.1 Xác định hàm lượngpiperin trong hạt hồ tiêu đen, vỏ hồ tiêu đen và trong hồ tiêu sọ. Quả hồ tiêu đen gồm có phần vỏ quả và phần hạt. Vì vậy chúng tôi tiến hành xác định hàm lượng piperin trong từng phần, từ đó chọn nguyên liệu thích hợp có hàm lượng piperin cao để chiết. 2.2.2 Lựa chọn dung môi chiết. Nhằm chọn lựa dung môi có khả năng hòa tan piperin, dễ kiếm, có khả năng thu hồi và ít độc hại. Piperin là một hợp chất có tính base yếu, không phân cực, tan trong methanol, ethanol cao độ, aceton, dicloromethan.... Vì vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát một số dung môi sau : aceton, ethanol 96%, dicloromethan. Các tiêu chí so sánh gồm hiệu suất chiết, tính chọn lọc và tốc độ chiết. 2.2.3 Xác định kích thước tiểu phân dược liệu. Trong chiết xuất việc xác định kích thước dược liệu để chiết cũng rất quạn trọng. Hạt tiêu có tính chất khá cứng chắc do đó chúng tôi phải xác định kích thước dược liệu phù hợp để chiết. Kích thước dược liệu thô quá, dung môi khó thấm ướt dược liệu, hoạt chất khó được chiết vào dung môi. Khi độ mịn dược liệu tăng lên, bề mặt tiếp xúc giữa dược liệu và dung môi tăng lên, theo định luật Pick, lượng chất khuếch tán vào dung môi tăng lên, do đó thời gian chiết xuất sẽ nhanh hơn. Nhưng khi dược liệu xay quá mịn sẽ gay ra một số bất lợi cho quá trình chiết [V . 10 Do đó chúng tôi phải xác định kích thước của dược liệu chiết sao cho thời gian chiết nhanh nhất, bột dược liệu không dính vào nhau để rút dịch chiết được dễ dàng. 2.2.4 Các phương pháp tinh chế. Sau khi tìm được dung môi chiết và kích thược dược liệu thích họp để chiết. Chúng tôi tiến hành tìm các phương pháp tinh chế để tìm ra phương pháp tốt nhất với các yếu tố : đơn giản, tiết kiệm, hiệu suất cao. 2.3. Phương pháp thí nghiệm : 2.3.1. Phương pháp chiết x u ấ t: Áp dụng phương pháp chiết x u ất; ngâm lạnh. Các bước tiến hành như sau : Dược liệu được chia nhỏ đến kích thước thích hợp. Cân và cho vào bình chiết, thêm dung môi. Sau một thời gian ngâm nhất định, rút lấy dịch chiết và rửa dược liệu bằng một lượng dung môi thích hợp. Đẻ tăng cường hiệu quả chiết xuất tiến hành khuấy trộn [ 1]. 2.3.2. Phương pháp định lượng piperỉn : Piperin được định lưọng bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Các bước tiến hành như sau : a. Lựa chọn điều kiện sắc kỷ : Tham khảo các tài liệu và qua thực nghiệm, điều kiện sắc ký được xác định như sau : Cột: DESC Luna 5|im C18 Pha động; methanol tinh khiết dùng để chạy HPLC. Bước sóng phát hiện: 342 nm. Tốc độ dòng: 0,8ml/phút. Thể tích mẫu tiêm vào cột: 51^1. 11 Nhiệt độ buồng cột: 30°c. - Chuẩn bị dung dịch chuẩn : Tiến hành : Cân chính xác 20 mg piperin chuẩn cho vào bình định mức 100 mL sau đó thêm ethanol 96% vừa đủ, lắc cho hòa tan hoàn toàn. Thêm ethanol 96% đến vạch cho đủ thể tích, ta được dung dịch chuẩn 200 |ig/mL. Lọc qua màng 0,45Ịim [14], [18]. b. Chuẩn bị mẫu thử định lư ợ n g : Tiến hành: Cân chính xác khoảng 350 mg bột dược liệu cho vào bình định mức lOOml cho vào khoảng 30 ml ethanol 96% đem siêu âm 30 phút rồi cho tiếp ethanol 96% tới vạch . Sau đó lọc qua màng lọc 0,45 I^m rồi đem đo HPLC. c. Định lư ợ n g : Tiến hành định lưọrng mỗi mẫu 3 lần theo điều kiện sắc ký đã xác định, lấy kết quả trung bình. 2.3.3. Công thức tính toán: a. Hàm lượng phần trăm piperin trong hồ tiêu được tính theo công thức: m^.a.V^.í .s x% = —^ T^ 100% T c c .s c Trong đó: x%: hàm lượng piperin trong hồ tiêu, rnc: khối lượng piperin chuẩn (gam). rnx: khối lượng hồ tiêu đem chiết (gam). Sc, St: diện tích peak mẫu chuẩn và mẫu thử. a: hàm lượng piperin chuẩn (%). V c, V t: thể tích của dung dịch chuẩn và thử (ml). fc, fr: hệ số pha loãng của dung dịch chuẩn và thử 12 b. Hiệu suất chiết xuất : Hiệu suất quá trình chiết xuất được tính theo công thức sau : H Lp/dỉ Trong đó : H : Hiệu suất chiết xuất (%). HLp/dc : hàm lượng piperin chiết được từ dược liệu . HLp/dl ; hàm lượng piperin có trong dược liệu 2.3.4. Các phương pháp tỉnh chế piperin : _Sử dụng dung môi hoặc hỗn hợp dung môi để loại tạp và kết tinh piperin. Loại tạp chất mày bằng than hoạt. 2.3.5 Kiểm tra chất lượng sản phẩm : a. Đo phồ khối lượng (MS): Phổ khối lượng được ghi trên máy AutoSpec Premier tại Phòng thí nghiệm Hóa Vật Liệu khoa hóa học của trường đại học Khoa học tự nhiên đại học Quốc Gia Hà N ộ i. b. Phổ hồng ngoại (IR) : Sản phẩm tinh khiết được phân tích phổ hồng ngoại (IR) ghi trên máy phân tich phổ hồng ngoại đo trong vùng bước sóng 4000-500 em'' tại Phòng phân tích phổ hồng ngoại của Viện hóa học Việt Nam c.Phỗ cộng hưởng từ hạt nhân (^H-NMR.) : Sản phẩm được đo trên máy AV 500 MHz tại phòng phân tích phổ cộng hưởng từ của Viện Hóa học Việt Nam. d, Đo độ chảy Sản phẩm được đo độ chảy trên máy đo nhiệt độ nóng chảy Ez-Melt. 13 CHƯOnVG 3. THựC NGHIỆM, KÉT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Xác định sự phân bố piperin trong hồ tiêu: Mục đích : Đe xác định sự phân bố piperin trong vỏ quả hay trong hạt. Dược liệu được tách thành 2 phần riêng biệt : vỏ quả và hạt. Trước tiên chúng tôi xác định tỷ lệ khối lượng vỏ quả và hạt: cân 20 g hồ tiêu đen bóc tách riêng 2 phần vỏ quả và hạt. Cân 2 phần và tính phần trăm khối lượng. Xác định sự phân bố của piperin chúng tôi tiến hành khảo sát 3 mẫu dược liệu như sau ; Mau 1 : Hồ tiêu sọ. Mầu 2 : Hạt hồ tiêu đen. Mau 3 : Vỏ quả hồ tiêu đen. Tiến hành: cân chính xác khối lượng mẫu (m ~ 2 gam) cho vào bình nón 200 ml rồi cho vào bình 100 ml ethanol 96%, đem siêu âm 30 phút. Sau đó hút 1ml dịch chiết pha loãng 6 lần bằng ethanol 96%. Sau đó lọc qua màng lọc 0,45 ịim rồi đem đo HPLC. Ket quả thu được như sau : Bảng 1 : Sự phân bố piperin giữa vỏ quả, hạt của hồ tiêu và hồ tiêu sọ. Bộ phận dược liệu Tỷ lệ khôi lượng Hàm lượng (%) piperin (%) Hô tiêu sọ Hồ tiêu đen 7,32 Hạt 80,6 6,32 Vỏ quả 19,4 0,17 Nhận xét: Piperin phân bố chủ yếu trong hạt, hàm lượng piperin trong vỏ quả hồ tiêu đen là rất ít bằng 1/37 hàm lượng piperin trong hạt.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng