Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu chiết xuất một số glycosid từ cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana (bert.) ...

Tài liệu Nghiên cứu chiết xuất một số glycosid từ cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana (bert.) hemsl.), họ cúc (Asteraceae).

.PDF
69
506
145

Mô tả:

BỘYTẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI _______ * * * * * _______ _ LÊ THỊ THỌ NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT MỘT số GLYCOSID TỪ CÂY cỏ NGỌT (STEVIA REBAUDIANA (BERT.) HEMSL.), HỌ CÚC (ASTERACEAE) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ Người hướng dẫn: 1. TS. Nguyễn Văn Tài 2. TS. Nguyễn Thu Hằng Nơi thực hiện: 1. Khoa Hóa thực vật -Viện Dược Liệu 2. Bộ môn Dược Liệu ỊĩR Ư Ờ N a ĐH Noàv HÀ NỘI-2011 V ’ LỜI CẢM ƠN Trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp, với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, tôi đã hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp của mình. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới: TS. Nguyễn Văn Tài - Phó khoa - Khoa Hóa thực vật, Viện Dược liệu. TS. Nguyễn Thu Hằng - Phó trưởng Bộ môn Dược liệu , Trường ĐH Dược Hà Nội. Là những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm khóa luận. Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị trong Khoa Hóa thực vật, Viện Dược liệu đã luôn quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các thầy cô giáo trong trưcmg, tới gia đình và bạn bè đã luôn ở bên động viên, giúp đỡ tôi trong học tập cũng như trong cuộc sống. Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên khóa luận của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong có được sự góp ý quý báu của các thầy cô và các bạn sinh viên. Hà Nội, tháng 5 năm 2011 Sinh viên Lê Thị Thọ MỤC LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH ĐẶT VẤN Đ Ề ....................................................................................................... 1 Chương 1. TÔNG QUAN..................................................................................... 3 1.1 VỀ THỰC VẬT.......................................................................................... 3 1.1.1 VỊ trí phân loại........................................................................................ 3 1.1.2 Đặc điểm thực vật................................................................................... 3 1.1.3 Phân b ố ....................................................................................................4 1.1.4 Sinh thái...................................................................................................4 1.2 VỀ HÓA HỌC................................................................................................ 4 1.3 ỨNG DỤNG CỦA CẦY c ỏ NGỌT............................................................ 8 1.3.1 Công dụng...............................................................................................8 1.3.2 Tác dụng sinh học................................................................................... 8 1.4 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT GLYCOSID TỪ CÂY c ỏ NGỌT...................................................................................................................14 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u .................... 17 2.1 NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ........................................................................ 17 2.1.1 Nguyên liệu ..................................................................................... 17 2.1.2 Thiết bị, hóa chất............................................................................. 17 2.2 NỘI DƯNG NGHIÊN CÚXJ....................................................................18 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 18 Chương 3. THựC NGHIỆM , KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN...........................20 3.1 THỰC NGHIỆM VÀ KÉT QUẢ..........................................................20 3.1.1. Dự kiến các giai đoạn chính trong quy trình chiết xuất glycosid từ cỏ ngọt...................................................................................... 20 3.1.2 Khảo sát khả năng chiết glycosid từ dịch chiết nước cỏ ngọt bằng n-butanol bão hòa nước..................................................... 20 3.1.3. Khảo sát khả năng tách glycosid của một số cột nhựa hấp phụ23 3.1.4. Khảo sát hệ dung môi rửa giải cột Diaion HP-20...................... 25 3.1.5. Khảo sát nhiệt độ của quá trình chiết suất...................................26 3.1.6 . Khảo sát thời gian chiết suất........................................................27 3.1.7. Khảo sát tỷ lệ dược liệu/dung môi của quá trình chiết suất....... 28 3.1.8. Khảo sát số lần chiết suất.............................................................30 3.1.9. Đánh giá khối lượng và độ tinh khiết của CNl trong quá trình tinh chế........................................................................................ 31 3.1.10. Xây dựng quy trình chiết xuất glycosid từ cỏ ngọt sử dụng cột nhựa hấp phụ Diaion HP-20....................................................... 33 3.1.11. Xác định cấu trúc của chất phân lập (Chất CN 1)....................36 3.1.12. Định lượng steviosid chiết được từ cỏ ngọt bằng phương pháp HPLC............................................................................................40 3.2 BÀN LUẬN........................................................................................... 41 Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ N G ÍỈỊ............................................................ 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADI - Acceptable Daily Intake CN 1 - Chất chiết từ cỏ ngọt EFSA - European Food Safety Authority GFR - Glomerular filtration rate Glc - Glucose NOAEL - No Observed Adverse Effect Level Rha - Rhamnose RPF - Renal plasma flow SPiR - Spontaneously hypertensive rats SKLM - Sắc ký lớp mỏng SPT - Skin Prick Test STT - Số thứ tự Xyl - Xylose DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Cấu trúc của các Steviol glycosid chiết xuất từ cỏ ngọt............................6 Bảng 2. Hiệu suất chiết glycosid từ dịch chiết nước cỏ ngọt bằng n-butanol bão hòa nước............................................................................................................23 Bảng 3. Khảo sát hiệu suất chiết glycosid từ cỏ ngọt của một số cột nhựa hấp p h ụ ............................................................................................................................ 26 Bảng 4 : Sự ảnh hưởng của dung môi rửa giải cột đến hiệu suất chiết glycosid từ cỏ ngọt.................................................................................................................. 27 Bảng 5. Sự phụ thuộc của hiệu suất chiết glycosid từ cỏ ngọt vào nhiệt độ 28 Bảng 6 . Sự phụ thuộc hiệu suất chiết glycosid từ cỏ ngọt vào thời gian chiết dược liệu....................................................................................................................29 Bảng 7. Sự phụ thuộc tỷ lệ dược liệu/dung môi (w/v) trong quá trình chiết dược liệu đến hiệu suất chiết glycosid từ cỏ ngọt..................................................31 Bảng 8 . Sự ảnh hưởng của số lần chiết xuất đến hiệu suất chiết glycosid từ cỏ ngọt........................................................................................................................... 32 Bảng 9. Khối lượng CNl thu được sau mỗi lần kết tinh lại.................................. 33 Bảng 10: Dữ liệu phổ IH-NMR và 13C-NMR của chất C N l..............................39 DANH MỤC HÌNH Hình 1. Khung cấu trúc hóa học của các steviol glycosid..................................... 5 Hình 2 . Cấu trúc hóa học của Steviosid................................................................. 7 Hình 3. Sơ đồ tóm tắt quy trình chiết xuất glycosid từ lá cỏ ngọt của Bùi Thị Song Sơn....................................................................................................................16 Hình 4. Sơ đồ tóm tắt quy trình chiết xuất glycosid từ lá cỏ ngọt của Giovanetto................................................................................................................. 18 Hình 5. Sơ đồ tóm tắt các giai đoạn chính chiết xuất glycosid từ cỏ ngọt......... 24 Hình 6 . Ảnh chụp sắc ký đồ của CNl trong hệ dung môi CHClsiMeOHiHiO (15:8:1), hiện vết bằng dung dịch H 2 S O 4 10% trong EtOH, sấy 2 phút ở 100°c ..................................................................................................................................34 Hình 7. Qui trình chiết glycosid từ cỏ ngọt sử dụng cột nhựa Diaion HP-20.... ..................................................................................................................................37 Hình 8 .Cấu trúc hóa học của CNl: Steviosid.......................................................... 41 ĐẶT VẤN ĐÈ Hiện nay, số người bị mắc các bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch, ... đang ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Nguyên nhân là do thói quen ăn nhiều đường và các thực phẩm có nhiều năng lượng nhưng lại ít vận động. Vì thế, các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống luôn trong cuộc chạy đua tìm kiếm các chất làm ngọt mà ít có tính dinh dưỡng. Việc sử dụng các sản phẩm hóa học tạo vị ngọt có thể được dùng để thay thế đưòng (saccharin, sodium cyclamat, sucralose và phổ biến nhất là aspartam) mặc dù rẻ và tiện lợi nhưng người ta vẫn e ngại ảnh hưởng về lâu dài của chúng đối với sức khoẻ. Hiện nay, saccharin đã bị cấm sử dụng tại một số quốc gia, vì bằng thực nghiệm đã chứng minh chất này gây ung thư bàng quang ở chuột. Aspartam không nên dùng cho những người bị bệnh Phenylketonuria. Chính vì thế, cây cỏ ngọt và các chất chiết xuất từ cỏ ngọt đang ngày càng được nhiều người chú ý đến như là chất điều vị tuyệt vời, có thể thay thế đường, không chứa calo, thích hợp dùng cho cả người bị bệnh tiểu đường và béo phì. Từ lâu, nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng cỏ ngọt và các chất chiết từ cỏ ngọt. Trung Quốc xem cỏ ngọt như một dược liệu thiên nhiên rất tốt để giúp làm giảm cân, ăn ngon và tiêu hóa tốt. Nhật Bản là quốc gia sử dụng cây cỏ ngọt nhiều nhất trên thế giới. Mỗi năm kỹ nghệ Nhật tiêu thụ từ 700 tấn đến 1000 tấn lá cỏ ngọt. Một khối lượng lớn cỏ ngọt cần phải được nhập thêm từ Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc. Việc sử dụng cỏ ngọt trên thế giới đã gây nhiều tranh cãi trong thời gian qua vì một số nghiên cứu trước đây cho rằng việc sử dụng steviosid - hoạt chất chính chiết từ cỏ ngọt có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trên chuột thí nghiệm. Mới đây nhất, ủ y ban châu Âu về an toàn thực phẩm đã đưa ra két luận về sự an toàn của các glycosid chiết từ cỏ ngọt dựa trên rất nhiều dữ liệu và thí nghiệm đã được công nhận [15]. ở Việt Nam, mặc dù được nhập về trồng từ trước năm 1990 ở quy mô sản xuất nhưng việc sử dụng cây cỏ ngọt mới chỉ dừng lại ở những dạng dùng đơn giản và chủ yếu dùng cho xuất khẩu. Đây là một loại cây có giá trị kinh tế cao và hiện việc trồng cỏ ngọt đã được mở rộng ra nhiều vùng trên cả nước. Việc trồng cỏ ngọt ở Việt Nam có nhiều thuận lợi vì vốn đầu tư ban đầu không lớn, việc chăm sóc không quá khó khăn và cho năng suất cao. Do đó, việc nghiên cứu chiết xuất glycosid từ cỏ ngọt để thay thế đường đang được các nhà khoa học quan tâm. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu chiết xuất một số glycosid từ cây cỏ ngọt {Stevia rehaudỉana (Bert.) Hemsl.), họ Cúc (Asteraceae)” với các mục tiêu sau: 1. Xây dựng quy trình chiết xuất glycosid từ cỏ ngọt 2. Xác định cấu trúc hóa học của chất phân lập được CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. VÈ THựC VẬT 1.1.1. Vị trí phân loại Theo các tài liệu về phân loại thực vật [2], cây cỏ ngọt có vị trí phân loại như sau: Giới Thực vật (Plantae) Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta ) Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) Phân lớp Cúc (Asteridae) Bộ Cúc (Asterales) Họ Cúc (Asteraceae) Chi Stevia Cav. 1.1.2. Đăc • điểm thưc • vât • Tên khoa học; Stevia rebaudiana (Bert.) Hemsl. Tên Việt Nam: cỏ ngọt, cỏ mật, cúc ngọt. Cây thảo nhỏ, sống nhiều năm, cao 0,5-0,6 m, có khi đến Im. Thân cứng mọc thẳng, có tiết diện tròn, có rãnh dọc và nhiều lông mịn, ít phân nhánh. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục, gốc thuôn, đầu tù hoặc hơi nhọn, dài 5-7 cm, rộng 1-1,5 cm, có 3 gân, 4-6 đôi răng nhọn ở phần nửa về phía đầu lá, hai mặt có lông trắng mịn, nhấm lá thấy có vị ngọt rất đậm; cuống lá rất ngắn. Hoa lưỡng tính, tụ họp thành đầu màu trắng ở ngọn thân. Quả bế, không có mào lông, hạt không có nội nhũ [ 1], [ 12' Mùa hoa: tháng 5-9. 1.1.3. Phân bố Chi Stevia Cav. gồm khoảng 240 loài chủ yếu là thân thảo, cây bụi có nguồn gốc từ vùng Nam Mỹ, Trung Mỹ, Mexico và một vài tiểu bang miền nam Hoa Kỳ, không có một đại diện nào ở vùng châu Á. Tới đầu thập niên 70, Nhật Bản bắt đầu trồng và sử dụng cỏ ngọt. Ngày nay thì cỏ ngọt được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia châu Á khác như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippin, Indonesia, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia... c ỏ ngọt cũng được sử dụng nhiều ở các nước Nam Mỹ: ưrugoay, Peru,...Hiện nay, cỏ ngọt đang được trồng phổ biến ở nhiều vùng của Việt Nam: Cao Bằng, Lâm Đồng, Hà Giang, Hà Tây, Thái Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên,...[12]. 1.1.4. Sinh thái Cỏ ngọt là cây ưa ẩm và ưa sáng, có thể chịu bóng hoặc ưa bóng vào thời kỳ cây con. vốn là cây ở vùng nhiệt đới, cỏ ngọt trồng ở Việt Nam sinh trưởng, phát triển tốt vào vụ xuân-hè. v ề mùa đông, cây có hiện tượng rụng lá và hơi bị tàn lụi. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm. Tuy nhiên, người ta vẫn thường áp dụng cách nhân giống bằng cắm cành [ 1],[ 12]. 1.2. VÈ HÓA HỌC Lá cỏ ngọt chứa; - Các ent - kauren diteqDen glycosid: steviosid (2,2-18,5%), rebaudiosid A, B, c , D, E, F, dulcosid, steviobiosid. Các thành phần này có vị ngọt ở các mức độ khác nhau. Nguyễn Kim cẩn và cộng sự đã chiết được stevioside trong lá cỏ ngọt trồng ở Việt Nam với hàm lượng từ 1,66-4,78% tùy theo khu vực lấy mẫu [5],[12’. - Các labdan diterpen gồm jhanol, austroinulin, 6-0-acetylaustroinulin [ 12’. - Các triterpen gồm |3-amyrin acetat, lupeol [12’. - Các thành phần khác gồm ß-sitosterol, stigmasterol, tanin và tinh dầu [12]. Nhóm hợp chất đáng chú ý trong cây cỏ ngọt là các steviol glycosid. Các glycosid này chiếm 10-20% khối lượng lá cỏ ngọt khô và có bộ khung cấu trúc được trình bày ở hình 1. Hình 1. Khung cấu trúc hóa học của các steviol glycosid CHn Steviol Ri = R 2 = H Cho đến nay đã có 9 steviol glycosid được phân lập từ lá cỏ ngọt được tổng kết ở bảng 1 [ 1],[ 12],[20 ]. Bảng 1. Cấu trúc của các steviol giycosid chiết xuất từ cỏ ngọt STT Tên chất 1 Steviosid -ß-glc -ß-glc-ß-glc (2- ^ 1) [1],[3],[4],[5 ],[6Ì[7],... 2 Steviolbiosid -H -ß-glc-ß-glc (2- ^ 1) [ 1],[12],[20] 3 Rebaudiosid A -ß-glc -ß-glc-ß-glc (2->l) [1],[12],[14], [18],[20],... Ri Ri 1 TLTK -Ì3-glc(3^1) 4 Rebaudiosid B -H -ß-glc-ß-glc (2-^ 1) [ 1],[12],[20] 1 -|3-glc(3-^l) 5 Rebaudiosid c -ß-glc 1 (Dulcosid) 6 -ß-glc-a-rha (2 —>1) -ß-glc(3-^l) Rebaudiosid D -ß-glc-ß-glc (2 - ^ 1) -ß-glc-ß-glc (2- ^ 1) [ 1],[12],[20], [32] [ 1],[12],[20] 1 -|3-glc(3^1) 7 Rebaudiosid E ß-glc-ß-glc (2^ 1) ß-glc-ß-glc (2^ 1) [ 1],[12],[20] 8 Rebaudiosid F -ß-glc -ß-glc-ß-xyl (2^ 1) [20] 1 -ß-glc(3-^l) 9 Dulcosid A -ß-glc -ß-glc-a-rha (2 -^ 1) [ 1],[12],[20], [3 ^ Từ bảng 1 cho thấy bốn glycosid được đề cập đến nhiều nhất trong các tài liệu tham khảo là dulcosid A (0,3%); rebaudiosid c (0,6%); rebaudiosid A (3,8% ) và steviosid (9,1%). Trong số này, chỉ có steviosid và rebaudiosid A đã được xác định rõ các đặc tính vật lý và cảm quan. Steviosid và rebaudiosid A đã được thử nghiệm độ ổn định trong các đồ uống có ga và cả hai chất được xác định là bền với nhiệt và pH [3 r . Các steviol glycosid ngọt hơn nhiều so với saccharose, trong đó: steviosid ngọt hơn 110 đến 270 lần, rebaudiosid A ngọt hoTi 150 đến 320 lần, rebaudiosid c ngọt hon 40 đến 60 lần, dulcoside A ngọt hơn 30 lần. [32] Rebaudiosid A là chất có dư vị ít đắng nhất trong số bốn chất. Dubois và Stephanson đã xác nhận rebaudiosid A ít đắng hơn steviosid và giải thích nguyên nhân có dư vị đắng của steviosid và rebaudiosid A là do những đặc tính vốn có của hai hợp chất này chứ không phải do tạp chất trong quá trình chiết xuất. Dư vị đắng có xu hướng tăng cùng với sự tăng nồng độ của cả Steviosid và Rebaudiosid A [32]. Steviosid (13-[(2-0-P-D-glucopyranosyl-a-D-glucopyranosyl) oxy]kaur-16en-18-oic acid |3-D- glucopyranosyl ester) là hoạt chất chính chiết từ lá cây cỏ ngọt có cấu trúc hóa học được trình bày ở hình 2 . Hình 2. Cấu trúc hóa học của steviosid OH Q HO' HO OH OH CHo OH OH KLPT: 804,87 Là những tinh thể dễ chảy nước, có điểm chảy 198°c 1 g steviosid tan trong 800ml nước Tan trong dioxan, hơi tan trong alcol [2],[12]. Hàm lượng steviosid trong cỏ ngọt là 3-20% tùy theo giống và các điều kiện trồng trọt, thu hoạch [ 12]. 1.3. ỨNG DỤNG CỦA CÂY cỏ NGỌT 1.3.1. Công dụng Lá cỏ ngọt hoặc steviosid thường dùng làm chất điều vị cho các loại trà thuốc, trà túi lọc [ 12]. Cao cỏ ngọt hoặc steviosid đã được sử dụng rộng rãi làm chất ngọt trong bánh kẹo, nước giải khát; ở Nhật mỗi năm tiêu thụ đến 700tấn cỏngọt và chưa thấy có phản ứng độc hại nào [2 ’. Người bị bệnh tiểu đường và người béo phì có thể dùng chế phẩm của cỏ ngọt để thay thế đường [2 ]. 1.3.2. Tác dụng sinh học 1.3.2.1. Tác dung ha đường huyết và tàng tiết insulin Nghiên cứu in vitro Các nghiên cứu in vitro đã chỉ ra rằng các steviol glycosid có khả năng kích thích các tế bào tiểu đảo tụy cô lập tiết Insulin, làm tăng số lượng các gen chủ chốt kiểm soát sự tiết insulin và có tác động đến sự giải phóng và truyền tín hiệu insulin [15]. ♦♦♦ Nghiên cứu in vivo Trên chuột nhắt trắng bình thường lúc đói và chuột nhắt trắng bị tăng glucose huyết do alloxan, steviosid đã chứng tỏ có tác dụng làm hạ glucose huyết [ 10]. 1.3.2.2. Tác dung giãn mach và ha huyết áp <♦ Nghiên cứu in vitro Các nghiên cứu in vitro cho thấy steviosid ức chế sự co mạch gây ra bởi vasopressin với sự có mặt của calcium [15]. ♦♦♦ Nghiên cứu in vivo -Nghiên cứu trên chuột đực trưởng thành với liều 25mg steviosid/kg thể trọng/ngày (tương đương khoảng lOmg steviol/kg thể trọng/ngày) so với lô chứng sử dụng 16,7 mg glucose/kg thể trọng/ngày thông qua nước uống trong 6 tuần cho thấy tác dụng hạ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trưong có ý nghĩa của steviosid so với nhóm chứng và không có dấu hiệu tăng đáng kể về trọng lượng cơ thể [15'. -Các nghiên cứu khác trên chuột cao huyết áp tự phát (SHR) và chó lai khỏe mạnh cũng cho thấy tác dụng ngăn chặn sự phát triển của bệnh cao huyết áp trên những con chuột còn nhỏ hay tác dụng hạ huyết áp trên chó của steviosid [15]. -Một vài nghiên cứu khác sử dụng đường tiêm tĩnh mạch và tiêm màng bụng cũng cho thấy khả năng hạ huyết áp của steviosid ở liều từ 25 đến 400 mg/kg thể trọng/ngày (tương đương với liều 10 đến 158 mg steviol/ kg thể trọng/ngày) [15]. ♦♦♦ Các thử nghiệm lâm sàng 10 - Sau 3 tháng sử dụng steviosid (3 lần/ngày với liều 250mg) trên những người bị cao huyết áp từ nhẹ đến trung bình thấy cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đều giảm có ý nghĩa so với nhóm chứng [15]. - Ket quả tương tự cũng thu được khi sử dụng steviosid trong vòng 2 năm (với liều 500mg, 3 lần/ngày) [15‘. 1.3.2.3. Tác dung trên chức năng thân ♦♦♦ Nghiên cứu ỉn vitro Một số nghiên cứu in vitro đã cho thấy cả steviol và steviosid đều có ảnh hưởng tới sự vận chuyển các anion ở ống thận [15]. ♦♦♦ Nghiên cứu in vivo - ở chuột cống trắng bình ứiưòng, steviosid làm tăng cả lưu lượng huyết tưong qua thận (RPF) và tốc độ lọc cầu thận (GFR). Tác dụng tăng GFR là do thuốc làm giãn mạch vào và ra tiểu cầu thận [ 11]. -Tiêm tĩnh mạch steviosid cho chuột cống trắng cao huyết áp cũng làm tăng cả RPF và GFR. Kết quả này cũng xảy ra ở chuột cống trắng bị cao huyết áp do gây mô hình thực nghiệm tổn thương thận [ 11]. -Trên chuột cống trắng bình thường và cả chuột gây cao huyết áp thực nghiệm, steviosid đều có tác dụng làm hạ huyết áp, tăng bài niệu và tăng thải trừnatri [ 11]. 1.3.2.4. Liều dùng an toàn ở người ủ y ban châu Âu về an toàn thực phẩm (EFSA) đã đưa ra liều dùng được chấp nhận hàng ngày (ADI) đối với các steviol glycosid, được thể hiện qua lượng steviol tương ứng là 5S8mg/kg thể trọng/ngày, tương đương với Pố7mg steviosid/kg thể trọng/ngày [15'. 11 1.3.2.5. Đôc tính cấp Các nghiên cứu về độc tính cấp đường uống với steviosid (độ tinh khiết 96%) cho thấy LD 50 > 15gfk% thể trọng ở chuột bạch, chuột cống và chuột hamster [15]. 1.3.2.6. Đôc tính bán cấp -Hỗn họp steviol glycosid (chứa 97% Rebaudiosid A) đã được thử nghiệm độc tính trên chuột Wistar ở các nồng độ 0, 12500, 25000 và 50000 mg/kg thức ăn trong 90 ngày. Trong quá trình nghiên cứu không quan sát thấy chuột chết và các dấu hiệu lâm sàng của độc tính; không có sự thay đổi các chỉ số huyết học và hóa sinh cũng như các bệnh lý liên quan ngoại trừ các ảnh hưởng tới trọng lượng cơ thể, lượng thức ăn đưa vào và hiệu quả chuyển đổi thức ăn [15'. -Các nghiên cứu sử dụng steviosid (độ tinh khiết 95,6%) trong chế độ ăn của chuột Fischer trong 90 ngày cũng đã đưa ra kết luận: 5% steviosid trong chế độ ăn tương đương 2500mg/kg thể trọng/ngày (tương ứng xấp xỉ 942mg steviol/kg thể trọng/ngày) là mức không quan sát thấy tác hại [15’. ĩ .3.2.7. Khả năng gây đôt biến. Các nghiên cứu cả in vivo và in vitro về khả năng gây đột biến của các steviol glycosid, của steviol và các chất chuyển hóa của steviol đã đưa ra kết luận: Stevỉosỉd và rebaudiosid A không cho thấy các bằng chứng về khả năng gây đột biến ở cả in vitro và in vivo. Stevioỉ và một vài dẫn chất oxi hóa của nó cho thấy bằng chứng rô ràng về độc tính với vật liệu di truyền ở in vitro, đặc biệt khi có mặt hệ thống hoạt hóa sự chuyển hóa. Tuy nhiên, các nghiên cứu về sự nguy hại với ADN và nhân tế bào ở chuột cống, chuột bạch và 12 chuột đồng in vivo cho thấy khả năng gây đột biến của steviol không thể hiện ở liều lên tới 8000 mg/kg thể trọng [15], 1.3.2.8 . Đôc tính man và khả năng gây ung thư Các kết quả nghiên cứu về khả năng gây ung thư của các steviol glycosid vào năm 1985, 1992, 1997 đều cho thấy các steviol glycosid không gây ung thư ở các mô hình thử nghiệm [15'. 1.3.2.9. Ảnh hưởng đối với sư phát triển vả sinh sản Nghiên cứu được thực hiện trên chuột Wistar bao gồm cả chuột đực và cái ở thế hệ Fo, Fi, p 2 và những con chuột đang mang thai cho thấy không có tác dụng phụ nào đối với sự phát triển của cơ thể và cơ quan sinh sản cũng như chức năng sinh sản hay bất kỳ ảnh hưởng nào đến bào thai ở chế độ ăn có nồng độ steviosid lên tới 2100mg/kg thể trọng/ngày (tương đương 840 mg steviol/kg thể trọng/ngày) [15'. 1.3.2.10. Khả năng gây di ứng của Steviol glycosid -Đã có hai trưòng họp được báo cáo bị dị ứng có liên quan đến cỏ ngọt: trường hơp thứ nhất là một bé gái 7 tháng tuổi sau khi nhai lá cỏ ngọt và trường hợp thứ hai là một bé trai 2 tuổi sau khi uống nước ấm có pha bột steviosid. Phản ứng với lá cỏ ngọt hoặc steviosid được xác nhận bằng test da (SPT) trong cả hai trường hợp. Cả hai bệnh nhân này đều bị bệnh chàm dị ứng khó kiểm soát. Sau khi kiêng các đồ ăn có steviosid, dấu hiệu chàm dị ứng cải thiện đáng kể và không có phản ứng dị ứng ác tính ở cả hai trường hợp. Sau hai tháng kiêng những đồ ăn có steviosid và cỏ ngọt, test da với lá cỏ ngọt và steviosid được thử lại ở 2 trường họp trên đều cho kết quả âm tính [15’. -Theo những quan sát lâm sàng ở trên, một nghiên cứu về khả năng gây dị ứng của lá cỏ ngọt và steviosid 10% được thực hiện bằng SPT trên 200 em 13 bé cả trai và gái ở độ tuổi từ 4 tháng đến 2 năm trước và sau khoảng thời gian 2 tháng không sử dụng các loại thực phẩm có steviosid. số trẻ em chia thành 4 nhóm: 50 trẻ khỏe mạnh không có tiền sử dị ứng, 50 trẻ bị viêm mũi dị ứng, 50 trẻ bị hen phế quản và 50 trẻ bị chàm dị ứng. Không em nào trong số trẻ em khỏe mạnh có kết quả test da dưong tính; 26% số trẻ em bị viêm mũi dị ứng, 34% số trẻ em bị hen phế quản và 64% số trẻ em bị chàm dị ứng có phản ứng với lá cỏ ngọt và steviosid. Khoảng thời gian 2 tháng không sử dụng các thực phẩm có steviosid làm giảm số các phản ứng với lá cỏ ngọt hoặc steviosid ở những trẻ bị viêm mũi dị ứng (4/50 với lá cỏ ngọt và 3/50 với steviosid 10%), ở trẻ bị hen phế quản (3/50 với lá cỏ ngọt và 4/50 với steviosid 10%), ở trẻ bị chàm dị ứng (7/50 với lá cỏ ngọt và 5/50 với steviosid 10%). Sự thay đổi của các triệu chứng viêm mũi, hen và chàm sau 2 tháng không sử dụng thực phẩm có steviosid đã không được ghi nhận trong báo cáo [15]. - Xem xét số lượng lớn các kết quả dương tính với test da trong nhóm trẻ em bị chàm, lá cỏ ngọt và steviosid có thể chứa một vài họp chất gây dị ứng phổ biến trong thực vật (phản ứng chéo) của họ cúc, mặc dù không nhận được báo cáo nào về tác dụng này. Các chuyên gia cũng lưu ý rằng sự giảm độ nhạy cảm sau khi loại bỏ các thực phẩm có chứa steviosid là một quan sát thú vị nhưng không cung cấp được một bằng chứng mạnh mẽ cho sự tiến triển qua trung gian IgE. Tóm lại, ủy ban châu Ấu về an toàn thực phẩm sau khi xem xét tất cả các dữ liệu nghiên cứu về rebaudiosỉd A và steviosỉd đã đưa ra kết luận các steviol glycosid đạt các yêu cầu kỹ thuật đề xuất thì không gây ung thư, không gãy đột biển hoặc có bất kỳ tác dụng không mong muốn nào trên hệ phát triển và sinh sản của cơ thể [15 .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng