Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học, hoạt tính sinh học dịch chiết...

Tài liệu Nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học, hoạt tính sinh học dịch chiết chloroform và butanol của hoa đu đủ đực thu hái tại quảng nam – đà nẵng

.PDF
58
40
119

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC, HOẠT TÍNH SINH HỌC DỊCH CHIẾT CHLOROFORM VÀ BUTANOL HOA ĐU ĐỦ ĐỰC (Carica papaya L.) THU HÁI TẠI QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN CỬ NHÂN HOÁ HỌC Sinh viên thực hiện : NGÔ THỊ THANH Ý Lớp : 14CHD Giảng viên hướng dẫn : Th.S ĐỖ THỊ THÚY VÂN Đà nẵng - năm 2018 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Thanh Ý - 14CHD MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2 3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 2 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ............................................................. 2 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ....................................................... 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4 1.1. Giới thiệu về cây Đu đủ ................................................................................... 4 1.2. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Đu đủ trong nước gần đây ........................................................................................................................... 5 1.3. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Đu đủ ngoài nước gần đây ........................................................................................................................... 6 1.4. Những nghiên cứu về hoạt tính sinh học của cây Đu đủ ................................. 7 CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... Error! Bookmark not defined. 2.1. Nguyên liệu, hóa chất, thiết bị nghiên cứu ..................................................... 9 2.1.1. Nguyên liệu .............................................................................................. 9 2.1.2. Hóa chất và thiết bị nghiên cứu ............................................................... 9 2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 10 2.2.1. Phương pháp xác định các chỉ tiêu hóa lý............................................. 10 2.2.2. Phương pháp khảo sát các điều kiện chiết tách các hợp chất hữu cơ từ hoa Đu đủ đực trong dung môi Chloroform và Butanol. .................................. 12 2.2.3. Định tính một số lớp chất trong hoa đu đủ đực ..................................... 14 2.3. Định danh thành phần hóa học trong dịch chiết Chloroform và Butanol……17 GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân Luận văn tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Thanh Ý - 14CHD 2.4. Thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào của phân đoạn Chloroform từ một số dịch chiết hoa Đu đủ đực ...................................................................................... 18 2.4.1. Quy trình chiết xuất dịch chiết hoa Đu đủ đực để nghiên cứu tác dụng ức chế tế bào ung thư ......................................................................................... 18 2.4.2. Các dòng tế bào ..................................................................................... 18 2.4.3. Phương pháp .......................................................................................... 18 2.4.4. Thử độc tế bào ....................................................................................... 19 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 20 3.1. Kết quả xác định các chỉ tiêu hóa lý của hoa Đu đủ đực ............................... 20 3.3.1. Độ ẩm và hàm lượng tro ........................................................................ 20 3.3.2. Hàm lượng kim loại nặng ...................................................................... 20 3.2. Kết quả khảo sát các điều kiện chiết tách các hợp chất hữu cơ từ hoa Đu đủ đực trong dung môi Chloroform và Butanol ......................................................... 21 3.2.1. Kết quả khảo sát các điều kiện chiết tách các hợp chất hữu cơ bằng phương pháp chiết ngâm dầm ........................................................................... 21 3.2.2. Kết quả khảo sát thời gian chiết tách các hợp chất hữu cơ bằng phương pháp chiết Soxhlet .............................................................................................. 26 3.2.3. Kết quả khảo sát các điều kiện chiết tách các hợp chất hữu cơ bằng phương pháp chiết siêu âm ................................................................................ 28 3.3. Kết quả định tính các nhóm hợp chất chính có trong hoa Đu đủ đực ........... 32 3.4. Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết Chloroform và Butanol .................................................................................................................. 34 3.4.1. Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết Chloroform .. 34 3.4.2. Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết Butanol ......... 40 3.5. Kết quả thử hoạt tính gây độc từ phân đoạn Chloroform của các dịch chiết tổng ........................................................................................................................ 44 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 45 1. Kết luận ............................................................................................................. 46 2. Kiến nghị ........................................................................................................... 47 GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân Luận văn tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Thanh Ý - 14CHD TÀ I LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 45 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến cô giáo Th.S Đỗ Thị Thúy Vân đã giúp đỡ và hướng dẫn em nhiệt tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Hóa, đặc biệt là các thầy cô công tác tại phòng thí nghiệm trường Đại học Sư phạm – đại học Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện, do bước đầu làm quen với việc nghiên cứu nên không tránh khỏi sự thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài luận văn được hoàn thiện hơn. Đà Nẵng, ngày 12 tháng 04 năm 2018 Tác giả luận văn Ngô Thị Thanh Ý GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân Luận văn tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Thanh Ý - 14CHD DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu Tên bảng Trang 3.1. Kết quả khảo sát độ ẩm và hàm lượng tro hoa Đu đủ đực 20 3.2. Kết quả khảo sát hàm lượng kim loại hoa Đu đủ đực 21 3.3. Kết quả định tính các nhóm hợp chất chính trong hoa Đu đủ đực 22 bảng 3.4. 3.5. 3.6. 3.7. 3.8. Kết quả khảo sát thời gian chiết Soxhlet trong dung môi Chloroform và Butanol Kết quả khảo sát thời gian chiết ngâm dầm trong dung môi Chloroform và Butanol Kết quả khảo sát tỉ lệ chiết Rắn/Lỏng (R/L) trong dung môi Chloroform và Butanol Kết quả khảo sát thời gian chiết siêu âm trong dung môi Chloroform và Butanol Kết quả khảo sát nhiệt độ chiết siêu âm trong dung môi Chloroform và Butanol 24 26 28 30 32 3.9. Kết quả thành phần hóa học của dịch chiết Chlorofrom của hoa Đu đủ đực 35 3.10. Kết quả thành phần hóa học của dịch chiết Butanol của hoa Đu đủ đực 39 3.11. Hoạt tính độc tế bào của phân đoạn dịch chiết Chloroform của hoa Đu đủ đực GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân 42 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Thanh Ý - 14CHD MỤC CÁC HÌNH ẢNH Số hiệu Tên hình Trang 1.1. Hin ̀ h ảnh Đu đủ 5 2.1. Hoa Đu đủ đực và Bột hoa Đu đủ đực 9 hình 3.1. 3.2. Mối quan hệ giữa khối lượng cao chiết Chloroform theo thời gian chiết ngâm dầm Mối quan hệ giữa khối lượng cao chiết Butanol theo thời 22 23 gian chiết ngâm dầm Mối quan hệ giữa khối lượng cao chiết Chloroform theo tỉ lệ 3.3. Rắn/Lỏng chiết ngâm dầm 24 Mối quan hệ giữa khối lượng cao chiết Butanol theo tỉ lệ 3.4. 3.5. 3.6. 3.7. 3.8. 3.9. 3.10. Rắn/Lỏng chiết ngâm dầm Mối quan hệ giữa khối lượng cao chiết theo thời gian chiết Soxhlet trong dung môi Chloroform Mối quan hệ giữa khối lượng cao chiết theo thời gian chiết Soxhlet trong dung môi Butanol Mối quan hệ giữa khối lượng cao chiết Chloroform theo thời gian chiết siêu âm Mối quan hệ giữa khối lượng cao chiết Butanol theo thời gian chiết siêu âm Mối quan hệ giữa khối lượng cao chiết Chloroform theo nhiệt độ chiết siêu âm Mối quan hệ giữa khối lượng cao chiết Butanol theo nhiệt GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân 25 26 27 29 29 31 31 Luận văn tốt nghiệp Số hiệu SVTH: Ngô Thị Thanh Ý - 14CHD Tên hình hình Trang độ chiết siêu âm 3.11. Sắc ký đồ GC của dịch chiết Chloroform của hoa Đu đủ đực 34 3. 12. Sắc ký đồ GC của dịch chiết Butanol của hoa Đu đủ đực 41 GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân Luận văn tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Thanh Ý - 14CHD MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội là nỗi lo lắng về sự xuất hiện nhiều bệnh tật, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người. Do vậy, việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên để điều trị là một trong những giải pháp phổ biến hơn là những sản phẩm tổng hợp. Cây Đu đủ (Carica papaya Linn) là một loại cây ăn quả có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ. Ở Việt Nam, cây Đu đủ được trồng hầu hết ở các tỉnh miền Bắc và miền Nam. Cây Đu đủ có lợi thế là loại cây dễ trồng, ra quả sớm, năng suất cao đồng thời toàn bộ thân, lá, quả đều được sử dụng với nhiều mục đích chữa bệnh khác nhau. Quả Đu đủ là nguồn cung cấp nhiều loại enzyme khác nhau. Papain, pepsin có trong quả xanh là một trợ giúp tuyệt vời cho quá trình tiêu hóa, giúp tiêu hóa protein trong thức ăn ở môi trường acid, kiềm và trung tính.. Quả Đu đủ lên men là một chất chống oxy hoá tốt, giúp cải thiện khả năng phòng chống oxy hoá ở bệnh nhân cao tuổi ngay cả khi không có bất kỳ tình trạng thiếu oxy. Trong dân gian lá cây Đu đủ được sử dụng để sát khuẩn, kháng nấm, kháng viêm, chữa sốt rét, trừ giun sán,...Lá Đu đủ được chứng minh là có khả năng chống oxy hóa rất mạnh [20, 21], có hoạt tính kháng khuẩn tốt, có khả năng kháng nhiều loại vi khuẩn gram âm, gram dương, các loại nấm [1, 22]. Ngoài ra, lá Đu đủ còn có khả năng kháng viêm, giảm đau [12]. Gần đây, người dân địa phương ở Quảng Nam - Đà Nẵng sử dụng hoa của cây Đu đủ đực để điều trị các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, ho, mất tiếng, khản tiếng,…; các bệnh về hệ bài tiết như đái rắt, đái buốt, đau niệu đạo,…; chữa sỏi thận; tác dụng kích thích tiêu hóa. Ngoài ra, hoa Đu đủ đực còn được coi như thần dược để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư như: ung thư phổi, ưng thư vú và ung thư gan,…[7,17]. Chính bởi công dụng chữa bệnh của cây Đu đủ như trên, có nhiều đề tài nghiên cứu đã tập trung xác định thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài cây này, chủ yếu là bộ phận lá và quả cây Đu đủ cái. Thế nhưng vẫn còn rất ít nghiên cứu về bộ phận hoa của cây Đu đủ đực.. Vì vậy, việc tìm hiểu thành phần hóa học và cao hơn GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân Trang: 1 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Thanh Ý - 14CHD nữa là chứng minh được thành phần hoạt chất cụ thể của hoa Đu đủ đực là một việc làm hết sức cần thiết, tạo cơ sở khoa học cho việc ứng dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở Việt Nam làm thuốc điều trị các căn bệnh hiểm nghèo, trong đó có bệnh ung thư. Vì vậy , tôi quyết định cho ̣n đề tài “Nghiên cứu phương pháp chiết tách , xác định thành phần hóa học và hoạt tính sinh học dịch chiết Chloroform và Butanol của hoa Đu đủ đực thu hái tại Quảng Nam – Đà Nẵng” làm đề tài luâ ̣n văn của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Lựa chọn phương pháp chiết tách hiệu quả nhất, bước đầu khái quát các thành phần hóa học của hoa Đu đủ đực có trong dịch chiết Chloroform và Butanol. - Thử hoạt tính gây độc tế bào của hoa Đu đủ đực từ phân đoạn Chloroform trong dịch chiết tổng Ethanol, nước và Methanol trên một số dòng tế bào. 3. Đối tượng nghiên cứu - Bộ phận của cây Đu đủ đực: Hoa; - Các dịch chiết từ cây Đu đủ đực với các dung môi Chloroform và Butanol; - Các dịch chiết tổng Ethanol, nước và Methanol và phân đoạn Chloroform từ các dịch chiết này. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp nghiên cứu các hợp chất tự nhiên; - Nghiên cứu trên mạng Internet, tham khảo các công trình nghiên cứu trên thế giới về loài cây này; - Tổng quan các tài liệu về đặc điểm hình thái thực vật, thành phần hóa học, hoạt tính sinh học và ứng dụng của loài cây này. 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm - Các phương pháp lựa chọn và xử lý mẫu thực nghiệm; - Các phương pháp chiết mẫu gồm ngâm dầm cổ điển, chiết soxhlet và chiết siêu âm; - Phương pháp định danh thành phần hóa học: phương pháp sắc kí khí ghép khối phổ (GC – MS) - Phương pháp thử hoạt tính gây độc tế bào SRB; GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân Trang: 2 Luận văn tốt nghiệp - SVTH: Ngô Thị Thanh Ý - 14CHD Các phương pháp xử lý số liệu bằng toán học. 5. Bố cục luận văn Luận văn gồm 45 trang, 11 bảng, 14 hình, 20 tài liệu tham khảo. Với: - Phần mở đầu (3 trang) - Chương 1 – Tổng quan (5 trang) - Chương 2 – Những nghiên cứu thực nghiệm (11 trang) - Chương 3 – Kết quả và thảo luận (22 trang) - Kết luận và kiến nghị (2 trang) - Tài liệu tham khảo (2 trang) GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân Trang: 3 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Thanh Ý - 14CHD CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu về cây Đu đủ Đu đủ (Carica Papaya L.), thuộc họ Đu đủ (Caricaceae). Nguồn gốc Châu Mỹ được trồng khắp nơi ở nước ta. Họ Đu đủ (Caricaceae) trên thế giới gồm có 4 chi và 45 loài [38]. Phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở nước ta có một chi và một loài [1]. Cây Đu đủ có tên khoa học là Carica papaya Linn. Cây nhỏ hoặc nhỡ, cao từ 2-4 mét, thân thẳng, không phân nhánh. Lá to, mọc so le, tập trung ở ngọn. Cuống lá rất dài, xẻ 5-7 thùy sâu, gốc hình tim, đầu nhọn, mỗi thùy lại chia tiếp thành nhiều thùy nhỏ không đều, gân lá hình chân vịt, hai mặt nhẵn [1]. Đu đủ có thể xếp thành 3 loại trên phương diện giới tính: cây đực, cây lưỡng tính và cây cái. Vài cây Đu đủ cũng có thể thuộc cả ba loại nói trên. Ở Việt Nam, một số giống Đu đủ hiện nay đang được trồng bao gồm: - Giống Đu đủ ta: bao gồm các giống Đu đủ có từ lâu đời ở nước ta. Đặc tính chung của nhóm cây này là sinh trưởng khỏe, lá xanh đậm, song phiến lá mỏng, cuống lá dài, mảnh nhỏ và thường có màu xanh. Thịt quả màu vàng, mỏng, năng suất thấp. - Giống Đu đủ Trung Quốc: là giống nhập từ Quảng Đông, Quảng Tây Trung Quốc. Cây thấp, sinh trưởng trung bình, năng suất khá cao. Quả dài, thuôn dài, thịt quả dày trung bình, thịt quả có màu vàng đến đỏ. Lá có màu xanh đậm, chia thùy sâu, phiến lá dày. - Giống Đu đủ Thái Lan: là giống được nhập trồng trong thời gian gần đây. Cây thấp, năng suất cao, quả to, ruột quả màu vàng, chất lượng tốt. Tuy nhiên giống này dễ bị nhiễm bệnh khảm lá. - Giống Đu đủ Đài Loan: là giống mới được nhập trồng trong thời gian gần đây. Cây thấp, sinh trưởng khỏe, ít nhiễm bệnh, cho năng suất cao, khoảng 60-70 kg quả/ cây. Thịt quả màu đỏ, ngọt, thơm, mềm mà không nát, vỏ quả cứng dễ bảo quản và vận chuyển. Lá có màu xanh đậm, chia thùy sâu, phiến lá dày [9]. GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân Trang: 4 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Thanh Ý - 14CHD B: hoa lưỡng tính A: hoa cái D: trái của cây cái C: hoa đực E: trái lưỡng tính F: cây đực Hin ̀ h 1.1. Hin ̀ h ảnh Đu đủ 1.2. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Đu đủ trong nước gần đây Năm 2012, Trần Thanh Hà và Trịnh Thị Điệp đã phân lập được 4 chất từ phân đoạn chiết n-hexane của lá Đu đủ. Bao gồm, β-sitosterol, daucosterol, cycloart-23-ene3β,25-diol (sterculin A) và cycloart-25-ene-3β,24(R/S)-diol. Trong đó, sterculin A và cycloart-25-ene-3β,24(R/S)-diol là 2 triterpene lần đầu tiên phân lập từ lá Đu đủ [2]. Năm 2014, Hồ Thi ̣Hà đã tiế n hành chiết phân đoạn dịch chiết MeOH từ lá Đu đủ bằng các dung môi có độ phân cực tăng dần (n-hexane, CH2Cl2, EtOAc, buthanol). Từ cặn chiết CH2Cl2 phân lập được 6 hợp chất: danielone, carpainone, acid pluchoic, apocynol A, carpaine, pseudocarpaine. Trong đó carpainone là hơ ̣p chấ t mới và 2 chấ t danielone và apocynol A lầ n đầ u tiên đươ ̣c phân lập từ lá Đu đủ [3]. Năm 2015, Giang Thị Kim Liên và Đỗ Thị Lệ Uyên khảo sát thành phầ n hóa ho ̣c của hoa Đu đủ đực. Kế t quả cho thấ y sự có mặt của alcaloid, este, acid béo, mô ̣t số sterol trong hoa Đu đủ đực thu hái tại Đà Nẵng [4]. GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân Trang: 5 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Thanh Ý - 14CHD 1.3. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Đu đủ ngoài nước gần đây Năm 2008, Krishna K.L. và cô ̣ng sự đã tổ ng hơ ̣p các công trin ̀ h nghiên cứu về thành phầ n hóa ho ̣c các bô ̣ phận cây Đu đủ [20]: - Quả: Protein, chấ t béo, xenluloza, carbohydrate, chấ t khoáng, Ca, P, Fe, vitamin C, B, B2, niacin và carotene, amino acid, acid citric, acid malic (quả xanh), linalool, benzylisothiocyanate, cis- và trans-2,6-dimethyl-3,6-epoxy-7-octen-2-ol, alkaloid carpaine, benzy-β-D-glucoside, 2-phenylethyl-β-D-glucoside, 4- hydroxyphenyl-2-ethyl-β-D-glucoside và 4 đồ ng phân benzyl-β-D-glucoside. - Ha ̣t: Acid fatty, protein, chấ t xơ, dầ u, carpaine, benzylisothiocyanate, benzylglucosinolate, glucotropacolin, benzylthiourea, hentriacontane, β-sitosterol, caricin và enzym myrosin. - Rễ: Carposide và enzym myrosin. - Lá: Alcaloid carpaine, pseudocarpain và dehydrocarpaine I và II, choline, carposide, vitamin C, E. - Vỏ cây: β-sitosterol, glucose, fructose, sucrose, galactose và xylitol. - Nhựa mủ: Enzym proteolytic, papain và chemopapain, glutamine cyclotransferase, chymopapain A, B và C, peptid A và B và lysozyme. Năm 2015, K. Kayalvizhi, Dr. L. Cathrine và K. Sahira Banu đã khảo sát thành phần hóa học của lá Đu đủ cái ở Ấn Độ với 7 dung môi ethanol, methanol, aceton, chloroform, petroleum ether, hexane và ethyl acetate. Kết quả cho thấy sự có mặt của các hợp chất phenol, protein, amino acid, carbohydrate, glycoside, flavonoid, saponin, alcaloid, phytosterol và terpenoid [32]. Năm 2017, Sunday Ahamefula Ezekwe và cộng sự đã xác định các hợp chất hóa học trong quả Đu đủ xanh bằng phương pháp sắc ký khí ghép nối khối phổ GC-MS bao gồm: octadecanoic acid (23,84%), hexadecenoic acid (19,17%) và hexadecanoic acid, methyl ester (18,25%) [25]. Như vậy, thành phần hóa học các bộ phận của cây Đu đủ cái đã được nghiên cứu. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu chủ yếu là lá và quả, các công trình nghiên GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân Trang: 6 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Thanh Ý - 14CHD cứu về các bộ phận khác như rễ, thân, hạt,… cây Đu đủ cái và các bộ phận như hoa và lá cây Đu đủ đực hầu như rất ít. 1.4. Những nghiên cứu về hoạt tính sinh học của cây Đu đủ Các phương pháp nghiên cứu về hoạt tính sinh học, dược lý của thực vật được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm [3, 39, 49]. Hoạt tính sinh học các bộ phận của cây Đu đủ như lá, quả, nhựa được các nhà khoa học trong nước và trên thế giới công bố khá phong phú. ➢ Tác du ̣ng ha ̣ huyế t áp Năm 2000, Eno AE và cô ̣ng sự nghiên cứu dịch chiế t ethanol từ trái Đu đủ xanh đươ ̣c thử nghiệm trên chuột cống trắng đực. Chia chuột thành 3 nhóm (mỗi nhóm 15 con), nhóm cao huyết áp do thận, cao huyết áp do muối và nhóm bình thường. Mỗi nhóm lại chia thành nhóm phụ: không chữa trị, trị bằng hydralazin và nhóm trị bằng dịch chiết từ quả Đu đủ. Kết quả ghi nhận dịch chiết (20 mg/kg, dùng IV) có hoạt tính làm hạ huyết áp tương đương với hydralazin (200 microg/100g, dùng IV), và dịch chiết còn làm hạ huyết áp mạnh hơn hydralazin (28%) ở nhóm chuột có huyết áp cao. Các kết quả này cho rằng nước ép từ quả Đu đủ gây hạ huyết áp do hoạt tính trên các thụ thể α-adrenoceptive [11]. ➢ Tác du ̣ng kháng sinh, kháng nấ m Năm 2012, Moses Alo và cộng sự đã chứng minh dịch chiết lá Đu đủ bằng nước lạnh và ethanol đều có hoạt tính ức chế vi khuẩn Salmonella typhi [13]. Năm 2014, Hồ Thi ̣ Hà đã chứng minh hợp chất pseudocarpaine có khả năng kháng vi khuẩn gram dương Staphylococcus aureus với IC50 = 80 µg/mL, không thể hiện hoạt tính kháng các chủng vi khuẩn gram dương, gram âm và nấm khác ở nồng độ chất thử cao nhất là 128 µg/mL (với IC50 > 128 µg/ml) [3]. Như vậy, kết quả các nghiên cứu khẳng định hầu hết các bộ phận cây Đu đủ cái có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm. Chưa có công bố về hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm của cây Đu đủ đực. ➢ Tác du ̣ng tri u ̣ bướu, ung thư Năm 2014, Hồ Thi ̣ Hà đã xác định được phân đoạn dịch chiết CH2Cl2 của lá Đu đủ có khả năng gây độc tế bào ung thư biểu mô KB (IC50 = 18,44 µg/mL), ung thư GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân Trang: 7 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Thanh Ý - 14CHD phổi LU-1 (IC50 = 18,21 µg/mL) và ung thư vú MCF-7 (IC50 = 19,16 µg/mL). Đồ ng thời hai hợp chất carpaine và pseudocarpaine phân lập từ phân đoạn CH2Cl2 của lá Đu đủ lần đầu tiên được chứng minh có hoạt tính gây độc mạnh trên cả bốn dòng tế bào ung thư người: ung thư biểu mô KB, ung thư máu HL-60, ung thư phổi LU-1, ung thư vú MCF-7 (IC50 từ 1,13 đến 3,49 µg/mL) [3]. Năm 2015, Marline Nainggolan và Kasmirul công bố nghiên cứu dịch chiết ethanol của hoa Đu đủ đực có tác dụng gây độc tế bào trên MCF-7 dòng tế bào ung thư vú [19]. Tác du ̣ng chống oxy hóa ➢ Năm 2010, Satrija F và cô ̣ng sự dùng nước để chiết các chất có trong lá Đu đủ. Chất chiết thu được đem thử hoạt tính chống oxy hóa bằng các phương pháp khác nhau như: DPPH, 2,2-azinobis-(3-ethylbenzothiazoline-6-sulphonate), acid nitric, superoxit, hydroxylion và lipid peroxidase. Giá trị IC50 tương ứng của các phương pháp là: 198, 185, 244, 323, 461 và 922 µg/mL [20]. Năm 2013, Maisarah A.M. và cô ̣ng sự nghiên cứu hoạt tính chống oxy hóa từ các bộ phận khác nhau của cây Đu đủ bao gồm: quả chín, quả xanh, hạt và lá non. Hai tác nhân được sử dụng để đánh giá là DPPH và β-carotene. Kết quả cho thấy hoạt tính chống oxy hóa giảm dần theo thứ tự: lá non → quả xanh → quả chín → hạt. Tuy nhiên, các hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa còn chưa được phân lập [19]. Như vậy, kết quả các nghiên cứu khẳng định các bộ phận cây Đu đủ cái có hoạt tính chống oxy hóa. Chưa có nghiên cứu về hoạt tính chống oxy hóa của cây Đu đủ đực. ➢ Công dụng trong dân gian - Quả Đu đủ chín là món ăn bồ i bổ và giúp sự tiêu hóa các chấ t thit,̣ các chấ t lòng trắ ng trứng; quả Đu đủ xanh đươ ̣c nấ u kỹ với thiṭ gà chữa viêm loét da ̣ dày. - Nhựa Đu đủ đươ ̣c dùng làm thuố c giun. - Lá Đu đủ đươ ̣c sử du ̣ng làm mề m thiṭ khi nấ u. - Trong dân gian hoa Đu đủ đực tươi hoặc phơi khô hấp với đường phèn dùng chữa bệnh ho, viêm cuống phổi, khàn tiếng hoặc mất tiếng ở người lớn, nhất là ở trẻ em. Ngoài ra hoa Đu đủ đực được dùng để chữa sỏi thận hiệu quả [6]. GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân Trang: 8 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Thanh Ý - 14CHD CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên liệu, hóa chất, thiết bị nghiên cứu 2.1.1. Nguyên liệu Hoa của cây Đu đủ đực được thu hái tại Quảng Nam – Đà Nẵng. Hoa được thu hái về, loại bỏ tạp chất, rửa thật sạch bằng nước, để ráo nước, rồi phơi khô và nghiền thành bột mịn. Hình 2.1. Hoa Đu đủ đực và Bột hoa Đu đủ đực 2.1.2. Hóa chất và thiết bị nghiên cứu Hóa chất: - Dung môi hữu cơ: Chloroform (CHCl3), Butanol (BuOH), Ethanol (EtOH), nhexane, CH2Cl2, Ethyl acetate (EtOAc), methanol (MeOH),… - Dung môi hữu cơ: dung dịch H2SO4 10%, HCl 1%,… Thiết bị nguyên cứu: - Bộ Soxhlet loại 500mL, máy cô quay chân không, máy siêu âm, máy sấy, máy nung,… - Thiết bị xác định cấu trúc chất: Phổ khối GC-MS đo máy GCMS 2010 plusShimadzu, máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS. - Đèn tử ngoại (UV BIOBLOCK) bước sóng λ = 254nm và 365nm dùng để soi bản mỏng. GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân Trang: 9 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Thanh Ý - 14CHD 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp xác định các chỉ tiêu hóa lý 2.2.1.1. Độ ẩm Tiến hành: ➢ Chuẩn bị 5 chén sứ được rửa sạch, đánh số thứ tự, và được sấy khô trong tủ sấy đến khối lượng không đổi m0. Sấy xong bỏ vào bình hút ẩm cho đến khi đạt nhiệt độ phòng thì cân khối lượng các cốc sứ. Mẫu để xác định độ ẩm là mẫu hoa Đu đủ đực, cân lấy khối lượng chính xác m1 trên cân phân tích, cho vào cốc sứ chuẩn bị sẵn và đem đi sấy ở nhiệt độ 100 0C. Cứ sau 2 giờ lấy ra để trong bình hút ẩm cho nguội đến nhiệt độ phòng rồi cân đến khối lượng mẫu không đổi m2. Công thức: ➢ - Độ ẩm của mỗi chén là hiệu số khối lượng giữa khối lượng mẫu trước và sau khi cân. Suy ra độ ẩm trung bình của 5 mẫu. - Độ ẩm của mỗi lần cân được tính theo công thức sau: 𝑊%= - Độ ẩm trung bình: 𝑊𝑡 (%) = Trong đó: m0 + 𝑚1 − 𝑚2 × 100% 𝑚1 ∑ 𝑊 (%) 𝑛 m0: khối lượng cốc sứ (g). m1: mẫu bột hoa Đu đủ đực (g) m2: cốc sứ chứa bột hoa Đu đủ sau khi sấy (g) W: độ ẩm của mẫu (%). n: Số lần xác định ( W% ) 2.2.1.2. Xác định hàm lượng tro Tro toàn phần: Là khối lượng cặn còn lại sau khi nung cháy hoàn toàn một mẫu thử trong điều kiện nhất định. ❖ Tiến hành: GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân Trang: 10 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Thanh Ý - 14CHD - Cân 5 mẫu hoa Đu đủ đực sấy khô ở trên với khối lượng m1 đem than hóa sơ bộ trên bếp điện rồi cho vào lò nung ở 400-4500C trong thời gian từ 4 đến 6 tiếng, cho đến khi thu được tro trắng. - Lấy mẫu ra làm nguội đến nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm, cân lại mẫu. - Sau đó cho vào nung 2 tiếng lấy mẫu ra làm nguội đến nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm, cân lại mẫu đến khối lượng m2 không đổi. - Khối lượng các chất hữu cơ tổng được tính là tổng chất hữu cơ bị đốt cháy, là hiệu số giữa khối lượng mẫu ban đầu và khối lượng tro sau khi nung. ❖ Công thức : - Hàm lượng tro mỗi lần : % 𝑡𝑟𝑜 = - Hàm lượng tro trung bình: 𝑚2 − 𝑚0 × 100% 𝑚1 % trotb = Trong đó: ∑ % 𝑡𝑟𝑜 𝑛 m0: khối lượng cốc sứ m1: mẫu hoa đu đủ đực sau khi sấy khô (g) m2: khối lượng của cốc sứ và hoa Đu đủ đực sau khi tro hóa (g) 2.2.1.3. Xác định hàm lượng kim loại - Chuẩn bị dung dịch axit HNO3 1% trong bình tam giác có nút mài. - Mẫu sau khi được tro hóa, thu hồi và cho hòa tan hết trong axit trên. - Tiến hành lọc với giấy lọc chuyên dụng để loại bỏ bụi cặn, thu dịch lọc - Dịch lọc thu được đem đi định mức trong bình định mức 25mL bằng nước cất - Gửi mẫu dịch lọc đến đài khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ số 660 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng để xác định hàm lượng kim loại. - Kim loại cần được xác định gồm: Pb (Chì), Cu (Đồng), Zn ( Kẽm), Cd (Cadimi), Hg (Thủy ngân), As (Asene). GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân Trang: 11 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Thanh Ý - 14CHD 2.2.2. Phương pháp khảo sát các điều kiện chiết tách các hợp chất hữu cơ từ hoa Đu đủ đực trong dung môi Chloroform và Butanol. Quá trình khảo sát các điều kiện chiết tách ( nhiệt độ, thời gian, tỉ lệ Rắn / Lỏng ) của mẫu hoa Đu đủ đực được tiến hành bằng phương pháp chiết ngâm dầm, chiết Soxhlet và siêu âm với 2 dung môi Chloroform và Butanol. 2.2.2.1. Phương pháp chiết ngâm dầm - Là phương pháp chiết đơn giản, bột dược liệu được ngâm trong bình chứa bằng thủy tinh hoặc bằng thép không gỉ, bình có nắp đậy. Theo nguyên tắc chiết nhiều lần, mỗi lần một ít lượng dung môi. - Phương phương này có ưu điểm chiết được khối lượng cao lớn, tiến hành đơn giản nhưng lại có nhược điểm là thời gian chiết lâu. - Điều kiện được khảo sát ở đây là thời gian và tỉ lệ Rắn / Lỏng: ❖ Thời gian: Cách tiến hành: Sử dụng phương pháp chiết ngâm dầm với tỉ lệ R/L=1/20 gồm khoảng 10g bột hoa đu đủ đực và 200mL lần lượt 2 dung môi Chloroform và Butanol . Tiến hành chiết 5 mẫu với thời gian khác nhau, lần lượt là 1, 2, 3, 4, 5 ngày. Thu dịch chiết, cô đuổi dung môi đến khối lượng không đổi rồi cân. ❖ Tỉ lệ Rắn / Lỏng: Cách tiến hành: Sử dụng phương pháp chiết ngâm dầm với lượng bột hoa đu đủ đực khoảng 10g, với thể tích dung môi lần lượt là Chloroform và Butanol thay đổi từ 100mL đến 300mL, ngâm trong thời gian 1 ngày. Tiến hành chiết 5 mẫu với tỉ lệ Rắn/Lỏng khác nhau, lần lượt là 1/10, 1/15, 1/20, 1/25, 1/30. Thu dịch chiết, cô đuổi dung môi đến khối lượng không đổi rồi cân. 2.2.2.2. Phương pháp chiết Soxhlet Là phương pháp chiết nóng liên tục, sử dụng bộ Soxhlet 500mL, bột dược liệu được chứa trong một túi vải, dung môi tinh khiết khi sôi sẽ được bốc hơi lên cao,gặp ống ngưng hơi làm lạnh, ngưng tụ thành thể lỏng rơi xuống túi vải, ngấm vào bột dược liệu và chiết những chât hữu cơ có thể hòa tan tan vào dung môi. Ưu và nhược điểm của phương pháp: - Ưu điểm: tiết kiệm dung môi chiết kiệt hợp chất trong bột dược liệu. GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân Trang: 12 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Ngô Thị Thanh Ý - 14CHD - Nhược điểm: khối lượng bột cây đươc chiết được giới hạn, các hợp chất chiết ra được chứa trong bình cầu, nếu luôn bị đun nóng ở nhiệt độ sôi của dung môi thì các hợp chất kém bền với nhiệt sẽ bị thay đổi Điều kiện được khảo sát ở đây là thời gian chiết - Cách tiến hành: Sử dụng phương pháp chiết Soxhlet với lượng bột hoa đu đủ đực khoảng 10g và 200 mL lần lượt các dung môi: Chloroform ở nhiệt độ 71,2oC và Butanol ở nhiệt độ 117,7 oC. Tiến hành chiết 5 mẫu với thời gian khác nhau, lần lượt là 2, 4, 6, 8, 10 giờ. Thu dịch chiết, cô đuổi dung môi đến khối lượng không đổi rồi cân. 2.2.2.3. Phương pháp chiết siêu âm - Siêu âm là sóng cơ học hình thành do sự lan truyền dao động của các phân tử trong không gian có tần số lớn hơn giới hạn trên ngưỡng nghe của con người (1620kHz). - Phương pháp siêu âm là phương pháp sử dụng sóng siêu âm để trích ly các hợp chất hữu cơ cần thiết ra khỏi chất rắn, là một kỹ thuật hiện đại góp phần khắc phục một số nhược điểm của phương pháp truyền thống như giảm thời gian chiết, an toàn, hiệu quả. - Điều kiện được khảo sát ở đây là nhiệt độ và thời gian: ❖ Nhiệt độ: Cách tiến hành: Sử dụng phương pháp chiết siêu âm với lượng bột hoa Đu đủ đực khoảng 10g, 200mL lần lượt dung môi Chloroform và Butanol trong 30 phút. Tiến hành chiết 5 mẫu với nhiệt độ khác nhau, lần lượt là 30, 40, 50, 60 và 700C. Thu dịch chiết, cô đuổi dung môi đến khối lượng không đổi rồi cân. ❖ Thời gian: Cách tiến hành: Sử dụng phương pháp chiết siêu âm với lượng bột hoa Đu đủ đực khoảng 10g, 200mL lần lượt 2 dung môi Chloroform và Butanol ở 500C. Tiến hành chiết 5 mẫu với thời gian khác nhau, lần lượt là 30, 60, 90, 120 và 150 phút. Thu dịch chiết, cô đuổi dung môi đến khối lượng không đổi rồi cân. Khối lượng cắn thu được của 3 phương pháp đều được tính: mcao = m2 – m1 (g) GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân Trang: 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng