Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong cỏ mần trầu (eleusine...

Tài liệu Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong cỏ mần trầu (eleusine indica (l.) gaertn)

.PDF
55
88
103

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA HÓA  NGUYỄN XUÂN HUYỀN DIỆU Đề tài: NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG CỎ MẦN TRẦU (ELEUSINE INDICA (L.) GAERTN) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN SƯ PHẠM Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA HÓA  NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG CỎ MẦN TRẦU (ELEUSINE INDICA (L.) GAERTN) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN SƯ PHẠM Ngành Cử nhân Hóa dược Sinh viên thực hiện : Nguyễn Xuân Huyền Diệu Lớp : 14CHD Giáo viên hướng dẫn : Th.S Đỗ Thị Thúy Vân Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018 Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KHOA HÓA NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên : NGUYỄN XUÂN HUYỀN DIỆU. Lớp 1. : 14 CHD. Tên đề tài: “Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong cỏ mần trầu (Eleusine Indica (L.) Gaertn)”. 2. Nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị và hóa chất Nguyên liệu: Cỏ mần trầu được thu hái tại Đà Nẵng – Việt Nam. Dụng cụ và thiết bị: Bộ chiết Soxhlet, bình cầu, cốc thủy tinh, ống đong, bếp điện, ống nghiệm, bình tam giác,bình định mức, các loại pipet, cân phân tích, lò nung, tủ sấy, chén nung, bình hút ẩm, bếp cách thủy,… Hóa chất: n-hexane, chloroform, ethyl acetate, thuốc thử Wagner, thuốc thử Mayer, Fehling A, Fehling B, dung dịch HCl, HNO3, NaOH, FeCl3, H2SO4,… 3. Nội dung nghiên cứu 3.1 Nghiên cứu lý thuyết - Tìm hiểu tư liệu, sách báo trong và ngoài nước về đặc điểm, thành phần hóa học, công dụng của cỏ mần trầu. - Trao đổi với giáo viên hướng dẫn về đặc điểm, công dụng của cỏ mần trầu. 3.2 Nghiên cứu thực nghiệm - Xử lí nguyên liệu. - Xác định một số chỉ tiêu hóa lí: độ ẩm, hàm lượng tro, hàm lượng kim loại. - Khảo sát thời gian chiết tối ưu. - Định tính các nhóm chất. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng - Xác định thành phần hóa học của một số dịch chiết trong cỏ mần trầu. 4. Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân. 5. Ngày giao đề tài: 4/2017 6. Ngày hoàn thành: 3/2018 Chủ nhiệm khoa Giáo viên hướng dẫn (Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên) Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày… tháng … năm 2018. Kết quả điểm đánh giá: Ngày … tháng … năm 2018 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Kí và ghi rõ họ tên) Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Th.S Đỗ Thị Thúy Vân đã giao đề tài, hướng dẫn tận tình và luôn sẵn sàng giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô trong khoa, đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian học tập và thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Din và thầy Đoàn Văn Dương đã tạo điều kiện cho em sử dụng phòng thí nghiệm và các thiết bị cần thiết để em có thể hoàn thành tốt đề tài. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Hóa – khu D – trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng, đài khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ số 660 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Trong quá trình làm khóa luận, mặc dù bản thân có nhiều cố gắng nhưng do bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học nên khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, ngày … tháng … năm 2017. Sinh viên Nguyễn Xuân Huyền Diệu Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... 3 DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ 4 DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... 5 MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................. 9 1.1. Giới thiệu về họ Lúa Poaceae [8]................................................................... 9 1.2. Giới thiệu cỏ mần trầu [3], [6], [7], [10] ...................................................... 10 1.2.1. Mô tả [3], [6], [9] ......................................................................................... 10 1.2.2. Đặc điểm giải phẫu [10] ............................................................................... 11 1.2.3. Đặc điểm bột cỏ mần trầu [10], [12] ............................................................ 12 1.2.4. Thành phần hóa học và dược chất trong cỏ mần trầu [9] ............................ 12 1.2.5. Công dụng của cỏ mần trầu [3], [9], [12] .................................................... 14 1.2.6. Một số sản phẩm từ cỏ mần trầu .................................................................. 15 CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 17 2.1. Nguyên liệu, hóa chất, dụng cụ .................................................................... 17 2.1.1. Nguyên liệu .................................................................................................. 17 2.1.2. Thiết bị - dụng cụ ......................................................................................... 18 2.1.3. Hóa chất ....................................................................................................... 18 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm ....................................................................... 18 2.2.1. Sơ đồ nghiên cứu ......................................................................................... 18 2.2.2. Các phương pháp xác định các chỉ tiêu hóa lí ............................................. 19 2.2.2.1. Xác định độ ẩm [4], [14] .............................................................................. 19 2.2.2.2. Xác định hàm lượng tro [15] ........................................................................ 19 2.2.2.3. Xác định hàm lượng một số kim loại nặng có trong cỏ mần trầu bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS [2] ............................................... 21 2.2.3. Phương pháp chiết tách chất từ cỏ mần trầu với dung môi bằng phương pháp chiết Soxhlet ..................................................................................................... 21 2.2.3.1. Phương pháp chiết Soxhlet [4] ..................................................................... 22 2.2.3.2. Quy trình chiết tách ...................................................................................... 24 2.2.3.3. Khảo sát thời gian chiết tối ưu với cỏ mần trầu ........................................... 25 2.3. Định tính các nhóm hợp chất chính có trong cỏ mần trầu [1] ..................... 26 2.4. Phương pháp xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết cỏ mần trầu…… ..................................................................................................................... 28 2.4.1. Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC – MS) [2] .............................. 28 2.4.2. Xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết cỏ mần trầu .................... 30 1 Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................................................ 31 3.1. Kết quả xác định một số chỉ tiêu hóa lí của cỏ mần trầu ............................. 31 3.1.1. Độ ẩm ........................................................................................................... 31 3.1.2. Hàm lượng tro .............................................................................................. 31 3.1.3. Hàm lượng kim loại nặng ............................................................................ 31 3.2. Kết quả khảo sát thời gian chiết ................................................................ 32 3.2.1. Kết quả khảo sát thời gian chiết với dung môi n-hexane ........................ 32 3.2.2. Kết quả khảo sát thời gian chiết với dung môi chloroform .................... 33 3.2.3. Kết quả khảo sát thời gian chiết với dung môi ethyl acetate ................... 34 3.3. Kết quả định tính các nhóm hợp chất chính có trong dịch chiết cỏ mần trầu…… .................................................................................................................... 35 3.4. Kết quả xác định thành phần hóa học có trong cỏ mần trầu ........................ 36 3.4.1. Kết quả xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết n-hexane của cỏ mần trầu ..................................................................................................................... 36 3.4.2. Kết quả xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết chloroform của cỏ mần trầu ..................................................................................................................... 40 3.4.3. Kết quả xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết ethyl acetate của cỏ mần trầu ................................................................................................................ 44 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 47 1. Kết luận ........................................................................................................ 48 2. Kiến nghị ...................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 50 2 Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt 1 AAS 2 GC – MS 3 TT Tên Phép đo quang phổ hấp thụ nguyên tử Sắc ký khí ghép khối phổ Thuốc thử 3 Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DANH MỤC CÁC BẢNG STT Số hiệu Tên bảng bảng Trang 1 1.1 Phân loại khoa học họ Lúa Poaceae 9 2 3.1 Kết quả khảo sát độ ẩm trong cỏ mần trầu 31 3 3.2 Kết quả khảo sát hàm lượng tro của cỏ mần trầu 31 4 3.3 Hàm lượng một số kim loại nặng trong cỏ mần trầu 32 5 3.4 6 3.5 7 3.6 8 3.7 9 3.8 10 3.9 11 3.10 Kết quả khảo sát thời gian chiết với dung môi n-hexane Kết quả khảo sát thời gian chiết với dung môi chloroform Kết quả khảo sát thời gian chiết với dung môi ethyl acetate Kết quả định tính các nhóm hợp chất chính có trong cỏ mần trầu Kết quả thành phần hóa học trong cao chiết cỏ mần trầu với dung môi n-hexane Kết quả thành phần hóa học trong cao chiết cỏ mần trầu với dung môi chloroform Kết quả thành phần hóa học trong cao chiết cỏ mần trầu với dung môi ethyl acetate 4 32 33 34 36 37 41 44 Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DANH MỤC CÁC HÌNH STT Số hiệu Tên hình hình Trang 1 1.1 Cỏ mần trầu 11 2 1.2 Cỏ mần trầu thái nhỏ, sấy khô 12 3 1.3 Bột cỏ mần trầu 12 4 2.1 Cỏ mần trầu thái khúc, phơi khô 17 5 2.2 Bột cỏ mần trầu 17 6 2.3 Sơ đồ nghiên cứu 18 7 2.4 Mẫu đã hóa tro 20 8 2.5 Cấu tạo bộ chiết Soxhlet 22 9 2.6 Bộ chiết Soxhlet 25 10 3.1 11 3.2 12 3.3 13 3.4 14 3.5 15 3.6 Biểu đồ biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng cao chiết vào thời gian chiết của dung môi n-hexane Biểu đồ biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng cao chiết vào thời gian chiết của dung môi chloroform Biểu đồ biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng cao chiết vào thời gian chiết của dung môi ethyl acetate Sắc ký đồ GC – MS thành phần hóa học có trong dịch chiết dung môi n-hexane Sắc ký đồ GC – MS thành phần hóa học có trong dịch chiết dung môi chloroform Sắc ký đồ GC – MS thành phần hóa học có trong dịch chiết dung môi ethyl acetate 5 33 34 35 36 40 43 Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ xa xưa, con người đã biết tìm cho mình thức ăn và vị thuốc từ cỏ và tập phân biệt các loài cây độc. Nguyên liệu làm thuốc từ thực vật rất phong phú và đa dạng, chúng đã được nghiên cứu và sử dụng từ xưa đến nay. Trong thời kì tân dược chưa phát triển thì đây là nguồn thuốc chữa bệnh chính. Mặc dù các tiến bộ khoa học trong thời gian gần đây cho phép phân lập được các hoạt chất ở dạng tinh khiết, tổng hợp hoàn toàn và điều chế các hợp chất nhân tạo với số lượng lớn là một bước tiến vượt bậc, nhưng các hợp chất từ cỏ vẫn giữ được tầm quan trọng của nó với nhiều lý do khác nhau. Theo GS.TS Phạm Hoàng Hộ, Việt Nam là một đất nước có thảm thực vật rất phong phú, vào loại hàng đầu thế giới với khoảng 12000 loài khác nhau [5]. Các nhà Hóa học đã nghiên cứu và tìm ra những phương pháp nhằm chiết tách các thành phần có tác dụng chữa bệnh cũng như hạn chế và loại bỏ những thành phần có hại từ các loài thực vật. Nhiều loài cỏ đã được sử dụng như những dược liệu, thậm chí rất quý. Trong đó có cỏ mần trầu. Cỏ mần trầu mọc dại ở khắp nước ta, dùng được tất cả bộ phận cây như thân, lá, rễ, hoa, quả. Cỏ mần trầu (có tên khoa học là Eleusine Indica L.) thuộc họ Lúa (Poaceae). Theo y học dân gian, c ỏ mần trầu có vị ngọt nhạt, tính bình, k h ô n g đ ộ c , có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, mát gan, giải độc, lợi tiểu, hạ áp, hạ sốt và sốt rét. Cỏ mần trầu được dùng để chữa các bệnh như cao huyết áp, lao phổi, trẻ em bị mụn nhọt, phụ nữ có thai bị táo bón [11]… Và không thể không nhắc đến công dụng chữa rụng tóc, trị tóc bạc sớm khi nhắc đến cây cỏ này nhờ chứa acid cyanhydric-là một vị thuốc mát, thường dùng để nấu nước gội đầu làm trơn tóc, mượt tóc, ngăn rụng tóc. Hiện nay, cỏ mần trầu còn được xếp vào nhóm những cây thuốc quý có tác dụng chữa ung thư đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới chưa có nhiều nghiên cứu về loài cây này. Việc sử dụng loài cây này trong các bài thuốc nam chỉ dựa vào kinh nghiệm dân gian chứ chưa có cơ sở khoa học. 6 Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Với mong muốn tìm hiểu thêm và góp phần nhỏ trong việc cung cấp những thông tin khoa học cần thiết về thành phần hóa học cũng như giá trị dược học của loài thực vật này, tôi quyết định thực hiện đề tài “Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong cỏ mần trầu (Eleusine Indica (L.) Gaertn)”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định một số chỉ tiêu hóa lí như độ ẩm, hàm lượng tro, hàm lượng kim loại nặng trong bột cỏ mần trầu. - Xây dựng quy trình chiết tách các hợp chất hóa học có trong cây cỏ mần trầu. - Khảo sát thời gian chiết tối ưu với một số dung môi. - Xác định thành phần hóa học, công thức cấu tạo của các hợp chất có trong dịch chiết cỏ mần trầu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Cỏ mần trầu được thu hái tại Đà Nẵng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Các dịch chiết cỏ mần trầu với dung môi n-hexane, chloroform, ethyl acetate bằng phương pháp chiết Soxhlet. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp tiếp cận - Tìm hiểu và đọc tài liệu từ các nghiên cứu trước đó. - Hỏi ý kiến thầy cô, bạn bè. 4.2. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các hợp chất tự nhiên. - Nghiên cứu các tài liệu, mạng Internet, tham khảo các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. - Thu tập, tổng hợp các tài liệu, tư liệu, sách báo trong và ngoài nước về đặc điểm hình thái thực vật, thành phần hóa học và ứng dụng của cỏ mần trầu. 7 Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 4.3. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm - Phương pháp lấy mẫu: Thu hái cỏ mần trầu tại Đà Nẵng, rửa sạch, phơi khô và xay thành bột mịn. - Phương pháp trọng lượng để xác định độ ẩm và hàm lượng tro trong cỏ mần trầu. - Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS để xác định hàm lượng kim loại nặng. - Phương pháp chiết Soxhlet với dung môi n-hexane, chloroform, ethylacetate. - Khảo sát để xác định thời gian chiết tối ưu. - Xác định sơ bộ các nhóm hợp chất chính có trong dịch chiết cỏ mần trầu. - Xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết cỏ mần trầu trong 3 dung môi bằng phương pháp sắc kí khí ghép khối phổ GC – MS. 5. Bố cục của luận văn Luận văn gồm có 50 trang trong đó có 11 bảng và 15 hình. Nội dung đề tài chia làm 3 chương: - Chương 1: Tổng quan tài liệu. - Chương 2: Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu. - Chương 3: Kết quả và bàn luận. 8 Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu về họ Lúa Poaceae [8] Bảng 1.1 Phân loại khoa học họ Lúa Poaceae Giới Ngành Lớp Plantae Magnoliophyta Liliopsida Bộ Poales Poaceae là loài thực vật cây thảo hay gỗ dạng tre nứa. Thân tròn có dóng, đốt thường rỗng ở giữa. Lá xếp thành hai dãy hai bên thân, đơn nguyên thường hình thước, có lưỡi nhỏ nằm giữa phiến và bẹ, gân song song. Cây có cụm hoa ở tận cùng, dạng chùy gồm nhiều bông nhỏ hợp lại. Mỗi bông nhỏ có nhiều vảy trống không chứa hoa hoặc vảy chứa hoa; 3 - 6 nhị; bầu trên thường có 2 vòi nhụy, xẻ nhiều, choãi ra 2 phía. Trên thế giới có khoảng 700 chi và hơn 10000 loài, phân bố ở toàn cầu. Theo trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam, nước ta có khoảng 150 chi và 500 loài. Có thể nói họ này khá đồng nhất. Poaceae được phân thành 6 phân họ với trên 50 tông. Mối quan hệ họ Lúa với các họ khác không rõ. Nhiều tác giả coi nó xuất phát từ Flagellariaceae. Từ tổ tiên ở trong rừng, nó tiến dần ra xa-van khô hạn, có thể từ họ hàng của Arundinoideae hiện nay. Từ đó cho ra hai nhóm lớn ở nhiệt đới hiện nay là Chloridoideae và Panicoideae, chúng cùng có họ hàng với Pooideae nhưng phân họ này thích ứng với điều kiện lạnh và xâm nhập về phương Bắc. Về thời gian xuất hiện họ Poaceae, căn cứ vào hạt phấn là vào cuối Creta, căn cứ vào hoa như Stipa thì vào Oligocen và căn cứ vào động vật ăn cỏ thì nó xuất hiện vào Miocen. Các loài thực vật họ này có giá trị kinh tế rất lớn. Nhiều cây lương thực quan trọng như Lúa, Ngô, Kê, Cao lương… Cây dùng trong xây dựng như Tre, Nứa; làm cảnh như Trúc vàng, Tre là ngà… Nhiều loài có giá trị làm thuốc như Cỏ tranh, cây Ý dĩ… 9 Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2. Giới thiệu cỏ mần trầu [3], [6], [7], [10] - Tên khoa học: Eleusine indica (L.) Gaertn - Tên khác: cỏ vườn trầu, Thanh tâm thảo, cỏ chỉ tía, ngưu cân thảo. - Tên nước ngoài: Indian millet, Crowfoot grass, Dog’s tail grass, Crabgrass, Wiregrass (Anh), Éleusine d’inde (Pháp). - Phân loại: • Giới: Thực vật Plantae – Plants • Ngành: Ngọc Lan (Magnoliophyta) • Lớp: Hành (Liliopsida) • Phân lớp: Thài lài (Commelinidae) • Bộ: Lúa (Poales) • Họ: Lúa (Poaceae) • Tông: Eragrostideae • Chi: Eleusine Gaertn • Loài: E. indica 1.2.1. Mô tả [3], [6], [9] - Cỏ mần trầu mọc hoang ở khắp nơi trên nước ta, ưa nơi ẩm ướt. Loài cổ nhiệt đới, mọc phổ biến ở nhiều nơi, thường gặp ở bờ ruộng, ven đường, bãi hoang. - Cây dạng thảo, sống hằng năm. - Rễ cây khỏe, mọc thành cụm, thân mọc thẳng thành bụi hoặc mọc bò, cao chừng 10 – 60 cm. Cây trưởng thành có thể đạt chiều cao 90 cm. - Lá mềm, hình dải, dài 10 – 30 cm, 3 – 7 mm, bẹ lá có lông. Vỏ bọc bên ngoài không lông, cạnh có góc, một lớp vảy vàng mỏng ôm lấy thân. Gân lá gần như song song, nổi lên ở giữa tạo thành một rãnh. Bìa lá mỏng mịn và có lông tơ. - Cây có cụm hoa mọc thành bông, gồm 5 đến 7 bông mọc ở ngọn và có đến 2 bông khác mọc thấp hơn trên cán hoa, trông giống như những ngón tay. Mùa hoa vào mùa hạ và thu. - Quả thuôn dài gần như 3 cạnh, dài 1,5 mm, có vết nhăn nằm ngang. 10 Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hình 1.1 Cỏ mần trầu 1.2.2. Đặc điểm giải phẫu [10] • Thân: (1) Biểu bì hóa mô cứng, tế bào hình chữ nhật, kích thước rất nhỏ, lớp cutin dày. Mô cứng gồm 1-2 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều. (2) Mô mềm khuyết gồm 5-7 lớp tế bào hình tròn, kích thước lớn hơn nhiều so với tế bào biểu bì, rải rác có tinh thể calci oxalat hình khối. (3) Nhiều bó libe gỗ xếp không thứ tự từ vòng mô cứng vào trong, càng vào trong kích thước các bó càng lớn. • Lá: (1) Gân giữa: Biểu bì trên tế bào hình chữ nhật, kích thước khá đều nhau; biểu bì dưới hóa mô cứng, tế bào hình chữ nhật nhỏ hơn biểu bì trên, sát biểu bì dưới là cụm mô cứng, tế bào rất nhỏ bằng 1/5-1/6 tế bào biểu bì trên. Mô cứng tập trung thành cụm gồm 2-4 lớp tế bào hình đa giác, khoang hẹp. Mô mềm đạo gồm nhiều lớp tế bào hình đa giác gần tròn, kích thước rất lớn. Các bó dẫn kích thước khác nhau xếp thành hàng dọc theo biểu bì dưới, có một bó lớn ở chính giữa gân. (2) Phiến lá: Biểu bì trên lồi nhiều ở các vị trí có bó dẫn, lõm ở các vị trí tế bào bọt. Tế bào biểu bì trên và biểu bì dưới hình chữ nhật hóa mô cứng, tế bào biểu bì dưới lớn hơn biểu bì trên, lỗ khí rải rác ở cả hai biểu bì, có ít lông che chở đơn bào ngắn ở biểu bì trên; trên lớp biểu bì trên có các tế bào bọt, hình tròn kích thước lớn hay hình chữ nhật. Mô cứng tạo thành cụm phía trên và dưới bó libe gỗ, tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ. 11 Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2.3. Đặc điểm bột dược liệu cỏ mần trầu [10], [12] Bột cây có màu vàng nâu, vị ngọt hơi đắng. Mảnh biểu bì tế bào hình chữ nhật, vách uốn lượn. Mảnh mô mềm tế bào hình đa giác hoặc hình chữ nhật, vách mỏng. Sợi có 2 loại: loại vách dày khoang rộng và loại vách dày khoang hẹp, ống trao đổi rõ. Mảnh mạch mạng, mạch vòng, mạch xoắn. Hạt phấn hình cầu, đường kính 20-25 µm. Hình 1.2 Cỏ mần trầu thái nhỏ, sấy khô Hình 1.3 Bột cỏ mần trầu 1.2.4. Thành phần hóa học và dược chất trong cỏ mần trầu [9] Theo các nghiên cứu, tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm dược liệu, có chứa các nhóm chất như alkaloid, flavonoid, saponine… Cụ thể như: • Thân cỏ mần trầu có chứa các thành phần gồm : - Glucosides cyanogènes, 12 Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Acide oxalique, - Tryptophane, - β-sitosterol 3-O-β-D-Glucopyranosyde, - Schaftoside, - Vitexine, - Glucoside cyanogénétique, - Triglochinine, - Ochratoxine, - Chất ức chế α-amylase. - Dẫn chất 6’-0-palmitoyl. • Hạt mần trầu chứa: - Albuminoïdes, - Tinh bột amidon, - Dầu béo huile grasse. • Cành lá tươi chưa nhiều chất nhóm flavonoid… β-sitosterol 3-O-β-D-Glucopyranosyde Tryptophane 13 Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ochratoxin Vitexine 1.2.5. Công dụng của cỏ mần trầu [3], [9], [12] Cỏ mần trầu có vị ngọt hơi đắng, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, làm ra mồ hôi, tiêu viêm, trừ thấp, cầm máu, tán ứ, làm mát gan. Theo kinh nghiệm của dân gian, cỏ mần trầu thường được dùng trị cao huyết áp, lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, tiểu tiện vàng và ít một. Còn dùng cho phụ nữ có thai hỏa nhiệt táo bón, buồn phiền, động thai, nhức đầu, nôn mửa, tức ngực, sốt nóng. Cũng dùng uống trị mụn nhọt, các chứng nhiệt độc, trẻ em tưa lưỡi. Một số bài thuốc, kinh nghiệm chữa bệnh dân gian từ cỏ mần trầu: - Chữa cao huyết áp: Nhổ toàn cây, cả rễ. Rửa sạch, thái hoặc băm nhỏ. Cân chừng 500g, giã nát, thêm chừng một bát nước sôi để nguội. Vắt lấy nước cốt, lọc qua vải, thêm chút đường, ngày có thể uống 1 lần sáng và chiều. Gần đây, nhiều người đã sử dụng bài thuốc này chữa huyết áp cao và đã có hiệu quả. - Chữa viêm gan vàng da: Cỏ mần trầu tươi 60g, rễ tổ kén đực 30g, sắc uống. - Chữa sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang: Cỏ mần trầu, lá từ bi, kim tiền thảo, ké hoa đào, mỗi vị 20g nấu cùng 400ml nước sắc uống trong ngày. Ngày 3 lần sáng, trưa, chiều. 14 Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Chữa viêm thận cấp, mãn tính: Cỏ mần trầu 40g, cây tầm gửi 40g, râu mèo 20g, kim tiền thảo 20g, cỏ xước 20g sắc uống mỗi ngày trong vòng 1 tháng. - Diệt giun sán: Nấu sắc 20 g cỏ mần trầu trong 1 lít nước. Dùng 2 muỗng canh nước nấu sắc tươi mỗi giờ. Cỏ mần trầu cũng được ưa chuộng ở nước ngoài: - Ở Trung Quốc, những kết quả nghiên cứu trên lâm sàng từ cỏ mần trầu đã chứng minh nó có tác dụng phòng chứng viêm não truyền nhiễm, chữa đau khớp, bệnh gút, người viêm gan, vàng da, viêm ruột, kiết lỵ, viêm niệu đạo, viêm thận, viêm tinh hoàn. - Ở Malaysia, nước ép cỏ mần trầu được dùng cho phụ nữ sau khi sinh để mau hết sản dịch và dùng cho bệnh nhân hen suyễn. - Người Philippin thì dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa kiết lỵ, nước sắc dùng gội đầu sạch gàu, chống rụng tóc. - Người dân Bangladesh thì dùng rễ mần trầu kết hợp với một số loại cây khác để điều trị sa tử cung. - Người dân Sri Lanka lại dùng cỏ mần trầu giã nhỏ đắp lên da để trị bong gân. 1.2.6. Một số sản phẩm từ cỏ mần trầu Dưỡng thận Tuệ Linh có thành phần chính: cỏ mần trầu, kim tiền thảo, râu mèo, tầm gửi gạo có tác dụng lợi niệu, giải độc, giúp tăng khả năng đào thải độc tố, các chất thải tích tụ lâu ngày trong máu và cơ thể qua thận. Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu và bàng quang. Hỗ trợ điều trị viêm thận cấp và mãn tính dẫn đến đái đục, đái buốt, đau thắt lưng. Hỗ trợ điều trị chứng suy thận. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng