Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học một số dịch chiết lá dâm bụ...

Tài liệu Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học một số dịch chiết lá dâm bụt (hibiscus rosa – sinensis l)

.PDF
50
66
127

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KHOA HÓA  NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC MỘT SỐ DỊCH CHIẾT LÁ DÂM BỤT (HIBISCUS ROSA – SINENSIS L) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN SƢ PHẠM Sinh viên thực hiện : Lê Thị Hồng Thảo Lớp : 14CHD Giảng viên hƣớng dẫn : ThS Đỗ Thị Thúy Vân ĐÀ NẴNG, 2018 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KHOA HÓA NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên : LÊ THỊ HỒNG THẢO. Lớp : 14 CHD. 1. Tên đề tài: “Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học một số dịch chiết lá dâm bụt(Hibiscus rosa – sinensis L)”. 2. Nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị và hóa chất: Nguyên liệu: Lá dâm bụt ở Quảng Nam – Việt Nam. Dụng cụ và thiết bị: Bộ chiết Soxhlet, bình cầu, cốc thủy tinh, ống đong, bếp điện, ống nghiệm, bình tam giác,bình định mức, các loại pipet, cân phân tích, lò nung, tủ sấy, chén nung, bình hút ẩm, bếp cách thủy,… Hóa chất: n-hexane, chloroform, ethyl acetate, thuốc thử Wagner, dung dịch HCl, HNO3, NaOH, nƣớc cất,… 3. Nội dung nghiên cứu: 3.1.Nghiên cứu lý thuyết: - Tìm hiểu tƣ liệu, sách báo trong và ngoài nƣớc về đặc điểm, thành phần hóa học, công dụng của lá dâm bụt. - Trao đổi với giáo viên hƣớng dẫn về đặc điểm, công dụng của lá dâm bụt. 3.2.Nghiên cứu thực nghiệm: - Xử lí nguyên liệu. - Xác định một số chỉ tiêu hóa lí: độ ẩm, hàm lƣợng tro, hàm lƣợng kim loại. - Khảo sát thời gian chiết. - Định tính. - Xác định thành phần hóa học của một số dịch chiết trong lá dâm bụt. - Thử hoạt tính sinh học từ cắn lá dâm bụt. 2. Giáo viên hƣớng dẫn: Th.S Đỗ Thị Thúy Vân. 3. Ngày giao đề tài: 4/2017 4. Ngày hoàn thành: 3/2018 Chủ nhiệm khoa (Kí và ghi rõ họ tên) Giáo viên hƣớng dẫn (Kí và ghi rõ họ tên) Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày… tháng … năm 2018. Kết quả điểm đánh giá: Ngày … tháng … năm 2018 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Kí và ghi rõ họ tên) LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Th.S Đỗ Thị Thúy Vân đã giao đề tài, hƣớng dẫn tận tình và luôn sẵn sàng giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa, thầy cô công tác tại các phòng thí nghiệm thuộc Khoa Hóa Trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian học tập và thực hiện đề tài. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Sinh – Môi trƣờng Trƣờng Đại học Sƣ Phạm – Đại học Đà Nẵng, Trƣờng Đại học Bách khoa Đà Nẵng đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Trong quá trình làm khóa luận, mặc dù bản thân có nhiều cố gắng nhƣng do bƣớc đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học nên khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và các bạn để khóa luận đƣợc hoàn chỉnh hơn. Đà Nẵng, ngày … tháng … năm 2018. Sinh viên Lê Thị Hồng Thảo MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LỜI CÁM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 1 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2 3.1.Đối tƣợng ............................................................................................................... 2 3.2.Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 2 4.1.Phƣơng pháp tiếp cận ............................................................................................. 2 4.2.Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết ........................................................................ 2 4.3.Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm .................................................................. 2 5. Bố cục đề tài ................................................................................................................ 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4 1.1. Giới thiệu về chi Dâm bụt ..................................................................................... 4 1.2. Khái quát về cây dâm bụt ở Việt Nam .................................................................. 6 1.3. Một số ứng dụng của cây dâm bụt trong thực tế ................................................... 8 1.4. Tình hình nghiên cứu các loài dâm bụt trên thế giớ i ......................................... 9 1.5.Một số nghiên cứu về thành phần hóa học của lá dâm bụt .................................. 10 CHƢƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 12 2.1. Nguyên liệu, dụng cụ và hóa chất ....................................................................... 12 2.1.1.Nguyên liệu .................................................................................................... 12 2.1.2.Thiết bị, dụng cụ ............................................................................................ 13 2.1.3.Hóa chất ......................................................................................................... 13 2.2. Nghiên cứu thực nghiệm ..................................................................................... 13 2.2.1.Sơ đồ nghiên cứu ........................................................................................... 14 2.2.2.Các phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu hóa lí ............................................... 15 2.2.2.1.Độ ẩm ...................................................................................................... 15 2.2.2.2. Xác định hàm lƣợng tro .......................................................................... 15 2.2.2.3.Xác định hàm lƣợng một số kim loại nặng ............................................. 17 2.2.3.Phƣơng pháp khảo sát điều kiện chiết các hợp chất hữu cơ từ lá dâm bụt .... 17 2.2.3.1.Cơ sở lí thuyết chung .............................................................................. 17 2.2.3.2.Phƣơng pháp chiết lá dâm bụt ................................................................. 19 2.2.3.3.Khảo sát thời gian chiết thích hợp đối với các dung môi ........................ 19 2.3. Định tính các nhóm hợp chất chính có trong lá dâm bụt .................................... 20 2.4. Xác định thành phần hóa học chính có trong lá dâm bụt .................................... 21 2.4.1. Lí thuyết chung ............................................................................................. 21 2.4.2.Phƣơng pháp xác định thành phần hóa học chính có trong lá dâm bụt ......... 22 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................................... 23 3.1.Kết quả xác định một số chỉ tiêu hóa lý của bột lá dâm bụt ................................ 23 3.1.1.Độ ẩm............................................................................................................. 23 3.1.2.Hàm lƣợng tro ................................................................................................ 23 3.1.3.Hàm lƣợng kim loại nặng [2]......................................................................... 24 3.2. Kết quả khảo sát thời gian chiết .......................................................................... 24 3.2.1.Kết quả khảo sát thời gian chiết với dung môi n-hexane .............................. 24 3.2.2.Kết quả khảo sát thời gian chiết với dung môi chloroform ........................... 25 3.2.3.Kết quả khảo sát thời gian chiết với dung môi Ethyl acetate ........................ 27 3.3. Kết quả định tính các nhóm hợp chất chính có trong dịch chiết lá dâm bụt ....... 28 3.4. Kết quả xác định thành phần hóa học có trong lá dâm bụt ................................. 29 3.4.1.Kết quả xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết từ lá dâm bụt với dung môi n-hexane.................................................................................................. 29 3.4.2.Kết quả xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết từ lá dâm bụt với dung môi chloroform .............................................................................................. 31 3.4.3.Kết quả xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết từ lá dâm bụt với dung môi ethyl acetate ............................................................................................ 35 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 37 1. Kết luận .................................................................................................................. 37 2.Kiến nghị ................................................................................................................. 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 40 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Tên 1 AAS Quang phổ hấp thụ nguyên tử 2 GC-MS Sắc kí khí ghép khối phổ DANH MỤC CÁC BẢNG STT Số hiệu bảng Tên bảng 1 3.1 Kết quả khảo sát độ ẩm 32 2 3.2 Kết quả khảo sát hàm lƣợng tro 32 3 3.3 Hàm lƣợng một số kim loại nặng trong lá dâm Trang 33 bụt 4 3.4 Kết quả khảo sát thời gian chiết với dung môi 34 n-hexan 5 3.5 Kết quả khảo sát thời gian chiết với dung môi 35 chloroform 6 3.6 Kết quả khảo sát thời gian chiết với dung môi 37 ethyl acetate 7 3.7 Kết quả định tính các nhóm hợp chất chính có trong dịch chiết lá dâm bụt 38 8 3.8 Kết quả thành phần hóa học của dịch chiết lá dâm bụt với dung môi n-hexan 40 9 3.9 Kết quả thành phần hóa học của dịch chiết lá dâm bụt với dung môi chloroform 43 10 3.10 Kết quả thành phần hóa học của dịch chiết lá dâm bụt với dung môi ethyl acetate 48 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Số hiệu hình 1 1.1 2 1.2 Loài Hibiscus syriacus 12 3 1.3 Loài Hibiscus brackenridgei 13 4 1.4 Cây dâm bụt thƣờng 15 5 1.5 Dâm bụt thƣờng 16 6 1.6 Dâm bụt kép 16 7 2.1 Cây dâm bụt thƣờng 20 8 2.2 Bột lá dâm bụt khô 21 2.3 Cấu tạo bộ chiết Soxhlet 26 3.1 Biểu đồ biểu diễn sự phụ thuộc của khối lƣợng 34 Tên hình Loài Hibiscus rosa-sinensis Trang 12 9 cao chiết vào thời gian chiết của dung môi n- 10 hexane Biểu đồ biểu diễn sự phụ thuộc của khối lƣợng 11 3.2 36 cao chiết vào thời gian chiết của dung môi chloroform 12 3.3 Biểu đồ biểu diễn sự phụ thuộc của khối lƣợng cao chiết vào thời gian chiết của dung môi etyl 37 acetate 13 3.4 Sắc ký đồ GC-MS thành phần hóa học của 40 dịch chiết lá dâm bụt với dung môi n-hexan 14 3.5 Sắc ký đồ GC-MS thành phần hóa học của 42 dịch chiết lá dâm bụt với dung môi chloroform 15 3.6 Sắc ký đồ GC-MS thành phần hóa học của dịch chiết lá dâm bụt với dung môi ethyl acetate 48 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của xã hội,đời sống của con ngƣời ngày càng nâng cao do đó vấn đề chăm sóc sứa khỏe là mối quan tâm hàng đầu của mọi ngƣời.Trƣớc thực trạng thuốc tây y hiện nay giả và kém chất lƣợng tràn lan trên thị trƣờng, việc dùng các loại thuốc có nguồn gốc thiên nhiên ngày càng đƣợc ƣa chuộng và các công trình nghiên cứu về chúng cũng không ngừng phát triển. Hơn nữa,nƣớc ta là một nƣớc nhiệt đới ẩm, do đó có nguồn động thực vật vô cùng phong phú là nền tảng quan trọng cho việc nghiên cứu, tìm hiểu và đƣa các tài nguyên đó vào sử dụng một cách tối ƣu nhất. Dâm bụt là loại thực vật đƣợc trồng phổ biến ở vùng nhiệt đới khí hậu ẩm. Đặc biệt, dâm bụt là loại cây rất thông dụng tại Viêt Nam đƣợc trồng nhiều tại các khu vực ven biển do cây có biên độ sinh thái rất lớn, có khả năng chịu đựng đƣợc các điều kiện khí hậu khắc nghiệt rất cao: nắng nóng, mƣa bão, đất cát…Dâm bụt Việt Nam có tên khoa học là Hibiscus rosa – sinensis L. Bên cạnh ứng dụng làm hàng rào, cây cảnh, cây dâm bụt đƣợc biết đến nhƣ là một vị thuốc trong Đông y: nhuận tràng, chữa viêm niêm mạc dạ dày, ruột, đại tiện ra máu, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, sát trùng, chữa kinh nguyệt không đều, khó ngủ, hồi hộp, chống ho tiêu viêm,… Mặt khác, theo nghiên cứu mới nhất, lá dâm bụt có tác dụng hạn chế lƣợng cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh thấp tim. Mặc dù cây dâm bụt có nhiều công dụng và giá trị sử dụng nhƣ vậy nhƣng các công trình nghiên cứu về thành phần hóa học, hoạt tính của nó vẫn chƣa đầy đủ và có tính hệ thống.Cho đến nay việc nghiên cứu chủ yếu trên hoa và vỏ rễ,rất ít nghiên cứu trên lá dâm bụt.Vì vậy,tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học một số dịch chiết của lá dâm bụt” nhằm xây dựng quy trình chiết tách, từ đó xác định thành phần các hợp chất có trong lá dâm bụt làm cơ sở cho việc nghiên cứu sâu hơn các hoạt tính sinh học cũng nhƣ việc sử dụng chúng một cách hiệu quả, khoa học hơn. 2. Mục đích nghiên cứu - Xây dựng quy trình chiết tách các hợp chất hóa học có trong lá dâm bụt. - Khảo sát thời gian chiết tối ƣu. 1 - Xác định một số chỉ tiêu hóa lí nhƣ độ ẩm, hàm lƣợng tro, hàm lƣợng kim loại nặng của bột lá dâm bụt. - Xác định thành phần hóa học đối với các hợp chất có trong dịch chiết từ lá dâm bụt. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tƣợng Lá dâm bụt đƣợc thu hái từ xã Tam Xuân,huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. 3.2.Phạm vi nghiên cứu Các dịch chiết n-hexane, chloroform, ethyl acetate từ lá dâm bụt bằng phƣơng pháp chiết Soxhlet. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1.Phƣơng pháp tiếp cận - Tìm hiểu và đọc tài liệu từ các nghiên cứu trƣớc đó. - Hỏi ý kiến thầy cô, bạn bè. 4.2.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài. - Tổng quan các tài liệu, tƣ liệu, sách báo trong và ngoài nƣớc về đặc điểm hình thái thực vật, thành phần hóa học và ứng dụng của lá dâm bụt. 4.3.Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm - Phƣơng pháp lấy mẫu: Thu hái lá dâm bụt từ xã Tam Xuân,huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, rửa sạch, sau đó phơi khô và xay thành bột mịn. - Phƣơng pháp trọng lƣợng để xác định độ ẩm. - Phƣơng pháp phân hủy mẫu phân tích để khảo sát hàm lƣợng tro của lá dâm bụt. - Phƣơng pháp AAS để xác định hàm lƣợng kim loại nặng. - Chiết bằng phƣơng pháp chiết Soxhlet với ba dung môi: n-hexane, chloroform, ethyl acetate. - Khảo sát để xác định điều kiện chiết thích hợp nhất. - Xác định sơ bộ các nhóm hợp chất chính có trong dịch chiết từ lá dâm bụt bằng các phản ứng đặc trƣng. 2 - Xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết từ lá dâm bụt trong ba dung môi bằng phƣơng pháp đo khối phổ GC-MS. 5. Bố cục đề tài Đề tài gồm có 55 trang, trong đó có 10 bảng và 15 hình. Nội dung đề tài chia làm 3 chƣơng:  Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu.  Chƣơng 2: Nguyên liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.  Chƣơng 3: Kết quả và bàn luận. 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu về chi Dâm bụt [1], [3] Chi Dâm bụt, chi Râm bụt hay chi Phù dung (danh pháp khoa học: Hibiscus) là một chi lớn chứa khoảng 200-220 loài thực vật có hoa trong họ Cẩm quỳ (Malvaceae), có nguồn gốc ở khu vực ôn đới ấm, cận nhiệt đới và nhiệt đới trên khắp thế giới. Chi này bao gồm các loại cây thân thảo sống một đến nhiều năm giống nhƣ các loại cây bụi thân gỗ và cây thân gỗ nhỏ. Lá mọc so le, loại lá đơn hình trứng hay hình mũi mác, thông thƣờng với mép lá dạng răng cƣa hay dạng thùy. Hoa lớn, dễ thấy, hình kèn, với 5 cánh hoa, có màu từ trắng tới hồng, đỏ, tía hay vàng và rộng từ 4–15 cm. Quả là loại quả nang năm thùy khô, chứa vài hạt trong mỗi thùy, đƣợc giải phóng khi quả nang tách ra khi chín. Nhiều loài trong chi này đƣợc trồng do có hoa sặc sỡ cũng nhƣ làm hàng rào trong một số vƣờn hay công viên. Hibiscus syriacus là loài quốc hoa của Hàn Quốc, trong khi Hibiscus rosa-sinensis là loài quốc hoa của Malaysia còn Hibiscus brackenridgei là loài hoa của bang Hawaii. Hình 1.1. Loài Hibiscus rosa-sinensis (Quốc hoa của Malaysia) Hình 1.2. Loài Hibiscus syriacus (Quốc hoa của Hàn Quốc) 4 Hình 1.3. Loài Hibiscus brackenridgei (Quốc hoa của bang Hawaii) Trong khu vực ôn đới, loài đƣợc trồng làm cảnh nhiều nhất có lẽ là Hibiscus syriacus. Tại khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, Hibiscus rosa-sinensis với nhiều giống lai có hoa sặc sỡ, là loại cây cảnh phổ biến. Trong chi dâm bụt có 200-220 loài đã đƣợc biết, các loài đƣợc đặt tên theo đặc điểm riêng của chúng. + Phân loại theo đặc điểm của hoa:  Hibiscus brackenridgei - dâm bụt hoa vàng, dâm bụt Hawaii  Hibiscus hamabo - dâm bụt hoa vàng Nhật Bản  Hibiscus tiliaceus - dâm bụt hoa vàng, hoàng cận, dâm bụt Hawaii  Hibiscus clayi - dâm bụt Hawaii ( hoa đỏ)  Hibiscus kokio - dâm bụt Hawaii (koki'o 'ula), dâm bụt hoa đỏ  Hibiscus schizopetalus - dâm bụt hoa đỏ cánh nhỏ + Phân loại theo đặc điểm của lá  Hibiscus dasycalyx - dâm bụt lá hẹp  Hibiscus macrophyllus- dâm bụt lá to, đại diệp mộc cận.  Hibiscus laevis hay Hibiscus militaris - dâm bụt lá kích 5  Hibiscus acetosella - phù dung lá đỏ, phù dung châu Phi + Phân loại theo đặc điểm của thân cây  Hibiscus mutabilis - phù dung thân gỗ, phù dung núi, hoa phù dung  Hibiscus mutabilis versicolor  Hibiscus rosa-sinensis - dâm bụt thân gỗ, mộc cận, đại hồng hoa, phù tang (phật tang).  Hibiscus rosa-sinensis L. 'Cooperi hay Hibiscus cooperi  Hibiscus rosa-sinensis L. 'Hawaiano'  Hibiscus syriacus - dâm bụt thân gỗ, mộc cận + Phân loại theo khu vực mọc:  Hibiscus moscheutos - phù dung quỳ, dâm bụt đầm lầy  Hibiscus coulteri - dâm bụt sa mạc  Hibiscus taiwanensis - phù dung núi + Phân loại theo địa diểm phân bố  Hibiscus furcellatus - dâm bụt Hawaii ('akiohala)  Hibiscus coccineus hay Hibiscus semilobatus - dâm bụt Mỹ, Texas Star  Hibiscus splendens - dâm bụt Úc  Hibiscus yunnanensis - phù dung Vân Nam  Hibiscus trionum hay Hibiscus africanus, Hibiscus hispidus - cẩm quỳ Venice, hoa một giờ 1.2. Khái quát về cây dâm bụt ở Việt Nam [1], [3] Tên thƣờng gọi : Cây dâm bụt, Bông bụt. Tên khác : Hồng bụt, Phù tang, Xuyên cân bì, Mộc 6 cẩn, Bụp, Co ngắn (Thái), Bioóc ngàn (Tày), Phầy quấy phiằng (Dao)… : Hibiscus rosa – sinensis L. Tên khoa học Hình 1.4. Cây dâm bụt thƣờng Phân loại khoa học Giới : Thực vật ( Plantae) Nghành : Ngọc Lan (Magnoliophyta) Lớp : Ngọc Lan (Magnoliopsida) Bộ : Bông (Malvales) Họ : Bông (Malvaceace) Chi : Dâm bụt (Hibiscus L.) Loài : Cây dâm bụt (Hibiscus rosa sinensis L.). Dâm bụt là loài cây thân gỗ, sống lâu năm, cây nhỏ, chiều cao trung bình 1,5- 2 m. Lá dâm bụt có hình bầu dục, nhọn đầu, tròn gốc, mép có răng to. Hoa ở nách lá, lƣỡng tính, khá lớn, 6-7 mảnh đài nhỏ (tiểu đài), hình sợi; đài hợp màu lục dài gấp 2- 3 lần đài nhỏ; tràng 5 cánh hoa màu đỏ; nhị nhiều, tập hợp trên 1 trụ đài; bầu hình trụ hay hình nón, mùa hoa chủ yếu vào tháng 5-7. Dâm bụt là 1 cây cảnh và cây hàng rào phổ biến nƣớc ta và nhiều nƣớc nhiệt đới khác. Dâm bụt có nhiều loại: + Dâm bụt thƣờng có dáng hoa cong, cánh hoa có răng cƣa 7 + Dâm bụt kép với hoa thẳng, nhiều cánh hoa + Dâm bụt xẻ hoa buông thõng, cánh hoa xe thùng và răng không đều. + Dâm bụt hoa nhỏ, hoa mọc rủ, cánh hoa nguyên không bao giờ nở xòe. Hình 1.5. Dâm bụt thƣờng Hình 1.6. Dâm bụt kép Dâm bụt là loại thực vật đƣợc trồng phổ biến ở vùng nhiệt đới khí hậu ẩm. Đặc biệt, dâm bụt là loại cây rất thông dụng tại Viêt Nam đƣợc trồng nhiều tại các khu vực ven biển do cây có biên độ sinh thái rất lớn, có khả năng chịu đựng đƣợc các điều kiện khí hậu khắc nghiệt rất cao: nắng nóng, mƣa bão, đất cát… Loài dâm bụt của Trung Quốc, Nhật Bản, đƣợc trồng làm hàng rào, làm cây cảnh phổ biến ở nhiều nơi. Ngƣời ta thu hái rễ và lá quanh năm, thu hái hoa vào mùa hè. Có thể dùng tƣơi hay phơi khô dùng dần. 1.3. Một số ứng dụng của cây dâm bụt trong thực tế [2], [4] Bên cạnh ứng dụng làm hàng rào, cây cảnh, cây dâm bụt đƣợc biết đến nhƣ là một vị thuốc trong Đông y + Lá dâm bụt vị nhạt, nhớt, tính bình, có tác dụng làm dịu, an thần, tẩy nhẹ, nhuận tràng, chữa viêm niêm mạc dạ dày, ruột, đại tiện ra máu, kiết lỵ, mụn nhọt, ghẻ lở, mộng tinh, đới hạ. + Hoa dâm bụt vị ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, sát trùng, chữa kinh nguyệt không đều, khó ngủ, hồi hộp, đái đỏ… + Vỏ rễ dâm bụt vị ngọt, tính bình, có tác dụng điều kinh, chống ho tiêu viêm, chữa viêm tuyến mang tai, viêm kết mạc, viêm khí quản, viêm đƣờng tiết niệu, viêm cổ tử cung, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mất kinh. 8 Đặc biệt, y dƣợc học hiện đại cũng chú ý nghiên cứu cây dâm bụt. Gần đây Giáo sƣ Chau Jong Wang trƣờng Đại học Y Chung San (Đài Loan) phát hiện lá dâm bụt có tác dụng hạn chế lƣợng cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh thấp tim (The Guardian 9-2004) . Nghiên cứu nƣớc chiết xuất lá dâm bụt các nhà khoa học phát hiện nƣớc chiết này làm hạ thấp đáng kể mức cholesterol trong máu, ngăn ngừa có hiệu quả quá trình oxy hoá của lipoprotein, bảo vệ thành động mạch thêm vững chắc (Science of Food and Agrriculture). Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy hiệu quả kỳ diệu của lá dâm bụt. Các nhà khoa học còn cho biết tác dụng chữa bệnh của lá dâm bụt đƣợc nâng cao hơn nữa nếu kết hợp với rƣợu vang đỏ và chè để làm giảm lƣợng cholesterol và lipid trong máu. Nhƣ vậy cây dâm bụt vừa là cây cảnh đẹp vừa là cây thuốc quý, là nguồn gen quý của nƣớc ta. 1.4. Tình hình nghiên cứu các loài dâm bụt trên thế giới Theo nghiên cứu của Khan Mohammed Junaid, Ajazuddin , Vyas Amber, Singh Manju và Singh Deependra, dịch chiết của loài dâm bụt Hibiscus rosa sinensis có ảnh hƣởng đến sự lo lắng và vận động ở chuột. Cụ thể, dịch chiết của loài dâm bụt này với rƣợu và chloroform có tác dụng làm giảm đáng kể hành vi chạy nhảy của chuột khi bị hoảng loạn. Dịch chiết với ethanol cho kết quả tốt hơn so với dịch chiết từ chloroform. Cả hai dịch chiết đã cho thấy không có sự gia tăng đáng kể trong tiểu tiện và đại tiện của chuột [12]. Theo nghiên cứu của Shivananda Nayak và đồng nghiệp, loài dâm bụt Hibiscus rosa sinensis có tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành vết thƣơng ở chuột. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dịch chiết của Hibiscus rosa sinensis L với ethanol khi đƣợc hòa vào nƣớc uống (120 mg/kg - 1 ngày) có tác dụng làm lành vết thƣơng trên nhóm chuột đƣợc thí nghiệm. Quá trình làm lành vết thƣơng đƣợc đánh giá bằng tỉ lệ co vết thƣơng, độ bền kéo (tensile strength), trọng lƣợng các mô hạt của vết thƣơng. Kết quả, diện tích của vết thƣơng giảm 86% trong khi nhóm động vật chỉ cho uống nƣớc giảm 75% . Độ bền kéo, trọng lƣợng khô và ƣớt của mô hạt tăng lên đáng kể. Đồng thời, dịch chiết còn có tác dụng ức chế hoạt động của các vi sinh vật gây nhiễm trùng vết thƣơng [16]. Theo nghiên cứu của A A Osuntoki, T A Oyede và A A Otunba, dịch chiết của lá dâm bụt Hibiscus rosa-sinensis với dung dịch muối đƣợc xem là chất chống viêm khớp và chống viêm. Kết quả cho thấy khi so sánh hiệu quả chống viêm với 9 acetylsalicylic acid và indomethacin, dịch chiết từ lá làm cho màng tế bào hồng cầu của con ngƣời hoạt động ổn định hơn. Điều này đƣợc giải thích đó là do trong lá có chứa các chất có hoạt tính sinh học: alkaloid, tannin, flavonoid, steroid, saponin, các glycosides, steroid, triterpenic và leucoanthocyanydines [9]. Theo nghiên cứu của Moqbel FS, Naik PR, Najma HM và Selvaraj S, trong 5 phân đoạn chiết xuất lá Hibiscus rosa sinensis L. với ethanol, phân đoạn 3 và 5 đã đƣợc chọn để điều trị bệnh tiểu đƣờng ở chuột không mắc bệnh béo phì. Với liều lƣợng 100 mg phân đoạn 3 và 200 mg phân đoạn 5 cho 1 kg trọng lƣợng cơ thể động vật, đã chứng minh lá dâm bụt có tác dụng hạ đƣờng huyết ở chuột [15]. Theo nghiên cứu của Olagbende-Dada SO , Ezeobika EN và Duru FI, dịch chiết từ lá dâm bụt Hibiscus rosasinensis Linn với góp phần tăng cƣờng giá trị dinh dƣỡng, nâng cao đời sống sức khỏe. Cụ thể, lá dâm bụt có tính chất đồng hóa, hỗ trợ cho sự tổng hợp protein và tăng cƣờng khả năng tình dục ở nam giới. Kết quả cho thấy, ở nhóm chuột đƣợc thí nghiệm có sự gia tăng về trọng lƣợng về bộ phận sinh dục (tinh hoàn, mào tinh hoàn, túi hội thảo và tuyến tiền liệt). Về hiệu quả, dịch chiết của lá dâm bụt với rƣợu cho kết quả cao hơn dịch chiết với nƣớc nóng hoặc nƣớc lạnh. Hiệu quả của lá dâm bụt xuất phát từ ảnh hƣởng của lá dâm bụt lên các hormon gonadotrophin điều hòa hoạt động của nội tiết tố androgen ( nội tiết tố liên quan đến sự sinh tinh) [17]. Bên cạnh đó lá của loài dâm bụt Hibiscus mutabilis có tác dụng điều trị bệnh lao viêm hạch bạch huyết cổ tử cung [18] và hoa có tác dụng điều trị ung thƣ biểu mô mũi họng [11]. Dịch chiết từ loài Hibiscus esculentus giúp cải thiện nếp nhăn bằng cách co cơ ức chế và loại bỏ các gốc oxy tự do [10]. Dịch chiết từ dâm bụt giàu polyphenol có khả năng tiêu diệt tám loại dòng tế bào ung thƣ biểu mô, hiệu quả nhất là ung thƣ biểu mô dạ dày của [13]. Mặt khác, protocatechuic ( một hợp chất phenolic acid), phân lập từ hoa khô của Hibiscus sabdariffa là một chất chống oxy hóa, ức chế hoạt động khối u và cũng có hiệu quả chống lại bệnh bạch cầu của con ngƣời [14]. Nhƣ vậy, hoạt tính dƣợc lý của cây dâm bụt đã đƣợc nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên các công trình về thành phần hóa học của cây dâm bụt hầu nhƣ vẫn còn rất ít. 1.5.Một số nghiên cứu về thành phần hóa học của lá dâm bụt Theo trang dƣợc liệu của Bangladesh,lá và cành chứa β-sitosterol, stigmasterol, taraxeryl acetate và ba hợp chất cyclopropane và dẫn xuất của chúng. 10 Trong lá dâm bụt có chứa các chất sau: alkaloid, tannin, flavonoid, steroid, saponin, các glycosides, triterpenic và leucoanthocyanydines [9]. Một vài hoạt chất có hoạt tính sinh học đã đƣợc phân lập từ lá dâm bụt: β – sitosterol Công thức phân tử : C29H50O. Khối lƣợng phân tử: M = 414,72 g/mol. Stigmasterol Công thức phân tử : C29H48O Khối lƣợng phân tử: M = 412,70 g/mol 11 CHƢƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên liệu, dụng cụ và hóa chất 2.1.1.Nguyên liệu  Thu gom nguyên liệu Nguyên liệu nghiên cứu là lá dâm bụt thƣờng lấy từ xã Tam Xuân,huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam vào tháng 6 năm 2017. Cây dâm bụt đƣợc chọn lấy lá cao khoảng 1,5 m, có nhiều lá và hoa. Lá dâm bụt có hình bầu dục, nhọn đầu, mép có răng to, mặt lá trơn bóng, mặt trên đậm hơn mặt dƣới và không bị sâu. Cuống lá hình trụ, màu xanh lục, có nhiều lông đa bào hình sao. Hoa có màu đỏ đậm, có nhiều nhị. Hình 2.1. Cây dâm bụt thường  Xử lí nguyên liệu Lá dâm bụt sau khi đƣợc thu hái sẽ đƣợc rửa sạch, để ráo nƣớc, phơi khô rồi nghiền thành bột. Bột lá dâm bụt hơi thô, màu xanh đậm, đƣợc bảo quản trong lọ kín, cho vào đó vài gói hút ẩm rồi để nơi khô ráo, thoáng mát. Hình 2.2. Bột lá dâm bụt khô 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng