Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite PT-AU/C ứng dụng làm xúc tác cho pin n...

Tài liệu nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite PT-AU/C ứng dụng làm xúc tác cho pin nhiên liệu

.PDF
8
70
98

Mô tả:

1 NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU NANOCOMPOSITE Pt-Au/C ỨNG DỤNG LÀM XÚC TÁC CHO PIN NHIÊN LIỆU LÊ THỊ THÙY DUNG1, LÊ THỊ THÙY TRANG1, NGUYỄN THỊ PHƢƠNG PHONG2 1 Trƣờng Đại học Lạc Hồng, TP. Biên Hòa. 2 Trƣờng Đại học Khoa Học Tự Nhiên-ĐH Quốc gia TP HCM. E-mail: [email protected] [email protected] Tóm tắt Vật liệu nanocomposite Pt-Au/C được tổng hợp bằng phương pháp polyol trong môi trường ethylenglycol với tiền chất là axit chloroplatinic H2PtCl6.6H2O và axit chloroauric HAuCl4.5H2O. Cacbon XC72R đã xử lý bằng dung dịch HNO3 5% trong 16 giờ được sử dụng làm chất mang. Vật liệu nanocomposite Pt-Au/C được tổng hợp ở pH= 6,5; 11,0; 11,5 với tỉ lệ Pt:Au= 1:1; 2:1; 3:1 và hàm lượng Pt-Au trên chất mang carbon là 15%; 20%; 25%. Ảnh TEM cho thấy hạt nano Pt-Au phủ trên nền carbon Vulcan có kích thước từ 2 đến 5nm. Giản đồ nhiễu xạ tia X xuất hiện đầy đủ các mũi nhiễu xạ của Pt và Au. Kết quả quét thế vòng tuần hoàn cho thấy khả năng xúc tác điện hóa của xúc tác Pt-Au/C có hoạt tính cao nhất ở pH= 11,0 với hàm lượng Pt-Au trên chất mang carbon là 25% và tỉ lệ Pt:Au là 1:1 (16,16mA/cm2 và 135,33mA/mgPt-Au). 1. Giới thiệu Trong các loại pin nhiên liệu hiện nay, pin nhiên liệu methanol trực tiếp (Direct methanol fuel cell - DMFC) là nguồn năng lƣợng sạch và đƣợc hứa hẹn mang đến hiệu suất cao [1]. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về các vấn đề trong DMFC nhƣ: vật liệu làm điện cực, màng ngăn, xúc tác [6]... Trong đó, xúc tác thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học nhất do nó đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng điện hóa, giúp phản ứng trong pin xảy ra nhanh hơn, góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng thực tế. Xúc tác đƣợc sử dụng hiện nay trong DMFC là platin hoặc hợp kim của platin (Pt-Pd [4], Pt-Ru [2]...) trên các chất mang khác nhau đã và đang đƣợc nghiên cứu rộng rãi nhằm tăng cƣờng hoạt tính xúc tác và độ ổn định của xúc tác trong các phản ứng điện hóa. Tuy nhiên, xúc tác Pt/C sau một thời gian hoạt động bị giảm hoạt tính và độ ổn định do lƣợng CO sinh ra trong các phản ứng điện hóa gây ngộ độc xúc tác [2]. Để hạn chế vấn đề này, nhiều công trình nghiên cứu đã thêm vào xúc tác Pt các kim loại khác nhau nhƣ: Pd, Ru,... Trong bài báo này, chúng tôi chế tạo vật liệu Pt-Au trên chất mang carbon Vulcan XC72R (Pt-Au/C) làm chất xúc tác điện hóa cho pin nhiên liệu. Sự có mặt của Au sẽ làm giảm sự ngộ độc xúc tác của Pt trong quá trình xúc tác cho các phản ứng điện cực [5]. 2. Thí nghiệm 2.1. Hóa chất Axit chloroplatinic, H2PtCl6.6H2O, Merck (99%); Ethylene Glycol, C2H4(OH)2, China (99%); Carbon Vulcan XC72, C, CABOT (99%); Acetone, (CH3)2CO, China ; Nafion, C7HF13O5S.C2F4, Dupont; Methanol, CH3OH, Merck (99%); Axit chloroauric, HAuCl4.5H2O, Merck (99%); Nƣớc cất, H2O, Merck (99%); Acid nitric, HNO3, China (99%); Acid pechloric, HClO4, Merck (99%); Natri hydroxide, NaOH, China (99%). 2.2. Phương pháp tổng hợp 2.2.1.Xử lý bề mặt carbon Vulcan: Carbon Vulcan XC72R đƣợc xử lý thông qua quá trình oxy hóa bằng acid HNO3. Trƣớc tiên, cho 0,5g carbon vào bình cầu 500ml sau đó thêm 500ml acid HNO3 5%, hệ đƣợc khuấy bằng máy khuấy từ trong 5 phút, sau đó hệ đƣợc gia nhiệt đến 110oC trong 16 giờ. Hỗn hợp sau phản ứng ly tâm ở tốc độ quay 6000 vòng/phút trong 10 phút. Sau đó rửa bằng nƣớc cất và acetone rồi sấy khô ở 100oC trong 2 giờ trong tủ sấy [3]. 2 2.2.2. Điều chế vật liệu nanocomposite Pt-Au/C: Cho 0,05g carbon vào bình cầu 100 ml có chứa hỗn hợp 10ml H2O và 20ml EG, điều chỉnh pH của hỗn hợp ở 6,5; 11,0; 11,5 bằng dung dịch NaOH 1M, khuấy từ trong vòng 5 phút sau đó cho thêm acid H2PtCl6 1,92.10-2M và HAuCl4 2,54.10-2M, gia nhiệt và giữ nhiệt độ ổn định ở 110oC trong 3 giờ, sau đó khuấy qua đêm khoảng 15 giờ. Hỗn hợp sau phản ứng ly tâm ở tốc độ quay 6000 vòng/phút trong 10 phút. Sau đó rửa bằng nƣớc cất và acetone rồi sấy khô ở 100oC trong 2 giờ trong tủ sấy [3]. 2.3. Phương pháp phân tích 2.3.1. Phương pháp phân tích chụp ảnh TEM: Kích thƣớc và sự phân bố hạt của vật liệu nanocomposite Pt-Au/C đƣợc khảo sát bằng máy JEM-1400. 2.3.2. Phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD): Mức độ tinh thể của vật liệu nanocomposite Pt-Au/C đƣợc đánh giá thông qua giản đồ nhiễu xạ tia X-Ray trên máy nhiễu xạ tia X BRUKER XRD-D8 ADVANCE. 2.3.3. Quét thế vòng tuần hoàn  Chế tạo điện cực Cho 0,05g nanocomposite Pt-Au/C vào lọ 3ml có chứa 2ml ethanol và 50µl Nafion 117, đánh siêu âm trong 30 phút để tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Phủ đều hỗn hợp Pt-Au/C lên trên bề mặt điện cực glassy carbon (đƣờng kính điện cực 4mm) 3 lớp, mỗi lớp 2µl Pt-Au/C rồi sấy khô. Sau đó tiến hành quét thế vòng tuần hoàn (đo CV) để khảo sát hoạt tính xúc tác điện hóa của vật liệu.  Khảo sát hoạt tính điện hóa Sau khi chế tạo điện cực làm việc (WE), hệ sẽ đƣợc khảo sát trong môi trƣờng HClO4 0,5M để đo nền bằng phƣơng pháp quét thế vòng tuần hoàn (CV) sau đó hệ đƣợc khảo sát trong môi trƣờng hỗn hợp HClO4 0,5M và MeOH 1M bằng phƣơng pháp quét thế vòng tuần hoàn (CV). Phƣơng pháp quét thế vòng tuần hoàn đƣợc tiến hành trên máy đo điện hóa Autolab với hệ gồm 3 điện cực: điện cực làm việc glassy carbon có phủ nanocoposite Pt-Au/C (WE), điện cực so sánh Ag/AgCl 3,0 M (~0,21V) (RE) và điện cực đối (CE). Tiến hành đo quét thế vòng tuần hoàn các vật liệu nanocomposite Pt-Au/C trong hỗn hợp dung dịch nền HClO4 0,5M (có sục khí N2) trong khoảng thế từ -0,2V đến 0,9V với tốc độ quét 50mV/s. Quá trình đƣợc lặp lại 10 vòng. Sau đó các vật liệu nanocomposite Pt-Au/C sẽ tiếp tục tiến hành đo quét thế vòng tuần hoàn trong hỗn hợp dung dịch HClO4 0,5M và MeOH 1M trong khoảng thế từ -0,2V đến 0,9V với tốc độ quét 10mV/s, 50mV/s, 100mV/s. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Chế tạo vật liệu nanocomposite Pt-Au/C Chúng tôi đã chế tạo thành công các vật liệu nanocomposite Pt-Au trên chất mang carbon Vulcan XC72R đã đƣợc xử lý bằng dung dịch HNO3 5% trong 16 giờ ở những điều kiện sau: pH thay đổi (6,5; 11,0; 11,5), tỉ lệ Pt:Au (1:1, 2:1, 3:1), hàm lƣợng Pt-Au trên chất mang carbon (25%, 20%, 15%) và đƣợc trình bày trong bảng 1. 3 Bảng 1. Các mẫu vật liệu nanocomposite chế tạo đƣợc. STT Nanocomposite Carbon (g) EG:H2O (ml) H2PtCl6.6H2O 1,92.10-2 (µl) HAuCl4.3H2O 2,54.10-2 (µl) Pt:Au 1 Pt-Au/C-25-6,5 0,05 20:10 1665 1260 1:1 2 Pt-Au/C-25-6,5 0,05 20:10 2500 630 3:1 4 Pt-Au/C-25-11,0 0,05 20:10 1665 1260 1:1 5 Pt-Au/C-25-11,0 0,05 20:10 2220 840 2:1 6 Pt-Au/C-25-11,0 0,05 20:10 2500 630 3:1 7 Pt-Au/C-25-11,5 0,05 20:10 1665 1260 1:1 8 Pt-Au/C-25-11,5 0,05 20:10 2500 630 3:1 9 Pt-Au/C-20-11,0 0,05 20:10 1330 1005 1:1 10 Pt-Au/C-15-11,0 0,05 20:10 995 755 1:1 11 Pt/C-11,0 0,1 20:40 3400 0 0 3.2. Các tính chất lý-hóa của vật liệu 3.2.1. Kết quả XRD Giản đồ XRD của các mẫu xúc tác Pt-Au(1:1)/C-25-6,5; Pt-Au(3:1)/C-25-6,5; Pt-Au(1:1)/C25-11,0; Pt-Au(1:1)/C-25-11,0 đƣợc trình bày trên hình 1,2,3,4. Kết quả cho thấy trên giản đồ bốn đỉnh nhiễu xạ đặc trƣng cho cấu trúc lập phƣơng tâm mặt (fcc) ở giá trị khoảng 40o, 46o, 67o và 81,5o tƣơng ứng với các mặt phẳng {111}, {200}, {220}, {311} của tinh thể Pt và các mũi ở 38o, 45o, 65o, 77,5o tƣơng ứng với các mặt phẳng {111}, {200}, {220}, {311} của tinh thể Au. Các mũi hoàn toàn trùng khớp với phổ chuẩn của Pt và Au trong thƣ viện phổ của máy [3]. Tuy nhiên đối với mẫu nanocomposite, các đỉnh nhiễu xạ có sự xê dịch ít so với tinh thể Pt, tinh thể Au (xê dịch về bên trái). Hình 1. Giản đồ XRD của vật liệu nanocomposite Pt-Au(1:1)/C-25-6,5. Hình 2. Giản đồ XRD của vật liệu nanocomposite Pt-Au(3:1)/C-25-6,5. 4 Hình 4. Giản đồ XRD của vật liệu nanocomposite Pt-Au(1:1)/C-25-11,0. Hình 3. Giản đồ XRD của vật liệu nanocomposite Pt-Au(1:1)/C-25-11,0. 3.2.2. Kết quả TEM Hình 5. Ảnh TEM (thang đo 20nm) và giản đồ phân bố kích thƣớc hạt nano Pt-Au trong vật liệu nanocomposite Pt-Au(1:1)/C-25-6,5. Mật độ Kích thƣớc trung bình 3,23nm 15 10 5 0 2 3 4 More Kích thƣớc hạt (nm) Hình 6. Ảnh TEM (thang đo 100nm) và giản đồ phân bố kích thƣớc hạt nano Pt-Au trong vật liệu nanocomposite Pt-Au(3:1)/C-25-6,5. 5 Kích thƣớc trung bình 25 2,55nm Mật độ 20 15 10 5 0 2 3 4 More Kích thƣớc hạt (nm) Hình 7. Ảnh TEM (thang đo 50nm) và giản đồ phân bố kích thƣớc hạt Pt-Au trong vật liệu nanocomposite Pt-Au(1:1)/C-25-11,0. Hình 8. Ảnh TEM (thang đo 20nm) và giản đồ phân bố kích thƣớc hạt Pt-Au trong vật liệu nanocomposite Pt-Au(3:1)/C-25-11,0. Các ảnh TEM 5; 6; 7; 8 cho thấy các hạt Pt-Au phân bố đều trên bề mặt chất mang carbon. Các hạt Pt-Au phân bố kích thƣớc trong khoảng từ 2 đến 5nm với kích thƣớc trung bình trong vật liệu nanocomposite Pt-Au(1:1)/C-25-6,5 là 3,09nm, Pt-Au(3:1)/C-25-6,5 là 3,23nm, Pt-Au(1:1)/C-25-11 là 2,55nm, Pt-Au(3:1)/C-25-11 là 2,9nm. Kích thƣớc các hạt Pt-Au trong vật liệu nanocomposite Pt-Au/C giảm dần khi pH tăng dần từ pH= 6,5 lên pH= 11,0. Điều này đƣợc giải thích là khi pH tăng, có sự hình thành ion glycolate trong dung dịch. Ion glycolate đƣợc xem nhƣ là chất ổn định kích thƣớc hạt Pt-Au do sự hình thành phức chelate thông qua nhóm carbonyl. Nhƣ vậy, ngoài việc thay đổi kích thƣớc hạt, pH của dung dịch cũng ảnh hƣởng đến độ đồng đều hạt xúc tác tạo ra [6]. 3.2.3.Kết quả quét thế vòng tuần hoàn 6 Hình 9. Giản đồ CV của vật liệu nanocomposite Pt-Au/C điều chế trong môi trƣờng pH khác nhau. Mật độ dòng trên diện tích điện cực (mA/cm2). Hình 10. Giản đồ CV của vật liệu nanocomposite Pt-Au/C với hàm lƣợng Pt-Au/C là 25% và tỉ lệ Pt:Au khác nhau. Mật độ dòng trên diện tích điện cực (mA/cm2). Hình 11. Giản đồ CV của vật liệu nanocomposite PtAu/C điều chế trong tỉ lệ Pt-Au:C khác nhau. Mật độ dòng trên Pt-Au trên diện tích điện cực (mA/mgPt-Au). Vật liệu nanocomposite Pt-Au/C đƣợc khảo sát hoạt tính điện hóa ở pH = 6,5; 11,0; 11,5 với tỉ lệ Pt:Au = 1:1; 2:1; 3:1 và hàm lƣợng Pt-Au:C = 15%; 20%; 25% trong hỗn hợp dung dịch HClO4 0,5M và MeOH 1M trong khoảng thế từ -0,2V đến 0,9V với tốc độ quét 50mV/s. Đƣợc trình bày trong các hình 9, 10, 11. Kết quả cho thấy khi quét thế về phía dƣơng (đƣờng quét tới) mũi oxy hóa MeOH đạt cực đại (ipa) ở 0,7V (pH= 6,5 hoặc pH=11,0). Khi quét ngƣợc lại về phía âm, mũi oxy hóa MeOH đạt cực 7 đại (ipa) ở 0,5V. Dựa vào hình mũi oxy hóa ipa ở 0,7V thấp hơn so với mũi oxy hóa ipc ở 0,5V. Nguyên nhân là do quá trình oxy hóa MeOH là quá trình không hoàn toàn, các sản phẩm hình thành trên bề mặt điện cực chƣa bị oxy hóa thành CO2, các hợp chất trung gian này hình thành và hấp phụ lên trên bề mặt platin. Do vậy khi quét ngƣợc về phía âm có sự oxy hóa các hợp chất trung gian này làm xuất hiện mũi tại vị trí 0,5V. Kết quả trên cho thấy vật liệu nanocomposite Pt-Au/C ở pH= 11,0 với tỉ lệ Pt:Au= 1:1 và hàm lƣợng Pt-Au:C = 25% là tốt nhất trong tất cả các mẫu khảo sát ở những điều kiện khác nhau (16,16mA/cm2 và 135,33mA/mgPt-Au). 4. Kết luận Đã chế tạo thành công vật liệu nanocomposite Pt-Au/C trên chất mang Vulcan XC72R đã xử lý bằng phƣơng pháp polyol. Đã khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình chế tạo vật liệu nanocomposite nhƣ: pH= 6,5; 11,0; 11,5 với tỉ lệ Pt:Au= 1:1; 2:1; 3:1 và hàm lƣợng Pt-Au:C = 15%; 20%; 25%. Kết quả ảnh TEM cho thấy hạt nano Pt-Au phủ trên nền cacbon Vulcan có kích thƣớc từ 2 đến 5nm. Giãn đồ nhiễu xạ tia X xuất hiện đầy đủ các đỉnh nhiễu xạ của Pt và Au. Phƣơng pháp quét thế vòng tuần hoàn cho thấy khả năng xúc tác điện hóa của xúc tác Pt-Au/C có hoạt tính cao nhất ở pH= 11,0 với tỉ lệ Pt:Au là 1:1 (16,16mA/cm2 và 135,33mA/mgPt-Au). Abstract Nanocomposite Pt-Au/C were synthesized by polyol method in ethylenglycol with two precursors, chloroplatinic acid H2PtCl6.6H2O and acid chloroauric HAuCl4.5H2O. Carbon XC72R treated with 5% HNO3 solution during 16 hours was used as a carrier. Nanocomposite Pt-Au/C was synthesized at pH = 6.5; 11.0; 11.5 with ratio Pt: Au = 1:1; 2:1; 3:1 and Pt-Au concentration on carbon carrier is 15%, 20%, 25%. TEM images showed that Pt-Au nanoparticles coated on carbon Vulcan platform sizes from 2 to 5 nm. The X-ray diffraction pattern confirmed that Nanocomposite Pt-Au/C fully absorbs Pt and Au. The results of cyclic voltammetry (CV) showed that electrochemical catalytic ability of Pt-Au / C had the highest activity at pH = 11.0 with Pt-Au concentrations on carbon carrier of 25% and the ratio Pt: Au is 1:1 (16,16 mA/cm2 and 135,33mA/mgPt-Au ). Tài liệu tham khảo [1] Aicheng Chen, Peter Holt – Hindle (2009), “Platinum_Based Nanostructered Material: Synthesis, Properties, and Applications“, Chemistry Reviews, 110 (6), 3767-3804. [2] Phạm Thị Vân Anh (2012), “Tổng hợp xúc tác nano Pt/C và PtRu/C bằng phương pháp polyol-vi sóng ứng dụng trong pin nhiên liệu“, luận văn tốt nghiệp trƣờng Đại Học Khoa HọcTự Nhiên. [3] Ngô Thanh Liêm (2012) ,“Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất của vật liệu nanocomposite platin/carbon (Pt/C) bằng phương pháp polyol”, luận văn Thạc sĩ trƣờng Đại Học Khoa Học- Tự Nhiên. [4] Nguyen Viet Long, Michitaka Ohtaki, Masaya Uchida, Randy Jalem, Hirohito Hirata, Nguyen Duc Chien, Masayuki Nogami (2011), “Synthesis and characterization of polyhedral Pt nanoparticles: Their catalytic property, surface attachment, self-aggregation and assembly“, Journal of Colloid and Interface Science, 359 (2), 339-350. [5] Lei Yang, Jinhua Chen, Xinxian Zhong, Kunzai Cui, Yan Xu, Yafei Kuang (2007), “Au@Pt nanoparticles prepared by one-phase protocol and their electrocatalytic properties for methanol oxidation”, Colloids and Surfaces A: Physicochem. Eng. Aspects, 29, 21-26. 8 [6] Jung-Whan Yoo, Sung-Min Lee, Hyung-Tae Kim, and M. A. El-Sayed (2004), “Shape Control of Platinum Nanoparticles by Using Different Capping Organic Materials“, Bull, Korean, Soc, Vol.25, No.3, 395-396.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng