Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu các yếu tố tới quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viê...

Tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tới quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên trường đại học nha trang

.PDF
166
516
127

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ĐẶNG THỊ PHƢỢNG NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH THAM GIA HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ĐẶNG THỊ PHƢỢNG NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH THAM GIA HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 56CH322 356/QĐ – ĐHNT ngày Quyết định giao đề tài: 04/05/2016 Quyết định thành lập HĐ: Ngày bảo vệ: Người hướng dẫn khoa học 1: TS. PHẠM XUÂN THỦY Người hướng dẫn khoa học 2: ThS. NGUYỄN THU THỦY Chủ tịch Hội đồng: Khoa sau đại học: KHÁNH HÒA - 2017 2 LỜI CAM ĐOAN Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh với đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng tới quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Trƣờng Đại học Nha Trang” là công trình do chính bản thân tôi nghiên cứu. Tôi xin cam đoan các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận trong luận văn chƣa từng đƣợc công bố ở bất kỳ tài liệu nào. Khánh Hòa, tháng 01 năm 2017 Tác giả luận văn Đặng Thị Phƣợng ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và động viên tôi trong suốt quá trình hoàn thành khóa học cao học. Tôi cũng xin đặc biệt cảm ơn TS. Phạm Xuân Thủy, ThS. Nguyễn Thu Thủy đã quan tâm và nhiệt tình trực tiếp hƣớng dẫn cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn để giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến các em sinh viên Trƣờng Đại học Nha Trang đã tham gia tích cực vào việc góp ý và trả lời bảng câu hỏi khảo sát. Sau cùng, tôi xin cảm ơn những ngƣời thân trong gia đình đã hết lòng quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi để hoàn thành chƣơng trình thạc sỹ. Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thiện luận văn, trao đổi và tiếp thu các ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn bè, tham khảo nhiều tài liệu song cũng không thể tránh khỏi sai xót. Rất mong nhận đƣợc những thông tin đóng góp, phản hồi từ quý thầy cô và các bạn. Khánh Hòa, tháng 01 năm 2017 Tác giả luận văn Đặng Thị Phƣợng iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... ii LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iii MỤC LỤC ......................................................................................................................iv DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................. x CHƢƠNG I......................................................................................................................1 MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1.1. Sự cần thiết của đề tài ............................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................2 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.6. Đóng góp của đề tài nghiên cứu ...............................................................................4 1.7. Kết cấu của luận văn.................................................................................................5 CHƢƠNG 2 .....................................................................................................................7 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................................7 2.1. Tổng quan về hoạt động tình nguyện .......................................................................7 2.1.1. Khái niệm hoạt động tình nguyện .........................................................................7 2.1.2. Các nguyên tắc của hoạt động tình nguyện ........................................................... 8 2.1.3. Phân loại và đặc điểm của các loại hình hoạt động tình nguyện chủ yếu .............9 2.1.3.1. Phân loại hoạt động tình nguyện ........................................................................9 2.1.3.2. Đặc điểm của các loại hình hoạt động tình nguyện chủ yếu ............................ 10 2.1.4. Tổng quan về các loại hình hoạt động tình nguyện chủ yếu ............................... 11 2.1.4.1. Hoạt động tình nguyện đƣợc tổ chức bởi các tổ chức có hoạt động tình nguyện thuộc Chính phủ.............................................................................................................11 2.1.4.2. Các hoạt động tình nguyện thuộc các tổ chức phi chính phủ trong nƣớc (VNGOs) .......................................................................................................................12 2.1.4.3. Hoạt động tình nguyện thuộc các tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGOs) ...13 2.1.4.4. Hoạt động tình nguyện không chính thức ........................................................ 14 2.2. Quyết định tham gia hoạt động tình nguyện .......................................................... 14 2.3. Lý thuyết về hành vi ngƣời tiêu dùng.....................................................................17 iv 2.3.1. Khái niệm ngƣời tiêu dùng và hành vi ngƣời tiêu dùng ......................................17 2.3.2. Các mô hình và lý thuyết nghiên cứu hành vi mua của ngƣời tiêu dùng ............18 2.3.2.1. Mô hình các giá trị cảm nhận của Sheth, Newman và Gross ........................... 18 2.3.2.2. Lý thuyết về hiệu quả truyền thông, thƣơng hiệu ............................................20 2.3.2.3. Lý thuyết về các yếu tố tâm lý, cá nhân của Philip Kotler ............................... 22 2.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................................24 2.5. Trƣờng Đại học Nha Trang và hoạt động tình nguyện ..........................................25 2.5.1. Giới thiệu về Trƣờng Đại học Nha Trang ........................................................... 25 2.5.2. Hoạt động tình nguyện của Trƣờng Đại học Nha Trang .....................................28 2.6. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết đề xuất ............................................................. 30 2.6.1. Các giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................30 2.6.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................35 CHƢƠNG 3 ...................................................................................................................36 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................36 3.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................ 36 3.2. Tiến độ và quy trình nghiên cứu.............................................................................37 3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ .................................................................................................38 3.2.2. Nghiên cứu định lƣợng chính thức ......................................................................52 3.2.3. Mẫu nghiên cứu và phƣơng pháp thu thập số liệu ..............................................52 3.2.4. Phƣơng pháp xử lý, phân t ch số liệu: .................................................................53 CHƢƠNG 4 ...................................................................................................................55 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................................. 55 4.1. Thông tin mẫu nghiên cứu ......................................................................................55 4.2. Đánh giá thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân t ch EFA .....................57 4.2.1. Phân t ch các thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ............................. 57 4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .....................................................................62 4.3. Kiểm định mô hình bằng phân t ch tƣơng quan và phân t ch hồi quy tuyến tính .......65 4.3.1. Phân t ch tƣơng quan ........................................................................................... 65 4.3.2. Phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định giả thuyết .........................................67 4.4. Kiểm định sự khác biệt về một số yếu tố giới tính, khóa học, ngành học, bán trú mức chi tiêu tác động đến quyết định tham gia tình nguyện của sinh viên...................74 4. 5. Phân tích thống kê mô tả các biến quan sát ........................................................... 78 v CHƢƠNG 5 ...................................................................................................................82 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU ....................................................................82 5.1. Kết luận...................................................................................................................82 5.2. Các hàm ý nghiên cứu nhằm thu hút sinh viên tham gia các hoạt động tình nguyện tại Trƣờng Đại học Nha Trang ......................................................................................84 5.3. Các nhóm giải pháp đề xuất nhằm thu hút sinh viên tham gia tình nguyện...........87 5.3.1. Các giải pháp và đề xuất về nội dung, hình thức tổ chức và thực hiện chức năng của các hoạt động tình nguyện ......................................................................................87 5.3.2. Nhóm giải pháp và đề xuất nhằm nâng cao chất lƣợng của các hoạt động, chƣơng trình tình nguyện............................................................................................... 89 5.3.3. Nhóm giải pháp và đề xuất nhằm nâng cao tính phù hợp của các hoạt động, chƣơng trình tình nguyện............................................................................................... 90 5.3.4. Nhóm giải pháp và đề xuất nhằm nâng cao giá trị cảm xúc của hoạt động tình nguyện ........................................................................................................................... 91 5.4. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo .................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 93 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Đặc điểm của các loại hình hoạt động tình nguyện chủ yếu ........................ 10 Bảng 2.2: So sánh quy trình ra quyết định mua của ngƣời tiêu dùng với quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của tình nguyện viên ..................................................15 Bảng 2.3: Số lƣợng sinh viên đang theo học tại trƣờng ................................................27 Bảng 3.1: Tiến độ nghiên cứu .......................................................................................37 Bảng 3.2: Khái niệm và diễn giải các biến sát trong thang đo nháp ............................. 39 Bảng 3.3: Thang đo sơ bộ đã hiệu chỉnh so với thang đo đề xuất ban đầu ...................46 Bảng 4.1: Thống kê sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện trong mẫu nghiên cứu 55 Bảng 4.2: Phân bổ sinh viên theo giới tính trong mẫu nghiên cứu ............................... 55 Bảng 4.3: Phân bổ sinh viên theo nơi ở trong mẫu nghiên cứu ....................................56 Bảng 4.4: Phân bổ sinh viên theo khóa học trong mẫu nghiên cứu .............................. 56 Bảng 4.5: Phân bổ sinh viên theo ngành học trong mẫu nghiên cứu ............................ 56 Bảng 4.6: Phân bổ sinh viên theo mức chi tiêu trong mẫu nghiên cứu ......................... 57 Bảng 4.7: Phân t ch độ tin cậy cho thang đo yếu tố giá trị chức năng .......................... 58 Bảng 4.8: Phân t ch độ tin cậy cho thang đo yếu tố giá trị xã hội .................................58 Bảng 4.9: Phân t ch độ tin cậy cho thang đo yếu tố giá trị cảm xúc ............................. 59 Bảng 4.10: Phân t ch độ tin cậy cho thang đo yếu tố giá trị tri thức ............................. 59 Bảng 4.11: Phân t ch độ tin cậy cho thang đo yếu tố giá trị điều kiện .......................... 60 Bảng 4.12: Phân t ch độ tin cậy thang đo yếu tố giá trị thƣơng hiệu-truyền thông ......61 Bảng 4.13: Phân tích độ tin cậy cho thang đo yếu tố quyết định tham gia hoạt động tình nguyện ....................................................................................................................61 Bảng 4.14: Phân tích nhân tố khám phá cho các thang đo độc lập ............................... 62 Bảng 4.15: Phân tích nhân tố khám phá cho thang đo Quyết định tham gia hoạt động tình nguyện ....................................................................................................................64 Bảng 4.16: Ma trận hệ số tƣơng quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc .................66 Bảng 4.17: Phân t ch độ phù hợp của mô hình .............................................................. 70 Bảng 4.18: Phân t ch phƣơng sai ANOVA trong phân t ch hồi quy ............................. 70 Bảng 4.19: Kết quả phân tích hồi quy mô hình tuyến tính ............................................71 Bảng 4.20: ANOVA theo sự tham gia tình nguyện của sinh viên ................................ 75 Bảng 4.21: ANOVA theo giới tính của sinh viên ......................................................... 76 Bảng 4.22: ANOVA theo ngành học của sinh viên ......................................................77 vii Bảng 4.23: ANOVA theo mức chi tiêu của sinh viên ...................................................77 Bảng 4.24: Thống kê mô tả về cảm nhận của sinh viên đối với các yếu tố ..................78 Bảng 5.1: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết của nghiên cứu ........................ 82 viii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Năm giá trị tiêu dùng tác động đến hành vi mua của ngƣời tiêu dùng .........18 Hình 2.2: Tổ chức buổi hiến máu tình nguyện vào ngày 6/3/2016 ............................... 29 Hình 2.3: Sinh viên tham gia dọn dẹp bãi biển 2016 ....................................................29 Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất ..........................................................................35 Hình 4.1: Biểu đồ phân tán Scatter3 ..............................................................................68 Hình 4.2: Biểu đồ phân phối chuẩn ...............................................................................69 ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Đề tài “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng tới quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Trƣờng Đại học Nha Trang”, đƣợc thực hiện với mục tiêu nhằm xác định các nhân tố chính ảnh hƣởng tới quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Trƣờng Đại học Nha Trang. Trên cơ sở đó, đề xuất một số hàm ý, giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng và thu hút ngày càng hiệu quả sự tham gia của thanh niên, sinh viên trong các hoạt động tình nguyện trong nhà trƣờng. Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu định t nh (tham khảo các nghiên cứu trƣớc, thảo luận nhóm, lấy ý kiến chuyên gia…) và định lƣợng (phân t ch tƣơng quan, hồi quy,…). Nghiên cứu đƣợc thực hiện thông qua 2 bƣớc: Nghiên cứu sơ bộ: đƣợc thực hiện thông qua phƣơng pháp định t nh. Nghiên cứu các nghiên cứu trƣớc, thảo luận nhóm để điều chỉnh, bổ sung mô hình thang đo Quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Trƣờng Đại học Nha Trang, xây dựng bản câu hỏi sơ bộ; Nghiên cứu ch nh thức: sử dụng phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện thông qua bản câu hỏi khảo sát nhằm kiểm định mô hình thang đo và xác định yếu tố quan trọng tác động đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Trƣờng Đại học Nha Trang. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 6 thành phần đã đề xuất trong mô hình nghiên cứu, có 4 yếu tố ch nh tác động đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên và sắp xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần: (1) Giá trị tri thức (hệ số hồi quy là 0,585); (2) Giá trị cảm xúc (hệ số hồi quy là 0,530); (3) Giá trị chức năng (hệ số hồi quy là 0,271) và (4) Giá trị điều kiện (hệ số hồi quy là 0,173). Nghiên cứu chƣa tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa giữa các nhân tố “ Giá trị xã hội” và nhân tố “thƣơng hiệutruyền thông” tác động đến quyết định tham gia công tác tình nguyện của sinh viên Trƣờng Đại học Nha Trang. Về so sánh quyết định tham gia hoạt động tình nguyện giữa các nhóm sinh viên theo các đặc điểm cá nhân, dựa trên kết quả phân t ch phƣơng sai một yếu tố (OneWay ANOVA) không có sự khác nhau. Về mức độ quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên, nhìn chung sinh viên khá tích cực trong việc tham gia các hoạt động tình nguyện, điều này thể x hiện qua chỉ số thống kê về quyết định của sinh viên, hầu hết các biến đều có giá trị trung bình ở mức 3,4 đến 4,9 (mức đồng ý và hoàn toàn đồng ý). Từ khóa: Quyết định tham gia, hoạt động tình nguyện, sinh viên. xi CHƢƠNG I MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết của đề tài Tình nguyện là phẩm chất, giá trị tốt đẹp của con ngƣời đƣợc thể hiện và chia sẻ trên cả thế giới. Phong trào tình nguyện đã và đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia. Tình nguyện ở Việt Nam đã trở thành một phẩm chất đặc trƣng, nổi bật của tuổi trẻ nói chung, của thanh niên nói riêng. Trong những thời điểm lịch sử đặc biệt, vai trò xung k ch, tình nguyện của thanh niên luôn thể hiện rõ nét. Nếu hiểu tình nguyện là những suy nghĩ, những việc làm quên mình vì ngƣời khác, mà cao hơn cả là vì cộng đồng, vì dân tộc thì ở Việt Nam từ thuở bình minh của đất nƣớc đã có những con ngƣời, những nhóm ngƣời hoạt động tình nguyện. Những năm gần đây, hoạt động tình nguyện của cả nƣớc nói chung, khu vực tỉnh Khánh Hòa nói riêng đã và đang phát triển theo quy mô lớn với sự tham gia của rất nhiều loại hình tổ chức khác nhau, thì bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc hoạt động tình nguyện vẫn còn một số hạn chế nhất định. Trƣờng Đại học Nha Trang với lƣu lƣợng gần 15.000 sinh viên trẻ, năng động, có xu hƣớng hƣớng ngoại và th ch tham gia những hoạt động ngoại khóa, đặc biệt là những hoạt động tình nguyện. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên vẫn chƣa cảm nhận hết đƣợc ý nghĩa của hoạt động tình nguyện, cũng nhƣ chƣa cảm thấy hài lòng sau khi tham gia. Do đó, việc nâng cao chất lƣợng hoạt động tình nguyện phải mạnh hơn nữa, sự tham gia của tất cả sinh viên ch nh là một trong những mục tiêu mà Đại học Nha Trang đang hƣớng tới. Theo đó, để góp phần phát triển và nâng cao chất lƣợng của các hoạt động thanh niên tình nguyện trong nhà trƣờng trƣớc hết cần phải xác định các nhân tố ảnh hƣởng tới quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên, qua đó, đánh giá đƣợc và phát huy những mặt mạnh, hạn chế những mặt còn yếu kém của hoạt động thanh niên tình nguyện. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc chọn đề tài đề tài: “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng tới quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Trƣờng Đại học Nha Trang” để nghiên cứu là cần thiết và hữu ch nhằm xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên qua đó đề xuất một số hàm ý chính sách giúp Ban Lãnh Đạo nhà trƣờng, Đoàn trƣờng 1 và Trung tâm Tƣ vấn hỗ trợ sinh viên nâng cao chất lƣợng và khuyến kh ch sinh viên tham gia các hoạt động tình nguyện trong nhà trƣờng. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố chính ảnh hƣởng tới quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Trƣờng Đại học Nha Trang. Trên cơ sở đó, đề xuất một số hàm ý giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng và thu hút ngày càng hiệu quả sự tham gia của thanh niên, sinh viên trong các hoạt động tình nguyện trong nhà trƣờng. Mục tiêu cụ thể: (1) Xác định các nhân tố chính ảnh hƣởng đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Trƣờng Đại học Nha Trang. (2) Xem xét tác động của các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện. (3) Xem xét sự khác biệt trong quyết định tham gia hoạt động tình nguyện theo các đặc điểm cá nhân. (4) Đề xuất một số hàm ý giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tình nguyện trong nhà trƣờng. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (1) Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Trƣờng Đại học Nha Trang? (2) Các nhân tố đó tác động nhƣ thế nào đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên trong nhà trƣờng? (3) Có sự khác biệt trong quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên theo các đặc điểm cá nhân hay không? (4) Những hàm ý giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả công tác tình nguyện tại Trƣờng Đại học Nha Trang? 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu 2 Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là quyết định tham gia công tác tình nguyện và các nhân tố ảnh hƣởng đến nó, với đơn vị nghiên cứu (đối tƣợng khảo sát) là sinh viên đang theo học tại các ngành học tại Trƣờng Đại học Nha Trang. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng tới quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Trƣờng Đại học Nha Trang. - Về thời gian: Thời gian tiến hành khảo sát lấy ý kiến sinh viên từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2016. - Nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Trƣờng Đại học Nha Trang. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu nhƣ trên, đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu định tính (tham khảo các nghiên cứu trƣớc, thảo luận nhóm, lấy ý kiến chuyên gia …) và định lƣợng (phân t ch tƣơng quan, hồi quy, ANOVA,…). Nghiên cứu đƣợc thực hiện thông qua 2 bƣớc: - Nghiên cứu sơ bộ: Nghiên cứu sơ bộ đƣợc thực hiện thông qua phƣơng pháp định tính. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về hành vi và hành vi ra quyết định; Nghiên cứu các nghiên cứu trƣớc có liên quan đến đề tài, Thảo luận nhóm để điều chỉnh, bổ sung mô hình thang đo về quyết định tham gia hoạt động tình nguyện, xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ. Cuối cùng của giai đoạn này là việc đi điều tra th điểm 80 phiếu khảo sát sơ bộ đƣợc hình thành sau khi thảo luận nhóm và lấy ý kiến chuyên gia nhằm kiểm tra những thông tin, những tiêu ch đánh giá đã rõ ràng, dễ hiểu đối với ngƣời đƣợc khảo sát chƣa. Phân t ch đánh giá sơ bộ thang đo trƣớc khi tiến hành nghiên cứu ch nh thức. Thang đo đƣợc đánh giá sơ bộ thông qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha nhằm loại bỏ các biến có độ tin cậy thấp và phân t ch nhân tố khám phá EFA để gom và thu nhỏ dữ liệu. Từ đó hiệu chỉnh lại bản câu hỏi thăm dò và hình thành nên bản câu hỏi ch nh thức. - Nghiên cứu chính thức: Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lƣợng với 3 kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn trực tiếp qua bộ câu hỏi bằng phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện có cơ cấu. Toàn bộ dữ liệu hồi đáp sẽ đƣợc xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS. Khởi đầu, dữ liệu sẽ đƣợc mã hóa và làm sạch, loại bỏ những bảng câu hỏi không đạt yêu cầu, sau đó qua các bƣớc phân tích chính sau: (1) Đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo Cronbach’s Alpha nhằm đánh giá sơ bộ thang đo để xác định mức độ tƣơng quan giữa các mục hỏi, làm cơ sở loại bỏ những biến quan sát, những thang đo không đạt yêu cầu. (2) Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) nhằm kiểm định t nh đúng đắn của các biến quan sát đƣợc dùng để đo lƣờng các thành phần trong thang đo. Kết quả phân t ch EFA cho giá trị phân biệt để xác định t nh phân biệt của các khái niệm nghiên cứu. (3) Kiểm định mô hình lý thuyết thông qua phân t ch tƣơng quan và hồi quy bội nhằm kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu, kiểm định các giả thuyết để xác định đƣợc rõ ràng mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố tác động đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên. 1.6. Đóng góp của đề tài nghiên cứu Về mặt lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hành vi và hành vi ra quyết định của sinh viên cũng nhƣ góp phần hoàn thiện khung phân tích nghiên cứu những yếu tố ảnh hƣởng tới quyết định tham gia hoạt động tình nguyện. Về mặt thực tiễn: Luận văn có những đóng góp sau đây: - Chỉ ra những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên. - Cung cấp các luận cứ khoa học nhằm giúp Ban Lãnh đạo Trƣờng Đại học Nha Trang nhận diện những mặt còn hạn chế, tồn tại, qua đó có thể đƣa ra các giải pháp phù hợp đối với công tác tình nguyện. Điều này sẽ góp một phần tạo cơ sở cho việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thu nạp thêm đoàn viên tình nguyện. 4 - Kết quả của nghiên cứu giúp cho Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các phòng ban liên quan đến sinh viên nắm bắt đƣợc vai trò của các yếu tố trên. Đây là cơ sở để xây dựng các hoạt động tình nguyện phù hợp cho sinh viên, thúc đẩy sinh viên tham gia t ch cực vào các hoạt động tình nguyện. Từ đó, đƣa ra giải pháp để sinh viên hiểu đƣợc tầm quan trọng của hoạt động thanh niên tình nguyện. Đồng thời, nâng cao ý thức của sinh viên trong các hoạt động đoàn thể, đẩy mạnh hơn các phong trào tình nguyện trong trƣờng để vừa giúp ch cho ý thức học tập của sinh viên, cùng cộng đồng xã hội. - Kết quả nghiên cứu này giúp cho bản thân tôi hiểu sâu sắc hơn các cơ sở lý luận liên quan quyết định của sinh viên. Hiểu rõ ràng hơn về vai trò các yếu tố nhƣ văn hoá, xã hội, cá nhân và yếu tố tâm lý trong quyết định tham gia hoạt động tập thể của lứa tuổi thanh niên. Mặt khác cũng góp phần giúp tác giả có thêm kiến thức về các em sinh viên nhằm phục vụ cho công việc hằng ngày của mình. - Làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này của sinh viên ngành quản trị kinh doanh. 1.7. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần nhƣ mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo,... Luận văn đƣợc kết cấu thành 5 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Mở đầu Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Nội dung của chƣơng này đƣa ra cơ sở lý thuyết về hành vi ra quyết định, các mô hình ra quyết định và công tác tình nguyện. Trên cơ sở lý thuyết và các công trình nghiên cứu, tác giả sẽ đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên. Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng này tập trung vào các phƣơng pháp nghiên cứu, các thủ tục kiểm định và ƣớc lƣợng sẽ đƣợc sử dụng trong đề tài. Xây đựng thang đo và hoàn thiện bản câu hỏi khảo sát sinh viên về quyết định tham gia hoạt động tình nguyện làm nền tảng cho chƣơng 4. Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. 5 Nội dung chính của chƣơng là tiến hành phân tích và đƣa ra những kết quả cụ thể liên quan đến các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện, phân tích và kiểm định mô hình nghiên cứu. Chƣơng 5: Kết luận và các hàm ý nghiên cứu. Dựa trên những kết quả đã đạt đƣợc ở chƣơng 4, chƣơng này sẽ đƣa ra một số giải pháp giúp các nhà quản trị, Ban Lãnh Đạo Nhà trƣờng hoàn thiện và xây dựng ch nh sách đối với công tác tình nguyện. Những hạn chế của đề tài cũng đƣợc đề cập trong chƣơng này. 6 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về hoạt động tình nguyện 2.1.1. Khái niệm hoạt động tình nguyện Tùy theo từng thời kỳ phát triển của lịch sử và quan điểm của các nhà nghiên cứu xã hội, thuật ngữ “hoạt động tình nguyện” đƣợc diễn giải bằng những khái niệm khác nhau. Theo Volunteer SA Inc. (1999), hoạt động tình nguyện là loại hoạt động mà t nh tự nguyện của ngƣời tham gia, hay nói cách khác là mức độ ra quyết định của tình nguyện viên đối với công việc mà họ sẽ tham gia là hoàn toàn tự do và không mang t nh ép buộc nào. Hoạt động tình nguyện mang lại những lợi ch, tác động t ch cực đối với cộng đồng và đƣợc tiến hành không vì bất kỳ động cơ hay lợi ch cá nhân nào. Trong khi đó, theo định nghĩa của tổ chức UNESCO (2005), hoạt động tình nguyện là hoạt động có tổ chức của một ngƣời hoặc một nhóm ngƣời sử dụng thời gian, sức lực, kỹ năng, hiểu biết của mình để đóng góp t ch cực cho cộng đồng. Cộng đồng ở đây có thể đƣợc hiểu là không gian bao gồm hàng xóm láng giềng hoặc rộng hơn là một thành phố, một đất nƣớc hay thậm ch là cả cộng đồng thế giới. Theo đó, hoạt động tình nguyện đƣợc hiểu là những hoạt động không vì lợi nhuận nhằm mục đ ch phổ biến các giá trị tốt đẹp và cải thiện chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời, đặc biệt là những ngƣời có hoàn cảnh khó khăn mà không dẫn tới bất kỳ lợi ch tài ch nh cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Ở Việt Nam, trong tờ trình chọn năm 2014 là “Năm tình nguyện” của BCH Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Ch Minh, hoạt động thanh niên tình nguyện đƣợc nêu rõ là những hoạt động giúp thanh niên cống hiến sức trẻ, tr tuệ và nhiệt huyết của mình vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị, giữ gìn trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trƣờng….Đây là những hoạt động có tổ chức, phi lợi nhuận đƣợc xã hội ghi nhận, ủng hộ và đánh giá cao. Đồng thời, các hoạt động thanh niên tình nguyện còn là môi trƣờng tốt để thanh niên Việt Nam rèn luyện, cống hiến, hội nhập và trƣởng thành. Bên cạnh đó, BCH Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Ch Minh (2013) còn định nghĩa hoạt động tình nguyện là 7 bất kỳ hoạt động nào có đồng thời 3 đặc trƣng cơ bản sau: Một là, tôn trọng tuyệt đối t nh tự nguyện của ngƣời tham gia; hai là, mang lại kết quả t ch cực đối với cộng đồng; ba là, không vì mục đ ch kinh tế của cá nhân. Trong nghiên cứu này, hoạt động tình nguyện đƣợc thống nhất định nghĩa là một hoặc những hoạt động có tổ chức của một hoặc một nhóm cá nhân tự nguyện thực hiện, mang lại những tác động t ch cực cho cộng đồng, xã hội, không vì bất kỳ động cơ hay lợi ch cá nhân nào cũng nhƣ không tạo ra lợi nhuận cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Trong đó, hoạt động có tổ chức là những hoạt động thƣờng xuyên của những nhóm cá nhân tập hợp lại dƣới một danh nghĩa nhất định, nhằm thực hiện một mục đ ch chung trong một cấu trúc và hệ thống, có điều lệ hoặc quy tắc hoạt động cụ thể. 2.1.2. Các nguyên tắc của hoạt động tình nguyện Năm 1996, tổ chức Tình Nguyện Australia nêu ra 11 nguyên tắc cơ bản của hoạt động tình nguyện. Những nguyên tắc này đƣợc công nhận rộng rãi, tƣơng đối phù hợp với hoàn cảnh thực tế của Việt Nam hiện nay và có thể đƣợc dùng để phân biệt hoạt động tình nguyện với các hoạt động khác tƣơng tự khác nhƣ hoạt động công ch, hoạt động từ thiện. Thứ nhất, hoạt động tình nguyện mang lại lợi ch cho cộng đồng và bản thân ngƣời tình nguyện, tuy nhiên không phải lợi ch tài ch nh; Thứ hai, hoạt động tình nguyện là hoạt động không đƣợc trả công, kể cả các hình thức trợ cấp, thƣởng; Thứ ba, hoạt động tình nguyện luôn mang t nh lựa chọn, nghĩa là tình nguyện viên có đầy đủ quyền tự do đƣa ra quyết định tham gia, không bị bất kỳ một ràng buộc về nghĩa vụ nào. Nguyên tắc này phân biệt hoạt động tình nguyện với các hoạt động lao động công ch bắt buộc trong xã hội; Thứ tƣ, hoạt động tình nguyện không phải là một điều kiện tiên quyết để ngƣời tham gia đƣợc hƣởng một chế độ phúc lợi nào đó. Nguyên tắc này đƣợc đƣa ra để phân biệt hoạt động tình nguyện với một số hoạt động công ch xã hội khác; Thứ năm, hoạt động tình nguyện hƣớng tới việc giải quyết các vấn đề xã hội, môi trƣờng hoặc nhân đạo. Do đó, hoạt động tình nguyện có thể diễn ra ở nhiều lĩnh vực 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất