Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của khá...

Tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của khách hàng cá thể vay kinh doanh trên địa bàn tỉnh trà vinh (tt)

.PDF
16
147
58

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii MỤC LỤC ............................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ viii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................ 1 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .........................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................................. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể............................................................................................................. 2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................................2 1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ................................2 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 3 1.4.2 Đối tượng khảo sát........................................................................................................ 3 1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................................3 1.5.1 Phạm vi nội dung .......................................................................................................... 3 1.5.2 Phạm vi về không gian ................................................................................................. 3 1.5.3 Phạm vi về thời gian ..................................................................................................... 3 1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................3 1.7 CẤU TRÚC LUẬN VĂN ..............................................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................ 6 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA CÁC KHÁCH HÀNG CÁ THỂ ................................................................................................................................6 2.1.1 Các khái niệm về tiếp cận tín dụng .......................................................................... 6 2.1.1.1 Khái quát về tín dụng ................................................................................................6 2.1.1.2 Tín dụng ngân hàng ...................................................................................................7 2.1.1.3 Khái niệm về khách hàng cá thể ...............................................................................9 2.1.1.4 Khái niệm về cá thể kinh doanh ............................................................................. 10 2.1.1.5 Khái niệm về tiếp cận tín dụng ............................................................................... 11 2.1.2 Sử dụng vốn tín dụng của các cá thể kinh doanh ......................................................14 2.2 CÁC LÝ THUYẾT NỀN NGHIÊN CỨU ................................................................ 15 iii 2.2.1 Lý thuyết cung cầu tín dụng .......................................................................................15 2.2.1.1 Mô hình cầu vốn ..................................................................................................... 15 2.2.1.2 Mô hình cung vốn ................................................................................................... 16 2.2.2 Mô hình tiếp cận tín dụng cơ bản...............................................................................18 2.2.2.1 Mô hình cơ sở ......................................................................................................... 18 2.2.2.2 Mô hình tổng quát .................................................................................................. 18 2.3 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU....................................................................... 20 2.3.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước ..............................................................................20 2.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước...............................................................................24 2.4 CÁC GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ......................... 26 2.4.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu ...................................................................................26 2.4.2 Xây dựng các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu ....................................................27 2.4.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả ....................................................................30 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................32 3.1 QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 32 3.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 34 3.2.1 Thiết kế bảng hỏi .......................................................................................................34 3.2.2 Quá trình khảo sát .......................................................................................................34 3.2.3 Phương pháp xác định cỡ mẫu và chọn mẫu .............................................................34 3.2.4 Đối tượng phỏng vấn ..................................................................................................35 3.3 XÂY DỰNG THANG ĐO DỰ THẢO ..................................................................... 35 3.3.1 Nhóm nhân tố thuộc về đặc điểm cá thể kinh doanh (người đi vay) ........................36 3.3.1.1 Nhân tố Tài sản đảm bảo ....................................................................................... 37 3.3.1.2 Nhân tố Địa vị xã hội ............................................................................................. 38 3.3.2 Nhóm nhân tố thuộc về các Ngân hàng Thương mại (Người cho vay) ....................39 3.3.2.1 Nhân tố Lãi suất cho vay ........................................................................................ 40 3.3.2.2 Nhân tố Thủ tục và hạn chế số tiền cho vay .......................................................... 41 3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 42 3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu .....................................................................................42 3.4.1.1 Số liệu thứ cấp ........................................................................................................ 42 3.4.1.2 Số liệu sơ cấp .......................................................................................................... 42 3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu ..........................................................................................42 iv 3.4.2.1 Thống kê mô tả ....................................................................................................... 42 3.4.2.2 Đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ............................................................. 43 3.4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA .......................................................................... 43 3.4.2.4 Phân tích hồi quy nhị phân Binary Logistic .......................................................... 44 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................47 4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU............................................................ 47 4.1.1 Giới tính và trình độ của cá thể kinh doanh ...............................................................47 4.1.2 Tuổi và tình trạng tiếp cận tín dụng của khách hàng cá thể ......................................49 4.1.3 Thống kê mô tả về tình trạng hôn nhân .....................................................................50 4.2 ĐO LƯỜNG TÍNH NHẤT QUÁN NỘI TẠI CỦA CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH .................................................................................................................................. 50 4.2.1 Đo lường tính nhất quán nội tại của biến tài sản đảm bảo ........................................51 4.2.2 Đo lường tính nhất quán nội tại của biến lãi suất ......................................................52 4.2.3 Đo lường tính nhất quán nội tại của biến thủ tục và hạn chế số tiền cho vay...........53 4.2.4 Đo lường tính nhất quán nội tại của biến địa vị xã hội..............................................54 4.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH ................................... 56 4.3.1 Nhân tố lãi suất ...........................................................................................................59 4.3.2 Nhân tố tài sản đảm bảo .............................................................................................60 4.3.3 Nhân tố thủ tục và hạn chế số tiền cho vay ...............................................................60 4.3.4 Nhân tố địa vị xã hội ..................................................................................................61 4.4 PHÂN TÍCH HỒI QUY NHỊ PHÂN BINARY LOGISTIC ................................. 62 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ..........................................67 5.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 67 5.2 HÀM Ý QUẢN TRỊ.................................................................................................... 68 5.2.1 Nâng cao trình độ của khách hàng cá thể về hoạt động vay và cho vay ...................68 5.2.2 Giải pháp về lãi suất cho vay .....................................................................................69 5.2.3 Ưu tiên cho những cá thể kinh doanh trẻ ...................................................................70 5.2.4 Hoàn thiện quy trình thủ tục vay ................................................................................70 5.3 CÁC HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............................... 71 5.3.1 Hạn chế của đề tài.......................................................................................................71 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................72 v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHTM Ngân hàng thương mại TMCP Thương mại cổ phần NH Ngân hàng KMO Kaiser-Meyer-Olkin (hệ số KMO) KD Kinh doanh EFA Exploratory Factor Analysis(Nhân tố khám phá) vi DANH MỤC BẢNG Ký hiệu Nội dung bảng Trang Bảng dấu kỳ vọng các biến độc lập ảnh hưởng tới khả năng Bảng 2.1 tiếp cận vốn tín dụng của khách hàng cá thể vay kinh doanh 29 Bảng 3.1 Thang đo Tài sản đảm bảo 38 Bảng 3.2 Thang đo địa vị xã hội 39 Bảng 3.3 Thang đo Lãi suất cho vay 40 Bảng 3.4 Thang đo Thủ tục và hạn chế chế số tiền cho vay 41 Bảng 4.1 Thống kê mô tả về giới tính và trình độ của khách hàng cá thể 47 Bảng 4.2 Thống kê mô tả về tuổi của khách hàng cá thể vay kinh doanh 49 Bảng 4.3 Bảng 4.4 Thống kê mô tả về tình trạng tiếp cận tín dụng của cá thể kinh doanh Thống kê mô tả về tình trạng hôn nhân của cá thể vay kinh doanh 50 50 Bảng 4.5 Kiểm định Cronbach’s Alpha của biến TÀI SẢN ĐẢM BẢO 52 Bảng 4.6 Kiểm định Cronbach’s Alpha của biến LÃI SUẤT 53 Bảng 4.7 Bảng 4.8 Bảng 4.9 Kiểm định Cronbach’s Alpha của biến THỦ TỤC VÀ HẠN CHẾ SỐ TIỀN CHO VAY Kiểm định Cronbach’s Alpha của biến ĐỊA VỊ XÃ HỘI Kết luận sau khi kiểm định Cronbach's Alpha đã loại 4 biến quan sát 54 55 56 Bảng 4.10 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's 57 Bảng 4.11 Hệ số tải các nhân tố 57 Bảng 4.12 Ma trận tính điểm các nhân tố lãi suất 59 Bảng 4.13 Ma trận tính điểm các nhân tố TÀI SẢN ĐẢM BẢO 60 Bảng 4.14 Ma trận tính điểm các nhân tố THỦ TỤC VÀ HẠN CHẾ SỐ TIỀN CHO VAY 61 Bảng 4.15 Ma trận tính điểm các nhân tố địa vị xã hội 62 Bảng 4.16 Kết quả phân tích hồi quy nhị phân Binary Logistic 62 vii DANH MỤC HÌNH Ký hiệu hình Hình 2.1 Hình 2.2 Nội dung Quá trình tiếp cận tín dụng của cá thể kinh doanh Nội dung nghiên cứu tín dụng ngân hàng đối với cá Trang 11 12 thể kinh doanh Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất 30 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 33 viii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Với nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, mọi thành phần kinh tế đều được Đảng và Nhà nước khuyến khích phát triển. Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh cá thể tại Việt Nam có rất nhiều thuận lợi đã tạo điều kiện cho cá thể kinh doanh phát triển mạnh mẽ. Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, tính đến hết năm 2016, cả nước có tổng cộng 4.909,8 triệu hộ kinh doanh cá thể với số lượng lao động gần 8,3 triệu người. Trong đó, tỉnh Trà Vinh có 66.822 cơ sở kinh tế cá thể với 108.164 lao động. Với số lượng đông đảo, loại hình sản xuất kinh doanh phong phú, có mặt khắp các địa phương trong cả nước, các cá thể kinh doanh đã và đang khẳng định vai trò cũng như những đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của đất nước. Theo Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, khó khăn thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là các cá thể kinh doanh tập trung vào các vấn đề tài chính, khả năng tiếp cận vốn tín dụng, tiếp cận thị trường và nguồn thông tin, tiếp cận với cơ quan Nhà nước, công nghệ bao gồm công nghệ quản lý, kinh doanh và công nghệ thông tin. Chính vì điều này, các cá thể kinh doanh không được cập nhật những tiến bộ mới trong kinh doanh, mà vẫn làm theo khuynh hướng kinh tế cá thể, phát triển tự nhiên, không có khuynh hướng mở rộng quy mô, để hưởng những điều kiện thuận lợi và có cơ hội hơn. Vấn đề thiếu vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất kinh doanh là hiện tượng phổ biến đối với hầu hết các cá thể kinh doanh hiện nay và được coi là một trong những rào cản lớn nhất để phát triển kinh doanh của cá thể. Riêng tỉnh Trà Vinh, vấn đề nan giải của hầu hết các cơ sở kinh doanh cá thể là nguồn vốn bởi vì muốn đầu tư nguyên vật liệu, công nghệ thì vốn chiếm vị trí quan trọng nhất. Hiện nay, sự hỗ trợ của tỉnh Trà Vinh đối với các cá thể kinh doanh nhỏ lẻ khá ít vì không có đủ vốn cung trong khi cầu vốn ngày càng tăng. Do đó, vay vốn ngân hàng là một trong những giải pháp nhanh nhất và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, những yêu cầu về cho vay của các ngân hàng thương mại ngày càng khó khăn hơn, gây trở ngại cho người đi vay như tài sản thế chấp, lãi suất cho vay, trình độ,…Theo thống kê của các Phòng Quản trị tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh, tính đến thời 1 điểm 2018 có khoảng 19.870 khách hàng cá thể tiếp cận được nguồn vốn vay kinh doanh của ngân hàng, chiếm khoảng 30% số cơ sở kinh doanh cá thể. Xuất phát từ thực tế trên với mong muốn tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng của khách hàng cá thể có nhu cầu vay kinh doanh và từ đó đưa ra giải pháp giúp khách hàng cá thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng để mở rộng sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế gia đình, đóng góp vào phát triển kinh tế quốc gia. Tác giả quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của khách hàng cá thể vay kinh doanh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” làm luận văn thạc sỹ của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới tiếp cận tín dụng ngân hàng của khách hàng cá thể vay kinh doanh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Đề tài nghiên cứu nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể sau: - Khái quát thực trạng tín dụng khách hàng cá thể vay kinh doanh của các Ngân hàng Thương Mại trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. - Xác định, đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới tiếp cận tín dụng ngân hàng của các khách hàng cá thể vay kinh doanh tại các Ngân hàng Thương Mại trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. - Đề xuất hàm ý quản trị nhằm tăng cường tiếp cận tín dụng ngân hàng của khách hàng cá thể vay kinh doanh trong thời gian tới. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Để giải quyết mục tiêu 1, câu hỏi nghiên cứu đặt ra là tình hình tiếp cận tín dụng của khách hàng cá thể vay kinh doanh của các Ngân hàng Thương Mại trên địa bàn tỉnh Trà Vinh như thế nào? - Nhân tố nào ảnh hưởng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các khách hàng cá thể vay kinh doanh tại các Ngân hàng Thương Mại trên địa bàn tỉnh Trà Vinh? Mức độ tác động của các nhân tố tới khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các khách hàng cá thể vay kinh doanh tại các Ngân hàng Thương Mại trên địa bàn tỉnh Trà Vinh? - Giải pháp nào cần có để tăng cường tiếp cận tín dụng ngân hàng của khách hàng cá thể vay kinh doanh tại các Ngân hàng Thương Mại trên địa bàn tỉnh Trà Vinh? 2 1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng và mức độ tiếp cận tín dụng ngân hàng của khách hàng cá thể vay kinh doanh. 1.4.2 Đối tượng khảo sát Các khách hàng cá thể vay kinh doanh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. 1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.5.1 Phạm vi nội dung Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới việc tiếp cận tín dụng ngân hàng của các khách hàng cá thể vay kinh doanh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Khách hàng cá thể vay kinh doanh mà tác giả chọn để nghiên cứu trong đề tài là khách hàng cá thể vay kinh doanh phi sản xuất, bao gồm các ngành nghề kinh doanh như: kinh doanh vật tư nông nghiệp, kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh lúa gạo, kinh doanh mua bán quần áo may sẵn,... 1.5.2 Phạm vi về không gian Thông tin sơ cấp thu thập từ các quan sát tại 07 huyện, 01 thị xã và Thành phố Trà Vinh của tỉnh Trà Vinh. Lý do của sự giới hạn về số lượng quan sát thu thập thông tin là do hạn chế về thời gian và nguồn tài chính hạn hẹp. Nguồn thông tin thứ cấp được thu thập từ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Trà Vinh, Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Trà Vinh…. 1.5.3 Phạm vi về thời gian Số liệu thứ cấp được thu thập từ các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Trà Vinh từ năm 2015 đến năm 2017. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát các khách hàng cá thể vay kinh doanh tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Trà Vinh tháng 03/2018. 1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng, trong đó phương pháp định lượng được sử dụng chủ yếu. Phương pháp nghiên cứu định tính được dùng để khái quát hóa, mô tả các lý thuyết, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng tại các ngân hàng của khách hàng cá thể vay kinh doanh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Từ đó, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu và thang đo. Đồng thời, thực 3 hiện phỏng vấn chuyên gia để hiệu chỉnh mô hình và thang đo ban đầu. Kết quả nghiên cứu sơ bộ là bảng câu hỏi hoàn chỉnh cho nghiên cứu chính thức. Phương pháp này được vận dụng để mô tả phân tích tổng quát tình hình kinh doanh cũng như nhu cầu về vốn của khách hàng cá thể vay kinh doanh. Sử dụng các chỉ tiêu: số trung bình, tỷ lệ, tần suất v.v. để phân tích thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức của khách hàng cá thể vay kinh doanh trên các tiêu thức được quan tâm theo mục tiêu nghiên cứu đề ra ban đầu. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi để nhận diện các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng của cá thể kinh doanh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Bảng câu hỏi khảo sát chính thức được tiến hành khảo sát mẫu lựa chọn theo phương pháp thuận tiện, gửi đi với số lượng (N=300), kiểm định, đánh giá thang đo bằng công cụ hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Ngoài ra, tác giả sử dụng công cụ phân tích hồi quy Binary Logistic để xác định các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng của cá thể kinh doanh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Các bảng câu hỏi phát ra và thu về hợp lệ sẽ được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0 nhằm có được những thông tin cần thiết cho phân tích. 1.7 CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, luận văn được chia thành 5 chương: Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu gồm lược khảo các công trình nghiên cứu đã công bố trong và ngoài nước nhằm mục đích kế thừa một số kết quả nghiên cứu và trên cơ sở đó đề xuất một số vấn đề nghiên cứu mới. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu gồm các khái niệm liên quan tiếp cận tín dụng của cá thể kinh doanh, yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng dựa trên các kết quả nghiên cứu trước. Đồng thời, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu của đề tài. Chương 3: Thiết kế nghiên cứu gồm hai bước chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Chương 4: Kết quả nghiên cứu gồm thực trạng tiếp cận tín dụng ngân hàng của cá thể kinh doanh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, mô tả thống kê đặc điểm mẫu nghiên cứu được thu thập thông qua bảng hỏi đối tượng nghiên cứu. Xác định các nhóm yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của cá thể kinh doanh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh thông qua phương pháp phân tích hồi quy nhị phân Binary Logistic. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách, căn cứ vào kết quả nghiên cứu phân tích 4 hồi quy nhị phân Binary Logistic, tác giả tiến hành đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của cá thể kinh doanh trong thời gian tới. Kết luận chương 1: Trong chương này tác giả đã trình bày tính cấp thiết của luận văn, đồng thời xây dựng mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Để giải quyết các câu hỏi đặt ra cho luận văn, tác giả đã tổng quan sơ lược phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng. Bên cạnh đó, tác giả đã thiết kế cấu trúc luận văn và trình bày đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát, và phạm vi nghiên cứu. Chương tiếp theo, tác giả sẽ hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về tiếp cận tín dụng ngân hàng của khách hàng cá thể vay kinh doanh và xây dựng mô hình nghiên cứu. 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO Các văn bản pháp luật: 1. Chính phủ (2010), Nghị định số 43/2010/NĐ - CP về đăng ký doanh nghiệp ban hành ngày 15 tháng 04 năm 2013 của Chính phủ. 2. Chính phủ (2015), Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2015. 3. Quốc hội (2014), Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014. Danh mục tài liệu Tiếng việt 4. Hồ Diệu (2001), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê. 5. Nguyễn Đăng Dờn (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM 6. Trần Dũ Điều (2017), Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng ngân hàng của hộ tiểu thương: nghiên cứu tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Lại Thị Thu Huyền (2012), Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của nông hộ huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. 8. Thái Anh Hoà (1997), “Tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ. 9. Nguyễn Trọng Hoài (2005), nghiên cứu ứng dụng của mô hình kinh tế lượng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói và đề xuất giải pháp xóa đói giảm nghèo ở Đông Nam Bộ, Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Lại Thị Thu Huyền (2012), Nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của nông hộ huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. 11. Vũ Thị Ngát Hường (2015), Khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. 12. Trần Ái Kết (2009), “Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của trang trại nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Trà Vinh”,Tạp chí khoa học trường 72 đại học Cần Thơ. 13. Trần Ái Kết và Thái Thanh Thoảng “Các yếu tố ảnh hưởng tới tiếp cận tín dụng tiêu dùng ở Ngân hàng thương mại của hộ gia đình trên địa bàn Thành phố Cần Thơ”, Tạp chí khoa học trường ĐH Cần Thơ. 14. Nguyễn Minh Kiều (2006), Giáo trình tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính . 15. Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn Mậu Dũng (2011), “Khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ngoại thành Hà Nội, điển hình tại xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ”, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2011: Tập 9, số 5: từ trang 844 đến trang 852. 16. Trương Đông Lộc, Trần Bá Duy (2010), “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”, Tạp chí ngân hàng, số 4, trang 29-32. 17. France Ellis (1993), Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 18. Lê Thị Mận (2010), Lý thuyết tài chính - tiền tệ, nhà xuất bản Lao động - Xã hội 19. Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng (2011) “Các yếu tố quyết định vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ ở Hậu Giang”, Tạp chí ngân hàng, số 9, trang 42-48. 20. Nathan Okurut (2006), “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của người nghèo và người da màu ở Nam Phi đối với thị trường tín dụng chính thức và phi chính thức”. 21. Nguyễn Văn Tiến (2009). Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 22. Bùi Văn Trịnh, Trương Thị Phương Thảo (2014), “Khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức ở nông thôn: Trường hợp của nông hộ nuôi tôm ở tỉnh Trà Vinh”, Tạp chí cộng sản, ngày 17 tháng 07 năm 2014. 23. Nguyễn Quốc Oánh, Phạm Thị Mỹ Dung (2010), “Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ: Trường hợp nghiên cứu ở vùng ngoại thành Hà Nội”, Tạp chí Khoa học và phát triển, Tập 8, số 01, 24. Trần Thị Hồng Thuý (2016), Vận dụng lý thuyết cung cầu tín dụng để “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp 73 vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. 25. Mai Văn Xuân (2011), Giáo trình kinh tế nông hộ và trang trại, Trường đại học kinh tế Huế . Danh mục tài liệu tiếng Anh 26. Aleem, I. (1990). “Imperfect information, screening, and the costs of informal lending: A study of a rural credit market in Pakistan”. The World Bank Economic Review, 4(3), 329-349 27. Attanasio, Orazio P. (1999), Consumption. In Handbook of Macroeconomics, vol. 1, ed. J. B. Taylor and M. Woodford, 741–812. Amsterdam: Elsevier Science B.V. 28. Chien, Y. W. & DeVaney, S. (2001). “The Effects of Credit Attitude and Socioeconomic Factors on Credit Card and Installment Debt”. The Journal of Consumer Affairs, Vol. 35, No.1. 29. Mamo Girma et al (2015), “Determinants of Formal Credit Market Participation by Rural Farm Households: Micro-level evidence from Ethiopia”. Paper for presentation at the 13th International Conference on the Ethiopian Economy.Ethiopian Economic Association (EEA) Conference Centre, Addis Ababa,Ethiopia, July 23-25, 2015. School of Business and Economics 30. Mpuga, Paul (2008), “Constraints in Access to and Demand for Rural Credit: Evidence from Uganda”, African Development Bank, Tunis – Tunisia. 31. Nuryartono N, Zeller M. and Stefan Schwarze. (2005). Credit Rationing of Farm Households and Agricultural production: Empirical Evidence in the Rural Areas of Central Sulawesi, Indonesia. Conference on International Agricultural Research for Development Stuttgart-Hohenheim, October 1113, 2005. 32. Hawley, C. and K. Fujii. 1991. “Discrimination in consumer credit markets”. Eastern Economic Journal, Vol.17, No.1. 33. Heckman, J. J. (1979). “Sample selection bias as a specification error”. Econometrica: Journal of the econometric society, 153- 161. 34. Guangwen & Li, Lili, (2005). “People’s Republic of China: Financial Demand Study of Farm Households in Longren/Guizhou of PRC”. ADB Technical 74 Assistance Consult’s Report. Project Number: 35412, Sep. 2005. 35. Stiglitz, J. E., and Weiss, A. (1981). “Credit Rationing in Markets with Imperfect Information”. American Economic Review 71 (June). 36. Petrick, M. (2005). “Empirical measurement of credit rationing in agriculture: A methodological survey”. Agricultural Economics, 33(2), 191-203. 37. Jesse Ribot, Nancy Peluso (2013). Phân tích tiếp cận đất đai của phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện nay, năm 2013 38. Schumpeter, J.A., (1934), The Theory of Economic Development: An Inquiry into Profits, Capital, Credit, Interest and the Business Cycle, translated from the German by Redvers Opie, New Brunswick (U.S.A) and London (U.K.): Transaction Publishers. 39. Okurut F.N. and Bategeka L. (2006): “The Impact of Microfinance on the Welfare of the Poor in Uganda. Journal of Social and Economic Policy, Vol. 3(1):5974. 40. Kim, H., and DeVaney, S. (2001), :The Determinants of Outstanding Balances Among Credit Card Revolvers”. Financial Counseling and Planning, Volume 12 (1). 41. Zhu, D. & De'Armond, D. (2005). The Factors of Consumer Debt: A look at demographic, economic, and credit management variables among participants of the 2001 Consumer Expenditure Survey. Presented at Association for Financial Counseling and Planning Education, Scottsdale, Arizona. 42. Gan, C., Nartea, G. V. and Garay, A. (2007). “Credit accesibility of small-scale farmers and fisherfolk in the Philippines”. Review of Development and Cooperation. 43. Pham, T. T. T. and Lensink, R. (2007). “Lending policies of informal, formal and semiformal lenders”. Economics of transition, 15(2), 181-209. 44. Pham, B. D. and Izumida, Y. (2002). “Rural development finance in Vietnam: a microeconometric analysis of household surveys”. World Development, 30 (2), 319-335. 75 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Tổng hợp các yếu tố mô hình nghiên cứu Phụ lục 2: Bảng khảo sát Phụ lục 3: Kết quả xử lý số liệu điều tra Phụ lục 4: Danh sách phỏng vấn 1
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan