Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự tham gia bảo hiểm y tế của nông dân trên ...

Tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự tham gia bảo hiểm y tế của nông dân trên địa bàn thành phố hà nội (tt)

.PDF
12
90
56

Mô tả:

1 2 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Tiến tới thực hiện BHYT toàn dân là quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta. Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020 với được Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt mục tiêu đến năm 2020 có hơn 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế (Thủ tướng chính phủ 2013). Những năm qua, thành phố Hà Nội đã có nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm đẩy mạnh sự tham gia BHYT trên địa bàn. Tuy nhiên, đến nay, tỷ lệ tham gia BHYT trên địa bàn còn thấp, đặc biệt là người dân khu vực nông thôn, với dân số gần 3,7 triệu người. Theo báo cáo của BHXH TP Hà Nội, dù số người tham gia BHYT tăng hằng năm, từ năm 2011 đến năm 2015 tăng 12,8%. Đến tháng 6 năm 2016, TP.Hà Nội đã có 5.549.227 người dân tham gia BHYT (Phạm Chính , 2016); so với dân số Hà Nội sơ bộ cuối năm 2015 là 7.216.000 người (Tổng cục Thống kê 2016) thì tỷ lệ bao phủ là 76,9%. Trong đó, nhóm tham gia BHYT tự nguyện, BHYT hộ gia đình đạt rất thấp, hiện mới có 334.454 người tham gia. Việc mở rộng phạm vi tham gia BHYT trên địa bàn thành phố Hà Nội để thực hiện mục tiêu của Chính phủ tiến tới BHYT toàn dân phụ thuộc rất lớn vào việc tác động đến đối tượng dân số tham gia BHYT tự nguyện, trước hết là nông dân. Vì thế việc nghiên cứu chủ đề nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT của nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội là vấn đề có ý nghĩa cấp bách cả về lý luận và thực tiễn 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu Luận án đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện các nhân tố nhằm đẩy mạnh sự tham gia bảo hiểm y tế đối với nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội trước mắt đến năm 2020 và định hướng tới năm 2025. 2.2 Nhiệm vụ - Nghiên cứu làm rõ nội dung, vai trò về bảo hiểm y tế đối với nông dân; Xây dựng khung lý thuyết về mối quan hệ giữa (1) Chính sách BHYT của Nhà nước (ii) chất lượng của các hoạt động điều trị bệnh khi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế (iii) thu nhập và nhận thức của nông dân về ích lợi khi tham gia bảo hiểm y tế (iv) tổ chức và năng lực quản lý của tổ chức BHYT với sự tham gia của nông dân vào hệ thống bảo hiểm y tế; Nghiên cứu kinh nghiệm trong nước và thế giới trong việc tạo lập các nhân tố để mở rộng sự tham gia BHYT. - Trên cơ sở khái quát đặc điểm kinh tế xã hội và tình hình tham gia BHYT nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội,, luận án phân tích, đánh giá thực trạng các nhân tố tác động tới sự tham gia BHYT và sự tác động của các nhân tố này tới sự tham gia BHYT của nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội. chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế ế của các nhân tố này. - Khuyến nghị về phương hướng và các giải pháp chủ yếu hoàn thiện các nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT nhằm thúc đẩy sự tham gia của nông dân vào hệ thống bảo hiểm y tế trên địa bàn ngoại thành Hà Nội đến năm 2020 định hướng tới năm 2025 3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Là các nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT của hộ nông dân 3.2. Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi về nội dung: Các nhân tố tác động được đề cập đến bao gồm 4 nhóm nhân tố (i) Chính sách của Nhà nước (ii) chất lượng của các hoạt động điều trị bệnh khi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế và (iii) nhận thức của người dân về ích lợi khi tham gia bảo hiểm y tế (iv) năng lực tổ chức quản lý và đội ngũ cán bộ có liên quan đến BHYT (v) thu nhập của nông dân. Sự tham gia BHYT được thể hiện ở mức độ bao phủ BHYT đối với hộ nông dân. Phạm vi về không gian Đề tài nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội, trực tiếp lựa chọn ở một số huyện ngoại thành. Phạm vi về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu của đề tài là các số liệu sơ cấp và thứ cấp liên quan đến thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của hộ nông dân thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2014, đề xuất hoàn thiện đến năm 2020 4. Những đóng góp chủ yếu của luận án Về mặt lý luận: Luận án đã góp phần hệ thống hóa và xây dựng những vấn đề lý luận cơ bản về nhân tố tác động tới sự tham gia bảo hiểm y tế của nông dân trên cơ sở nghiên cứu những công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài. Về thực tiễn, luận án nghiên cứu tình hình tham gia BHYT của nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, luận án đã chỉ ra sự bất cập của 5 nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT của nông dân đó là i) Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về việc tham gia BHYT nông dân được ban hành và bổ sung nhưng gvẫn còn thấp so với yêu cầu và việc thực hiện chưa thực sự hiệu quả; ii) Chất lượng hoạt động khám chữa bệnh (KCB) bằng thẻ BHYT chưa cao, sự hài lòng của nông dân tham gia BHYT còn rất thấp; iii) Công tác tổ chức quản lý và năng lực đội ngũ cán bộ và sự phối hợp trong quản lý BHYT trên địa bàn thành phố chưa theo kíp yêu cầu; iv) Thu nhập của nông dân còn thấp; và v) Nhận thức, hiểu biết hết về chính sách BHYT còn thấp. Để đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố có 37,59% và đến năm 2025 có 64,59% nông dân tham gia BHYT luận án đề xuất với thành phố Hà Nội i) Nâng mức hỗ trợ tham gia BHYT cho đối tượng cận nghèo và trung bình; cải cách chính sách BHYT theo hướng công bằng và thống nhất; tăng cường huy động các nguồn lực tài chính để hỗ trợ cho nông dân khó khăn trong tham gia BHYT; ii) Tăng cường chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở KCB, trước hết là xóa bỏ sự phân biệt giữa người có thẻ BHYT và người bệnh không dùng thẻ BHYT khi KCB; chuyển hình thức cấp ngân sách Nhà nước từ cấp cho cơ sở cung ứng 3 4 dịch vụ sang cấp trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng dịch vụ y tế thông qua hình thức BHYT; khắc phục tình trạng phân biệt cơ sở khám chữa bệnh tư và công trong thực hiện chính sách BHYT; iii)Tăng cường năng lực tổ chức quản lý; tăng cường chất lượng công tác giám định BHYT; nâng cao chất lượng, tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ BHYT; tăng cường phối hợp giữa BHYT với các đơn vị trong thanh tra kiểm tra thực hiện chính sách BHYT; thực hiện áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý;iv) Nâng cao điều kiện kinh tế cho người nông dân; và v) tăng cường truyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về việc tham gia BHYT. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NÔNG DÂN 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước và trong nước có liên quan đến chủ đề nghiên cứu, luận án đã chỉ ra là những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã khái quát những quan điểm, nội dung cơ bản của bảo hiểm y tế (BHYT) trên các khía cạnh mục tiêu, phương pháp tính phí tham gia, cơ chế khuyến khích tham gia, điều kiện để thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân; các bên tham gia cung ứng BHYT, những rào cản trong việc thực hiện cung ứng BHYT; những khó khăn từ phía đối tượng ngoài khu vực phi chính thức khi chủ động tham gia vào hình thức bảo hiểm này. Tuy nhiên mối quan hệ giữa các yếu tố với việc tham gia BHYT của người dân ra sao vẫn chưa được làm rõ. Nói cách khác, các yếu tố (i) Chính sách của Nhà nước (ii) chất lượng của các hoạt động điều trị bệnh khi sử dụng thẻ BHYT và (iii) năng lực tổ chức quản lý và đội ngũ cán bộ có liên quan đến BHYT (iv) điều kiện kinh tế và (v) nhận thức của người dân về ích lợi khi tham gia BHYT chưa được đánh giá cụ thể. Nhất là kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, theo luật BHYT sửa đổi, với những quy định chính sách mới như tham gia BHYT là bắt buộc với mọi người dân và quy định, khuyến khích tham gia BHYT theo hộ gia đình sẽ có tác động như thế nào đến sự tham gia BHYT nông dân? Đây chính là khoảng trống mà tác sẽ thực hiện trong quá trình làm nghiên cứu. Từ đó những câu hỏi nghiên cứu đặt ra cần giải quyết là: Thứ nhất, bảo hiểm y tế đối với nông dân có những đặc điểm gì và có những nhân tố nào tác động đến sự tham gia BHYT đối với đối tượng nông dân? Thứ hai, thực trạng tác động của các nhân tố đến sự tham gia vào BHYT nông dân hiện nay như thế nào? Những nhân tố nào có tác động tích cực? những nhân tố nào có tính hạn chế đến sự tham gia của nông dân vào hệ thống BHYT? Thứ ba, làm thế nào để nâng cao mức độ tác động của các nhân tố nhằm đẩy mạnh sự tham gia của nông dân vào BHYT những năm tới? 1.2. Khung phân tích và phương pháp nghiên cứu 1.2.1. Khung phân tích của luận án Trên cơ sở trình bày quy trình nghiên cứu, luận án đã xây dựng khung nghiên cứu cụ thể như sau: Nhân tố tác động Kinh nghiệm hoàn thiện cá 1. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước 2. Chất lượng KCB bằng thẻ BHYT 3.Tổ chức hoạt động của BHYT; Năng lực đội ngũ cán bộ; Phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành 4.Thu nhập của nông dân 5. Nhận thức của nông dân Tiêu chí đánh giá sự tham gia BHYT nông dân - Phạm vi bao phủ - Cơ cấu tham gia - Tốc độ tăng trưởng BHYT Kinh nghiệm hoàn thiện các nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT nông dân ở nước ngoài và các địa phương trong nước. Thực trạng các nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT nông dân ở Thành phố Hà Nôi Phương hướng và giải pháp hoàn thiện các nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT nông dân Hình 1 Khung nghiên cứu của luận án 1.2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định tính. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tiếp cận so sánh, kết hợp với các mô hình hiện đại trong phân tích như SWOT, Cây quyết định, phương pháp chuyên gia… để làm rõ mối quan hệ giữa các yếu tố (i) Chính sách trợ giúp của chính phủ (ii) chất lượng của các hoạt động KCB bằng thẻ bảo hiểm y tế (iii) năng lực từ phía cán bộ y tế và các cơ chế chính sách khuyến khích sự tham gia của nông dân và (iv) điều kiện kinh tế và nhận thức của nông dân với sự tham gia của nông dân vào hệ thống bảo hiểm y tế. Các phân tích được sử dụng với mục đích tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai các chính sách nhằm mở rộng phạm vi bao phủ của bảo hiểm y tế, hay đánh giá về cơ hội, thách thức trong việc đạt được mục tiêu đặt trong giai đoạn tới. Nghiên cứu định lượng. Thứ nhất, thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo về phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội, từ niên giám thống kê của Hà Nội, Bảo hiểm y tế thành phố Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội, từ số liệu điều tra thống kê về việc làm, thu nhập, mức sống, 5 6 nghèo đói của Cục Thống kê Hà Nội, từ các báo cáo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội Thứ hai, thu thập số liệu sơ cấp: thông qua khảo sát và phỏng vấn 330 phiếu của hai đối tượng là hộ nông dân và cán bộ quản lý. 1.2.3. Phương pháp xử lý số liệu Đề tài dựa vào bộ dữ liệu được tiến hành điều tra mã hóa các câu hỏi phỏng vấn dưới dạng định tính, định lượng thành những biến định lượng và dùng phần mềm Excel để thực hiện các nghiệp vụ thống kê mô tả để so sánh (i) sự tham gia vào hệ thống BHYT của các nhóm đối tượng được điều tra theo các tiêu chí về thu nhập, ngành nghề và vùng; (ii) nhận định của các nhóm đối tượng này đối với các cơ chế chính sách của nhà nước về BHYT; (iii) nhận định của các nhóm đối tượng được điều tra về những rào cản ảnh hưởng đến việc tham gia vào hệ thống BHYT đang được triển khai trên địa bàn… 2.1.2.2 Đặc điểm của bảo hiểm y tế đối với nông dân Thứ nhất, đặc điểm về phạm vi đối tượng tác động và mức đóng góp. Bảo hiểm y tế đối với nông dân thì đối tượng tham gia bảo hiểm y tế là nông dân. Nông dân cũng là tầng lớp dân cư thường có thu nhập không ổn định và tương đối thấp. Chính vì vậy, mức đóng góp của bảo hiểm y tế đối với nông dân thường thấp và được quy định bởi các mức đóng cụ thể. Thứ hai, đặc điểm về rủi ro được bảo hiểm của bảo hiểm y tế đối với nông dân. Rủi ro được bảo hiểm trong của bảo hiểm y tế đối với nông dân chính là các rủi ro liên quan tới ốm đau, bệnh tật, phát sinh nhu cầu khám chữa bệnh của người nông dân được bảo hiểm. Thứ ba, đặc điểm về các bên tham gia bảo hiểm y tế đối với nông dân. Trong bảo hiểm y tế đối với nông dân có môi quan hệ giữa ba bên: bên thực hiện bảo hiểm, bên tham gia bảo hiểm và cơ sở khám, chữa bệnh. Bên thực hiện bảo hiểm thường là các tổ chức bảo hiểm, được Nhà nước giao quyền tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế thống nhất trên phạm vi một quốc gia. Bên tham gia bảo hiểm y tế là nông dân. 2.1.3. Tầm quan trọng của bảo hiểm y tế đối với nông dân và xã hội 2.1.3.1 Đối với nông dân Thứ nhất, đối với nông dân, bảo hiểm y tế có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo một phần tổn thất khi rủi ro xảy ra đối với người được bảo hiểm. Thứ hai, bảo hiểm y tế còn góp phần nâng cao chất lượng và công bằng xã hội trong khám chữa bệnh cho nông dân. 2.1.3.2 Đối với xã hội Thứ nhất, bảo hiểm y tế đối với nông dân góp phần giảm gánh nặng cho Ngân sách nhà nước trong việc đảm bảo an sinh xã hội. Thứ hai, bảo hiểm y tế đối với nông dân góp phần tăng chất lượng dân số ở nông thôn Thứ ba, bảo hiểm y tế đối với nông dân góp phần thực hiện công bằng xã hội. 2.2. Khái niệm và nội dung các nhân tố tác động đến sự tham gia bảo hiểm y tế của nông dân 2.2.1. Khái niệm về nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT của nông dân Nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT là phạm trù chỉ các mặt, các nội dung, các biện pháp được sử dụng tác động vào nông dân để họ tham gia vào BHYT. 2.2.2. Nội dung các nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT của nông dân 2.2.2.1. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước Chính sách hỗ trợ nông dân tham gia BHYT là hệ thống các quan điểm, chủ trương, biện pháp, kế hoạch thực hiện cụ thể của Nhà nước nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm đối tượng nông dân tham gia BHYT. 2.2.2.2. Chất lượng của các hoạt động khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế Chất lượng khám chữa bệnh (KCB) bằng thẻ BHYT là quan hệ giữa nhu CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NÔNG DÂN 2.1 Bảo hiểm y tế và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế đối với nông dân 2.1.1 Nông dân và các nhóm đối tượng nông dân Nông dân chính là những người lao động cư trú tại nông thôn và hoạt động trong lĩnh vực của ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng (bao gồm nông, lâm, thủy sản) với tư liệu sản xuất chính là đất đai, mặt nước. Luận án phân nhóm đối tượng nông dân theo thu nhập, theo ngành nghề và theo vùng để phân tích, so sánh sự tham gia BHYT của các nhóm đối tượng khác nhau 2.1.2 Bảo hiểm y tế và đặc điểm của bảo hiểm y tế đối với nông dân 2.1.2.1 Bảo hiểm y tế và bản chất của bảo hiểm y tế với nông dân Có thể hiểu bảo hiểm y tế là bộ phận của hệ thống an sinh xã hội, là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người tham gia bảo hiểm khi họ gặp phải những biến cố gây giảm sút về sức khỏe trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung thống nhất dựa trên quy định bắt buộc của Nhà nước, không vì mục đích lợi nhuận. Bảo hiểm y tế đối với nông dân là hình thức bảo hiểm được áp dụng với đối tượng nông dân để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận. Bảo hiểm y tế đối với nông dân về bản chất vẫn giống như bảo hiểm y tế thông thường, được thể hiện cụ thể như sau: Thứ nhất, là bảo hiểm y tế tự nguyện; Thứ hai, hình thức bảo hiểm được áp dụng với đối tượng nông dân để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận; thứ ba, chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT, giữa những người có thu nhập cao với những người có thu nhập thấp, giữa những người không gặp rủi ro với những người gặp rủi ro gây tổn thất về tài chính; thứ tư, mang tính kinh tế 7 8 cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT. Chất lượng KCB bằng thẻ BHYT được cấu thành bởi một loạt nhân tố có liên quan đến các thủ tục hành chính KCB; trình độ chuyên môn của đội ngũ bác sỹ và cán bộ quản lý y tế; tinh thần, thái độ, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ bác sỹ và cán bộ y tế; và các điều kiện vật chất để bảo đảm chất lượng phục vụ và sự hài lòng của người bệnh có thẻ BHYT ở cả hệ thống cơ sở khám chữa bệnh nhà nước và tư nhân. 2.2.2.3. Năng lực tổ chức quản lý và đội ngũ cán bộ bảo hiểm y tế và sự phối hợp giữa các cơ quan, Ban, Ngành, chính quyền địa phương với tổ chức BHYT Năng lực tổ chức quản lý về BHYT và đội ngũ cán bộ làm công tác BHYT đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống BHYT đối với người dân. Để đảm bảo phát triển BHYT bền vững, quan trọng nhất là phải giúp người dân nhận thức và tin tưởng vào những lợi ích khi tham gia BHYT. Do đó, triển khai chính sách BHYT nông dân rất cần có sự quan tâm sâu sát của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự phối hợp liên ngành giữa các cơ quan liên quan: BHXH, Y tế, Giáo dục & Đào tạo từ khâu tuyên truyền, khâu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh,…. 2.2.2.4. Thu nhập của nông dân Thu nhập là yếu tố quan trọng hàng đầu tác động tới việc tham gia BHYT của người dân. Nhìn chung, trong điều kiện kinh tế thị trường thu nhập của nông dân được hình thành trên hai nguồn cơ bản: (i) nguồn do người dân sử dụng sức lao động kiếm được thu nhập từ thị trường lao động và (ii) nguồn có được nhưng không phải thông qua trao đổi từ sức lao động của họ trên thị trường. 2.2.2.5. Nhận thức của nông dân về ý nghĩa BHYT Nhận thức của nông dân về ý nghĩa tầm quan trọng bao gồm: Thứ nhất người nông dân phải có sự hiểu biết về BHYT. Thứ hai, người nông dân phải hiểu được những chế độ và nghĩa vụ khi tham gia BHYT đối với nông dân. Trong đó, đặc biệt cần nhấn mạnh vào sự hiểu biết về các chính sách trợ cấp của Nhà nước đối với người dân về mức phí tham gia BHYT, phương thức tham gia BHYT, quyền lợi khi tham gia. Mức độ hiểu biết càng nhiều, mức độ sẵn sàng tự nguyện tham gia vào BHYT của người nông dân càng cao. 2.2.3 .Tiêu chí đánh giá sự tham gia bảo hiểm y tế của nông dân Thứ nhất, phạm vi bao phủ bảo hiểm y tế của nông dân Thứ hai, cơ cấu tham gia bảo hiểm y tế của nông dân Thứ ba, tốc độ tăng trưởng tham gia bảo hiểm y tế của nông dân 2.3. Kinh nghiệm về nâng cao sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới sự tham gia bảo hiểm y tế của nông dân Luận án đã trình bày kinh nghiệm của một số nước như Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc và các đia phương trong nước như Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hải Phòng, tỉnh Bắc Ninh, Phú Thọ và Thái Bình về các nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT của nông dân . Trên cơ sở đó rút ra bốn bài học kinh nghiệm về nâng cao sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới sự tham gia bảo hiểm y tế của nông dân là: Thứ nhất, chính quyền địa phương cần có chính sách hỗ trợ; Thứ hai, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; Thứ ba, cần tăng cường hoạt động của chính quyền địa phương và có sự phối kết hợp giữa các cấp, chính quyền địa phương trong việc thu hút nông dân tham gia BHYT; Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền về BHYT cho nông dân. CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình tham gia bảo hiểm y tế của nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội 3.1.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội có liên quan đến sự tham gia bảo hiểm y tế Luận án đã trình bày đặc điểm kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội có liên quan đến sự tham gia BHYT của nông dân. Theo luận án, Hà Nội đã và đang là một trung tâm y tế quan trọng và lớn nhất của đất nước, nơi có số lượng lớn bệnh viện nhiều cấp, có đội ngũ cán bộ, chuyên gia y dược có trình độ và tay nghề cao với các cơ sở và phương tiện chữa bệnh hiện đại. Tuy nhiên, hệ thống này đang bộc lộ sự mất cân bằng về khả năng đáp ứng dịch vụ do vấn đề gia tăng dân số và nhu cầu về chất lượng chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân. 3.1.2. Khái quát tình hình tham gia bảo hiểm y tế của nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội 3.1.2.1. Giới thiệu về Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội Trình bày quá trình thành lập và phát triển của BHXH Hà Nội, luận án chỉ rõ đến nay, bộ máy tổ chức BHXH thành phố Hà Nội được kiện toàn với cơ cấu 11 phòng nghiệp vụ, 30 BHXH quận, huyện, thị xã, tổng số công chức, viên chức và lao động hợp đồng là 1.356 người (376 nam, 980 nữ), trong đó: 88,65% có trình độ đại học, trên đại học, hầu hết công chức, viên chức quản lý trong ngành đều có trình độ lý luận chính trị trung, cao cấp; trên 54% công chức, viên chức trong toàn hệ thống là đảng viên. 3.1.2.2. Tình hình tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn Hà Nội Luận án chỉ rõ nếu năm 2010, số người tham gia BHYT trên địa bàn Thành phố là hơn 4,2 triệu người thì tới năm năm 2015, số người tham gia BHYT là 7.505.804, đạt 90%. 3.1.2.3. Tình hình nông dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn Hà Nội Nhìn chung, tỷ lệ tham gia BHYT tự nguyện của nông dân là rất thấp. Báo cáo của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội cho thấy đến 2015, mới có 18,45 % nông dân tham gia BHYT. Đây đang là thách thức đối với việc thực hiện BHYT toàn dân của Hà Nội 9 10 Bảng 1: Tỷ lệ bao phủ BHYT của nông dân tại Hà Nội Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Số lượng nông dân thuộc diện tham gia BHYT Người 1.055.865 1.058.684 1.095.621 1.093.148 1.052.690 1.051.683 Số lượng nông dân đã tham gia BHYT Người 84.976 99.129 111.901 123.789 158.761 193.993 Tỷ lệ bao phủ BHYT với nông dân % 8,05% 9,36% 10,21% 11,32% 15,08% 18,45% 3.2. Phân tích thực trạng các nhân tố tác động đến sự tham gia bảo hiểm y tế của nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội qua điều tra, khảo sát 3.2.1.Thực trạng chính sách bảo hiểm y tế của nhà nước 3.2.1.1.Thực trạng các chính sách BHYT nói chung Trong thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ về việc tham gia bảo hiểm y tế của người dân nói chung và nông dân nói riêng, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế, chính sách khám chữa bệnh nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh, thông qua các đề án, nghị định và thông tư, và thể hiện rõ nét nhất qua Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 . Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định để bổ sung sửa đổi luât BHYT nhằm mở rộng một số đối tượng được hỗ trợ mua BHYT bằng ngân sách nhà nước (NSNN), như quy định thêm một số đối tượng được hỗ trợ mua BHYT bằng NSNN; khuyến khích người dân tham gia BHYT theo hộ gia đình với cơ chế giảm dần mức đóng từ thành viên thứ hai trở đi; khuyến khích người dân liên tục tham gia BHYT; quy định chi trả đối với người cận nghèo; tổ chức quản lý kê khai tham gia BHYT,... 3.2.1.3. Thực trạng triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ nông dân tham gia BHYT tự nguyện của Thành phố Từ những năm 2000 BHYT thành phố Hà Nội đã thực hiện triển khai nhân rộng BHYT tự nguyện cho hộ nông dân trên địa bàn. Năm 2001, BHXH Thành phố đã trình đề án triển khai chương trình bảo hiểm y tế nông dân tiếp theo tại các huyện ngọai thành Thành phố Hà Nội. BHXH Thành phố cũng duyệt đề án Phát triển BHYT tự nguyện trên địa bàn Hà Nội tới năm 2005, trong đó bao gồm phát triển BHYT tự nguyện cho nông dân trên địa bàn. BHXH Thành phố Hà Nội đã tăng cường công tác tuyên truyền cho người nông dân hiểu về chính sách này. BHXH TP cùng với Sở LĐ-TB&XH, Sở Tài chính tham mưu UBND TP nâng mức hỗ trợ đóng BHYT cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo từ 70% lên 100% mức đóng BHYT từ ngày 1/1/2014; tham mưu để UBND TP ban hành một loạt các kế hoạch về triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, giao chỉ tiêu thực hiện BHYT, tăng cường thực hiện chính sách BHXH, BHYT... Thành phố đưa chỉ tiêu tỷ lệ người dân tham gia BHYT được tính vào chỉ tiêu kinh tế xã hội nên UBND các cấp phải vào cuộc, nâng cao hoạt động tuyên truyền để hoàn thành mục tiêu bao phủ của BHYT, đặc biệt là đối với nhóm đối tượng hộ nông dân. 3.2.2. Thực trạng chất lượng của các hoạt động khám chữa bệnh khi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế 3.2.2.1. Các biện pháp chính sách của Nhà nước nhằm đảm bảo chất lượng của các hoạt động khám chữa bệnh khi sử dụng thẻ BHYT i) Nhà nước ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KCB) của Nhà nước; tập trung và tăng cường hiệu quả sử dụng NSNN và các nguồn thu để nâng cao chất lượng các dịch vụ KCB, có các giải pháp để sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của các cơ sở y tế, đặc biệt là các bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện khu vực đã và đang được đầu tư trong thời gian vừa qua. ii) Giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện: iii) Đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tuyến dưới và quản lý chất lượng dịch vụ tại các cơ sở khám chữa bệnh: 3.2.2.2.Thực trạng chất lượng khám chữa bệnh cho người dùng thẻ BHYT trên địa bàn Thành phố Hà Nội Những năm trở lại, nguồn nhân lực y tế trên địa bàn Thành phố ngày càng gia tăng. Tính đến tháng 31/12/2015 tổng số nhân lực toàn Ngành 17.849 người, trong đó chia theo trình độ: - Phó Giáo sư: 05 người; - Đại học: 3.565 người; - Tiến Sỹ: 67 người; - Cao đẳng: 755 người; - Chuyên khoa 2: 171 người; - Trung cấp: 10.280 người; - Chuyên khoa 1: 920 người; - Sơ cấp: 129 người; - Thạc sỹ: 734 người; - Khác: 1.228 người. (Sở Y tế Hà Nội, Đề án xã hội hóa y tế giai đoạn 2016 – 2020, 2016) Bên cạnh đó, Sở Y tế thành phố Hà Nội cũng đã không ngừng nâng cao chất lượng KCB tại các cơ sở y tế bằng nhiều biện pháp tích cực. Qua các năm, Thành phố cũng phân bổ khoản NSNN không nhỏ cho đầu tư cơ sở vật chất của các cơ sở KCB. Năm 2015, BHXH Thành phố đã ký hợp đồng KCB BHYT với 205 đơn vị với tổng số 713 điểm KCB BHYT, có 15 cơ sở y tế tuyến trung ương (chiếm tỷ lệ 7,3%); 54 cơ sở KCB BHYT là tuyến Thành phố và tương đương (26,3%); 72 cơ sở KCB BHYT thuộc tuyến huyện và tương đương (chiếm tỷ lệ 35,1%). Có 31,2% cơ sở KCB là các y tế cơ quan.. Trong 20 năm phục vụ KCB theo quy định của Điều lệ và Luật BHYT, đã có hơn 63 triệu lượt người có thẻ BHYT được đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh, với tổng chi phí khám chữa bệnh BHYT đã thanh toán là 21.600 tỷ đồng. Trên thực tế, hiện nay nhóm đối tượng BHYT là nông dân thường tập trung 11 12 tại các huyện, thị xã ngoại thành Hà Nội. Do đó, người nông dân khi đi khám bệnh bằng thẻ BHYT tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn. 3.2.3. Thực trạng về năng lực tổ chức quản lý đội ngũ cán bộ về BHYT và phối hợp thực hiện Cùng với sự phát triển của ngành, 20 năm qua BHXH Thành phố đã không ngừng lớn mạnh và phát triển cả về bộ máy và đội ngũ công chức, viên chức. Để đáp ứng yêu cầu về đội ngũ cán bộ trong tình hình mới, hằng năm BHXH Thành phố luôn quan tâm đến công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị cho CCVC. Cùng với công tác đào tạo, việc nâng cao kỷ luật lao động, kỷ cương hành chính, ý thức trách nhiệm phục vụ đối tượng cũng được quan tâm. Tổ chức thu BHYT tự nguyện đối với hộ nông dân được thực hiện theo phương thức: phí BHYT của người tự nguyện tham gia có thể nộp theo phương thức 6 tháng hoặc 12 tháng một lần; thời điểm nộp là thời điểm bắt đầu đăng ký tham gia BHYT theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước; Việc thu phí tham gia BHYT của người nông dân khi họ tự nguyện tham gia được BHXH Thành phố giao cho BHXH các huyện, thị xã, quận trực tiếp tổ chức thu phí và phát hành thẻ BHYT cho người tham gia thông qua hệ thống mạng lưới đại lý thu BHYT tự nguyện. Các đại lý thu BHYT tự nguyện thực hiện thu phí của người nông dân trong tháng và nộp cho cơ BHXH huyện, thị xã, quận. Các thủ tục liên quan đến việc giải quyết chế độ, chính sách BHXH, BHYT được niêm yết công khai tại tất cả các trụ sở của BHXH Thành phố, BHXH các quận, huyện, thị xã và các cơ sở KCB; Quy trình tiếp nhận, luân chuyển, giải quyết hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” được ban hành. BHXH Thành phố đặc biệt quan tâm thực hiện tốt công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ, coi đây là yếu tố quan trọng trong công tác quản lý điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ như thu, cấp sổ thẻ, kế toán, giải quyết chế độ chính sách. Từ năm 1996 đến nay BHXH Thành phố đã nghiên cứu, triển khai các đề tài và chuyên đề cấp ngành về BHYT nhằm đẩy mạnh công tác quản lý BHYT trên địa bàn. Sự phối hợp giữa BHXH phối hợp với Hội nông dân, các ban ngành địa phương như tổ dân phố, uỷ ban phường, xã tuyên truyền vận động nông dân tham gia BHYT được duy trì thường xuyên và chặt chẽ. 3.2.4. Thực trạng thu nhập, đời sống của nông dân Những năm qua, khu vực nông thôn tại thành phố Hà Nội được chú trọng đầu tư, các chương trình của Thành ủy về phát triển kinh tế - xã hội ngoại thành được triển khai nghiêm túc, có hiệu quả. Vì vậy thu nhập của nông dân cũng tăng lên, tạo cơ hội cho các đối tượng nông dân, nhất là hộ giầu và khá tích cực tham gia BHYT tự nguyện. 3.2.5. Nhận thức của nông dân về ích lợi khi tham gia bảo hiểm y tế. Nhận thức của nông dân về ý nghĩa tầm quan trọng của BHYT ngày càng được cải thiện rõ nét 3.3. Đánh giá tác động của các nhân tố đến sự tham gia bảo hiểm y tế của nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội qua điều tra khảo sát 3.3.1. Tác động của các nhân tố đến sự biến đổi về phạm vi bao phủ của BHYT nông dân Theo điều tra của tác giả, năm 2012 có 461 nông dân tham gia BHYT thì năm 2014 có 507 nông dân có thẻ BHYT, mỗi năm tăng bình quân là 17 người, tốc độ tăng là 3,52%. Chính điều đó làm cho tỷ trọng số nông dân đã tham gia BHYT so với tổng số nông dân được điều tra ngày càng tăng. Nếu như năm 2012, tổng số nông dân có BHYT chỉ chiếm 52,93% thì tới năm 2013 tỷ trọng đã tăng lên mức 54,63% và tới năm 2014 tăng lên mức 57,26%.. Biểu đồ 1: Tỷ trọng số người đã tham gia BHYT trong tổng số nông dân qua điều tra (2012 – 2014) 3.3.2. Tác động của các nhân tố đến sự thay đổi phạm vi bao phủ bảo hiểm y tế của các nhóm đối tượng nông dân theo thu nhập, theo tính chất ngành nghề và theo vùng Thứ nhất, theo thu nhập của hộ nông dân. Có thể thấy rằng người có thu nhập càng cao thì phạm vi bao phủ (tham gia) BHYT càng cao. Năm 2014, số người tham gia BHYT của hộ giàu là 68%, hộ khá là 62%, hộ trung bình là 57% và hộ cận nghèo là 44%. Các hộ cận nghèo là những hộ có thu nhập thấp, số lao động trong gia đình đã mua BHYT rất ít. 13 Bảng 2. Tác động của các nhân tố đến sự thay đổi phạm vi bao phủ bảo hiểm y tế của các nhóm đối tượng nông dân theo thu nhập, theo tính chất ngành nghề và theo vùng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Theo thu nhập 28 28 28 Tỷ lệ người thuộc hộ giầu đã mua BHYT % 64 68 68 Tỷ lệ người thuộc hộ khá đã mua BHYT % 57 57 62 Tỷ lệ người thuộc hộ trung bình đã mua BHYT 54 55 57 Tỷ lệ người hộ nghèo đã mua BHYT % 39 40 44 Theo Ngành nghề Tỷ lệ người thuộchộ hỗn hợp đã mua BHYT % 57 59 61 Tỷ lệ người thuộc hộ thuần nông đã mua BHYT % 47 49 51 Theo vùng Tỷ lệ người thuộc hộ đồng bằng đã mua BHYT 54 55 57 Tỷ lệ người thuộchộ miền núi đã mua BHYT 50 54 57 Thứ hai, theo tính chất ngành nghề. Hiện nay tỷ lệ số hộ hỗn hợp tham gia BHYT cao hơn so với số hộ thuần nông Thứ ba, theo vùng. Về cơ bản tỷ lệ tham gia BHYT của nông dân vùng đồng bằng và vùng miền núi khá ngang nhau. 3.3.3. Tác động của các nhân tố đến sự biến đổi về tốc độ tăng trưởng của BHYT nông dân Năm 2012, tổng số người có thẻ BHYT năm 2012 là 461 người, chiếm 53% trong tổng số 871 người thuộc 196 hộ gia đình; năm 2013 là 478 người chiếm 55%, tăng 17 người tương đương mức tăng 3,7% so với năm 2012; năm 2014 là 505 người chiếm 57%, tăng 27 người tương ứng mức tăng 5,6% so với năm 2013. Như vậy có thể thấy rằng, trong giai đoạn 2012 – 2014, quy mô và tốc độ tăng tham BHYT nông dân thuộc các hộ được khảo sát tăng nhẹ. Bảng 3. Tình hình tăng trưởng tham gia BHYT của nông dân qua khảo sát 2013/2012 2014/2013 Chỉ tiêu 2012 2013 2014 +/% +/% 1.Tổng số hộ 196 196 196 2.Tổng số người 871 875 882 4 0.5 7 0.8 3.Tổng số người có thẻ BHYT 461 478 505 17 3.7 27 5.6 (Người) 3.1.Số lao động trong gia đình 248 266 283 18 7.3 17 6.4 đã mua BHYT (Người) 3.2.Số người có thẻ BHYT học sinh 213 212 222 -1 -0.5 10 4.7 (Người) 4. Số người chưa có thẻ BHYT 410 397 377 -13 -3.2 -20 -5.0 (Người) 14 Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 +/% 2014/2013 +/% 5.Tỷ trọng người đã mua BHYT 53 55 57 2 3.7 2 5.6 % 5.1.Tỷ trọng lao động trong gia 28 30 32 2 6.8 2 5.5 đình đã mua BHYT % 5.2.Tỷ trọng số người có thẻ BHYT học 24 25 25 0 -0.9 1 3.9 sinh % 6.Tỷ trong số người chưa có thẻ 47 45 43 -2 -3.6 -3 -5.8 BHYT % 3.4. Những thành tựu, hạn chế chủ yếu về các nhân tố tác động đến sự tham gia bảo hiểm y tế đối với nông dân 3.4.1. Những thành tựu chủ yếu: Thứ nhất, Nhà nước ban hành và sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách khuyến khích sự tham gia BHYT của nông dân. Thứ hai, các Bộ, ban, ngành liên quan tích cực kết hợp đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh khi sử dụng thẻ BHYT. Thứ ba, tăng cường công tác tổ chức quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ BHYT Thứ tư, tích cực thực hiện các biện pháp nâng cao hiểu biết và khả năng tham gia BHYT của nông dân Thứ năm, kết quả phạm vi bao phủ tham gia BHYT của các hộ nông dân gia tăng qua các năm; cơ cấu tham gia BHYT có chuyển biến tốt; tốc độ tăng trưởng tham gia BHYT của các hộ nông dân tăng lên rõ rệt. 3.4.2. Những hạn chế về nhân tố tác động đến sự tham gia bảo hiểm y tế của nông dân trên địa bàn Hà Nội Thứ nhất, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về việc tham gia BHYT nông dân được ban hành và bổ sung nhưng việc thực hiện chưa thực sự hiệu quả. Đối với các hộ cận nghèo, thu nhập của họ quá thấp, không đủ trang trải và chi trả cho đời sống cơ bản hàng ngày, việc bỏ ra một số tiền phí BHYT dù đã được hỗ trợ vẫn là gánh nặng đối với họ.Việc thay đổi quy định chi trả chi phí KCB cho người có thẻ BHYT làm tăng gánh nặng cho nông dân, nhất là đối với người có thu nhập thấp. Thứ hai, chất lượng hoạt động khám chữa bệnh BHYT chưa cao, thời gian chờ đợi khám chữa bệnh lâu, thủ tục làm hồ sơ khám, chữa rườm rà, việc chuyển tuyến khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT gặp nhiều khó khăn, sự phân biệt giữa khám chữa bệnh bằng BHYT và khám chữa bệnh không qua BHYT của các đơn vị y tế. tinh thần và thái độ phục vụ của các cán bộ BHYT chưa cao,... làm cho sự hài lòng của người nông dân tham gia BHYT còn rất thấp. Thứ ba, tổ chức quản lý và đội ngũ cán bộ BHYT trên địa bàn thành phố còn chưa theo kíp yêu cầu. Thủ tục hành chính mua BHYT rườm ra, từ xác 15 16 nhận hộ tịch hộ khẩu đến photocopy sổ hộ khẩu, kê khai biểu mẫu, xin xác nhận của thôn, xã làm cho nông dân gặp khó khăn trở ngại khi tham gia BHYT. Mạng lưới đại lý BHYT, mặc dù đã đa dạng hóa với 601 đại lý thu BHYT (gồm UBND xã, các đoàn thể, bưu điện) và 1.203 nhân viên đại lý đã được đào tạo, song việc hướng dẫn giải quyết vướng mắc thực hiện BHYT theo hộ gia đình của các bộ, ngành chưa kịp thời, chưa cụ thể, dẫn đến phản ứng từ phía người tham gia. Tại Hà Nội, hiện có 197 cơ sở có ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT song việc tổ chức chi trả BHYT vẫn còn những vướng mắc khiến không ít trường hợp người dân có thẻ BHYT vẫn phải bỏ tiền túi ra thanh toán. Theo luật định UBND xã, phường có trách nhiệm rõ ràng trong hệ thống BHYT nhưng hiện vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể, chưa có kinh phí hỗ trợ nên việc triển khai gặp khó khăn. Công tác tuyên truyền chưa được thực hiện tốt, phần lớn những người không tham gia BHYT đều trả lời họ không năm rõ các chủ trương, chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Các cán bộ BHYT không tuyên truyền rõ ràng các mức ưu đãi và quyền lợi được hưởng của BHYT nông dân, đặc biệt là những hộ có gia cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, cán bộ BHYT thực hiện việc hướng dẫn tham gia BHYT chưa tốt, người nông dân khó tiếp cận để tham gia BHYT. Mặc dù trình độ cán bộ viên chức của BHXH Thành phố các năm qua không ngừng được nâng cao nhưng thực tế đội ngũ cán bộ làm công tác đại lý BHYT tại các xã, phường, thị trấn còn kiêm nhiệm, không chuyên nghiệp, đa số là cán bộ làm công tác thương binh xã hội, cán bộ hội phụ nữ.... Thứ tư, thu nhập của nông dân còn thấp. Chi tiêu cuộc sống hàng ngày khó khăn, vì vậy phí tham gia BHYT là một vấn đề khó khăn đối với các hộ gia đình nông dân, nhất là hộ cận nghèo. Bảng 4. Thu nhập bình quân nhân khẩu khẩu của các Hộ nông dân trong năm 2014. ĐV. Tr đồng Chung Hộ cận nghèo Tổng số hộ nông dân có thông tin Hộ 196 39 Thu nhập bình quân khẩu/năm Triệu/người/năm 29.46 12.094 Chi tiêu bình quân khẩu/năm 16.40 9.482 Chênh lệch giành tích lũy và chi tiêu khác 13.06 2.612 Thứ năm, nhận thức hiểu biết về tính ưu việt của chính sách BHYT còn thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến phạm vi bao phủ BHYT nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. Chương 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 4.1. Mục tiêu phát triển và phương hướng hoàn thiện các nhân tố tác động đến sự tham gia bảo hiểm y tế của nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội 4.1.1. Căn cứ xác định mục tiêu phát triển và phương hướng hoàn thiện các nhân tố tác động đến sự tham gia bảo hiểm y tế của nông dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội 4.1.1.1. Mục tiêu phát triển bảo hiểm y tế đến năm 2020 của đất nước Ngày 22/11/2012, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW xác định mục tiêu thực hiện BHYT toàn dân vào năm 2020, với chỉ tiêu đạt độ bao phủ BHYT tới 80% dân số. BHYT chính là một trong hai trụ cột chính của chính sách an sinh xã hội quan trọng của đất nước, đảm bảo góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, việc quản lý BHYT cũng phải đảm bảo mục tiêu “quản lý, sử dụng có hiệu quả và bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm y tế”. Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. (Ban chấp hành trung ương 2012). Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đề ra các biện pháp khác như nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế. Đồng thời, từng bước đổi mới cơ chế tài chính theo hướng đầu tư trực tiếp cho người thụ hưởng dịch vụ y tế thông qua hình thức hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế, bảo đảm cân đối thu - chi quỹ bảo hiểm y tế, phấn đấu giảm tỷ lệ chi tiêu y tế trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình xuống dưới 40% vào năm 2020. 4.1.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và bảo hiểm y tế của Hà Nội đến năm 2020 Thứ nhất, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020. Về mục tiêu tổng quát: Huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu chuyển dịch theo đúng định hướng: dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, có nhiều sản phẩm với hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao. Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và quản lý đô thị; xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH ngày càng đồng bộ, hiện đại, môi trường bền vững. Văn hóa - xã hội, giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao; quốc phòng, an ninh được củng cố vững chắc; quan hệ đối ngoại được mở rộng, nâng cao vị thế và uy tín của Thủ đô. Phát huy 17 18 vai trò đầu tàu, trung tâm phát triển của Vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước. Thứ hai, mục tiêu phát triển bảo hiểm y tế của Hà Nội đến năm 2020. Nghị quyết số 21 của Bộ Chính trị đã đề ra mục tiêu chung của BHXH Thành phố Hà Nội đó là: Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ BHXH, BHYT; tăng nhanh diện bao phủ các đối tượng tham gia BHXH, nhất là BHXH tự nguyện; thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân. Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH; Sử dụng an toàn có hiệu quả quỹ BHXH và bảo đảm cân đối quỹ BHYT Hội nghị Đánh giá thực trạng và các giải pháp thực hiện chỉ tiêu BHXH, BHYT năm 2016 đến năm 2020 thành phố Hà Nội nêu quyết tâm sẽ điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT năm 2016 đạt 80% dân số và đến năm 2020 phải nâng tỷ lệ này lên 90,1%” (Nguyễn Đức Hòa, 2016). BHXH Thành phố đề xuất UBND Thành phố thực hiện hỗ trợ 20% mức đóng BHYT cho học sinh thuộc các huyện của Thành phố, nâng tiêu chí đánh giá tỷ lệ bao phủ BHYT từ 70% lên 80% đối với các xã đạt chuẩn nông thôn mới. 4.1.2. Mục tiêu phát triển bảo hiểm y tế của nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 4.1.2.1. Về tốc độ tăng trưởng tham gia BHYT tự nguyện của nông dân Dựa vào kết quả điều tra của tác giả và báo cáo của BHXH Hà Nội năm 2015, luận án sử dụng tốc độ tăng BHYT tự nguyện của nông dân là 3,57%/năm để làm căn cứ tốc độ tăng BHYT nông dân đến năm 2020 và 2025. Đồng thời căn cứ vào sự hỗ trợ của chính quyền và sự tăng của nhân nhân tố tác động, luận án xây dựng ba phương án về tỷ lệ tham gia BHYT nông dân. Phương án thứ nhất là phương án cơ sở, lấy tốc độ tham gia chung BHYT tự nguyện của nông dân trong suốt giai đoạn 2015-2025 tăng bình quân mỗi năm là 3,57%, thì tỷ lệ tham gia BHYT của nông dân năm 2020 là 36,30%, và năm 2025 là 54,15%. Phương án thứ hai là phương án trung bình, thì trong ba năm 2015-2017 tốc độ tăng là 3,57% bình quân năm; 2018-2020 tăng bình quân 4% năm; 20212022 tăng bình quân 5% năm và 2023-2025 tăng bình quân 5,5%. Theo tốc độ đó, tỷ lệ tham gia BHYT tự nguyện của nông dân năm 2020 là 37,59%, năm 2025 là 64,09%. Phương án thứ ba là phương án cao, thì trong những năm 2015-2017 tốc độ tăng là 3,57% bình quân năm; năm 2018 tốc độ tăng là 4%; năm 2019-2020 mỗi năm tăng thêm so với năm trước là 0,5% nên tốc độ tăng năm 2019 là 4,5% và năm 2020 tốc độ tăng là 5%; ba năm tiếp theo 2021-2023 mỗi năm tăng thêm so năm trước 1% nên tốc độ tăng của năm 2021 là 6%, năm 2022 là 7% và năm 2023 là 8%; hai năm 2024-2025 mỗi năm tăng thêm so với năm trước 1,5% nữa nên tốc độ tăng của năm 2024 là 9,5% và năm 2025 là 11%. Theo tốc độ tăng như thế, dự kiến đến năm 2020 sẽ có 39,09% nông dân tham gia BHYT tự nguyện và năm 2025 có 80,59% nông dân tham gia BHYT tự nguyện trên địa bàn Hà Nội Xét theo thực tế hiện nay, đề tài lựa chọn phương án trung bình, bởi lẽ dưới tác động của các chính sách của nhà nước và chủ trương hỗ trợ của Thành phố, thì phương án cơ sở hầu như là thấp so với khả năng bao phủ BHYT tự nguyện của nông dân; Theo phương án cao thì đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng cao của cả nhà nước và người dân trong hỗ trợ và đóng góp. Vì thế tác giả cho rằng lựa chọn phương án trung bình là hợp lý hơn với sự nỗ lực của cả hai phía hiện nay. Bảng 5. Các phương án tăng tỷ lệ tham gia BHYT tự nguyên nông dân Hà Nội đến năm 2025. ĐV tính % Năm Phương án cơ sở Phương án trung Phương án cao bình 2015 18,45 3,57 18,45 3,57 18,45 2016 22,02 22,02 22,02 2017 25.59 25.59 25.59 2018 29,16 4,00 29,59 4,00 29,59 2019 32,73 33,59 4,50 34,09 2020 36,30 37,59 5,00 39,09 3,57 39,87 2021 5,0 42.59 6,00 45,09 2022 43,44 47,59 7,00 52,09 2023 47,01 5,5 53,09 8,00 60,09 2024 50,50 58,59 9,50 69,59 2025 54,15 64,09 11,00 80,59 Nguồn Tính toán của tác giả trên cơ sở số liệu của BHXH Hà Nội 2015. 4.1.2.2. Về cơ cấu tham gia bảo hiểm y tế của các nhóm đối tượng nông dân Trên cơ sở phương án lựa chọn và tỷ lệ tham gia BHYT của nông dân điều tra 2012-2014 luận án dự tính sự tham gia BHYT tự nguyện của nông dân theo các tiêu chí thu nhập, ngành nghề và vùng. Do kết quả tỷ lệ tham gia BHYT tự nguyện của nông dân điều tra 2012-2014 có cao hơn so với kết quả của BHXH Hà nội, nên tỷ lệ tham gia BHYT qua các giai đoạn 2014-2020 và 2021- 2025 cũng có cao hơn chút ít. Kết quả cụ thể tỷ lệ tham gia BHYT tự nguyện của nông dân phân theo thu nhập, theo ngành nghề và theo vùng đến năm 2020 và đến năm 2025 như bảng 4.2 sau đây 19 20 Bảng 6. Dự kiến cơ cấu tham gia BHYT nông dân theo phương án trung bình ĐV tính % Tỷ lệ % tham gia 2020 2025 BHYT năm 2014 Tỷ lệ nông dân tham gia theo thu nhập Giầu và khá 46,34 69,05 95,55 Trung bình 38,41 61,12 87,62 Cận nghèo 15,25 37,96 64,46 Tỷ lệ nông dân tham gia theo ngành nghề Hỗn hợp 64,95 87,66 100,00 * Thuần nông 35,05 57,78 84,28 Tỷ lệ nông dân tham gia theo vùng Đồng bằng 70,29 92,89 100,00** Miền núi 29,71 52,42 79,92 Ghi chú * hoàn thành vào năm 2023; ** hoàn thành vào năm 2022 Nguồn: Tính toán của tác giả trên cơ sở số liệu của BHXH Hà Nộ 2015 và kết quả điều tra khảo sát 196 hộ nông dân của đề tài; 4.1.3. Phương hướng hoàn thiện các nhân tố tác động đến sự tham gia bảo hiểm y tế đối với từng đối tượng nông dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội 4.1.3.1. Phương hướng hoàn thiện các nhân tố nhằm tăng cường sự tham gia tham gia bảo hiểm y tế đối với nhóm đối tượng nông dân theo thu nhập Phương hướng để tăng cường sự tham gia của BHYT của nông dân theo nhóm thu nhập khá là không ngừng tăng cường chất lượng khám chữa bệnh khi sử dụng thẻ BHYT trong thời gian tới. Đối với các đối tượng thu nhập trung bình cần tập trung công tác vận động, tuyên truyền cho người dân hiểu rõ những lợi ích của BHYT. Đối với nhóm hộ nông dân cận nghèo, thu nhập không cao, nên khó khăn trong việc tiếp cận BHYT. Phương hướng hoàn thiện thời gian tới của nhân tố này là tăng cường hỗ trợ, cấp thẻ BHYT miễn phí cho 100% các hộ cận nghèo để đảm bảo mọi người dân đều được hưởng các quyền lợi về y tế. 4.1.3.2. Phương hướng hoàn thiện các nhân tố nhằm tăng cường sự tham gia bảo hiểm y tế đối với nhóm đối tượng nông dân theo ngành nghề Phương hướng hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng nhằm tăng cường sự tham gia bảo hiểm y tế đối với nhóm đối tượng nông dân theo ngành nghề trong thời gian tới là i) Thành phố cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, phát triển ngành nghề, tạo việc làm tăng thu nhập cho nông dân; ii) mặt khác, cần tăng cường công tác tổ chức quản lý BHYT. 4.1.3.3. Phương hướng hoàn thiện các nhân tố nhằm tăng cường sự tham gia bảo hiểm y tế đối với nhóm đối tượng nông dân theo vùng Phương hướng hoàn thiện các nhân tố nhằm tăng cường sự tham gia bảo hiểm y tế đối với nhóm đối tượng nông dân theo vùng đó là i) tăng cường các biện pháp nhằm cải thiện thu nhập cho các hộ nông dân, đặc biệt là hộ nông dân ở vùng núi;ii) tiếp tục chính sách hỗ trợ tham gia BHYT cho các hộ yếu thế. Đối với nhóm các hộ nông dân ở vùng đồng bằng, cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền và quản lý chặt chẽ các đối tượng tham gia BHYT . 4.2. Giải pháp hoàn thiện các nhân tố tác động đến sự tham gia bảo hiểm y tế của nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội những năm tới 4.2.1 Hoàn thiện chính sách hỗ trợ của nhà nước Thứ nhất, mở rộng mức hỗ trợ BHYT đối với đối tượng các đối tượng hộ nông dân tham gia BHYT. Mặc dù có chủ trương đối với hộ cận nghèo và mới thoát nghèo Thành phố hỗ trợ 100% kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế, nhưng hiện nay mới chỉ được hỗ trợ 70%. Do đó, đề nghị với UBND thành phố Hà Nội tiếp tục dùng nguồn kinh phí của Thành phố để hỗ trợ nốt 30% kinh phí còn lại cho hộ cận nghèo trên địa bàn trong những năm tiếp theo. Đối với hộ Trung bình, hiện thành phố hỗ trợ 30% kinh phí mua thẻ BHYT. Những năm tới thành phố nâng mức hỗ trợ đối tượng này lên 45%-50% kinh phí mua thẻ BHYT Đề nghị với UBND tiến hành hỗ trợ một phần kinh phí cho nhóm hộ gia đình nông nghiệp tham gia BHYT theo hộ gia đình này. Mức hỗ trợ có thể từ 5% - 10% tùy thuộc vào cân đối ngân sách của Thành phố. Đối với người cao tuổi, UBND Thành phố cũng có thể như: 60 tuổi trở lên thì hỗ trợ 30% mệnh giá thẻ, 79 tuổi trở lên hỗ trợ 50%. Thứ hai, cải cách chính sách BHYT theo hướng công bằng và thống nhất. Tiến tới mục đích bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ y tế và BHYT toàn dân, chính sách BHYT của Nhà nước thời gian tới cần thiết phải đảm bảo thống nhất mức chi trả, trợ cấp BHYT cho tất cả các đối tượng như nhau. Mọi người dân khi khám chữa bệnh đúng tuyến, không theo yêu cầu đều được thanh toán tất cả các chi phí KCB. Thời gian tới, quy định trong chính sách BHYT hộ gia đình cần được điều chỉnh theo hướng thông thoáng hơn. Theo đó, nơi đăng ký KCB ban đầu có thể linh hoạt theo hướng hoặc là lựa chọn cơ sở KCB theo địa chỉ thường trú hoặc theo địa chị tạm trú. Cần tuyên truyền cho những người muốn tham gia BHYT hộ gia đình nhưng hiện đi ở trọ. Nếu chủ nhà trọ kiên quyết không lập danh sách, những đối tượng này cần phản ánh, kêu gọi sự can thiệp từ công an khu vực hoặc UBND sở tại. Khi đó, đại diện chính quyền cơ sở cần vào cuộc, yêu cầu chủ nhà trọ phải khai báo tạm trú theo đúng Luật Cư trú và lập danh sách mua thẻ BHYT cho những cá nhân đã đăng ký tạm trú. Thứ ba, tăng cường huy động các nguồn lực tài chính để hỗ trợ cho các hộ nông dân khó khăn trong tham gia BHYT. Để tăng mức hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn khi tham gia BHYT thì ngoài nguồn vốn của NS Thành phố, Hà Nội rất cần có những biện pháp huy 21 22 động thêm các nguồn lực xã hội. Vận động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho hoạt động từ thiện, cung cấp, hỗ trợ các thiết bị y tế và hỗ trợ khám chữa bệnh hoặc hỗ trợ mua thẻ Bảo hiểm y tế cho người nông dân có thu nhập thấp. BHXH Thành phố có thể phát động nhiều chương trình từ thiện, kêu gọi sự giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức trên địa bàn như ``Chung tay vì sức khỏe cộng đồng”, “Trao thẻ bảo hiểm y tế - trao sự an tâm”,.... Trên cơ sở này, BHXH Thành phố dựa danh sách các hộ cận nghèo, hộ nông dân có mức sống trung bình,..., gặp khó khăn trên địa bàn sẽ đẩy mạnh xin tài trợ của các tổ chức như Tập đoàn KIDO, Ngân hàng VCB,... trợ cấp phần còn lại để giúp các hộ gia đình mua BHYT. Các buổi trao tặng thẻ BHYT miễn phí cho các hộ khó khăn phải được tổ chức long trọng, đưa tin cụ thể trên nhiều phương tiện thông tin, đại chúng,.... BHXH Thành phố Hà Nội có thể kiến nghị với BHXH Việt Nam cho phép sử dụng nguồn kinh phí kết dư quỹ khám, chữa bệnh BHYT của BHXH các tỉnh, thành phố để thực hiện hỗ trợ theo các nhóm đối tượng tham gia BHYT. 4.2.2 .Giải pháp nâng cao chất lượng của các hoạt động khám chữa bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế Thứ nhất, xóa bỏ tình trạng, tâm lý có sự phân biệt giữa người có thẻ BHYT và người bệnh không dùng thẻ BHYT khi khám bệnh. Thứ hai, chuyển hình thức cấp ngân sách của Nhà nước từ cấp cho cơ sở cung ứng dịch vụ sang cấp trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng dịch vụ y tế thông qua hình thức BHYT Thứ ba, khắc phục tình trạng phân biệt cơ sở khám chữa bệnh tư trong thực hiện chính sách BHYT Thứ tư, các biện pháp khác nhằm tăng cường chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở KCB Thứ năm, đẩy mạnh việc triển khai thí điểm thực hiện chương trình Chất lượng và sự hài lòng của người bệnh tại một số bệnh viện lớn ở Hà Nội như Bạch Mai, Việt Đức, K, Nhi TƯ, Mắt TƯ, Phụ sản TƯ, Hữu Nghị (Hà Nội). Cơ quan BHXH cần tiếp tục hỗ trợ các bệnh viện này cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch, triển khai hẹn khám bệnh theo giờ qua điện thoại, qua mạng đối với người bệnh không phải đối tượng cấp cứu để chủ động phân bổ thời gian khám hợp lý, giúp người bệnh giảm thời gian chờ đợi và để đơn vị chủ động việc tăng cường cho khoa khám bệnh. Thứ sáu, Sở Y tế Thành phố cùng với các cơ sở KCB cần xây dựng kiện toàn đội ngũ công chức, viên chức toàn hệ thống, tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công chức, viên chức vững vàng về bản lĩnh chính trị, giỏi về chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng tích cực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thứ bảy, cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa chi phí và chất lượng. Điều này có nghĩa là muốn nâng cao chất lượng khám chữa bệnh thì bắt buộc phải đi kèm với sự gia tăng về chi phí đầu tư. Để tăng cường nguồn lực tài chính đầu tư cho y tế, gia tăng chất lượng khám chữa bệnh, Thành phố cần huy động từ các nguồn lực khác nhau. Thứ tám, để giảm thiểu tình trạng quá tải tại các bệnh viện, cần khuyến khích người dân đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu tại các trạm y tế xã, phường trên địa bàn. 4.2.3 Tăng cường về năng lực tổ chức quản lý và đội ngũ cán bộ về BHYT và phối hợp thực hiện Thứ nhất, tổ chức thực hiện tốt việc hỗ trợ BHYT đối với đối tượng hộ nông dân tham gia BHYT. BHXH Thành phố cần chỉ đạo BHXH các quận, huyện thuộc địa bàn tiến hành phối hợp với cơ quan Thống kê, Phòng Thương Binh Xã Hội, Phòng Tài chính,... các quận, huyện tiến hành thống kê danh sách các hộ nông dân trên địa bàn. Cần phối hợp với UBND các cấp đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách hỗ trợ cho các hộ nông dân. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về các chính sách hỗ trợ nông dân tham gia BHYT Thứ hai, nâng cao công tác giám định BHYT Thực hiện một cách hiệu quả công tác quản lý quỹ KCB BHYT, BHXH cả nước cần tích cực hơn nữa trong việc phối hợp với ngành y tế, các cơ sở KCB trên cả nước để triển khai thực hiện các quy trình về đón tiếp bệnh nhân, giám định, thẩm định, thanh toán chi phí KCB BHYT chặt chẽ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở KCB BHYT; tập huấn các khóa đào tạo nâng cao ý thức, trách nhiệm và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giám định, yêu cầu bám sát các đơn vị được phân công, phối hợp với nhân viên y tế kiểm tra, hướng dẫn người bệnh thực hiện đúng, đủ các thủ tục KCB BHYT... Trong công tác quản lý, sử dụng quỹ BHYT, bảo đảm tiến độ thanh quyết toán chi phí KCB BHYT, nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ KCB, bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT, các địa phương cần tích cực triển khai thực hiện phương thức giám định hồ sơ KCB BHYT tập trung. Cơ quan quản lý BHYT cần có giải pháp nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ giám định viên. Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đội ngũ BHYT Thứ tư, tăng cường phối hợp giữa BHYT với các đơn vị để thanh tra kiểm tra Thứ năm, thực hiện áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý 4.2.4. Nâng cao điều kiện kinh tế cho người dân Thứ nhất, nâng cao trình độ lao động cho nông dân nhằm đáp ứng được nhu cầu lao động. Thứ hai, thúc đẩy phát triển đa dạng các ngành nghề để tăng cầu lao động trên các địa bàn quận huyện trên toàn thành phố theo hướng CNHHĐH. Thứ ba, phát triển đa dạng hóa các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh, nhằm giải quyết việc làm cho nông dân. Thứ tư, tăng cường tạo công ăn việc làm cho nông dân. 4.2.5. Nâng cao nhận thức của người dân về việc tham gia BHYT 23 24 Tiếp tục đổi mới về nội dung, công tác tổ chức và hình thức tuyên truyền, chú ý đặc điểm đối tượng; cần tăng cường phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa BHXH với ban tuyên giáo và các đoàn thể trong công tác tuyên truyền BHYT. Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHYT; phát hiện kịp thời và xử lý các hành vi vi phạm, giảm thiểu tình trạng trốn đóng, nợ BHYT và các hành vi tiêu cực, gian lận để hưởng chế độ, trục lợi BHYT. KẾT LUẬN Phát triển BHYT nông dân đang là vấn đề rất quan trọng nhưng cũng rất khó khăn để tiến tới BHYT toàn dân trên địa bàn cả nước ta nói chung, thành phố Hà Nội nói riêng. Những năm qua, mặc dù thành phố đã có nhiều chủ trương biện pháp nhằm triển khai thực hiện BHYT nông dân nhưng tỷ lệ tham gia BHYT của đối tượng này vẫn còn rất thấp. Vì thế việc nghiên cứu những nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn bức xúc. Trên cơ sở tổng quan những nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước, luận án đã xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu về nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT nông dân trên cơ sở làm rõ các khái niệm, tầm quan trọng của BHYT nông dân; các nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT nông dân trên 5 khía cạnh là i) Chính sách trợ giúp của chính phủ; ii) Chất lượng KCB bằng thẻ BHYT; iii) Tổ chức hoạt động của BHYT; iv) Thu nhập của nông dân và v) nhận thức của nông dân Trên cơ sở các thông tin dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thu được qua điều tra khảo sát, luận án chỉ rõ, trong những năm qua, Nhà nước ban hành và sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách khuyến khích sự tham gia BHYT nông dân; nhiều biện pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh khi sử dụng thẻ BHYT được áp dụng; công tác tổ chức quản lý khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT được tăng cường; đội ngũ cán bộ BHYT được nâng cao chất lượng về chuyên môn và y đức; nhiều biện pháp nâng cao hiểu biết và khả năng tham gia BHYT nông dân cũng được triển khai nên sự tham gia BHYT nông dân trên địa bàn Thành phố gia tăng qua các năm; tốc độ tăng trưởng tham gia BHYT của nông dân tăng lên rõ rệt. Cơ cấu tham gia BHYT nông dân có chuyển biến tốt. Đến năm 2014 tỷ lệ nông dân tham gia BHYT là 57%, trong đó , số người thuộc hộ giàu tham gia BHYT là 68%, hộ khá là 62%, hộ trung bình là 57% và hộ cận nghèo là 44%. Tỷ lệ số hộ hỗn hợp tham gia BHYT cao hơn so với số thuần nông; tỷ lệ tham gia BHYT nông dân vùng đồng bằng và vùng miền núi khá ngang nhau. 3) Bên cạnh những mặt đạt được trên đây, các nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT nông dân vẫn còn nhiều bất cập; i) Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về việc tham gia BHYT nông dân được ban hành và bổ sung nhưng việc thực hiện chưa thực sự hiệu quả; ii) Chất lượng hoạt động khám chữa bệnh BHYT chưa cao, sự hài lòng của người nông dân tham gia BHYT còn rất thấp; iii) Tổ chức quản lý và đội ngũ cán bộ BHYT trên địa bàn thành phố còn nhiều chưa theo kịp yêu cầu; iv) Thu nhập của nông dân và v) nhận thức của nông dân về việc tham gia BHYT còn thấp. Những nhân tố này đã được kiểm định thông qua bài toán đánh giá những rào cản ảnh hưởng đến sự tham gia BHYT. Kết quả cho thấy, có 85,8% trong số 152 người đã tham gia vào hệ thống bảo hiểm y tế tự nguyện năm 2014 cho rằng những hạn chế về việc chưa biết thủ tục, thu nhập thấp và chế độ hưởng chưa thiết thực là những rào cản đối với sự tham gia của họ vào hệ thống này. Nói cách khác, về chính sách thụ hưởng, tổ chức quản lý và thu nhập là những rào cản chủ yếu về sự tham gia của nông dân vào BHYT hiện nay. Xuất phát từ đó, luận án cho rằng, để thực hiện tiến trình tiến tới BHYT toàn dân trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận án đã xây dựng và lựa chọn phương án về tỷ lệ tham gia BHYT từ năm 2017 đến năm 2025, đưa tỷ lệ nông dân tham gia BHYT đạt 37,59% vào năm 2020 và 64,09% vào năm 2025 Muốn vậy, luận án đã đề xuất phương hướng hoàn thiện các nhân tố cụ thể cho từng đối tượng nông dân và 5 nhóm giải pháp chủ yếu để thực hiện. Các nhóm giải pháp cụ thể là: i) Mở rộng mức hỗ trợ BHYT đối với đối tượng các đối tượng nông dân tham gia BHYT cụ thể là hỗ trợ 100% kinh phí mua thẻ bào hiểm y tế cho hộ cận nghèo, nâng mức hỗ trợ kinh phí cho hộ trung bình cũng như BHYT học sinh từ 30% hiện nay lên 45%-50%. Hỗ trợ có thể từ 5% - 10% cho các hộ khác tham gia NHYT theo hộ gia đình; cải cách chính sách BHYT theo hướng công bằng và thống nhất; tăng cường huy động các nguồn lực tài chính để hỗ trợ cho nông dân khó khăn trong tham gia BHYT; ii) Nâng cao chất lượng của các hoạt động khám chữa bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thông qua xóa bỏ tâm lý có sự phân biệt giữa người có thẻ BHYT và người bệnh không dùng thẻ BHYT khi khám bệnh; chuyển hình thức cấp ngân sách của Nhà nước từ cấp cho cơ sở cung ứng dịch vụ sang cấp trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng dịch vụ y tế thông qua hình thức BHYT; khắc phục tình trạng phân biệt cơ sở khám chữa bệnh tư trong thực hiện chính sách BHYT; iii) Tăng cường về năng lực tổ chức quản lý và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ về BHYT; iv) Nâng cao điều kiện kinh tế cho nông dân và v) Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của nông dân về ích lợi khi tham gia bảo hiểm y tế.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan