Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến củ...

Tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến của sinh viên đại học tại thành phố hồ chí minh

.PDF
122
640
96

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÕ NGUYÊN PHÚ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TẠI TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP Hồ Chí Minh – năm 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÕ NGUYÊN PHÚ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TẠI TP.HCM Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 8340121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH TIÊN MINH TP Hồ Chí Minh – năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Võ Nguyên Phú học viên cao học khóa 26 trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan những nội dung và số liệu trong đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến Ý định khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến của sinh viên đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh” là kết quả của quá trình nghiên cứu và học tập của bản thân. TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2018 Tác giả luận văn VÕ NGUYÊN PHÚ MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI ......................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................2 1.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................2 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................3 1.5. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu ........................................................3 1.6. Ý nghĩa thực tiễn và tính mới của đề tài ...............................................3 1.7. Kết cấu của luận văn .............................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................5 2.1. Khái niệm khởi nghiệp kinh doanh .......................................................5 2.2. Khái niệm khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến......................................5 2.3. Ý định khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến ...........................................6 2.3. Một số khung lý thuyết nền...................................................................7 2.3.1. Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB) ..7 2.3.2. Mô hình chấp nhận công nghệ (Theory of Technology Acceptance Model - TAM) .................................................................................9 2.3.3. Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT: Unified Theory of Acceptance and Use of Technology) .................................................9 2.3.4. Lý thuyết khuếch tán đổi mới ......................................................11 2.4. Các nhân tố tác động đến khởi nghiệp trực tuyến tổng hợp từ các nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................................................13 2.4.1. Tính phức tạp ...............................................................................13 2.4.2. Ý kiến người xung quanh .............................................................14 2.4.3. Thái độ .........................................................................................14 2.4.4. Sự tự tin ........................................................................................14 2.4.5. Giáo dục khởi nghiệp ...................................................................14 2.4.6. Hoạt động ngoại khóa ..................................................................15 2.4.7. Điều kiện cơ sở vật chất ...............................................................15 2.5. Sự khác biệt giữa các nhóm nhân khẩu học về ý định khởi nghiệp trực tuyến ......................................................................................................................15 3.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất ...............................................................16 2.6. Tóm tắt chương 2 ................................................................................16 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................17 3.1. Thiết kế nghiên cứu.............................................................................17 3.1.1. Phương pháp ................................................................................17 3.1.2. Quy trình nghiên cứu ...................................................................17 3.2. Nghiên cứu định tính...........................................................................18 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính ......................................................18 3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính .......................................................19 3.2.2.1. Tính phức tạp ........................................................................19 3.2.2.2. Ý kiến người xung quanh ......................................................20 3.2.2.3. Thái độ ..................................................................................20 3.2.2.4. Sự tự tin .................................................................................20 3.2.2.5. Giáo dục khởi nghiệp ............................................................20 3.2.2.6. Hoạt động ngoại khóa ...........................................................21 3.2.2.7. Điều kiện cơ sở vật chất ........................................................21 3.2.2.8. Ý định khởi nghiệp trực tuyến ..............................................21 3.4. Các giả thiết nghiên cứu......................................................................22 3.4.1. Tính phức tạp ...............................................................................22 3.4.2. Ý kiến người xung quanh .............................................................22 3.4.3. Thái độ .........................................................................................22 3.4.4. Sự tự tin ........................................................................................23 3.4.5. Giáo dục khởi nghiệp ...................................................................23 3.4.7. Hoạt động ngoại khóa ..................................................................23 3.4.7. Điều kiện cơ sở vật chất ...............................................................24 3.4.8. Sự khác biệt giữa các nhóm nhân khẩu học về ý định khởi nghiệp trực tuyến...........................................................................................................24 3.5. Nghiên cứu định lượng sơ bộ ..............................................................25 3.5.1. Tổng hợp hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo ...................25 3.5.2. Đánh giá sơ bộ thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA 26 3.5.2.1. Phân tích EFA đối với nhóm nhân tố ảnh hưởng đến Ý định khởi nghiệp trực tuyến của sinh viên đại học ...............................................26 3.5.2.2. Phân tích nhân tố EFA đối với biến phụ thuộc: Ý định khởi nghiệp trực tuyến ...........................................................................................26 3.6. Thang đo chính thức............................................................................27 3.7. Tóm tắt chương 3 ................................................................................29 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC ..................................30 4.1. Thống kê mô tả mẫu............................................................................30 4.2. Thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp trực tuyến của sinh viên ................................................................................................34 4.3. Đánh giá thang đo chính thức bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .37 4.4. Đánh giá thang đo chính thức bằng phân tích nhân tố khám phá EFA ...............................................................................................................................38 4.4.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá của nhóm nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp trực tuyến ....................................................................39 4.4.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến Ý định khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến........................................................................................39 4.4.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ...................................40 4.5. Mô hình nghiên cứu chính thức ..........................................................40 4.6. Giả thiết nghiên cứu mô hình chính thức ............................................41 4.7. Kết quả kiểm định mô hình và các giả thiết nghiên cứu .....................41 4.7.1. Phân tích tương quan ...................................................................41 4.7.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội ..................................................42 4.7.2.1. Mô hình hồi quy ....................................................................42 4.7.2.2. Kiểm tra các giả định của mô hình hồi quy ..........................43 4.7.2.3. Kiểm định các giả thiết nghiên cứu của mô hình hồi quy và thảo luận kết quả ...........................................................................................43 4.7.3. Kiểm định sự khác biệt giữa các biến định tính...........................46 4.7.3.1. Kiểm định sự khác biệt về ý định khởi nghiệp trực tuyến giữa sinh viên nam và sinh viên nữ .......................................................................46 4.7.3.2. Kiểm định sự khác biệt Ý định khởi nghiệp trực tuyến giữa các sinh viên ngành Công nghệ thông tin, Kỹ thuật và Kinh tế....................46 4.7.3.3. Kiểm định sự khác biệt Ý định khởi nghiệp trực tuyến giữa nhóm sinh viên từng mua hàng trực tuyến và chưa từng mua hàng trực tuyến .......................................................................................................................47 4.8. Tóm tắt chương 4 ................................................................................48 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................49 5.1. Kết luận ...............................................................................................49 5.2. Đóng góp của nghiên cứu ...................................................................50 5.3. Một số đề xuất .....................................................................................50 5.3.1. Đề xuất giảm tính phức tạp của kinh doanh trực tuyến ...............50 5.3.2. Đề xuất tăng sự tích cực của “Ý kiến người xung quanh” đối với việc sinh viên khởi nghiệp trực tuyến ...............................................................52 5.3.3. Đề xuất nhằm nâng cao thái độ của sinh viên với khởi nghiệp trực tuyến ..................................................................................................................53 5.3.4. Đề xuất nhằm tăng sự tự tin của sinh viên trong việc khởi nghiệp trực tuyến...........................................................................................................54 5.3.5. Đề xuất nâng cao chất lượng Giáo dục khởi nghiệp ....................55 5.3.6. Đề xuất tăng cường hoạt động ngoại khóa cho sinh viên ............56 5.3.7. Đề xuất nâng cao điều kiện cơ sở vật chất ...................................57 5.3.8. Đề xuất khác.................................................................................58 5.3.8.1. Hỗ trợ sinh viên nữ tham gia khởi nghiệp trực tuyến ...........58 5.3.8.2. Thường xuyên giao lưu sinh viên giữa các trường các khối ngành .............................................................................................................59 5.3.8.3. Khuyến khích sinh viên sử dụng các dịch vụ trực tuyến đặc biệt là mua hàng trực tuyến để khơi gợi những ý tưởng kinh doanh trực tuyến ..............................................................................................................60 5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................60 5.5. Tóm tắt chương 5 ................................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt TP HCM B2C Thành phố Hồ Chí Minh Giao dịch thương mại Business to customer điện tử giữa công ty và người tiêu dùng KNTT Khởi nghiệp trực tuyến IT Information Technology TPB Theory of Planned Lý thuyết hành vi dự định Behavior TRA Theory of Reasoned Lý thuyết hành động Action UTAUT Công nghệ thông tin Unified hợp lý Theory of Mô hình chấp nhận và Acceptance and Use of sử dụng công nghệ Technology IDT Innovation Theory EFA Exploratory Analysis Diffusion Lý thuyết khuếch tán đổi mới Factor Phân tích nhân tố khám phá DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Kết quả thang đo “Tính phức tạp” ................................................19 Bảng 3.2: Kết quả thang đo “Thái độ” ..........................................................20 Bảng 3.3: Thang đo “Điều kiện cơ sở vật chất” ............................................21 Bảng 3.4: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo sơ bộ ...........25 Bảng 3.5: Kết quả phân tích nhân tố EFA đối với các biến độc lập .............26 Bảng 3.6: Kết quả phân tích nhân tố EFA đối với biến phụ thuộc ...............27 Bảng 4.1: Thống kê mô tả sinh viên theo giới tính .......................................30 Bảng 4.2: Thống kê mô tả sinh viên theo trường đại học tham gia khảo sát 31 Bảng 4.3: Thống kê mô tả sinh viên theo ngành học ....................................31 Bảng 4.4: Thống kê mô tả sinh viên theo nơi ở của gia đình ........................32 Bảng 4.5: Kinh nghiệm mua hàng trực tuyến của sinh viên .........................32 Bảng 4.6: Thời gian sử dụng Internet mỗi ngày............................................33 Bảng 4.7: Kênh thông tin về khởi nghiệp trực tuyến ....................................33 Bảng 4.8: Thống kê mô tả thành phần “Tính phức tạp” ............................... 34 Bảng 4.9: Thống kê mô tả thành phần “Ý kiến người xung quanh” .............34 Bảng 4.10: Thống kê mô tả thành phần “Thái độ”........................................35 Bảng 4.11: Thống kê mô tả thành phần “Sự tự tin” ......................................35 Bảng 4.12: Thống kê mô tả thành phần “Giáo dục khởi nghiệp” .................36 Bảng 4.13: Thống kê mô tả thành phần “Hoạt động ngoại khóa” ................36 Bảng 4.14: Thống kê mô tả thành phần “Điều kiện cơ sở vật chất” .............37 Bảng 4.15: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo chính thức .38 Bảng 4.16: Kết quả phân tích EFA của các biến độc lập .............................. 39 Bảng 4.17: Kết quả phân tích EFA của các biến phụ thuộc ..........................39 Bảng 4.18: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ..................................40 Bảng 4.19: Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính ...........................................42 Bảng 4.20: Kết quả kiểm định t-test theo giới tính .......................................46 Bảng 4.21: Kết quả trung bình ý định khởi nghiệp trực tuyến theo giới tính .................................................................................................................................. 46 Bảng 4.22: Kết quả kiểm định Levene test................................................... 47 Bảng 4.23: Kết quả phân tích Anova theo nhóm ngành ............................... 47 Bảng 4.24: Kết quả kiểm định T-test............................................................ 48 Bảng 4.25: Trung bình ý định khởi nghiệp theo kinh nghiệm mua hàng trực tuyến ......................................................................................................................... 48 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành vi dự định ..................................................7 Hình 2.2: Mô hình chấp nhận công nghệ ........................................................9 Hình 2.3: Mô hình UTAUT ..........................................................................10 Hình 2.4: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận công nghệ ....13 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất .........................................................16 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ....................................................................18 MỞ ĐẦU Mục đích của nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến “Ý định khởi nghiệp trực tuyến của sinh viên đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Trên cơ sở các lý thuyết nền và tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến “Ý định khởi nghiệp trực tuyến”, kết hợp với kết quả nghiên cứu định tính sơ bộ, mô hình nghiên cứu sơ bộ được đề xuất. Nghiên cứu định lượng sơ bộ được tiến hành trên quy mô nhỏ thông qua khảo sát 205 sinh viên đại học tại TP.HCM. Phân tích Cronbach’s Alpha và phân tích Nhân tố khám phá EFA được sử dụng để kiểm định thang đo. Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện tại 10 trường đại học tại TPHCM, dữ liệu được thu thập bằng cách khảo sát bảng câu hỏi đối với 350 sinh viên năm cuối các trường đại học. Kết quả cho thấy Tính phức tạp, Ý kiến người xung quanh, Thái độ, Sự tự tin, Giáo dục khởi nghiệp, Kinh nghiệm kinh doanh thương mại, Hoạt động ngoại khóa, Điều kiện cơ sở vật chất đều tác động đến Ý định khởi nghiệp trực tuyến của sinh viên. Sinh viên nữ có ý định khởi nghiệp trực tuyến cao hơn sinh viên nam, sinh viên đã từng mua hàng trực tuyến có ý định khởi nghiệp trực tuyến cao hơn sinh viên chưa từng mua hàng trực tuyến. Tuy nhiên không có sự khác biệt về ý định khởi nghiệp trực tuyến giữa sinh viên các ngành Kinh tế, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật. Từ kết quả này, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý đối với các trường đại học, các cơ quan quản lý giáo dục để thúc đẩy tiềm năng khởi nghiệp của sinh viên. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Khởi nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Các công ty này đóng góp rất lớn vào việc phát triển và gia tăng chất lượng cho sản phẩm và dịch vụ. Đây là lực lượng luôn đi đầu trong việc tiếp cận những ý tưởng mới, áp dụng công nghệ mới và thúc đẩy sự sáng tạo trong nền kinh tế của các quốc gia (Audretsch et al., 2006). Tại Việt Nam, sau cuộc cải cách kinh tế trong những năm 80 và 90 của thế kỷ trước, Đảng và Nhà nước ngày càng công nhận vai trò quan trọng của thành phần kinh tế tư nhân mà khởi nguồn chính là các doanh nghiệp khởi nghiệp (Nghị quyết Đại hội XII Đảng, 2016). Tại Việt Nam, ngoài các hình thức kinh doanh truyền thống thì cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và mạng Internet, việc kinh doanh trên mạng ngày càng phổ biến và thu hút một lực lượng lớn người dân tham gia. Tỷ lệ người dân tại Việt Nam sử dụng Internet đạt mức cao và ngày càng có nhiều người từ thành thị đến nông thôn có cơ hội tiếp cận Internet. Thị trường thương mại điện tử B2C trong năm 2016 đạt khoảng 5 tỷ USD tăng 20% so với năm 2015 và chiếm khoảng 3% tổng mức bán lẻ và tiêu dùng cả nước (Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, 2016). Việc kinh doanh trên mạng có lợi thế là việc gia nhập dễ dàng, chi phí đầu vào thấp, không yêu cầu địa điểm kinh doanh, mạng lưới khách hàng rộng khắp đang thu hút ngày càng nhiều sinh viên mới ra trường tham gia. Hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên, tuy nhiên các nghiên cứu này chủ yếu dựa trên những mô hình kinh doanh truyền thống, đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm, nguồn vốn. Trong khi đó kinh doanh trên Internet lại dễ dàng tham gia hơn nhưng còn chưa được quan tâm đúng mức. Ở Việt Nam hiện nay mới chỉ có ít có nghiên cứu nào về khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hành vi của người sử dụng dịch vụ trực tuyến hoặc mua hàng trực tuyến. Với sự phát triển của mạng Internet và các công nghệ ngày càng hiện đại, dự báo việc kinh doanh trên Internet sẽ ngày càng phát triển. Hiện nay, phong trào khởi 2 nghiệp tại TP.HCM ngày càng thu hút được sự tham gia của nhiều bạn sinh viên. Với mong muốn tìm hiểu những nguyên nhân tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp trực tuyến của sinh viên đại học tại TP.HCM” làm luận văn thạc sĩ. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu - Khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp trực tuyến của sinh viên đại học tại TP HCM - Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp trực tuyến của sinh viên đại học tại TP HCM - Kiểm định sự khác biệt về ý định khởi nghiệp trực tuyến của sinh viên đại học tại TP HCM theo các phân nhóm của các biến định tính theo giới tính, ngành học và kinh nghiệm mua hàng trực tuyến - Đề xuất các hàm ý nhằm khuyến khích và gia tăng ý định khởi nghiệp trực tuyến của sinh viên. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này gồm hai giai đoạn: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức - Nghiên cứu sơ bộ gồm nghiên cứu định tính sơ bộ và nghiên cứu định lượng sơ bộ.  Nghiên cứu định tính được thực hiện vào tháng 5 năm 2018 tại TP.HCM qua phương pháp thảo luận nhóm gồm mười sinh viên năm cuối đại học các trường đại học tại TP.HCM. Mục đích là tìm hiểu các khái niệm nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu sơ bộ, điều chỉnh hoặc bổ sung thang đo.  Nghiên cứu sơ bộ định lượng được tiến hành vào tháng 6 năm 2018 tại TP.HCM, bằng cách phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi. Số lượng quan sát là 206, phương pháp chọn mẫu là lấy mẫu phi xác suất thuận tiện, đối tượng là sinh viên năm cuối đại học tại TP.HCM. Mục đích là kiểm định 3 sơ bộ hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA của thang đo trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức. - Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng với phương pháp là khảo sát sinh viên đại học bằng bảng câu hỏi với phương pháp chọn mẫu phi xác suất thuận tiện. Nghiên cứu thực hiện trên 350 sinh viên đại học năm cuối tại TP.HCM. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính, T-test và ANOVA để kiểm định mô hình và các giả thiết nghiên cứu. Nghiên cứu được thực hiện tại TP.HCM vào tháng 7 năm 2018. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Những nhân tố nào tác động đến ý định khởi nghiệp trực tuyến của sinh viên đại học tại TP.HCM? Mức độ tác động của từng yếu tố đối với ý định khởi nghiệp trực tuyến của sinh viên đại học tại TP.HCM như thế nào? Có hay không sự khác biệt về ý định khởi nghiệp trực tuyến giữa sinh viên nam và nữ? Có hay không sự khác biệt về ý định khởi nghiệp trực tuyến giữa sinh viên học ngành công nghệ thông tin, ngành kỹ thuật và kinh tế? Có hay không sự khác biệt về ý định khởi nghiệp trực tuyến giữa sinh viên từng có kinh nghiệm mua hàng trực tuyến và chưa từng mua hàng trực tuyến? Hàm ý và chính sách nào cần thực hiện nhằm khơi gợi, hình thành, gia tăng ý định khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến của sinh viên trong giai đoạn hiện nay? 1.5. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Ý định khởi nghiệp trực tuyến của sinh viên các trường đại học tại TP Hồ Chí Minh. - Phạm vi nghiên cứu: TP. Hồ Chí Minh - Đối tượng khảo sát: Sinh viên chính quy năm cuối các trường đại học tại TP Hồ Chí Minh năm 2018 1.6. Ý nghĩa thực tiễn và tính mới của đề tài Tính mới của đề tài thể hiện ở những điểm sau: 4 - Là một trong số ít đề tài tại Việt Nam nghiên cứu về ý định khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: - Đóng góp vào lý thuyết kinh doanh khởi nghiệp - Kết quả nghiên cứu giúp các nhà giáo dục, trường đại học đề ra chính sách nhằm nâng cao tinh thần khởi nghiệp trực tuyến trong giới sinh viên. 1.7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan đề tài: Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và tính mới của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết: Khái niệm nghiên cứu ý định khởi nghiệp trực tuyến, Một số khung lý thuyết cơ sở, tổng hợp các nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp trực tuyến từ lý thuyết cơ sở và các nghiên cứu trước, Mô hình nghiên cứu đề xuất. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu, Định nghĩa biến và thang đo, cách chọn mẫu, công cụ thu thập dữ liệu, quá trình thu thập thông tin được tiến hành như thế nào, các kỹ thuật thống kê được sử dụng trong luận văn Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Trình bày kết quả xử lý dữ liệu từ kết quả khảo sát bao gồm kiểm định độ tin cậy của thang đo, kết quả phân tích hồi quy tuyến tính, kết quả kiểm định t-test và Anova Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Kết luận, đóng góp của đề tài, hạn chế của đề tài, đề xuất hàm ý để tăng cường ý định khởi nghiệp trực tuyến của sinh viên.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng