Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào việt...

Tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào việt nam

.PDF
114
110
54

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT QUÁCH ÁNH THU NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT QUÁCH ÁNH THU NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 8310106 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN ĐỨC TP. HỒ CHÍ MINH – 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của chính tôi. Nếu có bất kỳ một sự vi phạm nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2019 Tác giả luận văn Quách Ánh Thu ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á. BTA Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ. ĐTNN Đầu tư nước ngoài. FDI Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài. GDP Gross Domestic Product - Giá trị tổng sản phẩm trong nước. IMF International Monetary Fund - Quỹ tiền tệ quốc tế. OECD Organization for Economic Co-operation and Development - Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế. ODA Official Development Assitance – Hỗ trợ phát triển chính thức. MNCs Multinational Corporations - Tập đoàn đa quốc gia. UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development - Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển. WTO World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế giới. VECM Vector Error Correlation Model – Mô hình vector hiệu chỉnh sai số. iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tổng hợp các lý thuyết FDI và những phát hiện ......................................13 Bảng 1.2. Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm tại nước ngoài ............................20 Bảng 2.1. Chỉ số đo lường và nguồn dữ liệu các biến quan sát ................................38 Bảng 3.1. Số lượng dự án và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài .................................44 Bảng 3.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép phân theo ngành kinh tế (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2017) ................................................. Bảng 3.3. Tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép phân theo lãnh thỗ (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2017) .......................52 Bảng 3.4. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép phân theo đối tác đầu tư chủ yếu (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2017) ...........................54 Bảng 3. 5. Kết quả kiểm định Granger .....................................................................65 Bảng 3. 6. Kết quả ước lượng mối quan hệ dài hạn ..................................................66 iv DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 3.1. Đầu tư FDI một số lĩnh vực nổi bật năm 2017 .........................................51 Hình 3. 2. Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép phân ...............53 Hình 3. 3. Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép phân ...............55 Hình 3.4. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội qua các năm ................................................56 Hình 3.5. Kết quả chọn độ trễ tối ưu của các biến ....................................................62 Hình 3.6. Kiểm định Johansen cho vector đồng liên kết ..........................................64 Hình 3.7. Kết quả kiểm định tính ổn định của mô hình ............................................67 Hình 3.8. Kết quả phản ứng đẩy của mô hình ...........................................................67 Hình 3.9. Kết quả kiểm định tự tương quan..............................................................70 Hình 3.10. Kết quả phân tích phân rã phương sai .....................................................71 v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... iii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................. iv MỤC LỤC ..................................................................................................................v PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...................7 1.1. Tổng quan lý thuyết ..........................................................................................7 1.1.1. Các khái niệm, đặc điểm và vai trò của FDI ..............................................7 1.1.1.1. Khái niệm .............................................................................................7 1.1.1.2. Đặc điểm và vai trò của FDI ................................................................9 1.2. Các lý thuyết liên quan đến FDI .....................................................................12 1.2.1. Nhóm lý thuyết thị trường không hoàn hảo .............................................12 1.2.2. Nhóm lý thuyết giả định thị trường hoàn hảo ..........................................13 1.2.3. Lý thuyết vòng đời sản phẩm (Product life cycle theory) ........................14 1.2.4. Lý thuyết về quy mô thị trường ................................................................15 1.2.5. Lý thuyết thương mại quốc tế (International Trade Theory) ...................15 1.2.6. Lý thuyết Electic Paradigm (OLI) ............................................................16 1.3. Các nghiên cứu thực nghiệm ..........................................................................18 1.3.1. Các nghiên cứu thực nghiệm nước ngoài .................................................19 1.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam ................................................23 1.4. Phân tích và đề xuất mô hình nghiên cứu .......................................................26 1.4.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................27 1.4.2. Phân tích các nhân tố tác động đến FDI ...................................................28 1.4.2.1. Biến phụ thuộc ...................................................................................28 1.4.2.2. Biến độc lập .......................................................................................28 1.5. Tóm tắt chương 1 ............................................................................................35 vi CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................36 2.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................36 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................39 2.2.1. Kiểm định đồng liên kết ...........................................................................40 2.2.2. Mô hình vector hiệu chỉnh sai số VECM .................................................40 2.2. Tóm tắt chương 2 ............................................................................................42 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................43 3.1. Tình hình thu hút FDI tại Việt Nam ...............................................................43 3.1.1. Về quy mô đầu tư .....................................................................................43 3.1.2. Về cơ cấu đầu tư .......................................................................................47 3.1.2.1. Cơ cấu đầu tư theo ngành, lĩnh vực ...................................................47 3.1.2.2. Cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ ...............................................................51 3.1.2.3. Cơ cấu đầu tư theo đối tác đầu tư ......................................................54 3.1.2.4. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ..............................................................56 3.1.3. Thuận lợi và tồn tại trong việc thu hút dòng vốn FDI tại Việt Nam ........57 3.1.3.1. Thuận lợi ............................................................................................57 3.1.3.2. Tồn tại ................................................................................................58 3.2. Kết quả nghiên cứu chính thức .......................................................................60 3.2.2. Kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian .................................................60 3.2.3. Chọn độ trễ phù hợp cho mô hình ............................................................62 3.2.3. Kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johansen .............................63 3.2.4. Kiểm định Granger ...................................................................................65 3.2.4. Mô hình vector hiệu chỉnh sai số (VECM) ..............................................65 3.2.5. Kiểm định tính ổn định của mô hình ........................................................66 3.2.6. Phân tích hàm phản ứng đẩy .....................................................................67 3.2.7. Kiểm định tự tương quan..........................................................................70 3.2.8. Phân tích phân rã phương sai ...................................................................70 3.3. Tóm tắt chương 3 ............................................................................................72 vii CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH ..................................74 4.1. Đề xuất chính sách để thúc đẩy thu hút FDI vào Việt Nam ...........................74 4.1.1. Thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế ........................................................74 4.1.2. Đẩy mạnh phát triển hoạt động thương mại quốc tế và hội nhập ............79 4.1.3. Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng để tăng sức cạnh tranh ......................81 4.1.4. Tiếp tục cải tiến bộ máy hành chính nhằm ổn định chính trị ...................82 4.2. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .........................................83 KẾT LUẬN ...........................................................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................86 PHỤ LỤC .................................................................................................................89 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) là một bước đi hiệu quả nhất cho các nước đang phát triển, nguồn vốn FDI đóng vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó khi lượng vốn FDI chảy vào có xu hướng tăng qua các năm và được chứng minh có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế quốc gia. Với cột mốc quan trọng là sự ra đời của Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài (1987), FDI đã đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và Việt Nam đang trên ngưỡng cửa gia nhập các hiệp định, cộng đồng tự do thương mại mới. Đến nay, sau hơn 30 năm, nguồn vốn FDI này đã trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ kể từ năm 2007, được dánh dấu bằng lượng vốn đăng ký kỷ lục với 71.7 tỷ USD trong năm 2008, nguồn vốn này đã làm thay đổi diện mạo nền kinh tế cũng như vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Có nhiều quan điểm nêu lên FDI đã có những tác động tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam như đóng góp vào tổng đầu tư xã hội, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đóng góp vào thu ngân sách nhà nước, … Bên cạnh đó, đầu tư FDI cũng là một mảng thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, chẳng hạn như: nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế và những vấn đề nghiên cứu khác liên quan đến FDI. Quá trình đổi mới của nền kinh tế Việt Nam được bắt đầu từ năm 1987 với những cải cách quan trọng, mạnh mẽ và được thực hiện liên tục, bền bỉ trên lộ trình hòa nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, bước ngoặt này đã được coi là thành tựu của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Kokko et al., 2003). Sau khi cải cách kinh 2 tế được thực hiện năm 1986, dòng vốn FDI hàng năm vào Việt Nam đã tăng lên đáng kể từ 341.7 triệu USD năm 1988 đến năm 2017 ước tính tăng lên đến khoảng 36,000 triệu USD (Cục đầu tư nước ngoài, 2017). Cao điểm quá trình thu hút lượng vốn này là năm 2008 với tổng vốn huy động trên 71,726.8 triệu USD, tuy nhiên đã có sự sụt giảm nghiêm trọng từ năm 2009 cho đến nay (từ số vốn đăng ký năm 2009 là 23,107.5 triệu USD đã giảm xuống còn 15.598,1 triệu USD năm 2011, giảm 32.5%). Mặc dù sự sụt giảm này không nằm ngoài xu hướng chung của toàn cầu dưới tác động của khủng hoảng kinh tế, nhưng nếu so sánh với khu vực ASEAN và Trung Quốc thì xu hướng dòng chảy ngược lại có sự gia tăng trong những năm qua. Điều này đã đặt ra các câu hỏi lớn với các nhà hoạch định chính sách: Các nhân tố nào ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam? Với tầm quan trọng của dòng vốn FDI đối với tăng trưởng kinh tế, việc trả lời các câu hỏi này rất cần thiết nhằm đưa ra giải pháp phù hợp, từ đó tăng cường thu hút hơn nữa dòng vốn FDI vào Việt Nam nói chung và tại các địa phương nói riêng trong thời gian sắp tới. Với lý do trên tác giả đã lựa chọn và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến việc thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của đề tài: Xác định và đo lường nhân tố tác động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất các gợi ý chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư và gia tăng thu hút FDI cho tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 2019 - 2025. Mục tiêu cụ thể của đề tài: Thứ nhất, đánh giá thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Thứ hai, xác định và đo lường các yếu tố tác động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trên cơ sở các nhóm yếu tố đề xuất: (1) Nhóm yếu tố về chính sách (Chi tiêu ngân sách chính phủ). 3 (2) Nhóm yếu tố về kinh tế (Tốc độ tăng trưởng kinh tế, chi phí lao động, cơ sở hạ tầng, trình độ lao động và độ mở thương mại). (3) Nhóm yếu tố về thể chế (Ổn định chính trị). Thứ ba, từ những yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, đi sâu nghiên cứu và phân tích sự biến động theo thời gian của dòng vốn FDI ở Việt Nam. Thứ tư, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam hơn nữa trong thời gian sắp tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu và tổng quan lý thuyết của đề tài, các đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm: nhóm yếu tố chính sách, nhóm yếu tố kinh tế và nhóm yếu tố thể chế tác động đến việc thu hút dòng vốn FDI. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung: Đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và căn cứ để đề xuất giải pháp thu hút FDI vào Việt Nam. Không gian: Trong phạm vi nghiên cứu tại Việt Nam. Thời gian: Dữ liệu thống kê giai đoạn 1988-2017. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Quy trình nghiên cứu của tác giả sẽ được thực hiện qua 02 giai đoạn bao gồm tóm lược lý thuyết và định lượng. Cụ thể: Thứ nhất, tác giả sẽ thực hiện tóm lược lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu bao gồm: (i) Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về các nhân tố tác động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; (ii) Thực hiện tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trong nước và nước ngoài để tổng hợp về lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm và xác định các nhân tố tác động thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 1988 – 2017. Nguồn dữ liệu là dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ Tổng cục thống kê, Cục xúc tiến đầu tư nước ngoài, Bộ công thương, Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các 4 nguồn số liệu thống kê tin cậy trên thế giới (Tổ chức minh bạch quốc tế, UNITAD…). Thứ hai, để tăng độ tin cây của mô hình, tác giả sử dụng các phương pháp kiểm định sau: kiểm định đồng liên kết trong mô hình, kiểm định mô hình hiệu chỉnh sai số (VECM), kiểm định tự tương quan phần dư. Đồng thời, bài nghiên cứu này cũng mở rộng thêm hướng nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng kiểm định tính ổn định của mô hình, phản ứng đẩy, kiểm định tự tương quan và phân tích phân rã phương sai để thấy rõ hơn mối quan hệ trong dài hạn giữa các nhân tố. Từ các kết quả nghiên cứu trên, tác giả đưa ra đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam hơn nữa trong thời gian sắp tới. 5. Ý nghĩa và hạn chế của luận văn Ý nghĩa nghiên cứu thực tiễn: Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI tại Việt Nam. Luận văn này góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài ở cấp độ quốc gia. Bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI. Dựa trên những kết quả phân tích bằng phương pháp định lượng, kết quả nghiên cứu của luận văn này góp phần xác định rõ các nhân tố và mức độ ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và là nền tảng cho các nhà hoạch định chính sách, cơ quan có thẩm quyền xem xét trong việc xây dựng chính sách nhằm ngày càng thu hút thêm nguồn vốn FDI, ngoài ra kết quả nghiên cứu này còn được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu sau này. Giới hạn nghiên cứu: Do điều kiện về thời gian và ngân sách thực hiện nghiên cứu có hạn nên số mẫu nghiên cứu chưa đảm bảo đại diện cho tổng thể, chính vì vậy kết quả nghiên cứu chỉ mang tính tương đối với cái nhìn bao quát tổng thể. 6. Kết cấu của đề tài 5 Ngoài phần mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục hình vẽ và tài liệu tham khảo, phụ lục kết quả nghiên cứu, nội dung nghiên cứu bao gồm các phần sau: Phần mở đầu. Trong chương này, tác giả sẽ trình bày: lý do chọn đề tài; mục tiêu, phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài; phương pháp nghiên cứu của đề tài; ý nghĩa và hạn chế của luận văn; kết cấu của luận văn. Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Trong chương này, tác giả sẽ nghiên cứu tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài, các khung lý thuyết được xây dựng nhằm giải thích hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các công ty đa quốc gia và lý thuyết liên quan đến các nhân tố quyết định vị trí đầu tư của các công ty này. Trên cơ sở khung lý thuyết được tóm tắt, tác giả đã tiến hành tổng kết các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về nhân tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào một nhóm nước, khu vực hay tại một quốc gia cụ thể. Đây chính là cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu, các biến, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu cho nội dung phân tích các nhân tố ảnh hưởng thu hút FDI ở Việt Nam. Từ đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu phù hợp đề tài này. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Trong chương này, tác giả sẽ trình bày về phương pháp nghiên cứu được sử dụng để đo lường các nhân tố tác động đến thu hút dòng vốn FDI tại Việt Nam. Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu. Trong chương này, tác giả sẽ trình bày về kết quả nghiên cứu của mình thông qua mô hình nghiên cứu định lượng nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng thu hút FDI tại Việt Nam kết hợp với các kiểm định nhằm đưa ra kết quả đáng tin cậy và hiệu quả nhất. Chƣơng 4: Kết luận và khuyến nghị chính sách. 6 Đúc kết từ lý thuyết, tình hình thực tế và kết quả mô hình nghiên cứu từ chương 1, 2, 3, trong chương 4 tác giả khuyến nghị một số gợi ý chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư cũng như tăng cường thu hút FDI ở Việt Nam. 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Ở chương 1, tác giả lược khảo tổng quan lý thuyết của các tác giả nghiên cứu thực nghiệm trước đây, cho thấy các khái niệm, lý thuyết nghiên cứu thực nghiệm và những phát hiện liên quan đến việc thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả phác thảo khung phân tích, đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu phù hợp với đề tài luận văn này. 1.1. Tổng quan lý thuyết 1.1.1. Các khái niệm, đặc điểm và vai trò của FDI 1.1.1.1. Khái niệm - Đầu tƣ Theo Luật đầu tư (2005), đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư. Theo Đại từ điển bách khoa (2012), đầu tư là sự bỏ vốn vào một doanh nghiệp, một công trình hay một sự nghiệp bằng nhiều biện pháp như cấp phát ngân hàng, vốn tự có, liên doanh hoặc vay dài hạn để mua sắm thiết bị, xây dựng mới hoặc thực hiện việc hiện đại hóa, mở rộng doanh nghiệp nhằm thu doanh lợi hay phát triển phúc lợi công cộng. - Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia (2012), đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Khi đó, cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Theo tổ chức Thương mại Quốc tế WTO (1996), đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được tài sản ở một nước khác (nước nhận đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là một khía cạnh để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Phần lớn các 8 trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là công ty mẹ và các tài sản được gọi là công ty con. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (1993), đầu tư trực tiếp nước ngoài là khoản đầu tư được thực hiện nhằm thu lợi lâu dài trong doanh nghiệp hoạt động ở một số nền kinh tế khác với nền kinh tế thuộc nước của chủ đầu tư. Ngoài ra, nhà đầu tư còn mong muốn giành được quyền quản lý doanh nghiệp đó. Theo Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển UNCTAD (1999), đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư có mối liên hệ dài hạn, phản ánh lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của nhà đầu tư nước ngoài hoặc công ty mẹ đối với doanh nghiệp của mình ở một nền kinh tế khác. Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD (2008), đầu tư trực tiếp nước ngoài phản ánh lợi ích lâu dài mà một thực tế trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) đạt được thông qua một cơ sở kinh tế tại một nền kinh tế khác với nền kinh tế thuộc nước của nhà đầu tư (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp). Lợi ích lâu dài này thể hiện các mối quan hệ giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp, trong đó nhà đầu tư giành được sự ảnh hưởng quan trọng và có hiệu quả trong quản lý doanh nghiệp. Đầu tư trực tiếp bao hàm các giao dịch đầu tiên, tiếp đến là giao dịch về vốn giữa hai thực thể được liên kết chặt chẽ. Trong đó, nhà đầu tư trực tiếp được hiểu là người nắm quyền kiểm soát từ 10% vốn của một doanh nghiệp trở lên. Theo khái niệm này, có thể thấy động cơ chủ yếu của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài là thông qua phần vốn được sử dụng ở nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài giành quyền kiểm soát hoặc ảnh hưởng nhất định trong việc quản lý doanh nghiệp. Theo Luật đầu tư của Việt Nam (2005, điều 3), đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư. Khái niệm nêu trong Luật đầu tư của Việt Nam chủ yếu đề cập đến xuất xứ của nguồn vốn. Như vậy, theo khái niệm này, đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là sự di chuyển vốn, tài sản, công 9 nghệ hoặc bất kỳ tài sản nào từ nước đi đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhằm mục đích thu lợi nhuận. Như vậy, FDI đề cập đến hoạt động đầu tư để có được sự quan tâm lâu dài trong doanh nghiệp hoạt động bên ngoài nền kinh tế của nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là giành quyền kiểm soát, có tiếng nói hiệu quả trong quản lý doanh nghiệp. Tiếng nói hiệu quả được hiểu là họ có thể ảnh hưởng đến quản lý của doanh nghiệp nhưng không có nghĩa là kiểm soát tuyệt đối. Đây là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt FDI với danh mục đầu tư nước ngoài. Danh mục đầu tư nước ngoài là hoạt động đầu tư của công ty, cá nhân vào các công cụ tài chính được phát hành bởi chính phủ, công ty nước ngoài như: trái phiếu chính phủ, cổ phiếu, trái phiếu công ty. Mục đích của nhà đầu tư là giá trị vốn đầu tư, lợi tức họ nhận được từ đầu tư, không quan tâm đến mối quan hệ dài hạn và kiểm soát doanh nghiệp. Nhà đầu tư không có bất kỳ quyền kiểm soát nào trong quá trình ra quyết định của công ty. Sự khác biệt chủ yếu ở đây chính là lợi ích lâu dài mà nhà đầu tư mong muốn ở doanh nghiệp nước chủ nhà. Họ kiểm soát lâu dài hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nước chủ nhà thông qua nắm giữ quyền sở hữu tài sản trong doanh nghiệp với tỷ lệ đủ lớn để gây ảnh hưởng đáng kể về quản lý doanh nghiệp. Họ cũng có nguy cơ rủi ro cao hơn, nhưng có quyền kiểm soát, quản lý hoạt động doanh nghiệp một cách đáng kể hơn. 1.1.1.2. Đặc điểm và vai trò của FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đối với nƣớc chủ đầu tƣ: Hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là để các quốc gia có thể mở rộng và nâng cao quan hệ hợp tác về nhiều mặt đối với các quốc gia mà mình sẽ đầu tư. Khi một nước đầu tư sang nước khác một mặt hàng thì nước đó thường có những ưu thế nhất định về mặt hàng cũng như về chất lượng, năng suất và giá cả cùng với chính sách hướng dẫn xuất khẩu của nước này. Bên cạnh đó, nước sở tại cũng sẵn sàng hợp tác chấp nhận sự đầu tư đó cùng với những nguồn lực thích hợp cho sản phẩm đầu tư. Mặt khác, nước đi đầu tư có rất nhiều lợi ích về kinh tế cũng như chính trị, cụ thể như Việt Nam quan hệ hợp tác với nước sở tại được tăng cường và vị thế của 10 nước nhận đầu tư được nâng lên trên trường quốc tế, từ đó thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng và sản phẩm cũng được tiếp cận đến nhiều người tiêu dùng hơn nữa. Bên cạnh đó, thu hút FDI giải quyết việc làm cho nhiều lao động, vì khi đầu tư sang nước khác thì nước đó phải cần có những người hướng dẫn, hay còn gọi là các chuyên gia trong lĩnh vực này. Đồng thời, tránh được việc phải khai thác các nguồn lực trong nước, như tài nguyên thiên nhiên hay ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, cần phải xem xét khía cạnh bất cập về thể chế pháp luật, vì các nhà đầu tư nước ngoài có thể lợi dụng những kẽ hở của pháp luật, sự yếu kém về quản lý hay sự ưu đãi của Chính phủ. Cụ thể: FDI cho phép khai thác tất cả các lợi thế của một đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế. Kể cả trong toàn cầu hóa bao hàm tự do hóa thương mại nhưng FDI vẫn cho phép khai thác các nhân tố và đưa chúng vào chu trình kinh tế thế giới qua việc mở rộng sản xuất quốc tế. FDI là nhân tố quan trọng nhất để tạo sự bùng nổ xuất khẩu (cả về mặt lượng và cơ cấu, đặc biệt chuyển biến cơ cấu xuất khẩu theo hướng công nghiệp hóa). FDI đóng vai trò quyết định trong xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao. FDI là kênh tốt nhất để huy động vốn và công nghệ trên thị trường thế giới cho công nghiệp hóa mà không gây ra tình trạng phụ thuộc một chiều vào bên ngoài. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đối với nƣớc nhận đầu tƣ: Bổ sung nguồn vốn cho nền kinh tế, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Khi dòng vốn FDI đổ vào sẽ làm tăng lượng vốn của nước nhận đầu tư như một phép cộng vào tổng số vốn. Thậm chí, khi vốn FDI gia tăng sẽ làm phát sinh hệ quả tích cực dây chuyền đến các dòng vốn trong nước. Nói cách khác, các nhà đầu tư trong nước sẽ nhìn gương các nhà đầu tư nước ngoài và tăng thêm động lực để bỏ vốn đầu tư của mình. Kết quả là tổng số vốn đầu tư sẽ tăng lên. Hơn nữa, khi dòng vốn FDI gia tăng sẽ là một điểm sáng và tạo thu hút hấp dẫn cho các nhà đầu tư khác mạnh dạn tăng cường đầu tư trực tiếp mới của mình. Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài 11 vừa góp phần bổ sung nguồn vốn cho nền kinh tế, nhờ đó mà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho các nước nhận đầu tư. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp: Hoạt động của FDI đi kèm với các nhân tố vốn, công nghệ, trình độ kỹ năng quản lý sẽ có tác động mạnh đến nền kinh tế của nước nhận đầu tư. Qua nghiên cứu ở các nước tiếp nhận đầu tư, hoạt động đầu tư nước ngoài chủ yếu là đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ, đối với các ngành sản xuất nông nghiệp tỷ lệ đầu tư rất thấp. Điển hình như ở Châu Mỹ Latinh và Châu Á, các doanh nghiệp FDI đã có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thành lập một số nhà máy sản xuất công nghiệp có quy mô lớn trong các lĩnh vực dệt may, đồ uống, điện tử, … Góp phần đổi mới công nghệ: Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển khoa học – công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và năng suất lao động tại nước nhận đầu tư thông quan hiệu ứng tích cực. FDI có tác động đến phát triển công nghệ của một quốc gia thông qua: chuyển giao công nghệ, phổ biến công nghệ và phát triển công nghệ. Hoạt động FDI giúp ổn định cán cân thanh toán: thông qua sản xuất hàng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Xuất khẩu được đẩy mạnh từ các chi nhánh công ty nước ngoài sẽ mang lại nguồn thu ngoại tệ cho các nước tiếp nhận đầu tư, góp phần cải thiện cán cân thanh toán. Hơn nữa, việc các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào sản xuất những mặt hàng mà nước nhận đầu tư chưa thể tự sản xuất được đã giúp cho những nước này không phải nhập khẩu những mặt hàng đó, làm giảm lượng ngoại tệ phải thanh toán dẫn đến cải thiện cán cân thanh toán. Góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động: Do chi phí lao động tại nước đầu tư cao hơn chi phí lao động tại nước nhận đầu tư, nên các doanh nghiệp FDI đã chọn phương án sử dụng lao động tại chỗ. Để đội ngũ lao động này có thể sử dụng thành thạo công nghệ tiên tiến thì doanh nghiệp FDI phải đào tạo, nhờ vậy trình độ nguồn nhân lực của nước nhận đầu tư được nâng lên.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất