Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên cá...

Tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường đại học khu vực tỉnh quảng ngãi

.PDF
209
24
86

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NGỌC NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI – 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NGỌC NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC TỈNH QUẢNG NGÃI Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9.34.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Nguyễn An Hà 2. PGS.TS. Mai Hà HÀ NỘI – 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp đỡ của 02 giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, số liệu, dữ liệu trong luận án được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và tổng hợp mà nghiên cứu sinh thực hiện đảm bảo tính khách quan, trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận án được nghiên cứu sinh công bố trên các tạp chí không trùng với bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Phương Ngọc MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH .........................................10 1.1. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước về nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh ................................................................10 1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài ..................................................10 1.1.2. Tổng quan công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước ..................19 1.2. Đánh giá chung về tổng quan tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu ................................................................................................................28 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .........................................................................................31 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH, MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .......................32 2.1. Cơ sở lý luận về dự định khởi sự kinh doanh ................................................32 2.1.1. Khởi sự kinh doanh ..................................................................................32 2.1.2. Dự định khởi sự kinh doanh .....................................................................34 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên ....46 2.3. Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên.....................................................48 2.3.1. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................48 2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu...............................................................................49 2.4. Kinh nghiệm thúc đẩy tinh thần khởi sự kinh doanh của sinh viên tại các trường đại học trên thế giới .............................................................................54 2.4.1. Kinh nghiệm tại các trường đại học của Mỹ ...........................................54 2.4.2. Kinh nghiệm tại các trường đại học của Phần Lan ..................................55 2.4.3. Kinh nghiệm tại các trường đại học của Đức ..........................................56 2.4.4. Kinh nghiệm tại các trường đại học của Đài Loan ...................................57 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .........................................................................................59 Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................61 3.1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................61 3.2. Nghiên cứu sơ bộ ..............................................................................................63 3.2.1. Xây dựng phiếu điều tra (bảng hỏi) ..........................................................63 3.2.2. Nghiên cứu định tính và định lượng sơ bộ ...............................................71 3.2.3. Kết quả nghiên cứu sơ bộ .........................................................................72 3.3. Nghiên cứu định lượng chính thức .................................................................74 3.3.1. Thu thập dữ liệu ........................................................................................74 3.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu ....................................................................... 78 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .........................................................................................88 Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC TỈNH QUẢNG NGÃI .........................................................................89 4.1. Tình hình về xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua .............................................................89 4.2. Phân tích thực trạng về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học khu vực tỉnh Quảng Ngãi ..........93 4.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên ......................................101 4.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s alpha ...................101 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) ..........102 4.4. Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học khu vực tỉnh Quảng Ngãi ....................................................................................................103 4.4.1. Kiểm định mối quan hệ giữa các biến (hệ số tương quan Pearson) .......104 4.4.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội .............................................................105 4.4.4. Kiểm định các giả thuyết của mô hình ...................................................109 4.5. Kiểm định sự khác biệt trong dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên theo một số đặc điểm riêng ...........................................................................113 4.5.1. Kiểm định sự khác biệt theo “Giới tính” của sinh viên ..........................113 4.5.2. Kiểm định sự khác biệt theo “Ngành học” của sinh viên .......................113 4.5.3. Kiểm định sự khác biệt theo “Năm học” ................................................115 4.5.4. Kiểm định sự khác biệt theo “Nghề nghiệp của bố và/hoặc mẹ” ...........116 4.6. Thảo luận kết quả của mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học khu vực tỉnh Quảng Ngãi ....................................................................................................118 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 .......................................................................................126 Chương 5: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC TỈNH QUẢNG NGÃI .................................................................................127 5.1. Quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về việc khuyến khích tinh thần và thúc đẩy hoạt động khởi sự kinh doanh ........................................127 5.2. Quan điểm của tác giả về định hướng thúc đẩy tinh thần, dự định khởi sự kinh doanh trong sinh viên ..............................................................................131 5.3. Một số giải pháp nâng cao nhận thức và thúc đẩy tinh thần khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học khu vực tỉnh Quảng Ngãi ........133 5.3.1. Nhóm giải pháp đối với bản thân sinh viên ............................................133 5.3.2. Nhóm giải pháp đối với các trường đại học ...........................................136 5.3.3. Đề xuất, kiến nghị đối với chính phủ và chính quyền địa phương.........142 TIỂU KẾT CHƯƠNG 5 .......................................................................................146 KẾT LUẬN ............................................................................................................147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .........................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152 PHỤ LỤC ...............................................................................................................165 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT AB Attitude Toward Behavior Thái độ đối với hành vi BI Behavior Intention Dự định hành vi Đại học ĐH GEM Global Entrepreneurship Monitor KSKD Khởi sự kinh doanh KSDN Khởi sự doanh nghiệp PBC Perceived Behavirol Control Nhận thức kiểm soát hành vi TPB Theory of Planed Behavior Thuyết hành vi hoạch định TRA Theory of Reasoned Action Thuyết hành động hợp lý VCCI Vietnam Chamber of Commerce Phòng Thương mại và Công and Industry nghiệp Việt Nam SV UBND Sinh viên Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Thang đo đặc điểm tính cách ....................................................................65 Bảng 3.2: Thang đo thái độ đối với hành vi kinh doanh ...........................................66 Bảng 3.3: Thang đo nhận thức kiểm soát hành vi .....................................................67 Bảng 3.4: Thang đo về sự hỗ trợ của giáo dục ..........................................................68 Bảng 3.5: Thang đo ý kiến người xung quanh ..........................................................69 Bảng 3.6: Thang đo địa vị xã hội của chủ doanh nghiệp ..........................................70 Bảng 3.7: Thang đo dự định khởi nghiệp..................................................................70 Bảng 3.8: Thang đo nguồn vốn .................................................................................74 Bảng 3.9: Thông tin mẫu nghiên cứu ........................................................................79 Bảng 3.10: Thông tin về các hoạt động trong - ngoài trường ...................................82 Bảng 4.1: Thái độ đối với hành vi kinh doanh của sinh viên ...................................94 Bảng 4.2: Cảm nhận của sinh viên về ý kiến của người xung quanh .......................95 Bảng 4.3: Nhận thức của sinh viên về việc kiểm soát hành vi kinh doanh...............95 Bảng 4.4: Cảm nhận của sinh viên về vấn đề huy động vốn ....................................96 Bảng 4.5: Cảm nhận của sinh viên về môi trường giáo dục kinh doanh ..................97 Bảng 4.6: Cảm nhận của sinh viên về địa vị xã hội của chủ doanh nghiệp ..............98 Bảng 4.7: Đặc điểm tính cách của sinh viên khởi nghiệp .........................................99 Bảng 4.8: Mức độ đánh giá về dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên .............100 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định độ tin cậy các thang đo bằng Cronbach’s alpha ......101 Bảng 4.10: Kết quả phân tích tương quan giữa các biến ........................................104 Bảng 4.11: Kết quả phân tích hồi quy .....................................................................106 Bảng 4.12: Kết luận về giả thuyết nghiên cứu ........................................................112 Bảng 4.13: Kết quả tổng hợp kiểm định sự khác biệt theo “Giới tính” ..................113 Bảng 4.14: Kết quả tổng hợp kiểm định sự khác biệt theo “Ngành học” ...............115 Bảng 4.15: Kết quả tổng hợp kiểm định sự khác biệt theo “Năm học” ..................116 Bảng 4.16: Kết quả tổng hợp kiểm định sự khác biệt theo “Nghề nghiệp của bố và/hoặc mẹ” .............................................................................................................117 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Mô hình kinh doanh giữa các sinh viên ở Bắc Âu và ở Mỹ .....................11 Hình 1.2. Mô hình dự định khởi nghiệp dựa trên giáo dục tinh thần kinh doanh .....13 Hình 1.3: Mô hình tác động của các chương trình giáo dục kinh doanh đến dự định khởi nghiệp .............................................................................................15 Hình 1.4. Mô hình ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ ........................................................................24 Hình 1.5. Mô hình ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Kinh tế - Luật ......................................................26 Hình 2.1. Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA) .................................................39 Hình 2.2. Mô hình thuyết hành vi hoạch định (TPB) ...............................................41 Hình 2.3. Mô hình dự định khởi nghiệp của Shapero – Krueger ..............................44 Hình 2.4. Mô hình cấu trúc dự định khởi nghiệp ......................................................45 Hình 2.5: Mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên ..........................................................................................54 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ...............................................................................61 Hình 3.2: Quy trình xây dựng phiếu điều tra (bảng hỏi) ...........................................64 Hình 3.3: Mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên ..........................................................................................73 Hình 4.1: Kết quả tương quan tuyến tính của các thành phần trong mô hình nghiên cứu (Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả) .......................................112 Biểu đồ 3.1: Mức độ tham gia các hoạt động trong trường – ngoài trường .............83 Biểu đồ 4.1: Biểu đồ phân tán phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán chuẩn hóa ...108 Biểu đồ 4.2: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa ...............................................109 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khởi sự kinh doanh đã và đang là câu chuyện thời sự - kinh tế của đất nước, là chìa khóa quan trọng để tăng trưởng kinh tế. Sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước. Các doanh nghiệp mới thành lập ngoài việc đóng góp vào sự tăng trưởng GDP của đất nước còn tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Tại Việt Nam, đóng góp của các doanh nghiệp mới, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ khu vực tư nhân chiếm gần 50% GDP và hàng năm thu hút khoảng 90% lao động mới vào làm việc [14]. Như vậy, để giải quyết vấn đề việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, đồng thời làm tăng tính năng động của nền kinh tế thì cần phải thúc đẩy hoạt động khởi sự kinh doanh. Trong những năm qua, Chính phủ đã đưa ra nhiều chương trình, chính sách khuyến khích và thúc đẩy thành lập doanh nghiệp, trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa với mục tiêu có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020. Để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, hàng loạt các đề án, chương trình, chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân, thanh niên và sinh viên khởi nghiệp đã được xây dựng và tổ chức như chương trình khởi nghiệp của VCCI, Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam, cuộc thi “Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ”,… Với nhiều nỗ lực từ các cấp, các ngành và tổ chức đoàn thể thì tinh thần khởi nghiệp của Việt Nam cũng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Cụ thể, theo báo cáo GEM (Global Entreprenuership Monitor_Chỉ số khởi nghiệp toàn cầu) thì tỷ lệ người trưởng thành ở Việt Nam có ý định khởi sự kinh doanh đã tăng lên từ mức 18,2% năm 2014 lên 25% vào năm 2017 và sẽ tiếp tục tăng trong vòng 3 năm tới; tuy nhiên, mức tăng này vẫn thấp hơn mức trung bình 30,3% ở các nước phát triển dựa trên nguồn lực và Việt Nam chỉ xếp thứ 19/54 nền kinh tế [15]. Mặt khác, theo thông cáo báo chí gần nhất về chỉ số phát triển doanh nghiệp đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2016, số doanh nghiệp thành lập mới cả nước năm 2016 đạt kỷ lục với 1 110.100 doanh nghiệp, tăng 16,2% so với năm 2015. Những vùng có tốc độ tăng doanh nghiệp thành lập mới cao so với cả nước gồm: Trung du và miền núi phía Bắc tăng 20,2%, Đồng bằng sông Hồng tăng 18,3%, Đông Nam Bộ tăng 15,4%; tuy nhiên, Quảng Ngãi nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có tốc độ tăng số doanh nghiệp thành lập mới thấp nhất trong cả nước và là một trong những tỉnh, thành phố có tốc độ giải thể doanh nghiệp năm 2016 cao (285 doanh nghiệp, tăng 154,5% so với 2015). Và theo Báo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2018 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho thấy, nếu cả năm 2018 cả nước có 131.275 doanh nghiệp thành lập mới, tăng nhẹ 3,5% so với năm 2017 thì tổng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là 99.885 doanh nghiệp, tăng tới 51% so với cả năm 2017. Bởi vậy, Viện trưởng VEPR đánh giá "mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp trong năm 2020 là vô cùng khó khăn và thậm chí có thể không đạt được, khi hiện nay Việt Nam mới chỉ có khoảng 600.000 doanh nghiệp". Bên cạnh đó, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, đến cuối năm 2017, cả nước có khoảng 215.000 người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp, một con số đáng quan tâm (Báo Dân trí điện tử, 2018). Như vậy, trước tình hình ngày càng nhiều sinh viên đại học, sau đại học, cao đẳng chuyên nghiệp ra trường không có việc làm, cùng với tỷ lệ khởi sự kinh doanh còn thấp, số lượng doanh nghiệp còn khiêm tốn như hiện nay thì việc làm thế nào để nâng cao tinh thần doanh nhân, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp trong sinh viên là rất quan trọng và càng trở nên bức thiết nhằm giảm bớt áp lực về việc làm trong xã hội, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế của đất nước. Các nước trên thế giới cũng như Việt Nam, vấn đề khởi sự kinh doanh nói chung và khởi sự kinh doanh của sinh viên nói riêng luôn là vấn đề được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ và các trường đại học. Và trong nhiều thập kỷ qua, các nghiên cứu khác nhau của Luthje và Franke (2003); Linan (2004); Linan và Chen (2009) đã nhận ra vai trò quan trọng của các trường đại học trong việc làm nảy nở và phát triển ý tưởng kinh doanh. Luthje và Franke (2003) cho rằng: “Các trường đại học có tác động đến sự thành công trong hoạt động kinh doanh”. Trong khi đó, 2 kết quả nghiên cứu của Linan (2004); Tam (2009); Ooi và cộng sự (2011) khẳng định giáo dục kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc tạo cảm hứng cho sinh viên hướng đến kinh doanh và chỉ ra rằng các trường đại học, các tổ chức giáo dục bậc cao là nền tảng trong việc phát triển và khai thác đội ngũ doanh nhân tiềm năng. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, hoạt động giáo dục khởi nghiệp kinh doanh hiện đang diễn ra sôi nổi nhưng chỉ dừng lại ở một số địa phương, do các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức riêng rẽ. Các chương trình chưa có sự thống nhất về nội dung, cách thực hiện, các hoạt động giáo dục khởi nghiệp kinh doanh một cách chính quy, bài bản ở bậc đại học dường như còn bỏ ngỏ, chỉ gói gọn trong một số môn học riêng lẻ mang tính tự chọn tại một số trường quốc tế, tư thục như Đại học RMIT, Đại học Kent, Đại học FPT, Đại học Hoa Sen.... Tại các trường Đại học ở khu vực miền Trung, hoạt động giáo dục định hướng khởi nghiệp cũng như hoạt động khởi sự kinh doanh trong sinh viên chưa thực sự được chú trọng và phát triển mạnh mẽ, sinh viên chưa mạnh dạn biến ý tưởng kinh doanh của mình thành hiện thực. Sau khi tốt nghiệp, phần lớn sinh viên đều có xu hướng đăng ký tuyển dụng ở các doanh nghiệp đang hoạt động hơn là tự mình khởi nghiệp. Để có thể khuyến khích, thúc đẩy hoạt động khởi sự kinh doanh của sinh viên sau khi ra trường hoặc ngay cả khi còn đang học ở giảng đường đại học thì cần phải biết được lý do hay các nhân tố tác động đến việc hình thành dự định khởi nghiệp của sinh viên. Và thông qua việc tổng quan các nghiên cứu về vấn đề này, có thể nói, thập kỷ qua là thập kỷ nở rộ các nghiên cứu theo lý thuyết dự định KSKD với nhiều góc nhìn khác nhau (xem Bảng tổng hợp các nghiên cứu ở nước ngoài tại Phụ lục 1). Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, các hệ thống của kinh tế thị trường được hình thành đồng bộ và vận hành hiệu quả, môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh doanh. Các nghiên cứu về KSKD, tiềm năng và dự định KSKD được thực hiện ở các nền kinh tế chuyển đổi nói chung và Việt Nam nói riêng còn ít (xem Bảng tổng hợp các công trình nghiên cứu ở trong nước tại Phụ lục 2). Đa phần các nghiên cứu mới chỉ tập trung nghiên cứu một hoặc một vài khía cạnh ảnh hưởng tới dự định KSKD của sinh viên; rất ít các nghiên cứu có sự 3 kết hợp phân tích, tổng hợp và khám phá những nhân tố ảnh hưởng đến dự định KSKD dưới sự tác động đồng thời của các yếu tố thuộc môi trường khởi nghiệp, yếu tố giáo dục có tính định hướng kinh doanh và các yếu tố thuộc về đặc điểm cá nhân cho đối tượng là sinh viên của các ngành học khác nhau. Bên cạnh đó, văn hóa vùng miền và điều kiện môi trường kinh doanh của các vùng miền khác nhau cũng có những ảnh hưởng khác nhau đến tinh thần khởi sự kinh doanh. Với những lý do trên, việc “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học khu vực tỉnh Quảng Ngãi” nhằm đặt cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách tạo lập môi trường và các giải pháp kích thích tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên để huy động tối đa nguồn lực trẻ và trí tuệ của sinh viên vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước là có tính cấp thiết và tầm quan trọng đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu nhằm khám phá và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học ở khu vực tỉnh Quảng Ngãi; qua đó đề xuất các giải pháp gia tăng nhận thức, nâng cao tinh thần doanh nhân và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên trong bối cảnh hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, đề tài tự đặt ra cho mình một số nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Hệ thống hóa và phát triển những vấn đề lý luận và thực tiễn về dự định khởi sự kinh doanh. - Xây dựng mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. - Khảo sát thực tế, sử dụng và phân tích kết quả số liệu khảo sát thực tế để xác định nhân tố ảnh hưởng cũng như mức độ tác động của các nhân tố đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 4 - Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra những hàm ý, giải pháp cho sinh viên, các trường đại học và cơ quan quản lý vĩ mô trong việc hoạch định cũng như thực hiện các chương trình, chính sách nhằm gia tăng nhận thức, nâng cao tinh thần doanh nhân và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp kinh doanh trong sinh viên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về dự định khởi sự kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Ðề tài chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan trực tiếp đến dự định khởi sự kinh doanh, những nhân tố chính ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học. - Phạm vi về không gian nghiên cứu: vì văn hóa vùng miền và điều kiện môi trường kinh doanh của các vùng miền khác nhau có ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh nên luận án chỉ giới hạn nghiên cứu các trường đại học tại tỉnh Quảng Ngãi. - Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Toàn bộ nghiên cứu bao gồm cả nghiên cứu lý thuyết và khảo sát thực tế được thực hiện trong 3 năm từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 6 năm 2019. Tuy nhiên, hoạt động điều tra xã hội học đối với sinh viên nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp được thực hiện từ tháng 01/2018 đến tháng 5/2018, điều này nhằm đảm bảo tính thời sự cho kết quả nghiên cứu. - Phạm vi về khách thể nghiên cứu: Luận án nghiên cứu sinh viên học năm 1 đến năm 4 thuộc hai ngành học là ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh và ngành Kỹ thuật - Công nghệ. Bởi vì, theo Hynes (1996), sinh viên thuộc hai nhóm ngành học này có tiềm năng, dự định khởi sự kinh doanh cao nhất [69]. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp để giải quyết những nhiệm vụ mà luận án đề ra nhằm đạt được mục đích nghiên cứu. Cụ thể: - Chương 1, 2 luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp 5 phân tích và tổng hợp để thu thập thông tin về các công trình nghiên cứu trước đây, cơ sở lý thuyết về dự định khởi sự kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh,.... Phân tích đánh giá các mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định KSKD trong và ngoài nước, từ đó hình thành khung lý thuyết, mô hình nghiên cứu ban đầu và các giả thuyết nghiên cứu. - Chương 3, tác giả thực hiện phương pháp định tính bằng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn sâu (phỏng vấn về tính thích hợp của các yếu tố ảnh hưởng, sự đầy đủ của các biến quan sát,…). Đồng thời, tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng mẫu nhỏ (150 sinh viên) dùng để thống kê, điều chỉnh các biến quan sát để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến dự định KSKD của sinh viên, qua đó xây dựng mô hình và kiểm tra tính phù hợp ban đầu của mô hình trước khi thực hiện nghiên cứu chính thức trên mẫu lớn. Ở chương 3, tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê mô tả, sử dụng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân,… để phân tích thực trạng ý kiến của sinh viên các trường đại học tại tỉnh Quảng Ngãi về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định KSKD. - Chương 4, dựa vào dữ liệu nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện thông qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đến các sinh viên, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 22 để hỗ trợ phân tích dữ liệu nhằm đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến dự định KSKD của sinh viên; kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu; kiểm định có hay không sự khác biệt về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định KSKD của sinh viên theo các đặc điểm nhân khẩu học của sinh viên thông qua mẫu nghiên cứu. Đồng thời, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so sánh kết quả nghiên cứu của luận án về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định KSKD của sinh viên với những kết quả nghiên cứu trước đó nhằm khẳng định lại cơ sở khoa học của các nhân tố nghiên cứu trong mô hình cũng như xác định nhân tố mới. - Chương 5, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích và tổng hợp để thu thập thông tin về các cơ chế chính sách của Nhà nước về việc khuyến khích hoạt động khởi nghiệp kinh doanh nói chung và của sinh viên nói riêng nhằm làm căn cứ để tác giả đưa ra các hàm ý chính sách cũng như giải 6 pháp cho việc thúc đẩy dự định khởi sự kinh doanh, tinh thần doanh nhân trong sinh viên. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Thứ nhất, luận án đã đề xuất được quy trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên góp phần làm phong phú và rõ hơn về cách thức để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp nói chung và của sinh viên nói riêng. Quy trình nghiên cứu này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích về phương pháp luận, thiết kế nghiên cứu, thang đo, mô hình nghiên cứu và xử lý dữ liệu nghiên cứu cho sinh viên, học viên, giảng viên khối ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh cũng như các học giả quan tâm khác. - Thứ hai, nghiên cứu đã phát triển được thang đo “Giáo dục kinh doanh” thông qua việc bổ sung nội dung vào thang đo để thu thập thông tin của sinh viên. Và kết quả nghiên cứu trên mẫu lớn cho thấy nội dung thêm vào này có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu, cụ thể là biến quan sát GD4 “Môi trường học tập tại trường đã thực sự truyền cảm hứng cho tôi hình thành dự định khởi sự kinh doanh” và GD5 “Các môn học ở trường đã thực sự giúp tôi hiểu được về môi trường kinh doanh thực tế”. Ý nghĩa của việc đưa nội dung này vào thang đo “Giáo dục kinh doanh” để khảo sát sinh viên nhằm xác định xem môi trường học tập tại trường đại học có truyền được cảm hứng cho sinh viên khởi nghiệp hay không, và xem xét các môn học hiện tại của các trường Đại học nói chung và tại Quảng Ngãi nói riêng có thực sự thiết thực, gắn với việc hỗ trợ kiến thức cho sinh viên trong vấn đề khởi nghiệp kinh doanh không, từ đó đưa ra giải pháp cải thiện chương trình học tại các trường Đại học. Đồng thời, luận án cũng phát triển thang đo “Dự định khởi sự kinh doanh” của sinh viên, cụ thể là phát triển thêm nội dung DĐKN4 “Tôi nỗ lực để bắt đầu khởi nghiệp ngay khi còn đang học tại trường” và DĐKN5 “Nếu chưa thể khởi nghiệp khi còn đang học, tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để bắt đầu khởi nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường”. Kết quả của 2 thang đo mới này đã được kiểm định độ tin cậy và có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu. Các nghiên cứu khác liên quan về lĩnh vực khởi sự kinh doanh của sinh viên có thể sử dụng lại thang đo này. 7 - Thứ ba, nghiên cứu đã xác định được các nhân tố chính ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên, bao gồm: “Đặc điểm tính cách”, “Thái độ đối với hành vi kinh doanh”, “Giáo dục kinh doanh”, “Nhận thức kiểm soát hành vi”, “Địa vị xã hội của chủ doanh nghiệp” và “Nguồn vốn”. Kết quả nghiên cứu này có thể được sử dụng để tiếp tục nghiên cứu ở các công trình nghiên cứu tương tự khác. - Thứ tư, kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố “Ý kiến người xung quanh/Chuẩn chủ quan” không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm này của luận án có điểm khác so với các nghiên cứu trước đây, bởi vì trong hầu hết các nghiên cứu trên thế giới khi đưa nhân tố này vào mô hình nghiên cứu thì kết quả đều có ý nghĩa tác động thuận chiều đến dự định khởi nghiệp của sinh viên. Tại Việt Nam, các nghiên cứu trước đây tại Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương hay tại Hà Nội đều cho thấy nhân tố này có tác động đáng kể đến dự định khởi nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên, với sinh viên tại Quảng Ngãi nói riêng và tại miền Trung thì nhân tố này lại không có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành dự định khởi nghiệp. Thông qua kết quả nghiên cứu định tính (thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu), điều này có thể luận giải về sự ảnh hưởng khác nhau của văn hóa quốc gia hay văn hóa vùng miền đến tính cách hay sự độc lập trong việc ra quyết định của một cá nhân, cụ thể ở đây là trong vấn đề khởi nghiệp kinh doanh. Với kết quả này sẽ gợi mở cho các nghiên cứu khác kiểm định lại nhân tố này ở bối cảnh tương tự trong tương lai. - Thứ năm, nghiên cứu đã đề xuất hệ thống các giải pháp có cơ sở khoa học và khả thi nhằm thúc đẩy tinh thần, dự định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên các trường Đại học tại Quảng Ngãi nói riêng và có thể mở rộng cho khu vực miền Trung và cả nước nói chung. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về mặt lý luận, luận án cung cấp cơ sở khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu về dự định khởi sự kinh doanh, tổng kết được lý thuyết các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu; phát triển hệ thống thang đo, kiểm định mô hình lý thuyết và các 8 giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố chính ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên tại tỉnh Quảng Ngãi. Vì thế, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào việc phát triển lý thuyết và bổ sung vào hệ thống thang đo còn thiếu tại các nước đang phát triển như Việt Nam nhằm thiết lập hệ thống tương đương về đo lường; đồng thời luận án cũng hình thành được quy trình hay khung nghiên cứu để triển khai các nghiên cứu khác tương tự. - Về mặt thực tiễn, luận án đã đánh giá, phân tích được thực trạng nhận thức về vấn đề khởi sự kinh doanh và dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên; khám phá và đo lường được các nhân tố và mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học tại khu vực tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả của nghiên cứu giúp cho các nhà hoạch định chính sách và các trường đại học có cách nhìn đầy đủ và toàn diện về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên, đặt cơ sở khoa học cho việc hoạch định chiến lược đào tạo của các trường đại học, kiến tạo môi trường học tập kích thích nảy nở ý tưởng kinh doanh sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được kết cấu gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về dự định khởi sự kinh doanh, mô hình và giả thuyết nghiên cứu Chương 3: Thiết kế nghiên cứu Chương 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học khu vực tỉnh Quảng Ngãi Chương 5: Định hướng và giải pháp thúc đẩy dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên các trường Đại học khu vực tỉnh Quảng Ngãi 9 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH 1.1. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước về nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh 1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài Trong nhiều năm qua, lĩnh vực nghiên cứu về khởi sự kinh doanh (KSKD), dự định KSKD được các nhà nghiên cứu trên thế giới rất quan tâm, đặc biệt là nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp kinh doanh của thanh niên, sinh viên. Nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến dự định KSKD của sinh viên đã được tiếp cận và thực hiện dưới nhiều góc độ, quan điểm và phạm vi khác nhau. Các nghiên cứu đã đưa ra những nhân tố tác động đến dự định KSKD rất đa dạng từ môi trường, văn hóa, thể chế, tính cách cá nhân, đặc điểm cá nhân và rất nhiều nhân tố khác (xem Bảng tổng hợp các nghiên cứu ở nước ngoài tại Phụ lục 1). Thông qua việc lược khảo các tài liệu, công trình nghiên cứu khác nhau, tác giả nhận thấy có các hướng tiếp cận chính gồm: (1) đặc điểm cá nhân/bản thân người học (tính cách, thái độ, nhận thức, giới tính,…), (2) chương trình giáo dục (chương trình giáo dục tinh thần kinh doanh hay sự hỗ trợ từ các trường đại học,…), (3) môi trường tác động (văn hóa, chính trị - xã hội, kinh tế, pháp luật,…) và (4) kết hợp các hướng trên (đặc điểm cá nhân, môi trường, giáo dục,…).  Hướng tiếp cận thứ nhất: đặc điểm cá nhân/bản thân người học và dự định khởi sự kinh doanh. Liên quan đến hướng tiếp cận này, các nghiên cứu đã khai thác các yếu tố thuộc về bản thân người khởi nghiệp ví dụ như tính cách, thái độ, nhận thức, hoàn cảnh gia đình, giới tính,.... Chẳng hạn như, nghiên cứu của Shane và cộng sự (2003) đã đưa ra các tính cách như “chịu đựng sự mơ hồ”, “chấp nhận rủi ro”, “niềm tin vào năng lực bản thân”, “kiểm soát bản thân”, “đam mê”, “nỗ lực”, “có tầm nhìn” có mối quan hệ với dự định KSKD [111]. Sesen (2013) thì chứng minh yếu tố “kiểm soát bản thân” và “niềm tin vào năng lực bản thân” có ảnh hưởng đến dự định KSKD [110]. 10 Các nghiên cứu dựa trên nền lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior - TPB) của Ajzen (1991) thì đa phần đều chứng minh “thái độ hướng đến hành vi kinh doanh” và “nhận thức kiểm soát hành vi” có tác động tích cực đến dự định KSKD của sinh viên. Chẳng hạn như nghiên cứu của Autio và cộng sự (2001) đã ứng dụng lý thuyết hành vi hoạch định để phân tích các yếu tố ảnh hưởng trong dự định khởi nghiệp của sinh viên đại học thuộc khối ngành kỹ thuật ở Bắc Âu và ở Mỹ. Nghiên cứu sử dụng một mẫu có kích thước lớn (3.445 sinh viên đại học) từ Phần Lan (Đại học Công nghệ Helsinki), Thụy Điển (Đại học Linkoping), Hoa Kỳ (Đại học Stanford, Đại học Colorado - Colorado Springs) và Vương quốc Anh (Trường kinh doanh London). Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhận thức kiểm soát hành vi nổi lên như là yếu tố quyết định quan trọng nhất ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp (hình 1.1) [43]. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ tập trung vào 3 nhân tố tác động chính là “chuẩn chủ quan”, “thái độ hướng đến hành vi kinh doanh” và “nhận thức kiểm soát hành vi” đến dự định KSKD trong khi còn nhiều nhân tố khác như sự hỗ trợ về giáo dục, môi trường,… chưa được đề cập trong mô hình nghiên cứu; và nghiên cứu cũng mới chỉ tập trung vào phân tích đối tượng là dự định của sinh viên khối ngành kỹ thuật. Đặc điểm nhân khẩu học Thái độ đối với hành vi DỰ ĐỊNH KINH DOANH Chuẩn chủ quan Nhận thức kiểm soát hành vi Hình 1.1: Mô hình kinh doanh giữa các sinh viên ở Bắc Âu và ở Mỹ (Nguồn: Autio và cộng sự, 2001) Cũng dựa trên nền lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) của Ajzen (1991), nghiên cứu của Wu và Wu (2008) cho thấy “thái độ đối với hành vi khởi nghiệp” và “nhận thức kiểm soát liên quan đến hành vi” đều tác động tích cực đến “dự định khởi nghiệp” của sinh viên, tuy nhiên không có bằng chứng thống kê chứng minh 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan