Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu các nguyên lý của hệ sinh thái áp dụng cho quản lý Vườn Quốc gia Cát ...

Tài liệu Nghiên cứu các nguyên lý của hệ sinh thái áp dụng cho quản lý Vườn Quốc gia Cát Bà, Hải Phòng

.PDF
109
109
100

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI s TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------------------- Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU CÁC NGUYÊN LÝ CỦA HỆ SINH THÁI ÁP DỤNG CHO QUẢN LÝ VƢỜN QUỐC GIA CÁT BÀ, HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------------------ Nguyễn Thị Thanh Nhàn NGHIÊN CỨU CÁC NGUYÊN LÝ CỦA HỆ SINH THÁI ÁP DỤNG CHO QUẢN LÝ VƢỜN QUỐC GIA CÁT BÀ, HẢI PHÒNG Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60440301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LÊ ĐỨC MINH Lê Đức Minh Hà Nội - 2013 LỜI CẢM ƠN Qua bài luận văn này, em xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới các thầy, cô giáo trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô và cán bộ viên chức khoa Môi trường đã giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt hai năm học tập tại trường. Em xin tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Lê Đức Minh- Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội người đã tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu cho em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn của mình. Để hoàn thành bài khoá luận này em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ phía ban quản lý và cán bộ công nhân viên tại VQG Cát Bà, Hải Phòng, chính quyền địa phương và người dân sinh sống tại khu vực nghiên cứu, em xin chân thành cảm ơn. Ngoài ra bên cạnh sự cố gắng của bản thân, em còn nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ quan trọng từ gia đình và bạn bè. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2013 Học viên Nguyễn Thị Thanh Nhàn MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................... 3 1.1. Một số phƣơng pháp quản lý đƣợc áp dụng trong quản lý VQG trên thế giới và Việt Nam. ............................................................................................... 3 1.1.1Phương pháp quản lý dựa trên các chức năng và nhiệm vụ của VQG. ............................................................................................................... 3 1.1.2 Quản lý vườn quốc gia dựa trên chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý ở các cấp từ trung ương đến địa phương. .......................................... 7 1.2 Cơ sở khoa học của áp dụng các nguyên lý hệ sinh thái trong công tác quản lý VQG và khu bảo tồn. ........................................................................... 8 1.2.1 Giới thiệu phương pháp tiếp cận hệ sinh thái áp dụng trong quản lý vườn quốc gia. ............................................................................................. 8 1.2.2 Các nguyên lý của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái . .............. 12 1.2.3 Các bước thực hiện khi áp dụng các nguyên lý của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý hệ sinh thái. .......................................... 17 1.3 Tổng quan các bài học kinh nghiệm áp dụng nguyên lý hệ sinh thái trong quản lý vƣờn quốc gia và khu bảo tồn trên thế giới và Việt Nam. ................ 20 1.3.1 Các bài học kinh nghiệm trên thế giới về việc áp dụng các nguyên lý hệ sinh thái trong việc quản lý các hệ sinh thái. ....................................... 20 1.3.2 Những nghiên cứu về áp dụng các nguyên lý của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong việc quản lý hệ sinh thái ở Việt Nam ................. 26 1.4 Tổng quan về vƣờn quốc gia Cát Bà và khu vực vùng đệm..................... 29 1.4.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tại VQG Cát Bà. 29 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 37 2.1 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu. ................................................................ 37 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................. 37 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu..................................................................... 37 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu. .......................................................................... 37 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. ............................... 39 3.1 Xem xét các bƣớc áp dụng các nguyên lý tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý VQG Cát Bà và khu vực vùng đệm. ........................................................... 39 3.1.1 Bước A: Xác định các bên liên quan và mối quan tâm, trách nhiệm, quyền lợi của các bên liên quan. ...................................................... 39 3.1.2 Bước B: Xác định cấu trúc, chức năng, dịch vụ, sản phẩm của các khu vực trong hệ sinh thái. Thiết lập cơ chế quản lý, giám sát. ............. 43 3.1.3 Bước C: Phân tích các vấn đề kinh tế liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học và sinh kế của người dân. ..................................................... 46 3.1.4 Bước D: Quản lý thích ứng về không gian.................................. 55 3.1.5 Bước E: Quản lý thích ứng về thời gian (xem xét những tác động lâu dài) .......................................................................................................... 60 3.2 Phân tích điểm yếu, điểm mạnh cơ hội thách thức, và đánh giá khó khăn khi áp dụngcác nguyên lý của phƣơng pháp tiếp cận hệ sinh thái cho quản lý VQG Cát Bà và vùng đệm. .............................................................................. 67 3.2.1 Phân tích điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội, thách thức trong quá trình áp dụng các nguyên lý của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái cho quản lý VQG Cát Bà và vùng đệm. ............................................................... 67 3.2.2 Đánh giá những khó khăn khi thực hiện các bước áp dụng các nguyên lý của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý VQG Cát Bà. ...................................................................................................................... 69 3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi các bƣớc áp dụng các nguyên lý tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý VQG Cát Bà và vùng đệm. .................... 74 3.3.1 Giải pháp cho bước A .................................................................. 74 3.3.2 Giải pháp cho bước B .................................................................. 75 3.3.3 Giải pháp cho bước C .................................................................. 76 3.3.4 Giải pháp cho bước D .................................................................. 78 3.3.5 Giải pháp cho bước E .................................................................. 78 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 80 KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 83 PHỤ LỤC............................................................................................................. 86 MỤC LỤC BẢNG Bảng 3.1: Trách nhiệm quyền lợi của các bên liên quan trong quản VQG Cát Bà và khu vực vùng đệm...................................................................... 39 Bảng 3.2: Nguồn thu từ hoạt động du lịch sinh thái của VQG Cát Bà ..... 47 Bảng 3.3: Diễn biến nuôi cá lồng bè tại Cát Bà.......................................... 49 Bảng 3.4: Ƣớc tính thiệt hại về nuôi trồng thủy sản do thủy triều đỏ ...... 50 Bảng 3.5: Số liệu về diện tích rừng ngập giao khoán cho ngƣời dân ........ 54 Bảng 3.6: Kịch bản biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng tại Hải Phòng ... 60 Bảng 3.7: Thống kê lƣợng khách du lịch đến Cát Bà ................................ 63 MỤC LỤC HÌNH Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức VQG Cát Bà ........................................................... 31 Hình 1.2: Bản đồ thảm thực vật và hiện trạng sử dụng đất VQG Cát Bà ... 32 Hình 1.3: Cơ cấu lao động trong các nghành của các xã vùng đệm ........... 34 Hình 1.4: Cơ cấu lao động trong các ngành nông nghiệp, phi nông nghiệp ...................................................................................................................... 34 Hình 3.1: Bản đồ quy hoạch VQG Cát Bà,giai đoạn 2006-2010, tầm nhìn 2020 .............................................................................................................. 45 Hình 3.2: Diễn biến nuôi cá biển lồng bè tại Cát Bà ................................... 49 Hình 3.3: Sự phụ thuộc của sinh kế vào tài nguyên thiên nhiên ................ 62 Hình 3.4: Sinh kế phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên .................................. 63 Hình 3.5: Tổng số ô lồng nuôi cá tăng lên so với 2005................................ 66 Hình 3.6: Kết quả phỏng vấn ý kiến của người dân về mong muốn tham gia thiết lập các kế hoạch quản lý ...................................................................... 70 Hình 3.7: Trình độ học vấn của đối tượng phỏng vấn ............................... 70 Hình 3.8: Nghề nghiệp của đối tượng phỏng vấn……...………………… 79 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBD Công ước về Đa dạng sinh học DLST Du lịch sinh thái DLSTCĐ Du lịch sinh thái cộng đồng IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới KBTB Khu bảo tồn biển MCD Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng NN&PT NT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TN&MT Tài nguyên và Môi trường UBND Ủy ban nhân dân VH TT&DL Văn hóa Thể thao và Du lịch VQG Vườn quốc gia MỞ ĐẦU Trong những thập kỷ qua, cùng với phát triển kinh tế xã hội, loài người đã có những tác động rất lớn đến thiên nhiên và chúng ta đang chịu những phản hồi từ tự nhiên do chính những hoạt động của chúng ta tạo ra. Điều này thể hiện qua việc hiện nay con người đã và đang phải đối mặt với những thách thức về sự suy giảm chất lượng môi trường, suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. Nhận thức được điều này rất nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang quan tâm nhiều hơn đến việc bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học nhằm tiến tới sự phát triển bền vững trong tương lai. Đã có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau được áp dụng trong việc quản lý để đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác bảo tồn, tuy nhiên vấn đề này rất phức tạp. Mỗi quốc gia có điều kiện tự nhiên, hệ thống pháp lý đặc thù về xã hội khác nhau và không có một hình mẫu “hoàn thiện” nào có thể áp dụng được cho tất cả các quốc gia. Ở Việt Nam, với sự nỗ lực của các cấp các ngành, cùng với sự ủng hộ của các nước, các tổ chức trên thế giới, chúng ta đang cố gắng tiếp thu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để cố gắng tìm ra những biện pháp phù hợp và có hiệu quả nhất trong công tác quản lý tại các khu bảo tồn thiên nhiên. Những biện pháp này cần đảm bảo phù hợp với thực tiễn, tình hình và điều kiện của đất nước, đồng thời đảm bảo sự hài hòa với những thông lệ, tiêu chí bảo tồn thiên nhiên của quốc tế. Quan trọng nhất chúng phải nâng cao được hiệu quả trong việc bảo tồn thiên nhiên tại các VQG và khu bảo tồn trong nước, để đạt được mục tiêu cao nhất là sự phát triển bền vững. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài luận văn “Nghiên cứu các nguyên lý của hệ sinh thái áp dụng cho quản lý Vườn Quốc gia Cát Bà, Hải Phòng” được thực hiện nhằm nghiên cứu các nguyên lý của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái áp dụng trong quản lý và đánh giá hiệu quả áp dụng phương pháp tiếp cận này tại VQG Cát 1 Bà, Hải Phòng, nhằm tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả quản lý các VQG và khu bảo tồn ở Việt Nam trong tương lai. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng thể Nghiên cứu các nguyên lý của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái áp dụng trong quản lý và đánh giá hiệu quả áp dụng các nguyên lý của phương pháp tiếp cận này tại VQG Cát Bà, nhằm tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả quản lý các vườn quốc gia và khu bảo tồn ở Việt Nam trong tương lai. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu hiện trạng quản lý và bảo tồn tại VQG Cát Bà, Hải Phòng và khu vực vùng đệm. - Đề xuất các bước áp dụng và xem xét các vấn đề liên quan đến các nguyên lý tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý VQG Cát Bà và khu vực vùng đệm. - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn và khả năng thực thi khi áp dụng các nguyên lý của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái cho công tác quản lý VQG Cát Bà và khu vực vùng đệm. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi khi áp dụng các nguyên lý của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái cho công tác quản lý VQG Cát Bà và khu vực vùng đệm. 2 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số phƣơng pháp quản lý đƣợc áp dụng trong quản lý VQG trên thế giới và Việt Nam 1.1.1. Phương pháp quản lý dựa trên các chức năng và nhiệm vụ của VQG Hiện nay nước ta có 30 vườn quốc gia, trong số 164 khu bảo tồn trên toàn quốc, với tổng diện tích tự nhiên là 1.077.236,13 ha. VQG ngoài chức năng chính là bảo tồn, duy trì tình trạng tự nhiên của các hệ sinh thái khỏi những tác động tiêu cực, nó còn đảm nhiệm các chức năng khác như là chức năng bảo vệ môi trường, phòng hộ, là nền tảng cho các hoạt động tinh thần, hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục, giải trí, các hoạt động du lịch sinh thái và tạo điều kiện cải thiện chất lượng đời sống của người dân sống trong và xung quanh khu vực VQG. Vì vậy quản lý VQG có thể tiếp cận theo các chức năng và mục đích khác nhau như: Bảo tồn, duy trì đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường phòng hộ, khai thác các dịch vụ hệ sinh thái, các hoạt động kinh tế, tài chính, lĩnh vực nghiên cứu khoa học, lĩnh vực văn hóa du lịch, và giải trí. Tiếp cận theo chức năng bảo tồn tình trạng tự nhiên, duy trì đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sống, phòng hộ Dựa trên chức năng này các nhà quản lý sẽ lập những kế hoạch cụ thể cho công tác quản lý của các VQG tập trung vào những chức năng trên. Để có thể tiến hành các hoạt động quản lý nhằm bảo tồn tình trạng tự nhiên của hệ sinh thái và đa dạng sinh học, điều cần thiết là phải tìm hiểu những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, các nguy cơ mà loài hay hệ sinh thái hiện đang đối mặt và từ đó xây dựng các phương pháp quản lý phù hợp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của các nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của loài và hệ sinh thái. Việc áp dụng bất cứ một phương thức quản lý nào cũng phải dựa vào các đối tượng quản lý ở một địa điểm cụ thể. Chỉ khi đã xác định được các đối tượng quản 3 lý thì các kết quả quản lý khoa học mới được áp dụng có hiệu quả. Thêm vào đó, một chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học hiệu quả cần thiết phải tính đến các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và khuyến khích các thành phần có liên quan tham gia vào công tác bảo vệ các loài, quần xã hay hệ sinh thái đích cần được bảo tồn. Đối với chức năng phòng hộ, chúng ta biết rằng rất nhiều VQG chính là rừng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước, hay môi trường sống cho rất nhiều hệ sinh thái, cư dân. Theo điều này, quản lý vườn quốc gia cần nghiên cứu, dự báo các tác động có hại khi chức năng phòng hộ không còn được đảm bảo, xây dựng kế hoạch quản lý dựa trên chức năng phòng hộ của VQG. Cơ quan chủ quản có trách nhiệm chính là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PT NT), mà trực tiếp là Tổng cục Lâm nghiệp. Các hoạt động điều tra, khảo sát hay quản lý, bảo vệ đều do cán bộ của ngành lâm nghiệp thực hiện. Đồng thời Bộ có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng, chỉ đạo thực hiện các chính sách, thể lệ và các biện pháp bảo vệ VQG. Ngoài ra có các cơ quan và tổ chức có liên quan như Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), trong đó có Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học có trách nhiệm trong việc nghiên cứu, đưa ra các biện pháp bảo tồn về đa dạng sinh học. Ngoài ra còn có các cơ quan trực thuộc khu vực, tỉnh, huyện, xã, cộng đồng và các tổ chức quốc tế tham gia vào công tác bảo tồn [1]. Tiếp cận theo chức năng duy trì những giá trị về cảnh quan, văn hóa lịch sử, nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo Việc lập các kế hoạch quản lý VQG dựa trên chức năng này cần quan tâm đến các vấn đề sau: Thứ nhất là tìm hiểu các giá trị về cảnh quan, văn hóa lịch sử cũng như giá trị về mặt nghiên cứu khoa học, giáo dục của mỗi VQG. Thứ hai là xác định tầm quan trọng của những giá trị này đối với VQG và đối với cộng đồng địa phương cũng như đối với toàn xã hội, và tìm hiểu những thách thức trong việc bảo tồn, và duy trì và phát triển những giá trị đó cũng như xác định 4 các bên liên quan chính tới vấn đề này. Từ hai vấn đề trên, xây dựng những kế hoạch, biện pháp quản lý cụ thể và có hiệu quả. Các VQG thường mang một giá trị văn hóa lịch sử quan trọng đối với xã hội. Trong đó chứa đựng các dấu ấn lịch sử, các di tích, gắn liền với quá trình tồn tại và phát triển của xã hội. Vì vậy, quản lý cần đảm bảo duy trì các giá trị này thông qua việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, không làm chúng bị mai một theo thời gian. Ngoài ra, các VQG là một địa bàn nghiên cứu khoa học rất tốt cho các lĩnh vực về lâm sinh, động vật, thực vật, vì vậy ban quản lý VQG có thể xây dựng các biện pháp quản lý hiệu quả để duy trì chức năng này thông qua việc kết hợp với nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước về cung cấp tư liệu hay địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên khi lập các kế hoạch quản lý tiếp cận theo hướng này cũng gặp nhiều khó khăn trong việc huy động các nguồn vốn và lưc lượng cán bộ. Để nghiên cứu khoa học có hiệu quả, ngoài vốn đầu tư ra còn cần một đội ngũ các nhà khoa học thực sự, và có trình độ, kinh nghiệm tốt thì mới thực sự mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó, VQG cũng là môi trường tốt để tổ chức các hoạt động nghiên cứu, học tập của không chỉ các nhà khoa học mà còn cho thế hệ các em học sinh, sinh viên. Đó là nơi để học sinh, sinh viên được tiếp cận với những kiến thức thực tế, qua những hoạt động này có thể tuyên truyền và giáo dục, nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ về ý thức bảo vệ môi trường, hệ sinh thái. Một điều quan trọng trong khi áp dụng các phương pháp quản lý có hiệu quả là xác định các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm liên quan tới những chức năng có liên quan của VQG. Đối với cách tiếp cận này ngoài cơ quản có trách nhiệm trực tiếp là Bộ NN& PTNT còn có sự tham mưu tích cực của các bộ ngành khác như Bộ TN&MT, có trách nhiệm về vấn đề nghiên cứu khoa học, cung cấp thông tin, các luận cứ khoa học, cũng như đào tạo nguồn nhân lực, tham gia vào nghiên cứu khoa học tại các vườn quốc gia. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH TT&DL) có trách nhiệm liên 5 quan để tham mưu, xây dựng các biện pháp quản lý thích hợp, liên quan đến các giá trị văn hóa lịch sử của vườn VQG, nhiệm vụ của Bộ VH TT&DL là xem xét, và công nhận các di tích văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh, và hướng dẫn chỉ đạo việc lưu giữ các di tích văn hóa lịch sử đó. Đối với các di tích lịch sử trong VQG, thì mô hình quản lý hiện nay là Bộ VHTT& DL quản lý các di tích vật thể và phi vật thể đã xếp hạng, còn Bộ NN & PTNT bố trí lực lượng kiểm lâm để trực tiếp bảo vệ các khu đó hoặc thành lập các ban quản lý về phần liên quan đến hệ sinh thái rừng ở các khu di tích lịch sử. Vì vậy việc thành lập các kế hoạch quản lý cần phải đạt được sự thống nhất giữa các bộ ngành và cơ quan có liên quan, tránh sự chồng chéo, bỏ sót trách nhiệm. Ngoài ra, ban quản lý VQG cũng cần huy động sự trợ giúp về tài chính, kiến thức, kinh nghiệm của các tổ chức, cá nhân khác [1]. Tiếp cận theo chức năng cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái như các giá trị về kinh tế, du lịch Các hoạt động liên quan đến khía cạnh này bao gồm việc xác định các dịch vụ hệ sinh thái mà VQG có thể cung cấp, xây dựng các mô hình để phát triển có hiệu quả các dịch vụ này mà không làm ảnh hưởng đến các chức năng bảo tồn cơ bản của mỗi VQG. Trước đây có rất nhiều ý kiến chưa hoàn toàn ủng hộ việc hỗ trợ phát triển VQG trong việc khai thác các dịch vụ môi trường như du lịch, giải trí, hay các dịch vụ kinh tế khác. Tuy nhiên, hiện nay nhận thức về vấn đề này đã thay đổi. Đa số đã cho rằng khu bảo tồn nói chung hay VQG nói riêng cũng có thể là một hình thức dịch vụ xã hội, cũng như các dịch vụ y tế, giáo dục, quốc phòng. Tại Hội nghị thượng đỉnh năm 1992, chính phủ các nước đã đồng ý cần có một diễn đàn mới về phát triển bền vững. Diễn đàn mới này bao gồm cả Công ước quốc tế về đa dạng sinh học (CBD). Từ đó các chính phủ đã công nhận các VQG là các đơn vị kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, duy trì hệ sinh thái và hỗ trợ môi trường sống của các cộng đồng trên thế giới. Quan điểm này đòi hỏi phải có nhận thức đúng và hiểu rõ giá trị kinh tế của VQG. Và điều này có 6 nghĩa là VQG cũng có thể đem lại lợi nhuận và lợi ích kinh tế nhiều mặt chứ không chỉ đơn thuần là nơi tiêu thụ ngân sách. Các hàng hóa, dịch vụ và sản phẩm mà các VQG tạo ra có khả năng tái tạo cao, chúng không bị mất đi mà ngược lại càng có giá trị cao hơn nếu biết khai thác đúng. Do vậy các nhà quản lý VQG cần chuẩn bị tốt về kế hoạch kinh doanh vừa đóng góp phát triển về kinh tế, vừa đem lại nguồn thu cho công tác bảo tồn của vườn. Các hoạt động liên quan đến các dịch vụ này chủ yếu diễn ra ở vùng đệm, vì vậy để phát triển có hiệu quả đòi hỏi sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Tuy nhiên có rất nhiều vấn đề khó khăn trong việc xác định nhiệm vụ, quyền lợi và trách nhiệm của họ khi tham gia vào việc khai thác các dịch vụ này. Một vấn đề cần quan tâm nữa là việc xác định giá trị kinh tế đúng của các VQG. Một số giá trị có thể lượng hóa và một số khác gặp khó khăn trong vấn đề lượng hóa để so sánh giá trị với các loại hàng hóa và dịch vụ khác. Có rất nhiều các hoạt động phát triển kinh tế mà các nhà quản lý đã áp dụng tại các VQG như: Xây dựng các mô hình lâm nghiệp trang trại, mô hình khuyến lâm, nông, ngư ở vùng đệm, mô hình làng du lịch, du lịch sinh thái và cung cấp các dịch vụ môi trường khác [2]. 1.1.2 Quản lý VQG dựa trên chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý ở các cấp từ trung ương đến địa phương Tiếp cận theo khía cạnh này để quản lý các VQG chính là xác định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cấp, các cơ quan có liên quan đến việc quản lý VQG. Theo điều 15 của quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ban ngày 14/8/2006 về việc ban hành quy chế quản lý rừng. Quy chế về quản lý rừng đặc dụng như sau: - Bộ NN&PT NT tổ chức việc quản lý VQG có vị trí đặc biệt về bảo tồn thiên nhiên (đặc trưng tiêu biểu về tính đa dạng sinh học cao, đại diện cho các vùng miền về sinh cảnh, về nguồn gen), các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn liên tỉnh. 7 - UBND cấp tỉnh tổ chức việc quản lý VQG, khu bảo tồn thiên nhiên nằm trong phạm vi một tỉnh và các khu bảo vệ cảnh quan. - Cơ quan chính quyền nhà nước trên địa bàn vùng đệm lập dự án đầu tư phát triển sản xuất và cơ sở hạ tầng nông thôn để ổn định cuộc sống cho cộng đồng dân cư, đồng thời thiết lập quy chế trách nhiệm của cộng đồng dân cư và từng hộ gia đình trong việc bảo vệ và bảo tồn khu rừng đặc dụng. - Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng đặc dụng mà cấp Bộ hoặc UBND tỉnh không thành lập ban quản lý khu rừng, có trách nhiệm tổ chức việc quản lý khu rừng được giao. - Bộ NN&PT NT, UBND tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho ban quản lý khu rừng theo quyền hạn của mình và theo quy định của pháp luật. Việc quy định trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan có liên quan trong việc quản lý VQG là một quy trình cụ thể trong công tác quản lý để các bộ ngành cũng như các cấp có thể phối hợp dễ dàng hơn với Bộ NN & PT NT trong việc quản lý rừng đặc dụng nói chung và VQG nói riêng. Tuy nhiên còn tồn tại rất nhiều bất cập đó là khó khăn trong việc xác định rõ ràng trách nhiệm, và quyền hạn của các cơ quan trong việc quản lý, dẫn đến tình trạng chồng chéo hay bỏ sót trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, đặc biệt là các cơ quan tham mưu trong việc quản lý các VQG. 1.2 Cơ sở khoa học của áp dụng các nguyên lý hệ sinh thái trong công tác quản lý VQG và khu bảo tồn 1.2.1 Giới thiệu phương pháp tiếp cận hệ sinh thái áp dụng trong quản lý VQG Tại cuộc họp lần thứ hai, tổ chức tại Jakarta, tháng 11 năm 1995. Hội nghị các bên COP (Conference of the Parties) của Công ước về Đa dạng sinh học CBD (Convention on Biological Diversity) đã thông qua phương pháp tiếp cận hệ sinh thái là khung cơ bản cho hành động của công ước Đa dạng sinh học. Tiếp đó tại 8 cuộc họp lần thứ tư tại Bratislava tháng 5 năm 1998, Hội nghị các bên thừa nhận sự cần thiết của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái, và yêu cầu Hội đồng hỗ trợ về tư vấn khoa học, kỹ thuật và công nghệ (Subsidary Body on Scientific, Technical and Technological Advice SBSTTA) để phát triển các nguyên tắc và hướng dẫn khác về phương pháp tiếp cận hệ sinh thái. Ngoài ra, phương pháp tiếp cận hệ sinh thái đã được công nhận bởi Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững, là một công cụ quan trọng để tăng cường phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo. Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái là một chiến lược quản lý tổng hợp tài nguyên đất, nước và môi trường sống nhằm thúc đẩy bảo tồn và sử dụng tài nguyên một cách bền vững, công bằng. Bản chất của phương pháp này là xem xét các mối liên hệ xuyên suốt trong toàn hệ thống, thông qua các tác động và ảnh hưởng tích tụ từ những hoạt động do con người tạo ra. Việc áp dụng cách tiếp cận này sẽ đạt tới sự cân bằng ba mục tiêu của Công ước Đa dạng sinh học: Bảo tồn, sử dụng bền vững và công bằng trong chia sẻ lợi ích từ hoạt động khai thác nguồn lợi từ hệ sinh thái. Đây là một chiến lược tiến bộ đặt nhu cầu của con người làm trung tâm của việc quản lý đa dạng sinh học. Mục tiêu của nó là quản lý hệ sinh thái dựa trên sự đa dạng về chức năng của hệ sinh thái và những ứng dụng từ các chức năng đó. Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái không nhằm mục đích đạt được hiệu quả kinh tế ngắn hạn mà tối ưu hóa việc sử dụng hệ sinh thái trong tương lai mà không tàn phá nó. Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái dựa trên việc áp dụng các phương pháp khoa học thích hợp. Đòi hỏi phải có sự quản lý thích ứng để đối phó với tính chất phức tạp và năng động của các hệ sinh thái và không thể thiếu những kiến thức đầy đủ, và sự hiểu biết về chức năng của hệ sinh thái. Quá trình diễn ra trong hệ sinh thái thường là phi tuyến tính. Nếu không có những kiến thức phù hợp, kết quả đạt được sẽ không liên tục, dẫn đến bất ngờ và thiếu tính không bền vững. Trong phương pháp này, những người hưởng lợi bao gồm: 9 - Cộng đồng địa phương hưởng lợi từ việc bảo vệ nguồn lợi đất nước, tạo cơ sở kinh tế ổn định, tạo công ăn việc làm, có tiếng nói trong việc ra quyết định về sử dụng đất, giảm mâu thuẫn, tiếp tục duy trì các truyền thống văn hóa, duy trì lối sống có từ lâu đời, tạo môi trường lành mạnh hơn cho các cộng đồng địa phương và con cháu họ. Những người làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp được lợi từ việc triển khai các dự án và đào tạo về cách thức quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên bền vững [26]. - Các nhà khoa học được hưởng lợi qua các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu và liên ngành về các quá trình sinh thái, đa dạng sinh học và truyền thống văn hóa, từ đó xây dựng các giả thuyết mới cũng như xác định xu hướng biến đổi khí hậu và môi trường [26]. - Các cán bộ lãnh đạo và cơ quan nhà nước được hưởng lợi từ các kết quả nghiên cứu khoa học, trao đổi thông tin, nâng cao năng lực, được sự ủng hộ của nhân dân trong quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên. Đây cũng là điều mỗi quốc gia thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện các công ước quốc tế [26]. - Cộng đồng thế giới có được thành quả về bảo tồn đa dạng sinh học, tạo điều kiện phát triển giáo dục, văn hóa, giải trí và du lịch, tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới trong quản lí bền vững sinh quyển [26]. Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái cung cấp một khung tích hợp để thực hiện các mục tiêu của Công ước về Đa dạng sinh học. Cách tiếp cận này kết hợp cân nhắc ba vấn đề quan trọng: - Quản lý các thành phần sống được thực hiện cùng với vấn đề kinh tế và xã hội ở cấp độ hệ sinh thái, nó không chỉ đơn giản là tập trung vào việc quản lý các loài và môi trường sống. - Nếu muốn quản lý đất đai, nước và sinh vật sinh sống một cách bền vững, những hợp phần này cần phải được tích hợp, thực hiện trong giới hạn tự nhiên và sử dụng các chức năng tự nhiên của hệ sinh thái. 10 - Quản lý hệ sinh thái là một quá trình xã hội, có nhiều cộng đồng quan tâm. Quy trình quản lý phải thông qua những mô hình và những quy trình có hiệu quả cho việc ra quyết định và quản lý. Cách tiếp cận này là một phương pháp tổng thể để hỗ trợ quyết định trong hoạch định chính sách và lập kế hoạch, trong đó những người thực hiện Công ước có thể phát triển cách tiếp cận cụ thể hơn phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của họ. Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái là một công cụ góp phần vào việc thực hiện các vấn đề khác nhau và được giải quyết theo Công ước, bao gồm cả những hoạt động tại các khu bảo tồn và mạng lưới sinh thái. Không có cách đúng duy nhất để đạt được một cách tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý đất đai, nước và sinh vật sinh sống. Các nguyên tắc cơ bản có thể được thay đổi một cách linh hoạt để giải quyết các vấn đề quản lý trong bối cảnh xã hội khác nhau. Hiện tại, có những lĩnh vực mà các chính phủ đã đưa ra hướng dẫn phù hợp, bổ sung hoặc thậm chí tương tự với phương pháp tiếp cận hệ sinh thái (Ví dụ: Bộ luật nghề cá có trách nhiệm, phương pháp tiếp cận quản lý rừng bền vững, quản lý rừng thích ứng…) Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái không loại trừ các phương pháp quản lý và bảo tồn khác, chẳng hạn như các khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn, và các chương trình bảo tồn đơn loài, cũng như cách tiếp cận khác, nó thực hiện theo chính sách quốc gia và khuôn khổ pháp lý, và cụ thể là phương pháp tiếp cận hệ sinh thái tích hợp nhiều cách tiếp cận và phương pháp khác để đối phó với các tình huống phức tạp. Không có một cách duy nhất nào để thực hiện phương pháp tiếp cận hệ sinh thái, vì nó phụ thuộc vào điều kiện địa phương, tỉnh, quốc gia, khu vực hoặc toàn cầu. Phần lớn các VQG đều có vai trò vừa cung cấp nơi cư trú cho các loài hoang dã, mặt khác nó lại cung cấp dịch vụ du lịch và tài nguyên khác tạo nguồn thu cho việc bảo tồn và cung cấp nguồn sinh kế cho cộng đồng trong khu vực. Sự cân bằng giữa nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên với những tác động từ hoạt động này tới hệ sinh thái của VQG là thách thức rất quan trọng với hệ thống quản lý 11 VQG. Vì vậy với những ưu điểm của mình, phương pháp tiếp cận hệ sinh thái có thể áp dụng cho việc quản lý bền vững các VQG để đạt được các mục tiêu về bảo tồn và đồng thời chia sẻ lợi ích công bằng trong việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên [12,17]. 1.2.2 Các nguyên lý của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái Nguyên lý1: Các mục tiêu quản lý tài nguyên đất, nước và đời sống là một vấn đề của sự lựa chọn của xã hội. Các lĩnh vực khác nhau của xã hội nhìn nhận hệ sinh thái theo điều kiện của họ như kinh tế, văn hóa và xã hội. Người dân bản địa và cộng đồng địa phương khác đang sinh sống trên đó là các bên liên quan quan trọng, và các quyền và lợi ích của họ phải được công nhận. Đa dạng văn hóa và đa dạng sinh học đều là thành phần trung tâm của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái. Lựa chọn xã hội cần được thể hiện một cách rõ ràng nhất có thể. Các hệ sinh thái nên được quản lý vì các giá trị nội tại của chúng và vì lợi ích hữu hình hoặc vô hình đối với con người, một cách công bằng và hợp lý. Để đạt được các mục tiêu trên, phương pháp tiếp cận hệ sinh thái cần phải thông qua sự thương lượng, và đạt được sự cân bằng giữa các bên liên quan, những người có nhận thức và mục đích sử dụng tài nguyên khác nhau. Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái cho phép cộng đồng đóng góp vào việc ra quyết định về việc quản lý và sử dụng tài nguyên. Đây là hợp phần đóng vai trò rất quan trọng cho sự sống còn của họ. Nó thúc đẩy sự đồng thuận, và giảm thiểu xung đột trong quy hoạch, xây dựng và quản lý các khu bảo tồn nói chung và VQG nói riêng [11]. Nguyên lý 2: Phân cấp quản lý đến mức độ thích hợp thấp nhất. Hệ thống phân cấp có thể dẫn đến hiệu quả và sự công bằng hơn. Quản lý phải quan tâm đến lợi ích tất cả các bên liên quan và cân bằng lợi ích địa phương với lợi ích chung của các cộng đồng lớn hơn. Quản lý các hệ sinh thái sẽ chặt chẽ hơn khi có sự tham gia, sự chịu trách nhiệm và sử dụng các kiến thức địa phương. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan