Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi – tái chế, xử l...

Tài liệu Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi – tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình chất thải công nghiệp nguy hại điển hình tại khu vực tp. hồ chí minh

.PDF
167
157
69

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NGHIỆM THU (Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu) ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ PHÙ HỢP ĐỂ THU HỒI – TÁI CHẾ, XỬ LÝ VÀ THẢI BỎ AN TOÀN MỘT SỐ LOẠI HÌNH CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI ĐIỂN HÌNH TẠI KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 10 NĂM 2008 Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh SUMMARY OF RESEARCH CONTENT 1. Name of the research project: Study on appropriate technical and managerial measures for recovery, recycling, treatment and safe disposal of the typical industrial hazardous wastes at the Hochiminh city. 2. Objective of the project is to recommand the appropriate technical and managerial measures applying to recovery, recycling, treatment and safe disposal of the typical industrial hazardous wastes at the HCM City with purposes to serve for hazardous waste management and environmental protection at the industrial sectors in HCM City. 3. Project’s head: Assoc. Prof. Dr. Le Thanh Hai, Institute for Environment and Resources, Vietnam National University of HCM City. 4. Project’s products: include 5 experimental studies (lab-scale), 10 technologies for hazardous waste treatment recommended, 15 guiding manuals for hazardous waste management at different industrial sectors, 54 special subject reports, 16 Theses (7 MSc and 9 BSc) and 3 scientific papers. 5. Main contents of the research The project’s results include 4 contents: a. General overview on the current state of generation and management of the industrial hazardous waste types in the area of HCM City. b. The scientific and practical fundaments served for recommendation of the measures and technology processess of industrial hazardous waste treatment. c. Recommendation of the technical measures applying for treatment of typical industrial hazardous wastes in HCM City. d. Recommendation of the appropriate managerial measures for the typical industrial hazardous wastes in HCM City. Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM -1- Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh MỞ ĐẦU Chất thải công nghiệp nói chung và chất thải công nghiệp nguy hại nói riêng luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt tại các đô thị ở các nước đang phát triển, nhất là các đô thị lớn đông dân cư mà thành phố Hồ Chí Minh không phải là một ngoại lệ. Trong thời gian gần đây, thành phố đã có nhiều chương trình, kế hoạch, đề tài và dự án tập trung nghiên cứu vấn đề này. Trong khuôn khổ Chương trình NCKH về Bảo vệ môi trường TPHCM, Viện Môi trường và Tài nguyên (ĐHQG TPHCM) được thành phố giao cho nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện đề tài NCKH cấp thành phố năm 2006 “Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình Chất Thải Công Nghiệp Nguy Hại điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh”. Sau một thời gian nghiên cứu kéo dài hơn 1,5 năm (từ đầu 2006 đến nay) đề tài đã hòan thành một khối lượng nghiên cứu lớn dựa theo các nội dung nghiên cứu được giao của mình. Báo cáo tổng kết đề tài này trình bày các kết quả chính thu được trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Báo cáo tổng hợp được xây dựng trên cơ sở các nội dung chi tiết trong đề cương của đề tài đã trình duyệt với Sở Khoa học và Công nghệ. Trong quá trình thực hiện đề tài để xây dựng báo cáo tổng hợp này, ngòai các nội dung trực tiếp thực hiện được giao, đơn vị chủ trì của nhóm thực hiện (Phòng Qủan lý MT, Viện MTTN) đã phối hợp với gần 10 đơn vị nghiên cứu khác tiến hành thực hiện một quá trình thu thập các nguồn tài liệu phong phú trong và ngoài nước có liên quan đến chủ đề nghiên cứu của đề tài. Theo như các sản phẩm đã đăng ký của đề tài, ngòai báo cáo này (Báo cáo tổng hợp), toàn bộ hồ sơ về kết quả nghiên cứu của đề tài được chia ra thành 5 nhóm: - - - Nhóm thứ 1 là các sản phẩm công nghệ, cụ thể là 5 mô hình nghiên cứu thực nghiệm trong phòng thí nghiệm về các công nghệ điển hình xử lý chất thải công nghiệp nguy hại trong điều kiện Việt Nam, và 10 quy trình công nghệ đề xuất áp dụng cho 10 nhóm chất thải điển hình nhất của thành phố vào thời điểm hiện tại; Nhóm thứ 2 bao gồm các sản phẩm mang tính quản lý cụ thể bao gồm 15 sổ tay hướng dẫn, trong đó: 05 sổ tay về hướng dẫn quy trình quản lý môi trường và quản lý CTNH cho các đối tượng là KCN- KCX; các cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô vừa và nhỏ; các cơ sở sản xuất quy mô trung bình và lớn; các cụm công nghiệp; cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống; và 10 sổ tay hướng dẫn nhằm đề xuất các quy trình và giải pháp quản lý môi trường cũng như quản lý CTNH cho 10 ngành công nghiệp điển hình của Thành phố xét trên khía cạnh phát sinh CTNH. Nhóm thứ 3 là các sản phẩm khoa học, bao gồm các báo cáo chuyên đề tương ứng với các nội dung đã đăng ký của đề tài, tổng cộng có tất cả 54 Báo Cáo Chuyên Đề, được mã số theo từng mục nội dung tương ứng của đề cương. Nhóm thứ 4 bao gồm các sản phẩm đào tạo: tổng cộng có 16 luận văn đã bảo vệ thành công, trong đó có 07 Luận văn Cao Học và 09 Luận văn Đại Học. Và nhóm thứ 5 là các bài báo khoa học đã công bố chính thức trên tạp chí khoa học được tính điểm công trình, tổng cộng có 03 bài báo đã công bố. Trong các nội dung được trình bày của báo cáo này, các phương án, giải pháp công nghệ và quản lý cụ thể được chú trọng nghiên cứu và đề xuất phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam và Thành phố trong hòan cảnh hiện nay, với mục đích đóng góp một phần Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM -2- Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh nhỏ của mình trên phương diện tư vấn cho các cơ quan quản lý Nhà nước của thành phố trong lĩnh vực liên quan (về quản lý môi trường và quản lý chất thải công nghiệp nguy hại). Tuy nhiên, mặc dù đã có sự nỗ lực, trách nhiệm và nhiệt huyết rất cao trong công việc, nhưng do kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều, và trong một số trường hợp nhóm thực hiện đề tài cũng chưa có được những thông tin đầy đủ (nhất là các thông tin mới cập nhật), nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tập thể những người thực hiện mong ước nhận được những ý kiến đóng góp quí báu từ các Chuyên gia, các Nhà khoa học đi trước, các nhà quản lý trong cùng lãnh vực... để chúng tôi có thể hòan thiện công trình của mình tốt hơn, và góp phần học hỏi, nâng cao kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu chủ đạo mà nhóm thực hiện đã chọn cho mình trong những năm sắp tới – quản lý chất thải công nghiệp nguy hại. Tập thể nhóm thực hiện đề tài xin chân thành cảm ơn Thành phố thông qua Sở Khoa học và Công nghệ, Chương trình NCKH về Bảo vệ Môi trường của TPHCM, và Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, đã ủng hộ mọi mặt về tinh thần và tài chính cho đề tài và nhóm thực hiện để có thể thực hiện thành công một khối lượng nghiên cứu lớn của đề tài. Ngoài ra, trong quá trình phối hợp thực hiện đề tài chúng tôi cũng nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ nhiều đơn vị và cá nhân, thay mặt cho nhóm thực hiện, Chủ nhiệm đề tài xin gửi lời cám ơn trân trọng đến: - Lãnh đạo Viện Môi trường và Tài nguyên về sự ủng hộ tòan diện trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Phòng Quản lý Chất thải rắn (Sở TNMT TP) về sự phối hợp, chia xẻ kinh nghiệm và thông tin trong lĩnh vực quản lý chất thải công nghiệp nguy hại. Phòng quản lý xây dựng và môi trường của HEPZA đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong việc điều tra thực tế và thu thập số liệu liên quan. Các nhóm tham gia nghiên cứu chính (ĐH Văn Lang, Cty Việt Úc, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Bách khoa, Viện KTNĐ và BVMT,...) đã nhiệt tình thể hiện trách nhiệm của mình trong những nghiên cứu liên quan. Các sinh viên ĐH và học viên Cao học (gần 20 người) đã tham gia đóng góp tốt cho sự hòan thành các khối lượng công việc cụ thể được giao. Và những đồng nghiệp trong nhóm chủ trì thực hiện đề tài của Phòng Qủan lý Môi trường (Viện MTTN) đã thể hiện một cách cao nhất những đóng góp của mình trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Nhóm thực hiện hy vọng đề tài NCKH này sẽ là cơ sở khoa học để có thể thực hiện các bước nghiên cứu cụ thể tiếp theo, góp phần vào việc đưa ra các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp cho đối tượng các chất thải công nghiệp nguy hại của Thành phố, đóng góp vào việc thực thi các Chiến lược, Chương trình và Kế họach về bảo vệ môi trường cho TP. Hồ Chí Minh trong những năm sắp tới. Chủ Nhiệm Đề Tài Lê Thanh Hải Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM -3- Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh Mục lục MỞ ĐẦU .........................................................................................................................................i THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI ............................................................................................i SẢN PHẨM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI............................................................................................i MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI.........................................................................................................iv CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH ................................................................................v CHƯƠNG 1 ...........................................................................................................................7 TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC LOẠI HÌNH CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH............................................................................................................7 1.3.1. Hoạt động thu gom và xử lý tiêu hủy CTNH......................................................16 1.3.2. Hoạt động trao đổi và tái chế CTNH ..................................................................20 CHƯƠNG 2 ...........................................................................................................................7 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ CHO ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI28 2.1. LỰA CHỌN CÁC LOẠI HÌNH CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI ĐIỂN HÌNH Ở KHU VỰC TP.HỒ CHÍ MINH .........................................................................28 2.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC GIẢI PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CÁC LOẠI HÌNH CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI ĐIỀN HÌNH ĐÃ THỰC HIỆN TRÊN THẾ GIỚI ...................................................................................................29 2.3. TỔNG QUAN VỀ CÁC GIẢI PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CÁC LOẠI HÌNH CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI ĐIỂN HÌNH ĐÃ THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM.............................................................................................48 2.4. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM MỘT SỐ MÔ HÌNH CÔNG NGHỆ Ở QUY MÔ PILOT XỬ LÝ MỘT SỐ LOẠI HÌNH CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI ĐIỂN HÌNH Ở TP.HỒ CHÍ MINH ..................................................................................63 2.5. NHẬN XÉT CHUNG ................................................................................................69 CHƯƠNG 3 .........................................................................................................................71 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ XỬ LÝ MỘT SỐ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI ĐIỂN HÌNH CHO KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH .................71 3.1. ĐỀ XUẤT NỘI DUNG CỤ THỂ CHO KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CTCNNH CHO KHU VỰC TP.HỒ CHÍ MINH ........................................................................................71 3.2. ĐỀ XUẤT CÁC QUI TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG CHO XỬ LÝ 10 LOẠI CTNH ĐIỂN HÌNH.................................................................................................................................99 3.3. ĐỀ XUẤT CÁC NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN TRƯỚC MẮT NHẰM QUẢN LÝ CTNH TẠI TP HCM ......................................................................................................119 3.3.1. Dự án 1: nâng cao nhận thức cộng đồng về CTNH cho các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp....................................................................................................119 Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM -4- Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh 3.3.2. Dự án 2: Dự án trình diễn phân loại, thu gom và xử lý chất thải nguy hại tại nguồn cho một ngành phát thải chất thải nguy hại điển hình – ngành sản xuất ăcquy tại TpHCM .......................................................................................................................119 3.3.3. Dự án 3: Dự án trình diễn phân loại, thu gom và xử lý chất thải nguy hại tại cho ngành phát thải chất thải nguy hại điển hình là bùn chứa kim loại nặng – ngành xi mạ, thuộc da tại TpHCM ...................................................................................................120 3.3.4. Dự án 4: trình diễn thu gom, phân loại và xử lý chất thải từ ngành sản xuất thuốc BVTV tại TpHCM ......................................................................................................120 3.4. NHẬN XÉT CHUNG ..............................................................................................121 CHƯƠNG 4 .......................................................................................................................122 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÁC LOẠI HÌNH CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI ĐIỂN HÌNH PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN TP. HỒ CHÍ MINH .............................................................................................................................................122 4.1. CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CHO VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN TP.HỒ CHÍ MINH ............................122 4.2. ĐỀ XUẤT NỘI DUNG SỔ TAY QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI CHO KCN – KCX VÀ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TBVTV ...........................................................................................................................136 4.3. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH TỔNG THỂ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH .................................136 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................................153 Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM -5- Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh Danh mục bảng biểu Bảng 1. Tổng tải lượng CTCNNH TP.HCM giai đoạn 2005 – 2025 (theo NORAD, 2003) .........8 Bảng 2 - Hiện trạng phát sinh và quản lý một số loại hình CTCNNH điển hình ở khu vực TP.HCM..........................................................................................................................................8 Bảng 3 – Thông tin chung về một số các đơn vị thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy CTCNNH trên địa bàn TP.HCM (mà đề tài đã thực hiện khảo sát, đánh giá, 2007) ...................17 Bảng 4-Tải lượng bùn kim loại và hình thức xử lý của một số đơn vị khảo sát (mà đề tài đã thực hiện khảo sát đánh giá, 2007) .......................................................................................................19 Bảng 5 – Thông tin chung về một số cơ sở tái chế hoặc/và có chứa năng xử lý CTNH ở TP.HCM (mà đề tài đã khảo sát đánh giá, 2007)..........................................................................20 Bảng 6 -Tải lượng CTNH của Thành phố hiện nay và ước tính đến các thời điểm năm 2010, 2015 và 2020 theo quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT (Đơn vị tính kg/ngày) ...............................24 Bảng 7. Danh mục một số chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình sản xuất được xử lý tại nhà máy................................................................................................................................................25 Bảng 8. Khối lượng CTNH phát sinh thực tế do sản xuất công nghiệp (tấn/ngày) ......................26 Bảng 9. Khối lượng CTNH phát sinh thực tế do sản xuất công nghiệp (tấn/ngày) ......................26 Bảng 10. Khối lượng CTCNNH phát sinh từ sản xuất công nghiệp ở TPHCM (tấn/ngày) và các giải pháp công nghệ xử lý thích hợp tương ứng ...........................................................................74 Bảng 11. Khả năng ứng dụng của các phương pháp xử lý chất thải nguy hại..............................76 Bảng 12. Qui mô kho chứa chất thải nguy hại (tấn, đã làm tròn) .................................................78 Bảng 13. Tính tương thích của các loại chất thải..........................................................................80 Bảng 14. Khoảng cách cách ly của chất thải ................................................................................84 Bảng 15. Tính chất một số loại vật liệu chịu lửa thông dụng .......................................................88 Bảng 16. Khối lượng chất thải cần chôn lấp theo các mốc thời gian (tấn/ngày) ..........................92 Bảng 17. Số module ô chôn lấp cần thiết......................................................................................93 Bảng 18- Một số thiết bị chính cho quy trình xử lý cặn dầu quy mô 2 tấn/ca............................102 Bảng 19- Quy định trách nhiệm đối với các chủ nguồn phát sinh CTNH ở Mỹ ........................123 Bảng 20-Kế hoạch hành động chi tiết.........................................................................................144 Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM -6- Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh Danh mục hình Hình 1. Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải rắn TP.HCM................................................................14 Hình 2. Quy trình quản lý chất thải nguy hại tại TPHCM............................................................15 Hình 3-Sơ đồ qui trình xử lý cặn dầu thô bằng phương pháp ly tâm............................................32 Hình 4-Sơ đồ công nghệ xử lý cặn dầu bằng phương pháp siêu âm.............................................33 Hình 5-Quá trình xử lý dầu thô bằng vi sinh trong thiết bị phản ứng...........................................33 Hình 6- Sơ đồ công nghệ tách cặn dầu bằng dung môi Hexa-100................................................34 Hình 7-Ổn định bùn bằng phân hủy yếm khí................................................................................37 Hình 8- Sơ đồ qui trình nxử lý bùn bằng phương pháp nhiệt .......................................................37 Hình 9- Quy trình ổn định bùn thải bằng xi măng........................................................................39 Hình 10- Quy trình sản xuất phân compost từ bùn thải và tro bay (fly ash) ................................40 Hình 11-Tái chế chì sử dụng lò Cupola ........................................................................................42 Hình 12-Qui trình giai đoạn khử sunfat và phân loại ...................................................................43 Hình 13-Lò nung quay dạng ngắn ................................................................................................43 Hình 14-Dương xỉ trồng để cải tạo đất nhiễm kim loại nặng .......................................................45 Hình 18-Thiết bị lọc ép khung bản ...............................................................................................48 Hình 19- Qui trình tái sinh nhớt thải của một số đơn vị ở TP.HCM ............................................49 Hình 20-Nhà xưởng cơ sở gia công chế biến dầu nhớt tái sinh Toàn Thắng ...............................50 Hình 21-Qui trình công nghệ tận dụng dầu nhớt thải làm nhiên liệu ...........................................51 Hình 22-Sơ đồ hệ thống xử lý cặn dầu thô tàu dầu theo phương pháp đốt...................................52 Hình 23-Sơ đồ qui trình tái sinh dung môi phế thải......................................................................54 Hình 24-Sơ đồ công nghệ đốt tiêu hủy chất thải bằng lò đốt hai cấp của công ty Việt Úc ..........54 Hình 25-Lò đốt nhiệt phân 1.500 – 2.000 kg/ngày của công ty Việt Úc ......................................55 Hình 26-Qui trình thu hồi chì bằng phương pháp điện phân ........................................................58 Hình 27-Cây thơm ổi (Lantana Camara L) có khả năng hấp thu chì trong đất ............................58 Hình 29-Sơ đồ qui trình thu hồi dung môi....................................................................................59 Hình 30- Qui trình tái chế vụn sắt nhiễm hoá chất tại DNTN Thuật Khóa ..................................61 Hình 31. Sơ đồ qui trình công nghệ thí nghiệm xử lý chất thải bằng phương pháp oxy hóa kết hợp UV..........................................................................................................................................65 Hình 32. Sự thay đổi hiệu suất xử lý diclorvos và 2,4 – D theo thời gian phản ứng....................67 Hình 33. Sơ đồ dòng khối lượng cho các giải pháp công nghệ tại liên hợp xử lý chất thải công nghiệp nguy hại (các con số cụ thể về khối lượng tấn/ngày tương ứng với các mốc thời gian xin xem bảng 12).................................................................................................................................75 Hình 34. Sơ đồ kho lưu chứa chất thải nguy hại...........................................................................79 Hình 35. Lưu trữ CTNH trong kho lưu giữ ..................................................................................81 Hình 36. Sơ đồ mẫu kho chứa hóa chất - chất thải nguy hại ........................................................82 Hình 37. Vật liệu chịu lửa dạng bột và ximăng ............................................................................89 Hình 38. Gạch chịu lửa .................................................................................................................89 Hình 39. Mô hình ô chôn lấp CTNH ............................................................................................94 Hình 40. Một số kết cấu cọc plastic và thi công cọc plastic .........................................................96 Hình 41. Sơ đồ bố trí cọc cát ........................................................................................................96 Hình 42. Mặt cắt nền bãi chôn lấp được gia cố bằng cọc cát .......................................................97 Hình 43. Sơ đồ lớp lót và hệ thống thu gom nước rò rỉ ................................................................98 Hình 44. Sơ đồ lớp phủ của bãi chôn lấp chất thải nguy hại ........................................................99 Hình 45-Quy trình công nghệ chưng cất chân không dầu nhớt thải đề xuất ..............................101 Hình 46- Quy trình xử lý cặn dầu làm nhiên liệu đốt đề xuất ....................................................103 Hình 47-Qui trình đề xuất nhằm xử lý thuốc bảo vệ thực vật bằng phương pháp oxy hóa........104 Hình 48-Qui trình sản xuất gạch có tận dụng bùn kim loại ........................................................105 Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM -7- Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh Hình 49-Qui trình công nghệ đề xuất cho bùn từ các hệ thống và các công trình xử lý nước thải (xử lý bùn thải nhiễm DDT và toxaphen bằng phương pháp sinh học và tận dụng làm phân bón .....................................................................................................................................................108 Hình 50-Qui trình công nghệ xử lý ắc qui chì axít thải đề xuất..................................................111 Hình 51. Sơ đồ quy trình thu gom và xử lý đất ô nhiễm hữu cơ ................................................112 Hình 52- Phương pháp bố trí gia nhiệt .......................................................................................113 Hình 53-Qui trình xử lý vụn kim loại nhiễm dầu nhớt đề xuất ..................................................116 Hình 54- Sơ đồ công nghệ tái sử dụng chất thải rắn của ngành sản xuất tôn mạ kẽm ...............117 Hình 55-Sự vận chuyển chất thải nguy hại trong môi trường.....................................................132 Hình 56. Quy trình kỹ thuật kiểm soát chất thải nguy hại ..........................................................134 Hình 57- Nguyên tắc chung ngăn ngừa và kiểm soát chất thải nguy hại....................................135 Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM -8- Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh Danh mục từ ngữ viết tắt BVMT : Bảo vệ môi trường BVTV : Bảo vệ thực vật CEFINEA : Trung tâm công nghệ môi trường – IER (Center for Environmental Technology) CTCNNH : Chất thải công nghiệp nguy hại CTR : Chất thải rắn CTRCN : Chất thải rắn công nghiệp IER : Viện Môi trường và Tài nguyên (Institute for Environment and Resources) KCN : Khu công nghiệp KCN-KCX : Khu công nghiệp – Khu chế xuất TBVTV : Thuốc bảo vệ thực vật VITTEP : Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM -9- Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh MỞ ĐẦU THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI Tên đề tài: Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi – tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình chất thải công nghiệp nguy hại điển hình tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh. Thuộc chương trình (nếu có): Bảo vệ Môi trường Thành phố Thời gian thực hiện: 18 tháng Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS.LÊ THANH HẢI Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Môi Trường và Tài Nguyên – ĐH Quốc Gia TP.HCM Địa chỉ: 142 Tô Hiến Thành, Q.10, TP.Hồ Chí Minh Điện thoại: 08.8651132 Fax: 08.8655670 Cơ quan phối hợp chính: − Phòng Quản lý MT - Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG TP.HCM; − Phòng Công Nghệ MT - Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG TP.HCM; − Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường TPHCM (VITTEP); − Phòng Quản Lý Xây Dựng và Môi Trường - Ban Quản Lý các KCN và KCX TP.Hồ Chí Minh (HEPZA); − Công ty Môi trường Việt Úc (VinaAusen) – TPHCM; − Khoa Công Nghệ Vật Liệu – ĐH Bách Khoa TPHCM; − Khoa Môi trường – ĐH Văn Lang TPHCM; − Bộ môn Hóa học Hữu cơ, Khoa Hoá học – ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM; − Một số doanh nghiệp và khu công nghiệp. SẢN PHẨM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI Các sản phẩm chính của đề tài được ra chia thành 5 nhóm chính sau đây: 1. Nhóm thứ nhất: sản phẩm công nghệ cụ thể là 5 mô hình nghiên cứu thực nghiệm, 10 quy trình công nghệ đề xuất áp dụng; bao gồm: * 5 mô hình nghiên cứu thực nghiệm: MH1. Mô hình oxy hóa hóa học kết hợp bức xạ điện từ UV dùng để xử lý các chất thải hữu cơ nguy hại, rửa các bao bì, bồn chứa nhiễm chất thải, nhất là chất thải ngành hóa chất bảo vệ thực vật, chất thải ngành giày da … MH2. Mô hình nghiên cứu xử lý và tái sử dụng một số loại bùn thải chứa kim loại nặng bằng ứng dụng quá trình ổn định hóa rắn; MH3. Mô hình xử lý bùn kết hợp siêu âm và phân hủy sinh học và mô hình xử lý bùn kết hợp tuyển nổi và phân hủy sinh học; MH4. Mô hình xử lý và phục hồi ô nhiễm đất bởi CTNH bằng các phương pháp khác nhau: trích lý bay hơi, tường chắn ngăn, đào xới,…; Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM i Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh MH5. Mô hình nghiên cứu phân tích nhiệt từ một số quá trình đốt CTNH. * 10 Qui trình công nghệ đề xuất áp dụng cho các loại hình CTNH điển hình: QT1. Dầu nhớt phế thải; QT2. Chất thải nhiễm dầu; QT3. Chất hữu cơ tạp; QT4. Bùn kim loại (bùn chứa kim loại); QT5. Bùn từ các hệ thống và công trình xử lý nước thải; QT6. Hoá chất vô cơ tạp; QT7. Đất bị ô nhiễm bởi CTNH; QT8. Vật dụng chứa sơn, vecni và keo dán có chứa hoá chất; QT9. Vụn kim loại và xỉ than nhiễm hóa chất; QT10.Xỉ kẽm từ quá trình xi mạ. 2. Nhóm thứ 2: Sản phẩm quản lý cụ thể bao gồm 15 sổ tay hướng dẫn, trong đó: * 05 sổ tay về hướng dẫn quy trình quản lý môi trường và quản lý CTNH cho các đối tượng là KCN- KCX; các cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô vừa và nhỏ; các cơ sở sản xuất quy mô trung bình và lớn; các cụm công nghiệp; cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống: ST1: KCN - KCX trên địa bàn TP.HCM; ST2: Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp (qui mô vừa và nhỏ) nằm trong hoặc ngoài các KCN – KCX trên địa bàn TP.HCM; ST3: Các nhà máy xí nghiệp qui mô trung bình – lớn nằm trong hoặc ngoài các KCN – KCX trên địa bàn TP.HCM; ST4: Cụm công nghiệp trên địa bàn TP.HCM; ST5: Cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống trên địa bàn TP.HCM. * 10 sổ tay hướng dẫn nhằm đề xuất các quy trình và giải pháp quản lý môi trường cũng như quản lý CTNH cho 10 ngành công nghiệp điển hình của Thành phố xét trên khía cạnh phát sinh CTNH: ST6. Ngành công nghiệp sản xuất thuốc (hóa chất) bảo vệ thực vật trên địa bàn TP.HCM; ST7: Ngành công nghiệp sản xuất phân bón vô cơ và hóa chất vô cơ cơ bản trên địa bàn TP.HCM; ST8: Ngành công nghiệp dày da trên địa bàn TP.HCM; ST9: Ngành công nghiệp sản xuất, tái chế (hoặc có sử dụng khối lượng lớn) dầu nhớt công nghiệp trên địa bàn TP.HCM (bao gồm cả ngành công nghiệp sản xuất và chế biến các sản phẩm dầu khí); ST10: Ngành công nghiệp truyền tải điện trên địa bàn TP.HCM; ST11: ngành công nghiệp sản xuất sơn, vecni và keo dán hóa chất trên địa bàn TP.HCM; ST12: ngành công nghiệp sản xuất cao su – nhựa – plastic trên địa bàn TP.HCM; Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM ii Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh ST13: ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá và dược phẩm dược liệu trên địa bàn TP.HCM; ST14: ngành công nghiệp sản xuất và chế tạo các sản phẩm kim loại (bao gồm cả công nghiệp xi mạ bề mặt kim loại) trên địa bàn TP.HCM; ST15: các loại bùn thải từ sản xuất công nghiệp (bao gồm bùn thải từ các qui trình sản xuất được xem như các loại chất thải rắn công nghiệp nguy hại và bùn thải từ các công trình xử lý nước thải trên địa bàn TP.HCM. 3. Nhóm thứ 3: Các sản phẩm khoa học là các báo cáo chuyên đề tương ứng với các nội dung đã đăng ký của đề tài (từ ND1 – ND3), tổng cộng có tất cả 54 Báo Cáo Chuyên Đề, được mã số theo từng mục nội dung tương ứng của đề cương (ví dụ: BCCĐ 3.2.2). 4. Nhóm thứ 4: Các sản phẩm đào tạo: tổng cộng có 16 luận văn đã bảo vệ thành công, trong đó có 07 Luận văn Cao Học và 09 Luận văn Đại Học: * 07 Luận văn Cao Học (Thạc sỹ đã bảo vệ xong): − Đỗ Thị Thu Huyền, Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế của hoạt động xử lý CTNH tại TP.HCM, Luận văn Cao học, Đại học Bách Khoa TP.Hồ Chí Minh, 12/2006; − Lê Văn Xin, Nghiên cứu cơ sở lý luận phục vụ quy hoạch hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải rắn công nghiệp nguy hại tại TP.HCM, Luận văn Cao học, Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG TP.HCM, 12/2005; − Nguyễn Thị Kim Liên, Đánh giá hiện trạng công nghệ xử lý và đề xuất định hướng xử lý chất thải nguy hại cho khu vực TP.HCM, Luận văn Cao học, Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG TP.HCM, 09/2005; − Võ Thanh Huỳnh Anh, Nghiên cứu đề xuất một số loại chất thải làm nhiên liệu thay thế trong sản xuất xi măng, Luận văn Cao học, Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG TP.HCM, 08/2005; − Nguyễn Ngọc Uyên, Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs) lên con người và môi trường và đề xuất chiến lược giảm thiểu khả năng phát thải vào môi trường ở khu vực TP.HCM, Luận văn Cao học, Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG TP.HCM, 02/2005; − Lương Thành Nhơn, Nghiên cứu xây dựng mô hình oxy hóx hóa học kết hợp bức xạ điện từ dùng để xử lý một số thành phần chất thải hữu cơ nguy hại tại khu vực TP. Hồ Chí Minh, Luận văn Cao học, Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG TP.HCM, 03/2007; − Trần Thị Minh Nguyệt, Nghiên cứu thực nghiệm một số giải pháp hóa lý để xử lý ô nhiễm đất bới các chất thải nguy hại, Luận văn Cao học, Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG TP.HCM, đang trình để bảo vệ trong tháng 6/2008; * 09 luận văn Đại Học (Kỹ sư đã bảo vệ xong): o Lý Phạm Hòang Văn, Nghiên cứu đề xuất qui trình quản lý bùn thải từ hệ thống thóat nước công cộng và công nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, LVTNĐH – ĐH Bách Khoa TPHCM, 01/2006. o Nguyễn Kim Chung, Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý dầu nhớt thải tại khu vực TP. Hồ Chí Minh, LVTNĐH – ĐH Bách Khoa TPHCM, 01/2006. o Lương Thị Lộc, Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải nguy hại cho ngành sản xuất các hóa chất tẩy rửa tại khu vực TP. Hồ Chí Minh, LVTNĐH – ĐH Khoa Học Tự Nhiên TPHCM, 2006. Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM iii Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh o Nguyễn Thị Mỹ Phụng, Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải nguy hại cho ngành sản xuất các sản phẩm cao su tại khu vực TP. Hồ Chí Minh, LVTNĐH – ĐH Khoa Học Tự Nhiên TPHCM, 2006. o Nguyễn Thị Ngân Tâm, Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải nguy hại cho ngành sản xuất sơn tại khu vực TP. Hồ Chí Minh, LVTNĐH – ĐH Khoa Học Tự Nhiên TPHCM, 2006. o Nguyễn Điền Châu, Lê Tấn Khoa, Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp xử lý nước thải nguy hại cho ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật tại khu vực TP. Hồ Chí Minh, LVTNĐH – ĐH Văn Lang TPHCM, 2006. o Nguyễn Tấn Hải, Nguyễn Thị Thu Thảo, Nghiên cứu điều tra khảo sát và đánh giá thành phần đất bị ô nhiễm điển hình bởi các chất thải nguy hại tại khu vực TP. Hồ Chí Minh, LVTNĐH – ĐH Văn Lang TPHCM, 2006. o Nguyễn Thị Xuân Nương, Trần Hữu Tiến, Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và các giải pháp công nghệ xử lý bùn chứa kim lọai nặng tại khu vực TP. Hồ Chí Minh, LVTNĐH – ĐH Văn Lang TPHCM, 2006. o Tạ Công Tường Huy, Nghiên cứu đánh giá quá trình phân hủy nhiệt trong quá trình đốt một số lọai hình chất thải công nghiệp ngfuy hại điển hình tại khu vực TP. Hồ Chí Minh, LVTNĐH – ĐH DL Kỹ thuật công nghệ TPHCM, 2006. 5. Nhóm thứ 5: Các bài báo khoa học đã công bố chính thức trên tạp chí khoa học được tính điểm công trình, tổng cộng có 03 bài báo đã công bố: − Lê Thanh Hải, Đỗ Thị Thu Huyền, Đánh giá một số khía cạnh kinh tế trong họat động xử lý chất thải công nghiệp nguy hại trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí phát triển Khoa học Công nghệ số 07/2007, tr.43-52, 2007. − Lê Thanh Hải, Nghiên cứu xử lý và tái sử dụng một số loại bùn thải chứa kim loại nặng bằng ứng dụng quá trình ổn định hoá rắn, Tạp chí phát triển Khoa học Công nghệ số 1/2007, tr.55-62, 2007; − Lê Thanh Hải, Nghiên cứu thực nghiệm một số quá trình tận dụng chất thải công nghiệp làm nhiên liệu thay thế cho quá trình đốt trong lò nung xi măng ở điều kiện Việt Nam, Tạp chí phát triển Khoa học Công nghệ số 08/2007, 2007. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu cụ thể là đề xuất được các giải pháp công nghệ phù hợp nhất để thu hồi, tái chế – tái sử dụng, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình chất thải công nghiệp nguy hại điển hình tại khu vực TP. Hồ Chí Minh phục vụ cho công tác quản lý chất thải nguy hại bảo vệ môi trường tại các ngành công nghiệp và của Thành Phố. Cũng cần phải nhấn mạnh là theo như đề cương đã đăng kí, đề tài chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình xung quanh chủ đề quản lý các loại hình chất thải công nghiệp nguy hại điển hình (bao gồm cả dầu nhớt và chất thải nhiễm dầu, các chất thải dạng lỏng khác nhưng có thành phần – nồng độ gần giống nguyên vật liệu là các hóa chất đầu vào), trong khi đó sẽ không đề cập đến các loại nước thải và khí thải thuần túy có chứa các thành phần nguy hại, vì nhóm tác giả cho rằng các đối tượng này đã là chủ đề của nhiều nghiên cứu khác đã thực hiện trước đó (về các công nghệ xử lý nước thải, xử lý khí thải). Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM iv Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH Theo đề cương đã đăng kí, đề tài gồm co 3 nội dung chính như sau: Nội dung 1-Tổng quan hiện trạng phát sinh và quản lý các loại hình chất thải công nghiệp nguy hại trên địa bàn TP.HCM − Nghiên cứu tổng quan về các số liệu – dữ liệu đã và đang có liên quan đến chủ đề của đề tài về hiện trạng phát sinh, tồn trữ, sử dụng, tái sinh tái chế, tiêu hủy và thải bỏ các loại hình chất thải công nghiệp nguy hại trên địa bàn TP.HCM; − Điều tra bổ sung về hiện trạng phát sinh, tồn trữ và sử dụng các loại hình chất thải công nghiệp nguy hại tại khu vực nghiên cứu (toàn địa bàn TP. Hồ Chí Minh), nhất là phục vụ cho các loại hình chất thải công nghiệp nguy hại tiêu biểu tại các ngành sản xuất công nghiệp có tỷ trọng lớn và khối lượng chất thải lớn. Các điều tra bổ sung này sẽ tập trung vào đối tượng chính là các loại hình CTCNNH phát sinh từ 15 KCN – KCX đang hoạt động trên địa bàn TP.HCM; − Điều tra bổ sung về hiện trạng các hoạt động trao đổi và tái chế CTCNNH đang diễn ra trên địa bàn TP.HCM; − Điều tra khảo sát và lấy mẫu phân tích thành phần của một số khu vực/vị trí đất bị ô nhiễm điển hình bởi các CTNH; − Nghiên cứu ước tính sơ bộ diễn biến phát sinh (tải lượng) của các loại hình CTCNNH kể trên cho những năm sắp tới trên địa bàn Thành Phố tương ứng với các qui hoạch phát triển kinh tế xã hội và phát triển công nghiệp; Nội dung 2: Nghiên cứu đề xuất công nghệ phù hợp để tái sinh tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn các loại hình chất thải công nghiệp nguy hại điển hình tại khu vực nghiên cứu. − Nghiên cứu các giải pháp đã, đang và sẽ thực hiện ở nước ngoài liên quan đến các công nghệ tái sinh tái chế, xử lý, tiêu hủy và thải bỏ an toàn 10 loại hình chất thải công nghiệp nguy hại điển hình của TP.HCM, nhằm làm nổi bật được các thành tựu đã thực hiện, cũng như triển vọng áp dụng vào điều kiện Việt Nam; − Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ làm cơ sở nền tảng cho việc đề xuất các qui trình công nghệ phục vụ cho việc thu hồi – tái chế (kể cả thu hồi năng lượng dưới dạng nhiệt năng), xử lý, tiêu hủy và thải bỏ an toàn các loại hình chất thải công nghiệp nguy hại điển hình trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh; − Nghiên cứu thực nghiệm một số mô hình công nghệ trên qui mô pilot để xử lý một số loại hình chất thải công nghiệp nguy hại điển hình nhất, đánh giá hiệu quả và khả năng áp dụng thực tế của các mô hình này; nghiên cứu tiền khả thi và tính toán kinh tế sơ bộ giá thành đầu tư ước đoán. Các mô hình được xây dựng và đề xuất đã trình bày ở phần sản phẩm của đề tài (MH1 – MH5). − Đề xuất các qui trình và giải pháp công nghệ cụ thể để phục vụ cho việc thu hồi – tái chế, xử lý, tiêu hủy và thải bỏ an toàn một số các loại hình chất thải công nghiệp nguy hại điển hình trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Các qui trình giải pháp công nghệ (QT1 – QT10) đã đề xuất cụ thể cho các ngành/đối tượng đã trình bày ở phần sản phẩm của đề tài. Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM v Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh Nội dung 3: Nghiên cứu đề xuất các qui trình và giải pháp quản lý phù hợp nhất cho công tác quản lý nguồn phát sinh, thu gom và thải bỏ an toàn các loại hình chất thải công nghiệp nguy hại trên địa bàn TP. HCM. − Nghiên cứu các cơ sở khoa học phù hợp để làm nền tảng phục vụ cho việc đề xuất các qui trình và giải pháp quản lý công tác quản lý nguồn phát sinh, thu gom và thải bỏ an toàn các loại hình CTCNNH trên địa bàn TP.HCM; − Nghiên cứu đề xuất các qui trình và giải pháp quản lý phù hợp nhất cho công tác quản lý nguồn phát sinh, thu gom và thải bỏ an toàn các loại hì̀nh CTCNNH từ các đối tượng sản xuất công nghiệp khác nhau trên địa bàn TP.HCM. Sản phẩm của nội dung nghiên cứu này là 05 sổ tay hướng dẫn cho qui trình quản lý môi trường và quản lý chất thải nguy hại (ST1 – ST5, đã trình bày ở phần sản phẩm của đề tài). − Nghiên cứu đề xuất các qui trình và giải pháp quản lý phù hợp nhất cho công tác quản lý nguồn phát sinh, thu gom và thải bỏ an toàn các lọai hình CTCNNH từ 10 ngành công nghiệp tiêu biểu có sản sinh ra các chất thải công nghiệp trên địa bàn TP.HCM dưới dạng các sổ tay (ST6 – ST15, đã trình bày ở phần sản phẩm của đề tài); − Nghiên cứu đề xuất các cơ sở khoa học và định hướng cho công tác qui hoạch tổng thể quản lý chất thải công nghiệp nguy hại trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng Kinh Tế Trọng điểm Phía Nam (bao gồm từ khâu phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển, trung chuyển, thu hồi, tái sinh – tái chế, xử lý, tiêu huỷ và thải bỏ an toàn các loại hình chất thải công nghiệp nguy hại). Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM vi Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC LOẠI HÌNH CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1. HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CÁC LOẠI HÌNH CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tổng quan một số nghiên cứu trước đây về tình hình phát sinh CTNH ở khu vực TP.HCM Thời gian gần đây (giai đoạn 2000 – 2007) có nhiều nghiên cứu liên quan đến hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải công nghiệp nói chung và chất thải nguy hại nói riêng tại thành phố HCM. Một số nghiên cứu có thể kể đến như sau: Báo cáo Hiện Trạng Môi Trường Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2000 Báo cáo Chiến lược bảo vệ môi trường Tp.HCM đến năm 2010 Báo cáo kết quả nghiên cứu giai đoạn 1 của đề tài Đánh giá tính kỹ thuật, kinh tế và tác động môi trường của các vị trí được lựa chọn khu xử lý chất thải rắn của Tp.HCM1 - Báo cáo Hiện trạng phát sinh chất thải rắn công nghiệp tại Tp. HCM và các KCN phụ cận của Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường (VITTEP) (năm 2002) - Theo nghiên cứu của Phân viện Kỹ thuật nhiệt đới đăng trên mạng điện tử Môi trường ngành xây dựng (Vụ Khoa học và Công nghệ)2 trích dẫn từ mạng điện tử của Bộ Xây dựng (www.moc.gov.vn) về tình hình quản lý chất thải rắn công nghiệp nói chung và chất thải nguy hại nói riêng phát sinh trong khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. - Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 – Chất thải rắn do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hành Thế giới (WB) và Dự án kinh tế chất thải do cơ quan phát triển Canada (CIDA) tài trợ. - Nghiên cứu của Trung tâm công nghệ môi trường (CEFINEA) thuộc Viện Môi trường và Tài nguyên (IER) kết hợp với Sở Công Nghiệp TP.HCM và các cộng tác viên tại các Phòng Quản Lý Đô Thị của 24 quận huyện và Ban quản lý các khu công nghiệp – khu chế xuất TP.HCM (HEPZA) thực hiện quá trình điều tra thực tế về hiện trạng phát sinh của chất thải rắn công nghiệp ở Tp.HCM vào thời điểm tháng 04-10/2003 - Dự báo của NORAD năm 2003 về phát thải CTNH đến năm 2025 - 1 2 Tại hội thảo ngày 25/07/2003 tại Sở KHCNMT Tp.HCM trong khuôn khổ của Đề tài. Nguồn: http://moitruong.xaydung.gov.vn/moitruong/module/news/viewcontent.asp?ID=355&langid=1 Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM 7 Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh Theo kết quả nghiên cứu của NORAD thì khối lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh tại thành phố HCM vào năm 2005 đến năm 2025 như sau: Bảng 1. Tổng tải lượng CTCNNH TP.HCM giai đoạn 2005 – 2025 (theo NORAD, 2003) Chủng loại chất thải công nghiệp nguy hại Tổng lượng CTNH Trung bình 1 ngày Năm 2005 151.209 414 Lượng chất thải (tấn/năm) Năm Năm Năm 2010 2015 2020 271.131 391.054 510.976 742 1071 1399 Năm 2025 630.899 1728 Ngoài nguồn số liệu chính kể trên (được thực hiện từ những năm 2003 - 2004), theo kết quả tổng hợp từ nhiều đề tài khác nhau gần đây (giai đoạn 2004 – 2007), thì lượng chất thải phát sinh và tóm tắt hiện trạng quản lý một số loại hình CTNH điển hình ở TP.HCM như bảng 2. Bảng 2 - Hiện trạng phát sinh và quản lý một số loại hình CTCNNH điển hình ở khu vực TP.HCM STT Loại Nguồn Lượng phát sinh 1 Dầu thải Khoảng 30.000 tấn/năm 2 Các loại chất thải nhiễm dầu 3 Dung môi hữu cơ - Sửa chữa, sản xuất, bảo trì các phương tiện vận chuyển; - Sản xuất, chế biến dầu khí; - Sản xuất sản phẩm kim loại; - Công nghiệp chuyển tải điện. - Giẻ lau, rác nhiễm dầu từ tàu thuyền và các dịch vụ sửa chữa tàu thuyền; - Xưởng cơ khí, trạm sửa chữa ô tô, xe máy với khối lượng khá lớn; - Quá trình vệ sinh súc rửa bồn chứa dầu. - Sản xuất giày; - Sản xuất linh kiện điện tử, máy móc thiết bị…. Tóm tắt hiện trạng quản lý - Tái sinh tại chỗ; - Thu gom để tái sinh, một phần được thu gom là nhiên liệu đốt, một phần khác được đổ trực tiếp xuống cống rãnh thoát nước…. Khoảng 55.000 tấn/năm - Thu gom và tái sử dụng; - Đốt; - Thải thẳng ra môi trường. Trên 300 tấn/năm dung môi các loại: tricloetylen, axetôn, etylaxetat, butylaxetat, toluen ở dạng đơn chất hoặc hỗn hợp. Tái sinh (tỷ lệ tái sinh tương đối cao, lên đến khoảng 70% lượng dung môi phát sinh) Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM 8 Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh 4 5 6 Chất thải nhiễm thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV) Các loại bao bì nhiễm TBVTV, TBVTV hỏng hoặc kém chất lượng từ các nhà máy sản xuất TBVTV. Bùn thải - Công nghiệp xi chứa kim loại mạ và sản xuất nặng các sản phẩm kim loại; - Các công nghệ sản xuất và từ các công trình xử lý nước thải. Chất thải của - Sản phẩm quá ngành dược hạn sử dụng; phẩm thuốc - Chất thải sinh ra lá từ quá trình sản xuất. Khoảng 15.000 tấn/năm Lưu trữ và thải giống như chất thải nhiễm dầu. Khoảng 6.000 tấn/năm Không được thải bỏ một cách an toàn mà thường chuyên chở ra khỏi nhà máy và đổ thẳng xuống các bãi chôn lấp của thành phố. 2.052 tấn/năm, chủ yếu là bụi thuốc, chất thải rắn. - Nguồn: Tóm tắt tổng quan các nguồn số liệu của Đề tài và từ các nguồn tài liệu khác, 2007. Bên cạnh đó tại cuộc hội thảo ’Đánh giá và định hướng cho công tác Quản lý chất thải nguy hại tại TpHCM đến năm 2010’ do sở TNMT thành phố HCM tổ chức vào tháng 8 năm 2008 theo báo cáo của Phòng Quản lý chất thải rắn – Sở TNMT cho thấy: - Công tác quản lý chất thải nguy hại: tỉ lệ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại của các cơ sở trong các KCN tương đối thấp (khoảng 28%) - Đánh giá sơ bộ số lượng chất thải nguy hại phát sinh khoảng 540 – 7701 tấn/ngày vào năm 2007 - Các chất thải có khối lượng nhiều nhất là: bùn thải, dầu nhớt thải, giẻ lau và bóng đèn huỳnh quang thải Đánh giá chung của nhóm thực hiện đề tài là so với tình hình thực tế hiện nay (2007, 2008) thì khối lượng chất thải được dự báo ở trên là khá lớn. Do đó cần phải hiệu chỉnh và tính toán lại số lượng chất thải nguy hại phát sinh để làm cơ sở tin cậy cho đề xuất các giải pháp quản lý. Hội thảo ’Đánh giá và định hướng cho công tác Quản lý chất thải nguy hại tại TpHCM đến năm 2010’ 1 Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM 9 Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình CTCNNH điển hình tại khu vực TP.Hồ Chí Minh Điều tra khảo sát bổ sung về tình hình phát sinh và tồn trữ các loại hình CTCNNH tại TP.Hồ Chí Minh, thời điểm năm 2007 Nhằm bổ sung số liệu mới nhất và đầy đủ hơn về tình hình phát sinh CTRCN ở khu vực TP.HCM đối với các ngành công nghiệp tiêu biểu, trong khuôn khổ đề tài này, nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành khảo sát bổ sung khoảng trên 50 cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc các ngành tiêu biểu về phát sinh CTNH, bao gồm: ngành xi mạ, ngành thuộc da, ngành sản xuất linh kiện điện tử, ngành dệt nhuộm, ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV)… Ngoài yếu tố tiêu biểu về phát sinh CTNH, các ngành sản xuất này được lựa chọn khảo sát dựa trên cơ sở tham khảo phân loại CTNH theo 19 nhóm nguồn và dòng thải chính (Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại). Theo đó thì khối lượng chất thải rắn của các công ty là lớn trong đó chiếm tỉ lệ cao là các bao bì và thùng phuy chứa nguyên liệu và hóa chất. Khối lượng chất thải mỗi nhà máy phụ thuộc vào (i)qui mô/ công suất của nhà máy và (ii) ngành sản xuất. Theo số liệu thực tế khảo sát thì ngành có khối lượng chất thải rắn lớn nhất là ngành cao su- nhựa, phụ kiện ngành điện –điện tử, hóa mỹ phẩm, bao bì và sản xuất TBVTV. Khối lượng CTRCN và tỉ lệ CTNH trong CTRCN tại một số doanh nghiệp khảo sát được thể hiện ở bảng tổng hợp kết quả khảo sát thực tế về tình hình phát sinh và lưu giữ CTNH (xem phụ lục). Tình hình quản lý CTNH tại các doanh nghiệp được khảo sát có thể thống kê như bảng bên dưới. Hiện trạng quản lý CTN H Thu gom, phân loại theo (TCVN 6706:2000) Dán nhãn, sử dụng biển báo theo (TCVN 6707:2000) Khu vực lưu trữ riêng (kho, ngoài trời) Đú ng quy các h Khô ng đúng quy cách Đú ng quy các h Khô ng đúng quy cách Đú ng quy các h Khô ng đúng quy cách Có Khô ng có C ó Số lượng 18 38 10 46 16 40 35 21 Phòng cháy chữa cháy Đăng ký Đơn vị thu gom tập trung Phân loại CTRNH với CTRCN khác Khô ng có C ó Khô ng có C ó Khô ng có 56 0 56 0 1 4 42 37,5 10 0 0 10 0 0 2 5 75 56 Tổng Tỷ lệ (%) An toàn vệ sinh 32, 1 67,9 17, 9 82,1 28, 6 71,4 62, 5 Kết quả khảo sát cho thấy khối lượng CTNH tại các công ty có sử dụng hóa chất là rất lớn. Khối lượng này chủ yếu là do các bao bì nhiễm thành phần nguy hại, vì các loại thùng dụng hóa chất có trọng lượng lớn nên tính về mặt khối lượng thì loại này sẽ chiếm tỉ trọng đáng kể. Tuy nhiên nếu không tính phần bao bì dính hóa chất thì ngành sản xuất TBVTV, hóa chất, ắc qui, dệt nhuộm là ngành có tỉ lệ chất thải nguy hại cao chiếm trên 60% so với tổng tải lượng thải.Về tình Chủ nhiệm Đề tài: TS. LÊ THANH HẢI – VMTTN – ĐHQG TP.HCM 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan