Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu biến đổi hình thái, cấu trúc của tinh trùng, mô tinh hoàn chuột nhắt ...

Tài liệu Nghiên cứu biến đổi hình thái, cấu trúc của tinh trùng, mô tinh hoàn chuột nhắt trắng được lạnh sau chết.

.PDF
107
58
102

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y ---------- NGUYỄN THỊ DUNG NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI, CẤU TRÚC CỦA TINH TRÙNG, MÔ TINH HOÀN CHUỘT NHẮT TRẮNG ĐƯỢC TRỮ LẠNH SAU CHẾT LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC HÀ NỘI – 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y ---------- NGUYỄN THỊ DUNG NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI, CẤU TRÚC CỦA TINH TRÙNG, MÔ TINH HOÀN CHUỘT NHẮT TRẮNG ĐƯỢC TRỮ LẠNH SAU CHẾT Chuyên ngành: Khoa Học Y Sinh Mã số: 8720101 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS DƢƠNG ĐÌNH HIẾU HÀ NỘI – 2018 LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc tới TS. Dƣơng Đình Hiếu – Giảng viên, Bác sĩ Viện Mô Phôi Lâm Sàng Quân Đội – Học Viện Quân Y, ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, động viên, giúp đỡ và chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập, thu thập số liệu và hoàn thành luận văn này. Tôi vô cùng biết ơn và trân trọng tới PGS.TS.Quản Hoàng Lâm – Giám Đốc Viện Mô Phôi Lâm Sàng Quân Đội – Học Viện Quân Y là ngƣời thầy đã cho tôi định hƣớng, giao đề tài, chỉ đạo tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, đã đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các Thầy Cô trong Viện Mô Phôi Lâm Sàng Quân Đội – Học Viện Quân Y, những ngƣời đã đóng góp cho tôi thêm nhiều ý tƣởng và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và trong việc thu thập số liệu nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám đốc Học Viện Quân Y, phòng sau Đại học Học Viện Quân Y đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện thành công luận văn này. Cuối cùng, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới các anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình của tôi, đã luôn đồng hành giúp đỡ tôi trong những ngày tháng học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Dung LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hƣớng dẫn khoa học của tập thể cán bộ hƣớng dẫn. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và đƣợc công bố một phần trong các bài báo khoa học. Luận văn chƣa từng đƣợc công bố. Nếu có điều gì trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả Nguyễn Thị Dung MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC BẢNG DANH MỤC ẢNH DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BIỂU ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1.Cấu tạo giải phẫu của tinh hoàn và quá trình sinh tinh ........................... 3 1.1.1. Cấu trúc chung của tinh hoàn và tinh trùng ngƣời ......................... 3 1.1.2. Cấu tạo vi thể tinh trùng chuột và quá trình sinh tinh ở chuột ....... 7 1.2.Bảo quản lạnh tinh trùng, mô tinh hoàn. ............................................... 11 1.2.1.Khái niệm bảo quản lạnh. .............................................................. 11 1.2.2. Cơ chế hoạt động của chất bảo vệ lạnh (CPA) ............................. 11 1.2.3.Các yếu tố ảnh hƣởng đến bảo quản lạnh tinh trùng và mô tinh hoàn ... 12 1.3. Các phƣơng pháp trữ lạnh tinh trùng, mô tinh hoàn ............................ 15 1.4. Lịch sử phát triển kỹ thuật bảo quản lạnh tinh trùng, mô tinh hoàn tƣơi. .. 17 1.5. Lịch sử phát triển kỹ thuật bảo quản lạnh tinh trùng, mô tinh hoàn sau chết. ....................................................................................................... 20 1.6. Tình hình bảo quản lạnh tinh trùng, mô tinh hoàn ở Việt Nam. .......... 24 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 26 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 26 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 26 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm mô tả có đối chứng. .. 26 2.2.2. Cỡ mẫu cho nghiên cứu: ............................................................... 27 2.2.3. Các quy trình, kỹ thuật nghiên cứu ............................................... 29 2.2.4. Kỹ thuật làm tiêu bản mô học thông thƣờng ................................ 30 2.2.5. Kỹ thuật làm tiêu bản kính hiển vi điện tử quét (SEM)................ 31 2.2.6. Kỹ thuật nhuộm Papanicolaou ..................................................... 31 2.2.7. Kỹ thuật nhuộm Eosin - Nigrosin ................................................ 32 2.2.8. Kỹ thuật nhuộm PAS. ................................................................... 33 2.2.9. Phƣơng pháp đánh giá và các chỉ tiêu nghiên cứu........................ 33 2.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 38 2.4. Thời gian nghiên cứu ........................................................................... 38 2.5. Xử lý số liệu ......................................................................................... 38 2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ........................................................ 38 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 39 3.1. Một số đặc điểm của chuột nghiên cứu ............................................... 39 3.2. Đặc điểm hình thái, cấu trúc tinh trùng và mô tinh hoàn chuột thu đƣợc ở các lô nghiên cứu trƣớc bảo quản. .................................................. 39 3.2.1. Đặc điểm hình thái, cấu trúc tinh trùng phân lập từ ống dẫn tinh chuột ở các lô nghiên cứu. ............................................................... 39 3.2.2. Đặc điểm hình thái,cấu trúc mô tinh hoàn chuột ở các lô nghiên cứu. .............................................................................................. 43 3.3. Đặc điểm hình thái, cấu trúc tinh trùng và mô tinh hoàn chuột thu đƣợc ở các lô nghiên cứu sau khi bảo quản lạnh. .................................................... 49 3.3.1. So sánh kết quả trữ lạnh tinh trùng chuột đƣợc phân lập từ ống dẫn tinh ở các lô nghiên cứu. .................................................................... 49 3.3.2. Kết quả trữ lạnh mô tinh hoàn chuột ở các lô nghiên cứu.............. 53 3.4. Các hình ảnh siêu cấu trúc của tinh trùng chuột (SEM) ...................... 57 Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 62 4.1. Bàn luận về đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu. ........................... 62 4.1.1. Về đối tƣợng nghiên cứu............................................................... 62 4.1.2. Về phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................... 64 4.2. Bàn luận về sự biến đổi hình thái, cấu trúc của tinh trùng chuột theo thời gian và sau khi trữ lạnh. ............................................................... 64 4.2.1. Biến đổi về các đặc điểm của tinh trùng chuột theo thời gian trƣớc trữ lạnh. .......................................................................................... 64 4.2.2. Biến đổi về các đặc điểm của tinh trùng chuột theo thời gian sau khi trữ lạnh. ....................................................................................... 68 4.3. Bàn luận về sự biến đổi hình thái, cấu trúc mô tinh hoàn chuột theo thời gian và sau khi trữ lạnh. ....................................................................... 73 4.3.1. Biến đổi về các đặc điểm mô tinh hoàn chuột theo thời gian. ...... 73 4.3.2. Biến đổi về các đặc điểm mô tinh hoàn chuột sau trữ lạnh. ......... 77 KẾT LUẬN .................................................................................................... 81 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ DNA Desoxyribonucleic acid CPA Cryoprotective agent (Chất bảo vệ trong quá trình đông lạnh) CS Cộng sự CSF Cryosurvival factor (Chỉ số sống sau trữ lạnh của tinh trùng) DMSO Dimethyl sulfoxide EG Ethylene glycol HE Hematoxylin – Eosin IVF In Vitro Fertilization (Thụ tinh trong ống nghiệm) SEM Scanelectron microscopy (Kính hiển vi điện tử quét) ICSI Intra Cytoplasmic Sperm Injection (Tiêm tinh trùng vào bào tƣơng noãn) TEM Transmission electron microscopy (Kính hiển vi điện tử truyền qua) WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 3.1. Tuổi và cân nặng trung bình của các nhóm chuột nghiên cứu ............. 39 3.2. Tỷ lệ di động của tinh trùngở các thời điểm ........................................ 40 3.3. Hình thái tinh trùng thu đƣợc tại các thời điểm ................................... 42 3.4. Đường kính trung bình các ống sinh tinh cắt ngang ở các thời điểm.. 43 3.6. Tỷ lệ hình thái ống sinh tinh ở các thời điểm ....................................... 44 3.7. Số lƣợng tế bào Sertoli trung bình ở các ống sinh tinhcắt ngang ở các thời điểm ......................................................................................... 47 3.8. Số lƣợng tinh nguyên bào trung bình ở các ống sinh tinhcắt ngang tại các thời điểm .................................................................................... 47 3.9. Số lƣợng tinh bào trung bình ở thành các ống sinh tinhcắt ngang tại các thời điểm ......................................................................................... 48 3.10. Số lƣợng tinh tử trung bình ở thành các ống sinh tinhcắt ngang tại các thời điểm ......................................................................................... 48 3.11. So sánh mật độ tinh trùng thu đƣợc ở lô 0h và 24htrƣớc và sau bảo quản ....................................................................................................... 49 3.12. So sánh tổng số tinh trùng di động ở các lô trƣớc và saubảo quản ...... 50 3.13. So sánh tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới ở các lô trƣớc và saubảo quản .... 50 3.14. So sánh tỷ lệ tinh trùng di động không tiến tới ở các lôtrƣớc và sau bảo quản ................................................................................................ 51 3.15. So sánh tỷ lệ sống của tinh trùng thu đƣợc ở lô 0h và 24htrƣớc và sau bảo quản ......................................................................................... 51 3.16. So sánh hình thái tinh trùng thu đƣợc ở thời điểm 0htrƣớc và sau bảo quản ................................................................................................ 52 3.17. So sánh hình thái tinh trùng thu đƣợc ở thời điểm 24htrƣớc và sau bảo quản ................................................................................................ 52 3.18. Đƣờng kính trung bình ống sinh tinh cắt ngang sau bảo quản ở các thời điểm .............................................................................................. 53 3.19. Độ dày vỏ xơ trung bình ống sinh tinh cắt ngang sau bảo quản ở các thời điểm .............................................................................................. 53 3.20. Đặc điểm hình thái ống sinh tinh chuột trƣớc và sau bảo quảnở lô 0h và lô 24h ........................................................................................... 53 3.21. Số lƣợng trung bình các loại tế bào của ống sinh tinh cắt ngang sau bảo quản ở các lô nghiên cứu................................................................ 56 3.22. So sánh số lƣợng trung bình tế bào Sertoli trƣớc và saubảo quản ở các thời điểm ........................................................................................ 57 DANH MỤC ẢNH Ảnh Tên ảnh Trang 2.1. Buồng đếm Newbauer .......................................................................... 34 2.2. Máy đếm bạch cầu ............................................................................... 35 2.3. Đƣờng kính ống sinh tinh cắt ngang ở lô T0 ....................................... 36 2.4. Độ dày vỏ xơ ống sinh tinh ở lô T0 ..................................................... 37 3.1. Tinh trùng chuột ................................................................................... 42 3.2. Các dạng hình thái tinh trùng chuột ..................................................... 43 3.3. Mô tinh hoàn chuột sau chết ở lô T0 ................................................... 45 3.4. Hình thái ống sinh tinh trƣớc bảo quản ít bị tổn thƣơng....................... 45 3.5. Hình thái ống sinh tinh trƣớc bảo quản bị tổn thƣơng nhẹ ................... 46 3.6. Hình thái ống sinh tinh trƣớc bảo quản bị tổn thƣơng nhiều ................ 46 3.7. Các loại tế bào biểu mô tinh ................................................................ 49 3.8. Hình thái ống sinh tinh sau bảo quản ít bị tổn thƣơng .......................... 55 3.9. Hình thái ống sinh tinh sau bảo quản bị tổn thƣơng nhẹ ...................... 55 3.10. Hình thái ống sinh tinh sau bảo quản bị tổn thƣơng nhiều ................... 56 3.12. Tinh trùng có đầu bình thƣờng ............................................................. 58 3.13. Tinh trùng đầu to ................................................................................... 59 3.14. Tinh trùng đầu nhỏ ............................................................................... 60 3.15. Tinh trùng bất thƣờng đuôi .................................................................. 61 3.16. Tinh trùng bất thƣờng đuôi ................................................................... 61 DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1. Cấu trúc giải phẫu của tinh hoàn............................................................. 3 1.2 Sơ đồ cấu trúc ống sinh tinh và mô kẽ .................................................... 6 1.3. Cấu trúc tinh trùng chuột ........................................................................ 8 1.4. Hình ảnh tinh trùng chuột nhắt trắng. ..................................................... 9 1.5. Hình ảnh mô học tinh hoàn chuột trƣởng thành ................................... 10 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1. Mật độ tinh trùng thu đƣợc tại các thời điểm ...................................... 40 3.2. Tỷ lệ sống của tinh trùng ở các thời điểm ............................................ 41 4.1. So sánh tỷ lệ di động của tinh trùng ở các thời điểmtrƣớc bảo quản.... 65 4.2. So sánh mật độ tinh trùng ở các thời điểmtrƣớc và sau bảo quản ........ 69 4.3. So sánh tỷ lệ sống của tinh trùng ở lô 0h và 24h trƣớcvà sau bảo quản. ....... 71 4.4. So sánh cấu trúc ống sinh tinh ở các thời điểmtrƣớc bảo quản ............ 75 4.5. So sánh đƣờng kính ống sinh tinh ở các thời điểmtrƣớc và sau bảo quản. ... 78 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Mỗi đứa trẻ đƣợc sinh ra là sợi dây gắn kết hạnh phúc gia đình, do đó sự sinh sản luôn là một nhu cầu thiết yếu đối với mỗi gia đình, đặc biệt là đối với những cặp vợ chồng bị vô sinh hiếm muộn. Có rất nhiều các nguyên nhân gây vô sinh khác nhau, bên cạnh những nguyên nhân thực thể do tổn thƣơng cơ quan sinh sản còn có những nguyên nhân do tai nạn, rủi ro hay các bệnh lý toàn thân gây chết não hoặc thậm chí gây tử vong cũng tƣớc đi quyền làm cha làm mẹ của rất nhiều ngƣời. Quá trình sinh sản sử dụng tinh trùng hay trứng từ ngƣời quá cố đƣợc gọi là sinh sản sau chết. Quá trình này trên thực tế vẫn thƣờng gặp ở một số loài động vật trong tự nhiên. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng đã báo cáo về các trƣờng hợp sinh sản sau chết ở ngƣời với tinh trùng đƣợc lấy từ ngƣời quá cố, các nghiên cứu này đã đƣợc tiến hành từ khá lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới nhƣPháp, Đức, Thụy Điển, Canada, Úc…[1] nhƣng ở Việt Nam hiện vẫn chƣa có trƣờng hợp nào đƣợc báo cáo. Trƣờng hợp đầu tiên đƣợc ghi nhận vào năm 1980 ở một ngƣời đàn ông trung tuổi bị chết não do tai nạn giao thông và gia đình họ yêu cầu bảo quản tinh trùng từ tử thi [2]. Các mẫu tinh trùng này sau khi thu nhận sẽ đƣợc bảo quản để phục vụ cho quá trình sinh sản sau này. Tuy nhiên, vấn đề sinh sản sau chết hiện đang gặp phải rất nhiều những rào cản về đạo đức, pháp lý, tôn giáo, chủng tộc và hiện vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi ở rất nhiều quốc gia trên thế giới[3]. Mặc dù vậy, nhu cầu có con sau các tai nạn, rủi ro của những đối tƣợng này là rất lớn, bên cạnh đó bảo quản tế bào và mô sinh dục là một tiềm năng lớn trong việc bảo tồn khả năng sinh sản cho con ngƣời. Tinh trùng đƣợc sinh thiết từ đƣờng dẫn tinh hay mô tinh hoàn của ngƣời sống hay ngƣời chết đều có thể trở thành nguồn cung cấp tinh trùng tiềm năng trong tƣơng lai. 2 Trữ lạnh tinh trùng thu từ đƣờng dẫn tinhhay mô tinh hoàn có thể đảm bảo thu đƣợc tinh trùng để làm ICSI (Intracytoplasmic Sperm Injection) khi chọc hút trứng của ngƣời vợ. Có nhiều phƣơng pháp để trữ lạnh tinh trùng và mô tinh hoàn, mỗi phƣơng pháp đều có những ƣu điểm và hạn chế nhất định.Phƣơng pháp bảo quản lạnh mô tinh hoàn còn đƣợc áp dụng trong bảo quản di truyền cho những trƣờng hợp tử vong khi còn trẻ, những bé traichƣa đến tuổi dậy thì bị mắc ung thƣ trƣớc khi bƣớc vào điều trị hóa chất hay những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao. Việc nghiên cứu bảo quản tinh trùng, mô tinh hoàn trên ngƣời sau khi qua đời còn nhiều trở ngại do các vấn đề về đạo đức, pháp lý, tôn giáo, tập quán xã hội…Tuy nhiên, đây là một vấn đề cần đƣợc quan tâm, đánh giá và có lợi ích cho gia đình, xã hội và trên thực tế chƣa có nghiên cứu nào ở Việt Nam tìm hiểu chi tiết về vấn đề này trên mô hình thực nghiệm. Xuất phát từ lợi ích của kỹ thuật và nhu cầu thực tiễn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu biến đổi hình thái, cấu trúc của tinh trùng, mô tinh hoàn chuột nhắt trắng được trữ lạnh sau chết”. Với mục tiêu: 1. Đánh giá sự biến đổi hình thái, cấu trúc của tinh trùng, mô tinh hoàn chuột nhắt trắng sau chết theo thời gian. 2. Đánh giá kết quả trữ lạnh tinh trùng, mô tinh hoànchuột nhắt trắng sau chết theo thời gian. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cấu tạo giải phẫu của tinh hoàn và quá trình sinh tinh 1.1.1. Cấu trúc chung của tinh hoàn và tinh trùng người 1.1.1.1. Cấu trúc chung của tinh hoàn Tinh hoàn đảm nhiệm chức năng sản xuất tinh trùng và tiết vào máu hormon sinh dục nam testosteron.Mỗi tinh hoàn là cơ quan hình trứng, nằm trong bìu, rộng 2,5cm, dài 4-5cm, đƣợc bọc bởi màng trắng, ngoài màng trắng là một vỏ xơ dày tạo bởi mô liên kết nhiều sợi collagen. Ở mặt sau trên tinh hoàn, vỏ xơ dày lên thành một khối xơ gọi là thể Highmore, ở đó có những động mạch tiến vào tinh hoàn, những tĩnh mạch và ống ra rời khỏi tinh hoàn. Cực trên tinh hoàn đƣợc phủ bởi đoạn đầu của mào tinh và lan xuống phía dƣới theo bờ sau bên tinh hoàn tạo ra đoạn thân và đoạn đuôi của mào tinh. Ống thẳng Ống ra Ống lƣới Ống sinh tinh Hình 1.1. Cấu trúc giải phẫu của tinh hoàn *Nguồn ảnh: Jarow J.P, M.A Espeland, L.I Lipshultz [4] Từ màng trắng có những vách xơ tách ra, tiến vào tinh hoàn tới tập trung ở trung thất tinh hoàn và ngăn tinh hoàn thành nhiều tiểu thuỳ (khoảng 150- 4 200 tiểu thùy). Mỗi tiểu thùy chứa 3-4 ống nhỏ cong queo dài 30-150(cm), đƣờng kính 150-200(µm), kín ở đầu gần (đầu giáp với màng trắng). Những ống này gọi là ống sinh tinh vì đảm nhiệm chức năng tạo ra tinh trùng. Đầu xa của chúng giáp với trung thất có thể hợp với đầu xa của các ống sinh tinh nằm trong cùng một tiểu thùy hay trong tiểu thùy lân cận để tạo ra ống ngắn và thẳng gọi là ống thẳng, tiến vào trung thất tinh hoàn. Ống thẳng là đoạn đầu của ống dẫn tinh và là đoạn nằm trong tinh hoàn. Xen vào giữa các ống sinh tinh là mô liên kết gọi là mô kẽ, trong mô kẽ có tuyến kẽ tinh hoàn là tuyến nội tiết kiểu tản mát. 1.1.1.1. Cấu trúc mô học ống sinh tinh Từ ngoài vào trong, thành ống sinh tinh cấu tạo bởi vỏ xơ bọc ngoài một biểu mô đặc biệt gọi là biểu mô tinh. Biểu mô này ngăn cách với vỏ xơ bởi màng đáy. Biểu mô tinh nằm trong vỏ xơ là biểu mô tầng gồm hai loại tế bào nằm xen kẽ nhau: những tế bào dòng tinh và tế bào Sertoli.  Tế bào dòng tinh Tế bào dòng tinh là các tế bào có khả năng sinh sản, biệt hoá và tiến triển để cuối cùng trở thành tinh trùng. Từ đầu đến cuối dòng tinh gồm: tinh nguyên bào, tinh bào I, tinh bào II,tinh tử và tinh trùng. - Tinh nguyên bào: là tế bào nhỏ (đƣờng kính 9-15µm), bào tƣơng chứa ít bào quan, nằm xen giữa màng đáy và tế bào Sertoli. Có bộ nhiễm sắc thể lƣỡng bội 2n = 44A + XY. - Tinh bào I: là tế bào lớn (đƣờng kính khoảng 25µm), nhân hình cầu, chất nhiễm sắc phân bố đều, bào tƣơng nhiều bào quan nhƣ ty thể, bộ Golgi. Có bộ nhiễm sắc thể lƣỡng bội 2n = 44A + XY. Tinh bào I tiến hành lần phân chia lần thứ nhất của quá trình giảm phân, sinh ra hai tinh bào II. - Tinh bào II: có bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép n = 22A + X và n = 22A + Y. Sau khi đƣợc sinh ra, tinh bào II phân chia ngay lần thứ hai của quá trình giảm phân tạo ra hai tinh tử. 5 - Tinh tử: có bộ nhiễm sắc thể đơn bội n = 22A + X và n = 22A + Y, nằm gần lòng ống sinh tinh. Tinh tử không sinh sản mà trải qua quá trình biệt hoá cao độ để thành tinh trùng.  Tế bào Sertoli Dƣới kính hiển vi quang học, ranh giới giữa các tế bào Sertoli với nhau hoặc với các tế bào dòng tinh không rõ. Nhân tế bào gần màng đáy, lớn, hình trứng, sáng màu vì ít chất nhiễm sắc và có một hạt nhân lớn. Tế bào có hình dáng phức tạp vì có nhiều phần bào tƣơng vây quanh tế bào dòng tinh. Dƣới kính hiển vi điện tử, tế bào Sertoli hình trụ, bào tƣơng chứa nhiều ty thể, bộ Golgi, lƣới xơ actin, các ống siêu vi phong phú, lƣới nội bào không hạt phát triển mạnh, lƣới nội bào có hạt kém phát triển. Ở mặt bên tế bào, màng tế bào có những chỗ lõm vào bào tƣơng để tạo ra khoảng trống chứa các tế bào dòng tinh. Xen giữa hai tế bào Sertoli giáp nhau có một khoảng gian bào hẹp 7-10(nm) và có thể liên kết, vòng dính hay dải bịt. Ở mặt bên tiếp giáp giữa tế bào Sertoli với tế bào dòng tinh khoảng gian bào rộng hơn và không có phức hợp liên kết. Chức năng của tế bào Sertoli: - Tham gia cấu tạo hàng rào máu - tinh hoàn: từ máu tới các tế bào dòng tinh, hàng rào máu-tinh hoàn gồm: thành các mao mạch máu, mô kẽ, vỏ xơ bọc ngoài ống sinh tinh; màng đáy lót ngoài biểu mô tinh, những phức hợp liên kết gắn mặt bên các tế bào Sertoli nằm cạnh nhau. - Chức năng bảo vệ các tế bào dòng tinh: tế bào Sertoli là những tế bào có sức đề kháng với các yếu tố nhƣ nhiệt độ, phóng xạ, độc chất... tốt hơn tế bào dòng tinh. Tế bào Sertoli có những phần bào tƣơng vây quanh các tế bào dòng tinh để bảo vệ, che chở cho chúng khỏi bị tác hại của các yếu tố trên. - Chức năng hỗ trợ, dinh dƣỡng cho các tế bào dòng tinh: các tế bào dòng tinh do bị phân lập với các protein, chất dinh dƣỡng bởi hàng rào máu - 6 tinh hoàn. Vì vậy tế bào Sertoli cung cấp các chất dinh dƣỡng cho quá trình phát triển và biệt hóa của các tế bào dòng tinh. - Chức năng tổng hợp và bài xuất một số chất tham gia vào sự điều tiết quá trình sinh tinh. - Chức năng vận chuyển và phóng thích tế bào dòng tinh: Sự co rút xơ actin trong bào tƣơng gây ra sự thay đổi hình dạng của phần bào tƣơng tế bào Sertoli vây quanh các tế bào dòng tinh. Do đó các tế bào dòng tinh đƣợc vận chuyển dần dần từ vùng ngoại vi của biểu mô tinh về phía lòng ống sinh tinh. Đồng thời tế bào Sertoli tiết vào lòng ống sinh tinh chất dịch lỏng để tinh trùng dễ dàng di chuyển trong lòng ống. - Chức năng thực bào: các mảnh bào tƣơng bị tách ra trong quá trình biệt hóa từ tinh tử thành tinh trùng đƣợc các lysosome của tế bào Sertoli thực bào và tiêu hóa. Hình 1.2 Sơ đồ cấu trúc ống sinh tinh và mô kẽ *Nguồn ảnh: Junqueria L.C, J. Carneiro (2005) [5] 1. Tinh nguyên bào; 2. Tinh bào 1; 3. Tinh bào 2; 4. Tiền tinh trùng 5. Tinh trùng; 6. Màng đáy; 7. Tế bào sợi; 8. Tế bào Leydig 9. Mao mạch; 10. Tế bào cơ; 11. Tế bào Sertoli 7  Mô kẽ Mô liên kết nằm giữa các ống sinh tinh đƣợc gọi là mô kẽ, trong đó chứa mạch máu, thần kinh, mạch bạch huyết, các sợi liên kết, tế bào liên kết, tế bào cơ và một số tế bào trung mô chƣa biệt hoá. Gần đến tuổi dậy thì, tế bào kẽ hay tế bào Leydig có hình cầu hoặc hình đa diện có nhân ở giữa, bào tƣơng ƣa axit và có các giọt mỡ nhỏ. Các tế bào Leydig tập trung thành đám hoặc rải rác tiếp xúc với các mao mạch tạo ra tuyến nội tiết kiểu tản mát gọi là tuyến kẽ, tuyến này tiết ra testosteron có tác dụng làm phát triển các giới tính phụ của nam giới. 1.1.1.2. Cấu tạo vi thể của tinh trùng người Tinh trùng là tế bào có đuôi dài. Nhờ có đuôi, tinh trùng có thể di động trong môi trƣờng thích hợp (âm đạo, tử cung, vòi trừng) với tốc độ di động từ 2- 4mm/phút. Một tinh trùng đƣợc coi là bình thƣờng về hình thái khi đầu, cổ - đoạn trung gian và đuôi tinh trùng phải trong giới hạn bình thƣờng (WHO 2010) [6]. - Đầu: hình bầu dục, hơi dẹt (khi nhìn mặt bên), với đƣờng nét rõ ràng, có chiều dài từ 4-5µm; rộng 2,5-3,5(µm). - Phần cổ và đoạn trung gian: là một đoạn thon nhỏ, chiều dài khoảng từ 5-7,5(µm), gắn thẳng trục với đầu. Nhờ cấu tạo đặc biệt ở phần cổ mà tinh trùng có khả năng chuyển động đƣợc. - Đuôi: hình roi, thẳng, đều, thon hơn phần giữa, không cuộn, dài khoảng 45(µm) (gấp 10 lần chiều dài đầu), gồm hai đoạn: đoạn chính và đoạn cuối. Tinh trùng có thể có bào tƣơng. Thƣờng bào tƣơng nằm ở phần cổ và đoạn trung gian, cũng có khi nằm ở đuôi. 1.1.2. Cấu tạo vi thể tinh trùng chuột và quá trình sinh tinh ở chuột 1.1.2.1. Cấu tạo vi thể tinh trùng chuột Tinh trùng của loài gặm nhấm thƣờng dài hơn tinh trùng của những loài động vật có vú khác, gồm có 2 phần chính: đầu và đuôi. 8 Đoạn nối Ty thể Đoạn giữa Đoạn nối Hình 1.3. Cấu trúc tinh trùng chuột *Nguồn ảnh: Jikui Guan Ty thể(2009) [9] Sợi đặc ngoài Đoạn giữa Vỏ xơ Vòng (đốt) Đoạn chính Đoạn chính Sợi đặc ngoài Vỏ xơ Cột Cộtdọc dọc Vòng (đốt) 9 cặp axon Cột dọc Đoạn cuối 1. Cấu trúc tổng quát 2. Thiết đồ axon cắt dọc đuôi 9 cặp Hình 1.3. Cấu trúc tinh trùng chuột *Nguồn ảnh: Jikui Guan (2009) [9] 1. Cấu trúc tổng quát 2. Thiết đồ cắt dọc đuôi 3. Thiết đồ cắt ngang đoạn giữa của đuôi. 4. Thiết đồ cắt ngang đoạn chính của đuôi. 5. Thiết đồ cắt ngang đoạn cuối của đuôi. - Đầu: đầu của tinh trùng chuột cũng nhƣ các loài gặm nhấm khác có hình lƣỡi mác rất đặc trƣng, điều này có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hạt nhân. Sự ngƣng tụ hạt nhân đƣợc hoàn thành bởi sự thay thế các soma và các thể Histon nhờ sự vận chuyển protein và các protamin. Đậm độ các DNA đƣợc đóng gói làm giảm đáng kể khối lƣợng hạt nhân. Thôngqua
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Lv duong quy...
95
1486
67

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất