Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu bệnh sán dây ở gà thả vườn tại một số xã, phường thuộc thành phố móng...

Tài liệu Nghiên cứu bệnh sán dây ở gà thả vườn tại một số xã, phường thuộc thành phố móng cái tỉnh quảng ninh và biện pháp phòng trị

.PDF
95
373
136

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MỄ THỊ HỒNG THƠI NGHIÊN CỨU BỆNH SÁN DÂY Ở GÀ THẢ VƯỜN TẠI MỘT SỐ XÃ, PHƯỜNG THUỘC THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y THÁI NGUYÊN - 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MỄ THỊ HỒNG THƠI NGHIÊN CỨU BỆNH SÁN DÂY Ở GÀ THẢ VƯỜN TẠI MỘT SỐ XÃ, PHƯỜNG THUỘC THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ Chuyên ngành: THÚ Y Mã số: 60 64 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ NGÂN THÁI NGUYÊN - 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Mễ Thị Hồng Thơi ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và sự động viên khích lệ của gia đình. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: TS. Nguyễn Thị Ngân - Người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y- Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các hộ chăn nuôi gà thả vườn tại một số xã, phường thuộc Thành phố Móng cái, tỉnh Quảng Ninh và các đồng nghiệp trong ngành đã giúp tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự ủng hộ, động viên, giúp đỡ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành tốt luận văn này. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015. Tác giả Mễ Thị Hồng Thơi iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ vii DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ ........................................................................ viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4 1.1.1. Sán dây ký sinh ở gà ......................................................................... 4 1.1.2. Bệnh sán dây ở gà ........................................................................... 18 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 25 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................... 25 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................. 28 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 33 2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ............................................................. 33 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 33 2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ......................................................................... 33 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 33 2.2.1. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 33 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 33 iv 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 34 2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây ở gà thả vườn tại một số xã, phường thuộc thành phố Móng Cái - tỉnh Quảng Ninh .............................................................................................. 34 2.3.2. Nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng bệnh sán dây gà ............................. 34 2.3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng, trị bệnh sán dây gà ......................... 34 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 34 2.4.1. Phương pháp lấy mẫu, xét nghiệm và đánh giá tỷ lệ, cường độ nhiễm sán dây ...................................................................................... 34 2.4.2. Phương pháp mổ khám, thu thập và định loại sán dây, thu thập bệnh phẩm làm tiêu bản vi thể .......................................................... 36 2.4.3. Quy định một số yếu tố liên quan đến các chỉ tiêu nghiên cứu dịch tễ bệnh sán dây ở gà thả vườn........................................................... 37 2.4.4. Phương pháp xét nghiệm đốt và trứng sán dây ở ngoại cảnh......... 37 2.4.5. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh sán dây ở gà ............................................................................... 37 2.4.6. Phương pháp xác định hiệu lực của thuốc tẩy sán dây cho gà ....... 39 2.4.7. Thử nghiệm và đề xuất biện pháp phòng, trị tổng hợp bệnh sán dây cho gà thả vườn tại thành phố Móng Cái - tỉnh Quảng Ninh ...... 39 2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 39 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 40 3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây ở gà thả vườn tại TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh ..................................................................... 40 3.1.1. Thành phần loài sán dây ký sinh ở gà thả vườn của thành phố Móng Cái - tỉnh Quảng Ninh.............................................................. 40 3.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà thả vườn tại các xã phường của thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh ................................ 42 3.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo tuổi gà ............................... 48 v 3.1.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo mùa vụ .............................. 53 3.1.5. Sự ô nhiễm đốt và trứng sán dây ở nền chuồng, xung quanh chuồng và vườn thả gà .............................................................................. 56 3.2. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của gà bị bệnh sán dây ở các địa phương ................................................................................................ 58 3.2.1. Tỷ lệ gà nhiễm sán dây ở các địa phương có triệu chứng lâm sàng ................................................................................................... 59 3.2.2. Sự thải đốt sán ở các khoảng thời gian trong ngày theo mùa ......... 60 3.2.3. Bệnh tích đại thể ở đường tiêu hóa của gà bị bệnh sán dây tại các địa phương .......................................................................................... 61 3.2.4. Bệnh tích vi thể do sán dây gây ra .................................................. 63 3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh sán dây cho gà thả vườn ................... 64 3.3.1. Xác định hiệu lực của một số thuốc tẩy sán dây cho gà trên diện hẹp ..................................................................................................... 64 3.3.2. Sử dụng thuốc tẩy sán dây đại trà cho gà tại địa bàn nghiên cứu ...... 67 3.3.3. Đề xuất biện pháp phòng, trị bệnh sán dây cho gà đạt hiệu quả cao ...................................................................................................... 68 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 78 vi DANH MỤC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên đầy đủ cs Cộng sự g Gam KCTG Ký chủ trung gian n Số lượng mẫu Nxb Nhà xuất bản pp Page R. Railietina spp species plural TT Thể trọng vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Những loài sán dây ký sinh ở gà thả vườn và tần suất xuất hiện của chúng tại một số xã phường thuộc TP. Móng Cái ....... 41 Bảng 3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà thả vườn (qua xét nghiệm phân) .............................................................................. 43 Bảng 3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà thả vườn (qua mổ khám) .... 46 Bảng 3.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo tuổi gà (qua xét nghiệm phân) .............................................................................. 48 Bảng 3.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo tuổi gà (qua mổ khám) ........ 51 Bảng 3.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà thả vườn theo mùa vụ (qua xét nghiệm phân) .......................................................... 53 Bảng 3.7. Sự ô nhiễm đốt và trứng sán dây ở nền chuồng, xung quanh chuồng và vườn thả gà ................................................................ 56 Bảng 3.8. Tỷ lệ gà nhiễm sán dây có triệu chứng lâm sàng ....................... 59 Bảng 3.9. Sự thải đốt sán dây ở các khoảng thời gian trong ngày theo mùa ..... 60 Bảng 3.10. Bệnh tích đại thể và số lượng sán dây ký sinh ở gà bị bệnh ...... 61 Bảng 3.11. Tỷ lệ tiêu bản có bệnh tích vi thể của gà bị bệnh sán dây .......... 63 Bảng 3.12. Hiệu lực của thuốc praziquantel tẩy sán dây cho gà trên diện hẹp ....................................................................................... 64 Bảng 3.13. Hiệu lực thuốc niclosamide tẩy sán dây cho gà trên diện hẹp .......... 65 Bảng 3.14. Hiệu lực thuốc fenbendazole tẩy sán dây cho gà trên diện hẹp ........ 66 Bảng 3.15. Sử dụng thuốc có hiệu quả tốt nhất tẩy đại trà cho gà nhiễm sán dây ........................................................................................ 67 viii DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Sơ đồ vòng đời phát triển của sán dây gà .................................. 14 Hình 3.1. Biểu đồ về tỷ lệ nhiễm sán dây ở gà thả vườn tại một số xã, phường thuộc TP. Móng Cái ..................................................... 44 Hình 3.2. Biểu đồ về tỷ lệ nhiễm sán dây ở gà thả vườn qua mổ khám .... 47 Hình 3.3. Biểu đồ về tỷ lệ nhiễm sán dây theo tuổi gà (qua xét nghiệm phân) ............................................................................. 49 Hình 3.4. Biểu đồ về cường độ nhiễm sán dây ở gà theo lứa tuổi (qua xét nghiệm phân)........................................................................ 50 Hình 3.5. Biểu đồ về tỷ lệ nhiễm sán dây ở gà thả vườn theo mùa vụ ...... 54 Hình 3.6. Biểu đồ về tỷ lệ nhiễm đốt và trứng sán dây ở nền chuồng, xung quanh chuồng và vườn thả gà ........................................... 57 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi nước ta có những bước phát triển mạnh đặc biệt là ngành chăn nuôi gia cầm theo số liệu của tổng cục thống kê ngày 1 tháng 10 năm 2014 tổng đàn gia cầm đạt 327,696 triệu con; tăng 10,0 triệu con so với năm 2013; trong đó tổng đàn gà chiếm 75,08% so với tổng đàn gia cầm (246,028 triệu con gà). Chăn nuôi gà có xu hướng phát triển theo hướng thâm canh công nghiệp trong đó chăn nuôi gà được quan tâm hàng đầu vì có khả năng đáp ứng nhanh về thịt và trứng cho nhu cầu của người tiêu dùng. Trong chăn nuôi gà, ngoài những bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virut gây ra như cúm gia cầm, Newcastle, tụ huyết trùng... còn có những bệnh ký sinh trùng làm cho gà gầy yếu, còi cọc, chậm lớn, giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho các bệnh khác phát triển, làm giảm năng suất và chất lượng thịt, trứng. Bệnh sán dây là một trong những bệnh ký sinh trùng gây tác hại đáng kể cho chăn nuôi gà thả vườn. Bệnh được phân bố rộng ở hầu hết các vùng trên thế giới. Ở nước ta, bệnh sán dây ở gà thả vườn xảy ra phổ biến ở các vùng địa lý khác nhau, gà ở vùng núi và trung du thường nhiễm sán dây cao hơn vùng đồng bằng. Sán dây gà cần ký chủ trung gian là các loài kiến, ruồi, bọ cánh cứng.... Đặc biệt, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài ký chủ trung gian của sán dây gà (Nguyễn Thị Kim Lan và cs 1999 [9], Nguyễn Thị Ngân 2011 [19]). Sán dây ký sinh trong ống tiêu hoá, chiếm đoạt các chất dinh dưỡng của gà, làm gà gầy yếu, thiếu máu, thể hiện rõ nhất là niêm mạc vàng, nhợt nhạt, mào và dái tai gà xanh tái. Gà thở khó, do đó thường vươn cao cổ để thở. Sán 2 gây ra các tác động cơ học trong ruột non của gà: niêm mạc ruột bị tổn thương do các móc bám của sán, gây viêm ruột thứ phát và xuất huyết. Gà ỉa lỏng, phân có lẫn máu. Gà con bị nhiễm sán thường thể hiện viêm ruột cấp và chết với tỷ lệ cao. Trong quá trình ký sinh, sán dây cũng tiết ra độc tố tác động đến hệ thần kinh, làm cho gà mệt mỏi, ít vận động, đứng ủ rũ trong bóng tối. Gà con bị bệnh thể cấp tính có thể bỏ ăn, hôn mê, lên cơn động kinh và chết (dẫn theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2002 [15]). Trong những năm gần đây, chăn nuôi gà ở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh phát triển khá mạnh, trong đó chăn nuôi gà thả vườn chiếm một số lượng lớn. Tuy nhiên, việc phòng trị bệnh ký sinh trùng, đặc biệt là bệnh do sán dây còn ít được chú ý. Xuất phát từ nhu cầu của thực tế chăn nuôi gà ở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu bệnh sán dây ở gà thả vườn tại một số xã, phường thuộc thành phố Móng Cái - tỉnh Quảng Ninh và biện pháp phòng trị". 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây ở gà thả vườn tại 5 xã, phường thuộc TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. - Xác định được các biểu hiện lâm sàng và bệnh tích do sán dây gây ra ở gà nhiễm bệnh. - Xác định được hiệu lực của một số loại thuốc điều trị và đề xuất biện pháp phòng bệnh hiệu quả. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ học bệnh sán dây ở gà thả vườn, có một số đóng góp mới cho khoa học. 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi gà áp dụng biện pháp phòng trị bệnh sán dây, nhằm hạn chế tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây cho gà, hạn chế thiệt hại do sán dây gây ra, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, thúc đẩy ngành chăn nuôi gia cầm phát triển. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Bệnh sán dây là bệnh thường gặp ở gà, đặc biệt là gà thả vườn. Bệnh xảy ra phổ biến ở các đàn gà nuôi của nước ta và nhiều nước trên thế giới. Sán dây ký sinh ở ruột non và ruột già, dùng giác bám bám vào niêm mạc ruột gây tổn thương. Nếu nhiều sán sẽ làm tắc ruột, thủng ruột, viêm xoang bụng. Sán dây lấy dưỡng chấp của gà làm gà gày yếu, còi cọc và có thể chết nếu mắc bệnh nặng. 1.1.1. Sán dây ký sinh ở gà 1.1.1.1. Vị trí của sán dây ký sinh ở gà trong hệ thống phân loại động vật Theo Phan Thế Việt và cs (1977) [32], Nguyễn Thị Kỳ (1994) [8], Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [16], Đặng Ngọc Thanh và cs (2008) [24], hệ thống phân loại sán dây của Việt Nam đã lựa chọn hệ thống phân loại của Schulz và Gvozdev 1970 để sắp xếp các loài sán dây phát hiện được ở người, chim thú nuôi và hoang dại ở Việt Nam, trong đó sán dây ký sinh gà có vị trí như sau: Ngành giun dẹp (Plathelminthes) Lớp Cestoda Rudolphi, 1808 Phân lớp Eucestoda Southwell, 1930 Bộ Cyclophyllidea Beneden in Braun, 1900 Phân bộ Davaineata Skrjabin, 1940 Họ Davaineidae Fuhrmann, 1907 Phân họ Davaineidae Braun, 1900 Giống Cotugnia Diamare, 1893 Loài Cotugnia digonopora Pasquale, 1890 5 Giống Davainea Blanchard, 1891 Loài Davainea proglottina (Davaine, 1860) Giống Raillietina Fuhrmann, 1920 Phân giống Raillietina Stiles et Orleman, 1926 Loài R. echinobothrida Megnin, 1881 Loài R. penetrans Baczyncka, 1914 Loài R. penetrans novo Johri, 1934 Loài R. peradenica Sawada, 1957 Loài R. tetragona Dolin, 1858 Loài R. volzi Fuhrmann, 1905 Phân giống Raillietina (Paroniella) Fuhrmann, 1920 Loài R. (P.) macassariensis Yamaguti, 1956 Loài R. (P.) tinguiana Tubangui et Masilungan, 1937 Phân giống Raillietina (Skrjabinia) Fuhrmann, 1920 Loài R. (S.) cesticillus (Molin, 1858) Fuhrmann, 1920 1.1.1.2. Thành phần loài sán dây ký sinh ở gà Theo Nguyễn Thị Kỳ (1994) [8], các loài sán dây ký sinh ở gà đã tìm thấy ở Việt Nam là: Cotugnia digonopora, Davainea proglottna, Raillietina echinobothrida, R. georgiensis, R. penetrans, R. peradenica nova, R. peradenica, R. tetragona, R. volzi, R. macassariensis, R. tinguiana, R. cesticillus. Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [9], Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, (2002) [15] cho biết, sán dây thường gặp ở gà gồm những loài chính là: Raillietina tetragona, R. echinobothrida, R. cesticillus, Cotugnia digonopora, Davainea proglottina. Trong đó, có 3 loài nhiễm phổ biến ở gà là: R. echinobothrida; R. tetragona và R. cesticillus. 6 Theo Phan Thế Việt và cs (1997) [33], thành phần loài sán dây ký sinh ở gà gồm: Giống Loài Davainea Branchard, 1891 Davainea proglostina (Davaine, 1860) Cotugnia Diamare, 1893 Cotugnia digonopora (Pasquale, 1890) Raillietina tetragona (Molin, 1858) Raillietina Fuhrmann, 1920 R. echinobothrida (Megnin, 1880) R. penetrans (Barzynska, 1914) R. cesticillus (Molin, 1858) Dilepidoides Spassky et Dilepidoides bauchei Spaskaja, 1954 (Joyeux, 1924) Echinolepis Spassky et Echinolepis carioca Spaskaja, 1954 (Magalhaes, 1898) Microsomacanthus Lopez - Microsomacanthus Neyra, 1942 (Joyeux et Baer, 1935) Staphylepis Spassky et Staphylepis cantaniana (Polonio, 1960) Oschmarin, 1954 Orientolepis Spassky et Orientolepis exigua (Yoshida, 1910) Jurpalova, 1964 Amoebotania Cohn, 1900 Amoebotania cuneata (Linstow, 1872) 1.1.1.3. Đặc điểm hình thái, kích thước một số loài sán dây ký sinh ở gà * Đặc điểm chung Cơ thể sán dây dẹp theo hướng lưng - bụng, kéo dài gồm nhiều đốt riêng biệt, sán dây ký sinh ở cá, cơ thể không phân đốt. Phần trước cơ thể có đầu (Scolex), có cơ quan bám, giúp vật ký sinh bám chặt vào thành ruột của 7 vật chủ. Ở một số loài sán dây trên móc bám có các móc bé xếp thành nhiều hàng. Giác bám là đặc trưng của sán dây bậc cao. Móc bám nằm ngay trên đầu hay ở phần cuối vòi, sắp xếp thành một hay hai hàng. Số lượng móc ở các nhóm sán dây dao động từ số đơn vị đến vài trăm móc. Ít khi vòi thiếu móc. Kích thước, cấu tạo và số lượng móc cố định cho mỗi loài. Cổ không phân đốt là vùng sinh trưởng, từ đó hình thành các đốt mới, số lượng các đốt dao động rất lớn tuỳ loài, từ ba đốt đến vài trăm đốt. Các đốt ở phía trước là các đốt non và bé, càng về sau các đốt càng lớn và già. Chiều dài của sán dây dao động từ vài mm đến vài chục mét. Chiều dài của sán dây ký sinh ở gia cầm từ 1,5 mm - 500 mm. Cơ thể màu trắng hoặc màu vàng. Cơ thể sán dây phủ lớp tiểu bì, đến lớp hạ bì rồi đến lớp cơ vòng cơ dọc. Phần bên trong chứa đầy nhu mô. Nội quan gồm có hệ thần kinh, hệ bài tiết và hệ sinh dục, không có hệ tiêu hoá. Hệ thần kinh ở sán dây kém phát triển, gồm có hạch thần kinh trung ương nằm ở trên đầu, từ đó có các dây chạy dọc cơ thể. Có hai dây phát triển hơn nằm bên ngoài ống bài tiết và mỗi đốt nối với nhau bởi các cầu nối ngang. Hệ bài tiết của sán dây theo kiểu nguyên đơn thận, gồm 4 ống chính chạy dọc cơ thể: 2 ống mặt lưng và 2 ống mặt bụng và nối với nhau ở phần đầu. Ngoài ra ở mỗi đốt các ống trái và phải nối với nhau bằng cầu nối ngang. Hầu hết các loài sán dây có hệ sinh dục lưỡng tính. Mỗi đốt có một, hai cơ quan sinh dục đực và cái. Sự phát triển của hệ sinh dục theo một thứ tự nhất định: ở các đốt non cơ quan sinh dục chưa phát triển sau đó hình thành cơ quan sinh dục đực rồi đến cơ quan sinh dục cái. Sau khi thụ tinh, hệ sinh dục đực teo dần còn lại bộ phận sinh dục cái. Ở các đốt già trứng chứa đầy trong tử cung. Hệ sinh dục đực gồm tinh hoàn, ống dẫn tinh. Số lượng tinh hoàn có thể rất khác nhau từ một đến vài trăm. Mỗi tinh hoàn có ống dẫn đổ vào ống 8 dẫn tinh chung hoặc thẳng hoặc cong và cuối cùng mở ra ở huyệt sinh dục (bên cạnh lỗ sinh dục cái). Phần cuối ống dẫn tinh là cơ quan giao phối (nang lông gai) chứa gai giao phối phủ các gai nhỏ hoặc vảy. Trước gai giao phối, ống dẫn tinh phình rộng tạo thành túi chứa tinh. Có thể có túi chứa tinh ngoài (ở ngoài túi giao phối) và túi chứa tinh trong (nằm trong túi giao phối). Hệ sinh dục cái có cấu tạo phức tạp hơn, gồm có buồng trứng, ống dẫn trứng, ootyp, tuyến noãn hoàng, túi nhận tinh, tuyến vò (thể Melis) và tử cung, thường có hai buồng trứng nằm giữa hoặc phía sau đốt sinh dục, ít khi ở phía trước. Trong buồng trứng hình thành các tế bào sinh dục cái (tế bào trứng). Từ buồng trứng có ống gắn nối với âm đạo mở ra ở huyệt sinh dục. Ống này phình rộng ra gọi là túi nhận tinh. Trứng thụ tinh được đưa vào ootyp. Tuyến noãn hoàng gồm nhiều bao noãn bé nằm trong nhu mô hoặc thành khối nằm hai bên đốt hoặc phía sau buồng trứng. Từ tuyến noãn hoàng các chất dinh dưỡng đổ vào ootyp giúp cho việc hình thành trứng. Tuyến vỏ tiết ra các sản phẩm cần thiết để hình thành trứng. Trong ootyp trứng thụ tinh được hình thành, sau đó trứng rơi vào tử cung. Cấu tạo tử cung của sán dây rất khác nhau. Ở sán dây bậc thấp (Pseudophyllidea), tử cung là những ống cong dẫn từ ootyp đến lỗ ngoài nằm ở mặt bụng của mỗi đốt. Ở những đốt sán dây này trứng được thải ra ngoài tùy theo mức độ hình thành của trứng. Ở sán dây bậc cao (Cyclophyllidae), tử cung kín, không có lỗ ngoài. Ở những sán dây này tử cung chứa đầy trứng trong đốt già và mỗt đốt thực chất biến thành một cái túi chứa trứng. Trứng được rơi ra ngoài bằng cách nứt thành cơ thể của đốt. Quá trình này thường thực hiện ở môi trường ngoài, ở nơi mà các đốt sán dây già được thải ra cùng với phân vật chủ. Trứng sán dây Cyclophyllidea tròn, ít khi có hình dài, bao bọc nhiều lớp vỏ. Giữa trứng có phôi 6 móc, phôi hình bầu dục (Nguyễn Thị Lê và cs, 1996 [16]). 9 * Đặc điểm hình thái, kích thước riêng cúa các loài thuộc giống Raillietina Fuhrmann, 1920 Chuỗi đốt có nhiều đốt, vòi có hai hàng móc dạng búa, bờ của giác bám có vài hàng gai nhỏ. Tinh hoàn thường nhiều, nang lông gai nhỏ, thường không đạt tới ống bài tiết bên, rất ít khi cắt ngang ống bài tiết. Lỗ sinh dục ở một phía hoặc xen kẽ không đều. Buồng trứng hai thuỳ ở giữa đốt hoặc phần có lỗ. Noãn hoàng hình khối, nằm dưới buồng trứng, có túi tinh. Mỗi nang trứng chứa từ một đến vài trứng. Sán trưởng thành ký sinh ở thú và chim, ấu trùng ký sinh ở côn trùng (Theo Đặng Ngọc Thanh và cs, 2008 [24]). Nguyễn Thị Kỳ (1994) [8], Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [16], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [9], Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2002) [15] cho biết: + Loài Raillietina echinobothrida: ký sinh ở ruột non của gà nhà, gà tây, gà rừng, chim bồ câu và các loài chim khác thuộc bộ gà (Gallifomes). Dài 250 mm, rộng 1,2 - 4mm, trứng: 93 x 74µm. Đường kính đầu 0,322 - 0,483 mm, vòi dài 0,108 - 0,159 mm. Đầu có 4 giác bao gồm từ 8 - 10 dãy móc; vòi của đầu có hai dãy móc khoảng 200 chiếc, dài 0,010 - 0,012 mm. Giác bám tròn có đường kính 0,113 - 0,159 mm. Bờ giác có nhiều gai nhỏ, có hình dạng và kích thước khác nhau. Ở hàng trong cùng gai dài 0,006 mm, hàng gai ngoài cùng dài 0,016 mm. Chiều dài của nang lông gai 0,190 - 0,250 mm, đường kính tối đa 0,075 - 0,100 mm. Lông gai có gai nhỏ. Lỗ sinh dục đực đơn tính nằm ở giữa cạnh sườn đốt sán, có từ 20 - 30 dịch hoàn nằm ở giữa đốt. Buồng trứng nhiều thuỳ, noãn hoàng phân thuỳ. Trong những đốt già tử cung phân thành 100 - 130 nang trứng, mỗi nang chứa 1 - 12 trứng. + Loài Raillietina tetragona: ký sinh ở ruột non của gà nhà, gà tây, gà rừng, chim bồ câu và các loài chim khác thuộc bộ gà (Gallifomes). Cơ thể dài 250mm, rộng 1 - 4 mm. Đường kính đầu 0,284 - 0,358 mm, vòi 0,051 - 0,058 10 mm, có 100 móc vòi xếp thành một vòng, móc dài 0,06 - 0,08 mm. Giác bám hình trứng 0,169 - 0,175 x 0,073 - 0,076 mm. Giác có gai xếp thành 10 hàng trên bờ giác, chiều dài gai từ hàng ngoài vào giữa giảm dần từ 0,08 - 0,09 mm. Nang lông gai hình trứng 0,075 - 0,100 x 0,044 - 0,047 mm, có 30 - 35 tinh hoàn xếp thành hai nhóm. Các lỗ sinh dục nằm ở tất cả các đốt sán và hơi lệch về phía trước, cạnh sườn các đốt sau. Trong những đốt già tử cung phân thành các nang, mỗi nang chứa 4 - 12 trứng. Tử cung trong các đốt trưởng thành nằm trong lớp vỏ chứa 6 - 12 trứng, trứng: 93 x 74 µm, ấu trùng có đường kính 10 - 14 µm. + Loài Raillietina cesticillus: ký sinh ở ruột non của gà nhà, gà rừng, chim bồ câu và các loài chim khác thuộc bộ gà. Cơ thể dài 90 - 130 mm; rộng 1,5 - 3 mm, trứng: 93 x 74 µm. Đường kính đầu 0,307 - 0,449 mm. Vòi có hình trứng rất đặc trưng, rộng 0,252 - 0,321 mm. Trên bờ gần gốc của vòi có hai hàng gai gồm 400 - 500 gai, có chiều dài 0,0012 - 0,0015 mm. Giác bám có đường kính 0,075 - 0,099 mm, không có gai. Lỗ sinh dục xen kẽ không đều, nang lông gai 0,172 - 0,188 x 0,072 - 0,088 mm. Có 15 - 20 tinh hoàn xếp ở nửa dưới đốt. Tử cung phân ra thành các nang trứng, mỗi nang trứng chứa một trứng. Nguyễn Thị Kỳ (1994) [8], Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [16] cho biết: + Loài Raillietina volzi: ký sinh ở ruột của gà nhà, gà rừng. Sán dài 40 60 mm, rộng 2 mm. Đầu dài 0,3 mm, rộng 0,045 mm. Giác bám có đường kính 0,18 mm, có nhiều gai, phần trên giác có 12 - 14 hàng móc, còn ở phần dưới chỉ có 4 - 6 hàng. Gai phần ngoài giác bám lớn hơn phần trong (0,013 và 0,018 mm), vòi nhỏ chiều ngang 0,088 mm, có hai hàng vòng móc gồm 240 móc, dài 0,04 mm. Có 30 tinh hoàn, ở hai bên và phía dưới tuyến sinh dục cái. Nang lông gai dài 0,2 mm, chiều ngang 0,013 mm. Buồng trứng 0,20 - 0,24 mm. Noãn hoàng rộng 0,1 mm. Tử cung chia thành các nang, mỗi nang chứa 8 - 12 trứng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng