Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu bào chế và sinh khả dụng viên nén glipizid giải phóng kéo dài tt...

Tài liệu Nghiên cứu bào chế và sinh khả dụng viên nén glipizid giải phóng kéo dài tt

.PDF
28
564
147

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI Nguyễn Duy Thƣ NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ SINH KHẢ DỤNG VIÊN NÉN GLIPIZID GIẢI PHÓNG KÉO DÀI Chuyên ngành: Công nghệ dược phẩm và bào chế thuốc Mã số: 62720402 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƢỢC HỌC Hà Nội, năm 2018 Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn Bào chế - Trường Đại học Dược Hà Nội. Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chiến 2. GS.TS. Võ Xuân Minh Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá cấp trường họp tại: ..................................................................................................... Vào hồi...........giờ...............ngày............tháng........năm......... Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt nam Thư viện Trường Đại học Dược Hà Nội KÝ HIỆU VIẾT TẮT AUC Diện tích dưới đường cong DĐH Dược động học DC Dược chất FDA Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (Food Drug Administration) GLI Glipizid GPKD Giải phóng kéo dài HPMC Hydroxypropyl methyl cellulose KCl Kali clorid MRT Thời gian lưu trú trung bình ĐC Đối chiếu ĐẶT VẤN ĐỀ Glipizid là thuốc điều trị bệnh tiểu đường tuýp II thuộc nhóm sulfunylure thế hệ 2, có tác dụng kích thích tế bào beta đảo Langerhan tuyến tụy tăng sản xuất insulin, do vậy thuốc chỉ có tác dụng trên bệnh nhân mà tụy vẫn còn khả năng bài tiết ra insulin. Glipizid có nửa đời sinh học ngắn hơn so với các sulfonyl urê khác nên giảm nguy cơ gây hạ đường huyết trầm trọng. Tuy nhiên, glipizid ít tan, phải dùng nhiều lần trong ngày do glipizid có thời gian bán thải rất ngắn (2- 4 giờ) và tác dụng kéo dài chỉ vài giờ. Vì vậy, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả điều trị, giảm số lần dùng thuốc trong ngày và giảm tác dụng không mong muốn của thuốc, hướng nghiên cứu bào chế các chế phẩm giải phóng kéo dài chứa glipizid là cần thiết. Hiện nay, trên thế giới có một số chế phẩm chứa glipizid giải phóng kéo dài đã được ứng dụng trong điều trị có cấu trúc dạng bơm thẩm thấu, như Glucotrol XL,Glipizid XL, Ozidia... nhưng đòi hỏi kỹ thuật bào chế phức tạp, nhiều giai đoạn và thiết bị chuyên biệt như máy dập viên 2 lớp, máy khoan lazer. Gần đây, các nghiên cứu hướng tới cải tiến bào chế glipizid giải phóng kéo dài có cấu trúc đơn giản hơn như cấu trúc thẩm thấu tự tạo kênh, cấu trúc dạng cốt thân nước hoặc cốt bao màng kiểm soát giải phóng như bao tan ở ruột (Glipizid ER...), cốt bao màng thẩm thấu tự tạo kênh khuếch tán... dạng cấu trúc cốt có ưu điểm là kỹ thuật bào chế đơn giản nhưng khó đạt được động học bậc 0 do trong quá trình giải phóng dược chất, diện tích bề mặt thay đổi. Giai đoạn ban đầu cốt giải phóng DC nhanh (burst release) do cơ chế ăn mòn (chủ yếu do lớp gel yếu mới hình thành), giai đoạn sau do cơ chế khuếch tán (khi lớp gel trên bề mặt đã hình thành bền vững). Đặc biệt trong trường hợp dược chất ít tan (như glipizid, hydrochlorothiazid, 1 carbamazepin, nifedipin,.. ) thường sử dụng các polyme tạo cốt là các polyme thân nước có độ nhớt thấp (low vicosity), dẫn đến giải phóng dược chất nhanh hơn ở giai đoạn đầu do quá trình ăn mòn mạnh hơn và đồ thị hòa tan có sự biến động khá lớn (SD/variable) với sự thay đổi của tốc độ khuấy, đặc biệt ở tốc độ khuấy cao (150 vòng/phút). Điều này có thể dẫn tới sự khác nhau trong giải phóng dược chất khi thử nghiệm in vivo ở 2 điều kiện đói và no (fast/fed) do nhu động ruột khác nhau (nhu động tăng khi no/fed). Do vậy, nhằm soát tốc độ ăn mòn đặc biệt trong giai đoạn đầu tiên giải phóng dược chất và làm giảm sự biến động ở tốc độ khuấy cao (nhu động ruột mạnh) bằng cách kết hợp cấu trúc cốt thân nước và bao màng kiểm soát giải phóng tự tạo kênh khuếch tán, đề tài “Nghiên cứu bào chế và sinh khả dụng viên nén glipizid giải phóng kéo dài” được thực hiện với các mục tiêu sau: 1. Bào chế được viên glipizid 10 mg giải phóng kéo dài qui mô 10000 viên/lô tương đương độ hòa tan in vitro với viên đối chiếu. 2. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và bước đầu đánh giá độ ổn định của chế phẩm nghiên cứu. 3. Đánh giá sinh khả dụng của viên nghiên cứu trên chó thực nghiệm và so sánh với viên đối chiếu. * Nội dung nghiên cứu của luận án - Xây dựng công thức viên nhân dạng cốt thân nước chứa glipzid bằng phương pháp tạo hạt ướt. - Xây dựng công thức màng bao kiểm soát giải phóng cho viên nhân chứa glipizid GPKD theo cơ chế tự tạo kênh khuếch tán. - Xây dựng và thẩm định quy trình bào chế viên nén glipizid GPKD ở quy mô 10,000 viên. 2 - Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và đánh giá độ ổn định của viên nghiên cứu. - Đánh giá sinh khả dụng của viên nghiên cứu. * Những đóng góp mới của luận án Đề tài là nghiên cứu đầu tiên đã thành công trong thiết kế công thức thuốc giải phóng kéo dài dạng cốt thân nước kết hợp bao màng kiểm soát giải phóng tự tạo kênh khuếch tán, cấu trúc kéo dài giải phóng này có thể áp dụng vào việc phát triển các chế phẩm giải phóng kéo dài khác. Sinh khả dụng của chế phẩm nghiên cứu được về cơ bản không khác so với sản phẩm đối chiếu. * Cấu trúc luận án Luận án gồm 171 trang, 76 bảng, 34 hình, 127 tài liệu tham khảo (10 tài liệu tiếng việt, 117 tài liệu tiếng anh). Bố cục như sau: Đặt vấn đề 2 trang, tổng quan 35 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 20 trang, kết quả nghiên cứu 79 trang, bàn luận 33 trang, kết luận 2 trang, đề xuất 1 trang, danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 1 trang, tài liệu tham khảo 12 trang. Ngoài ra, luận án còn có 9 phụ lục kèm theo 18 bảng và 52 hình. 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Thuốc giải phóng kéo dài 1.1.1. Khái niệm 1.1.2. Thuốc giải phóng kéo dài dạng cốt thân nước Trình bày tóm tắt các nội dung: khái niệm và ưu nhược điểm, phân loại, cơ chế giải phóng dược chất từ hệ cốt. Về phương pháp bào chế: Viên nén dạng cốt thân nước GPKD có thể được bào chế bằng phương pháp dập thẳng, tạo hạt ướt và tạo hạt khô, hoặc tạo hạt đùn nóng chảy. Một số polyme thường sử dụng: - Hydroxypropyl methylcellulose (HPMC) do có đặc tính hóa lý phù hợp và an toàn, ổn định, sẵn có. HPMC có tính chịu nén tốt và có thể kết hợp được với số lượng lớn dược chất trong cốt và cho đồ thị giải phóng tái lặp cao, giải phóng DC độc lập với pH và dễ bào chế bằng phương pháp dập thẳng hoặc tạo hạt. Ngoài ra còn có thể sử dụng HPC, HEC, natri alginat, gôm Xanthan,... 1.1.3. Thuốc giải phóng kéo dài hệ màng bao kiểm soát giải phóng Trình bày các nội dung về cấu tạo và cơ chế giải phóng của hệ màng bao kiểm soát giải phóng. Cơ chế giải phóng của màng bao tự tạo kênh, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ giải phóng DC của hệ màng bao tự tạo kênh và một số nghiên cứu bao màng kiểm soát giải phóng cho viên nén dạng cốt thân nước GPKD. 1.2. Tổng quan về glipizid Trình bày nội dung cơ bản về: công thức, tính chất lý hóa, phương pháp định lượng, dược động học, tác dụng, cơ chế, chỉ định, tương tác thuốc, tác dụng không mong muốn, chống chỉ định, các dạng bào chế của glipizid trên thị trường. Và một số nghiên cứu bào chế viên glipizid GPKD. 4 1.3. Nghiên cứu sinh khả dụng của viên glipizid giải phóng kéo dài - Tổng hợp các phương pháp đánh giá giải phóng in vitro viên glipizid. - Tổng hợp một số phương pháp định lượng glipizid trong dịch sinh học. - Tổng hợp một số nghiên cứu đánh giá sinh khả dụng in vivo của chế phẩm chứa glipizid CHƢƠNG 2. NGUYÊN LIỆU, TRANG THIẾT BỊ, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên liệu, trang thiết bị và đối tƣợng nghiên cứu 2.1.1. Nguyên liệu, hóa chất, trang thiết bị Các nguyên liệu sử dụng trong bào chế đạt tiêu chuẩn dược dụng theo dược điển Anh, Mỹ, Việt Nam; các hóa chất sử dụng trong kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn tinh khiết phân tích theo quy định. Các thiết bị phân tích hiện đại do các nước EU, Mỹ, Nhật sản xuất, đảm bảo độ tin cậy. 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu Glipizid nguyên liệu (Ấn Độ): Đạt tiêu chuẩn USP 35. Thuốc đối chiếu Ozidia 10 mg (Hãng prizer), Số lô Z341304, hạn dùng 10/2017. Động vật thí nghiệm: chó ta trưởng thành, 1-2 năm tuổi, giống đực, khỏe mạnh, khối lượng từ 10- 12 kg. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Các phương pháp bào chế • Bào chế viên nhân chứa glipizid dạng cốt thân nước: sử dụng phương pháp xát hạt ướt. • Bào chế màng bao kiểm soát giải phóng cho viên nhân: sử dụng phương pháp bao màng mỏng. 5 2.2.2. Các phương pháp kiểm nghiệm • Kiểm nghiệm các chỉ tiêu chung của viên nén theo DĐVN IV. • Phương pháp đánh giá chất lượng bột, hạt: độ đồng đều hàm lượng glipizid trong bột và hạt. • Định lượng glipizid trong chế phẩm: Sử dụng phương pháp quang phổ UV VIS và HPLC UV. • Phương pháp thử hòa tan viên bao: Tiến hành trên máy thử hòa tan PHARMATEST, loại cánh khuấy với điều kiện: tốc độ khuấy 100±2 vòng/phút; 900 ml môi trường đệm phosphat pH 6,8; nhiệt độ 370C±0,5; thời điểm lấy mẫu 1, 2, 4, 6, 8, 12, 16 giờ sau khi thử. Định lượng GLI trong môi trường thử bằng phương pháp đo quang (mẫu khảo sát) và HPLC (mẫu đánh giá độ ổn định và SKD). • So sánh đồ thị hòa tan dược chất: Sử dụng chỉ số f2. 2.2.3. Phương pháp đánh giá độ ổn định Theo dõi độ ổn định của chế phẩm: Tiến hành trên mẫu viên bào chế được trong lọ thủy tinh màu kín. Bảo quản ở điều kiện của phương pháp thử lão hóa cấp tốc và phương pháp thử ở điều kiện thực trong thời gian 6 tháng. 2.2.4. Phương pháp đánh giá sinh khả dụng Xử lý mẫu: phương pháp chiết lỏng- lỏng, sử dụng dung môi diethyl ether. Phương pháp định lượng: phương pháp HPLC, kỹ thuật chuẩn nội (tolbutamid) với điều kiện sắc ký: Cột C18 (5 µm 250×4,6 mm); nhiệt độ phòng; detector UV bước sóng 225 nm; thể tích tiêm 20 µl; Pha động ACN- đệm phosphat pH 3,5 tỷ lệ thay đổi; tốc độ dòng 0,51,0 ml/phút. 6 Phương pháp được thẩm định: tính tương thích, tính đúng, tính chính xác, khoảng tuyến tính, độ lặp lại, hiệu suất chiết và độ ổn định của mẫu nghiên cứu. Nghiên cứu SKD trên 06 chó, sử dụng thiết kế chéo đôi, đơn liều. Thời điểm lấy mẫu: 0,5; 1; 1,5; 2; 2,5; 3; 3,5; 4; 6; 8; 10; 12; 14; 16; 24 giờ sau khi uống thuốc. Mỗi thời điểm lấy 3 ml, xử lý mẫu và định lượng theo phương pháp đã xây dựng. Dựa trên kết quả, xác định thông số động học và so sánh bằng phần mềm Phoenix WinNolin 8.0. 2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu Xác định mô hình động học giải phóng bằng công cụ DDsolver cài đặt trong MS Excel 2013. So sánh nhiều mẫu: sử dụng công cụ MS Excel 2013. CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả xây dựng phƣơng pháp định lƣợng Kết quả cho thấy, có thể sử dụng phương pháp quang phổ UV tại các bước sóng 223 nm trong dung dịch acid HCl pH 1,2; dung dịch đệm phosphat pH 4,5 và pH 6,8 để định lượng GLI trong chế phẩm. Có thể sử dụng phương pháp HPLC (cột C18, pha động ACNđệm phosphat pH 3,5 tỷ lệ 46- 54; detector UV bước sóng 225 nm) để định lượng GLI trong chế phẩm. Phương pháp được thẩm định theo tiêu chí của FDA. 3.2. Kết quả nghiên cứu xây dựng công thức viên 3.2.1. Kết quả thử hòa tan viên đối chiếu Lựa chọn viên nén Ozidia 10mg (Pfizer – Pháp) để làm viên đối chiếu trong nghiên cứu với số lô Z341304 hạn sử dụng tháng 10/2017. Tiến hành đánh giá độ hòa tan của viên Ozidia 10 mg theo các phương pháp trình bày ở mục 2.2.2. Kết quả được thể hiện ở hình 3.4. 7 Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn tỷ lệ % glipizid giải phóng từ viên đối chiếu Ozidia 10mg trong môi trường đệm phosphat pH 6,8 (n= 12) Kết quả từ hình 3.4 cho thấy, quá trình giải phóng dược chất glipizid từ viên Ozidia giải phóng kéo dài chứa glipizid 10 mg, có sự trì hoãn giải phóng ở 2 giờ đầu tiên. Do viên Ozidia cấu tạo viên nén dạng bơm thẩm thấu gồm viên nhân có cấu tạo 2 lớp kéo- đẩy và màng bao CA có khoan lỗ. 3.2.2. Kết quả xây dựng công thức viên nhân dạng cốt thân nước chứa glipizid 3.2.2.1. Ảnh hưởng của loại polyme Cố định tỷ lệ dược chất : polyme (1:5) và tỷ lệ các thành phần khác trong viên (magnesi stearat : Aerosil (2:1), lactose, PVP 10% trong ethanol vừa đủ), thay đổi loại polyme HPMC K4M (CT1), HPMC K15M (CT2), HPMC K100M (CT3), HPMC K100LV (CT4). Hình 3.5. Tỷ lệ % DC giải phóng từ viên có loại polyme khác nhau 8 Kết quả ở hình 3.5 cho thấy, các mẫu viên nhân sử dụng polyme tạo cốt khác nhau có tốc độ giải phóng dược chất từ viên khác nhau. Công thức chứa HPMC K4M (CT1) có tốc độ giải phóng dược chất đều đặn và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu được lựa chọn trong các nghiên cứu tiếp theo. 3.2.2.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ glipizid- HPMC K4M Để đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ dược chất : polyme. Thay đổi tỷ lệ dược chất: HPMC K4M là 1: 2 (CT5), 1: 5 (CT1), 1: 10 (CT6) và cố định các thành phần khác trong viên. Hình 3.6. Tỷ lệ % dược chất giải phóng từ viên nén glipizid GPKD có tỷ lệ dược chất: HPMC K4M khác nhau (n = 6) Từ kết quả hình 3.6 cho thấy, khi tăng tỷ lệ polyme HPMC K4M trong viên cốt (tỷ lệ dược chất: HPMC K4M tăng từ 1:2, 1:5 và 1:10) thì tốc độ giải phóng dược chất từ viên giảm theo xu hướng tỷ lệ nghịch với tỷ lệ polyme tăng. Khi tăng tỷ lệ polyme trong viên thì khả năng kiểm soát giải phóng dược chất tăng. Khi so sánh với viên đối chiếu, viên cốt có tỷ lệ dược chất: HPMC K4M 1:5 có tốc độ giải phóng chậm hơn khoảng 4,61%/giờ (trong giai đoạn từ 3-16 giờ) và đến 16 giờ chưa giải phóng hết dược chất (chỉ giải phóng được 66,60%). 9 Do vậy, để tăng tốc độ giải phóng dược chất từ viên cốt, cần phối hợp HPMC K4M với một polyme thân nước có độ nhớt thấp hơn. Từ kết quả nghiên cứu ở trên, HPMC K100LV có độ nhớt thấp và dễ ăn mòn hơn nên được lựa chọn để phối hợp với HPMC K4M làm tá dược kiểm soát giải phóng dược chất để tiếp tục nghiên cứu. 3.2.2.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ HPMC K100LV- HPMC K4M Để lựa đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ polyme HPMC K100LV phối hợp, thay đổi tỷ lệ HPMC 100LV:HPMC 4M với các tỷ lệ lần lượt như sau 1:3 (CT7), 1:1(CT8), 3:1 (CT9) và cố định tỷ lệ các thành phần khác trong viên. Hình 3.7. Tỷ lệ % dược chất giải phóng từ viên có tỷ lệ HPMC K4M- HPMC K100LV khác nhau (n= 6) Kết quả hình 3.7 cho thấy, HPMC 100LV- HPMC 4M tỷ lệ 1:1 và 1:3 viên cốt có tốc độ giải phóng dược chất tăng khá đều đặn. Trong đó CT8 (tỷ lệ 1:1) có tốc độ GPDC nhanh hơn (8 giờ đã giải phóng được 35,5%, và 16 giờ giải phóng được 78,8%) được lựa chọn cho các nghiên cứu tiếp theo. Ngoài ra, nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tá dược độn, tá dược dính, tá dược trơn, lực dập viên. Kết quả lựa chọn được lượng 10 tá dược dính PVP 12,5mg, tá dược trơn Aerosil 0,5 mg cho nghiên cứu tiếp theo. 3.2.2.4 Kết quả tối ưu hóa công thức viên nhân glipizid dạng cốt Lựa chọn các biến đầu vào trong thiết kế thí nghiệm tối ưu hoá viên nhân là lượng HPMC K4M và HPMC K100LV, PVP K30. Biến đầu ra % giải phóng dược chất tại các thời điểm 4 giờ (Y1), 8 giờ (Y2), 16 giờ (Y3). Thiết kế thí nghiệm bằng phần mềm Modde 8.0 theo mô hình D- optimal thu được 17 thí nghiệm. Kết quả đánh giá thử hòa tan lựa chọn được công thức tối ưu như sau: Glipizid 10,00 mg HPMC K4M 32,46 mg HPMC K100LV 47,48 mg Lactose 78,87 mg Magnesi stearat 2,00 mg Aerosil 1,00 mg PVP 14,19 mg Kết quả đánh giá ảnh hưởng của tốc độ khuấy của viên nhân dạng cốt thân nước theo công thức tối ưu cho thấy khi thay đổi tốc độ khuấy 50 - 150 vòng/phút, tốc độ khuấy có ảnh hưởng mạnh tới đồ thị giải phóng dược chất từ viên nhân dạng cốt thân nước có chứa dược chất ít tan là glipizid, đặc biệt là giai đoạn đầu tiên. Đặc biệt, khi tăng tốc độ khuấy lên 150 vòng/phút, tốc độ giải phóng chất tăng nhanh ở giai đoạn đầu tiên, sau 4 giờ đã giải phóng được hơn 51,34% và đến 8 giờ đã giải phóng được 85,06%. 11 Kết quả thử hòa tan trong 3 môi trường HCl pH 1,2; đệm phosphat pH 4,5 và pH 6,8 của viên theo công thức tối ưu khi so sánh với viên đối chiếu cho thấy: trong môi trường pH 1,2 và pH 4,5, chỉ số f2 đều dưới 50 (49,4; 45,3). Từ kết quả phân tích ở trên cho thấy, khả năng giải phóng dược chất từ viên nhân có cấu trúc dạng cốt thân nước chịu ảnh hưởng nhiều bởi tốc độ khuấy và pH của môi trường thử hòa tan. Kết quả là có sự biến động khá lớn của tốc độ giải phóng dược chất từ viên khi thay đổi tốc độ khuấy, điều này có thể dẫn đến sự khác nhau trong giải phóng dược chất khi nhu động ruột thay đổi ở điều kiện thử đói và no (fast,fed) khi thử in vivo. Do vậy, mặc dù tương đương hòa tan in vitro với viên đối chiếu trong môi trường đệm phosphat pH 6,8 (f2>50) nhưng có nguy cơ cao viên cốt sẽ có thể không tương đương với viên DC khi đánh giá sinh khả dụng in vivo. Xuất phát từ những lý do trên, với mục đích kiểm soát sự ăn mòn ở giai đoạn đầu tiên và làm giảm ảnh hưởng của tốc độ khuấy/nhu động ruột và pH, nhằm tạo ra sản phẩm đồng nhất hơn và tăng khả năng tương đương của viên đối chiếu khi đánh giá SKD in vivo, màng bao kiểm soát giải phóng với cơ chế tự tạo kênh khuếch tán được kết hợp với viên cốt thân nước đã được lựa chọn cho nghiên cứu tiếp theo. Kết quả này cũng giống như với nhận định của một số tác giả trong các nghiên cứu trước 3.2.3. Kết quả xây dựng công thức màng bao kiểm soát giải phóng cho viên nhân 3.2.3.1 Ảnh hưởng của loại polyme Cố định tỷ lệ màng bao 6% (klg/klg) so với viên nhân và cố định tỷ lệ PEG400, methanol, aceton. Thay đổi loại polyme (CA 40-45% acid acetic, CA 53,4-54,3% acid acetic và Opadry CA). Kết quả cho thấy, mẫu viên bao với màng bao chứa CA 53,5-54,5% có khả năng kiểm soát giải phóng dược chất tốt hơn và có đồ thị hòa tan gần giống với viên đối chiếu (có f2= 56,84), được lựa chọn cho các nghiên cứu tiếp theo. 12 3.2.3.2 Ảnh hưởng của loại tá dược tạo kênh Cố định loại polyme (CA 53,4-54,3% acid acetic) và tỷ lệ màng bao 6% so với khối lượng viên nhân. Cố định tỷ lệ CA, PEG400, methanol, aceton trong màng bao. Thay đổi loại tá dược tạo kênh KCl, HPMC E6, HPMCP, Eudragit S100 ở tỷ lệ 20% so với polyme trong màng bao (klg/klg). Kết quả được trình bày hình 3.16: Hình 3.16. Tỷ lệ % glipizid giải phóng từ viên bao màng với loại tá dược tạo kênh khác nhau Eudragit S100 hòa tan chậm nhất, nên trong 2 giờ đầu, dược chất giải phóng từ viên chỉ 4,32 %, thấp nhất trong 4 polyme, tương tự như giai đoạn 2 giờ đầu của viên đối chiếu và có f2 cao nhất (60,58 %). Do có, công thức màng bao có Eudragit S100 được lựa chọn cho các nghiên cứu tiếp theo. 3.2.3.3.. Ảnh hưởng của lượng tá dược tạo kênh Cố định loại tá dược tạo kênh là Eudragit S100 và tỷ lệ màng bao so với khối lượng viên nhân. Cố định tỷ lệ CA, PEG400, methanol, aceton. Thay đổi lượng tá dược tạo kênh Eudragit S100 ở tỷ lệ 15%, 20%, 25%, 35%, 50% so với CA (klg/klg). 13 Hình 3.17. Tỷ lệ (%) glipizid giải phóng theo thời gian từ viên bao màng có lượng tá dược tạo vi lỗ khác nhau (n=3) Khi tăng lượng tá dược tạo kênh Eudragit S100 trong màng bao từ 15% đến 50%, tỷ lệ % dược chất từ viên bao giảm chậm dần. Ở giai đoạn 2 giờ đầu cho thấy xu hướng giảm rõ rệt, Từ 8,9% (ở tỷ lệ 15%) xuống còn 3,24% (ở tỷ lệ 50%). Tại các thời điểm từ 4 giờ đến 16 giờ xu hướng giảm chậm hơn. Trong các tỷ lệ trên, tỷ lệ 20% và 25% có f2 hơn 60%, xấp xỉ nhau, vì vậy, tỷ lệ 20% Eudragit S100 được lựa chọn cho các nghiên cứu tiếp theo. Nghiên cứu cũng đánh giá ảnh hưởng loại chất hóa dẻo, bề dày màng bao. Kết quả lựa chọn được chất hóa dẻo PEG 400 20% và bề dày màng bao 6,5%. Từ kết quả nghiên cứu, công thức màng bao KSGP được lựa chọn cho viên nhân chứa glipizid giải phóng kéo dài như sau: CA 3,0 g Eudragit S100 0,6g PEG400 0,6g Methanol 20 ml Aceton 80 ml 6,5 % Tỷ lệ màng bao 14 Đánh giá chất lượng viên bao, kết quả cho thấy viên đạt yêu cầu về chất lượng. Sử dụng công cụ DDsolver cài đặt trong Excel, kết quả mô hình động học giải phóng in vitro của viên bao tương tự viên đối chiếu. 3.4. Xây dựng và thẩm định quy trình bào chế viên nén glipizid 10 mg giải phóng kéo dài quy mô 10,000 viên/lô Quy trình bào chế viên nén glipizid giải phóng kéo dài gồm giai đoạn: Bào chế viên nhân, bao kiểm soát giải phóng dược chất. Trong từng giai đoạn bào chế, tiến hành đánh giá các yếu tố nguy cơ và các thông số trọng yếu trong quy trình cần thẩm định cũng như đề ra các biện pháp xử lý. Kết quả cho thấy, quy trình bào chế viên nén glipizid giải phóng kéo dài với các thiết bị cụ thể, đã lựa chọn được các thông số thiết bị tương ứng với các giai đoạn cụ thể để bào chế được 3 lô chế phẩm đạt yêu cầu chất lượng và có sự đồng đều chất lượng giữa các lô đã bào chế. 3.5. Kết quả nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và bƣớc đầu đánh giá độ ổn định viên nén glipizid giải phóng kéo dài 3.5.1. Kết quả nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở Tiến hành bào chế 3 lô chế phẩm, quy mô mỗi lô 10,000 viên. Đánh giá tiêu chuẩn chất lượng viên thực nghiệm: Tính chất, định tính, độ đồng đều khối lượng, độ hòa tan, định lượng theo phương pháp trình bày trong mục 2.2.2. Dựa vào kết quả kiểm nghiệm chỉ tiêu chất lượng, đề xuất được tiêu chuẩn cơ sở viên nén thực nghiệm: 15 Bảng 3.51. Đề xuất tiêu chuẩn chất lượng của viên nén glipizid tác dụng kéo dài Tiêu chuẩn Hình thức Độ đồng đều khối lượng Định tính Định lượng Độ hòa tan Yêu cầu Viên nén bao phim màu trắng hình trụ lồi ≤ 7,5% Phải giống chuẩn 90- 110% 2 giờ: < 10 % 4 giờ: 10- 35% 8 giờ: 35- 70% 12 giờ: 65- 95% 16 giờ: ≥ 85% Phƣơng pháp thử Cảm quan DĐVN IV, phụ lục 11.3, phương pháp 1 Phương pháp HPLC Phương pháp HPLC - Thiết bị: cánh khuấy. Tốc độ quay: 100  2 vòng/phút. - Môi trường thử: 900 ml dung dịch đệm phosphat pH 6,8. - Nhiệt độ: 37  0,50C. - Thời gian lấy mẫu: Sau 2 giờ; 4 giờ; 8 giờ; 12 giờ, 16 giờ. Các kết quả kiểm nghiệm đã có phiếu kiểm nghiệm của Viện kiểm nghiệm thuốc trung ương. 3.5.2. Đánh giá độ ổn định Viên nén GLI giải phóng kéo dài được đánh giá độ ổn định trong thời gian 6 tháng ở điều kiện thực và điều kiện lão hóa cấp tốc. • Kết quả: Sau thời gian bảo quản ở điều kiện thực và điều kiện lão hóa cấp tốc ở cả 2 mẫu viên thực nghiệm, các chỉ tiêu về hình thức, hàm lượng, độ hòa tan của 3 mẫu viên không thay đổi đáng kể so với ban đầu. 16 3.6. Kết quả nghiên cứu sinh khả dụng viên nén glipizid giải phóng kéo dài 3.6.1. Kết quả đánh giá tương đương hòa tan in vitro so với viên đối chiếu Tiến hành thử hoà tan giải phóng viên nén bao glipizid GPKD trong 3 môi trường pH 1,2; pH 4,5; pH 6,8 theo phương pháp trình bày ở mục 2.2.2 và tính toán giá trị f2 so viên chuẩn là Ozidia 10mg. Kết quả được trình bày ở bảng 3.56. Bảng 3.56. Tỷ lệ % glipizid giải phóng theo thời gian ở 3 môi trường pH Tỷ lệ glipizid hòa tan (%) Thời gian (giờ) pH 1,2 SD pH 4,5 SD pH 6,8 SD 2,00 4,32 0,36 6,96 5,48 6,27 5,45 4,00 13,36 0,16 13,63 8,01 17,90 3,92 6,00 23,10 0,83 21,79 7,81 31,74 3,55 8,00 30,57 1,37 28,15 5,61 55,43 4,90 10,00 38,56 0,58 35,52 1,99 76,75 8,86 12,00 42,02 0,06 39,71 0,24 89,88 7,75 16,00 42,69 0,43 43,14 1,68 99,33 5,22 f2 ozidia 60,57 57,52 66,45 Khi so sánh với viên Ozidia, viên nén glipizid 10mg giải phóng kéo dài bào chế được có chỉ số f2 lớn hơn 50. Như vậy, viên bào chế được tương đương hòa tan in vitro với viên Ozidia trong cả 3 môi trường pH 1,2; pH 4,5 và pH 6,8. 3.6.2. Xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng glipizid trong huyết tương chó Xử lý mẫu huyết tương bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng với dung môi diethyl ether. Định lượng GLI trong huyết tương bằng phương pháp HPLC với các thông số: Cột Comosil C18 (5 µm; 250×4,6 mm); nhiệt độ phân 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan