Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu bào chế phytosome quercetin...

Tài liệu Nghiên cứu bào chế phytosome quercetin

.PDF
91
356
75

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI CỒ THỊ OANH NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ PHYTOSOME QUERCETIN LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC HÀ NỘI 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI CỒ THỊ OANH NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ PHYTOSOME QUERCETIN LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ DƢỢC PHẨM VÀ BÀO CHẾ THUỐC MÃ SỐ: 60720402 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Thu Giang NCS. Nguyễn Hồng Trang HÀ NỘI 2017 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Thị Thu Giang và NCS. Nguyễn Hồng Trang đã hết lòng chỉ bảo, giúp đỡ và trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong thời gian thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Phạm Thị Minh Huệ và toàn thể các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên bộ môn Bào chế, các thầy cô giáo trong trƣờng, các phòng ban, thƣ viện - Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng do hạn chế về thời gian, kiến thức cũng nhƣ tài liệu tham khảo nên luận văn của tôi không thể tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết trong nội dung và hình thức, tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu vừa qua. Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2017 Học viên Cồ Thị Oanh MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN ........................................................................................... 2 1.1. Tổng quan về quercetin .................................................................................... 2 1.1.1. Công thức cấu tạo của Quercetin ..................................................................... 2 1.1.2. Tính chất lý hóa ................................................................................................ 2 1.1.3. Tác dụng dƣợc lý .............................................................................................. 3 1.1.4. Dƣợc động học ................................................................................................. 3 1.1.5. Tác dụng ........................................................................................................... 4 1.1.6. Tác dụng không mong muốn ............................................................................ 4 1.1.7. Liều dùng.......................................................................................................... 4 1.1.8. Một số chế phẩm chứa quercetin trên thị trƣờng ............................................. 4 1.2. Phytosome ........................................................................................................ 5 1.2.1. Khái niệm phytosome....................................................................................... 5 1.2.2. Thành phần cấu tạo phytosome ........................................................................ 5 1.2.3. Độ ổn định của phytosome ............................................................................... 6 1.2.4. Ƣu nhƣợc điểm ................................................................................................. 7 1.2.5. Phƣơng pháp bào chế phytosome ..................................................................... 7 1.2.6. Đánh giá một số đặc tính của phytosome......................................................... 8 1.3. Đánh giá tác dụng chống oxy hóa .................................................................. 12 1.3.1. Hoạt tính trung hòa gốc tự do DPPH ............................................................. 12 1.3.2. Xác định khả năng ức chế peroxid hóa lipid .................................................. 13 1.4. Một số nghiên cứu về phytosome .................................................................. 14 1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới ................................................................................. 14 1.4.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................................. 15 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 19 2.1. Nguyên vật liệu, hóa chất, dung môi, thiết bị ................................................ 19 2.1.1. Nguyên vật liệu, hóa chất, dung môi .............................................................. 19 2.1.2. Thiết bị thí nghiệm .......................................................................................... 20 2.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 20 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 20 2.3.1. Bào chế phytosome bằng phƣơng pháp kết tủa trong dung môi ..................... 20 2.3.2. Định lƣợng quercetin ...................................................................................... 21 2.3.3. Xác định hệ số phân bố dầu nƣớc (log P) ....................................................... 21 2.3.4. Đánh giá một số đặc tính của phytosome ....................................................... 22 2.3.5. Đánh giá hiệu suất phytosome hóa ................................................................. 23 2.3.6. Nghiên cứu độ ổn định .................................................................................... 24 2.3.7. Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa.................................................................. 24 2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu .............................................................................. 27 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 28 3.1. Nghiên cứu cải thiện độ ổn định vật lý của hỗn dịch phytosome quercetin .. 28 3.1.1. Khảo sát ảnh hƣởng của thông số kỹ thuật bào chế phytosome quercetin đến đặc tính vật lý của phytosome. .................................................................................. 28 3.1.2. Khảo sát ảnh hƣởng của thành phần công thức đến đặc tính phytosome. ..... 30 3.1.3. Đánh giá phytosome quercetin bào chế ......................................................... 33 3.2. Nâng qui mô bào chế ...................................................................................... 38 3.3. Quy trình bào chế ........................................................................................... 42 3.4. Nghiên cứu độ ổn định của phytosome quercetin .......................................... 44 3.5. Đánh giá tác dụng chống oxy hóa .................................................................. 49 3.5.1. Hoạt tính trung hòa gốc tự do DPPH ............................................................. 49 3.5.2. Khả năng ức chế peroxy hoá lipid .................................................................. 50 Chƣơng 4. BÀN LUẬN ............................................................................................ 52 4.1. Về xây dựng công thức và quy trình bào chế phytosome quercetin .............. 52 4.1.1. Về công thức bào chế ..................................................................................... 52 4.1.2. Về dung môi kết tủa. ...................................................................................... 52 4.1.3. Về quy trình bào chế ...................................................................................... 52 4.2. Về phƣơng pháp chứng minh phức hợp ......................................................... 52 4.2.1. Phƣơng pháp chụp ảnh qua kính hiển vi điện tử ............................................ 53 4.2.2. Phƣơng pháp phổ IR....................................................................................... 53 4.2.4. Phƣơng pháp phân tích nhiệt vi sai DSC ....................................................... 53 4.2.5. Phƣơng pháp phổ cộng hƣởng từ hạt nhân 1H-NMR ..................................... 53 4.3. Về hệ số phân bố dầu nƣớc ............................................................................ 54 4.4. Về nâng cấp quy mô bào chế ......................................................................... 54 4.5. Về độ ổn định của hỗn dịch phytosome quercetin ......................................... 54 4.6. Về bƣớc đầu đánh giá hiệu quả chống oxy hóa của phytosome quercetin .... 54 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 55 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu 1 HC Hoạt chất 2 DSC Phân tích nhiệt quét vi sai 3 1 4 13 H-NMR Từ/cụm từ Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân hydro đồng vị 1H C-NMR Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân hydro đồng vị 13C 5 HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao 6 HSPC 7 PC 8 NaCMC Natri carboxylmethyl cellulose 9 HPMC Hydroxy propyl methyl cellulose 10 EE Hiệu suất phytosome hóa (entrapment efficiency) 11 IR Phổ hồng ngoại 12 KTTP 13 PDI Chỉ số đa phân tán (Polydispersity index) 14 SEM Kính hiển vi điện tử quét 15 TEM Kính hiển vi điện tử truyền qua 16 XRD Phổ nhiễu xạ tia X 17 DPPH 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl 18 DĐVN Dƣợc điển Việt Nam 19 NSX 20 tt Thể tích 21 kl Khối lƣợng Phosphatidylcholin đậu nành hydrogen (Hydrogenated Soy Phosphatidylcholin) Phosphatidyl cholin Kích thƣớc tiểu phân Nhà sản xuất hóa DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Bảng 2.1 Bảng 3.1 Bảng 3.2 Bảng 3.3 Bảng 3.4 Bảng 3.5 Bảng 3.6 Tên bảng Nguyên liệu Đặc tính của hỗn dịch phytosome quercetin bào chế với tỉ lệ thể tích pha ethanol/pha nƣớc khác nhau.. Đặc tính của hỗn dịch phytosome quercetin bào chế với phƣơng pháp phối hợp pha ethanol vào pha nƣớc khác nhau. Trang 19 28 29 Đặc tính hỗn dịch phytosome quercetin bào chế với tốc độ khuấy trộn pha nƣớc khác nhau Hiệu suất phytosome hóa và đặc tính của hỗn dịch phytosome quercetin bào chế với các tỉ lệ mol CH/HSPC khác nhau 30 31 Độ ổn định của hỗn dịch phytosome quercetin bào chế với các tỉ lệ mol CH/HSPC khác nhau 31 Đặc tính của hỗn dịch phytosome quercetin bào chế với một số chất ổn định khác nhau 32 Bảng 3.7 Đặc tính hỗn dịch và hiệu suất phytosome hóa 34 Bảng 3.8 Log P của quercetin với thời gian khuấy trộn 2 pha khác nhau 34 Bảng 3.9 Log P của quercetin và phytosome quercetin 35 Bảng 3.10 Bảng 3.11 Bảng 3.12 Bảng 3.13 Bảng 3.14 Bảng 3.15 Số sóng nhóm -OH trong quercetin, cholesterol; nhóm (RO)2PO2-N+(CH3)3 trong HSPC. Đặc tính hỗn dịch và hiệu suất phytosome hóa. Đánh giá ảnh hƣởng của thể tích môi trƣờng kết tủa đến đặc tính của hỗn dịch phytosome quercetin. Đánh giá ảnh hƣởng của tốc độ khuấy trộn đến đặc tính của hỗn dịch phytosome quercetin. Đặc tính hỗn dịch phytosome quercetin bào chế với thời gian siêu âm khác nhau. Hiệu suất phytosome hóa và đặc tính hỗn dịch phytosome quercetin bào chế theo quy trình 3.9. 36 39 39 41 42 44 Bảng 3.16 Hiệu suất phytosome hóa và đặc tính của hỗn dịch phytosome quercetin. 45 Bảng 3.17 Khả năng trung hòa gốc tự do của DPPH 49 Bảng 3.18 Khả năng ức chế peroxy hóa lipid 50 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Tên hình vẽ, đồ thị STT Trang Hình 1.1 Công thức hóa học của Quercetin 2 Hình 1.2 Cấu trúc phytosome 5 Hình 1.3 Cấu trúc phân tử của phosphatidylcholin đậu nành hydrogen hóa 6 Hình 1.4 Hình 1.5 Hình 1.6 Phổ IR. (A) phospholipid, (B) Quercetin, (C) Quercetinphospolipid Phổ DSC. a) phospholipid, b)silybin, c)phức hợp silybin-PC, c) hỗn hợp silybin-PC Phổ nhiễu xạ tia X: A) Quercetin, B)phức hợp quercetinphospholipid, C) phospolipid 9 11 12 Hình 2.1 Công thức cấu tạo các dạng chuyển hóa của DPPH 25 Hình 2.2 Cơ chế tạo màu của MDA 26 Hình 3.1 Hình 3.2 Hình ảnh chụp SEM của quercetin và phytosome quercetin kết tủa trong dung dịch NaCMC. Kết quả phổ IR của quercetin, HSPC, hỗn hợp vật lý và phytosome. 33 36 Hình 3.3 Phổ 1H-NMR đoạn từ 8–13ppm của quercetin và phức hợp. 37 Hình 3.4 Phổ nhiễu xạ tia X của quercetin và phytosome quercetin. 37 Hình 3.5 Hình 3.6 Phổ phân tích nhiệt quét vi sai của quercetin, HSPC, cholesterol, phytosome. Đồ thị biểu diễn ảnh hƣởng của tốc độ khuấy trộn lên đặc tính hỗn dịch phytosome quercetin. 38 40 Hình 3.7 Hình 3.8 Hình 3.9 Hình 3.10 Hình 3.11 Hình 3.12 Hình 3.13 Đồ thị biểu diễn ảnh hƣởng của thể tích môi trƣờng phân tán lên đặc tính hỗn dịch phytosome quercetin. Đồ thị biểu diễn ảnh hƣởng của thời gian siêu âm lên đặc tính hỗn dịch phytosome quercetin Quy trình bào chế hỗn dịch phytosome quercetin bằng phƣơng pháp kết tủa trong môi. Hình ảnh các mẫu hỗn dịch phytosome quercetin bào chế đƣợc bảo quản ở các điều kiện khác nhau ban đầu và sau 1 tháng. Hình ảnh SEM mẫu hỗn dịch phytosome quercetin bào chế ban đầu Hình ảnh SEM mẫu hỗn dịch phytosome quercetin bào chế sau 1 tháng điều kiện lão hóa. Hình ảnh SEM mẫu hỗn dịch phytosome quercetin bào chế sau 2 tháng điều kiện lão hóa. 41 42 43 47 48 48 49 ĐẶT VẤN ĐỀ Mặc dù đƣợc chứng minh có thể mang lại những tác dụng quí nhƣng nhiều hoạt chất nhóm polyphenol có nguồn gốc từ dƣợc liệu chƣa đƣợc ứng dụng trong điều trị do độ tan và tính thấm kém, chuyển hóa nhiều qua gan. Trong số đó, quercetin là một flavonoid tự nhiên đƣợc chứng minh có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, chống ung thƣ, bảo vệ tim mạch… Quercetin đã đƣợc nghiên cứu xây dựng quy trình tách chiết phân lập hoàn chỉnh, và đến nay chƣa có bất kì một tài liệu nào cho thấy độc tính liên quan đến việc sử dụng quercetin thậm chí là ở liều cao. Vì vậy, tăng sinh khả dụng thông qua cải thiện khả năng hấp thu, hạn chế chuyển hóa qua gan quercetin nói riêng và flavonoid nói chung đang là một vấn đề đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm. Phytosome đƣợc xem là một hƣớng nghiên cứu hiệu quả ứng dụng các hoạt chất thiên nhiên nhóm polyphenol vào điều trị lâm sàng. Các hoạt chất đƣợc liên kết với phospholipid tạo thành cấu trúc tiểu phân hình cầu có tính lƣỡng cực, nhờ đó cải thiện độ tan vừa tăng vận chuyển hoạt chất qua lớp màng lipid kép. Năm 2015, Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã bƣớc đầu thực hiện nghiên cứu bào chế phytosome quercetin theo hai phƣơng pháp khác nhau [12],[13]. Để ứng dụng những thành quả thu đƣợc và tiếp tục phát triển hƣớng nghiên cứu. Chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Nghiên cứu bào chế phytosome quercetin” với hai mục tiêu sau: 1. Xây dựng được công thức và qui trình bào chế phytosome quercetin theo phương pháp kết tủa trong dung môi. 2. Bước đầu đánh giá hiệu quả chống oxy hóa của phytosome quercetin. 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về quercetin 1.1.1. Công thức cấu tạo của Quercetin Hình 1.1. Công thức cấu tạo của Quercetin - Công thức phân tử: C15H10O7 - Tên IUPAC: 2-(3,4-dihydroxyphenyl)-3,5,7-trihydroxy-4H-l-benzopyran-4one. - Khối lƣợng phân tử: 302,23 g/mol [39]. 1.1.2. Tính chất lý hóa  Lý tính: - Bột kết tinh màu vàng-xanh, hình kim. - Độ tan: Tan trong acid acetic băng và các dung dịch kiềm, không tan trong nƣớc . 1 gam quercetin hòa tan trong 290 ml ethanol ở nhiệt độ thƣờng [39]. - Nhiệt độ nóng chảy: 316oC [46]. - Cực đại hấp thụ ở bƣớc sóng 258 nm và 370 nm trong methanol [40].  Hóa tính: - Tính oxy hóa: Trong môi trƣờng pH=2, quercetin bị oxy hóa bởi H2O2 tạo ra quinon [19]. - Tính acid yếu: Quercetin trong dung dịch ammonic có màu vàng sáng [3]. - Phản ứng thế: Các flavonoid dễ tham gia phản ứng thế hơn so với benzen. - Phản ứng diazo hóa và azo hóa: thƣờng sử dụng để phát hiện flavonoid trên sắc ký đồ. Thuốc thử là các amin thơm: acid sulfanilic, benzidin, p-nitroanilin [35]. 2 - Phản ứng Shinoda: Phản ứng đặc trƣng cho flavonoid có nhóm carbonyl vị trí C4 và nối đôi của hai carbon vị trí 2 và 3. Trong môi trƣờng acid hydrocloric, quercetin bị khử bởi kim loại magnesi tạo thành dẫn chất màu cyanidin chlorid [4]. - Phản ứng chống oxy hóa: Các flavonoid có khả năng trung hòa gốc tự do hydroxyl và peroxy, tạo phức chelat với kim loại chuyển tiếp dẫn đến giảm vai trò của tác nhân Fenton [22]. 1.1.3. Tác dụng dược lý Quercetin là một trong những flavonoid có hoạt tính mạnh nhất trong việc - bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do. Cơ chế chống oxy hóa của quercetin có thể là chống lại các dạng oxy hoạt động (O2-˙, oxy đơn phân tử, gốc tự do OH˙), ức chế sự khởi đầu của chuỗi phản ứng oxy hóa hoặc ngăn chặn những phản ứng dây chuyền xảy ra nhƣ ngăn cản quá trình peroxid lipid, tạo phức chelat với ion kim loại chuyển tiếp [30]. Quercetin có khả năng chống xơ vữa động mạch do giảm quá trình oxy hóa - LDL cholesterol [45]. Quercetin bảo vệ cơ thể khỏi tác dụng oxy hóa quang học của tia UVB, UVA - theo cơ chế làm giảm enzym chống oxy hóa do phơi nhiễm UVB, UVA gây ra [32], [35]. Chống viêm do quercetin ức chế quá trình sản xuất leukotrien và - prostaglandin, ức chế tế bào lympho, đại thực bào [15]. Quercetin có thể hỗ trợ trong điều trị ung thƣ do giảm sự phát triển của khối u [15]. - Ức chế quá trình sinh tổng hợp chất màu melanin trên da do quercetin ức chế hoạt động của enzym tyrosinase, enzym đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp chất màu melanin. Do đó, hoạt chất này đƣợc sử dụng khá phổ biến trong mỹ phẩm và dƣợc phẩm để điều trị các bệnh về da và làm đẹp da [13]. 1.1.4. Dược động học Hấp thu: Quercetin có sinh khả dụng đƣờng uống rất thấp, khoảng xấp xỉ 17% trên chuột và chƣa đến 1% trên ngƣời [29]. 3 Phân bố: Quercetin gắn mạnh với albumin trong huyết tƣơng (98%), phân bố tới các mô trong cơ thể [35]. Chuyển hóa và thải trừ: Quercetin bị chuyển hóa qua gan. Chất chuyển hóa mất hoạt tính (quercetin 7-O-β-D-glucuronid) hoặc giảm hoạt tính (3-O-methyl quercetin và 4-O-methyl quercetin có hoạt tính ức chế quá trình peroxid yếu hơn quercetin) [24]. T1/2= 25 giờ. Thải trừ quercetin bị chậm lại khi dùng cùng với chế độ ăn giàu chất béo [35]. 1.1.5. Tác dụng Quercetin đƣợc chứng minh có những tác dụng phòng và điều trị trong các bệnh dị ứng, hen suyễn, sốt mùa hè và phát ban, viêm khớp, bệnh tim mạch, biến chứng bệnh tiểu đƣờng, thoái hóa thần kinh, loãng xƣơng, loét dạ dày tá tràng, viêm tuyến tiền liệt, nhiễm virus, ung thƣ, gout [35]. 1.1.6. Tác dụng không mong muốn Tác dụng không mong muốn của quercetin dùng theo đƣờng uống bao gồm các dấu hiệu nhƣ buồn nôn, rất hiếm gặp đau đầu và ngứa nhẹ tại các chi. Quercetin dùng đƣờng tiêm tĩnh mạch gây ra tác dụng phụ buồn nôn, nôn, toát mồ hôi, nóng bừng và khó thở [35]. 1.1.7. Liều dùng - Chế độ ăn hàng ngày cung cấp 15 đến 40 mg quercetin. - Liều lƣợng của quercetin khác nhau tùy thuộc vào tình trạng, sức khỏe bệnh nhân. Đối với bệnh dị ứng, 250-600 mg mỗi ngày và bệnh phát ban mãn tính, 200400 mg quercetin/ngày chia 3 lần [35]. 1.1.8. Một số chế phẩm chứa quercetin trên thị trường - Viên nén: Quercetin (GNC) 500 mg - Viên nang: Quercetin (Jarrow Formular) 500 mg, Quercetin Phytosome (Research Thorne) 250 mg. - Hỗn dịch uống: Quercetin Nutra DropsTM 1 mg/ml Từ cấu trúc hóa học của quercetin có thể thấy quercetin là phân tử lớn, nhiều vòng nên khó đƣợc hấp thu từ ruột vào máu bằng cách khuếch tán thông thƣờng đồng thời với đặc tính tan kém trong nƣớc nên quercetin khó đƣợc hấp thu qua 4 màng ruột, ít thấm qua màng tế bào và bị chuyển hóa qua gan. Điều này lý giải tại sao các chế phẩm lƣu hành trên thị trƣờng phải sử dụng một lƣợng lớn hoạt chất quercetin (500 mg). Với mục đích tăng khả năng hấp thu dẫn đến tăng sinh khả dụng của quercetin, trong những năm trở lại đây, nhiều nghiên cứu đã đƣợc thực hiện theo nhiều hƣớng khác nhau, tập trung vào những dạng bào chế nhƣ liposome, phytosome, phức hợp cyclodextrin,… nhằm giảm liều sử dụng quercetin mà vẫn đạt hiệu quả điều trị mong muốn. Công nghệ bào chế hiện đại này đã và đang tạo ra một dòng sản phẩm từ dƣợc liệu có hiệu quả điều trị cao, giảm tác dụng phụ và tăng giá trị của thuốc thảo dƣợc. Trên thực tế đã có nhiều chế phẩm chứa phytosome quercetin lƣu hành với hàm lƣợng hoạt chất giảm tới 1/2 liều dùng so với dạng quercetin tự do. Đây cũng là một lĩnh vực nghiên cứu cơ bản dựa vào nguồn tài nguyên phong phú của Việt Nam và có khả năng ứng dụng vào thực tiễn. 1.2. Phytosome 1.2.1. Khái niệm phytosome Phytosome là phức hợp của hoạt chất có nguồn gốc từ dƣợc liệu chuẩn hóa gắn với phospholipid ở mức độ phân tử [48]. 1.2.2. Thành phần cấu tạo phytosome Cấu trúc của phytosome gồm 2 phần: hoạt chất và phospholipid. Hình 1.2. Cấu trúc phytosome [26]  Hoạt chất Hoạt chất trong phytosome là các hoạt chất đƣợc chiết xuất từ thực vật chủ yếu là các flavonoid: quercetin, kaemferol, quercretin-3, rhamnoglucosid, quercetin-3 rhamnosid, …. [46]. 5  Phospholipid Phospholipid có cấu trúc hai phần: một đầu phân cực cholin, và một phần không phân cực phosphatidyl. Trong phức hợp phytosome, đầu cholin liên kết với hoạt chất bằng liên kết hydro giữa nhóm phosphat của phospholipid với nhóm hydroxyl của hoạt chất. Trong khi đó, phần không phân cực phosphatidyl bao bọc dƣợc chất tạo nên các tiểu phân hình cầu. Với cấu trúc này sẽ giúp hoạt chất tránh những tác động bất lợi bên ngoài trong quá trình bảo quản và những tác động bên trong cơ thể [45]. Hai loại phospholipid hay đƣợc sử dụng: lecithin, phosphatidylcholin đậu nành hydrogen hóa (HSPC). Mỗi loại phospholipid có những ƣu điểm và nhƣợc điểm riêng. Nguyên liệu lecithin là một hỗn hợp gồm các phospholipid và thành phần khác do đó có thể ảnh hƣởng tới độ ổn định của phức hợp tạo thành nhƣng giá thành rẻ là ƣu điểm lớn nhất của phospholipid này. Trong khi đó HSPC có ƣu điểm là độ tinh khiết cao và tƣơng đối ổn định về mặt hóa học do hạn chế đƣợc các quá trình peroxyd hóa gốc acid béo chƣa no, từ đó giúp màng lipid bền vững hơn, hạn chế hiện tƣợng hỏng màng. Hình 1.3. Cấu trúc phân tử của phosphatidylcholin đậu nành hydrogen hóa 1.2.3. Độ ổn định của phytosome Trong quá trình bảo quản, độ ổn định của phytosome bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố nhƣ môi trƣờng, pH, nhiệt độ,… [8], [42]. - Về hóa học: Do bao gồm các phospholipid, phức hợp phytosome dễ bị oxy hóa và thủy phân trong quá trình bảo quản. Quá trình oxy hóa tăng nhanh do sự tác động của các yếu tố nhƣ pH môi trƣờng, nhiệt độ, ion kim loại, sự tích điện của lớp phospholipid kép. Sự oxy hóa xảy ra mạnh hơn khi thành phần phytosome có phospholipid không no. Bảo quản ở nhiệt độ thấp, bảo vệ tránh ánh sáng và oxy 6 môi trƣờng đƣợc cho là làm chậm quá trình oxy hóa, từ đó tăng độ ổn định của phytosome. - Về vật lý: Ổn định vật lý đƣợc đánh giá trên các tiêu chí về KTTP, chỉ số PDI, sự tích điện bề mặt. Trong quá trình bảo quản thƣờng xảy ra sự kết tụ của các tiểu phân phytosome. Vì vậy để tăng độ ổn định của phức hợp, kéo dài tuổi thọ của sản phẩm thì phải bảo quản phytosome ở nhiệt độ thấp và thƣờng xuyên kiểm tra thế Zeta. 1.2.4. Ưu nhược điểm  Ưu điểm [37], [43], [46] - Phytosome dễ tan trong cả dung môi thân dầu và thân nƣớc. Do đó tăng khả năng hấp thu, tăng sinh khả dụng của hoạt chất qua đƣờng uống và qua da. - Giảm liều dùng do hoạt chất đƣợc hấp thu tối đa. - Hiệu quả nạp thuốc cao. - Phosphatidylcholin không chỉ là chất mang thuốc mà còn có khả năng bảo vệ gan và giá trị dinh dƣỡng. - Hoạt chất liên kết với phospholipid bằng liên kết hóa học nên phytosome có độ ổn định tốt hơn các dạng bào chế khác nhƣ liposome,… - Hƣớng các hoạt chất tới mô đích hiệu quả hơn. - Bảo vệ dƣợc chất không bị phá hủy bởi dịch tiêu hóa và vi khuẩn đƣờng ruột  Nhược điểm Các phƣơng pháp bào chế phytosome thƣờng sử dụng dung môi hữu cơ độc hại nhƣ: methanol, dicloromethan …ảnh hƣởng tới sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng [16], [31], [45], [46]. 1.2.5. Phương pháp bào chế phytosome Phytosome là phức hợp hình thành do sự tƣơng tác giữa phospholipid tự nhiên hoặc tổng hợp với hoạt chất chiết xuất từ dƣợc liệu trong dung môi kém phân cực, thƣờng sử dụng các dung môi aprotic nhƣ dioxan, aceton, dicloromethan, tetrahydrofuran…Tỷ lệ phối hợp hoạt chất với phospholipid tùy thuộc cấu trúc hóa học của hoạt chất và bản chất của phospholipid sử dụng. Sau khi tạo thành phytosome, tiến hành phân lập bằng dung môi n-hexan hoặc hydrocarbon béo hoặc 7 phân lập bằng phƣơng pháp đông khô, phun sấy [41], [43], [47]. Hai phƣơng pháp bào chế phytosome rất hay đƣợc dùng trong nghiên cứu tại phòng thí nghiệm là: bốc hơi dung môi và kết tủa trong dung môi.  Phương pháp kết tủa do thay đổi dung môi. Tiến hành: Phối hợp phospholipid (tổng hợp hoặc tự nhiên) và hoạt chất polyphenol có nguồn gốc từ dƣợc liệu đƣợc chuẩn hóa với tỷ lệ dao động từ 0,5-2,0 trong môi trƣờng phản ứng là dung môi aprotic nhƣ: dioxan, methylen chlorid, aceton…Khuấy từ hồi lƣu trong một thời gian thích hợp. Sau khi tạo thành phytosome, tiến hành phân lập phức hợp bào chế đƣợc bằng cách kết tủa do thay đổi dung môi khác không hòa tan phức hợp hoặc áp dụng phƣơng pháp phun sấy [15].  Phương pháp bốc hơi dung môi: Tiến hành: Phospholipid, hoạt chất và các thành phần khác đƣợc hòa tan trong hỗn hợp dung môi hữu cơ thích hợp sau đó đƣa vào bình đáy tròn của máy cất quay, tiến hành khuấy trộn trong một khoảng thời gian thích hợp để hình thành liên kết trong phức hợp. Kết thúc quá trình này, dung môi hữu cơ đƣợc loại khỏi dung dịch bằng cách bốc hơi, và thu đƣợc lớp màng phytosome. Từ lớp màng phytosome này có thể hydrat hóa trực tiếp trong bình cất quay tƣơng tự nhƣ phƣơng pháp Bangham tạo hỗn dịch phytosome thô, hoặc cũng có thể lấy phức hợp phytosome ra dƣới dạng bột khô và tiến hành hydrat hóa ngoài bình cất quay [31]. 1.2.6. Đánh giá một số đặc tính của phytosome - Kích thƣớc và phân bố kích thƣớc: Xác định kích thƣớc bởi phƣơng pháp tán xạ ánh sáng động học (DLS) và phổ tƣơng quan photon (PCS) [46]. - Độ bền vững của phytosome: Đánh giá bằng cách xem xét kích thƣớc, phân bố kích thƣớc, thế Zeta và cấu trúc của phytosome sau thời gian bảo quản. - Đánh giá hiệu suất phytosome hoá để xác định tỉ lệ quercetin đã liên kết với phospholipid tạo thành phức hợp [46]. - Xác định cấu trúc: Dùng kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM), kính hiển vi điện tử quét (SEM) [46]. - Quercetin trong phytosome đƣợc định lƣợng bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) hoặc quang phổ UV. 8 - Phƣơng pháp đánh giá tƣơng tác giữa hoạt chất và phospholipid trong phytosome. Trong các nghiên cứu về phức hợp phytosome, nhiều tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp để đánh giá sự hình thành phức hợp giữa phospholipid và hoạt chất nhƣ: phƣơng pháp phân tích phổ hồng ngoại (IR), phƣơng pháp nhiệt quét vi sai (DSC), phƣơng pháp nhiễu xạ tia X, phổ cộng hƣởng từ hạt nhân.  Phân tích phổ hồng ngoại (IR) Mục đích: Việc phân tích sự thay đổi trên phổ đồ của phytosome, hoạt chất, phospholipid sẽ xác định đƣợc liên kết mới từ đó chứng minh hình thành liên kết giữa hoạt chất và phospholipid khi tạo phức hợp [1]. Hạn chế của phƣơng pháp: Không xác định đƣợc vị trí tƣơng đối của các nhóm chức khác nhau trên một phân tử. Sau khi bào chế đƣợc phytosome quercetin, Singh D và cộng sự (2012) đã tiến hành quét phổ IR để đánh giá sự hình thành phức hợp. Dựa trên sự thay đổi peak hấp thụ của quercetin, phospholipid và phức hợp cho thấy xảy ra tƣơng tác giữa nhóm hydroxyl và nhóm ceton của quercetin với nhóm phân cực của phosphatidylcholin đậu tƣơng [16]. Nhƣng trong quercetin cũng nhƣ các flavonoid có nhiều nhóm OH. Phổ IR chỉ xác định đƣợc có liên kết hydro của nhóm hydroxyl không xác định đƣợc chính xác nhóm nào trong công thức cấu tạo dƣợc chất tham gia tạo liên kết vì vậy muốn xác định vị trí nhóm OH cần phải tiến hành quét phổ cộng hƣởng từ hạt nhân. A B C Hình 1.4. Phổ IR. (A) phospholipid, (B) Quercetin, (C) Quercetin-phospolipid [16] 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Lv duong quy...
95
1486
67

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất