Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Nghiên cứu bào chế kem biposa dùng để dưỡng da và hỗ trợ trị bệnh ngoài da từ dị...

Tài liệu Nghiên cứu bào chế kem biposa dùng để dưỡng da và hỗ trợ trị bệnh ngoài da từ dịch chiết cây đơn kim

.PDF
45
34
131

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÊ THỊ TRUNG GIA Nghiên cứu bào chế kem Biposa dùng để dưỡng da và hỗ trợ trị bệnh ngoài da từ dịch chiết cây Đơn Kim KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HÓA DƯỢC ĐÀ NẴNG, NĂM 2018 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nghiên cứu bào chế kem Biposa dùng để dưỡng da và hỗ trợ trị bệnh ngoài da từ dịch chiết cây Đơn Kim Sinh viên thực hiện: Lê Thị Trung Gia Lớp: 14CHD Người hướng dẫn: TS.DS. Phạm Văn Vượng ĐÀ NẴNG, NĂM 2018 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc KHOA HÓA NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Họ và tên: Lê Thị Trung Gia Lớp: 14CHD 1. Tên đề tài: “Nghiên cứu bào chế kem Biposa dùng để dưỡng da và hỗ trợ trị bệnh ngoài da từ dịch chiết cây Đơn Kim”. 2. Nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị - Nguyên liệu: Phần trên mặt đất của cây Đơn Kim tại Đà Nẵng. - Dụng cụ và thiết bị: Bình định mức, bình tam giác, ống đong, cốc, pipet, bếp cách thủy, bếp điện, cốc thủy tinh, phễu thủy tinh, bông, gạc, lò nung, tủ sấy, cân phân tích, bộ chưng cất hồi lưu và các dụng cụ thí nghiệm khác. 3. Nội dung nghiên cứu - Mô tả cây dược liệu - Tìm hiểu quy trình và phương pháp bào chế kem - Xây dựng công thức bào chế cho kem Biposa 4. Giáo viên hướng dẫn: TS.DS. Phạm Văn Vượng 5. Ngày giao đề tài: 10/09/2017 6. Ngày hoàn thành: 30/03/2018 Chủ nhiệm khoa Giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Lê Tự Hải TS.DS. Phạm Văn Vượng Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo về cho khoa ngày….tháng….năm…. Kết quả điểm đánh giá…………. Đà Nẵng, ngày…. tháng…. năm…. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập tại trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng, em xin cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ giảng viên khoa Hóa đã hết lòng giảng dạy, quan tâm và truyền đạt giúp em có được những kiến thức cơ bản, một nền tản vững chắc về lĩnh vực mà em theo học và nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn TS.DS Phạm Văn Vượng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình làm khóa luận. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô công tác tại phòng thí nghiệm đã tạo điều kiện rất nhiều để em có thể tiến hành thí nghiệm và hoàn thành khóa luận này. Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu để em hoàn thành xong đề tài nghiên cứu khoa học này. Xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng 22 tháng 4 năm 2018 Sinh viên thực hiện Lê Thị Trung Gia DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Thành phần các chất có ở phần trên của cây Đơn 1.1 Kim (giá trị trên 100g phần ăn được). 11 1.2 Các tá dược thường sử dụng trong bào chế kem. 16 1.3 Một số dạng công thức dưỡng da thường dùng. 18 2.1 Bảng đánh giá tiêu chuẩn chất lượng kem. 25 3.1 3.2 Kết quả xác định hàm lượng tro của bột cây Đơn Kim. Khối lượng cao chiết thu được sau khi cô đuổi dung môi các dịch chiết. 26 28 3.3 Kết quả phương pháp định tính nhóm hợp chất. 29 3.4 Công thức kem thực nghiệm. 31 3.5 Bảng kết quả xây dựng tiêu chuẩn cho kem. 33 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang 1.1 Thân, lá, hoa và quả của cây Đơn Kim. 5 2.1 3.1 3.2 3.3 3.4 Phần trên mặt đất của cây Đơn Kim được thu hái, cắt nhỏ và để ráo nước. Dịch chiết cây Đơn Kim với nước (a) và cao đặc (b). Hình ảnh của phương pháp định tính. Kem được tạo thành từ công thức 2 (a) và công thức 4 (b). Vết thâm sẹo trên khuôn mặt. 20 28 30 32 35 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................1 4. 5. 6. 3.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................1 3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................1 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................2 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết .................................................................2 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ...........................................................2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..............................................................2 5.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................2 5.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................3 Bố cục của luận văn ..............................................................................................3 CHƯƠNG 1 1.1 TỔNG QUAN ....................................................................................4 VÀI NÉT VỀ CÂY ĐƠN KIM .............................................................................4 1.1.1 Tên gọi ..................................................................................................................4 1.1.2 Đặc điểm hình thái thực vật ..................................................................................4 1.1.3 Nguồn gốc và phân bố ..........................................................................................5 1.1.4 Khai thác, chế biến và bảo quản ...........................................................................5 1.1.5 Thành phần hóa học ..............................................................................................5 1.1.6 Các nghiên cứu về cây Đơn Kim ........................................................................10 1.1.7 Tác dụng dược lý ................................................................................................11 1.1.8 Một số công dụng khác của cây Đơn Kim .........................................................13 1.1.9 Một số bài thuốc sử dụng cây Đơn Kim ở Việt Nam .........................................14 1.2 KHÁI QUÁT VỀ KEM BIPOSA .......................................................................15 1.2.1 Khái quát chung về mỹ phẩm .............................................................................15 1.2.2 Các tá dược thường được sử dụng để bào chế kem ............................................16 1.2.3 Mô hình nghiên cứu bào chế dạng kem ..............................................................17 1.2.4 Các sản phẩm về kem dưỡng da và hỗ trợ trị bệnh ngoài da..............................18 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM .......................................................................20 2.1 NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT, DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ ...............................20 2.1.1 Nguyên liệu .........................................................................................................20 2.1.2 Dụng cụ và thiết bị, hóa chất ..............................................................................20 2.2 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THÔNG SỐ HÓA LÝ, CHIẾT XUẤT CAO DƯỢC LIỆU VÀ ĐỊNH TÍNH NHÓM HỢP CHẤT CÓ TRONG CÂY ĐƠN KIM..21 2.2.1 Xác định thông số hóa lý ....................................................................................21 2.2.2 Phương pháp chiết suất cao dược liệu ................................................................21 2.2.3 Phương pháp định tính khảo sát các nhóm hợp chất có trong cây Đơn Kim .....22 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÔNG THỨC VÀ QUY TRÌNH BÀO CHẾ KEM BIPOSA ...............................................................................23 2.3.1 Nghiên cứu xây dựng công thức bào chế kem Biposa .......................................23 2.3.2 Nghiên cứu xây dựng quy trình bào chế.............................................................24 2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG .............................................................................................................................25 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................26 3.1 KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH THÔNG SỐ HÓA LÝ, CHIẾT XUẤT CAO DƯỢC LIỆU VÀ ĐỊNH TÍNH NHÓM HỢP CHẤT CÓ TRONG CÂY ĐƠN KIM ..............26 3.1.1 Kết quả xác định thông số hóa lý .......................................................................26 3.1.2 Kết quả chiết xuất cao toàn phần ........................................................................27 3.1.3 Kết quả của phương pháp định tính ....................................................................29 3.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÔNG THỨC VÀ QUY TRÌNH BÀO CHẾ KEM BIPOSA ......................................................................................................30 3.2.1 Kết quả xây dựng công thức bào chế kem Biposa .............................................30 3.2.2 Kết quả xây dựng quy trình bào chế kem Biposa ...............................................32 3.3 KẾT QUẢ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG ................................33 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................36 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................37 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự tiến bộ và phát triển của khoa học kỹ thuật, chất lượng cuộc sống của con người cũng ngày càng được nâng cao. Hiện nay các sản phẩm kem dưỡng da cũng như kem điều trị bệnh ngoài da được các phương tiện thông tin truyền thông đề cập khá nhiều. Các sản phẩm kem không có nguồn gốc rõ ràng được bày bán tràn lan trên thị trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dùng và cả nhà đầu tư kinh doanh uy tín. Trước thực trạng trên, ngành dược học đã nghiên cứu ra nhiều loại thuốc điều trị hiệu quả hướng đến các hoạt chất có trong dược liệu đi từ thiên nhiên có tác dụng dưỡng da và hỗ trợ trong điều trị các bệnh về da. Trên thế giới, cây Đơn Kim ngoài việc sử dụng như một thực phẩm thì nó cũng được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh như phòng ngừa bệnh cảm cúm, đau họng, mẩn ngứa, lở loét, viêm ruột, cầm máu… Ngoài ra, trong công bố của Đỗ Đình Rãng và luận văn cao học của Phạm Văn Vượng thành phần hóa học của cây Đơn Kim phần lớn chứa nhóm hợp chất flavonoid, saponin,... có tác dụng kháng khuẩn, điều trị vết thương và chống lại các chứng viêm, cũng như sự nhiễm khuẩn. Từ những lợi ích và ứng dụng trên, tôi đã tiến hành thực hiện nghiên cứu với đề tài: “Nghiên cứu bào chế kem Biposa dùng để dưỡng da và hỗ trợ trị bệnh ngoài da từ dịch chiết cây Đơn Kim (Bidens Pilosa L.)”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định một số thông số hóa lý, chiết xuất cao dược liệu và định tính nhóm hợp chất có trong cây Đơn Kim. - Nghiên cứu xây dựng công thức và quy trình bào chế kem Biposa dùng để dưỡng da và hỗ trợ trị bệnh ngoài da. - Nghiên cứu xây dựng một số tiêu chuẩn cho sản phẩm kem Biposa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Phần trên mặt đất của cây Đơn Kim (Bidens Pilosa L.) được thu hái vào lúc sáng sớm tại Đà Nẵng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 Toàn bộ phần trên mặt đất của cây Đơn Kim được thu hái vào sáng sớm tại Đà Nẵng được bào chế thành cao. Bào chế và xây dựng công thức tạo thành kem Biposa dùng để dưỡng da và hỗ trợ trị bệnh ngoài da. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Thu thập và tìm hiểu các tài liệu, thông tin liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu bào chế dạng kem và các loại kem dùng để dưỡng da cũng như hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da. - Đồng thời tìm hiểu, chọn lọc và bổ sung các kiến thức về cây Đơn Kim cũng như dịch chiết của cây. 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm - Thu thập nguyên liệu. - Quan sát mô tả cây dược liệu Đơn Kim. - Khảo sát các nhóm hợp chất có trong cây Đơn Kim. - Tiến hành cô thành cao từ dịch chiết nước của cây Đơn Kim. - Tìm hiểu quy trình và phương pháp tạo kem. - Thực nghiệm một số công thức tạo kem và tìm ra công thức có tính ổn định nhất. - Đưa ra các tiêu chuẩn sơ bộ cho sản phẩm kem Biposa. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5.1. - Ý nghĩa khoa học Góp phần cung cấp thông tin khoa học về quy trình nghiên cứu, cũng như quy trình bào chế kem Biposa, hoạt tính và tác dụng dược lý trong điều trị bệnh về da được chiết suất từ dịch chiết cây Đơn Kim. - Cung cấp các thông tin, số liệu thực nghiệm dựa trên cơ sở vật chất phù hợp tại cơ sở, tạo tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn về tác dụng của kem Biposa nói riêng và cây Đơn Kim nói chung. 3 5.2. - Ý nghĩa thực tiễn Cung cấp thông tin để nhận dạng chính xác cây Đơn Kim, tránh nhầm lẫn với loài cây khác. Nâng cao chất lượng dược liệu trong các bài thuốc chữa bệnh. - Sản phẩm nghiên cứu có rất nhiều ứng dụng trong đời sống, đặc biệt sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực y, dược. - Đây là một hoạt chất cổ truyền từ thực vật Việt Nam, ngày càng chứng minh được dược tính phong phú và công dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh. - Cung cấp thêm nhiều phương án lựa chọn sản phẩm dược phẩm từ nguồn gốc thiên nhiên trong phòng và trị bệnh cho con người, vật nuôi. 6. Bố cục của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, bài luận văn gồm 3 phần chính: Chương 1. Tổng quan. Chương 2. Đối tượng, tiêu chuẩn chất lượng, phương pháp nghiên cứu và thực nghiệm. Chương 3. Kết quả và bàn luận. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 VÀI NÉT VỀ CÂY ĐƠN KIM 1.1.1 Tên gọi Tên Tiếng Việt: Đơn Kim, Đơn Buốt, Cúc Áo, Tiểu Quỷ Châm, Xuyến Chi,… Tên khoa học: Bidens Pilosa L. thuộc họ Cúc – Asteraceae. Tên đồng nghĩa: Knapsekel, Bident poilu, hairy bidens, pisau-pisau, tae puaka pisau-pisau, Inyabalasanya. Phân loại khoa học: Giới (regnum) Plantae Ngành (phylum) Ngọc Lan ( Magnoliophyta) Lớp (class) Ngọc Lan ( Magnoliopsida ) Bộ (ordo) Bộ Cúc ( Asterales ) Họ (familia) Họ Cúc (Asteraceae) Chi (genus) Chi Bidens Loài (species) Pilosa L. 1.1.2 Đặc điểm hình thái thực vật Đơn Kim là loài cây có sự phân bố rất rộng, mọc hoang, cây thường mọc ở ven bờ sông, ven đường, quanh nhà, các bãi cỏ. Theo Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập I, trích trang 954 của tác giả Võ Văn Chi: Đơn Kim là cây thảo mọc hằng năm, cao 30 - 100cm, thân xanh, có cạnh, mọc đứng, phân nhánh nhiều. Thân và cành có rãnh chạy dọc, khi già màu nâu tía, thân non có lông. Lá đơn mọc đối, cuống dài, thường có 3 lá chét hình trứng thuôn, lá chét dưới có khi kép, dài 3-6cm, rộng 1,5-2cm, mặt trên ráp, mép khía răng cưa nhọn, đều. Cụm hoa mọc riêng lẻ hay từng đôi một ở nách lá hoặc ở ngọn. Trong mỗi đầu hoa, các hoa vòng ngoài hình lưỡi màu trắng, nhụy hoa ở giữa màu vàng. Hoa có đường kính 510mm, trên cuống dài 2-10cm. Quả của cây hình thoi, có 2-3 sừng ở đầu quả như những cái gai nhỏ để bám vào lông của động vật và quần áo của người đi qua để phát tán, quả cao 12mm. 5 Hình1.1: Thân, lá, hoa và quả của cây Đơn Kim. 1.1.3 Nguồn gốc và phân bố Chi Bidens có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Trên thế giới, chi Bidens có khoảng 230 - 240 loài. Nó mọc nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Philipin. Ở Việt Nam, Chi Bidens L. có khoảng 4-5 loài, trong đó cây Đơn Kim (Bidens Pilosa) là loài thường gặp nhất. 1.1.4 Khai thác, chế biến và bảo quản Thời điểm trong cây chứa nhiều dược chất nhất là vào giữa mùa ra hoa. Cây được thu hái vào sáng sớm. Sau khi thu hái về, loại bỏ các cây bị sâu, héo, già úa và sau đó cây sẽ được rửa sạch, cắt thành những đoạn nhỏ để tiện cho công đoạn nghiên cứu tiếp theo. 1.1.5 Thành phần hóa học Các nghiên cứu về thành phần hóa học của chi này chủ yếu là của các tác giả nước ngoài. Qua các tài liệu đã thu thập được, chi Bidens gồm có 301 hợp chất thuộc polyacetylenes, flavonoid, tecpen, pheophytins, axit béo và pytosterol đã được xác định hoặc được cô lập từ các bộ phận của cây khác nhau. Phần trên mặt đất của cây Đơn Kim đã được xác định có chứa: flavonoid, acid hữu cơ, chất béo, saponin, polyphenol,… Khi khảo sát phần trên mặt đất còn chứa các nguyên tố vô cơ. Trong đó, nguyên tố có hàm lượng cao nhất là K, sau đó đến Mg, P, Ca và Fe, những nguyên tố độc như As, Hg, Cd, Pb đều nằm trong giới hạn cho phép [1]. Có 6 hợp chất được phân lập từ phần trên mặt đất của cây Đơn Kim, 11 hợp chất từ rễ của cây. 6 Thành phần hóa học chính của cây có thể xếp thành các nhóm chính là flavonoid (đây là nhóm lớn nhất), acetylene, terpenoid và các nhóm hợp chất khác. 1.1.5.1Flavonoid Flavonoid là một nhóm hợp chất tự nhiên thường gặp trong thực vật phần lớn có màu vàng. Là nhóm hợp chất phenol có cấu tạo khung theo kiểu C6-C3-C6 hay nói cách khác là khung cơ bản gồm 2 vòng benzen A và B nối với nhau qua một mạch 3 carbon và được chia làm nhiều nhóm khác nhau. Các flavonoid được tìm thấy trong cây Đơn Kim có liên quan đến hoạt động bảo vệ gan, bảo vệ và làm chống oxy hóa, làm tăng ổn định của polyacetylenes, liên quan đến hoạt động chống sốt rét. Có khoảng 96 hợp chất flavonoid có trong cây Đơn Kim. Các hợp chất flavonoid có mặt như là chalcon, auron, flavonon, flavon, flavanon.  Chalcon O Bộ khung của Chalcon Chalcon là một xeton thơm với công thức tổng quát C15H12O. Chúng có mặt trong thực vật với sắc tố màu vàng, có tác dụng ức chế các bệnh gây ra do vi khuẩn và nấm. Chalcon phổ biến nhất đó là Butein, Okanin,... OH OH OH OH HO HO HO OH O OH Cấu trúc của Butein O Cấu trúc của Okanin  Auron O O Bộ khung của Auron Auron là nhóm flavonoid có màu vàng sáng. Khung của auron cũng có 15C như các flavonoid khác nhưng chứa dị vòng 5 cạnh ở giữa. 7 Hợp chất auron phân bố trong thực vật. Các hợp chất hay gặp là Aureusidin, Cernuoside,… OH HO O OH O OH Cấu trúc của Aureusidin  Flavon B O A C O Bộ khung của flavon Flavon có cấu trúc 2 vòng benzene A và B. Vòng B gắn với vòng C pyran ở giữa qua dây nối ở C2. Flavon có mặt trong cây Đơn Kim là Luteolin và Apigenin. OH OH OH HO O HO OH O O OH Cấu trúc của Luteolin O Cấu trúc của Apigenin  Flavonon B O A C OH O Bộ khung của Flavonon Flavonon khác với Flavon là có thêm -OH ở C3. Có nhiều trong thực vật hạt kín. Các hợp chất có trong cây Đơn Kim là Quercetin, Hyperoside,... 8 OH OH OH OH O HO HO OH O OH O O O OH HO OH OH OH O Cấu trúc của Quercetin Cấu trúc của Hyperoside  Flavanon B O A C O Bộ khung của flavanon Khác với Flavon, Flavanon thiếu dây nối đôi C2 và C3. Tất cả flavanon phát hiện cho đến nay đều có nhóm -OH ở vòng A hoặc vòng B. Các flavanon có mặt trong cây Đơn Kim: Isookanin. O O HO OH OH HO Cấu trúc của Isookanin 1.1.5.2Hợp chất acetylene Trong chi Bidens, chúng có mặt ở tất cả bộ phận, nhưng chủ yếu là ở trong rễ. Đã có 34 acetylene được phân lập từ Bidens Pilosa L. Trong đó polyacetylenes có nhiều nhất trong cây Đơn Kim. Đại diện chính của polyacetylenes là 1-phenylhepta-1,3,5,triyne. Có nhiều trong lá và rễ của cây. CH3 Cấu trúc của 1-phenylhepta-1,3,5,triyne 1.1.5.3Nhóm terpenoid 9 Có công thức tổng quát (C5H8)n, là nhóm hợp chất thiên nhiên mà cấu trúc hóa học dựa trên cơ sở các phân tử isopen liên kết lại với nhau. Dẫn xuất chứa oxi của tecpen như ancol tecpen, andehit tecpen, xeton tecpen, este tecpen, axit cacbonxylic tecpen và peoxit tecpen, có cùng bộ khung cacbon giống như tecpen. Tecpen và tecpenoit thường được gọi chung là tecpen hay isoprenoid. H3C CH2 H2C Cấu trúc của Isopren Các hợp chất nhóm terpenoid được phân lập trong cây Đơn Kim là: Axit Phytenic, Campestrol, Phytol,... H OH O Cấu trúc của Axit Phytenic H CH3 CH3 CH3 H CH3 H H HO Cấu trúc của Campestrol CH3 CH3 CH3 CH3 H3C OH Cấu trúc của Phytol 1.1.5.4Một số nhóm hợp chất khác Một số chất thuộc nhóm succrose ester, lignan, porphylin... cũng được phân lập từ cây Đơn Kim. Este và các acid khác được xác định có trong cây Đơn Kim là: 10 OH O CH3 O O CH3 HO Acid 4-hydroxybenzoic Methyl linolenat HO O HO O OH HO O HO OH OH CH3 OH Acid vanillic O Acid gallic OH Acid protocatechuic 1.1.6 Các nghiên cứu về cây Đơn Kim 1.1.6.1Nghiên cứu trên thế giới Các chiết xuất của cây Đơn Kim cho thấy khả năng kháng lại các vi khuẩn và một số loài nấm được thử nghiệm. Dịch chiết methanol ức chế tất cả các vi khuẩn Gram dương và Gram âm với nồng độ ức chế tối thiểu từ 5 đến 10 mg/ml. Chiết xuất nước không ngăn cản được vi khuẩn, chiết xuất acetone đã có thể ngăn chặn sự phát triển của Staphylococcus aereus, Staphylococcus epidermidus, Escherichia coli và Klebsella pnuemoniae. Trong cùng một khuôn mẫu, tất cả các chất chiết xuất cho thấy hoạt động tốt đối với Aspergillus niger nhưng không chất chiết nào kháng đươc Aspergillus flavus. Sử dụng các dịch chiết dung môi hữu cơ cũng cho kết quả kháng khuẩn tốt. Phần trên mặt đất của cây Đơn Kim khi được chiết xuất bằng Ethanol, Chloroform, Methanol và Methanol/nước. Ethanol và các chiết xuất Methanol/nước cho thấy có khả năng kháng khuẩn. Ở Brazil chiết xuất từ rễ cây Đơn Kim với ethanol 80˚ có tác dụng chống lại ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum. Trong các thử nghiệm invivo, chiết xuất ethanol làm giảm 36% lượng ký sinh trùng vào ngày thứ năm và 29% vào ngày thứ bảy. Về mặt độc tính: Frida và CS đã xác định độc tính cấp (LD50) của cặn dịch chiết cồn và dịch chiết nước của lá cây Đơn Kim theo đường tiêm phúc mạc tương ứng là 6,15g/kg và 12,3g/kg, còn theo Ezeonwumelu và CS, cặn dịch chiết nước với liều 10g/kg không gây độc tính cấp, liều 800mg/kg dùng liên tục trong 28 ngày không gây ra độc tính bán cấp. 11 1.1.6.2Nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam thành phần hóa học của cây Đơn Kim chỉ thấy trong công bố của Đỗ Đình Rãng và luận văn cao học của TS.DS Phạm Văn Vượng. 1.1.7 Tác dụng dược lý Kết quả các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dịch chiết từ cây Đơn Kim có thể ức chế cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm cũng như một số loài nấm. Trong bài báo trên Journal of Pharmaceutical Investigation của hai tác giả Trần Đăng Xuân và Trần Đăng Khánh cũng nêu rõ tác dụng trị đái tháo đường, cao huyết áp, dị ứng, hoạt động chống oxi hóa và đã đưa ra Bảng 1.1 về thành phần các chất có trong cây Đơn Kim [11]. Bảng 1.1: Thành phần các chất có ở phần trên của cây Đơn Kim (giá trị trên 100g phần ăn được). (–) không có giá trị tính. E: energy, P: protein, C: carbohydrate, F: fat, M: moisture, F: fiber, A: ash, Ca: calcium, P: phosphorus, I: iron, C1: carotene, Z: zinc, R: ribolflavin, Va: vitamin A, As: ascorbic acid, Ma: magnesium. Trong luận văn TS.DS Phạm Văn Vượng [1] đã chỉ rõ một số tác dụng dược lý, có ứng dụng to lớn trong y học, cụ thể là:  Độc tính cấp Mẫu thử là cao nước (2:1) phần trên mặt đất và rễ cây Đơn Kim. Cao này được pha loãng với nước ở các nồng độ khác nhau để cho chuột nhắt trắng uống. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Ở liều 160g/kg chuột, cao gấp 56 lần liều dùng cho người, phần trên mặt đất và rễ cây Đơn Kim không gây tác dụng bất thường cũng như không gây chết chuột nhắt trắng trong 72 giờ theo dõi, do đó không xác định được độc tính cấp LD50.  Tính kháng khuẩn, kháng nấm của tinh dầu từ lá 12 Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm được thử bằng phương pháp khuếch tán, đo vòng kháng khuẩn, kháng nấm lên đĩa thạch theo nguyên tắc: Mẫu thử là tinh dầu lá cây Đơn Kim đượcc pha trong PEG, được đặt lên đĩa thạch dinh dưỡng đã cấy vi sinh vật kiểm định, hoạt chất từ mẫu được khuếch tán vào môi trường thạch sẽ ức chế sinh trưởng của vi sinh vật kiểm định, tạo nên vòng kháng khuẩn. Sau quá trình thử nghiệm cho thấy, tinh dầu lá cây Đơn Kim có tác dụng với tất cả các chủng vi khuẩn thử là Bacillus subtilis, Bacillus pumilus, Staphylococcus aureus, Proteus mirabilis, Eszcherichia coli. Tinh dầu lá Đơn Kim cũng cho tác dụng kháng nấm trên 2 chủng thử nghiệm là Candida albicans, Asperilus niger.  Tác dụng chống viêm Tiến hành thử tác dụng chống viêm cấp tính và mạn tính của cao lỏng và rễ cây Đơn Kim dựa trên mô hình gây phù bàn chân chuột và mô hình gây dịch viêm màng bụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Cao dịch chiết từ rễ cây Đơn Kim có tác dụng giảm độ phù của bàn chân chuột ở liều lượng 20g/1kg và 10g/1kg trong thời gian 2 giờ và 4 giờ sau khi tiêm. Trong mô hình gây viêm màng bụng, cao chiết từ rễ và phần trên mặt đất của cây Đơn Kim có tác dụng ức chế số lượng bạch cầu trong rỉ viêm, làm giảm rõ rệt lượng rỉ viêm. Ngoài ra nó cũng làm giảm lượng protein trong dịch rỉ viêm. Kết quả cũng cho thấy dịch chiết phần trên mặt đất và phần rễ cây Đơn Kim có tác dụng chống viêm mạn tính. Kết quả nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp và mạn đã làm sáng tỏ kinh nghiệm sử dụng cây Đơn Kim trong dân gian chữa các bệnh viêm họng, sưng họng, mẫn ngứa, nổi mề đay,… là những bệnh có chứng viêm rất điển hình.  Tác dụng giảm đau Nghiên cứu sử dụng dịch chiết từ rễ cây Đơn Kim, dùng aspirin và morphine làm thuốc đối chứng dương. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, dịch chiết cây Đơn Kim không có tác dụng giảm đau theo kiểu ức chế các trung tâm cảm nhận đau ở não và không làm tăng ngưỡng đau tại bộ phận cảm nhận.  Tác dụng bảo vệ gan
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng