Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu bào chế gel erythromycin và tretionin...

Tài liệu Nghiên cứu bào chế gel erythromycin và tretionin

.PDF
58
2521
97

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI HOÀNG THỊ THANH NGA NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ GEL ERYTHROMYCIN VÀ TRETINOIN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI – 2014 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI HOÀNG THỊ THANH NGA NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ GEL ERYTHROMYCIN VÀ TRETINOIN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chiến 2. DSCK1. Nguyễn Thị Huyền Nơi thực hiện: 1. Bộ môn Công nghiệp dược 2. Viện công nghệ dược phẩm quốc gia HÀ NỘI – 2014 Lời cảm ơn Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chiến DSCK1. Nguyễn Thị Huyền Là những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em xin cảm ơn ThS. Ngô Quang Trung cùng các anh chị tại Viện Công nghệ dược phẩm quốc gia đã luôn nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực nghiệm, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này. Em xin cảm ơn các thầy cô cùng các kỹ thuật viên tổ Vi sinh bộ môn Công nghiệp dược đã nhiệt tình giúp đỡ em khi em thực hiện nghiên cứu tại bộ môn. Nhân dịp này em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian học tập tại trường. Và cuối cùng là lời cảm ơn em gửi tới gia đình, người than và bạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Do thời gian làm thực nghiệm cũng như kiến thức bản thân có hạn, khóa luận này có thể còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được góp ý của thầy cô, bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 12, tháng 5, 2014 Sinh viên Hoàng Thị Thanh Nga MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN .................................................................................... 2 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ GELS ............................................................................... 2 1.1.1. Khái niệm ................................................................................................... 2 1.1.2. Thành phần ................................................................................................ 2 1.1.3. Kỹ thuật bào chế ........................................................................................ 3 1.1.4. Ưu nhược điểm của các gel thân nước ...................................................... 5 1.1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự giải phóng và hấp thu dược chất dưới dạng thuốc qua da ............................................................................................... 6 1.2. VÀI NÉT VỀ MỤN TRỨNG CÁ ................................................................. 7 1.2.1. Các thể lâm sàng và triệu trứng ................................................................ 7 1.2.2. Cơ chế bệnh sinh ........................................................................................ 7 1.2.3. Các phương pháp điều trị.......................................................................... 7 1.3. ERYTHROMYCIN ...................................................................................... 8 1.3.1. Công thức hóa học ..................................................................................... 8 1.3.2. Tính chất vật lý .......................................................................................... 9 1.3.3. Độ ổn định và các biện pháp làm tăng độ ổn định ................................... 9 1.3.4. Phương pháp định lượng ......................................................................... 10 1.3.5. Dược lý và cơ chế tác dụng ...................................................................... 10 1.3.6. Chỉ định và các dạng bào chế thường gặp .............................................. 10 1.3.7. Một số nghiên cứu về erythromycin dạng gel ......................................... 11 1.4. TRETINOIN ............................................................................................... 13 1.4.1. Công thức hóa học ................................................................................... 13 1.4.2. Tính chất vật lý ........................................................................................ 13 1.4.3. Độ ổn định và các biện pháp làm tăng độ ổn định ................................. 13 1.4.4. Các phương pháp định lượng.................................................................. 13 1.4.5. Dược lý và cơ chế tác dụng ...................................................................... 14 1.4.6. Chỉ định và một số dạng bào chế thường gặp ........................................ 15 1.4.7. Một số nghiên cứu về tretinoin dạng gel ................................................. 15 Chương 2. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 17 2.1. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ ....................................................................... 17 2.1.1. Nguyên liệu............................................................................................... 17 2.1.2. Thiết bị ..................................................................................................... 18 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 19 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 19 2.3.1. Phương pháp bào chế gel......................................................................... 19 2.3.2. Phương pháp đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của gel chứa erythromycin và tretinoin ................................................................................. 19 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 25 3.1. KẾT QUẢ XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG TRETINOIN ............................................................................................................................ 25 3.1.1. Kết quả quét phổ dung dịch tretinoin ..................................................... 25 3.1.2. Xây dựng đường chuẩn biểu thị tương quan giữa diện tích pic với nồng độ tretinoin ........................................................................................................ 25 3.1.3. Kết quả đánh giá tính tương thích hệ thống ........................................... 26 3.1.4. Kết quả đánh giá độ lặp lại...................................................................... 27 3.2. KẾT QUẢ XÂY DỰNG CÔNG THỨC BÀO CHẾ .................................. 28 3.2.1. Khảo sát ảnh hưởng của dung môi và tá dược tạo gel ........................... 28 3.2.2. Khảo sát hàm lượng PG và glycerin ....................................................... 31 3.3. KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TÁ DƯỢC ỔN ĐỊNH ................ 32 3.3.1. Tá dược điều chỉnh pH ............................................................................ 32 3.3.2. Ảnh hưởng của nồng độ chất chống oxy hóa .......................................... 38 3.4. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TIÊU CHUẨN CỦA CHẾ PHẨM ĐỐI CHIẾU – ERYLIK ............................................................................................ 39 Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................. 41 4.1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 41 4.2. ĐỀ XUẤT .................................................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHT : Butylated Hydroxytoluen CT : Công thức DĐVN IV : Dược Điển Việt Nam IV HEC : Hydroxyethyl Cellulose HPC : Hydroxypropyl Cellulose HPLC : High Performance Liquid Chromatography HPMC : Hydroxypropylmethyl Cellulose IPA : Isopropyl alcol PG : Propylen glycol TEOA : Triethanolamin DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Nguyên liệu bào chế gel 17 Bảng 2.2. Hóa chất dùng cho định lượng tretinoin bằng phương pháp HPLC 17 Bảng 2.3. Hóa chất dùng cho định lượng erythromycin bằng phương pháp vi sinh vật 18 Bảng 3.1. Sự phụ thuộc diện tích pic vào nồng độ tretinoin 26 Bảng 3.2. Kết quả đánh giá tính tương thích hệ thống 27 Bảng 3.3. Kết quả đánh giá độ lặp lại của phương pháp 27 Bảng 3.4. Công thức khảo sát tá dược tạo gel HEC 28 Bảng 3.5. Công thức khảo sát tá dược tạo gel HPMC 29 Bảng 3.6. Công thức khảo sát tá dược tạo gel HPC 30 Bảng 3.7. Công thức khảo sát hàm lượng PG và glycerin 31 Bảng 3.8. 32 Bảng 3.11. Công thức khảo sát ảnh hưởng của pH (không sử dụng đệm) Kết quả theo dõi độ ổn định của các công thức 15, 19, 20, 21, 22 Công thức khảo sát ảnh hưởng của pH (sử dụng đệm citric – triethanolamin) Kết quả theo dõi độ ổn định của CT23 và CT24 Bảng 3.12. Công thức khảo sát nồng độ chất chống oxy hóa 38 Bảng 3.13. Kết quả khảo sát nồng độ chất chống oxy hóa 39 Bảng 3.14. Kết quả đánh giá chế phẩm đối chiếu Erylik 40 Bảng 3.9. Bảng 3.10. 33 33 34 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 1.1. Sơ đồ tóm tắt điều chế gel bằng phương pháp hòa tan 4 Hình 1.2. Sơ đồ tóm tắt điều chế gel bằng phương pháp trộn đều 5 đơn giản Hình 3.1. Phổ hấp thụ tử ngoại của tretinoin 25 Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc diện tích pic vào nồng độ 26 dung dịch tretinoin Hình 3.3. Kết quả theo dõi độ ổn định của công thức 25, mẫu bảo 35 quản tránh ánh sáng, nhiệt độ phòng Hình 3.4. Kết quả theo dõi hàm lượng tretinoin trong công thức 26 36 Hình 3.5. Kết quả theo dõi hàm lượng erythromycin trong công 36 thức 26 Hình 3.6. Kết quả theo dõi hàm lượng tretinoin trong công thức 27 37 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Mụn trứng cá là bệnh ngoài da thông thường gây ra do nhiều yếu tố: sự tăng tiết bã nhờn, viêm hệ thống nang lông tuyến bã, sự keratin hóa nang, nhiễm khuẩn Propionnobacterium acnes, viêm khu trú,… Biểu hiện của bệnh gồm nhiều mức độ tổn thương khác nhau như mụn cám, sẩn, viêm, mụn mủ, mụn bọc, nang … khu trú ở các vị trí tiết nhiều chất nhờn như mặt, lưng, ngực. Mụn trứng cá không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, tuy nhiên, chúng tồn tại dai dẳng, các mụn sẩn và sẹo lồi hay sẹo lõm ở vùng mặt làm giảm tính thẩm mĩ nên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cơ chế bệnh sinh gây mụn trứng cá rất phức tạp và vẫn chưa được tìm hiểu đầy đủ. Do ảnh hưởng của môi trường, dư phẩm của các sản phẩm trang điểm, stress,… mà càng ngày càng có nhiều người mắc các bệnh về da nói chung cũng như mụn trứng cá nói riêng. Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị mụn như các bài thuốc dân gian, hóa trị liệu, dùng tia laser, dùng ánh sáng,… trong đó, hóa trị liệu là phương pháp có nhiều ưu điểm như tính kinh tế, thời gian điều trị tương đối nhanh, hiệu quả cao, sản phẩm đa dạng, tính tiện lợi … Erythromycin và tretinoin là hai dược chất được dùng khá phổ biến trong điều trị mụn trứng cá, các dạng thuốc phối hợp chúng đã được chứng minh là có hiệu quả trị mụn tốt[28], [22]. Các thuốc dạng gel thân nước hiện đang được ưa chuộng do có nhiều ưu điểm: thể chất đẹp, mịn màng, thường trong suốt; dễ sử dụng; không gây nhờn da, khó chịu, không ảnh hưởng đến thẩm mỹ, dễ rửa sạch … [3], [7]. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu bào chế gel chứa erythromycin và tretinoin” với mục tiêu sau: Xây dựng công thức bào chế gel chứa erythromycin và tretinoin. 2 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ GELS 1.1.1. Khái niệm Dược điển Việt Nam 4 định nghĩa: Gel bôi da và niêm mạc là những chế phẩm thể chất mềm, sử dụng tá dược tạo gel thích hợp. Gồm có: Gel thân dầu (oleogels): Trong thành phần sử dụng có tá dược tạo gel, bao gồm dầu parafin phối hợp với tá dược thân dầu khác, có thêm keo silic, xà phòng nhôm hoặc xà phòng kẽm . Gel thân nước (hydrogels): Thành phần bao gồm nước, glycerin, propylen glycol, có thêm các tá dược tạo gel như polysacarid, dẫn chất cellulose, polyme của acid acrylic và các chất vô cơ (magnesi - nhôm silicat) [6]. 1.1.2. Thành phần 1.1.2.1. Tá dược tạo gel thân nước Các polysaccarid: Gồm: tinh bột, tinh bột biến tính, thạch, alginat,… Hiện nay chủ yếu sử dụng natri alginat, ít dùng tinh bột, thạch, pectin. Các dẫn chất cellulose: Ngày nay, các dẫn chất của cellulose được sử dụng làm tá dược trong kỹ thuật bào chế các dạng thuốc rất phong phú. Để làm tá dược tạo gel, thường dùng các dẫn chất thân nước, có khả năng trương nở trong nước tạo hệ keo như: methyl cellulose (MC), carboxy methyl cellulose (CMC), natri carboxy methyl cellulose (Na CMC), hydroxyl propyl methyl cellulose (HPMC), hydroxyl propyl cellulose (HPC), hydroxyl ethyl cellulose (HEC),… Ngoài những ưu điểm chung, các gel từ dẫn chất cellulose còn có ưu điểm là khá bền vững, có thể tiệt khuẩn mà không biến đổi thể chất và có thể điều chỉnh pH bằng các dung dịch đệm. Vì vậy, có thể dùng các tá dược này trong thuốc mỡ tra mắt. Các dẫn chất cellulose có thể gây tương kỵ với một số dược chất: phenol, clocresol, resorcin, tanin, natri clorid,… Chúng có thể tạo phức với paraben, làm 3 giảm hoạt tính của một số chất kháng khuẩn như natri sulphadimidin, nitrofurazon, mercurocrom, thimerosal,… Carbomer: Tên gọi khác: carbopol, carboxypolymethylen, carboxyvinyl polyme Tá dược này là sản phẩm trùng hợp cao phân tử của acid acrylic, có công thức chung: [ - CH2 – CH – COOH - ]n Tính chất: bột trắng không tan hoặc rất ít tan trong nước, trương nở trong nước tạo gel, có pH acid (dịch keo 1% có pH khoảng 3), độ nhớt không cao. Thường dùng các kiềm để trung hòa gel, hay dùng mono, di, triethanolamin giúp gel có độ nhớt cao hơn, đặc hơn. Nồng độ Carbopol làm tá dược tạo gel thường từ 0,5 – 5%, tùy loại Carbopol và thành phần công thức chế phẩm. 1.1.2.2. Các tá dược phối hợp Chất bảo quản: paraben, thiomerosal, nitrofurazol, … Chất chống oxy hóa: acid ascorbic, α-tocopherol, butyl hydroxyl toluen (BHT), butyl hydroxyl anisol (BHA), natri metabisulfit, acid citric,… Chất giữ ẩm: dẫn chất ure, propylen glycol (PG), polyethylen glycol (PEG),… Ngoài ra, còn sử dụng chất điều chỉnh pH (natri hydroxyd, acid citric, triethanolamin,…); chất làm tăng độ tan dược chất.; chất thơm, chất màu [3]. 1.1.3. Kỹ thuật bào chế gel 1.1.3.1. Phương pháp hòa tan Điều kiện áp dụng: dược chất hòa tan được trong tá dược hoặc trong một dung môi trung gian có thể trộn đều với tá dược. Cấu trúc chế phẩm tạo thành là dạng dung dịch (đa phần là dạng dung dịch keo), hệ phân tán thuộc loại hệ đồng thể (hệ một pha). Quy trình bào chế: 4 Hình 1.1. Sơ đồ tóm tắt điều chế gel bằng phương pháp hòa tan Với tá dược tạo gel, cần có thời gian ngâm trong dung môi để gel đồng nhất. 1.1.3.2. Phương pháp trộn đều đơn giản Điều kiện áp dụng:  Dược chất rắn, không tan hoặc ít tan trong tá dược.  Có thể xảy ra tương kỵ giữa các dược chất nếu trong công thức có nhiều dược chất. Quy trình bào chế: hình 1.2 [3]. 5 Hình 1.2. Sơ đồ tóm tắt điều chế gel bằng phương pháp trộn đều đơn giản 1.1.4. Ưu nhược điểm của các gel thân nước Ưu điểm:  Giải phóng hoạt chất nhanh, nhất là với các chất dễ tan trong nước  Thể chất tương đối ổn định, ít thay đổi theo điều kiện thời tiết.  Không cản trở các hoạt động sinh lý bình thường của da.  Không trơn nhờn, dễ rửa sạch bằng nước. Nhược điểm:  Kém bền vững, dễ bị nấm mốc và vi khuẩn xâm nhập, vì vậy thường phải thêm các chất bảo quản như natri benzoat, paraben, dẫn chất thủy ngân hữu cơ,… với nồng độ thích hợp. 6  Dễ bị khô cứng do mất nước trong quá trình bảo quản nên trong thành phần thường đưa thêm các chất háo ẩm như glycerin, sorbitol, propylen glycol với nồng độ khoảng 10 – 20% [3]. 1.1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự giải phóng và hấp thu dược chất dưới dạng thuốc dùng qua da 1.1.5.1. Ảnh hưởng của các yếu tố sinh lý Đã có nhiều thí nghiệm cho thấy rằng các yếu tố sinh lý của da có ảnh hưởng lớn đến tính thấm và hấp thu thuốc qua da. Các yếu tố đó là: Loại da và tình trạng da; bề dày da (đặc biệt là bề dày lớp sừng); nhiệt độ da và khả năng dãn mạch; mức độ hydrat hóa lớp sừng. 1.1.5.2. Ảnh hưởng của các yếu tố công thức, kỹ thuật bào chế a. Ảnh hưởng của dược chất Tính chất lý hóa của dược chất là yếu tố có ý nghĩa căn bản đối với sự giải phóng thuốc khỏi tá dược (cốt thuốc), cả mức độ và tốc độ; do đó ảnh hưởng tới mức độ và tốc độ hấp thu dược chất qua da. Bao gồm một số yếu tố: độ tan; hệ số khuếch tán, pH và mức độ ion hóa; hệ số phân bố (K); nồng độ thuốc; các dẫn chất. b. Ảnh hưởng của tá dược Nhiều công trình nghiên cứu về sinh dược học của thuốc hấp thu qua da đã chứng minh rằng đặc tính của tá dược có ý nghĩa rất lớn đối với mức độ và tốc độ giải phóng dược chất cũng như tốc độ và mức độ hấp thu thuốc qua da. Tá dược thuốc mỡ có ảnh hưởng tới quá trình hydrat hóa lớp sừng, nhiệt độ bề mặt da, độ bám dính của thuốc lên da. Mặt khác, trong nhiều trường hợp, độ tan, hệ số phân bố, hệ số khuếch tán của dược chất cũng chịu ảnh hưởng của tá dược. c. Ảnh hưởng của các chất làm tăng hấp thu Các chất này làm tăng hấp thu dược chất qua da theo nhiều cơ chế như: tăng độ tan của dược chất ít tan; giảm khả năng đối kháng của lớp sừng do đó làm tăng khả năng thấm và hấp thu dược chất; … Một số chất làm tăng hấp thu thuốc thường dùng: các chất diện hoạt, một số dung môi hữu cơ, các acid béo no và không no cùng các ester alkyl của chúng,… 7 d. Ảnh hưởng của kỹ thuật bào chế Phương pháp bào chế, các yếu tố kỹ thuật xác định trạng thái lý hóa của dược chất (phân tử, ion,…) nên ảnh hưởng tới mức độ và tốc độ giải phóng hoạt chất khỏi tá dược, do đó ảnh hưởng tới sinh khả dụng của chế phẩm [3]. 1.2. VÀI NÉT VỀ MỤN TRỨNG CÁ 1.2.1. Các thể lâm sàng và triệu chứng Mụn trứng cá là bệnh ngoài da thông thường gây ra do nhiều yếu tố: sự tăng tiết bã nhờn, viêm hệ thống nang lông tuyến bã, sự keratin hóa nang, nhiễm khuẩn Propionnobacterium acnes, viêm khu trú,… Biểu hiện của bệnh gồm nhiều mức độ tổn thương khác nhau như mụn cám, sẩn, viêm, mụn mủ, mụn bọc, nang … khu trú ở các vị trí tiết nhiều chất nhờn như mặt, lưng, ngực. Bệnh có các dạng là trứng cá thông thường, trứng cá nhẹ, trứng cá vừa và trứng cá nặng. 1.2.2. Cơ chế bệnh sinh Cơ chế bệnh sinh mụn trứng cá là do đa nhân tố, trong đó, yếu tố then chốt là di truyền. Sự phát triển mụn là kết quả tương tác của bốn yếu tố chính: sự tăng tiết bã nhờn, sự sừng hóa cổ nang lông, sự gia tăng hoạt động của vi khuẩn Propionibacterium acnes (P.acnes) và viêm [21],[14]. 1.2.3. Các phương pháp điều trị 1.2.3.1. Điều trị tại chỗ Điều trị tại chỗ rất hữu ích với mụn trứng cá nhẹ và trung bình, có thể dùng đơn trị liệu, điều trị kết hợp và điều trị duy trì. Một số thuốc thường dùng:  Benzoyl peroxid  Các retinoid dùng tại chỗ: Tretinoin, adapalen, tazaroten, isotretinoin, metretinid, retinaldehyd, và β - retinoyl glucuronid là các retinoid thường được dùng tại chỗ.  Các kháng sinh dùng tại chỗ: Erythromycin và clindamycin là hai kháng sinh được dùng phổ biến nhất trong điều trị mụn trứng cá.  Một số tác nhân khác:  Điều trị phối hợp: 8 Benzoyl peroxid có thể phối hợp với erythromycin, clindamycin hoặc với tretinoin và có hiệu quả vượt trội so với đơn trị liệu. Sự kết hợp của retinoid và kháng sinh dùng tại chỗ có hiệu quả hơn trong việc giảm tổn thương mụn trứng cá có viêm và không có viêm so với khi sử dụng một mình.  Một số thuốc khác: Acid salicylic; acid azelaic; acid lactic hoặc dung dịch lactat; tinh dầu trà 5%; gel acid picolinic 10%; gel dapson 5%. 1.2.3.2. Điều trị toàn thân Dùng kháng sinh: Kháng sinh dùng đường uống được chỉ định chủ yếu trong mụn trứng cá viêm từ trung bình đến nặng. Liệu pháp hormone: điều này có thể cần thiết đối với một số phụ nữ trong trường hợp tiết quá nhiều bã nhờn. Mục tiêu của phương pháp này là ngăn chặn những ảnh hưởng của nội tiết tố androgen lên tuyến bã nhờn và tế bào sừng. Một số thuốc thường dùng: thuốc tránh thai, spironolacton, cyproteron acetat, flutamid. Các retinoid dùng đường uống: được chỉ định trong trường hợp mụn trứng cá vừa phải đến nặng, để lại sẹo, không đáp ứng với điều trị thông thường. Đây là loại thuốc duy nhất có ảnh hưởng đến tất cả bốn yếu tố gây bệnh liên quan đến nguyên nhân mụn trứng cá . 1.2.3.3. Vật lý trị liệu Loại bỏ các tổn thương Dùng ánh sáng: có thể dùng ánh sáng nhìn thấy hoặc tia laser. Chế độ ăn kiêng[28], [22]. 1.3. ERYTHROMYCIN 1.3.1. Công thức hóa học 9 Erythromycin Công thức phân tử R1 Erythromycin là A C37H67NO13 một hỗn hợp các kháng B C37H67NO12 H sinh họ macrolid được C C36H65NO13 OH R2 P.t.l OH CH3 734 CH3 718 H 720 sản xuất bằng cách nuôi cấy chủng Streptomyces erythreus, thành phần chính là (3R,4S, 5S,6R,7R,9R,11R,12R,13S,14R)-4-[(2,6-dideoxy-3-C-methyl-3-O-methyl--L-ribohexopyranosyl)oxy]-14-ethyl-7,12,13-trihydroxy-3,5,7,9,11,13-hexamethyl-6[(3,4,6-trideoxy-3-dimethylamino--D-xylo-exopyranosyl)oxy]oxacyclotetradecan-2,10-dion (erythromycin A) [20], [6]. 1.3.2. Tính chất vật lý Bột màu trắng hay hơi vàng hoặc tinh thể không màu hay màu hơi vàng, hơi hút ẩm. Ít tan trong nước (độ tan giảm đi khi nhiệt độ tăng), dễ tan trong các alcol, aceton, chloroform, acetonitril, ethylacetat; tan vừa phải trong ethe, ethyl dichlorid, amyl acetat. Góc quay cực riêng từ -71 đến -78, tính theo chế phẩm khan. Không mùi, vị rất đắng. Nhiệt độ nóng chảy: 191C pKa= 8,9 [6], [20]. 1.3.3. Độ ổn định và các biện pháp làm tăng độ ổn định Erythromycin dễ bị mất hoạt tính do bị oxy hóa hoặc thủy phân, đặc biệt trong môi trường nước. Độ ổn định của erythromycin phụ thuộc vào giá trị pH, nó ổn định ở pH 7 – 8. Trong các môi trường pH nhỏ hơn 5,5 hoặc pH lớn hơn 10, vòng lacton dễ bị thủy phân, erythromycin mất hoạt tính kháng sinh. Erythromycin cũng nhạy cảm với nhiệt độ và ánh sáng, bị giảm hoạt tính ở nhiệt độ cao và bị quang phân trực tiếp bởi ánh sáng mặt trời [2], [8]. Biện pháp tăng độ ổn định của erythromycin:  Sử dụng các chất chống oxy hóa.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng