Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu bào chế cao khô và phân lập puerarin từ sắn dây...

Tài liệu Nghiên cứu bào chế cao khô và phân lập puerarin từ sắn dây

.PDF
55
736
113

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI V V N TUẤN NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ CAO KHÔ VÀ PHÂN LẬP PUERARIN TỪ SẮN DÂY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ HÀ NỘI – 2014 BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI V V N TUẤN NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ CAO KHÔ VÀ PHÂN LẬP PUERARIN TỪ SẮN DÂY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Văn Hân DS. Phạm Thị Phương Dung Nơi thực hiện: Bộ môn Công nghiệp Dược HÀ NỘI – 2014 LỜI CẢM ƠN Đề tài “Nghiên cứu điều chế cao khô Sắn dây” đƣợc thực hiện tại bộ môn Công Nghiệp Dƣợc-Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội. Sự thành công của đề tài là nhờ có sự hƣớng dẫn tận tình của các thầy cô giáo và sự động viên, giúp đỡ của các bạn. Trƣớc tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Hân–Bộ môn Công Nghiệp Dƣợc-Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội là ngƣời thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới DS. Phạm Thị Phƣơng Dung luôn nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo, anh chị kỹ thuật viên trong Bộ môn Công Nghiệp Dƣợc cùng các bộ môn, phòng ban trong trƣờng đại học Dƣợc Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong khoảng thời gian thực hiện khóa luận. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2014 Sinh viên Vũ Văn Tuấn MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................. 2 1.1. Vài nét về sắn dây ............................................................................... 2 1.1.1. Tên gọi ............................................................................................ 2 1.1.2. Đặc điểm thực vật .......................................................................... 2 1.1.3. Bộ phận dùng ................................................................................. 2 1.1.4. Thành phần hóa học ....................................................................... 3 1.1.5. Tác dụng dược lý ............................................................................ 4 1.1.6. Tính vị, công năng .......................................................................... 7 1.1.7. Công dụng ...................................................................................... 7 1.2. Isoflavonoid ......................................................................................... 7 1.2.1. Công thức hóa học ......................................................................... 7 1.2.2. Tính chất lý hóa .............................................................................. 8 1.2.3. Tác dụng sinh học .......................................................................... 9 1.3. Cao thuốc ........................................................................................... 12 1.3.1. Khái niệm ..................................................................................... 12 1.3.2. Phân loại ...................................................................................... 12 1.3.3. Kỹ thuật điều chế .......................................................................... 12 1.3.4. Các chỉ tiêu chất lượng của cao thuốc......................................... 13 CHƢƠNG 2: NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................... 15 2. 1. Nguyên vật liệu, thiết bị ..................................................................... 15 2.1.1. Nguyên liệu ..................................................................................... 15 2.1.2. Thiết bị, dụng cụ ............................................................................. 15 2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 17 2.2.1. Chiết xuất isoflavonoid từ nguyên liệu tươi.................................... 17 2.2.2. Tinh chế dịch chiết .......................................................................... 17 2.2.3. Điều chế cao khô............................................................................. 17 2.2.4. Phân lập puerarin ........................................................................... 17 2. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................. 17 2.3.1. Phương pháp xác định hàm lượng isoflavonoid toàn phần trong sắn dây ............................................................................................................. 17 2.3.2. Phương pháp chiết xuất isoflavonoid từ sắn dây ........................... 19 2.3.3. Phương pháp tinh chế. .................................................................... 19 2.3.4. Phương pháp điều chế cao khô....................................................... 20 2.3.5. Phương pháp sắc ký lớp mỏng........................................................ 20 2.3.6. Phương pháp xác định khối lượng cắn trong dịch chiết ................ 21 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ...................... 22 3. 1. Xác định hàm lƣợng isoflavonoid toàn phần trong nguyên liệu ... 22 3.1.1. Xây dựng đường chuẩn ................................................................... 22 3.1.2. Định lượng isoflavonoid toàn phần trong sắn dây tươi ................. 24 3. 2. Chiết xuất isoflavonoid từ sắn dây tƣơi ........................................... 25 3. 3. Tinh chế dịch chiết ............................................................................. 27 3.5. Phân lập puerarin ............................................................................... 32 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................................ 36 1. Kết luận ................................................................................................... 36 2. Đề xuất..................................................................................................... 36 DANH MỤC VIẾT TẮT ER : Thụ thể estrogen (Estrogen Receptor). EtOH : Ethanol. GOT : Glutamic Oxaloacetic Transaminase HDL : Lypoprotein tỷ trọng cao (High Density Lypoprotein). HL.60 : Bạch cầu tủy bào cấp tính ở ngƣời (Human promyelocytic leukemia cells) LDL : Lypoprotein tỷ trọng thấp (Low Density Lypoprotein). UV-VIS : Tử ngoại-khả kiến. w/v : Khối lƣợng/thể tích. w/w : Khối lƣợng/khối lƣợng. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1: Nguồn gốc, tiêu chuẩn hóa chất sử dụng....................................... 15 Bảng 3.1: Mật độ quang của dãy dung dịch chất đối chiếu tại bƣớc sóng 250 nm. ................................................................................................................... 23 Bảng 3.2: Kết quả định lƣợng isoflavonoid toàn phần trong sắn dây tƣơi. .... 24 Bảng 3.3: Hiệu suất và hàm lƣợng isoflavonoid toàn phần trong dịch chiết .. 26 Bảng 3. 4: Hiệu suất và hàm lƣợng cao đặc (thu đƣợc từ 500 ml dịch chiết, tƣơng ứng khoảng 150 g dƣợc liệu) ................................................................ 28 Bảng 3.5: Số liệu của quá trình điều chế cao .................................................. 30 Bảng 3.6: Một số chỉ tiêu chất lƣợng của sản phẩm ....................................... 31 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Sắn dây .............................................................................................. 2 Hình 1.2: Công thức cấu tạo isoflavon ............................................................. 8 Hình 1.3: Sự tƣơng tự về cấu trúc của isoflavon và estrogen. .......................... 9 Hình 3. 1: Phổ UV-VIS của chất đối chiếu ..................................................... 22 Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn mối liên quan giữa nồng độ puerarin và mật độ quang ............................................................................................................... 23 Hình 3.3: Sơ đồ phƣơng pháp chiết xuất isoflavonoid trong sắn dây tƣơi ..... 25 Hình 3.4: Hệ thống cô tuần hoàn (bên trái), máy phun sấy (bên phải) ........... 30 Hình 3.5: Bột cao sắn dây phun sấy ................................................................ 31 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sắn dây là cây họ đậu, trồng rất phổ biến trên khắp nƣớc ta, chủ yếu đƣợc sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất tinh bột sắn dây và nguyên liệu làm thuốc trong đông y (cát căn). Trong thành phần của sắn dây có chứa nhiều isoflavonoid, phần lớn thuộc nhóm isoflavon. Tuy nhiên, trong quá trình làm tinh bột sắn dây, hầu hết các isoflavon này hòa tan vào nƣớc và bị loại bỏ. Isoflavonoid có nhiều tác dụng sinh học đáng quý. Có thể kể đến nhƣ tác dụng kiểu phytoestrogen do có cấu trúc gần với estrogen, tác dụng chống oxy hóa, chống lão hóa, tác dụng chống ung thƣ, tác dụng trên tim mạch, tuần hoàn não... Các sản phẩm từ isoflavonoid sắn dây đã sớm đƣợc đƣa vào sử dụng rộng rãi ở Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. Đặc biệt ở Trung Quốc hiện nay phát triển rất mạnh các sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng từ sắn dây. Ở Việt Nam có một số chế phẩm chứa flavonoid sắn dây. Tuy nhiên nguyên liệu cao khô sắn dây sử dụng vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc với giá cao. Nhằm góp phần tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có để sản xuất cao khô dƣợc liệu phục vụ cho sản xuất dƣợc phẩm trong nƣớc, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu điều chế cao khô sắn dây” với mục tiêu: 1. Điều chế được cao khô sắn dây có hàm lượng isoflavonoid toàn phần trên 10%. 2. Phân lập được puerarin từ sắn dây. 2 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Vài nét về sắn dây 1.1.1. Tên gọi Tên khoa học: Pueraria thomsonii Benth. Một số tài liệu Trung Quốc thì ghi loài P. lobata (Will) Ohwi hoặc P. pseudohirsuta Tang et Wang [3]. Tên khác: Bạch cát, Khau cáu (Tày), Bẳn mắm kéo (Thái). Tên nước ngoài: Kudzu bean, Kudzu vine (Anh), Koudzou (Pháp). Họ: Đậu (Fabaceae). 1.1.2. Đặc điểm thực vật Hình 1.1: Sắn dây Sắn dây là loài dây leo, dài có thể đến 10m, lá kép gồm 3 lá chét. Cuống lá chét giữa dài, cuống lá chét 2 bên ngắn. Lá chét có thể phân thành 2-3 thùy. Về mùa hạ trổ hoa màu xanh tím, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả loại đậu có nhiều lông. Củ dài to, nặng có thể tới 20kg, nhiều xơ. Muốn trồng ngƣời ta đào các hố sâu 50 cm, đổ rác và mùn rồi lấp đất xốp lại. Đến tháng 1-2, giâm cành vào các hố đó. Nhiều nơi ở nƣớc ta thƣờng kết hợp làm giàn lấy bóng mát. Cũng có những vùng chuyên trồng để chế tinh bột ví dụ làng Cao Xá thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh mỗi năm sản xuất khoảng 20 tấn tinh bột [3]. 1.1.3. Bộ phận dùng Rễ củ thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 3 - 4 năm sau. 3 Để chế vị Cát căn thì rửa sạch, bóc bỏ lớp vỏ dày bên ngoài, cắt thành khúc dài 10-15 cm. Nếu củ to thì bổ dọc để có những thanh dày khoảng 1 cm, sau đó xông diêm sinh rồi phơi hoặc sấy khô. Loại trắng ít xơ là loại tốt. Muốn chế tinh bột sắn dây thì bóc vỏ, đem giã nhỏ hoặc mài trên tấm sắt tây có đục thủng lỗ, hoặc xay bằng máy, cho thêm nƣớc rồi nhào lọc qua rây thƣa, loại bã, sau đó lọc lại 1 lần nữa qua rây dày hơn, để lắng gạn lấy tinh bột rồi đem phơi hoặc sấy khô [3]. 1.1.4. Thành phần hóa học Hàm lƣợng tinh bột trong củ tƣơi khoảng 12-15%. Ngoài tinh bột ra còn có các isoflavonoid. Các isoflavonoid chính trong sắn dây là puerarin, daidzin, daidzein, ngoài ra còn có formonetin, pueraria glycoside 1-6 và puerarol [3]. Trong sắn dây xác định đƣợc 7 isoflavonid chính là: 3′-hydroxypuerarin, puerarin, 3′-methoxypuerarin, daidzin, genistin, formononetin-7-glucosid và daidzein [11]. R3 R2 O R4 R1 O R5 Một số isoflavonoid trong sắn dây Puerarin Daidzin Daidzein Genistein R1 R2 R3 R4 R5 H H H OH OH O-glc OH OH -glc H H H H H H H OH OH OH OH 4 1.1.5. Tác dụng dược lý  Tác dụng trên tim mạch Thử nghiệm tác dụng trên chó bằng cách tiêm flavon toàn phần của sắn dây cho thấy có tác dụng giãn động mạch vành đồng thời giảm lƣợng tiêu thụ oxy của cơ tim và giảm sức kháng mạch vành. Trên chó đã dùng reserpin trƣớc đó để làm tiêu kiệt hết lƣợng catecholamin trong mô tim, dạng isoflavon toàn phần với liều 30 mg/kg và puerain với liều 20 mg/kg có tác dụng làm tăng lƣu lƣợng mạch vành và giảm sức kháng mạch vành. Những kết quả này giống với kết quả thí nghiệm trên chó không dùng reserpin. Điều này chứng tỏ hiện tƣợng làm giãn mạch vành của sắn dây không liên quan tới catecholamin mà là do tác dụng giãn cơ trực tiếp [4].  Tác dụng hạ huyết áp của cao sắn dây Tiêm tĩnh mạch với liều 5-30 mg trên chó, mèo có tác dụng hạ huyết áp. Cao sắn dây với liều 750 mg/kg tiêm tĩnh mạch có khả năng đối kháng với tác dụng kích thích tim của isoprenalin, ngoài ra còn làm giảm nhịp tim và gây hạ huyết áp [4].  Tác dụng chống loạn nhịp tim So sánh tác dụng chống loạn nhịp tim của puerarin, daidzein và dạng chiết cồn từ sắn dây trên chuột cống trắng và chuột nhắt trắng cho thấy tác dụng của daidzein tƣơng đối mạnh, cho hiệu quả rõ rệt. Dạng chiết cồn có tác dụng giống với daidzein; điều này chứng tỏ daidzein là thành phần chủ yếu có tác dụng chống loạn nhịp tim. Puerarin với liều tƣơng đƣơng có tác dụng kháng rõ rệt với 5 loạn nhịp tim do aconitin và bari clorid gây nên, giảm nhẹ mức độ loạn nhịp do thiếu máu cơ tim, tác dụng đối kháng với rung thất không bằng daidzein [4].  Tác dụng đối với tuần hoàn não Thử nghiệm trên chó gây mê, flavon toàn phần của sắn dây bằng đƣờng tiêm động mạch cảnh với liều 0,1-5,0 mg/kg làm lƣu lƣợng máu qua não tăng 87,7-134%, nếu cho thuốc bằng đƣờng tiêm tĩnh mạch flavon toàn phần với liều 10-30 mg/kg chỉ làm lƣu lƣợng máu qua não tăng 20%. Trên bệnh nhân cao huyết áp, flavon toàn phần tiêm bắp với liều 200 mg có 53% bệnh nhân tuần hoàn não đƣợc cải thiện, làm giảm trợ lực mạch máu não [4].  Tác dụng đối với hệ thần kinh Dịch chiết sắn dây với liều 2 g/kg cho thẳng vào dạ dày trên thỏ gây sốt bằng vaccin thƣơng hàn có tác dụng hạ nhiệt, bột sắn dây có tác dụng tƣơng tự. Nƣớc sắn dây với liều 6 g/kg cho thẳng vào dạ dày trên chuột nhắt trắng, có tác dụng cải thiện hiện tƣợng trí nhớ bị tổn thƣơng do scopolamin gây nên [4].  Tác dụng đối với cơ trơn Trong các dịch chiết bằng aceton, methanol và nƣớc từ sắn dây thì dạng PA3, PA4 có tác dụng ức chế co bóp hồi tràng cô lập chuột lang kiểu papaverin, dạng PM1, PM3 lại có tác dụng gây co thắt. Daidzein có tác dụng giải co thắt đối với ruột non đã cô lập của chuột nhắt trắng, tác dụng này bằng khoảng 1/3 tác dụng của papaverin [4].  Tác dung hạ đường huyết và lipid huyết Nƣớc sắc sắn dây với liều 6-8 g/kg cho thẳng vào dạ dày thỏ bình thƣờng có tác dụng hạ đƣờng huyết nhƣng không thể đối kháng với hiện tƣợng đƣờng 6 huyết tăng cao do adrenalin gây nên. Puerain với liều 500 mg/kg hoặc dùng liều thấp phối hợp với aspirin 100 mg/kg dùng liên tục trong 9 ngày qua đƣờng dạ dày, có tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh của chuột nhắt trắng đã đƣợc gây tăng cholesterol bằng alloxan. Aspirin dùng đơn độc không có tác dụng hạ đƣờng huyết hay lipid huyết [4].  Tác dụng chống ung thư Dịch chiết cồn từ sắn dây với liều 10 g/kg trên động vật thí nghiệm có tác dụng ức chế nhất định sự phát triển của tế bào sarcom 180, u báng Ehrlich và tế bào ung thƣ phổi Lewis. Daidzein với nồng độ 14µg/ml có tác dụng ức chế sự tăng trƣởng của tế bào HL.60 [4].  Tác dụng chống oxy hóa Thí nghiệm trên chuột gây tiểu đƣờng bằng cách tiêm phúc mạc streptozotocin. Thí nghiệm sử dụng cao sắn dây chứa khoảng 10,42% puerarin và một vài chất liên quan, với liều 500 mg/kg, dùng đƣờng uống trong 3 tuần, kết quả cho thấy nồng độ malondialdehyd trong huyết tƣơng-đƣợc sử dụng nhƣ một dấu hiệu của chất béo bị oxy hóa, đã giảm xuống mức tƣơng tự nhƣ ở chuột khỏe mạnh, và giống nhƣ trong nhóm đƣợc điều trị tích cực hàng ngày bằng tocopherol acetat với liều 50 mg/kg [4].  Các tác dụng khác: Dung dịch puerarin 0,2-1,6% với liều 0,2 ml tiêm dƣới da chuột lang theo dõi phản ứng giác mạc và da cho thấy tác dụng gây mê cục bộ. Thí nghiệm trên chuột hamster, cao sắn dây có tác dụng chống nghiện rƣợu, trên chuột cống trắng, daidzein có tác dụng hạ thấp lƣợng rƣợu trong máu và rút ngắn thời gian ngủ do rƣợu gây nên. Đối với gan của chuột nhắt trắng gây nhiễm độc bằng 7 CCI4, isoflavon chiết từ cát căn với liều 250 mg/kg có tác dụng ức chế 30,7% hoạt độ men GOT [4]. 1.1.6. Tính vị, công năng Rễ sắn dây có vị ngọt, cay, tính bình, quy vào 2 kinh tỳ và vị, có tác dụng giải cơ, thoát nhiệt, sinh tân, chỉ khát, thoát chẩn, thăng dƣơng, chỉ tả. Hoa sắn dây có vị ngọt tính bình, có tác dụng giải độc rƣợu [4]. 1.1.7. Công dụng Trong y học cổ truyền, sắn dây dùng chữa các bệnh cảm sốt phong nhiệt, cổ gáy cứng đau, sởi mọc không đều, viêm ruột, kiết lị kèm theo sốt, khát nƣớc. Lá sắn dây vò với nƣớc gạn lấy nƣớc uống chữa ngộ độc nấm. Lá già giã nát với lá tía tô thêm nƣớc gạn uống, bã đắp chữa rắn cắn. Hoa sắn dây với liều 4-10 g sắc uống chữa say rƣợu, tiêu chảy ra máu, trĩ. Bột sắn dây đƣợc dùng để pha với nƣớc có đƣờng uống vào mùa hè, có tác dụng giải nhiệt, làm mát cơ thể. Ngoài ra, nó còn đƣợc dùng làm tá dƣợc dính trong bào chế thuốc [4]. 1.2. Isoflavonoid 1.2.1. Công thức hóa học 8 1 8 O 7 A C 6 5 2 4 O 3 B Hình 1.2: Công thức cấu tạo isoflavon Isoflavonoid là một phân nhóm của flavonoid, chúng có cấu tạo khung theo kiểu C6-C3-C6 hay nói cách khác là khung cơ bản gồm 2 vòng benzen A và B nối với nhau qua một mạch 3 carbon, đồng thời ở nhóm chất isoflavon thì C3 thƣờng đóng vòng với vòng A tạo nên dị vòng có oxy C, vòng B gắn với C3 tại vị trí iso (vị trí số 3-Hình 1.2) trên mạch C3. Dựa trên mức độ oxy hóa của mạch C3 ngƣời ta phân loại flavonoid thành các nhóm: isoflavan, isoflav-3-en, isoflavan-4-ol, isoflavanon, isoflavon, rotenoid, pterocarpan, coumestan, 3arylcoumarin, coumaronochromen, coumaronochromon, dihydroisochalcon, aryl benzofuran, homoisoflavon. Trong đó, isoflavon là nhóm lớn nhất của isoflavonoid. Có 364 chất đã biết (năm 1986). Daidzin, daidzein, puerarin và một chất khác có trong sắn dây là ví dụ [3], [9]. 1.2.2. Tính chất lý hóa Các chất thuộc nhóm isoflavon vì không có nối đôi liên hiệp giữa vòng B với nhóm carbonyl nên thƣờng không có màu. Độ tan các chất không giống nhau, thƣờng thì dạng glycosid là hợp chất phân cực nên không tan hoặc ít tan trong dung môi hữu cơ, tan đƣợc trong nƣớc, tốt nhất là cồn nƣớc. Các aglycon 9 tan đƣợc trong dung môi hữu cơ, không tan trong nƣớc, các dẫn chất isoflavon có nhóm 7-hydroxy thƣờng dễ tan trong dung dịch kiềm loãng. Isoflavonoid là một phân nhóm của flavonoid vì vậy các chất thuộc phân nhóm này cũng có thể thể hiện các tính chất mà flavonoid có, tùy thuộc vào từng chất cụ thể. Có thể kể một vài tính chất của flavonoid nhƣ sau:  Tính chất nhóm OH phenol: Trong cấu trúc isoflavonoid có 2 vòng benzen, các nhóm OH gắn vào đây sẽ thể hiện tính chất của OH phenol. Tùy theo nhóm và tùy theo số lƣợng nhóm OH phenol mà mức độ thể hiện tính chất khác nhau. Chúng có thể cho phản ứng với FeCl3, phản ứng với kiềm, phản ứng với chì acetat. Các dẫn chất có nhóm OH ở vị trí số 7 có thể phản ứng với muối diazoni tạo thành chất màu azoic vàng cam đến đỏ.  Tác dụng với NaOH đậm đặc và đun nóng: đun flavonoid với dung dịch NaOH 30% thì sẽ mở vòng C rồi dẫn đến tạo thành dẫn chất acid thơm và dẫn chất phenol [3]. 1.2.3. Tác dụng sinh học Trong những năm gần đây, isoflavon ngày càng đƣợc quan tâm nhiều hơn do tác dụng kiểu estrogen và kháng estrogen của chúng, các tác dụng này dẫn đến việc giảm tỷ lệ ung thƣ vú và ung thƣ tuyến tiền liệt, bệnh tim mạch hay bệnh loãng xƣơng. Ngoài ra chúng còn thể hiện nhiều tác dụng tốt khác nhƣ tính chống oxy hóa, điều hòa quá trình phiên mã gen và ức chế các enzyme [9]. - Tác dụng kiểu estrogen và kháng estrogen Hình 1.3: Sự tƣơng tự về cấu trúc của isoflavon và estrogen. 10 Isoflavon có vai trò nhƣ một chất chủ vận hay đối kháng estrogen, tùy thuộc vào nồng độ của chúng tại mô đích, lƣợng estrogen nội sinh, số lƣợng và chủng loại ER [9], [6]. Chúng có thể gắn vào cả hai receptor của estrogen là ERα và ERβ, nhƣng chủ yếu gắn vào ERβ, receptor này có nhiều ở tinh hoàn, các tế bào mô tiết của tuyến tiền liệt, hệ mạch và các tế bào ung thƣ vú. ERβ cũng đƣợc tìm thấy ở não, xƣơng, bàng quang, biểu mô mạch. So với estradiol, các tác dụng kiểu estrogen của isoflavon yếu hơn. Genistein có hiệu lực bằng 1/3 estradiol khi tƣơng tác với ERβ và 1/1000 khi tƣơng tác với ER [13]. Hoạt tính của các phytoestrogen nói chung yếu hơn estrogen 102 đến 105 lần [6], [10]. Tuy có hoạt tính thấp nhƣng nồng độ trong máu của chúng có thể đạt tới 50-800 ng/ml ở ngƣời tiêu thụ lƣợng thực phẩm chứa khoảng 50 mg isoflavon/ngày, trong khi nồng độ estradiol thƣờng từ 40-80 pg/ml. Genistein có tác dụng tƣơng tự nhƣ estradiol trên các tế bào ung thƣ vú, trên buồng trứng, tử cung, tuyến tiền liệt, mạch và xƣơng. Isoflavon còn có tác dụng đối kháng estrogen. Ở nồng độ lớn hơn 1001000 lần so với estradiol, isoflavon đƣợc xem là có khả năng cạnh tranh với các estrogen nội sinh và đối kháng với tác dụng kích thích tăng trƣởng của estrogen. Isoflavon cạnh tranh với estradiol để gắn vào receptor, ngăn cản giải phóng hormone tuyến yên và làm gián đoạn hệ thống điều hòa ngƣợc vùng dƣới đồituyến yên [9]. 11 - Tác dụng trên tim mạch Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng isoflavon có nhiều tác dụng tốt trên tim mạch. Isoflavon có khả năng làm giảm nồng độ triglycerid huyết tƣơng, giảm cholesterol toàn phần, giảm LDL-cholesterol, tăng HDL, tuy nhiên cơ chế tác dụng của chúng vẫn chƣa đƣợc làm rõ. Ngoài ra isoflavon còn ngăn cản sự hình thành vữa động mạch nhờ khả năng chống oxy hóa các LDL [9], [6]. - Tác dụng trong điều trị ung thƣ Nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho thấy chế độ ăn giàu isoflavon có thể chống lại một số dạng ung thƣ, đặc biệt là ung thƣ phụ thuộc hormon nhƣ ung thƣ vú, ung thƣ tuyến tiền liệt [9]. - Tác dụng trên hệ miễn dịch Daidzein làm tăng sự hoạt hóa các tế bào lympho của chuột. Khi thử nghiệm in vivo, daidzein liều cao làm tăng một vài đặc tính miễn dịch [9]. Về lý thuyết, các phytoestrogen đƣợc cho là có thể cải thiện chức năng nhận thức, đặc biệt là chức năng ngôn ngữ. Các kết quả nghiên cứu trên động vật cho thấy isoflavon có khả năng mang lại những tác dụng có lợi cho trên thần kinh và trí nhớ [9]. Có bằng chứng cho rằng các phytoestrogen đƣa vào cơ thể trong chế độ ăn là có lợi với những ngƣời bị bệnh thận mãn tính. Tiêu thụ các sản phẩm giàu isoflavon giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh. Isoflavon tác động theo nhiều cơ chế nhƣ điều hòa quá trình tăng trƣởng và sinh tế bào, quá trình tổng hợp chất ngoại bào, phản ứng viêm, stress oxy hóa [9]. - Tác dụng làm giảm các triệu chứng mãn kinh 12 Nghiên cứu cho thấy sự giảm đáng kể các triệu chứng vận mạch và triệu chứng do thiếu estrogen ở 51 bệnh nhân đƣợc bổ sung phytoestrogen với liều 17 mgx2 lần/ngày [9]. 1.3. Cao thuốc 1.3.1. Khái niệm Cao thuốc là chế phẩm đƣợc chế bằng cách cô hoặc sấy đến thể chất quy định các dịch chiết thu đƣợc từ dƣợc liệu thực vật hay động vật với các dung môi thích hợp [2]. 1.3.2. Phân loại Cao thuốc đƣợc chia làm 3 loại: Cao lỏng: Là chất lỏng hơi sánh, có mùi vị đặc trƣng của dƣợc liệu sử dụng trong đó cồn và nƣớc đóng vai trò dung môi chính (hay chất bảo quản hay cả hai). Nếu không có chỉ dẫn khác, quy ƣớc 1 ml cao lỏng tƣơng ứng với 1 g dƣợc liệu dùng để điều chế cao thuốc. Cao đặc: Là khối đặc quánh. Hàm lƣợng dung môi sử dụng còn lại trong cao không quá 20%. Cao khô: Là khối hoặc bột khô, đồng nhất nhƣng rất dễ hút ẩm. Cao khô không đƣợc có độ ẩm lớn hơn 5% [2]. 1.3.3. Kỹ thuật điều chế Quy trình điều chế cao khô gồm những giai đoạn sau:  Chuẩn bị dung môi, dƣợc liệu Dƣợc liệu thƣờng đƣợc sấy khô, chia nhỏ đến kích thƣớc thích hợp. Một số dƣợc liệu đặc biệt cần diệt enzym hoặc loại chất béo. Dung môi điều chế cao thƣờng là nƣớc, ethanol, ete ethylic. Để làm tăng độ tan của hoạt chất có thể acid
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng