Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu bài học kinh nghiệm về quản lý chất lượng tín dụng từ ngân hàng tmcp ...

Tài liệu Nghiên cứu bài học kinh nghiệm về quản lý chất lượng tín dụng từ ngân hàng tmcp nhà hà nội

.DOC
99
273
55

Mô tả:

TR¦êNG §¹I HäC KINH TÕ QUèC D¢N ------ TRÇN THANH TïNG NGHI£N CøU BµI HäC KINH NGHIÖM VÒ QU¶N Lý CHÊT L¦îNG TÝN DôNG T¹I NG©N HµNG TMCP NHµ Hµ NéI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHAN KIM CHIẾN HÀ NỘI – 2013 MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU TÓM TẮT LUẬN VĂN PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI....................................................7 1.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại.........................................................7 1.1.1. Khái niệm vầ chức năng của Ngân hàng Thương mại......................................7 1.1.2. Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Thương mại..............................................8 1.2. Chất lượng tín dụng đối với Ngân hàng Thương mại...............................13 1.2.1. Tín dụng.........................................................................................................13 1.2.2. Chất lượng tín dụng.......................................................................................13 1.2.3. Tầm quan trọng của Chất lượng tín dụng đối với hoạt động của Ngân hàng Thương mại....................................................................................................14 1.2.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng..............................................17 1.3. Quản lý chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại.........................22 1.3.1. Khái niệm về quản lý chất lượng tín dụng.....................................................22 1.3.2. Yêu cầu của quản lý chất lượng tín dụng.......................................................22 1.3.3. Nội dung quản lý chất lượng tín dụng............................................................25 1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến Quản lý chất lượng tín dụng..............................27 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2007-2011.............................33 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội.............................................33 2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Habubank.........................................36 2.2.1. Giai đoạn 2007-2008......................................................................................36 2.2.2. Giai đoạn 2008 – 2009...................................................................................40 2.2.3. Giai đoạn 2009 – 2010...................................................................................42 2.2.4. Giai đoạn 2010 – 2011...................................................................................44 2.2.5. Giai đoạn 2011 – 2012...................................................................................46 2.2.6. Đánh giá Habubank giai đoạn 2007 – 2012...................................................48 2.3. Những điểm yếu và kết quả của quá trình phát triển tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội.......................................................................................49 2.3.1. Những điểm yếu của ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội.....................................49 2.3.2. Kết quả của quá trình phát triển tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội.....................51 CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TỪ NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI......................................54 3.1. Nguyên nhân dẫn đến các điểm yếu của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 54 3.1.1. Đánh giá tổng hợp về chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 54 3.1.2. Nguyên nhân dẫn đến các điểm yếu của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội......56 3.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý chất lượng tín dụng từ Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội.......................................................................................58 3.2.1. Tăng cường huy động nguồn vốn...................................................................58 3.2.2. Mở rộng hoạt động tín dụng chú trọng đến chất lượng tín dụng..........................60 3.2.3. Hoàn thiện quy trình tín dụng........................................................................64 3.2.4. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng đạt thông lệ quốc tế..........................67 3.2.5. Nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp......................................................68 3.2.6. Tăng cường kiểm soát, hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ.......................68 3.2.7. Phát triển nguồn nhân lực tín dụng................................................................69 3.2.8. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng.......................................................71 3.2.9. Nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong việc xử lý nợ xấu...............................73 3.2.10. Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng...........................................................74 3.2.11. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng................................................................76 3.2.12. Nâng cao hoạt động Marketing.....................................................................77 3.3. Một số kiến nghị riêng với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước..............79 3.3.1. NHNN cần thể hiện vai trò chủ đạo trong trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao................................................................................................79 3.3.2. Hoàn thiện hệ thống pháp lý trong quản lý nợ xấu và cơ chế phối hợp trong xử lý nợ xấu của ngân hàng...........................................................................79 3.3.3. Hoàn thiện hệ thống pháp lý và thị trường tài chính ổn định cho hoạt động của doanh nghiệp...........................................................................................81 3.3.4. Nâng cao chất lượng hạch toán kế toán, báo cáo kế toán và kiểm toán trong nền kinh tế......................................................................................................82 3.3.5. NHNN cần ban hành các quy định an toàn trong hoạt động đối với NHTM..83 3.3.6. NHNN cần xây dựng phương thức giám sát đối với NHTM trên nguyên tắc của Basel........................................................................................................84 3.3.7. NHNN tăng cường sự hợp tác về lĩnh vực công nghệ với các tổ chức tài chính, ngân hàng khu vực và thế giới.............................................................85 KẾT LUẬN.............................................................................................................. 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................87 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CLTD : Chất lượng tín dụng CBTD : cán bộ tín dụng DN : Doanh nghiệp NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần Habubank : Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội NHTM : Ngân hàng thương mại NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTU : Ngân hàng trung ương TD : Tín dụng TDNHTM : Tín dụng ngân hàng thương mại RRTD : Rủi ro tín dụng DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU SƠ ĐỒỒ Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy.......................................................................33 Sơ đồ 3.1: Quy trình cho vay theo thông lệ quốc tế...............................................66 Sơ đồ 3.2: Sơ đồ yêu cầu chất lượng cán bộ..........................................................71 BẢNG Bảng 2.1: Bảng chỉ tiêu tổng hợp 2008.................................................................40 Bảng 2.2: Bảng chỉ tiêu tổng hợp 2009.................................................................42 Bảng 2.3: Bảng chỉ tiêu huy động 2009................................................................43 Bảng 2.4: Bảng tổng hợp chỉ tiêu 2010.................................................................44 Bảng 2.5: Bảng tổng hợp chỉ tiêu 2011.................................................................46 Bảng 2.6: Bảng tổng hợp chỉ tiêu giai đoạn 2007 - 2012......................................49 BIỂU Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tăng trưởng vốn chủ sở hữu 2007......................................36 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ tăng trưởng Tổng tài sản 2007...........................................37 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn 2007..............................................38 Biểu đồ 2.4: Biểu đồ tăng trưởng tín dụng 2007..................................................39 Biểu đồ 2.5: Biểu đồ tổng dư nợ 2008.................................................................41 Biểu đồ 2.6: Biểu đồ tín dụng 2009.....................................................................43 Biểu đồ 2.7: Biểu đồ huy động vốn 2010............................................................45 Biểu đồ 2.8: Biểu đồ tín dụng 2010.....................................................................45 Biểu đồ 2.9: Biểu đồ huy động 2011...................................................................47 Biểu đồ 2.10: Biểu đồ tín dụng 2011.....................................................................47 TR¦êNG §¹I HäC KINH TÕ QUèC D¢N ------ TRÇN THANH TïNG NGHI£N CøU BµI HäC KINH NGHIÖM VÒ QU¶N Lý CHÊT L¦îNG TÝN DôNG T¹I NG©N HµNG TMCP NHµ Hµ NéI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách HÀ NỘI – 2013 i TÓM TẮT LUẬN VĂN Hiện nay, xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO đã mở ra nhiều cơ hội cho nhiều lĩnh vực trong đó có ngân hàng - một lĩnh vực nhạy cảm ở Việt Nam. Tự do hóa đang ngày một phát triển theo hướng mở rộng bao trùm lên toàn bộ nền kinh tế đã góp phần chi phối chiến lược cũng như cấu trúc của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hệ thống ngân hàng rất quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia, đặc biệt là các ngân hàng thương mại đang từng bước vận hành theo dòng chảy hội nhập bằng sự ra đời của hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP). Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, cạnh tranh và hội nhập thì Tín dụng là hoạt động cơ bản nhất của ngân hàng, là khâu then chốt trong hoạt động kinh doanh, nó quyết định phần lớn đến sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề cốt lõi nhất trong hoạt động quản trị, hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhất là trong giai đoạn khó khăn như hiện nay. Bởi lẽ giữa tăng trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Làm thế nào để tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng luôn là vấn đề mà các ngân hàng đặc biệt quan tâm. Thực hiện quản lý tốt chất lượng tín dụng không chỉ nâng cao hiệu quả, làm tăng khả năng cạnh tranh của NHTM trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập ngày nay mà còn đóng góp tích cực vào sự vận hành của nền kinh tế thông qua sự tác động của cung - cầu tiền tệ dẫn đến làm thúc đẩy tăng trưởng hay kìm hãm kinh tế, lạm phát, khủng hoảng tiền tệ.... giúp cho Nhà nước thực hiện tốt vai trò quản lý Nhà nước về hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Giai đoạn hiện nay, cơn lốc khủng hoảng kinh tế đang bao trùm lên rất ii nhiều các quốc gia và Việt Nam cũng đang bị ảnh hưởng một cách trầm trọng. Lạm phát tăng cao, bất động sản chết, sản xuất ngừng trệ,…. Ngân hàng mất thanh khoản trầm trọng; nợ xấu gia tăng với tỷ lệ chóng mặt; một số ngân hàng đã phải chịu sự sáp nhập hay chịu sự mua lại của các ngân hàng lớn hơn. Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội là một ví dụ điển hình cho cuộc mua bán, sáp nhập được cho là mang tính chiến lược. Tuy nhiên đằng sau đó là cả một bài học lớn về vấn đề quản lý chất lượng tín dụng một cách lỏng lẻo, đây chính là nguyên nhân sâu xa khiến cho Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội bị mua lại hoàn toàn từ một ngân hàng khác. Đứng trên cương vị là người trực tiếp làm tín dụng của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội; tôi tiến hành nghiên cứu và lựa chọn đề tài “Nghiên cứu bài học kinh nghiệm về quản lý chất lượng tín dụng từ Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội” làm đề tài tốt nghiệp luận văn cao học chuyên ngành Quản lý kinh tế và chính sách. Luận văn bao gồm các chương sau: Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại Phần này làm rõ khái niệm, chức năng cũng như hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại. 1.2. Chất lượng tín dụng đối với Ngân hàng thương mại. Phần này làm rõ lý thuyết về tín dụng và chất lượng tín dụng; tầm quan trọng của chất lượng tín dụng đối với Ngân hàng thương mại; các nhân tỗ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng. 1.3. Quản lý chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại. Phần này thể hiện một cách sâu hơn về việc quản lý chất lượng tín dụng: Yêu cầu đặt ra với Quản lý chất lượng tín dụng; từ đó đưa ra các phương pháp quản lý chất lượng tín dụng Chương 2: ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI iii NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2007-2012 Chương này thể hiện một cách rõ nét về thực trạng quản lý chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội trong giai đoạn 2007 -2012. Từ đó đánh giá, đưa ra nhận định về Habubank, giải thích được vì sao Habubank thất bại, phải chịu sự sáp nhập với Ngân hàng khác. Chương 3: ĐỀ XUẤT CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TỪ NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI Từ những thực trạng rõ nét về Quản lý chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, tác giả đưa ra những bài học kinh nghiệm về quản lý chất lượng tín dụng có thể áp dụng được cho các ngân hàng TMCP khác. Cụ thể các bài học như sau: - Tăng cường huy động nguồn vốn - Mở rộng hoạt động tín dụng chú trọng đến chất lượng tín dụng - Hoàn thiện quy trình tín dụng - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng đạt thông lệ quốc tế - Nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp - Tăng cường kiểm soát, hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ - Phát triển nguồn nhân lực tín dụng - Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng - Nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong việc xử lý nợ xấu - Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng - Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng - Nâng cao hoạt động Marketing Song song với những bài học kinh nghiệm này là cần sự can thiệp, sự hỗ trợ từ phía ngân hàng nhà nước, từ phía chính phủ. Tác giả đưa ra một số kiến nghị riêng với ngân hàng nhà nước, chính phủ trong việc hỗ trợ các Ngân hàng TMCP trong việc quản lý chất lượng tín dụng: - NHNN cần thể hiện vai trò chủ đạo trong trong phát triển nguồn nhân lực - chất lượng cao Hoàn thiện hệ thống pháp lý trong quản lý nợ xấu và cơ chế phối hợp trong - xử lý nợ xấu của ngân hàng Hoàn thiện hệ thống pháp lý và thị trường tài chính ổn định cho hoạt động - của doanh nghiệp Nâng cao chất lượng hạch toán kế toán, báo cáo kế toán và kiểm toán trong - nền kinh tế NHNN cần ban hành các quy định an toàn trong hoạt động đối với NHTM iv - NHNN cần xây dựng phương thức giám sát đối với NHTM trên nguyên tắc - của Basel NHNN tăng cường sự hợp tác về lĩnh vực công nghệ với các tổ chức tài chính, ngân hàng khu vực và thế giới Hoạt động của NHTM có vai trò quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. vì vậy sự phát triển bền vững của NHTM được đặt ra trong quản lý hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng nhằm tăng trưởng, phát triển và bền vững nền kinh tế nhất là trong giai đoạn hội nhập và liên kết kinh tế quốc tế hiện nay. Quản lý chất lượng tín dụng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng thương mại. Chất lượng tín dụng của mỗi ngân hàng phụ thuộc nhiều vào công tác quản lý hoạt động tín dụng nhất là quản lý rủi ro tín dụng là yêu cầu cấp thiết được đặt ra trong điều kiện mở cửa và hội nhập hiện nay. Bài nghiên cứu này đã đạt được những thành công nhất định: Về mặt lý luận: Luận án tiếp cận và luận giải một cách có hệ thống lý luận quan niệm về tín dụng và chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại; các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng và nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Về mặt nghiên cứu thực tiễn: Luận án sử dụng phương pháp phân tích thống kê, so sánh để phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại Habubank và phần nào lý giải được nguyên nhân sự thất bại của Habubank. Về mặt ứng dụng thực tiễn: Góp phần đưa ra một số bài học kinh nghiệm có thể làm giải pháp cho việc nâng cao Chất lượng tín dụng cho các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam TR¦êNG §¹I HäC KINH TÕ QUèC D¢N ------ TRÇN THANH TïNG NGHI£N CøU BµI HäC KINH NGHIÖM VÒ QU¶N Lý CHÊT L¦îNG TÝN DôNG T¹I NG©N HµNG TMCP NHµ Hµ NéI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHAN KIM CHIẾN HÀ NỘI – 2013 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO đã mở ra nhiều cơ hội cho nhiều lĩnh vực trong đó có ngân hàng - một lĩnh vực nhạy cảm ở Việt Nam. Tự do hóa đang ngày một phát triển theo hướng mở rộng bao trùm lên toàn bộ nền kinh tế đã góp phần chi phối chiến lược cũng như cấu trúc của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hệ thống ngân hàng rất quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia, đặc biệt là các ngân hàng thương mại đang từng bước vận hành theo dòng chảy hội nhập bằng sự ra đời của hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP). Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, cạnh tranh và hội nhập thì Tín dụng là hoạt động cơ bản nhất của ngân hàng, là khâu then chốt trong hoạt động kinh doanh, nó quyết định phần lớn đến sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề cốt lõi nhất trong hoạt động quản trị, hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhất là trong giai đoạn khó khăn như hiện nay. Bởi lẽ giữa tăng trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Làm thế nào để tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng luôn là vấn đề mà các ngân hàng đặc biệt quan tâm. Thực hiện quản lý tốt chất lượng tín dụng không chỉ nâng cao hiệu quả, làm tăng khả năng cạnh tranh của NHTM trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập ngày nay mà còn đóng góp tích cực vào sự vận hành của nền kinh tế thông qua sự tác động của cung - cầu tiền tệ dẫn đến làm thúc đẩy tăng trưởng hay kìm hãm kinh tế, lạm phát, khủng hoảng tiền tệ.... giúp cho Nhà nước thực hiện tốt vai trò quản lý Nhà nước về hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Giai đoạn hiện nay, cơn lốc khủng hoảng kinh tế đang bao trùm lên rất 2 nhiều các quốc gia và Việt Nam cũng đang bị ảnh hưởng một cách trầm trọng. Lạm phát tăng cao, bất động sản chết, sản xuất ngừng trệ,…. Ngân hàng mất thanh khoản trầm trọng; nợ xấu gia tăng với tỷ lệ chóng mặt; một số ngân hàng đã phải chịu sự sáp nhập hay chịu sự mua lại của các ngân hàng lớn hơn. Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội là một ví dụ điển hình cho cuộc mua bán, sáp nhập được cho là mang tính chiến lược. Tuy nhiên đằng sau đó là cả một bài học lớn về vấn đề quản lý chất lượng tín dụng một cách lỏng lẻo, đây chính là nguyên nhân sâu xa khiến cho Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội bị mua lại hoàn toàn từ một ngân hàng khác. Đứng trên cương vị là người trực tiếp làm tín dụng của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội; tôi tiến hành nghiên cứu và lựa chọn đề tài “Nghiên cứu bài học kinh nghiệm về quản lý chất lượng tín dụng từ Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội” làm đề tài tốt nghiệp luận văn cao học chuyên ngành Quản lý kinh tế và chính sách. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong thời gian qua vấn đề tín dụng NHTM đã được nhiều tác giả nghiên cứu và bảo vệ tại các trường như: Đại học Kinh tế quốc dân; Đại học Bách Khóa; Học viện ngân hàng; Học viên Tài chính... góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trong thời gian qua: (1) Luận án “Những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam”, của Trần Thị Hồng Hạnh (1996). Luận án đã làm rõ chất lượng tín dụng và phân tích thực trạng tình hoạt động tín dụng nói chung, chất lượng hoạt động tín dụng nói riêng và cơ chế quản lý chất lượng hoạt động tín dụng của các NHTM ở nước ta từ 1990 1996. Trên cơ sở phân tích những vấn đề còn tồn tại từ đó kiến nghị các biện pháp khả thi nhằm đổi mới cơ chế quản lý hoạt động tín dụng như: chất lượng khách hàng, chất lượng tín dụng và quy trình quản lý chất lượng tín dụng từ đó xác định các điều kiện nhằm thực hiện cơ chế quản lý hoạt động tín dụng phù hợp. Tuy nhiên, luận án nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng của các NHTM cách đây hơn 20 năm; thời điểm mà hội nhập kinh tế chưa rõ ràng tính 3 cạnh tranh chưa cao. (2) Luận án, “Các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Trầm Thị Xuân Hương (2004) tại trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã xây dựng các hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng thông qua thực trạng tín dụng của NHTM trong tiến trình hội nhập quốc tế; phân tích những tồn tại của tín dụng, những nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra những bất lợi làm giảm khả năng cạnh tranh của NHTM trong khi hội nhập quốc tế diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh và từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng của NHTM. (3) Luận án “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”, Nguyễn Hữu Huấn (2005) tại Học Viện Ngân hàng. Luận án của tác giả nghiên cứu làm rõ quan niệm chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nội dung đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh của NHTM trên ba phương diện: khách hàng của ngân hàng; ngân hàng thương mại và kinh tế - xã hội và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh ở hai mặt định tính và định lượng. Trên cơ sở phân tích thực trạng chất lượng hoạt động kinh doanh của NHN o& PTNT VN, từ đò đề xuất các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của NHNo& PTNT VN. (4) Luận án “Những giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Phan Hùng An (2006) tại Viên Nghiên Cứu Thương Mại - Bộ Thương Mại. Tác giả đã xác định được các thông lệ, chuẩn mực quốc tế quan trọng mà các NHTM Việt Nam phải điều chỉnh để đảm bảo những điều kiện khi hội nhập kinh tế quốc tế. Tác giả đã xác định các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của NHTM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như: vốn và tài chính, quản trị ngân hàng hiện đại, nguồn nhân lực, công nghệ mới cung ứng dịch vụ và uy tín. Tác giả đã sử dụng ma trận SWOT phục vụ cho việc xác định chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển NH Ngoại thương Việt 4 Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. (5) Luận án “ Đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Lê Tấn Phước (2007) tại trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án của tác giả nghiên cứu làm làm rõ thêm khái niệm và lý luận về NHTM cũng như các yêu cầu đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTMCP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập. Bên cạnh đó tác giả còn đưa ra những dự báo về xu hướng phát triển của nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới để từ đó đề ra những giải pháp khả thi góp phần đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên đề tài của tác giả chưa đưa ra nguyên tắc an toàn tín dụng mà các NHTMCP phải xây dựng và tuân thủ theo các nguyên tắc này; chưa đề cập được bất cập trong hoạt động quản lý rủi ro của ngân hàng một nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo trong hoạt động tín dụng. Tác giả chưa tập trung vào giải quyết vấn đề trọng tâm là đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng. Trên cơ sở tiếp cận và kế thừa các luận án của các tác giả đã nghiên cứu trong nước trước đây, cùng với tình hình thực tế đang diễn ra trong ngành Ngân hàng tại Việt Nam, tình hình sáp nhập Ngân hàng mà nguyên nhân chính là Chất lượng tín dụng, đặc biệt là sự sụp đổ của 1 thương hiệu Ngân hàng đã có từ 23 năm trước “ Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội”, là cán bộ của Ngân hàng, là người trực tiếp đón nhận ảnh hưởng của sự sụp đổ đó, nhìn nhận và suy ngẫm, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu bài học kinh nghiệm về quản lý chất lượng tín dụng từ Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội”. 3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài a. Làm rõ cơ sử lý luận về tín dụng, chất lượng tín dụng đối với ngân hàng TMCP. b. Phân tích, đánh giá hoạt động quản lý chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. 5 c. Đề xuất bài học kinh nghiệm quản lý chất lượng tín dụng từ ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chất lượng tín dụng b. Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội c. Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2007 – 2012 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh và diễn dịch, phương pháp thống kê, phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng, thu thập số liệu,… 6. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Các nhân tố nào quyết định đến chất lượng tín dụng của 1 ngân hàng TMCP? Câu hỏi 2: Hoạt động quản lý chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội diễn ra như thế nào? Câu hỏi 3: Vì sao sao ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội thất bại? Câu hỏi 4: Bài học kinh nghiệm về quản lý chất lượng tín dụng từ ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội như thế nào? 7. Đóng góp của đề tài a. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng và chất lượng tín dụng; xác định được tầm quan trọng của Chất lượng tín dụng đối với Ngân hàng thương mại. b. Đưa ra bài học kinh nghiệm về quản lý chất lượng tín dụng từ thât bại của ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. 8. Cấu trúc của luận văn Chương 1: Lý luận chung về quản lý chất lượng tín dụng đối với Ngân 6 hàng thương mại. Chương 2: Đánh giá quản lý chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội giai đoạn 2007-2012. Chương 3: Đề xuất các bài học về quản lý chất lượng tín dụng cho các Ngân hàng thương mại cổ phần. 7 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại 1.1.1. Khái niệm vầ chức năng của Ngân hàng Thương mại a. Khái niệm: Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Quá trình kinh tế là điều kiện và sự đòi hỏi khách quan đối với NHTM và NHTM phát triển tạo điều kiện ngược lại thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Theo Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá 10 thông qua ngày 12/12/1997: Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan.(cũng theo luật này thì Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo qui định của luật này và các qui định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán). Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, khác với các tổ chức kinh doanh khác (cũng hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận) ở chỗ đối tượng kinh doanh là tiền tệ, trong đó hoạt động chủ yếu là huy động tiền gửi trong dân cư và các tổ chức kinh tế để cho vay. b. Chức năng: bao gồm 3 chức năng chính: - Trung gian tài chính (chuyển tiết kiệm thành đầu tư) - Tạo phương tiện thanh toán. - Trung gian thanh toán. 1.1.2. Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Thương mại a. Huy động vốn: Muốn thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình thì trước tiên các ngân hàng phải có vốn. Nguồn vốn huy động của 8 ngân hàng rất đa dạng và phong phú, có thể kể ra một số hình thức huy động vốn như sau: - Huy động vốn chủ sở hữu: Là vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM, là nguồn vốn được đóng góp từ các cổ đông của Ngân hàng bỏ vào đầu tư ban đầu để thành lập NHTM hoặc được hình thành thêm trong quá trình kinh doanh (các quỹ dự trữ, lợi nhuận không chia). Ngoài ra, khi cần thiết vốn chủ sở hữu còn được huy động trong quá trình hoạt động thông qua việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn (về cơ bản cổ phiếu bao gồm cổ phiếu thông thường và cổ phiếu ưu đãi). - Huy động vốn thông qua các công cụ nợ: bao gồm kỳ phiếu và trái phiếu. Kỳ phiếu dùng chủ yếu huy động vốn ngắn hạn cho các NHTM. Trái phiếu phát hành để huy động vốn trung-dài hạn cho NHTM. Hình thức huy động thông qua các công cụ nợ này mang tính ổn định hơn, làm tăng khả năng huy động vốn của NHTM trong thời gian ngắn và hoàn toàn chủ động trong sử dụng nguồn vốn nhằm phục vụ cho việc mở rộng đầu tư tín dụng của NHTM vào các dự án lớn, có thời gian dài. - Huy động vốn thông qua đi vay liên ngân hàng: các NHTM thực hiện việc đi vay nhằm điều hoà vốn trong toàn hệ thống, tăng dự trữ đảm bảo tốt khả năng thanh khoản của NHTM. Việc huy động vốn thông qua hình thức này thường đơn giản và nhanh gọn. Có thể vay trực tiếp, vay qua Ngân hàng đại lý (hoặc NHTW) và khoản vay thường không có bảo đảm (nếu có thường là chứng khoán của kho bạc). Đối với việc huy động vốn trên thì hàng năm các NHTM thường xem xét đánh giá lẫn nhau để định ra một hạn mức cho vay phù hợp cho từng thời kỳ, đối với từng NHTM. Hạn mức cho từng NHTM thì hoàn toàn có thể khác nhau trên cơ sở xem xét năng lực tài chính, độ tín nhiệm ... - Huy động vốn thông qua vay NHTW: Thường là hình thức huy động cuối cùng trong hoạt động huy động vốn của NHTM. Thường áp dụng cho việc vay để đảm bảo duy trì dự trữ bắt buộc hay thiếu hụt thanh toán. Hình thức cho vay chủ yếu của NHTW là thực hiện tái chiết khấu và NHTM phải
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan