Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu áp dụng tiếp cận quyền trong bảo vệ môi trường tại phường Khương Trun...

Tài liệu Nghiên cứu áp dụng tiếp cận quyền trong bảo vệ môi trường tại phường Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

.PDF
83
2138
14

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIANG NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG TIẾP CẬN QUYỀN TRONG BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TẠI PHƢỜNG KHƢƠNG TRUNG, THANH XUÂN, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - Năm 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIANG NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG TIẾP CẬN QUYỀN TRONG BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TẠI PHƢỜNG KHƢƠNG TRUNG, THANH XUÂN, HÀ NỘI Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng Mã số: 60440301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN CHU HỒI Hà Nội - Năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của Tôi và chƣa đƣợc công bố trên bất cứ tài liệu, tạp chí, cũng nhƣ hội nghị nào. Những kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trƣớc Nhà trƣờng, Khoa với bản luận văn của Tôi. Hà Nội, ngày 9 tháng 12 năm 2014 Tác giả Nguyễn Thị Hƣơng Giang i LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Môi trƣờng - Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ Tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Bản luận văn Thạc sĩ. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Chu Hồi đã nhiệt tình hƣớng dẫn, định hƣớng nghiên cứu khoa học cho Tôi để Tôi có thể hoàn thành Bản luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ Ủy ban nhân dân phƣờng Khƣơng Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện trong quá trình nghiên cứu tại địa bàn Phƣờng. Cuối cùng Tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên và giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tác giả Nguyễn Thị Hƣơng Giang ii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................ vi DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. vii DANH MỤC CÁC ẢNH .............................................................................................. viii MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 Chƣơng 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 3 1.1. Khái quát về Quyền trong bảo vệ môi trƣờng ................................................. 3 1.1.1. Mối quan hệ giữa môi trƣờng với quyền con ngƣời .............................. 3 1.1.2. Nội dung nguyên tắc và các quyền con ngƣời về môi trƣờng ............... 6 1.2. Tiếp cận Quyền trong bảo vệ môi trƣờng cấp cơ sở trên thế giới và tại Việt Nam...10 1.2.1. Kinh nghiệm trên thế giới ...................................................................... 10 1.2.2. Kinh nghiệm của Việt Nam ................................................................... 15 1.3. Khái quát về phƣờng Khƣơng Trung, Thanh Xuân, Hà Nội ........................... 19 Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 23 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................... 23 2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 23 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 24 2.3.1. Thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp .................................................... 24 2.3.2. Phƣơng pháp tham vấn ý kiến cộng đồng .............................................. 24 2.3.3. Phƣơng pháp tham kiến chuyên gia ....................................................... 25 2.3.4. Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý số liệu ................................................. 25 Chƣơng 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 26 3.1. Đánh giá thực trạng môi trƣờng ở phƣờng Khƣơng Trung ............................. 26 3.2. Xác định các vấn đề môi trƣờng ƣu tiên ở phƣờng Khƣơng Trung ................ 35 iii 3.3. Vai trò của các tổ chức quần chúng - xã hội và cộng đồng dân cƣ trong bảo vệ môi trƣờng tại phƣờng Khƣơng Trung .............................................................. 37 3.4. Khả năng áp dụng tiếp cận Quyền trong bảo vệ môi trƣờng ở phƣờng Khƣơng Trung ........................................................................................................ 43 3.5. Đề xuất giải pháp phát huy Quyền trong bảo vệ môi trƣờng tại phƣờng Khƣơng Trung ........................................................................................................ 51 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................. 55 Kết luận................................................................................................................... 55 Khuyến nghị ........................................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 56 Tiếng Việt ............................................................................................................... 56 Tiếng Anh ............................................................................................................... 57 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 58 iv BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. BVMT: Bảo vệ môi trƣờng 2. ĐTM: Đánh giá tác động môi trƣờng 3. ĐMC: Đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc 4. LHQ: Liên hiệp quốc 5. NGO: Tổ chức phi chính phủ 6. NQ/ TW: Nghị quyết/ Trung ƣơng 7. OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế 8. QCN: Quyền con ngƣời 9. UNEP: Chƣơng trình Môi trƣờng Liên hiệp quốc 10. WHO: Tổ chức Y tế thế giới v DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Nguồn phát sinh chất thải rắn trên địa bàn phƣờng Khƣơng Trung ............. 27 Bảng 3.2: Phân loại rác thải từ các nguồn thải khác nhau ............................................ 29 Bảng 3.3: Tổng lƣợng rác thải phát sinh tại phƣờng Khƣơng Trung ........................... 29 Bảng 3.4: Ý kiến đánh giá môi trƣờng sống ở phƣờng Khƣơng Trung ........................ 32 Bảng 3.5: Ý kiến đánh giá vấn đề ô nhiễm môi trƣờng ở phƣờng Khƣơng Trung ....... 33 Bảng 3.6: Ý kiến đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trƣờng ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời dân ....................................................................................................................... 34 Bảng 3.7: Ý kiến của ngƣời dân về vấn đề môi trƣờng cần quan tâm ở phƣờng Khƣơng Trung ............................................................................................................... 36 vi DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 3.1: Biểu đồ Khối lƣợng rác thải rắn theo các nguồn thải ................................... 28 Hình 3.2: Biểu đồ đánh giá tình hình vệ sinh môi trƣờng phƣờng Khƣơng Trung ...... 31 Hình 3.3: Biểu đồ Ý kiến đánh giá môi trƣờng sống ở phƣờng Khƣơng Trung........... 32 vii DANH MỤC ẢNH Trang Ảnh 1: Phố Khƣơng Trung dọc theo dòng sông Tô Lịch ............................................. 71 Ảnh 2: Điểm tập kết xe rác gần sông Tô Lịch .............................................................. 71 Ảnh 3: Điểm tập kết xe rác dọc cổng Trƣờng Tiểu học Nguyễn Trãi .......................... 72 Ảnh 4: Điểm tập kết xe rác ........................................................................................... 72 Ảnh 5: Nhân viên Xí nghiệp Môi trƣờng đô thị số 4 thu gom rác ................................ 73 Ảnh 6: Tác giả phỏng vấn trực tiếp dân cƣ phƣờng Khƣơng Trung............................. 73 viii MỞ ĐẦU Do có sự khác biệt về hoàn cảnh lịch sử, trình độ phát triển kinh tế, xã hội, chế độ chính trị, giá trị truyền thống, văn hóa dân tộc, nên cách tiếp cận quyền con ngƣời (Right-based Approach) có sự khác nhau giữa các quốc gia, dân tộc. Nhƣng quyền con ngƣời (QCN) có thể hiểu một cách đơn giản nhất, đó là những đặc quyền tự nhiên mà mỗi ngƣời khi sinh ra đều có, không phân biệt về độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp, địa vị xã hội, ngôn ngữ, chính kiến, dân tộc, sắc tộc, giới tính. Các quyền và tự do của con ngƣời đƣợc ghi nhận và đảm bảo bằng hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, trong thực tế các hoạt động của con ngƣời đã làm suy kiệt tài nguyên và môi trƣờng bị ô nhiễm nghiêm trọng ở các cấp độ. Điều này đã tác động mạnh và trực tiếp tới sức khỏe và đời sống của con ngƣời trên phạm vi toàn cầu và ở các quốc gia. Do đó quyền sống của con ngƣời bị ảnh hƣởng trực tiếp hàng ngày bởi sự xuống cấp của chất lƣợng môi trƣờng, nhƣ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nƣớc, ô nhiễm đất đai, rác thải sinh hoạt, các làng nghề và khu công nghiệp,… Môi trƣờng không đƣợc đảm bảo, các quyền con ngƣời không thể thực hiện tốt, vì môi trƣờng có liên quan và tác động trực tiếp tới quyền hƣởng thụ của mỗi cá nhân và cộng đồng. Vì vậy, bảo vệ và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng của con ngƣời là yêu cầu thiết yếu để bảo vệ cuộc sống của chính họ, điều kiện tiên quyết bảo đảm nhân phẩm ở góc độ đạo đức môi trƣờng và giá trị của con ngƣời, phát triển và hoàn thiện nhân cách con ngƣời trong cách ứng xử với môi trƣờng. Nhƣ vậy, môi trƣờng có mối quan hệ chặt chẽ với sức khỏe và quyền con ngƣời, ít nhất là quyền đƣợc sống trong môi trƣờng lành mạnh và quyền thực hiện nghĩa vụ của họ trong bảo vệ môi trƣờng. Đó là cơ sở, nền tảng thiết yếu để hiện thực hóa quyền con ngƣời trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng, đặc biệt ở cấp cơ sở. Chính vì thế, Tiếp cận Quyền (Right-based Approach) trong bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc các tổ chức quốc tế đề xuất và áp dụng trong những năm gần đây. Nhận thức rõ điều đó ở nƣớc ta, Nhà nƣớc đã ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở để thực hiện 1 các nguyên tắc “Dân biết, Dân bàn, Dân làm và Dân kiểm tra”. Đặc biệt, từ năm 2012 Việt Nam đã bắt đầu xem xét và triển khai cách Tiếp cận Quyền trong bảo vệ môi trƣờng ở cấp cơ sở nhằm phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng - xã hội và cƣ dân địa phƣơng tham gia tích cực trong công tác bảo vệ môi trƣờng. Phƣờng Khƣơng Trung thuộc quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội là một phƣờng có cƣ dân thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau và nằm ven sông Tô Lịch. Trong phƣờng này nhiều vấn đề môi trƣờng nảy sinh nhƣ chất thải sinh hoạt, chất thải rắn, chất thải làng nghề, ô nhiễm bụi, xả thải ra sông Tô Lịch,… Mặc dù đã có những nỗ lực bƣớc đầu trong quản lý các vấn đề môi trƣờng nói trên, nhƣng chƣa lôi cuốn đƣợc sự tham gia tích cực và chủ động của các đoàn thể quần chúng xã hội, của cộng đồng dân cƣ. Để cải thiện tình hình, phát huy hơn nữa vai trò của các đoàn thể quần chúng - xã hội, và cộng đồng địa phƣơng trong bảo vệ môi trƣờng ở phƣờng này rất cần cách tiếp cận mới. Chính vì thế, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Nghiên cứu áp dụng tiếp cận quyền trong bảo vệ môi trường tại phường Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ khoa học môi trƣờng. 2 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái quát về Quyền trong bảo vệ môi trƣờng Môi trƣờng có mối quan hệ mật thiết với sức khỏe và quyền con ngƣời. Vì vậy, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật, hành chính, pháp luật… trong bảo vệ môi trƣờng. Hƣớng tiếp cận quyền con ngƣời trong bảo vệ môi trƣờng hiện đang đƣợc xem là có hiệu quả, đã đƣợc nhiều nƣớc áp dụng, nhất là những nƣớc phát triển. Tuy nhiên, ở nƣớc ta, hƣớng tiếp cận này khá mới mẻ, vì vậy, việc tìm hiểu mối quan hệ giữa môi trƣờng với quyền con ngƣời và kinh nghiệm quốc tế trong vận dụng cách tiếp cận quyền trong bảo vệ môi trƣờng rất có ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay. 1.1.1. Mối quan hệ giữa môi trường với quyền con người Từ phƣơng diện lý luận và thực tiễn bảo vệ môi trƣờng và quyền con ngƣời, các học giả, các nhà hoạt động thực tiễn trên lĩnh vực môi trƣờng và quyền con ngƣời ở nhiều nƣớc trên thế giới đã chỉ ra sự tƣơng tác qua lại giữa môi trƣờng với sức khỏe và quyền con ngƣời. Có thể khái quát mối quan hệ này, trên ba khía cạnh chính sau: Thứ nhất, môi trường là vấn đề của quyền con người. Hiến chƣơng Liên hiệp quốc (LHQ) năm 1945 thiết lập những nguyên tắc cơ bản về tôn trọng nhân phẩm, giá trị vốn có, bảo vệ quyền và các tự do cơ bản của con ngƣời. Tiếp sau đó, Đại hội đồng LHQ đã ban hành một loạt các tuyên bố và công ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời, chính thức đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển ngành luật quốc tế về quyền con ngƣời. Tuyên bố Stockholm năm 1972 đƣợc xác định là cột mốc đầu tiên cho sự gắn kết hai vấn đề tƣởng chừng là hai lĩnh vực riêng biệt trong hoạch định chính sách công, nhƣng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau [18]. 3 Trong Tuyên bố Stockholm [17], Nguyên tắc 1 đã thiết lập nền tảng mối quan hệ giữa quyền con ngƣời với bảo vệ môi trƣờng, rằng: “Con ngƣời có các quyền cơ bản về tự do, bình đẳng và điều kiện sống tối thiểu trong môi trƣờng trong lành, bình đẳng cho phép con ngƣời có cuộc sống trong nhân phẩm và hạnh phúc”. Tiếp đó, Hội nghị Thƣợng đỉnh thế giới về Môi trƣờng và Phát triển bền vững năm 1992 đƣợc tổ chức tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil đã đƣa ra công thức liên kết giữa quyền con ngƣời và bảo vệ môi trƣờng trong một số thuật ngữ có tính thủ tục. Nguyên tắc 10 tuyên bố: “Vấn đề môi trƣờng phải đƣợc giải quyết một cách tốt nhất với sự tham gia của tất cả các cá nhân liên quan, ở cấp độ thích hợp. Cấp độ quốc gia, mỗi cá nhân sẽ đƣợc tiếp cận thông tin thích hợp liên quan đến môi trƣờng, do các cơ quan công quyền lƣu giữ, bao gồm cả thông tin về các chất và hoạt động nguy hiểm trong cộng đồng của họ, và có cơ hội đƣợc tham gia trong quá trình ban hành các quyết định. Các quốc gia sẽ phải tạo điều kiện, tăng cƣờng nhận thức và kêu gọi sự tham gia của cộng đồng trong việc phổ biến thông tin rộng rãi. Cơ hội tiếp cận một cách hiệu quả với tƣ pháp và các thủ tục hành chính, bao gồm cả việc bồi thƣờng và đền bù thiệt hại phải đƣợc bảo đảm” [19]. Sự gắn kết giữa môi trƣờng và quyền con ngƣời đƣợc thể hiện khá rõ đối với việc bảo đảm thực hiện các quyền nhƣ: quyền đƣợc sống; sự toàn vẹn thân thể của mỗi cá nhân, của đời sống mỗi gia đình; quyền đối với sức khỏe, thịnh vƣợng và phát triển của mỗi cá nhân, cũng nhƣ nhóm và cộng đồng xã hội… Tất cả các quyền này đều phụ thuộc vào môi trƣờng sống, môi trƣờng tự nhiên xung quanh con ngƣời. Và đây đƣợc xác định là cơ sở quan trọng cho cuộc sống của tất cả mọi cá nhân và cộng đồng xã hội. Hiện nay, sức khỏe của con ngƣời đang bị ảnh hƣởng ngày càng lớn và hệ quả ngày càng trầm trọng do sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trƣờng và hệ sinh thái. Và chính sự ô nhiễm môi trƣờng, sự hủy hoại môi trƣờng tự nhiên đều trực tiếp tác động đến việc hƣởng thụ quyền con ngƣời của tất cả mọi ngƣời. Vì thế, nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của con ngƣời là phải nâng cao chất lƣợng cuộc sống, bảo 4 đảm quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành, bảo đảm sức khỏe môi trƣờng. Do vậy, cộng đồng thế giới thừa nhận môi trƣờng chính là vấn đề của quyền con ngƣời. Thứ hai, bảo vệ môi trường là điều kiện tiên quyết để hiện thực hóa quyền con người. Một sự thật hiển nhiên là, các quyền con ngƣời không thể thực hiện đƣợc nếu môi trƣờng không đƣợc bảo đảm, vì môi trƣờng có liên quan và tác động trực tiếp tới hƣởng thụ nhân quyền của mỗi cá nhân và cộng đồng. Vì vậy, bảo vệ và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng của con ngƣời là nhu cầu thiết yếu để bảo vệ cuộc sống con ngƣời, điều kiện tiên quyết bảo đảm nhân phẩm và giá trị của con ngƣời, phát triển và hoàn thiện nhân cách con ngƣời và tạo ra đặc tính thúc đẩy phúc lợi cho mỗi cá nhân, tập thể và cả cộng đồng xã hội. Các hoạt động của con ngƣời đã làm cho môi trƣờng bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu và chính sự ô nhiễm này đã gây hại cho sức khỏe con ngƣời. Do vậy quyền sống của con ngƣời đang bị ảnh hƣởng trực tiếp hàng ngày do sự ô nhiễm về không khí, ô nhiễm nguồn nƣớc, ô nhiễm nguồn đất,… Theo pháp luật về môi trƣờng và luật nhân quyền quốc tế, trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng và quyền con ngƣời trƣớc hết thuộc về Nhà nƣớc. Nhà nƣớc có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ và thực hiện các quyền con ngƣời về môi trƣờng. Thứ ba, bảo vệ và thực hiện tốt quyền con người là điều kiện thiết yếu để có chính sách tốt về môi trường. Để có chính sách tốt về bảo vệ môi trƣờng, đòi hỏi các quyền con ngƣời phải đƣợc bảo đảm thực hiện. Nhiều nhà nghiên cứu, nhà hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực môi trƣờng cho rằng, để có đƣợc chính sách tốt về môi trƣờng chỉ có thể thông qua việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin, sự tham gia của dân chúng trong việc ban hành các quyết định về môi trƣờng và tiếp cận tƣ pháp liên quan tới môi trƣờng. Các quyền này đƣợc gọi là các quyền có tính chất thủ tục (procedural rights). 5 Thực tiễn cho thấy, quyền tiếp cận thông tin, sự tham gia của công chúng và tiếp cận tư pháp có tác động rất lớn đến việc hiện thực hóa các quyền về môi trường [14]. Các quyền này nhằm giúp cho công dân đóng vai trò tích cực, chủ động hơn đối với các quyết định, chính sách của Nhà nƣớc có liên quan tới môi trƣờng; thực hiện dân chủ hóa đối với các quyết định, chính sách về môi trƣờng, thông qua việc đƣa cá nhân, các nhóm tƣ nhân và những ngƣời thƣờng xuyên hứng chịu sự tác động và ảnh hƣởng bởi sự ô nhiễm môi trƣờng tham gia vào hoạch định chính sách có liên quan tới môi trƣờng. Chính sự tham gia này, sẽ hạn chế quyền lực “quan liêu” của những ngƣời ban hành chính sách, bảo đảm sự cân bằng giữa lợi ích bảo vệ môi trƣờng - phát triển bền vững với nhu cầu tăng trƣởng kinh tế. Và vì vậy, việc thực hiện các quyền có tính chất thủ tục này là rất quan trọng để có đƣợc chính sách tốt về môi trƣờng và qua đó sẽ tạo ra một môi trƣờng bảo đảm cho sức khỏe, bảo vệ lợi ích số đông, lợi ích cộng đồng, bảo vệ những ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong xã hội, nhƣ trẻ em, phụ nữ, ngƣời nghèo, dân tộc thiểu số,… 1.1.2. Nội dung nguyên tắc và các quyền con người về môi trường Do tính chất và tầm quan trọng trong bảo vệ quyền con ngƣời về môi trƣờng, một bản dự thảo Tuyên ngôn về nguyên tắc và các quyền con ngƣời đã chính thức đƣợc một nhóm chuyên gia về nhân quyền và luật môi trƣờng quốc tế trình lên các cơ quan của LHQ để lấy ý kiến. Trong bản dự thảo Tuyên ngôn, đã tuyên bố một cách toàn diện về các thành phần thiết yếu của quyền con ngƣời đối với môi trƣờng. Tuyên ngôn đƣợc thông qua là văn kiện pháp lý quan trọng nhất để thiết lập các chuẩn mực quốc tế về quyền con ngƣời với môi trƣờng và phản ánh sự phát triển hƣớng tới sự công nhận và bảo đảm quốc tế đối với các quyền về môi trƣờng. Dự thảo Tuyên ngôn gồm 27 điểm, 5 phần. Lời nói đầu nhấn mạnh quyền tự quyết và quyền phát triển, và sự gắn kết giữa môi trƣờng và quyền con ngƣời. Đó là “Sự vi phạm quyền con ngƣời dẫn tới sự xuống cấp của môi trƣờng và sự xuống cấp của môi trƣờng dẫn tới sự vi phạm quyền con ngƣời” [12]. 6 a) Các nguyên tắc quyền con người về môi trường Phần I của bản Dự thảo Tuyên ngôn đƣa ra những khái niệm chung về các nguyên tắc [20]: - Nguyên tắc 1: Khẳng định các quyền con ngƣời, môi trƣờng sinh thái, phát triển bền vững và hòa bình là phụ thuộc lẫn nhau và không thể chia cắt. - Nguyên tắc 2: Khẳng định mọi ngƣời có quyền đối với môi trƣờng an toàn, sức khỏe và môi trƣờng sinh thái. - Nguyên tắc 3: Khẳng định quyền không phân biệt đối xử liên quan tới các hành động và quyết định có tác động tới môi trƣờng. - Nguyên tắc 4: Thiết lập nguyên tắc về tính công bằng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện nay và mai sau. b) Nội dung các quyền con người đối với môi trường Các quyền thiết yếu (substantive rights) - Quyền của mọi ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng không bị ô nhiễm, coi là một phần thiết yếu của quyền sống, sức khỏe, kế sinh nhai, sự thịnh vƣợng, hay phát triển bền vững dọc biên giới hoặc ngoài biên giới quốc gia. - Quyền đƣợc bảo vệ và bảo tồn không khí, đất trồng, nƣớc, biển, thực vật, động vật, các quy trình thiết yếu và bảo vệ những khu vực cần thiết để duy trì sự đa dạng sinh học và hệ sinh thái. - Quyền có tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe môi trƣờng, không bị ảnh hƣởng bởi các thảm họa môi trƣờng. - Quyền hƣởng thụ thực phẩm, nƣớc sạch vệ sinh, an toàn đối với sức khỏe từ môi trƣờng. - Quyền có môi trƣờng lao động bảo đảm sức khỏe và an toàn. - Quyền nhà ở tối thiểu, đất đai, điều kiện sống an toàn, sức khỏe và môi trƣờng sinh thái tốt. 7 - Quyền không bị trục xuất khỏi nhà ở, đất đai vì mục đích hay là kết quả của những quyết định hay hành động ảnh hƣởng tới môi trƣờng, ngoại trừ trong trƣờng hợp khẩn cấp hoặc vì lợi ích của toàn xã hội. - Quyền đƣợc tham gia một cách hiệu quả trong việc ban hành các quyết định liên quan tới việc trục xuất, di dời hay tái định cƣ; có đủ thời gian bảo đảm việc khôi phục, đền bù một cách hiệu quả hay thích hợp và có đủ chỗ ở hay đất đai. - Quyền đƣợc trợ giúp liên quan tới thảm họa tự nhiên hay thảm họa do con ngƣời gây ra. - Quyền đƣợc hƣởng lợi một cách công bằng từ việc bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. - Quyền của các dân tộc bản địa đƣợc kiểm soát đất đai, lãnh thổ và các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì bản sắc lối sống của họ. Gồm cả quyền an ninh trong việc hƣởng thụ các phƣơng tiện sinh tồn. Các quyền thủ tục (procedural rights) - Quyền tiếp cận thông tin liên quan tới môi trƣờng. - Quyền giữ, bày tỏ quan điểm và tuyên truyền những ý tƣởng và thông tin liên quan tới môi trƣờng. - Quyền đƣợc giáo dục nhân quyền và môi trƣờng. - Quyền đƣợc tham gia một cách tích cực, tự do và có ý nghĩa trong lập kế hoạch, ban hành quyết định, có tác động đến môi trƣờng và phát triển. Quyền này bao gồm quyền đánh giá tác động trƣớc về môi trƣờng, phát triển và hậu quả tác động của quyền con ngƣời đối với các đề xuất hành động. - Quyền tham gia hội họp một cách tự do và hòa bình với ngƣời khác với mục đích bảo vệ môi trƣờng. - Quyền đƣợc bồi thƣờng và đền bù thiệt hại một cách hiệu quả liên quan tới môi trƣờng. 8 c) Trách nhiệm và nghĩa vụ - Tất cả mọi ngƣời, cá nhân và tập thể có nghĩa vụ bảo vệ và bảo tồn môi trƣờng. - Nhà nƣớc có trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ quyền sống trong môi trƣờng an toàn, sức khỏe và bảo đảm phƣơng kế sinh nhai. - Những biện pháp này nhằm mục đích ngăn ngừa tác hại của môi trƣờng, bảo đảm đền bù tối thiểu, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và sẽ có nhiệm vụ về: + Thu thập và phổ biến thông tin liên quan tới môi trƣờng; + Đánh giá trƣớc, kiểm soát, cấp giấy phép, ban hành quy định hay ngăn cấm các hoạt động và những nguồn gây hại tới môi trƣờng; + Sự tham gia của công chúng vào việc ban hành các quyết định có liên quan; + Khôi phục và đền bù thiệt hại theo thủ tục tƣ pháp và hành chính đối với những thiệt hại do môi trƣờng gây ra và những đe dọa; + Giám sát, quản lý và chia sẻ một cách công bằng nguồn tài nguyên thiên nhiên; + Có biện pháp kiểm soát chất thải gây hại; + Trong khi thực hiện nghĩa vụ về bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững và tôn trọng nhân quyền, có biện pháp bảo đảm hợp tác xuyên quốc gia; + Bảo đảm các tổ chức quốc gia và các cơ quan giám sát các quyền và nghĩa vụ trong Tuyên ngôn này. d) Về những lưu ý đặc biệt - Lƣu ý quan tâm tới những ngƣời và những nhóm dễ bị tổn thƣơng, bao gồm phụ nữ, trẻ em, ngƣời bản địa, ngƣời nhập cƣ và ngƣời nghèo. - Các quyền nêu trong bản Tuyên ngôn này, chỉ có thể bị hạn chế theo luật và là cần thiết để bảo vệ trật tự công cộng, sức khỏe và các quyền tự do cơ bản của những ngƣời khác. 9 1.2. Tiếp cận Quyền trong bảo vệ môi trƣờng cấp cơ sở trên thế giới và tại Việt Nam Nhƣ đã nói trên, môi trƣờng tự nhiên là điều kiện và phƣơng tiện hoạt động sống của con ngƣời. Mối quan hệ tƣơng tác chặt chẽ giữa môi trƣờng, sức khỏe và quyền con ngƣời là rất rõ ràng. Suy thoái, ô nhiễm, thảm họa môi trƣờng gây ra tác hại lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, sức khỏe thể chất và tinh thần, mức độ hƣởng thụ các quyền con ngƣời. Do đó, bảo vệ môi trƣờng là một bộ phận cấu thành của quá trình phát triển và là một trong ba trụ cột của phát triển bền vững. Sự phát triển bền vững của đất nƣớc, chất lƣợng cuộc sống, sức khỏe của dân cƣ và an ninh quốc gia chỉ có thể đƣợc bảo đảm trong điều kiện bảo tồn và gìn giữ đƣợc tình trạng môi trƣờng trong sạch. Sống trong môi trƣờng trong lành đƣợc coi là một quyền con ngƣời cơ bản [8]. Ô nhiễm, suy thoái, phá hủy môi trƣờng không chỉ gây tổn thất cho phát triển kinh tế, có thể phá hủy thành tựu tăng trƣởng kinh tế, dẫn tới sự gia tăng nghèo đói, sự phân hóa và bất bình đẳng xã hội, mà còn gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm, làm tổn hại sức khỏe, đe dọa sinh mệnh của nhiều triệu con nguời, ảnh hƣởng xấu đến an ninh con ngƣời và xã hội. 1.2.1. Kinh nghiệm trên thế giới Quyền con ngƣời, sức khỏe và bảo vệ môi trƣờng là mối quan tâm lớn trên thế giới và có chiều hƣớng mở rộng trong vài thập kỷ qua. Hiện nay, cộng đồng quốc tế đã tạo ra một loạt các văn kiện quy phạm pháp luật quốc tế, các cơ quan chuyên ngành và các cơ quan ở cấp toàn cầu. Dƣờng nhƣ mối quan hệ giữa quyền con ngƣời, sức khỏe và bảo vệ môi trƣờng là những lĩnh vực để đối phó với các vấn đề khác nhau và phát triển một cách độc lập. Trong nghị quyết 45/94 ngày 14/12/1990 về nhu cầu bảo đảm môi trƣờng lành mạnh cho hạnh phúc của các cá nhân [17], Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đặt lại kết luận của tuyên bố Stockholm, nói rằng tất cả cá nhân có quyền đƣợc sống trong một môi trƣờng đầy đủ cho sức khỏe và hạnh phúc của họ. Nghị quyết đã nỗ 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất