Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHỔ MẬT ĐỘ NĂNG LƯỢNG TRONG XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC LỚP...

Tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHỔ MẬT ĐỘ NĂNG LƯỢNG TRONG XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC LỚP TỪ TÍNH VỎ TRÁI ĐẤT KHU VỰC VỊNH BẮC BỘ

.PDF
13
66
97

Mô tả:

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHỔ MẬT ĐỘ NĂNG LƯỢNG TRONG XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC LỚP TỪ TÍNH VỎ TRÁI ĐẤT KHU VỰC VỊNH BẮC BỘ
See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/275465699 APPLICATION OF POWER DENSITY SPECTRUM OF MAGNETIC ANOMALY TO ESTIMATE THE STRUCTURE OF MAGNETIC LAYER OF... Article · December 2014 DOI: 10.15625/1859-3097/14/4A/6040 CITATIONS READS 0 282 1 author: Trung Nguyen Nhu Vietnam Academy of Science and Technology 19 PUBLICATIONS 46 CITATIONS SEE PROFILE Some of the authors of this publication are also working on these related projects: Marine Geo-environment View project Application of hydrogeology modelling methods to forecast the saltwater intrusion of coastal zone; grain size analysis of soil samples and sedimentary samples; analysis to determine mineral components View project All content following this page was uploaded by Trung Nguyen Nhu on 27 April 2015. The user has requested enhancement of the downloaded file. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 4A; 2014: 137-148 DOI: 10.15625/1859-3097/14/4A/6040 http://www.vjs.ac.vn/index.php/jmst NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHỔ MẬT ĐỘ NĂNG LƯỢNG TRONG XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC LỚP TỪ TÍNH VỎ TRÁI ĐẤT KHU VỰC VỊNH BẮC BỘ Nguyễn Như Trung*, Bùi Văn Nam, Nguyễn Thị Thu Hương, Thân Đình Lâm Viện Địa chất và Địa vật lý biển-Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ việt Nam * E-mail: [email protected] Ngày nhận bài: 5-10-2014 TÓM TẮT: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu áp dụng phương pháp phổ mật độ năng lượng dị thường từ trong việc xác định độ sâu của lớp từ tính vỏ Trái đất khu vực vịnh Bắc Bộ. Kích thước cửa số tính toán phụ thuộc vào độ sâu và địa hình mặt ranh giới đã được khảo sát trên các mô hình và số liệu thực tế. Kết quả đã cho phép chúng tôi xác định được kích thước cửa sổ tính toán phù hợp cho việc xác định độ sâu các mặt ranh giới từ tính ở khu vực vịnh Bắc Bộ. Kết quả phân tích số liệu dị thường từ đã xây dựng được bản đồ độ sâu mặt ranh giới trên và mặt ranh giới dưới (mặt Curie) của lớp từ tính vỏ trái đất trong khu vực vịnh Bắc Bộ. Độ sâu mặt ranh trên có chiều sâu thay đổi từ 3 km dọc theo bờ đến 14 km ở khu vực trung tâm bồn trũng sông Hồng. Độ sâu điểm Curie tính toán được thay đổi từ 11 - 26 km. Mặt Curie có độ sâu khoảng 16 km tại trung tâm bồn trũng sông Hồng. Kết quả phân tích cũng cho thấy mặt Curie có mối tương quan chặt chẽ với phân bố dòng nhiệt và địa hình mặt Moho trong khu vực. Mặt Curie luôn nằm nông hơn mặt Moho trong khu vực nghiên cứu. Từ khóa: Phổ mật độ năng lượng, điểm Curie, bồn trũng sông Hồng, dị thường từ. MỞ ĐẦU Việc xác định cấu trúc nhiệt của vỏ Trái đất có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu, luận giải các vấn đề về địa chất, kiến tạo như: kiểu biến dạng vỏ, độ sâu vùng biến dạng dẻo, cứng, chế độ địa nhiệt khu vực, vùng địa chấn, dạng lún chìm/nâng trồi, độ trưởng thành các vận chất hữu cơ trong các bồn trầm tích …. Để giải quyết bài toán cấu trúc nhiệt vỏ Trái đất, một phương pháp được sử dụng khá phổ biển và hiệu quả là phương pháp phổ mật độ năng lượng dị thường từ để xác định chiều sâu mặt Curie của vỏ Trái đất [1-4]. Chiều sâu mặt Curie là độ sâu tại các khoáng vật từ tính bị chuyển trạng thái từ trạng thái có từ tình sang trạng thái không từ tính dưới hiệu tác dụng tăng nhiệt độ vỏ Trái đất theo chiều sâu đến khoảng 5800C. Spector và Grand, 1970, đã đề xuất phương pháp xác định độ sâu trung bình của mặt trên của ranh giới từ tính trên cơ sở xác định góc nghiêng của đường log phổ mật độ năng lượng. Phương pháp này sau đó được một loạt các tác giả khác phát triển và ứng dụng cho việc xác định độ sâu mặt Curie cho nhiều vùng khác nhau trên thế giới [1, 5-8]. Trong quá trình phát triển phương pháp để xác định độ sâu mặt Curie, phương pháp phân tích phổ mật độ năng lượng được chia thành hai phương pháp chính là phương pháp đỉnh phổ và phương pháp điểm trung tâm. Theo phương pháp đỉnh phổ, dựa trên mối quan hệ giữa vị trí đỉnh phổ (kpic) của đường cong phổ mật độ năng lượng (vị trí tại đó đường cong phổ mật độ đạt giá trị cực 137 Nguyễn Như Trung, Bùi Văn Nam, … đại) với giá trị độ sâu mặt ranh giới trên (zt) và mặt đáy (zb) của lớp từ tính theo công thức: k pic  ln zb  ln zt zb  zt Bằng cách giải theo phương pháp lựa chọn người ta xác định được giá trị zb [8, 10]. Phương pháp đỉnh phổ có hạn chế là đỉnh phổ không phải lúc nào cũng xuất hiện trên đường cong phổ, nguyên nhân có thể do kích thước cửa sổ tính toán không đủ lớn, nguồn số liệu không đủ dày hoặc chất lượng số liệu không tốt … [1]. Do đó, người ta thường phải tăng dần kích thước cửa sổ tính toán cho đến khi đỉnh phổ xuất hiện. Với cách này, đôi khi chúng ta phải mở rộng kích thước cửa sổ quá lớn dẫn đến kết quả đạt được có độ phân giải và chính xác thấp, đặc biệt ở khu vực có gradient địa hình mặt ranh giới thay đổi lớn [9]. Phương pháp điểm trung tâm xác định độ sâu điểm Curie gián tiếp thông qua xác định độ sâu mặt ranh giới trên (zt) và điểm trung tâm (z0) của lớp nguồn bằng hệ số góc nghiêng của các đoạn thẳng phổ mật độ năng lượng và đường tỷ số phổ mật độ năng lượng trên số sóng [5, 6, 8]. Bằng cách này người ta đã giảm được đáng kể kích thước cửa số tính phổ, do đó đã tăng được độ phân giải và độ chính xác của phương pháp. Hình 1. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu (a) và bản đồ dị thuờng từ (b) Trong bài báo này các tác giả trình bày các kết quả nghiên cứu áp dụng phương pháp phổ 138 mật độ điểm trung tâm để xác định cấu trúc mặt Curie cho khu vực vịnh Bắc Bộ (hình 1a) theo Nghiên cứu áp dụng phương pháp phổ mật … số liệu dị thường từ. Nguồn số liệu dị thường từ được sử dụng trong tính toán này (hình 1b) được thành lập trên cơ sở các nguồn số liệu của CCOP [11], Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển, và Viện Địa chất và Địa vật lý biển (đề tài KC09.09/11-15) [12]. Bằng các kết quả nghiên cứu trên mô hình và số liệu thực tế, bài báo đã xác định kích thước cửa sổ thích hợp cho quá trình tính toán và bản đồ độ sâu mặt ranh giới trên và mặt ranh giới Curie (mặt ranh giới dưới) cho khu vực vịnh Bắc Bộ. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU Khu vực nghiên cứu thuộc vịnh Bắc Bộ (hình 1) bao gồm hai đơn vị cấu trúc chính là Bể Bắc Bộ ở phía đông bắc và Bể Sông Hồng ở phần trung tâm. vịnh Bắc Bộ là khu vực có điều kiện địa chất - kiến tạo hết sức phức tạp, nơi hình thành hai bể trầm tích lớn có phương trực giao nhau đó là Bể Sông Hồng định hướng theo phương tây bắc - đông nam và Bể Bắc Bộ định hướng theo phương đông bắc - tây nam. Mặc dù hai bể trầm tích này nằm gần nhau nhưng các đặc trưng cấu trúc của chúng hoàn toàn khác biệt nhau. Chiều dày trầm tích trước Kz ở khu vực trung tâm Bể Sông Hồng có thể lên đến 14 km [13] hay tổng chiều dày trầm tích ở đây có thể là 17 km [14]. Khu vực Bể Bắc Bộ chiều dày chỉ khoảng 5 - 6 km [15]. Chiều dày vỏ Trái đất ở khu vực này vì thế mà cũng biến đổi rất mạnh. Tại khu vực Bể Sông Hồng mặt Moho nâng cao đến 22 - 24 km làm cho chiều dày vỏ Trái đất chỉ khoảng 10 - 12 km. Trong khi, khu vực Bể Bắc Bộ chiều dày vỏ trái đất trước Kz khoảng 28 - 24 km [1]. Hệ thống đứt gãy phát triển mạnh ở khu vực này bao gồm các đứt gãy tây bắc - đông nam, đông bắc - tây nam, á kinh tuyến và á vỹ tuyến [12]. Trong đó, hệ thống đứt gãy dịch chuyển trái tây bắc đông nam sông Hồng là hệ thống đứt gãy sâu lớn nhất và có chế độ hoạt động phức tạp trong nhiều thời kỳ khác nhau trong khu vực. Hệ thống đứt gãy này phát triển dọc theo Bể Sông Hồng và là yếu tố quy định lên khung cấu trúc của bể. Hệ thống đứt gãy sâu đông bắc - tây nam phát triển dọc Bể Bắc Bộ và cũng là hệ thống đứt gãy quy định lên khung cấu trúc của bế Bắc Bộ. Chế độ địa nhiệt ở khu vực này cũng hết sức phức tạp, thay đổi mạnh không những từ bể trầm tích này sang bể trầm tích kia mà ngay cả trong cùng một bể trầm tích. Tại khu vực Bể Sông Hồng giá trị dòng nhiệt thay đổi từ 56,6 mW/m2 ở khu vực phía nam Bể Sông Hồng thuộc các lô dầu khí 118, 119, 120 đến 147 mW/m2 ở khu ngoài khơi Huế thuộc các lô 113, 114, 115 và khu vực miền võng Hà Nội [17]. Tại khu vực Bể Bắc Bộ, dòng nhiệt thấp có giá trị trung bình khoảng 65,7 mW/m2. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH PHỔ MẬT ĐỘ NĂNG LƯỢNG Giả sử có một lớp nguồn từ tính nằm ngang, có chiều sâu đến ranh giới trên nhỏ hơn rất nhiều so với tỷ lệ ngang của nguồn từ và độ từ hóa M(x, y) là hàm ngẫu nhiêu của x và y, thì phổ mật độ năng lượng của trường dị thường từ tổng và độ từ hóa được xác định theo phương trình sau [9, 10]: T  k x , k y   M  k x , k y  .F  k x , k y  F  k x , k y   4 C m  m 2 2 2 (1)   f e 2 k z 1  e  k  z  z  2 t b t  2 Trong đó T và M tương ứng là phổ mật độ năng lượng của trường dị thường từ tổng và độ từ hóa; kx và ky là số sóng theo trục ox và oy; zt , zb là chiều sâu đến ranh giới trên và ranh giới dưới của lớp nguồn từ (hình 2); Cm là hằng số tỷ lệ,  m và  f tương ứng là góc nghiêng từ hóa của nguồn và hướng của trường từ Trái đất. Trong công thức (1)  m và  f và M  k x , k y  là hằng số [9]. Khi đó trung bình xuyên tâm của T  k x , k y  là [7]:  T  k   Ae 2 k z 1  e  k  z t b  zt   2 (2) Với k là số sóng ( k= k x  k y = 2/); A là một hằng số. Thực hiện logarit tự nhiên hai vế của phương tình (2) chúng ta được: ln T  k    ln A  2 k 2 zt  ln 1  e  k  z  z   (3) b t 139 Nguyễn Như Trung, Bùi Văn Nam, … Với bước sóng nhỏ hơn khoảng 2 lần chiều dày của lớp, thì phương trình (3) có thể xấp xỉ thành: ln T  k    2 ln B  2kzt   (4) Trong đó B là một hằng số. Phương trình (4) là phương trình tuyến tính theo zt với hệ số góc là 2k, do vậy chúng ta có thể ước tính được zt bằng ½ giá trị hệ số góc nghiêng của đường phổ mật độ năng lượng của dị thường từ T (vế trái phương trình (4)). mối quan hệ zt , z0 và zt chúng ta có thể dễ dàng xác định được zt , theo công thức sau [7]: zb= 2z0 - zt (8) Từ các công thức (4), (7) và (8) chúng tôi tiếp hành lập được các chương trình tính toán trên Matlap để xác định được ranh giới trên (zt) và ranh giới dưới (zb) của lớp từ tính. Sử dụng chương trình này chúng tôi tiến hành các kết quả tính toán dưới đây. Mặt khác, nếu đặt z0 là độ sâu điểm điểm giữa của lớp từ tính (hình 2) và thay z0 vào phương trình (2), tiến hành một số phép biến đổi chúng ta nhận được phương trình biểu diễn phổ mật độ năng lượng của giá trị trường từ theo các tham số zt, z0 và zb như sau [7]: T  k 12   De  k z  e  k  z  z 0   e  k  z  z 0   0 t b (5) Với D là một hằng số. Tại vùng có bước sóng dài (k nhỏ), phương trình (5) có thể xấp xỉ thành phương trình sau [7]: T  k 12    De  k z e 0  k   zt  zb    e  k  z  zb  t  (6)  De  k z 2 k d 0 Với 2d là chiều dày của lớp từ tính. Thực hiện logarit tự nhiên hai vế của phương trình (6) ta được:  ln T  k   1 2  k   ln E  kz0  (7) Với E là một hằng số. Phương trình (7) là phương tình tuyến tính của biến z0 với hệ số góc là k, do vậy, chúng ta có thể xác định chiều sâu điểm trung tâm z0 bằng tỷ số căn bậc hai của hệ số góc nghiêng đoạn đường cong của phổ mật độ năng lượng trên số sóng tại phần số sóng nhỏ nhất của dị thường từ T (vế trái phương trình (7)). Với zt và z0 xác định được từ đường cong phổ mật độ năng lượng theo (4 và 7), do vậy, từ 140 Hình 2. Mô hình mô phỏng lớp từ tính vỏ Trái đất, zt là chiều sâu đến mặt ranh giới trên, zb chiều sâu đến mặt ranh giới dưới và z0 là độ sâu đến điểm giữa của lớp từ tính CÁC KẾT QUẢ TÍNH Xác định kích thước cửa sổ tính toán phổ mật độ năng lượng Sự phụ thuộc của kết quả tính toán vào kích thước cửa sổ Như chúng ta biết, độ chính xác của các kết quả trong phương pháp phổ mật độ năng lượng phụ thuộc rất lớn vào kích thước cửa sổ tính toán. Để có khảo sát sự phụ thuộc này, chúng tôi sử dụng mô hình hiệu ứng dị thường từ gây ra bởi mặt ranh giới [19] có diện tích 220 × 220 km và chiều sâu trung bình bằng 4,17 km (hình 2). Độ từ hóa được lựa chọn bằng 2,6 A/m tương ứng là độ từ hóa của đá phun trào bazan [20], độ từ khuynh và độ từ thiên của trường từ Trái đất được lựa chọn lần lượt bằng 300 và -1,750 (tương ứng với vĩ độ trung tâm của khu vực vịnh Bắc Bộ), hướng từ hóa của đối tượng gây trường trùng với góc từ hóa của trường từ Trái đất. Nghiên cứu áp dụng phương pháp phổ mật … a) b) Hình 3. (a) Sơ đồ địa hình mặt ranh giới từ tính có độ sâu trung bình 4,2 km, độ từ hóa bằng 2,6 A/m, D = 300 và I = -1,750 và vị trí, kích thước các cửa sổ tính toán (khung ô vuông); (b) sơ đồ trường dị thường từ do mặt ranh giới (a) gây ra Trên cơ sở bản đồ dị thường từ gây ra bởi mặt ranh giới, chúng tôi khảo sát các cửa sổ có kích thước cửa sổ tính toán lần lượt bằng 33 × 33 km, 44 × 44 km, 55 × 55 km, 66 × 66 km, 110 × 110 km và 165 × 165 km tương ứng gấp 8, 10, 13, 16, 26, 39, 53 chiều sâu trung bình của mặt ranh giới trong cửa sổ khảo sát. Hình 4 là đồ thị các đường phổ mật độ năng lượng dị thường từ (hình 3b) ứng với các kích thước cửa sổ nêu trên. Bảng 1 là các kết quả xác định độ sâu đến mặt ranh giới theo các đường phổ trên hình 4. Từ Bảng 1 cho thấy với cửa số tính toán lớn hơn khoảng 10 lần chiều sâu trung bình của mặt ranh giới thì kết quả tính toán với độ chính xác trong khoảng từ 1,1 - 2,5% và đến một kích thước cửa sổ nào đó (ở đây > 16 lần) việc tăng kích thêm kích thước cửa số làm cho độ chính xác lại thấp đi. Khi cửa số có kích thước nhỏ hơn 10 lần chiều sâu trung bình thì kết quả cho độ chính xác rất thấp (trường hợp kích thước cửa sổ gấp 8 lần chiều sâu trung bình thì kết quả cho sai số là 26,7%). Bảng 1. Kết quả tính độ sâu mặt ranh giới theo các đường phổ có kích thước cửa sổ tính toán khác nhau STT Kích thước cửa sổ (km) Độ sâu thực (km) Độ sâu tính toán (km) Sai số (%) Kích thước cửa sổ/độ sâu (lần) 1 33 × 33 4,25 3,11 26,7 8 2 44 × 44 4,14 4,25 2,5 10 3 55 × 55 4,25 4,16 1,7 13 4 66 × 66 4,25 4,2 1,1 16 5 110 × 110 4,24 4,28 2,0 26 6 165 × 165 4,22 4,41 2,2 39 141 Nguyễn Như Trung, Bùi Văn Nam, … Hình 4. Đường cong phổ mật độ năng lượng tính được với các cửa sổ tính toán có kích thước khác bằng 33 × 33 km (a1) , 44 × 44 km (a2), 55 × 55 km (a3), 66 × 66 km (a4), 110 × 110 km (a5) và 165 × 165 km (a6) Ảnh hưởng của yếu tố địa hình mặt ranh giới đến kết quả tính toán Kết quả thu được từ phương pháp phổ mật độ năng lượng là độ sâu trung bình của diện tích cửa số tính toán. Do đó phương pháp sẽ có độ chính xác cao khi áp dụng cho những khu vực địa hình tương đối bằng phẳng, ngược lại khi địa hình mặt ranh giới thay đổi mạnh thì kết quả sẽ 142 có độ tinh cậy thấp hơn. Để có được những đánh giá về ảnh hưởng của các yếu tố địa hình vào kết quả tính toán, chúng tôi khảo sát phương pháp trên mô hình cho các trường hợp có địa hình thay đổi khác nhau nhưng có độ sâu trung bình không thay đổi và bằng 8,5 km. Mức độ thay đổi của địa hình được đánh giá thông qua độ lệch chuẩn [21] lần lượt bằng 0,8; 9,5; 12,5; 17; 26 và 30%. Độ từ hóa chọn bằng 2,6 A/m, hướng từ Nghiên cứu áp dụng phương pháp phổ mật … hóa của đối tượng gây trường trùng với góc từ hóa của trường từ Trái đất. Kích thước cửa sổ được chọn bằng 10 lần độ sâu trung bình mặt ranh giới. Kết quả tính toán cho các trường hợp địa hình mặt ranh giới có độ lệch chuẩn khác nhau được thể hiện trong bảng 2: độ lệch chuẩn càng lớn thì kết quả tính cho sai số càng lớn, với địa hình có độ lệch chuẩn nhỏ hơn 17% thì độ chính xác của phép tính có sai số  4,1%. Trường hợp địa hình có độ lệch chuẩn lớn hơn 30% thì kết quả tính toán sẽ cho sai số  38%. Bảng 2. Độ sâu mặt ranh giới xác định được phụ thuộc vào địa hình mặt ranh giới STT Độ sâu TB của mặt ranh giới Độ lệch chuẩn (%) Giá trị tính được (km) Sai số (%) 1 2 3 4 5 6 8,5 8,5 8,5 8,5 8,5 8,5 0,8 9,5 12,4 16,9 26,0 29,4 8,4 8,32 8,3 8,15 9,65 5,25 1,2 2,1 2,4 4,1 13,6 38,2 Kết quả tính toán trên số liệu thực tế khu vực Vịnh Bắc Bộ Lựa chọn cửa sổ tính toán Từ đặc điểm chiều sâu mặt móng trước Kainozoi có thể suy ra mặt móng trầm tích ở khu vực nghiên cứu có mức độ thay đổi rất khác nhau từ khu vực Bể Sông Hồng sang Bể Bắc Bộ. Do vậy, việc lựa chọn kích thước cửa sổ tính toán độ sâu zt và z0 ở các khu vực này sẽ phải khác nhau. Để lựa chọn được kích thước cửa sổ phù hợp, chúng tôi lựa chọn một số vị trí đại diện trong khu vực nghiên cứu để tính phổ mật độ năng lượng với các kích thước cửa sổ tăng dần, khi kích thước cửa sổ đủ lớn thì độ sâu tính được sẽ có xu hướng hội tụ về một giá trị và cửa sổ được lựa chọn sẽ là cửa sổ có kích thước nhỏ nhất trong các cửa sổ này. Ví dụ, tại khu vực trung tâm Bể Sông Hồng chúng ta chọn vị trí tâm cửa số có tọa độ là (107030’, 190), lần lượt cho kích thước cửa sổ tính toán bằng 88 × 88, 110 × 110, 132 × 132, 143 × 143, 154 × 154 và 165 × 165 km, chúng ta sẽ tính được độ sâu đến mặt ranh giới trên (zt) tại điểm này (bảng 3). Bảng 3 cho thấy khi kích thước cửa sổ nhỏ độ sâu mặt ranh giới xác định được quá nông (5,5 km). Khi kích thước cửa sổ đủ lớn ( 143 × 143 km), độ sâu mặt ranh giới dao động trong khoảng từ 11,3 12,9 km. Như vậy, kích thước cửa sổ phù hợp ở khu vực này có thể chọn bằng 143 × 143 km. Tương tự tại vị trí tâm của sổ (109045’, 170) ở khu vực nam Hải Nam, kết quả tính với các kích thước cửa số tăng dần chúng ta cũng xác định được độ sâu hội tụ về giá trí 9,9 km khi kích thức cửa số  99 × 99 km (bảng 4). Như vậy, chúng ta có thể lựa chọn kích thước cửa sổ để tính toán bằng 99 × 99 km. Bảng 3. Kết quả xác định chiều sâu mặt móng với kích thước cửa sổ khác nhau tại khu vực Bể Sông Hồng STT Kích thước cửa sổ (km) Chiều sâu tinh được (km) 1 2 3 4 5 6 88 × 88 km 110 × 110 km 132 × 132 km 143 × 143 km 154 × 154 km 165 × 165 km 5,5 5,7 7,1 12,8 12,9 11,3 Bảng 4. Kết quả xác định chiều sâu mặt móng với kích thước cửa sổ khác nhau tại khu vực nam đảo Hải Nam STT Kích thước cửa sổ (km) Chiều sâu (km) 1 2 3 4 88 × 88 km 99 × 99 km 110 × 110 km 121 × 121 km 6,6 km 9,7 km 9,97 km 9,6 km Tính độ sâu mặt ranh giới trên (zt) Để tính toán độ sâu mặt móng trầm tích, khu vực nghiên cứu được chia thành 78 cửa sổ, các cửa sổ được bố trí cửa sổ nọ chồng lên cửa sổ liền kề 50% diện tích (hình 5). Trong đó kích thước cửa sổ ở trung tâm Bể Sông Hồng là 143 Nguyễn Như Trung, Bùi Văn Nam, … 143 × 143 km và các khu vực còn lại được tính với kích thước cửa sổ bằng 99 × 99 km. Kết quả tính toán xác định độ sâu mặt móng (zt ) cho khu vực nghiên cứu được thể hiện trên hình 6. Kết quả tính toán trên hình 6 cho thấy: độ sâu mặt móng từ tính trên có sự thay đổi lớn từ khoảng hơn 3 km dọc theo đường bờ biển đến 14 km ở khu vực trung tâm Bể Sông Hồng. Nhìn chung, địa hình mặt móng trầm tích phản ánh hình dạng cấu trúc của mặt móng trước Kainozoi. Tại khu vực Bể Sông Hồng mặt móng trầm tích có địa hình kéo dài theo phương tây bắc - đông nam. Tại khu vực Bể Bắc Bộ, mặt móng trầm tích có độ sâu lớn nhất khoảng 6,5 km, địa hình mặt móng tương đối thoải và định hướng theo phương đông bắc tây nam. Trên khu vực thềm Hạ Long, độ sâu mặt móng khoảng từ 3 - 5 km, có cấu trúc nâng, định hướng theo phương đông bắc - tây nam. Khu vực phía nam của vùng nghiên cứu (thuộc bể nam Hải Nam) độ sâu mặt móng trầm tích cực đại lên đến 9 km. Địa hình mặt móng có phương đông bắc - tây nam. Hình 5. Sơ đồ bố trí tâm các cửa số tính toán và cách di chuyển các cửa sổ, các cửa số liền kề nhau nằm chồng lên nhau 50% diện tích Tính độ sâu điểm curie Kết quả nghiên cứu gradient địa nhiệt ở khu vực Bể Sông Hồng cho thấy gradient địa nhiệt trung bình ở khu vực này khoảng từ 29 35,90C/km [17]. Nếu ước tính một cách rất thô thiển thì độ sâu mặt Curie ở khu vực này có thể dao đông trong khoảng từ 16 - 26 km, tương ứng với độ sâu điểm trung tâm (z0) khoảng 16 km. Do vậy, kích thước cửa sổ tính toán để xác định độ sâu điểm trung tâm (z0) cho khu vực nghiên cứu chúng ta chọn bằng 165 × 165 km. Khi đó, toàn bộ khu vực nghiên cứu được chia làm 37 cửa sổ, các cửa sổ liền kề được bố trí đè chồng lên nhau 50% diện tích 144 (hình 5). Ngoài ra, trước khi áp dụng phương pháp phổ mật độ năng lượng xuyên tâm để xác định độ sâu điểm trung tâm, với mục đích làm giảm ảnh hưởng của các đối tượng nhỏ có bước sóng ngắn ở phía trên, chúng ta tiến hành lọc số liệu dị thường từ để loại bỏ dị thường có bước sóng ngắn nhỏ hơn 10 km [11]. Từ kết quả tính độ sâu mặt móng trầm tích (zt) và độ sâu điểm trung tâm (z0) của lớp từ tính, chúng tôi tính được độ sâu điểm Curie cho khu vực nghiên cứu theo công thức (8). Hình 7 là bản đồ kết quả tính độ sâu điểm Curie khu vực nghiên cứu. Trên hình 7 cho thấy chiều sâu điểm Curie trong khu vực nghiên cứu thay đổi Nghiên cứu áp dụng phương pháp phổ mật … trong khoảng từ 12 km đến 26 km. Khu vực có độ sâu lớn nhất là dải nằm dọc theo đường bờ từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế với độ sâu từ 22 km đến 26 km. Những khu vực có độ sâu điểm Curie nâng lên cao nhất là khu vực dọc theo Bể Sông Hồng có độ sâu thay đổi từ 10 16 km, khu vực trũng Hà Nội và khu vực phía nam Bể Sông Hồng độ sâu điểm Curie chỉ khoảng 10 - 12 km. Tại khu vực thềm Hạ Long và Bể Bắc Bộ, độ sâu điểm Curie vào khoảng 20 - 21 km. Về đặc điểm cấu trúc, địa hình mặt Curie ở khu vực Bể Sông Hồng là một đới nâng cao có phương tây bắc - đông nam, trùng với phương cấu trúc của Bể Sông Hồng. Khu vực Bể Bắc Bộ địa hình mặt Curie tương đối phẳng, ít thay đổi. K c (9) q Trong đó Dc là độ sâu điểm Curie, K là hệ số dẫn nhiệt,  c là nhiệt độ điểm Curie, q là dòng nhiệt. Dc  Từ công thức (9) ta thấy nhiệt độ điểm Curie tỷ lệ nghịch với dòng nhiệt, nghĩa là những khu vực dòng nhiệt cao thì ở đó có độ sâu điểm Curie nhỏ và ngược lại. Xem xét kết quả tính toán độ sâu điểm Curie với bản đồ phân bố dòng nhiệt trong khu vực chúng ta thấy chúng có sự tương đồng rất cao. Trên bản đồ dòng nhiệt trong khu vực cho thấy những khu vực có đặc điểm dòng nhiệt cao như: Khu vực thềm Đà Nẵng thuộc các lô dầu khí 113, 114, 115 có giá trị dòng nhiệt cao lên tới 130 mW/m2, khu vực miền võng Hà Nội có giá trị dòng nhiệt cao nhất trong khu vực [17]. Những khu vực có dòng nhiệt cao trùng với những khu vực độ sâu điểm Curie được nâng lên cao (hình 7). Khu vực Bể Bắc Bộ có giá trị rất thấp, trung bình khoảng 65,7 mW/m2 [21], độ sâu điểm Curie tại khu vực này hạ xuống rất sâu. Hình 6. Bản đồ độ sâu móng trên của lớp từ tính vỏ Trái đất khu vực vịnh Bắc Bộ THẢO LUẬN Mối liên hệ giữa độ sâu mặt Curie, trường địa nhiệt và độ sâu mặt Moho Mối quan hệ giữa độ sâu điểm Curie và giá trị dòng nhiệt được biểu diễn qua công thức sau [8]: Hình 7. Bản đồ độ sâu điểm Curie khu vực vịnh Bắc Bộ 145 Nguyễn Như Trung, Bùi Văn Nam, … Bản đồ độ sâu điểm Curie có mối tương quan rất cao với bản đồ độ sâu mặt Moho [18]. Tại những khu vực mặt Moho nâng lên cao thì mặt Curie cũng nâng lên, những khu vực mặt Moho hạ thấp ở đó mặt Curie cũng hạ thấp. Trong khu vực nghiên cứu, độ sâu mặt Curie luôn nằm nông hơn mặt Moho. Điều này chứng tỏ rằng mặt Moho ở khu vực này là mặt không có từ tính. Tổng chiều dày trầm tích ở khu vực Bể Sông Hồng Bể Sông Hồng là một bể trầm tích có chiều dày trầm tích rất lớn. Việc xác định chiều dày trầm tích ở khu vực này thường rất khó khăn do Bể Sông Hồng có dạng kéo dài hẹp theo chiều đông bắc - tây nam nhưng móng trầm tích lại rất sâu. Các mặt cắt địa chấn cắt qua khu vực này thường có tín hiệu rất yếu về mặt ranh giới móng trầm tích này, hơn nữa các thông tin khác hỗ trợ cho quá trình phân tích ngược chuyển từ mặt cắt thời gian sang mặt cắt độ sâu hầu như không có, dẫn đến kết quả phân tích có được thường có độ tin cậy thấp. Kết quả phân tích số liệu trọng lực để xác định độ sâu mặt móng trầm tích ở khu vực này cũng ở trong tình trạng tương tự, và thường lấy số liệu địa chấn làm tựa trong quá trình phân tích dẫn đến tính độc lập của các kết quả phân tích trọng lực so với địa chấn thường không cao. Kết quả xác định độ sâu mặt ranh giới trên của lớp từ tình (zt) là kết quả tính toán có tính độc lập cao so với kết quả phân tích bằng địa chấn và trọng lực. Chiều sâu mặt móng từ xác định được ở khu vực trung tâm bồn trũng sông Hồng chỉ đạt tới độ sâu 14 km. Với độ sâu mặt móng từ như vậy có thế cho rằng tổng chiều dầy trầm tích ở khu vực này chỉ khoảng đâu đó 14 km chứ không phải 17 km như các kết quả phân tích của các tác giả Trung Quốc [14 ]. KẾT LUẬN Trên cơ sở các nghiên cứu trình bày ở các phần trên, bài báo đi đến một số kết luận sau: Đã xác định được cấu trúc lớp từ tính, bao gồm độ sâu mặt móng và độ sâu điểm Curie, cho khu vực vịnh Bắc Bộ theo phương pháp phổ mật độ năng lượng dị thường từ. Kết quả tính toán trên mô hình lý thuyết và thực thực tế đã xác định được kích thước cửa sổ tính toán 146 thích hợp cho khu vực bằng khoảng 10 lần chiều sâu của mặt ranh giới. Độ chính xác của phương pháp phổ mật độ năng lượng không chỉ phụ thuộc và kích thước của sổ mà còn phụ thuộc vào độ lệch chuẩn của mặt ranh giới từ tính. Khi địa hình có độ lệch chuẩn nhỏ hơn 17% thì độ chính xác của phương pháp tính có thể  4,1%, khi độ lệch chuẩn của địa hình lệch chuẩn lớn hơn 30% thì kết quả tính toán sẽ cho sai số  38%. Mặt ranh giới móng trầm tích có độ sâu thay đổi từ 3 - 14 km. Độ sâu mặt Curie xác định được trong khoảng từ 11 - 26 km. Cầu trúc mặt Curie có mối tương quan chặt chẽ với phân bố dòng nhiệt trong khu vực và địa hình mặt Moho: tại nơi địa hình mặt Moho nâng lên cao thì ở đó mặt Curie nông và ngược lại. Mặt Moho trong khu vực nghiên cứu không có hiệu ứng từ tính. Lời cảm ơn: Bài báo này được hoàn thành với sự trợ giúp của đề tài KC09.09/11-15 và đề tài cơ sở năm 2014. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ravat, D., Pignatelli, A., Nicolosi, I., and Chiappini, M., 2007. A study of spectral methods of estimating the depth to the bottom of magnetic sources from nearsurface magnetic anomaly data. Geophysical Journal International, 169(2): 421-434. 2. Ross, H. E., Blakely, R. J., and Zoback, M. D., 2006. Testing the use of aeromagnetic data for the determination of Curie depth in California. Geophysics, 71(5): L51-L59. 3. Eletta, B. E., and Udensi, E. E., 2012. Investigation of the Curie Point Isotherm from the Magnetic Fields of Eastern Sector of Central Nigeria. Geosciences, 2(4): 101-106. 4. Hsieh, H. H., Chen, C. H., Lin, P. Y., & Yen, H. Y., 2014. Curie point depth from spectral analysis of magnetic data in Taiwan. Journal of Asian Earth Sciences, 90, 26-33. 5. Bhattacharyya, B. K., and Leu, L. K., 1975. Analysis of magnetic anomalies over Nghiên cứu áp dụng phương pháp phổ mật … Yellowstone National Park: mapping of Curie point isothermal surface for geothermal reconnaissance. Journal of Geophysical Research, 80(32): 4461-4465. 6. Bhattacharyya, B. K., and Leu, L. K., 1977. Spectral analysis of gravity and magnetic anomalies due to rectangular prismatic bodies. Geophysics, 42(1): 41-50. 7. Okubo, Y., Graf, R. J., Hansen, R. O., Ogawa, K., and Tsu, H., 1985. Curie point depths of the island of Kyushu and surrounding areas, Japan. Geophysics, 50(3): 481-494. 8. Tanaka, A., Okubo, Y., and Matsubayashi, O., 1999. Curie point depth based on spectrum analysis of the magnetic anomaly data in East and Southeast Asia. Tectonophysics, 306(3): 461-470. 9. Blakely, R. J., 1996. Potential theory in gravity and magnetic applications. Cambridge University Press. 10. Spector, A., and Grant, F. S., 1970. Statistical models for interpreting aeromagnetic data. Geophysics, 35(2): 293302. 11. Magnetic anomaly map of East Asia 1:4,000,000. Published by geological survey of Japan and CCOP. 1996. 12. Nguyễn Như Trung, Phùng Văn Phách, Trần Văn Trị và nnk, 2013. Đặc trưng cấu trúc khu vực bắc vịnh Bắc Bộ theo phân tích số liệu khảo sát địa vật lý và địa chất mới. Tuyển tập báo cáo khoa học hội nghị khoa học địa chất Biển toàn quốc lần thứ 2, Hà Nội - Hạ Long, 10-12/10/2013. 13. Nguyễn Hiệp (chủ biên) 2007. Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam. Nxb. KH&KT, 549 tr. 14. Clift, P. D., and Sun, Z., 2006. The sedimentary and tectonic evolution of the Yinggehai - Song Hong basin and the southern Hainan margin, South China Sea: Implications for Tibetan uplift and monsoon intensification. Journal of Geophysical Research: Solid Earth (1978 2012), 111(B6). 15. Phùng Văn Phách (chủ biên) và nnk., 2011. Kiến tạo địa động lực và tiềm năng dầu khí của bể trầm tích Sông Hồng - vịnh Bắc Bộ. xb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ. (Sách chuyên khảo). 16. Nguyen Nhu Trung and Nguyen Thi Thu Huong, 2013. Topography of the Moho and Earth Crust Structure Beneath the East Vietnam Sea from 3D inversion of Gravity Field data. Acta geophysica, 61(2): 357384. (DOI: 10.2478/s11600-012-0078-9). 17. Trần Huyên, 2013. Dòng nhiệt và tài nguyên năng lượng địa nhiệt của các bể trầm tích chứa dầu khí thềm lục địa Việt Nam (Bể Sông Hồng, Nam Côn Sơn, Cửu Long và Malay - Thổ Chu) một vài giải pháp ứng dụng. Hà Nội. 18. Xiao‐Yin, T. A. N. G., Sheng‐Biao, H. U., Gong‐Cheng, Z. H. A. N. G., Jian‐She, L. I. A. N. G., Shu‐Chun, Y. A. N. G., Song, R. A. O., and Wei‐Wei, L. I., 2014. Geothermal Characteristics and Hydrocarbon Accumulation of the Northern Marginal Basins, South China Sea. Chinese Journal of Geophysics, 57(1): 64-78. 19. Parker, R. L., 1973. The rapid calculation of potential anomalies. Geophysical Journal International, 31(4): 447-455. 20. Dobrin, M. B., and Savit, C. H., 1988. Introduction to geophysical prospecting: 4th edition: McGraw-Hill Book Co., 867 p. 21. Statistics and Standard Deviation. Mathematics Learning Centre. 147 Nguyễn Như Trung, Bùi Văn Nam, … APPLICATION OF POWER DENSITY SPECTRUM OF MAGNETIC ANOMALY TO ESTIMATE THE STRUCTURE OF MAGNETIC LAYER OF THE EARTH CRUST IN THE BAC BO GULF Nguyen Nhu Trung, Bui Van Nam, Nguyen Thi Thu Huong, Than Dinh Lam Institute of Marine Geology and Geophysics-VAST ABSTRACT: This paper presents results of application of power density spectrum of magnetic anomaly to estimate the structure of magnetic layer of the earth crust in Bac Bo Gulf. The window sizes depending on the depth and topography of the magnetic boundary were investigated on the digital modeling and the field data. It allows us to define suitable window sizes for estimating the depth of the magnetic layers in the Bac Bo Gulf. The interpretation result of magnetic data was used to construct the maps of top boundary and bottom boundary (Curie point surface) of the magnetic layer of the earth crust in the Bac Bo Gulf. The calculated depth of top boundary ranges from 3 km along the coast to 14 km in the depocenter of the Song Hong basin. The calculated Curie depth is in range of 11 - 26 km. The Curie surface depth is 16 km in the depocenter of the Song Hong Basin. The interpretation result also showed that the Curie surface has good correlation with heat flow and the Moho depth in the study area. The Curie surface depth is always shallower than Moho surface in the study area. Keywords: Power density spectrum, Curie point, Red River basin, magnetic anomaly. 148 View publication stats
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan