Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu áp dụng kĩ thuật earned value management (evm) trong công tác quản lí...

Tài liệu Nghiên cứu áp dụng kĩ thuật earned value management (evm) trong công tác quản lí tiến độ thi công dự án tổ hợp công trình trung tâm thương mại dịch vụ, nhà trẻ và nhà ở

.PDF
97
3
119

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi: Đinh Quốc Đạt Sinh ngày: 17/07/1986 Học viên lớp: 23QLXD12. Mã học viên: 1581580302047 Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Đây là thành quả lao động, là sự tổ hợp của các yếu tố mang tính nghề nghiệp của tôi. Hà Nội, ngày .... tháng .... năm 2017 Tác giả Đinh Quốc Đạt i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều cá nhân và tập thể. Nhân đây, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Mỵ Duy Thành và thầy Lê Văn Kiều, các thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết trong quá trình tác giả thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng cùng các thầy, cô giáo thuộc các Bộ môn khoa Công trình, phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học trường Đại học Thủy Lợi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ của mình. Tác giả cũng muốn gừi lời cảm ơn chân thành đến Công ty TNHH đầu tư C.T.L và các anh chị trong Ban quản lý dự án “TỔ HỢP CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ, NHÀ TRẺ VÀ NHÀ Ở”, đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận vặn. Tác giả sẽ không bao giờ quên những người bạn đã cùng sát cánh với tác giả trong khóa học này. Cuối cùng, tác giả muốn dành tất cả tình yêu thương cho cha mẹ, các em, người vợ và các con đã là chỗ dựa tinh thần vững chắc để tác giả có những kết quả này. Hà Nội, ngày ..... tháng .... năm 2017 Tác giả Đinh Quốc Đạt ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................... iii DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. viii DANH MỤC PHỤ LỤC..................................................................................... ix DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ .................. x MỞ ĐẦU: ............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài: ................................................................................... 1 2. Mục đích của đề tài: .......................................................................................... 1 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: ...................................................... 2 4. Kết quả dự kiến đạt được: ................................................................................. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG NHÀ CAO TẦNG. ................................................................................. 3 1.1. Sự hình thành và phát triển ngành xây dựng : ............................................... 3 1.2. Lịch sử phát triển nhà cao tầng tại Việt Nam: ............................................... 5 1.3. Tổng quan về công tác quản lý tiến độ nhà cao tầng hiện nay: ..................... 7 1.3.1. Đặc điểm tình hình: ..................................................................................... 7 1.3.2. Tiến độ thi công các công trình nhà cao tầng tại Hà nội hiện nay: ........... 10 1.3.3. Những tồn tại trong công tác quản lý tiến độ xây dựng công trình hiện nay ............................................................................................................................. 13 1.4. Vai trò của công tác quản lý tiến độ thi công công trình nhà cao tầng đến sự phát triển kinh tế ở Việt Nam. ............................................................................. 14 1.4.1. Khái niệm kế hoạch tiến độ thi công công trình ....................................... 14 1.4.2. Vai trò của kế hoạch tiến độ thi công công trình ...................................... 15 1.4.3. Ảnh hưởng của công tác quản lý tiến độ thi công công trình nhà cao tầng đến sự phát triển kinh tế: ..................................................................................... 17 iii KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................. 19 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG KỸ THUẬT EVM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG NHÀ CAO TẦNG. ............................................................................................................................. 20 2.1. Cơ sở lý thuyết về quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình: ............... 20 2.1.1. Quản lý tiến độ thi công thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình được quy định như sau: ....................................................................................................... 20 2.1.2. Yêu cầu chung khi lập và quản lý tiến độ của dự án: ............................... 21 2.1.3. Để dự án triển khai đúng tiến độ thì nhà đầu tư cần: ................................ 23 2.2. Cơ sở lý thuyết về EVM: .............................................................................. 23 2.2.1. Giới thiệu về phương pháp EVM: ............................................................. 23 2.2.2. Vai trò của EVM đối với công tác Quản lý dự án: ................................... 25 2.2.3. Nguồn gốc và khái niệm về quản lý giá trị thu được EVM: ..................... 26 2.2.4. Tìm hiểu một số yếu tố cơ bản trong EVM:.............................................. 29 2.2.5. Các kỹ thuật đo lường giá trị thu được (Earned Value measurement Techniques): ........................................................................................................ 30 2.3. Áp dụng kỹ thuật EVM trong công tác quản lý tiến độ: .............................. 32 2.3.1. Phạm vi áp dụng: ....................................................................................... 32 2.3.2. Quy trình kiểm soát dự án theo EVM: ...................................................... 33 2.4. Đặc điểm của nhà cao tầng đối với kỹ thuật EVM trong công tác quản lý tiến độ thi công: ................................................................................................... 38 2.4.1. Đặc điểm của nhà cao tầng với công tác quản lý tiến độ thi công: ........... 38 2.4.2. Các yêu cầu đối với công tác quản lý tiến độ thi công nhà cao tầng khi ứng dụng phương pháp EVM: ............................................................................. 39 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 43 CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP EVM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG DỰ ÁN: “TỔ HỢP CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ, NHÀ TRẺ VÀ NHÀ Ở”. ......... 44 3.1. Tổng quan về dự án:“ Tổ hợp công trình trung tâm thương mại dịch vụ, nhà trẻ và nhà ở”. ....................................................................................................... 44 iv 3.1.1. Giới thiệu chung về dự án: ........................................................................ 44 3.1.2. Quy mô và công năng của dự án: .............................................................. 46 3.2. Thực trạng công tác quản lý và kiểm soát tiến độ thi công trên dự án Pentstudio Hồ Tây: .............................................................................................. 50 3.2.1. Mô hình quản lý áp dụng cho dự án:......................................................... 50 3.2.2. Quy trình kiểm soát tiến độ thi công trên công trường: ............................ 53 3.3. Áp dụng phương pháp EVM trong quản lý tiến độ thi công hạng mục: Móng và tầng hầm của dự án Pentstudio Hồ Tây. ......................................................... 55 3.3.1. Lập cơ sở dữ liệu EVM cho Dự án- Giai đoạn thi công: Móng và tầng hầm: ..................................................................................................................... 55 3.3.2. Kiểm soát quá trình thực hiện dự án: ........................................................ 59 3.3.3. Một số biện pháp để khắc phục và bảo đảm tiến độ: ................................ 65 3.3.4. Phân tích hiệu quả của việc sử dụng Kỹ thuật EVM vào công tác quản lý tiến độ thi công dự án: ......................................................................................... 72 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3: ................................................................................ 74 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 75 1. Những kết quả đạt được: ................................................................................. 75 2. Những tồn tại chưa giải quyết được: ............................................................... 75 3. Phương pháp nghiên cứu tiếp theo:................................................................. 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO: ............................................................................... 76 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 77 v DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Hình ảnh một số dự án nhà cao tầng ở TP.Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. ........ 7 Hình 1.2 Hình ảnh nhà cao tầng tại Quận Cầu Giấy ....................................................... 8 Hình 1.3 Hình ảnh nhà cao tầng tại Quận Đống Đa........................................................ 8 Hình 1.4 Hình ảnh Nhà cao tầng khu vực Mỹ Đình ....................................................... 9 Hình 1.5 Hình ảnh nhà cao tầng tại khu vực Nam Từ Liêm. .......................................... 9 Hình 1.6 Hình ảnh nhà cao tầng tại khu vực Quận Hà Đông.......................................... 9 Hình 1.7 Hình ảnh dự án Usilk City (Hà Đông. Hà nội) .............................................. 10 Hình 1.8 Hình ảnh dự án Sky Garden Towers tại Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) ... 11 Hình 1.9 Hình ảnh dự án tòa nhà Lilama 52 Lĩnh Nam, Hà Nội .................................. 12 Hình 2.1 Chu trình quản lý tiến độ thi công xây dựng .................................................. 22 Hình 2.2 Các đường cong trong phương pháp EVM .................................................... 29 Hình 2.3 Ý nghĩa các thông số trong EVM ................................................................... 34 Hình 3.1 Vị trí dự án Pentstudio Hồ Tây ...................................................................... 45 Hình 3.2 Sơ đồ vị trí khu đất. ........................................................................................ 46 Hình 3.3 Phối cảnh dự án Pentstudio ............................................................................ 48 Hình 3.4 Mặt bằng ranh giới khu đất dự án .................................................................. 49 Hình 3.5 Sơ đồ tổ chức BQLDA ................................................................................... 50 Hình 3.6 Lưu đồ phối hợp giữa các bên trên công trường khi có điều chỉnh tiến độ ... 53 Hình 3.7 Lưu đồ kiểm soát tiến độ. ............................................................................... 54 Hình 3.8 Lưu dự án dưới dạng cơ sở Baseline .............................................................. 59 vi Hình 3.9 Xác định thời điểm lập báo cáo dự án. ........................................................... 60 Hình 3.10 Cập nhật thông tin dự án vào Ms Project ..................................................... 62 Hình 3.11 Áp dụng tính toán EVSI trong Ms Project. .................................................. 63 Hình 3.12 Kết quả tính toán tình hình dự án bằng EVSI- Ngày 20/12/2015 ................ 64 Hình 3.13 Kết quả tính toán tình hình dự án bằng EVSI- Ngày 20/1/16- Trang 1 ....... 70 Hình 3.14 Kết quả tính toán tình hình dự án bằng EVSI- Ngày 20/1/16- Trang 2 ....... 71 vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Ví dụ về bảng tiến độ chi phí ......................................................................... 40 Bảng 2.2 Ví dụ về biểu đồ ngân lưu .............................................................................. 40 Bảng 2.3 Ví dụ về đường cong ngân sách tích lũy........................................................ 41 Bảng 2.4 Quy trình kiểm soát tiến độ bằng EVM ......................................................... 42 Bảng 3.1 Bảng Giá Hợp Đồng ...................................................................................... 55 Bảng 3.2 Bảng tổng hợp đơn giá ................................................................................... 56 Bảng 3.3 Bảng Tổng tiến độ thi công............................................................................ 57 Bảng 3.4 Bảng phân bổ chi phí công việc theo tiến độ thi công. .................................. 58 Bảng 3.5 Bảng báo cáo tổng hợp công trường. ............................................................. 61 Bảng 3.6 Bảng tổng hợp kết quả EVSI- Ngày 20/12/2015 ........................................... 65 Bảng 3.7 Bảng tiến độ điều chỉnh- Trang 1 .................................................................. 67 Bảng 3.8 Bảng tiến độ điều chỉnh- Trang 2 .................................................................. 68 Bảng 3.9 Bảng tổng tiến độ đã điều chỉnh.- Trang 1 .................................................... 69 Bảng 3.10 Bảng tổng hợp kết quả EVSI- Ngày 20/1/2016. .......................................... 71 viii DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 01: Bảng giá hợp đồng. .................................................................................... 77 Phụ lục 02: Bảng đơn giá hợp đồng. ............................................................................. 78 Phụ lục 03: Bản tổng tiến độ thi công. .......................................................................... 82 Phụ lục 04: Bảng phân bổ chi phí theo tiến độ thi công- Dữ liệu Baseline. ................. 84 Phụ lục 05: Bảng Tổng Tiến Độ Điều Chỉnh: ............................................................... 86 ix DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ Các từ viết tắt: 1. AC : Actual Cost 2. ACWP : Actual Cost of Work Performed. 3. BAC : Budgeted Cost At Completion. 4. BCWP: Budgeted Cost of Work Performed. 5. BCWS: Budgeted Cost of Work Scheduled 6. BPTC: Biện pháp thi công. 7. BVTC: Bản vẽ thi công. 8. CPI : Cost Performance Index 9. CSI : Cost Schedule Index 10. CV : Cost Variance 11. EAC : Estimated At Completion 12. EV : Earned value. 13. EVM: Earned value management. 14. EVSI: Earned Value Schedule Indicators. 15. PV : Planned value. 16. SPI : Schedule Performance Index 17. SV : Schedule Variance 18. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn. 19. VAC : Variance At Completion x MỞ ĐẦU: Trong những năm gần đây, tiến độ thi công xây dựng công trình trở thành vấn đề rất được quan tâm trong xây dựng nói chung cũng như xây dựng công trình nhà cao tầng nói riêng. Tiến độ thi công xây dựng công trình quyết định trực tiếp đến thời gian hoàn thành công trình và đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Việc đẩy nhanh tiến độ thi công có thể giúp giảm thiểu giá thành của công trình, sớm đưa công trình vào khai thác, an sinh xã hội. Từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư xây dựng công trình nói riêng và cho xã hội nói chung. 1. Tính cấp thiết của đề tài: Hiện nay đã có nhiều đề tài, chương trình khoa học, các dự án nghiên cứu nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công công trình xây dựng nói chung và công trình nhà cao tầng nói riêng. Đặc biệt thi công công trình nhà cao tầng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho đất nước do các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước thực hiện. Tuy nhiên, kết quả chỉ mới dừng lại ở những khái niệm chung chung, chưa đi sâu vào từng công trình riêng biệt. Trong đề tài này sẽ đi sâu vào nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật EVM trong công tác quản lý tiến độ thi công nhà cao tầng. Xuất phát từ vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật Earned Value Management (EVM) trong công tác quản lý tiến độ thi công dự án:“ Tổ hợp công trình trung tâm thương mại dịch vụ, nhà trẻ và nhà ở”. Do công ty TNHH đầu tư C.T.L làm chủ đầu tư. 2. Mục đích của đề tài: Từ việc nghiên cứu cơ sở lý thuyết kỹ thuật EVM, phân tích thực trạng thi công và quản lý tiến độ thi công các công trình xây dựng nhà cao tầng. Luận văn nhằm mục đích đề xuất áp dụng phương pháp EVM trong công tác quản lý tiến độ thi công nhà cao tầng và nghiên cứu áp dụng cụ thể cho dự án: “Tổ hợp công trình trung tâm thương mại dịch vụ, nhà trẻ và nhà ở”, do công ty TNHH C.T.L làm Chủ Đầu Tư. 1 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu công tác quản lý tiến độ thi công nhà cao tầng. Dự án cụ thể: “Tổ hợp công trình trung tâm thương mại dịch vụ, nhà trẻ và nhà ở”, do công ty TNHH C.T.L làm Chủ Đầu Tư. Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu kỹ thuật EVM trong công tác kiểm soát tiến độ. Phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu lý thuyết (phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết); Nghiên cứu thực nghiệm ( phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm). Phương pháp tiếp cận: Ngày nay có thể dùng các phần mềm hỗ trợ thực hiện như : Microsoft project...vv 4. Kết quả dự kiến đạt được: Áp dụng kỹ thuật EVM trong công tác quản lý tiến độ thi công nhà cao tầng. Thúc đẩy việc ứng dụng phương pháp EVM vào công tác quản lý tiến độ thi công tại Việt Nam. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG NHÀ CAO TẦNG. 1.1. Sự hình thành và phát triển ngành xây dựng : Ngày 29-4-1958, theo Nghị quyết của kì họp thứ VIII Quốc hội khoá I do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa đã quyết định thành lập Bộ Kiến trúc - nay là Bộ Xây dựng. Từ đó đến nay, ngày 29-4 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống của ngành Xây dựng Việt Nam; Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong suốt chặng đường 58 năm phát triển, ngành Xây dựng đã đạt được nhiều thành tựu góp phần vào những thắng lợi to lớn của cả nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Những thành tựu trong 58 năm qua của ngành Xây dựng gắn liền với những sự kiện trong lịch sử giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước ta. Đặc biệt sau khi hoàn thành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, ngành Xây dựng đã đi đầu trong sự nghiệp xây dựng lại đất nước. Những kết quả trong giai đoạn này đã gắn liền với sự trưởng thành nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ những người xây dựng, sự hi sinh phấn đấu của các thế hệ và sự chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo tiền nhiệm của ngành Xây dựng; Trong những năm qua, sự đổi thay trên khắp đất nước từ đô thị cho đến nông thôn có sự đóng góp không nhỏ của công tác kiến trúc, quy hoạch xây dựng. Với chủ trương quy hoạch phải đi trước một bước, công tác quy hoạch xây dựng đã được quan tâm và đẩy mạnh. Đến nay các vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước đã cơ bản được phủ kín quy hoạch; 100% các đô thị có quy hoạch chung được duyệt; 68% số xã đã hoàn thành việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Cùng với việc lập các đồ án quy hoạch xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị mới, vùng kinh tế trọng điểm đặc biệt là việc lập đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 công tác quản lý quy hoạch những năm vừa qua đã thực sự đóng góp quan trọng trong việc tạo tiền đề phát triển kinh tế xã hội của địa phương, vùng và 3 quốc gia, là cơ sở để kế hoạch hóa đầu tư, phân bổ nguồn lực, giúp địa phương có công cụ để xây dựng và quản lý phát triển đô thị và nông thôn; Cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, lĩnh vực phát triển đô thị đã có những bước phát triển vượt bậc, hệ thống đô thị Việt Nam đã và đang từng bước phát triển theo hướng bền vững, mở rộng về quy mô, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật – xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại, diện mạo đô thị đã có nhiều thay đổi, chất lượng đô thị ngày càng được nâng cao; Hệ thống đô thị quốc gia với 765 đô thị hiện có đã và đang được mở rộng, phát triển nhanh cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Các đô thị đã thực sự đóng vai trò trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện và bền vững đất nước, tiếp tục khẳng định vai trò là động lực phát triển kinh tế, là hạt nhân thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở mỗi địa phương, mỗi vùng và cả nước. Để từng bước lập lại trật tự trong quản lý phát triển đô thị, Bộ Xây dựng đang tiếp tục nghiên cứu, xây dựng Luật quản lý về phát triển đô thị; Hàng loạt các dự án xây dựng các khu đô thị mới đã và đang được triển khai theo mô hình đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình kiến trúc mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, tạo ra hướng phát triển mới cho các đô thị. Nhiều khu đô thị kiểu mẫu đã được hình thành như khu đô thị linh đàm, Phú Mỹ Hưng, Khu dân cư Hạnh phúc... Cùng với các khu đô thị mới, khu nhà ở với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ được xây dựng tại các đô thị, công tác cải tạo các khu chung cư cũ cũng từng bước được triển khai, góp phần thay đổi bộ mặt đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, đưa công tác phát triển nhà ở đô thị đi vào nền nếp. Đặc biệt mô hình nhà chung cư cao tầng hiện đại có thang máy, được cung cấp dịch vụ đô thị đồng bộ đã được người dân đô thị chấp nhận, nhà chung cư cao tầng đã trở thành xu thế phát triển nhà ở chủ yếu tại các đô thị lớn, tạo điều kiện từng bước xây dựng nếp sống sinh hoạt của đô thị hiện đại; Qua 58 năm liên tục phát triển, ngành Xây dựng đã góp phần to lớn vào việc hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước, từng bước đổi mới, phát triển và hội 4 nhập khu vực và quốc tế. Những thành tựu đạt được đã khẳng định vai trò của Ngành Xây dựng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mang lại niềm tự hào cho các thế hệ tiếp nối trong ngành Xây dựng Việt Nam. 1.2. Lịch sử phát triển nhà cao tầng tại Việt Nam: So với nhiều nước trong khu vực Châu Á, thì Việt Nam đi chậm hơn khoảng 20 - 30 năm. Ví dụ như Nhật Bản bắt đầu từ những năm 60, Singapore từ những năm 70, Trung Quốc từ những năm 80. Việc phát triển nhà cao tầng ở Việt Nam được nở rộ từ những năm 90, bắt đầu từ một số dự án xây dựng khách sạn cao cấp, như Hanoi Daewoo, Melia Hanoi, Hilton Hanoi Opera… ở Hà Nội; New World, Sheraton Saigon, Sofitel Plaza Saigon… ở TP.HCM và một số dự án phát triển nhà chung cư cao cấp, như khu nhà ở cao cấp Phú Mỹ Hưng - Nam Sài Gòn ở TP.HCM và KĐT mới Linh Đàm của HUD, KĐT mới Trung Hoà - Nhân Chính của VINACONEX ở Hà Nội… đã tạo ra bộ mặt kiến trúc hiện đại cho các đô thị Việt Nam; Sau hơn 20 năm phát triển, đến nay nhà cao tầng tại Việt Nam đã có những bước thay đổi lớn cả về số lượng và quy mô. Theo thống kê trên cả nước có gần 1.000 dự án nhà và chung cư cao tầng đã hoàn thành; Có thể điểm tên một số dự án lớn tại Tp. Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh: Hình ảnh Tòa nhà Chiều Số Năm Thành cao tầng hoàn phố thành Keangnam Hanoi Landmark Tower 5 336m 72 2011 Hà nội Lotte Center 265m 65 2014 Hà nội 262m 68 2010 Hồ Chí Hà Nội Bitexco Financial Tower 6 Minh Vietcombank 206m 40 Tower 2015 Hồ Chí Minh Hình 1.1 Hình ảnh một số dự án nhà cao tầng ở TP.Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. 1.3. Tổng quan về công tác quản lý tiến độ nhà cao tầng hiện nay: 1.3.1. Đặc điểm tình hình: Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt đã nêu rõ quan điểm: “Phát triển nhà ở là một trong những nội dung quan trọng của phát triển kinh tế - xã hội”; Chiến lược hành động: “Tăng tỷ trọng nhà chung cư, đẩy mạnh phát triển nhà cho thuê tại khu vực đô thị” ; Mục tiêu đến năm 2020: Tỷ lệ nhà ở chung cư trong các dự án phát triển nhà ở tại các đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) đạt trên 90%, đô thị từ loại I đến loại II đạt trên 60%, đô thị loại III đạt trên 40% tổng số đơn vị nhà ở xây dựng mới; tỷ lệ nhà ở cho thuê đạt tối thiểu khoảng 30% tổng quỹ nhà ở tại các đô thị loại III trở lên.”[5] 7 Trong những năm gần đây số lượng nhà cao tầng tại nước ta đã tăng số lượng đáng kể, theo thống kê của Hiệp hội bất động sản Việt Nam cả nước hiện có gần 1.000 tòa nhà cao tầng và văn phòng hiện đại. Đặc biệt là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ nhà chung cư cao nhất lần lượt là 16,64% và 6,13%. Việc xây dựng nhiều chung cư cao tầng giúp giải quyết vấn đề thiếu nhà ở tại các thành phố lớn, nơi có mật độ dân cư rất cao, ngoài ra việc số lượng chung cư, nhà cao tầng tăng làm thay đổi diện mạo đô thị trở lên văn minh và hiện đại hơn; Một số hình ảnh chung cư và nhà cao tầng tại Hà Nội:[3] Hình 1.2 Hình ảnh nhà cao tầng tại Quận Cầu Giấy Hình 1.3 Hình ảnh nhà cao tầng tại Quận Đống Đa 8 Hình 1.4 Hình ảnh Nhà cao tầng khu vực Mỹ Đình Hình 1.5 Hình ảnh nhà cao tầng tại khu vực Nam Từ Liêm. Hình 1.6 Hình ảnh nhà cao tầng tại khu vực Quận Hà Đông 9 1.3.2. Tiến độ thi công các công trình nhà cao tầng tại Hà nội hiện nay: Hà Nội là đô thị có tốc độ phát triển về xây dựng đứng đầu cả nước. Bên cạnh sự “thay da đổi thịt” nhờ các đường cao tốc, khu chung cư hiện đại thì cũng còn không ít các dự án dở dang, chậm tiến độ.[4] Một số dự án chậm tiến độ tại Hà Nội: Dự án Usilk City (Hà Đông, Hà Nội) nằm trên đường Lê Văn Lương đã khởi công nhiều năm nay. Thậm chí, hiện nay một số tòa đã bàn giao nhà cho khách hàng nhưng các tầng thương mại, cảnh quan sân vườn... tại 3 tòa nhà 101, 102, 103 cụm CT1 của cụm dự án này vẫn chưa hoàn thiện khiến tổ hợp chung cư này vẫn như một đại công trường dang dở dù đã có người đến ở; Hình 1.7 Hình ảnh dự án Usilk City (Hà Đông. Hà nội) Tổ hợp dự án Sky Garden Towers tại Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) được thiết kế đa mục đích: thương mại, văn phòng, căn hộ, được khởi động từ cuối 2011. Tuy nhiên, đến giữa năm 2013, dự án ngừng thi công và hiện không có dấu hiệu gì của hoạt động sản xuất trên công trường này; 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất